Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận Văn Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh (Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) từ 1986 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 85 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên Nguyễn Văn Nam và
các thầy, cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận
tình hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó cũng cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới cán bộ, nhân viên
phòng lưu trữ thị xã Phúc Yên, lãnh đạo và nhân dân xã Cao Minh, đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tế tìm hiểu địa phương và cung cấp cho
tôi những tư liệu cần thiết phục vụ cho đề tài khóa luận của mình.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do thời gian có hạn và bước đầu
làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Hân


LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận tốt nghiệp “Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh
(thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) từ 1986 đến 2010” của em được hoàn thành
dưới hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Văn Nam. Em xin cam đoan khoá
luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản thân em, không trùng lặp
với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Hân


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ CAO MINH (THỊ XÃ PHÚC
YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC) TRƢỚC NĂM 1986 ......................................... 7
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ .................................................... 7
1.2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ CAO MINH VÀ TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ - VĂN HÓA ................................................................................... 11
1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ CAO MINH
TRƯỚC NĂM 1986 ........................................................................................ 17
Chƣơng 2. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ CAO MINH (THỊ
XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC) TỪ 1986 ĐẾN 2010 .................... 28
2.1. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ CAO MINH TỪ 1986
ĐẾN 1996 ........................................................................................................ 28
2.1.1. Biến đổi kinh tế ..................................................................................... 28
2.1.2. Biến đổi xã hội ...................................................................................... 40
2.2. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ CAO MINH, THỊ XÃ
PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC TỪ 1997 ĐẾN 2010................................. 45
2.2.1. Biến đổi kinh tế ..................................................................................... 45
2.2.2. Biến đổi xã hội ...................................................................................... 60
2.3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ......................................... 70
2.3.1. Nhận xét ................................................................................................ 70
2.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát
triển của mỗi quốc gia dân tộc. Bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị
xã hội nào thước đo trình độ phát triển của chúng đều dựa trên những thành
tựu của nhiều yếu tố hợp thành, trong đó thành tựu kinh tế - xã hội giữ vai trò
quan trọng. Vì vậy tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con
đường phù hợp vươn lên trở thành một cường quốc về kinh tế, xã hội.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975) đã giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước, cả nước quá độ lên CNXH. Chống trả quyết liệt
CNXH, các thế lực thù địch đã tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt
Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh cũ lại phải gồng mình gánh
chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó cả
nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN với một xuất phát điểm
thấp, trình độ tổ chức, quản lý xã hội còn nhiều hạn chế nên nửa đầu thập kỷ
80 ở thế kỷ XX, nền kinh tế xã hội Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm
trọng. Để thoát khỏi tình trạng đó Việt Nam cần phải có những bước đi mang
tính đột phá.
Năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới nhằm
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sự nghiệp
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đi vào cuộc sống đã khơi dậy
mọi tiềm năng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI của Đảng là mốc đánh dấu quan
trọng có ý nghĩa bước ngoặt trong đổi mới tư duy, lý luận về kinh tế - xã hội.
Đại hội xác định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế
quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Trong sự phát triển chung của kinh tế quốc
doanh, kinh tế địa phương được ví như tế bào sống của quốc gia.


2

Như vậy, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong

những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng nên việc đầu tư phát triển kinh tế
địa phương được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính lâu dài và
tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước.
Thực tiễn của hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Cao
Minh đã có những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Sự chuyển
biến đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng
một cách chủ động, sáng tạo đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của
Cao Minh, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của thị
xã Phúc Yên nói riêng và Vĩnh Phúc nói chung. Tuy công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội ở Cao Minh trong thời kỳ đổi mới đã đạt được
những thành tựu to lớn song vẫn còn những hạn chế cần phát huy được tiếp
tục tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát
huy ưu điểm và khắc phục hạn chế.
Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Biến đổi cơ cấu
kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) từ 1986 đến
2010” làm đề tài khóa luận cử nhân lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa
phương nói riêng, không chỉ được các tổ chức chính quyền, các nhà lãnh đạo
mà cả các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội quan tâm.
Vấn đề kinh tế - xã hội nói chung đã được đề cập tới trong các văn kiện
của Đảng, từ văn kiện Đại hội lần thứ VI (1986), VII(1991), VIII (1996), IX
(2001), X (2006). Các cuốn sách Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và
của thời đại của đồng chí Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987;
Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đồng chí Nguyễn Văn
Linh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1987; Sự nghiệp đổi mới và chủ nghĩa xã
hội của đồng chí Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1992.


3


Tác phẩm Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên xây
dựng kinh tế địa phương vững mạnh của đồng chí Lê Duẩn, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1968 đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự
phát triển kinh tế đất nước thời đổi mới.
Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi
mới như tác phẩm Lịch sử Việt Nam từ năm 1975 đến nay - những vấn đề lý luận
và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1998), Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp của
Phạm Xuân Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
Những văn kiện của Đảng cũng như các cuốn sách của các nhà lãnh
đạo Đảng và Nhà nước đã nêu lên những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh
tế - xã hội của nước ta. Các công trình trên ở dạng tổng quát với những vấn đề
chung và phạm vi rộng.
Về đề tài nghiên cứu cụ thể ở các làng xã có các công trình như Làng
Nguyễn – Tìm hiểu làng xã Việt Nam (Diệp Đình Hoa chủ biên, 1990), Một số
làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII – XIX (Nguyễn Quang Ngọc,
1993), Ninh Hiệp truyền thống và phát triển (Tô Duy Hợp, 1993), Làng Yên
Sở từ truyền thống đến hiện đại qua so sánh với nông thôn Hàn Quốc (Jeong
Nam Song, 1996)... Tuy nhiên các công trình trên chủ yếu tìm hiểu làng xã
Việt Nam truyền thống, các công trình về làng xã Việt Nam thời kì đổi mới
đặc biệt là giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ít được nghiên
cứu hơn với một số công trình như Định hướng phát triển làng xã Đồng bằng
sông Hồng ngày nay của Tô Duy Hợp (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H,
2003), Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở một xã châu thổ sông Hồng: Xã
Phụng Thượng, Hà Tây 1945 – 1995 Luận án tiến sĩ Lịch sử Việt Nam của
Bùi Hồng Vạn (ĐHKHXH&NV Hà Nội, 2002), đặc biệt là công trình Biến
đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng thời



4

kì đổi mới của tác giả Nguyễn Văn Khánh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
H, 2001) đã khảo sát khá toàn diện về biến đổi nông nghiệp nông thôn ở
những làng xã cụ thể ở châu thổ sông Hồng.
Đề tài về biến đổi kinh tế - xã hội tại một làng xã cụ thể trong thời kì
đổi mới, gần đây thu hút khá nhiều công trình nghiên cứu của các sinh viên
khoa Lịch sử như Nguyễn Văn Sửu với Biến đổi kinh tế xã hội ở làng Mộ
Trạch từ 1981 – 1996 (Luận văn tốt nghiệp, khoa Lịch sử, năm 1996), Lê Thị
Thúy Hương với Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở xã Kim
Chung, Hoài Đức, Hà Tây từ 1988 – 2003 (Khóa luận tốt nghiệp, khoa Lịch
sử, H, 2004), Nông Qúy Trinh với Biến đổi kinh tế - xã hội xã Yên Phú, tỉnh
Hưng Yên trong hơn 20 năm đổi mới (1986 – 2008) (Khóa luận tốt nghiệp Cử
nhân Lịch sử, 2009)... Nghiên cứu một cách hệ thống về sự biến đổi kinh tế xã hội của xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kì đổi
mới cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào. Vấn đề này mới chỉ được
nêu ra ở một vài khía cạnh trong các công trình như: Truyền thống đấu tranh
cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Cao Minh (Đảng ủy và Ủy ban nhân
dân xã Cao Minh, Mê Linh, Vĩnh Phú, 1993), các báo cáo hàng năm, báo cáo
trong những nhiệm kì đại hội về tình hình kinh tế - xã hội của xã Cao Minh từ
năm 1986 đến 2010 của UBND xã Cao Minh, hệ thống niên giám thống kê
của phòng thống kê thị xã Phúc Yên... Do vậy công trình nghiên cứu khoa học
“Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc) từ 1986 đến 2010” vừa có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự biến đổi kinh tế - xã hội của xã Cao Minh góp phần làm rõ
sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, phản ánh cụ thể hóa
thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước qua một miền quê tiêu biểu.



5

Cung cấp một mô hình phát triển kinh tế - xã hội điển hình, năng động,
sáng tạo, một tấm gương biết tận dụng thời cơ xây dựng phát triển quê hương
giàu mạnh đó là niềm tự hào của nhân dân Cao Minh, đồng thời thông qua
những thành công và hạn chế trong xây dựng quê hương Cao Minh từ 1986
đến 2010, công trình nghiên cứu muốn đưa ra dự báo và thiết kế mô hình cho
sự phát triển ổn định bền vững trong tương lai của Cao Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) mà cụ
thể hơn là những biến đổi về kinh tế xã hội.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ, chính
quyền nhân dân xã Cao Minh thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế xã hội trong thời kì đổi mới từ 1986 đến 2010.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát giới thiệu về xã Cao Minh trước năm 1986 để thấy được khó
khăn cũng như thuận lợi trong xây dựng quê hương hiện tại và tương lai.
Trình bày một cách khách quan và toàn diện về sự biến đổi kinh tế - xã
hội ở Cao Minh trong thời kì đổi mới từ 1986 – 2010.
Từ việc nghiên cứu biến đổi kinh tế xã hội của xã Cao Minh từ năm
1986 đến năm 2010 rút ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu sau:
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
Các báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của Đảng ủy, UBND,
HĐND xã Cao Minh.
Các nguồn số liệu do UBND xã cung cấp, các sổ mục kê về ruộng đất,
các bản kế hoạch sử dụng đất của phòng thống kê xã... cộng với nguồn tư liệu
do phỏng vấn điều tra, khảo sát, điền dã tại địa phương nghiên cứu.



6

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu,
tác giả luôn đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin.
Về phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ đạo
là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra tác giả còn sử dụng
các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh và khảo sát điền dã...
5. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh từ 1986
đến 2010 có những đóng góp cả về mặt lí luận và thực tiễn đó là:
Khóa luận dựng lại bức tranh hoạt động kinh tế và xã hội ở Cao Minh
từ 1986 đến 2010.
Khóa luận đáng giá những nét cơ bản về thành tựu, kết quả của hoạt
động kinh tế xã hội ở Cao Minh từ 1986 đến 2010. Qua đó khẳng định đường
lối đổi mới của Đảng ta nói chung và Đảng bộ, chính quyền xã Cao Minh nói
riêng là đúng đắn, phù hợp.
Khóa luận đã khai thác được một nguồn tài liệu địa phương có giá trị,
tập hợp các tài liệu đó thành một hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu
lịch sử địa phương.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
nội dung khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát về xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc) trước năm 1986.
Chương 2: Biến đổi kinh tế - xã hội xã Cao Minh (thị xã Phúc Yên, tỉnh

Vĩnh Phúc) từ 1986 đến 2010.


7

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ CAO MINH (THỊ XÃ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC) TRƢỚC NĂM 1986
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƢ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Cao Minh nằm ở phía Đông Bắc, Thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cao Minh gồm 6 làng: Đức Cung, Yên Điềm, Cao Quang, Hiển Lễ, Xuân
Hòa 1 và Xuân Hòa 2. Về mặt địa giới hành chính, phía Bắc tiếp giáp với xã
Ngọc Thanh, phía Nam tiếp giáp với xã Nam Viêm, phía Đông tiếp giáp với
phường Xuân Hòa, phía Tây giáp với xã Bá Hiến và Sơn Lộ huyện Bình
Xuyên. Diện tích tự nhiên của cả xã có 1.159,74 ha, trong đó đất canh tác là
717,40 ha, dân số có 10.366 nhân khẩu. Trải qua quá trình lịch sử địa danh và
địa giới hành chính của xã Cao Minh đã có nhiều thay đổi.
Cao Minh nằm bên tuyến đường Nguyễn Văn Linh cùng với tuyến
đường vành đai Xuân Hòa 2 – Yên Mỹ – đường 301 đi trung tâm thị xã Phúc
Yên và đường Nguyễn Tất Thành nối Phúc Yên với Khu công nghiệp Bình
Xuyên – Hương Canh, tiếp giáp với phường Xuân Hòa, cách Hà Nội 30km về
phía Đông, cách trung tâm tỉnh lị Thành phố Vĩnh Yên 17km, cách trung tâm
thị xã Phúc Yên 6km và có tỉnh lộ 301 nối từ quốc lộ 2A đến Đèo Nhe qua
Ngọc Thanh lên vùng căn cứ cách mạng Đại Từ (Thái Nguyên), xã Cao Minh,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị, an ninh, quốc phòng. Ngoài ra Cao Minh còn có hệ thống đường
liên thôn, liên xã đã được xây dựng khá hoàn chỉnh thuận tiện cho việc đi lại,
phát triển kinh tế.



8

Cao Minh có ba mặt giáp sông lợi dụng làm hào, một mặt giáp núi lợi
dụng làm thành, trên dãy núi Thằn Lằn có các đỉnh cao đột xuất, từ các đỉnh
cao này, có thể quan sát, khống chế các vùng xung quanh, nó được ví như một
cái yết hầu, như một cái cầu nối giữa vùng đồng bằng trù phú và vùng rừng
núi hiểm trở. Dải núi Thằn Lằn nhấp nhô hiểm trở một nửa tiếp giáp với núi
rừng thông với khu căn cứ cách mạng Hà – Tuyên – Thái. Với vị trí chiến
lược ấy, trong thời kì tiền khởi nghĩa, Cao Minh trở thành căn cứ An toàn khu
của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kỳ, được ban cán sự tỉnh Phúc Yên chọn làm
khu căn cứ địa cách mạng của tỉnh ( khu căn cứ địa cách mạng Ngọc Thanh –
Cao Minh ). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây trở thành điểm
giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Cao Minh trở thành hậu phương vững chắc, là nơi cung cấp, vận
chuyển xăng dầu, vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm và là nơi tập kết
của bộ đội tiếp viện cho chiến trường miền Nam, góp phần cùng nhân dân cả
nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trước đây, cũng như sự nghiệp đổi mới ngày nay, Cao Minh trở thành
địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Cao Minh là một xã thuộc vùng trung du miền núi, có đồi núi, đồng
bằng và vùng trũng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất đai của xã Cao
Minh có hai loại chính, đất pe – ra – lit và đất phù xa cổ bồi đắp. Các thôn
Xuân Hòa 1, Xuân Hòa 2, Yên Điềm, Cao Quang ở dọc mem theo chân núi
Thằn Lằn chủ yếu là các loại fe – ra – lit, thích hợp cho việc trồng cây ăn quả
và lấy gỗ như xà cừ, bạch đàn, thông, mít, xoan và các loại cây công nghiệp
như dứa, chè, sắn...
Loại đất thứ hai là loại đất phù xa cổ bồi đắp, nằm phần lớn ở hai thôn

Hiển Lễ, Đức Cung và ấp An Phú, loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa từ


9

1 đến 3 vụ trong năm và trồng rau xanh các loại. Địa hình ở đây có nhiều xứ
đồng bằng phẳng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa nông nghiệp.
Ngoài giá trị về cây công nghiệp và nông nghiệp, đất đai Cao Minh còn
có ưu thế, có độ cứng cao, độ bền, sức chịu nén tốt, thuận lợi cho việc xây
dựng nhà nhiều tầng của các khu công nghiệp lớn. Đặc biệt cả dãy núi Thằn
Lằn với diện tích 286 ha, riêng phía bên này xã Cao Minh chiếm 156 ha là
nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng ngành giao thông. Riêng làng Hiển
Lễ còn có một loại đất sét đặc biệt dùng cho việc làm đồ gốm nổi tiếng
trong vùng.
Chính vì đất đai, địa hình như vậy tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền kinh tế nông nghiệp phong
phú kết hợp giữa nông – lâm – ngư nghiệp và thủ công nghiệp. Tuy nhiên địa
hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho xã trong việc phân vùng sản
xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện tích rộng.
Là vùng trung du, Cao Minh chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 – 240 C, nhiệt độ lạnh dần từ
mùa thu sang mùa đông đến mùa xuân (từ tháng 10 đến tháng 3), sau đó nóng
vào những tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Các năm ít có sự thay đổi lớn
về nhiệt độ. Lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1661mm nhưng phân
bố không đều, thường tập trung vào các tháng 6,7,8. Tháng 8 có lượng mưa
trung bình cao nhất là 310mm. Lượng mưa trong thời gian này thường chiếm
tới 85% lượng mưa cả năm. Những trận mưa to có thể gây úng lụt ở một số
diện tích đất nông nghiệp ở vùng trũng và gây hiện tượng xói mòn, rửa trôi ở
những vùng đất cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và chất lượng đất
nông nghiệp. Về mùa khô, lượng mưa thấp, bình quân 22mm/tháng, chủ yếu

là mưa phùn tập trung vào các tháng 1, 2 và tháng 12. Vì vậy tưới tiêu chủ
động cho nông nghiệp trên địa bàn xã là vấn đề cần được quan tâm.


10

Lượng bốc hơi trên địa bàn huyện là 1.012mm/năm. Trong các tháng
mùa khô hanh (tháng 1, 2, 3,11,12) lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ
2,3 – 4,8 lần gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân. Hướng
gió chủ đạo trên địa bàn xã về mùa đông là Đông Bắc, về mùa hè là Đông
Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 2,4 m/s. Vận tốc gió cực đại có thẻ xảy ra
theo chu kỳ thời gian 5 năm là 25 m/s, 10 năm là 32 m/s, 20 năm là 32 m/s.
Về mùa hạ thường, từ tháng 5 đến tháng 8, có nhiều mưa bão gây ảnh
hưởng tới sản xuất nhất là nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Nhìn chung khí hậu của xã thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng nhất là trồng lúa nước, các
loại rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương, sắn,... Tuy
nhiên chế độ khí hậu của xã cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán
nên phần nào ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân. Vì vậy công tác
thủy lợi cần được quan tâm thường xuyên.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đó cho phép xã Cao Minh có khả năng
phát triển một nền kinh tế toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ và thương mại. Đảng bộ và nhân dân xã Cao Minh đã và đang
phát huy những tiềm năng thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng mảnh đất này thành một làng quê giàu đẹp, hiện đại, văn minh.
1.1.2. Dân cƣ
Cùng với sự hình thành làng xã thì số lượng và chất lượng dân số xã
Cao Minh ngày càng tăng, trở thành một trong những xã có số lượng dân cư
cao nhất thị xã Phúc Yên, trước đây cũng như hiện nay. Theo kết quả điều tra
dân số năm 1945 thì xã Cao Minh có khoảng 2376 người, năm 1960 là 3742

người, năm 1993 là 7711 người. Hiện nay, xã Cao Minh có 10.366 nhân khẩu
sinh sống ở 5 làng [18, tr.1]. Mật độ dân số 894 người / km2. Cơ cấu dân số
trẻ, số người dưới độ tuổi lao động (1 – 15 tuổi) chiếm 35,4%, trong độ tuổi


11

lao động (16 – 60 tuổi) chiếm 54,5%, ngoài độ tuổi lao động (60 tuổi trở lên)
chiếm 10,1%. Dân số đông cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng hàng năm trên
1% đã tạo nên lực lượng lao động dồi dào, được bổ sung đáng kể mỗi năm là
một lợi thế của Cao Minh để phát triển kinh tế - xã hội.
Trước cách mạng tháng Tám 1945 trên 90% dân số trong xã mù chữ,
nhưng hiện nay gần 100% dân số biết chữ trong đó có trình độ từ phổ thông
cơ sở trở lên, nhiều người có trình độ cử nhân, tiến sĩ. Đây là nguồn lực,
nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội ở xã Cao Minh.
1.2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ CAO MINH VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH
SỬ - VĂN HÓA
1.2.1. Sự hình thành xã Cao Minh
Cũng như nhiều vùng đất khác của nước ta do sự biến đổi của lịch sử
xã Cao Minh đã thuộc về nhiều đơn vị hành chính khác nhau. Trải qua quá
trình lịch sử đến nay địa danh và địa giới hành chính của xã Cao Minh đã có
nhiều thay đổi.
Thời Hùng Vương (thiên niên kỉ I TCN), vùng đất Cao Minh thuộc bộ
Văn Lang của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Từ thời Bắc Thuộc, nhà nước
Âu Lạc bị chia thành các quận huyện: thời Tần (221 – 209 TCN), vùng đất
Cao Minh thuộc quận Giao Chỉ; thời Hán (110 TCN đến 210 sau CN), Cao
Minh thuộc huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ; thời Tấn (284 – 420) huyện Mê
Linh bị tách ra khỏi quận Giao Chỉ, vùng đất Cao Minh lúc này thuộc huyện
Mê Linh, quận Tân Xương; đến thời Đường (622 – 990), Cao Minh thuộc
huyện Tân Xương, quận Phong Châu. Sách Đại Nam Nhất thống chí cho biết:

vùng đất Cao Minh trước thuộc quận Phong Châu; thời Lý (1010 – 1225),
thuộc châu Chân Đăng (Thái Nguyên), thời Trần (1226 – 1400), thuộc huyện
Bình Nguyên, phủ Thái Nguyên. Thời Hậu Lê, Cao Minh được gọi với cái tên
tổng Hiển Lễ, thuộc huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, trấn Thái Nguyên.


12

Thời Nguyễn, năm 1831 trấn Thái Nguyên đổi thành tỉnh Thái Nguyên thì
Cao Minh thuộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 1840, huyện Bình Tuyền đổi tên
thành huyện Bình Xuyên, lúc này Cao Minh được gọi Linh Sơn thuộc huyện
Bình Xuyên, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1890, sau khi đánh chiếm thực dân Pháp thành lập đạo Vĩnh Yên,
Cao Minh thuộc đạo Vĩnh Yên. Đến năm 1891, đạo Vĩnh Yên giải thể, Cao
Minh thuộc về tỉnh Sơn Tây. Năm 1901, tỉnh Phù Lỗ được thành lập, lúc này
Cao Minh thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Phù Lỗ. Đến năm 1903, tỉnh Phù Lỗ lại
đổi tên thành Phúc Yên, vùng đất Cao Minh được gọi là tổng Hiển Lễ, huyện
Kim Anh, tỉnh Phúc Yên.
Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng tiến hành sắp xếp
lại đơn vị hành chính cho phù hợp với tình hình mới, xóa bỏ cấp tổng, phủ,
thành lập cấp xã làm đơn vị cơ sở. Đầu năm 1946, các thôn thuộc tổng Hiển
Lễ cũ là Xuân Hòa, Hiển Lễ, Yên Mỹ, Yên Điềm, Đức Cung, Cao Quang và 1
số ấp như Quảng Tự, An Phú, Quan Lang, Đồng Đanh, Bảo An hợp thành xã
Cao Minh. Ngày 12/2/1950, Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh
Phúc, Cao Minh thuộc huyện Kim Anh – Vĩnh Phúc.
Ngày 2/1/1968, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra thông báo sát nhập hai
tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1977, xã Cao Minh và
một số xã khác tách ra khỏi huyện Kim Anh sát nhập với huyện Yên Lãng
thành huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú.

Nghị quyết kì họp thứ 4 Quốc hội khóa VI và Thông báo số 13/TBTW
ngày 14/12/1978 quyết định chuyển huyện Mê Linh về thành phố Hà Nội,
Cao Minh lúc này thuộc huyện Mê Linh thành phố Hà Nội. Đến năm 1991,
huyện Mê Linh lại tách khỏi Hà Nội sát nhập vào tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 10/1/1997, Nghị quyết kì họp thứ 10 Quốc hội khóa IX quyết
định tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Ngày


13

9/12/2003, Chính phủ ra Nghị định số 153/ND – CP tách huyện Mê Linh ra
thành huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên, xã Cao Minh thuộc thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa
1.2.2.1. Truyền thống lịch sử cách mạng
Nhân dân Cao Minh có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm
và dẹp nội thù từ ngàn năm nay. Tinh thần thượng võ và lòng yêu nước, căm
thù giặc đã trở thành một truyền thống tốt đẹp trong mỗi người dân, nó luôn
luôn được bồi dưỡng và phát huy mạnh mẽ. Tinh thần thượng võ và lòng yêu
nước đó, đã được thể hiện ở mỗi lần khi tổ quốc lâm nguy, có giặc ngoại xâm
đến xâm lược, nhân dân trong xã đoàn kết một lòng, trăm người như một
vùng lên đánh bại kẻ thù.
Ngay từ những năm 40 – 43 đầu Công nguyên nhân dân Cao Minh dưới
sự lãnh đạo của tướng Xa Lai đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,
đánh tan quân nhà Hán do Thái thú Tô Định cầm đầu, thu về cho đất nước
65 thành.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, dưới chế độ phong kiến nhân dân
Cao Minh luôn sát cánh cùng triều đình phong kiến dân tộc chống lại sự xâm
lược đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Từ giữa thế kỷ XIX, nhiều người dân Cao Minh đã tích cực tham gia

phong trào chống Pháp do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Đến cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (1887 – 1813), Cao Minh cũng là một trong hàng
trăm khu căn cứ của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám nổi lên đánh thực dân Pháp
xâm lược. Từ năm1907 đến năm 1936 nhân dân Cao Minh đã đấu tranh chống
cố đạo Tây cướp đất của nhân dân đặc biệt năm 1936, ông Đinh Văn Quang
đã cùng 75 người dân kiện liên tục 6 lá đơn về vụ lý trưởng Sỹ bán đất của
dân cho địa chủ Lê Thuận Khoát làm cho tên này bị cách chức.


14

Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân xã Cao Minh đã được
khơi dậy và phát huy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh nhân dân Cao Minh đã nổi dậy
giành chính quyền từ tay địch.
Căn cứ vào chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng và tình hình
chuyển biến hiện tại Ban cán sự tỉnh Phúc Yên đã họp hội nghị quyết định
khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lị Phúc Yên. Ngày 18/8/1925, Uỷ ban
khởi nghĩa được thành lập do đồng chí Vũ Ngọc Linh làm trưởng ban, đồng
chí Nguyễn Trọng Duệ làm phó trưởng ban. Ngay trong đêm 18/8/1945 nghị
quyết của hội nghị cán bộ toàn tỉnh được truyền đạt cho các đồng chí cán bộ
Việt Minh xã Cao Minh. Các đồng chí đã kịp thời tỏa đi các thôn xóm trong
khu căn cứ để huy động tổ chức lực lượng tham gia khởi nghĩa giành chính
quyền. Đêm 18/8/1945 đã trở thành đêm lịch sử của toàn xã. Sáng ngày
19/8/1945 đông đảo nhân dân và lực lượng tự vệ của các làng mang theo vũ
khí dưới sự hướng dẫn của Ủy ban khởi nghĩa khu căn cứ đã nổi dậy giành
chính quyền từ tay địch. Sau đó nhân dân Cao Minh còn tham gia cướp chính
quyền ở tỉnh lị Phúc Yên, các huyện Yên Lãng, Kim Anh.
Vừa giành được độc lập, nhân dân xã Cao Minh lại cùng nhân dân cả
nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp gian khổ kéo dài 9

năm (1945 – 1954). Nơi đây là nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch. Bên cạnh
xây dựng hệ thống đồn bốt trên núi Thằn Lằn và xây dựng làng tề Yên Mĩ,
địch còn tămg cường khủng bố nhân dân, đặt ra nhiều thủ đoạn thâm độc
nhằm chia rẽ người bên giáo và người bên lương. Chúng dựa vào sự sùng đạo
tuyệt đối của nhân dân công giáo để tuyên truyền xuyên tạc. Chúng chia địa
bàn xã Cao Minh làm hai vùng đặt dưới sự bảo lãnh của chúng. Cuộc đấu
tranh giữa nhân dân và bọn tề ngụy diễn ra vô cùng ác liệt và cuối cùng hòa
chung với thắng lợi của cả nước, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Cao Minh
đã giành thắng lợi vẻ vang.


15

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, nhân dân Cao Minh lại tiếp tục bắt
tay vào công cuộc xây dựng khôi phục nền kinh tế - xã hội, xây dựng Chủ
nghĩa xã hội, tích cực chi viện cho miền Nam và bảo vệ miền Bắc, góp phần
vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ tổ
quốc, thống nhất đất nước.
Trải qua bao thế kỉ đấu tranh để tồn tại và phát triển với truyền thống
đoàn kết, tương thân tương ái, tự lực tự cường, dũng cảm bất khuất trước mọi
thử thách của thiên nhiên và sự tàn bạo của kẻ thù, nhân dân Cao Minh đã
cùng với nhân dân cả nước viết lên những trang sử vẻ vang trong quá trình
dựng nước và giữ nước, truyền thống đó là di sản quý báu và được phát huy
cao hơn trong công cuộc dựng nước và giữ nước từ khi có Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo. Truyền thống đó vừa là cơ sở, vừa là yếu tố tinh thần để
nhân dân Cao Minh tiếp tục phát triển về mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã
hội ngày nay.
1.2.2.2. Truyền thống văn hóa
Cùng với quá trình hình thành và phát triển, nhân dân Cao Minh cũng
đã tạo dựng nên những truyền thống nhân văn góp phần tạo nên bản sắc văn

hóa dân tộc. Những truyền thống tốt đẹp đó luôn được vun đắp giữ gìn và
phát huy qua các thời kì lịch sử. Đó là truyền thống đoàn kết, tương thân
tương ái gắn bó lẫn nhau tạo thành một cộng đồng bền chặt, tình yêu quê
hương đất nước, cần cù trong lao động, không sợ hi sinh gian khổ, luôn có
tinh thần học hỏi, đoàn kết chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh.
Dân cư xã Cao Minh chủ yếu là người Kinh. Về tôn giáo, đại bộ phận
người dân theo Phật giáo. Nơi đây có nhiều ngôi chùa có lịch sử khá lâu đời.
Ngày nay chùa làng vẫn là nơi diễn ra các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn
giáo, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về tín ngưỡng. Người dân Cao Minh có
tục thờ bách thần, trong đó nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo huyết


16

thống. Các dòng họ đều có nhà thờ tổ. Nhiều dòng họ có nhà thờ lớn như họ
Nguyễn, họ Đinh. Tín ngưỡng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và là
chất keo củng cố mối quan hệ thân tộc.
Ngoài tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ, thờ thành
hoàng làng, nhân dân Cao Minh còn thờ Đức thánh Xa Lai Đại Vương. Đó là
tướng phò Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán thế kỉ I sau Công nguyên, có
công dẹp giặc cứu dân, cứu nước. Ngoài ra, nhân dân làng Hiển Lễ còn có tục
thờ ông tổ nghề gốm của làng là Đức Thánh tổ Hà Tân. Đó là biểu tượng
thiêng liêng thể hiện sự tôn kính ngưỡng vọng của cộng đồng làng xã.
Di tích lịch sử văn hóa: Cao Minh có nhiều công trình kiến trúc được nhà
nước xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa như Đình làng Cao Quang, Đình làng
Đức Cung, Đình chùa Hiển Lễ, Đình làng Yên Điềm. Đó là những công trình
kiến trúc độc đáo và còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật chất quý giá.
Trong các di tích thờ Xa Lai Đại Vương, Đình làng Cao Quang là ngôi
đình Cả, lớn nhất trong các đình thờ Xa Lai Đại Vương trong vùng. Nơi đây
thờ Xa Lai Đại Vương và Thanh Xam quốc chủ (Xa Lai Đại Vương là tướng

phò tá Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán, còn Thanh Xam có công âm phù
cho Xa Lai thắng trận). Đình tọa lạc tại trung tâm làng Cao Quang, theo
hướng Tây, trên một thế đất đẹp, thoáng đãng. Đến nay chưa có tài liệu khẳng
định chính xác niên đại xây dựng nhưng dựa vào những dòng chữ được ghi lại
có thể khẳng định kiến trúc đình làng Cao Quang hiện nay được làm vào thời
sơ Nguyễn. Đình làng Cao Quang không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ
thuật mà còn là một di tích lịch sử cách mạng. Năm 1990 Đình Cao Quang
được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp
Quốc gia.
Đình chùa làng Hiển Lễ thờ ông tổ nghề gốm của làng tức Thánh tổ Hà
Tân. Đình Hiển Lễ tọa lạc ở một vị trí đẹp, rộng và bằng phẳng. Lúc đầu đình


17

có quy mô kiến trúc rất đồ sộ với các tòa bố cục theo hình chữ “chủ”. Đình
Hiển Lễ còn lưu giữ nhiều cổ vật thuộc các chất liệu gỗ, vải, đồng, giấy như:
hai cỗ ngai thánh thời Nguyễn được sơn sơn thiếp vàng chạm khắc tinh tế;
kiệu Bát cống được làm từ thời Hậu Lê... đặc biệt có 6 bản sắc phong và 2
cuốn ngọc phả chữ Hán, là tài liệu thuộc dạng cổ vật, rất quý. Với những giá
trị đó, đình làng Hiển Lễ đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh
năm 2003.
Qua những công trình kiến trúc này phần nào ta thấy được sức sáng tạo
và tài hoa của người dân Cao Minh nói riêng và người Vĩnh Phúc nói chung.
Những thành tựu văn hóa nhân dân Cao Minh sáng tạo ra, giữ gìn, lưu
truyền và phát huy đã minh chứng cho sự lao động cần cù, thông minh, lòng
dũng cảm, tinh thần yêu quê hương đất nước, góp phần tạo nên bản sắc văn
hóa dân tộc.
1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ CAO MINH
TRƢỚC NĂM 1986

1.3.1. Tình hình kinh tế
Từ xa xưa, nhân dân Cao Minh đã tích cực khai phá đất hoang để mở
rộng diện tích lấy đất sản xuất. Nhờ vậy, diện tích canh tác không ngừng tăng
lên. Nhân dân đã bỏ ra nhiều công sức tổ chức trị thủy, xây đắp hệ thống đê
điều bảo vệ mùa màng, làng xóm. Nhìn chung, hoạt động kinh tế của nhân
dân Cao Minh đã rất đa dạng và sôi động vốn là vùng mở, vùng tiếp xúc, giao
lưu thuận lợi. Ngoài làm ruộng, xưa kia nhân dân Cao Minh còn làm vườn,
chăn nuôi, đánh cá, buôn bán trâu bò, sản xuất đồ gốm, làm mộc.
Từ sau Cách mạng tháng Tám1945 thành công, kinh tế - xã hội ở Cao
Minh bước vào trang sử mới. Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp vẫn
còn đang tiếp diễn thì ngày 12/4/1953 Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh 149, sau đó
chính phủ ra nghị quyết lãnh đạo nông dân đấu tranh đòi giai cấp địa chủ, phú


18

nông thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức, tiến tới cải cách ruộng đất thực hiện
khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
Sau khi hòa bình lập lại (1954), miền Bắc nước ta trong tình trạng bị
chiến tranh tàn phá nặng nề, nền kinh tế lạc hâu, kém phát triển. Trước tình
hình đó, Đảng đã đề ra nhiệm vụ: khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương
chiến tranh, cải cách ruộng đất, đưa miền Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã
hội làm hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất
đất nước.
Để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn định đời sống, chính
quyền xã tiến hành chia lại ruộng đất hoang hóa, ruộng đất vắng chủ cho nông
dân nghèo cày cấy và vận động nhân dân khôi phục sản xuất. Tuy nhiên công
tác khôi phục sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do thiếu sức kéo, thiếu công cụ,
thiếu giống và thiếu vốn. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền xã một
mặt vận động các gia đình có trâu, bò giúp đỡ các hộ không có để sản xuất,

mặt khác khuyến khích nông dân đầu tư chăn nuôi trâu bò lấy sức cày kéo.
Nhân dân trong xã còn tích cực tham gia khai hoang, phục hóa, mở rộng diện
tích canh tác, làm thủy lợi phục vụ sản xuất.
Đầu năm 1955, đội công tác giảm tô về xã Cao Minh. Sau hai tháng tổ
chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chính sách giảm tô, giảm tức,
thuế nông nghiệp, ta đã đấu tranh với bọn nhà giàu thu lại 22400kg thóc tô
chia cho nông dân nghèo. Tiếp đó, cấp trên cử cán bộ về làm công tác cải
cách ruộng đất ở địa phương. Đội cải cách đã đi sâu vào sâu các thôn xóm qua
đó “bắt rễ sâu chuỗi”, bồi dưỡng đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho phong
trào. Qua mấy tháng học tập, với khẩu hiệu “có khổ nói khổ, nông dân vùng
lên”, “ruộng đất về tay dân cày”, nông dân Cao Minh ngày càng nhận thức
sâu sắc cội nguồn nỗi cơ cực, lầm than, ngày càng hiểu thấu đáo quyền lợi
chân chính của giai cấp mình. Mọi người hăng hái tham gia phân định thành


19

phần giai cấp, đấu tranh vạch trần tội ác của bọn địa chủ. Sau hơn ba tháng
vừa học tập vừa đấu tranh với giai cấp địa chủ, Cao Minh đã tịch thu 1645
mẫu ruộng của 47 địa chủ, 24 phú nông đem chia cho các hộ nông dân không
có hoặc có ít ruộng đất. Đội cải cách còn lấy ra 117 trâu bò và hàng chục nhà
ngói của địa chủ chia cho dân nghèo. Ngày cầm thẻ đi nhận ruộng đất, những
người dân nghèo Cao Minh vô cùng phấn khởi coi đó như ngày hội cách
mạng thực sự của đời mình. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” mà Đảng đề ra
từ năm 1930 đến nay đã trở thành hiện thực sinh động ở Cao Minh và nông
thôn miền Bắc Việt Nam.
Đến giữa năm 1956 công cuộc cải cách ruộng đất cơ bản được hoàn
thành, kết quả quan trọng nhất là giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh bại
hoàn toàn. Ruộng đất – mơ ước ngàn đời của người nông dân đã trở thành
hiện thực được cách mạng đem lại. Cải cách ruộng đất thực sự là cuộc cách

mạng to lớn, đem lại cho nông dân quyền làm chủ ruộng đất, tạo tiền đề vật
chất và tinh thần cho một phong trào cách mạng mới: xóa đói nghèo, lạc hậu.
Qua đó nhận thức chính trị, ý thức giai cấp và lòng tin vào sức mạnh giai cấp
của người nông dân Cao Minh đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên cũng
như nhiều địa phương khác trong cả nước, công cuộc cải cách ruộng đất của
xã cũng mắc phải một số sai lầm khuyết điểm do những thiếu sót hạn chế về
nhận thức và phương pháp của cán bộ và quần chúng như một số Đảng viên
có công lao to lớn trong kháng chiến bị kết tội phản động, một số người bị
quy sai là địa chủ phú nông.
Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất cùng với biến đổi căn bản trong
cơ cấu giai cấp và thiết chế chính trị đã trở thành động lực đưa tới bước phát
triển mới ở Cao Minh. Với niềm vui làm chủ ruộng đồng nhân dân toàn xã
hăng hái đẩy mạnh sản xuất, hai vụ chiêm mùa năm 1957, diện tích trồng lúa
mở rộng hàng trăm ha so với năm 1955. Chăn nuôi phát triển, đàn trâu có 367
con, đàn bò 106 con, đàn lợn 1115 con.


20

Thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất đã lật đổ hoàn toàn giai cấp địa
chủ, nhưng sản xuất còn manh mún, phân tán, hình thức sở hữu vẫn là cá thể,
phương thức sản xuất lạc hậu, mang tính tự cấp, tự túc kìm hãm sự phát triển
của kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, để đưa nông dân, nông nghiệp và nông thôn
miền Bắc tiếp tục phát triển, Đảng ta chủ trương xây dựng phong trào hợp tác
hóa, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.
Tháng 11 năm 1958, Cao Minh bắt đầu cuộc vân động xây dựng hợp
tác hóa nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng lần
thứ 14 đã đề ra là: ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công
thương nghiệp tư doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đẩy mạnh hợp
tác hóa nông nghiệp đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh

tế quốc doanh. Cuối năm 1958, hai hợp tác xã đầu tiên ra đời là: hợp tác xã
Cao Quang gồm 17 hộ 86 khẩu, 42 lao động do đồng chí Hoàng Công Tuyết
làm chủ nhiệm.
Từ những hạt giống đầu tiên này, đến tháng 6 năm 1960 thêm 6 hợp tác
xã nữa ra đời là: Xuân Hòa 1, Xuân Hòa 2, Yên Điềm, Hiển Lễ, Bảo An, Yên
Mỹ. 98% nông dân Cao Minh đã là xã viên hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.
Các hợp tác xã nông nghiệp ở Cao Minh ra đời là kết quả của việc thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về cải tạo quan hệ sản xuất cũ,
tạo lập quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, nông thôn.
Xã viên phấn khởi với cách làm ăn mới, đẩy mạnh sản xuất, phát triển chăn
nuôi. Các hợp tác xã thành lập các tổ, đội chuyên giống, thủy lợi, chăn nuôi,
chú trọng áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tăng cường xây dựng hệ
thống thủy nông nội đồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản
xuất. Nhờ vậy, diện tích gieo cấy, nhất là diện tích trồng lúa 2 vụ tăng nhanh.
Công cuộc cải tạo nông nghiệp theo hướng xã hội chủ nghĩa ở Cao Minh đã
giành được những thắng lợi bước đầu rất quan trọng, ngày càng phát huy toàn


21

diện đến đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Năm 1960 sản xuất nông
nghiệp xã Cao Minh giành thắng lợi lớn. Sản lượng riêng lúa đạt 1318 tấn,
gấp đôi sản lượng năm 1955. Nhờ sản xuất phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Mức ăn bình quân đầu người đạt
trên dưới 20 kg/tháng, hơn hẳn những năm chưa có hợp tác xã [3, tr.97].
Tháng 3 năm 1964, thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Kim Anh, ở
Cao Minh đã diễn ra cuộc điều chỉnh quy mô hợp tác xã. Hai hợp tác xã Xuân
Hòa 1 và Xuân Hòa 2 hợp nhất làm một lấy tên là hợp tác xã Xuân Hòa. Hợp
tác xã Yên Điềm, Cao Quang sát nhập thành hợp tác xã Cao Yên. Hai hợp tác
xã Bảo An và Yên Mỹ cũng hợp nhất làm một đơn vị với tên gọi hợp tác xã

Yên Mỹ. Hai hợp tác xã Hiển Lễ và Đức Cung vẫn giữ nguyên. Để củng cố
và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới thêm một bước các hợp tác xã nông
nghiệp Cao Minh bước vào cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã vòng
1với nội dung là công tác ba quản: quản lí sản xuất, quản lí lao động và quản
lí tài vụ. Toàn xã sau cuộc vận động dấy lên phong trào thi đua giành ba điểm
cao trong nông nghiệp: năng suất cao, hoa màu nhiều, chăn nuôi giỏi. Công
tác thủy lợi được đặc biêt coi trọng. Nhân dân Cao Minh đã góp trên 3 vạn
ngày công xây dựng công trình hồ chứa nước Đại Lải với dung tích đạt trên
17 triệu m3 nước đủ cung cấp nước tưới cho trên 5 ngàn ha lúa hai vụ. Cao
Minh còn phát động toàn dân đào đắp kênh 2 và kênh 3 dẫn nước từ hồ Đại Lải
về tưới cho đồng ruộng của mình. Nhờ hồ Đại Lải và những con kênh này mà
diện tích vụ chiêm tăng lên, những đồng đất xưa chỉ cấy được 1 vụ nay thành 2
vụ, những đồng đất làm 2 vụ thành 3 vụ (2 lúa + 1 màu). Năm 1965, năng suất
bình quân cả năm đạt 1637 kg/ha, sản lượng thu về 1364,5 tấn tăng 564 tấn so
với năm 1960. Do vậy mức ăn bình quân đầu người đạt 26 kg/ tháng. Cá biệt
có một số hộ ở hợp tác xã Cao Quang đạt 36 kg/ tháng. Các hợp tác xã đã
trích từ 7 đến 10% thu nhập làm vốn tích lũy để tái sản xuất. Một phần vốn


22

tích lũy đó được trích ra để xây dựng nhà kho, sân phơi, hội trường, trường
học, trạm y tế, mua tư liệu sản xuất để tiếp tục duy trì sản xuất.
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi trong những năm này đã trở thành một
ngành sản xuất quan trọng được các hợp tác xã chú trọng. Mỗi hợp tác xã có
một trại lợn có từ 50 – 60 con. Các loại lợn lai kinh tế chóng lớn, trọng lượng
cao như lợn F1, F2, Móng Cái đã được tập thể và xã viên chăn nuôi khá
nhiều. Chăn nuôi gà, vịt và cải tạo mặt nước thả cá cũng phát triển ở cả khu
vực tập thể và gia đình.
Trong thời kì 1965 – 1975 hòa cùng khí thế sôi sục của cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nước, toàn xã dấy lên phong trào thi đua vì miền Nam
ruột thịt hết sức sôi động. Với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân
không thiếu một người”, chỉ trong một thời gian ngắn, chính quyền xã đã huy
động được hàng trăm tấn thóc, thực phẩm, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế
hoạch đóng góp cho chiến trường và tổ chức tiễn đưa 515 thanh niên lên
đường đánh giặc, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Có thể nói so với thời kì trước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp ở Cao
Minh đã được nâng cao hơn nhiều. Diện tích canh tác vẫn tăng lên thường
xuyên. Nhờ những tiến bộ trong kĩ thuật canh tác nên năng suất lúa được nâng
cao bình quân đạt 50 – 66 kg/ sào. Các ngành nghề khác như sản xuất gạch,
ngói, rèn, mộc cũng được phát triển. Trong năm 1973 có 100% số xã viên hợp
tác xã nông nghiệp là thành viên của hợp tác xã tín dụng, số tiền gửi vào quỹ
tiết kiệm cho một đầu người cao hơn 6,3 đồng so với năm 1970.
Trong giai đoạn 1975 – 1980, Cao Minh tiếp tục thực hiện mở rộng quy
mô hợp tác xã, 5 hợp tác xã: Đức Cung, Cao Quang, Hiển Lễ, Yên Mỹ và
Xuân Hòa sát nhập thành một hợp tác xã lớn với tên gọi là hợp tác xã nông
nghiệp Cao Minh. Trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất nông


×