Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Luận Văn Đảng bộ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm (1996 - 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 131 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................
2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .....................................................
6. Cấu trúc đề tài .................................................................................................
Chƣơng 1: CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIÊN LÃNG
TRƢỚC NĂM 1996...........................................................................................
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN .......................................
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..........................................................................
1.2. CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIÊN LÃNG TRƢỚC NĂM
1996 .....................................................................................................................
1.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế nông nghiệp Tiên Lãng trước thời kì
đổi mới ................................................................................................................
1.2.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng trong những năm đổi
mới 1986 – 1996..................................................................................................
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LÃNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 –
2005 .....................................................................................................................
2.1 ĐẢNG BỘ TIÊN LÃNG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1996 – 2000 ..................................
2.1.1 Chủ trương của trung ương Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp .................................................................................................................
2.1.2. Đảng bộ huyện Tiên Lãng chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp giai đoạn 1996 – 2000 .............................................................................
2.1.2.1. Mục tiêu cần đạt được trong 5 năm (1996 - 2000) ................................



2.1.2.2. Những giải pháp chủ yếu .......................................................................
2.1.3. Những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng
(1996 - 2000) .......................................................................................................
2.1.3.1 Kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện ....................................
2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu ngành trong nông nghiệp ..........
2.1.3.3. Các hoạt động hỗ trợ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện ...................................................................................................................
2.1.3.4 Hạn chế, tồn tại .......................................................................................
2.2. ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LÃNG ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 – 2005............
2.2.1. Đảng bộ Tiên Lãng chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2005 ....................................................................
2.2.2. Những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng
giai đoạn 2000 – 2005 .........................................................................................
2.2.2.1. Chuyển biến trong cơ cấu kinh tế huyện ................................................
2.2.2.2. Chuyển biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu các ngành trong
nông nghiệp huyện ..............................................................................................
2.2.2.3. Những kết quả đạt được trong chuyển dịch kinh tế và kinh tế nông
nghiệp huyện giai đoạn 2000 – 2005 ..................................................................
nông nghiệp huyện giai đoạn 2000 – 2005
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .............................


3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT ................................................................................
3.1.1. Thành tựu ..................................................................................................
3.1.2 Hạn chế .......................................................................................................
3.1.3. Các vấn đề đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
Tiên Lãng (2006 - 2010) .....................................................................................
3.2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM .........................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận cũng như học tập tại trường,
em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô giáo
trong Khoa Lịch sử, nhất là của các thầy cô giáo trong tổ Lịch sử Đảng, cùng
với sự động viên khích lệ của các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Tiến sĩ Lê
Văn Túc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua để em có
thể hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do điều kiện hạn hẹp về thời
gian và sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên em không tránh khỏi những
thiếu sót khi thực hiện khóa luận. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Lơ


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan những vấn đề em trình bày trong khóa luận là kết quả

nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Lê Văn
Túc, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả khóa luận

Vũ Thị Lơ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế là một quá trình mở rộng về mọi mặt. Muốn nền kinh
tế phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp
lí, đó là mối tương quan giữa các thành phần kinh tế, giữa các lĩnh vực và
vùng kinh tế. Đối với sản xuất nông nghiệp sự phù hợp đó có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 75% dân số ở nông thôn,
trong đó lao động nông nghiệp chiếm tới 70% tổng số lao động xã hội, đóng
góp gần 22% GDP, 30% tổng giá trị xuất khẩu. Do đó phát triển nông nghiệp
hiện nay là một nhu cầu hết sức bức thiết của Đảng và nhân dân. Trong đó,
vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan,
đảm bảo cho việc xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa cao.
Tiên Lãng là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hải Phòng với
nền kinh tế thuần nông. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sau 10 năm
chuyển dịch cơ cấu, nông nghiệp Tiên Lãng đã có những bước phát triển tích
cực, đã chọn và tạo được một số giống, cây, con phù hợp với điều kiện tự
nhiên của huyện, cho giá trị, hiệu quả kinh tế cao…Đạt được kết quả đó có
nhiều nguyên nhân, trong đó sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện được coi là một
nhân tố quan trọng…Tuy nhiên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém

cần phải khắc phục: Quá trình chuyển dịch còn chậm, manh mún, chưa khai
thác hết tiềm năng thế mạnh của địa phương trong nuôi trồng và khai thác
thủy sản, chưa tạo ra những bước đột phá mang tính chất quyết định.


Để khắc phục hạn chế và tìm ra những giải pháp cụ thể, thiết thực tháo
gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện, tôi đã chọn đề tài: Đảng bộ huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) lãnh đạo
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm 1996 - 2005 làm đề
tài báo tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp là một vấn đề thu hút được sự
quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu. Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều
bài viết, công trình nghiên cứu phản ánh về quá trình này như:
Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), trung tâm Châu Á - Thái Bình
Dương (VAPEC), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, Nxb chính trị
quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Phấn (2001), cơ cấu nông nghiệp Việt
Nam trong thời kì đổi mới, Tạp chí kinh tế, [số 262]…
Tuy nhiên những bài viết, nghiên cứu kể trên mới chỉ nói một cách
chung chung, phần lớn nhấn mạnh sự biến đổi về kinh tế. Chưa có một đề tài,
công trình nghiên cứu cụ thể, chi tiết nào đề cập đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Trong khi với một huyện thuần nông như Tiên Lãng, đây là một vấn đề
quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khôi phục lại quá trình Đảng bộ huyện Tiên Lãng lãnh đạo chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (1996 - 2000). Từ đó bước đầu đánh
giá những thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại nhằm
đẩy mạnh quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp huyện, tạo ra những
bước đột phá mới đưa nền nông nghiệp huyện từ độc canh lúa sang nền nông

nghiệp sản xuất hàng hóa.


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những chủ trương, Nghị quyết của Đảng bộ huyện Tiên Lãng lãnh đạo
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện trong những năm
1996 - 2005.
Quá trình thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, kết quả đạt được
trong ngành kinh tế nông nghiệp huyện sau 10 năm chuyển dịch.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một vấn đề lí luận rộng lớn,
liên quan đến nhiều lĩnh vực của nhiều ngành kinh tế, đòi hỏi phải có thời
gian nghiên cứu, bổ sung cả lí luận và thực tiễn. Do thời gian có hạn nên
phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đường lối, chủ trương, quá trình
chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được sau 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp (1996 - 2005) của Đảng bộ huyện Tiên Lãng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài về lịch sử kinh tế - xã hội cho nên trong quá trình
nghiên cứu thực tiễn, Báo cáo đã sử dụng nhiều đến phương pháp mô tả định
lượng. Các vấn đề lịch sử được trình bày theo phương pháp lịch sử, ngoài ra
còn kết hợp một số phương pháp như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu…để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất
ra những giải pháp có tính khả thi cao.
5.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính được sử dụng trong bài là các văn kiện đại hội
Đảng toàn quốc VII, VIII, IX; các văn kiện đại hội thành phố Hải Phòng XI,



XII; các báo cáo chính trị trong các nhiệm kì Đảng bộ huyện Tiên Lãng khóa
24, 25, 26; Các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng năm
và nhiệm vụ trong năm tiếp theo từ 1996 đến 2000; các nghị quyết về phát
triển nông nghiệp huyện của Huyện ủy và báo cáo quá trình triển khai thực
hiện, kết quả của phòng nông nghiệp…
Ngoài ra còn có một số bài viết, chuyên khảo của tác giả, các nhà
nghiên cứu đã được công bố trên một số báo, tạp chí như: Tạp chí cộng sản,
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí lí luận chính trị, Nông thôn ngày nay…
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
báo cáo được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng trước 1996.
Chương 2: Đảng bộ huyện Tiên Lãng lãnh đạo quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 1996 - 2005.
Chương 3: Nhận xét và bài học kinh nghiệm.


Chƣơng 1
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIÊN LÃNG TRƢỚC
NĂM 1996

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lí
Tiên Lãng là một huyện đồng bằng ven biển của thành phố Hải Phòng,
thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách trung tâm Hải Phòng khoảng
25 km về phía Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc giáp hai huyện An Lão, kiến



thụy. Phái Tây Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, phía Tây giáp huyện Thanh Hà,
Tứ kì (Hải Dương), phía Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.
Nằm về phía Tây Nam của thành phố, 4 mặt Tiên Lãng được bao bọc bởi
sông, biển: Sông Văn Úc ở phía Đông Bắc, sông Thái Bình ở phía Tây Nam
sông Mía ở phía Tây Bắc, phần còn lại tiếp giáp biển Đông, Tiên Lãng giống
như một hòn đảo nhỏ giữa biển khơi.
Với vị trí địa lí như vậy, Tiên Lãng có rất nhiều thuận lợi để phát triển
một nền kinh tế đa dạng theo hướng kết hợp kinh tế của vùng đồng bằng với
kinh tế của vùng đồng bằng ven biển, khai thác được những thế mạnh của
vùng, đặc biệt thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản.
* Địa hình
Tiên Lãng là huyện đồng bằng thấp ven biển, có diện tích tự nhiên là 168
km2, được hình thành trong quá trình biển tiến và biển lùi thuộc thời Toàn
Tân và chủ yếu do phù sa hai con sông Văn Úc, Thái Bình bồi đắp. Là một bộ
phận của đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất Tiên Lãng từng là lục địa vào thời kì
trước Hôlôxen. Do quá trình bồi đắp không liên tục của phù sa và sự biến
động của thủy triều nên Tiên Lãng không có núi đồi, nhưng các vùng đất
thấp, cao không đều, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, xen
giữa những cánh đồng rộng lớn là sông, ngòi, đầm, hồ, lạch triều, bãi bồi. Địa
hình này thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông đường thủy, phát
triển nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản…Nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho
việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, xây dựng các công trình thủy
lợi tốn kém, điều tiết nước phục vụ sản xuất cũng như cơ giới hóa trong sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
* Sông ngòi


Sông ngòi ở Tiên Lãng khá nhiều. Các sông chính là Thái Bình, Văn Úc,
Mới, Mía và hệ thống kênh, mương trải khắp huyện rất thuận lợi trong giao
thông vận tải và tưới tiêu. Hàng năm đất đai Tiên Lãng nhận được lượng phù

sa màu mỡ. Nhưng vào mùa khô nước mặn theo thủy triều vào các sông lấn
sâu gây hại cho cây trồng.
Mỗi năm vùng đất Tiên Lãng được rộng thêm khoảng 10 - 15m/năm do
lấn biển. Sức bồi của hai dòng sông Văn Úc và Thái Bình đã tạo nên những
bãi phù sa màu mỡ. rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
* Điều kiện khí hậu - thủy văn
Khí hậu ở đây nóng ẩm mang nét chung của khí hậu ven biển Bắc Bộ
nhưng vẫn có đặc thù của một huyện đồng bằng thấp trũng không núi đồi.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23oC - 24oC. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa đông lạnh, ít mưa, có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, những
ngày lạnh nhất trong các tháng 12 và tháng 1 năm sau, nhiệt độ có thể tới 4oC
- 5 oC; mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, nhiều mưa và gió bão,
có gió đông nam thổi, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 37 oC - 38 oC, nhiệt độ
trung bình ngày là 24 oC. Lượng mưa trung bình là 1.700mm, số ngày mưa
bình quân là 84 ngày/năm.
* Tài nguyên đất
Đặc điểm đất đai của huyện: Các loại đất của huyện đều là đất phù sa do
sông Văn Úc và sông Thái Bình bồi tụ, trừ vùng ven biển mới được bồi còn
lại được bồi tụ từ lâu. Hầu hết đất đai ở đây bị nhiễm phèn mặn.
Trong tổng số đất 10.308 ha được chia ra:
- Đất không chua mặn là 3.312 ha chiếm 32,13%


- Đất ít chua mặn là 2.534 ha chiếm 24,58%
- Đất chua mặn là 1.670 ha chiếm 9,62%
- Đất rất mặn là 1.800 ha chiếm 17,46%
Phần lớn đất đai của huyện là đất có thành phần cơ giới thịt trung bình
và thịt nặng (chiếm khoảng 90% diện tích)
Độ PH của đất thấp từ 4,5 - 6
Với điều kiện địa hình và đặc điểm đất đai như vậy, Tiên Lãng có

những thuận lợi nhất định trong việc phát triển một nền nông nghiệp với cơ
cấu cây trồng đa dạng. Những khu bãi ven sông, ven biển có thể trồng cói, nơi
đất cao trồng thuốc lào, rau màu, nơi thấp trồng lúa. Tuy nhiên do phần lớn
đất của huyện là đất xấu, chỉ có một phần nhỏ diện tích có khả năng thâm
canh cao nhưng có hạn chế là công tác thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Mùa khô
đất bị chua mặn do thiếu nước ngọt từ thượng nguồn về nên nhiều diện tích
đất chỉ cấy được một vụ. Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao, huyện cần đẩy
mạnh khai thác diện tích bãi bồi ven sông ven biển nuôi trồng thủy sản, trồng
cây công nghiệp, cây màu.
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, tài nguyên đất, khí hậu thủy văn…nhiều thuận lợi như vậy, Tiên Lãng có đầy đủ điều kiện và cơ sở
để phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng trên cơ sở khai thác
các thế mạnh về sông, biển, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế của vùng
đồng bằng với kinh tế biển, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản kế hợp
với việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có năng suất,
chất lượng cao cung cấp cho thị trường thành phố và trong nước. Nếu được tổ
chức, quy hoạch và đầu tư hợp lí, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Chắc


chắn Tiên Lãng sẽ tạo ra những đột biến trong phát triển kinh tế nói chung và
nông nghiệp nói riêng.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tiên Lãng nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, diện tích tự
nhiên rộng 189 km2; dân số hơn 15 vạn người; huyện có 22 xã và 1 thị trấn
(số liệu tính đến tháng 12/2004). Nhân dân toàn huyện có truyền thống yêu
nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm. Ngay từ năm 1930, Tiên Lãng đã có
đồng chí Nguyễn Văn Sơ tham gia hoạt động cách mạng và vinh dự được
đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, khi còn là vùng tự do của liên tỉnh Hải - Kiến và sau đó là vùng
địch tạm chiếm, Đảng bộ, quân và dân huyện Tiên Lãng đã kiên cường bám

trụ, kháng chiến anh dũng. Tiêu biểu là huyện đã đập tan trận càn mang tên
Cờ-lốt của địch vào tháng 8 - 1953, là huyện duy nhất được chủ tịch Hồ Chí
Minh khen ngợi. Liệt sĩ du kích thiếu niên Phạm Ngọc Đa được nhà nước truy
tặng danh hiệu anh hung lực lượng vũ tranh nhân dân. Với những thành tích
xuất sắc đó, lực lượng vũ trang huyện được nhà nước phong tặng Đơn vị Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 8 - 8 - 1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Tiên Lãng,
huyện Tiên Lãng hoàn toàn giải phóng. Dưới sự lãnh đại của Tỉnh ủy Kiến
An, Đảng bộ, quân và dân toàn huyện đã đấu tranh thắng lợi, đập tan âm mưu
dụ dỗ, cưỡng ép bà con giáo dân di cư vào Nam của địch. Đồng thời bắt tay
ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Những
năm 1954 - 1957, Đảng bộ, quân và dân toàn huyện đã ra sức tăng gia sản
xuất, khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định từng bước đời
sống nhân dân. Những năm 1958 - 1965, Đảng bộ, nhân dân toàn huyện
nghiêm túc thực hiện cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, xây dựng cuộc


sống mới, chế độ mới với những thắng lợi khá toàn diện về kinh tế, văn hóa xã hội. Thế trận quốc phòng - an ninh được củng cố. Điển hình là dân quân du
kích xã Vinh Quang, Ngày 28 - 3 - 1963 đã dũng cảm, mưu trí bắt gọn toán
biệt kích Mĩ - Ngụy gồm 6 tên xâm nhập vào vùng biển Hải Phòng. Trong
những năm 1965 - 1975, Tiên Lãng kiên cường vừa sản xuất giỏi, vừa chiến
đấu giỏi, đánh trả máy bay, tàu chiến địch và lập những chiến công xuất sắc:
bắn rơi 5 máy bay Mĩ (trong đó có một chiếc trực thăng) phối hợp bắn rơi 9
chiếc khác, bắt sống 2 giặc lái Mỹ, rà phá 1.430 quả bom nổ chậm. Dồn sức
chi viện cho miền Nam, toàn huyện đã có 13.910 thanh niên tòng quân, 1.430
thanh niên xung phong và công nhân quốc phòng. Lực lượng dân quân xã
Vinh Quang được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
Từ sau ngày đất nước thống nhất, nhất là từ khi triển khai thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện

đã đoàn kết, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách giành được những
thành tích khá toàn diện. Tính từ năm 1996 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân hàng năm đạt 7,2%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích
cực, đúng hướng: Năm 2004 cơ cấu các ngành nông nghiệp là 63,5%, ngành
công nghiệp và xây dựng là 17,2% và dịch vụ là 19,3%. Nông nghiệp vẫn
được coi là mặt trận hàng đầu, năng suất lúa đạt 11,47 tấn/ha; cơ cấu cây
trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, phát huy hiệu quả.Toàn
huyện có 125 trang trại trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng
thủy sản. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm xây dựng và đạt được
những kết quả quan trọng: các xã đều đã hoàn thành các công trình điện đường - trường - trạm khang trang. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở sớm nhất thành phố vào năm 1998. Đến nay huyện đã có
17/26 đạt chuẩn quốc gia, số lượng học sinh giỏi tăng nhanh; năm 1998 đạt 98


giải cấp thành phố; năm 2004 đạt 347 giải. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
nhân dân được quan tâm chỉ đạo, hoàn thành tốt các chương trình y tế quốc
gia, y tế cộng đồng. Từ năm 2001, 100% trạm y tế đã có bác sĩ về. Phong trào
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng. Đời sống
nhân dân được cải thiện một bước, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7% trong cả xã.
Hơn 50 năm sau ngày giải phóng, Tiên Lãng là một huyện thuần nông đã
vươn lên trở thành một huyện có bước phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội
có những chuyển biến tích cực, an ninh - quốc phòng luôn được củng cố và
giữ vững, hệ thống chính trị được quan tâm, xây dựng vững mạnh toàn diện.
Đảng bộ huyện 10 năm liền được công nhận danh hiệu là Đảng bộ trong sạch
vững mạnh; 6 năm liền Tiên Lãng là lá cờ đầu của huyện. Năm 2003, Tiên
Lãng vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân (tháng 8 - 1995) và Huân chương Độc lập hạng ba.
Từ những đặc điểm về kinh tế - xã hội như trên, chúng ta thấy trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tiên Lãng có những
thuận lợi và khó khăn thử thách sau:

* Thuận lợi
Là huyện có nền nông nghiệp phát triển ổn định, có truyền thống thâm
canh cây trồng và phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, trình độ
dân trí khá cao, lực lượng lao động khá dồi dào…Diện tích đất chưa sử dụng
của huyện còn lớn (trong tổng diện tích đất chưa sử dụng 2.410,5 ha có
1.054,7 ha có thể đưa vào sử dụng trong những năm tới để nuôi trồng thủy
sản, trồng rừng phòng hộ ven biển). Vùng bãi bồi ven sông, ven biển có thể
khai thác hàng ngàn ha để nuôi trồng thủy sản, trồng cói…đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để huyện có thể mở rộng


sản xuất, tăng diện tích canh tác, giải quyết phần nào tình trạng thiếu việc làm
hiện nay, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác,
hàng năm Tiên Lãng còn có thể lấn biển từ 10 - 15 m mở rộng diện tích đất tự
nhiên, có lợi thế mà các huyện khác không có được.
Tiên Lãng là một huyện có nhiều tiềm năng về nuôi trồng, khai thác thủy
sản; nguồn nước khoáng chất lượng tốt và có khả năng chữa bệnh được người
tiêu dùng ưa chuộng; bãi biển khá đẹp, nhiều tiềm năng phát triển du lịch;
điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa
dạng về vật nuôi và cây trồng, nhiều cầu lớn đã được xây dựng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa của huyện với các địa bàn
kinh tế khác…tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp huyện trong thời gian tới.
Mặt khác do nằm ở vị trí địa lí tương đối thuận lợi, gần các trung tâm
kinh tế lớn của vùng đồng bằng sông Hồng, gồm các khu công nghiệp tập
trung và các khu du lịch nổi tiếng như: Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long…có các
đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua như quốc lộ 10, tỉnh lộ 354, nên Tiên Lãng
có nhiều thuận lợi để trong việc liên kết, trao đổi, gia công hàng hóa, thu hút
vốn đầu tư hay chuyển giao khoa học kĩ thuật tiên tiến từ bên ngoài và làm
động lực để phát triển kinh tế huyện, đặc biệt là việc mở rộng phát triển các

hoạt động dịch vụ trên địa bàn lãnh thổ huyện. Đồng thời đây cũng là những
thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn, đầy tiềm năng, thu hút nhiều lao động, giải
quyết phần nào tình trạng thiếu việc làm của huyện. Trong thời gian tới, khi
tuyến đường Kiến Thụy - Tiên Lãng - Thái Thụy (Thái Bình) được hình thành
và phát triển, lúc đó Tiên Lãng sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
giao lưu hàng hoá với khu công nghiệp đường 14, khu du lịch Đồ Sơn và các
khu vực phía Nam của dải ven biển Bắc Bộ.


Để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn huyện, nhiều dự án lớn đã được hoạch định và triển khai như: đề án phát
triển thủy sản; đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2002 - 2005; đề án đẩy
mạnh tăng năng xuất lúa và cây vụ đông giai đoạn 2002 - 2005…
* Khó khăn, thách thức
Bên cạnh nhiếu yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là lợi thế
về vị trí địa lí (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh có nhiều điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ nông
sản hàng hóa, thu hút vốn đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp…) Tiên Lãng
đã có những khó khăn hạn chế nhất định trong phát triển kinh tế. Trong cơ
chế kinh tế thị trường hiện nay, nếu không nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo những đột biến mới Tiên Lãng sẽ bị thụt lùi lại phía sau. Mặt khác
do 4 bề sông nước, đìa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi nên điều kiện
giao thông đường bộ và trao đổi thông thương hàng hóa ở Tiên Lãng gặp rất
nhiều khó khăn. Để thúc đẩy kinh tế phát triển Tiên Lãng cần phải xây dựng
nhiều cầu lớn nối liền với các trung tâm kinh tế, trong khi khả năng đầu tư của
huyện có hạn.
Là một huyện thuần nông nhưng do đất chật người đông nên bình quân
đát nông nghiệp chia theo đầu người ở Tiên Lãng còn thấp hơn bình quân của
cả nước. Phần lớn đất đai là đất xấu, chua mặn, khả năng canh tác thấp, đất tốt
ít. Hàng năm có một diện tích không nhỏ đất đai bị mặn hóa do sự xâm nhập

của thủy triều, diễn biến thời tiết khá phức tạp, nhiều mưa bão, độ ẩm không
khí cao trong các tháng đầu năm khiến cho sâu bệnh phát triển gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp. Tuy diện tích đất có thể khai thác và sử dụng của
huyện còn khá lớn nhưng để đưa diện tích đó vào sản xuất cần phải có một
quá trình thau chua, rửa mặn đòi hỏi nhiều công tác và tiền của.


Trong những năm qua tuy được sự quan tâm, đầu tư của các cấp ủy Đảng
và chính quyền nhưng do hạ tầng cơ sở kĩ thuật đã quá cũ, khả năng đầu tư có
hạn nên hạ tầng cơ sở của huyện vẫn còn trong tình trạng yếu kém, thiếu đồng
bộ, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của một nền sản xuất hàng hóa và phát
triển dịch vụ trong điều kiện cơ chế thị trường ngày càng gay gắt. Nguồn tài
nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp trong huyện còn hạn chế; nguồn
vốn hạn hẹp; chưa hình thành được các sản phẩm mũi nhọn; nguồn lao động
dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo; đội ngũ cán
bộ kĩ thuật có tay nghề cao còn quá ít…vì thế chưa đủ sức thu hút nguồn vốn
đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Cùng với những khó khăn do nguyên nhân khách quan còn có nguyên
nhân chủ quan: Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở đối
với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn hạn chế, thiếu
sâu sát; chưa tạo ra những mô hình điển hình để nhân rộng phạm vi toàn
huyện, chưa áp dụng triệt để để những tiến bộ khoa học vào trong sản
xuất…một số nơi còn lúng túng, bị động, chưa chủ động áp dụng những
tiến bộ khoa học kĩ thuật, chưa năng động, sáng tạo trong sản xuất nên gặp
rất nhiều khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và nông
nghiệp nói riêng.
Tóm lại, để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
và nông nghiệp nói riêng. Tiên Lãng cần phải phát huy tối đa những lợi thế
mà huyện đã có, đồng thời phải ra những Đề án, Dự án phát triển kinh tế
nông nghiệp một cách cụ thể, chi tiết, trong đó có đề cập tới đầy đủ mọi

yếu tố thuận lợi và khó khăn. Cùng với việc phát huy thế mạnh của địa
phương, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với phòng
nông nghiệp tập trung tìm ra giải pháp hữu hiệu, khắc phục dần những khó
khăn, hạn chế, vượt qua thách thức, tạo những động lực mới cho nông


nghiệp huyện chuyển mình. Điều đó có ý nghĩa quyết định đối với nền
nông nghiệp huyện trong tương lai.
1.2. CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP HUYỆN TIÊN LÃNG TRƢỚC NĂM
1996
1.2.1. Vài nét về tình hình kinh tế nông nghiệp Tiên Lãng trƣớc thời kì
đổi mới
* Giai đoạn 1954 - 1975
Sau hiệp định Giơnevơ, tình hình chính trị nước ta có nhiều biến đổi, đất
nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau:
Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mĩ và bè
lũ tay sai thống trị, nhân dân cả nước còn phải thực hiện đấu tranh thống nhất
nước nhà. Tháng 9 - 1954, Bộ chính trị ra quyết định chỉ rõ: “ Nhiệm vụ của
quân dân miền Bắc là tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh, xây dựng miền Bắc vững mạnh chính là gốc, tạo nền vững chắc cho
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Thực hiện chủ trương mới của Đảng,
Đảng bộ và nhân dân Tiên Lãng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm
khôi phục và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp như khai hoang phục hóa đồng
ruộng, củng cố hệ thống đê điều, đào mương, khơi ngòi, tát nước chống hạn;
tháo gỡ mìn, dây thép gai xung quanh đồn bốt, khu vực vành đai trắng để mở
rộng diện tích sản xuất; hoàn thành thắng lợi cải cách ruộng đát, khẩu hiệu
“Người cày có ruộng” được thực hiện triệt để, công cuộc khôi phục kinh tế
hàn gắn vế thương chiến tranh cơ bản giành thắng lợi. Sản xuất nông nghiệp
bước đầu khôi phục và có những bước phát triển mới: 250 kênh mương được
đào đắp; 126 kênh mương được nạo vét; 18.500 mét đê xung yếu được nâng

cấp; khai hoang được 1.300 mẫu ruộng được đưa vào canh tác. Diện tích lúa
năm 1955 là 25.665 mẫu, năm 1957 tăng lên 34.249 mẫu. Năng suất lúa năm
1955 là 20 tạ/ha, năm 1957 tăng lên 27 tạ/ha. Năm 1955 đàn trâu là 3.000 con.


Mỗi năm Tiên Lãng đánh bắt được 350 tấn tôm cá. Sản xuất phục hồi, đời
sống nhân dân bước đầu được ổn định với mức bình quân lương thực là 320
kg/ Người, nạn thiếu đói dần được đẩy lùi.
Quán triệt chủ trương của hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng và nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp về cải tạo xã hội chủ
nghĩa, đến cuối năm 1960 Tiên Lãng đã xây dựng được 243 hợp tác xã (HTX)
nông nghiệp với trên 13.000 hộ tham gia đạt 83% tổng số trong toàn huyện.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Tiên Lãng đã đạt được
nhiều thành tựu về diện tích, năng xuất và chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Diện tích lúa từ 12.693 ha tăng lên là 12.888 ha.
Năng suất từ 37,01 tạ/ha tăng lên 42,6 tạ/ha.
Tổng sản lượng lương thực từ 24.059 tấn lên 28.277 tấn.
Bình quân lương thực đầu người đạt 350 kg/người/năm (1965).
Đàn trâu từ 5.330 con tăng lên 5.470 con.
Diện tích nuôi thả cá từ 400 mẫu lên 833 mẫu.
Sản lượng cá thu được từ 150 tấn lên 1.416,5 tấn.
Trong những năm 1967 - 1968 tuy chiến tranh diễn ra ác liệt nhưng sản
xuất vẫn được giữ vững. Năm 1967 - 1968, toàn huyện mở rộng diện tích mùa
vụ được 1.700 mẫu; đàn trâu và gia súc gia cầm so với năm 1965 đều tăng từ
3% đến 5%. Các biện pháp kĩ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp
ngày càng nhiều. Về trồng trọt các giống lúa mới X1, 424, 314, NN5, NN8
(vụ chiêm), mộc thân, mộc tuyền, 756…(vụ mùa) được đưa vào thay thế các
loại giống cũ đã thoái hóa, đưa năng xuất, sản lượng lúa năm 1974 tăng lên là



44,79 tạ/ha; 28.079 tấn tăng hơn 1973 là 1.372 tấn. Khoai tây, khoai lang
được trồng đại trà trong các HTX. Cây cói và cây thuốc lào được chú trọng
hơn trước.
Chăn nuôi thời kì này khá phát triển, số lượng đàn gia súc, gia cầm đều
tăng lên về số lượng (đàn lợn 1974 là 33.000 con, tăng 4.000 con so với 1969;
đàn trâu 1974 là 5.700 con, tăng 195 con so với 1973), ngành nuôi trồng thủy
sản được chú trọng hơn rất nhiều so với trước đây (diện tích nuôi thả cá đạt 690
ha, tăng 110 ha so với 1973) nhất là từ khi có nghị quyết Trung ương lần thứ 19
- năm 1971 chủ trương đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Quan hệ
sản xuất cũ được cải tạo và dần dần hoàn thiện, củng cố vững chắc, các biện
pháp nhừm thúc đẩy sản xuất phát triển được đề ra và tích cực thực hiện.
Ngoài những mặt tích cực đã đạt được, kinh tế nông nghiệp Tiên Lãng
thời kì vẫn còn những hạn chế nhất định, Nền kinh tế còn mang tính chất sản
xuất nhỏ, manh mún; cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, thấp kém, lại bị
chiến tranh tàn phá nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; hợp tác xã chưa
được củng cố vững chắc, còn mang tính hình thức…nguyên nhân là do thời kì
này đất nước còn chiến tranh nên chưa có đủ điều kiện để đầu tư cho phát
triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc mặc dù đã có hòa bình nhưng luôn phải
đối phó với các cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt của đế quốc Mĩ,
vừa sản xuất vừa phải chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
* Giai đoạn 1975 - 1985
Đại thắng mùa xuân 1975 mở ra thời kì lịch sử mới đất nước thống
nhất, nhân dân được làm chủ vận mệnh của mình. Tuy nhiên do chiến tranh
kéo dài, tổ chức sản xuất và cơ chế quản lí trong nông nghiệp không còn phù
hợ đã làm cho nông nghiệp cả nước nói chung và Tiên Lãng nói riêng giai


đoạn 1976 - 1980 lâm vào tình trạng trì trệ, chậm phát triển đời sống của các
tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. Không để kéo dài tình trạng đó, tháng
6 năm 1980, trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, Ban thường vụ

Thành ủy Hải Phòng đã ra nghị quyết số 24 - NQ/TU và sau đó tháng 1 năm
1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100/CT - TW về cải tiến quản
lí trong nông nghiệp chủ trương áp dụng và mở rộng hình thức “khoán sản
phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Đó là bước khởi đầu rất quan
trọng, tạo ra một động lực mới, mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn và
nông dân.
Chỉ sau một năm thực hiện nghị quyết 24 của Thành ủy và chỉ thị 100
của ban bí thư Trung ương cùng với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ
thuật, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào trong sản xuất, nông nghiệp của Tiên Lãng
tiếp tục khởi sắc và giành được những thắng lợi vô cùng to lớn. Năm 1982,
năng suất lúa vượt qua cửa ải 5 tấn/ha, sản lượng lương thực đạt 46.576,2 tấn.
Bảng 1.1: Năng suất lúa huyện Tiên Lãng từ 1976 - 1985
(Đơn vị: tạ/ha)
Năm
Năng suất

1976

1977

1978

1979

1980

40,78 38,42 40,66 38,33 41,63

1982 1983 1985
50


65

71,68

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Lãng 1976 1985, Trích Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Lãng (1930 - 1995))
Chăn nuôi phát triển, đàn lợn liên tục tăng, có những năm vượt chỉ tiêu
kế hoạch đã đề ra: Năm 1978: 22.652 con, 1979: 26.650 (tăng gần 4.000 con
so với 1978); 1980: 32.612 con, 1981: 33.743 con, 1982: 35.077 con, 1983:
37.750 con, 1985: 44.501 con. Song song với việc phát triển chăn nuôi gia


súc, gia cầm, ngành nuôi trồng thủy sản bước đầu được chú trọng phát triển
nhằm khắc phục những khó khăn về lương thực, thực phẩm trong đời sống
nhân dân và hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với nhà nước. Nhìn chung ngành
chăn nuôi của huyện thời kì này đã có những bước phát triển nhất định tuy
nhiên do công tác chọn giống còn yếu, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc,
gia cầm còn hạn chế nên các giống gia súc bị mắc bệnh…đã hạn chế tốc độ
tăng trưởng của đàn vật nuôi.
Bảng 1.2: Sản lượng lương thực huyện Tiên Lãng từ 1976 - 1985
(Đơn vị: Tấn)
Năm

1976

Sản lượng

1978

1979


1980

1981

1982

30.844 26.975 25.975 29.012 34.942 41.387,7

1983

1985

46.576, 52.236,
2

6

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Tiên lãng 1976 - 1985,
Trích Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Lãng (1930 - 1995))
1.2.2. Tình hình kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng trong những năm
đổi mới 1986 - 1996
Sau chỉ thị 100 của Ban bí thư trung ương Đảng, Tiên Lãng không
ngừng tổng kết, hoàn thiện các hình thức khoán trong nông nghiệp, loại bỏ
dần các yếu tố tiêu cực, bảo thủ trong công tác tổ chức và quản lí HTX. Từ
khoán sản phẩm theo đơn giá, tiến tới khoán gọn từng loại sản phẩm trong
nông nghiệp là những cải tiến đáng kể trong công tác quản lí HTX. Đặc biệt
là sau khi có nghị quyết 10/BCT ngày 5 - 4 - 1988 của Bộ chính trị về “Đổi
mới quản lí kinh tế trong nông nghiệp” với nội dung chủ yếu là tổ chức lại sản
xuất trong các HTX, đặt rõ vai trò tự chủ trong sản xuất kinh doanh của hộ xã



viên, đổi mới quan hệ phân phối, bảo đảm cho người lao động yên tâm sản
xuất, các HTX nông nghiệp trong cả nước nói chung và Tiên Lãng nói riêng
đã có những bước chuyển đổi quan trọng trong hình thức tổ chức và quản lí:
Điều chỉnh lại quan hệ sở hữu, giao quyền sử dụng ruộng đất ổn định, lâu dài
cho các hộ xã viên, hóa giá trâu bò và nhiều tài sản khác, điều chỉnh quy mô
HTX cho phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và trình độ quản lí của cán
bộ. Ban quản lí HTX chuyển sang làm dịch vụ cho các hộ xã viên…
Sau gần 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng (1986 - 1995),
kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng đã đạt được những thành tựu to lớn: sản
xuất nông nghiệp liên tục phát triển đạt được mức tăng trưởng cao (bình quân
8%/năm). Đây là thời kì sản xuất nông nghiệp ở Tiên Lãng đạt mức tăng
trưởng bình quân cao nhất từ trước đến nay, nổi bật nhất là trong lĩnh vực sản
xuất lương thực. Do áp dụng các tiến bộ kĩ thuật về giống và thực hiện tốt các
biện pháp kĩ thuật thâm canh, năng suất lúa bình quân toàn huyện từ 60,85
tạ/ha năm 199, tăng 9,14%. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1995 đạt
70.035 tấn, vượt 1,3 vạn tấn so với nghị quyết đại hội 23 đề ra. Từ chỗ thiếu
lương thực, Tiên Lãng đã vươn lên ổn định nhu cầu lương thực cho nhân dân
trong huyện, hàng năm còn có trên 2 vạn tấn thóc hàng hóa bán ra thị trường
(tăng gấp 2 lần so với chỉ tiêu Đại hội đề ra).
Sản xuất rau màu, cây công nghiệp, lâm nghiệp đều có bước phát triển
mới theo hướng đưa những cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao vào sản xuất để đạt giá trị thu nhập cao trên 1 đơn vị diện tích như
ngô lai, khoai tây Hà Lan, Trung Quốc, dưa chuột…chăn nuôi các loại gia
súc, gia cầm phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 1991 1995, đàn lợn tăng bình quân 9%/năm về tổng đàn, 4,87%/năm về sản lưởng
thịt hơi sản xuất; đàn trâu tăng 2,18%/năm và đàn gia cầm tăng 7,92%/năm.



×