Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Luận Văn Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Mường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.68 KB, 75 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay loài người đang bước vào nền văn minh mới với những biến
đổi sâu sắc, trực tiếp tác động tới từng dân tộc, từng Quốc giacả bề rộng lẫn
chiều sâu, làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, ảnh hưởng đến tình cảm, tâm lý và
đời sống của từng dân tộc.
Việt Nam là nước đa dân tộc,vì vậy chính sách dân tộc (CSDT) là một
bộ phận rất quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước để tạo
nên sợ ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển. Cho nên việc xây dựng và thực
hiện CSDT đúng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc củng cố khối
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc cùng phát triển.
Các dân tộc ở Việt Nam có quan hệ lâu đời trên nhiều lĩnh vực, trong
quá trình cùng tồn tại và phát triển. Từ khi ra đời và suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng thực hiện chính
sách bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ các dân tộc cùng phát triển.
Mặc dù còn nhiều khó khăn tồn tại, song những thành tựu do cách mạng
đem lại cho đồng bào các dân tộc trong mấy chục năm qua là không thể phủ
nhận. Các dân tộc đã thoát khỏi thân phận người nô lệ, bị áp bức, bóc lột, chia
rẽ, khinh miệt, thậm chí có dân tộc bị nguy cơ đẩy đến bờ diệt vong dưới thời
đế quốc, phong kiến trước dây. Nạn đói rách, mù chữ, bệnh tật trong cuộc
sống thường ngày của nhân dân từng bước được khắc phục và chăm lo tốt
hơn. Đời sống đồng bào nhiều vùng được cải thiện rõ rệt.
Những thành tựu đã đạt được ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số mấy
chục năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng là hết sức quan trọng. Song trên
thực tế những thành tựu ấy vẫn chưa tương xứng với vị trí chiến lược của
miền núi và vùng dân tộc, chưa đạt được những mục tiêu cách mạng mà Đảng
đã đề ra.



2

CSDT ở nước ta luôn được đặt ra như một vấn đề đặc biệt quan trọng
trong toàn bộ chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là những vấn đề
rất nhạy cảm, vừa mang tính thời sự vừa mang tính chiến lược.Tuy nhiên,
hiệu quả và kết quả thực tế của thực hiện CSDT còn rất hạn chế, chưa tương
xứng với tiền của, công sức của chúng ta đã bỏ ra và mong đợi của đồng bào.
Vì thế việc nhận thức đúng đắn và sâu sắc đối với việc thực hiện các
CSDT nhằm tạo sự phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, vùng
dân tộc thiểu số nói riêng đang là một đòi hỏi bức xúc hiện nay.
Là một trong những dân tộc ít người ở Việt Nam thực hiện chính sách
dân tộc của Đảng từ khi đất nước đổi mới, đời sống kinh tế - xã hội của đồng
bào Mường từng bước được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hiện nay vùng đồng
bào dân tộc Mường vẫn còn là một trong những vùng chậm phát triển còn
nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa
Phú Thọ là một tỉnh ở vùng trung du miền núi phía Bắc, có vị trí và vai
trò rất quan trọng đóng góp vào việc giữ vững an ninh – quốc phòng và phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của phía
Bắc, có điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên trong phát triển nông nghiệp.
Đồng bào dân tộc ở Phú Thọ với số lượng không nhiều nhưng lại sống trên
một địa bàn chiến lược quan trọng, vì vậy lãnh đạo thực hiện tốt chính sách
dân tộc (CSDT) là một vấn đề Đảng bộ tỉnh Phú Thọ rất quan tâm, để từng
bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc
góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị - xã hội và
phát triển bền vững của khu vực cũng như của cả nước, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã xác định; “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn
luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng”.



3

Xuất phát từ thực tế như vậy, tác giả chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Phú
Thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào Mường (1996
- 2004)” làm đề tài cho khóa luận của mình, nhằm làm sáng tỏ những thành
công, hạn chế, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện chính sách dân
tộc ở Phú Thọ vừa qua để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc cho các dân tộc
thiểu số là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học xã hội khác nhau
như Triết học, Sử học, Dân tộc học, Xã hội học, Văn học, Nghệ thuật, Chủ
nghĩa cộng sản khoa học… Dưới những góc độ khác nhau của các môn khoa
học đó, vấn đề dân tộc đã được nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và đại
được những thành tựu quan trọng về lý luận và thực tiễn, phục vụ thiết thực
cho cuộc sống xã hội. Ở nước ta nhiều công trình khoa học đã góp phần làm
rõ lịch sử hình thành, phát triển và đặc điểm của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam trong quá trình dùng nước và giữ nước, tình hình kinh tế, xã hội vùng
đồng bằng các dân tộc thiểu số, những vấn đề thực hiện CSDT của Đảng
nhằm xây dựng phát triển củng cố khối đoàn kết bình đẳng dân tộc. Đã có
những công trình đi sâu các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,
đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, như: “Quan hệ giữa
các tộc người trong một Quốc gia– dân tộc” của giáo sư Đặng Nghiêm Vạn,
Nxb Chính trị Quốc giaHà Nội, 1993; “Các dân tộc thiểu số trong sự phát
triển kinh tế - xã hội miền núi” do giáo sư Bế Viết Đẳng (chủ biên), Nxb
Chính trị Quốc giaHà Nội, 1996; “Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam
hiện nay” của PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội,
1997; “50 năm các dân tộc thiểu cố Việt Nam (1945 – 1995)” do GS Bế Viết
Đẳng (chủ biên), Nxb khoa học xã hội Hà Nội, 1995; “Bình đẳng dân tộc ở
nước ta hiện nay – Vấn đề và giải pháp” do GS,TS Trịnh Quốc Tuấn (chủ



4

biên), Nxb Chính trị Quốc giaHà Nội, 1996; “Phát triển kinh tế xã hội các
vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa” của Lê
Dụ Phong và Hoàng Văn Hoa, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998; “Mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệi dân tộc ở Việt Nam” của
TS Nguyễn Quốc Phẩm và GS.TS Trịnh Quốc Tuấn, Nxb Chính trị Quốc
giaHà Nội, 1999; Đề tài khoa học 04 – 05: “Những vấn đề lý luận và thực
tiễn cấp bách liên quan đến dân tộc, sắc tộc ở nước ta và trên thế giới, chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta”, do GS Phan Hữu Dật làm chủ
nhiệm, Hà Nội, 2000; báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2003:
“Một số giải pháp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Mường trong giai
đoạn hiện nay” do T.S Lê Tân làm chủ nhiệm…
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về người Mường được
công bố trên các tạp chí chuyên ngành, cũng như trong các công trình chuyên
khảo như: Các dân tộc ở Việt Nam – các tỉnh phía Bắc; vấn đề dân tộc ở đồng
bằng sông Hồng; Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Mường…và nhiều công trình
nghiên cứu quan trọng khác có liên quan, do khuôn khổ của khóa luận tác giả
không thể thống kê đầy đủ.
Các công trình trên đây tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ góc độ
sử học, dân tộc học, tôn giáo, kinh tế học… đã trình bày, lý giải nhiều vấn đề
đặt ra đối với nghiên cứu đồng bào Mường nói chung và bước đầu trình bày
thực trạng đời sống và các giải pháp để nâng cao đời sống cho các đồng bào
Mường ở miền Tây Nam Bộ, trung du miền núi phía Bắc hoặc giới thiệu tổng
quan về dân tộc Mường. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một đề tài nào trình
bày về Đảng lãnh đạo dân tộc ở một tỉnh nói riêng.
Phú Thọ là một tỉnh có nhiều đồng bào Mường sinh tụ, đến nay chưa có
một công trình nghiên cứu nào về Đảng bộ lãnh đạo thực hiện chính sách dân
tộc đối với đồng bào dân tộc Mường.



5

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trình bày một cách có hệ thống chủ
trương chính sách dân tộc của Đảng và quá trình vận dụng chủ trương của
Đảng để chỉ đạo tổ chức thực hiện CSDT đối với đồng bào Mường của Đảng
bộ tỉnh Phú Thọ, làm rõ sự tác động của CSDT đối với đồng bào Mường Phú
Thọ từ 1996 đến 2004
3.2. Nhiêm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn luận văn đánh giá đúng những
thành tựu, chỉ ra những hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện CSDT đôi với đồng bào Mường ở Phú Thọ; bước đầu đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tác dụng của kinh nghiệm trong quá
trình thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về đường lối, chủ trương và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ trong việc thực hiện chính sách dân tộc đôi với đồng bào dân tộc
Mường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm 1996 - 2004.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính để thực hiện đề tài là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và các văn bản cụ thể hóa việc
tổ chức thực hiện các chính sách trên của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Tham khảo
và tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra còn kết hợp



6

các phương pháp khác như: đối chiếu so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp
của khoa học lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Khẳng định tính đúng đắn những quan điểm của chủ nghĩa Mác_Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về vấn đề dân tộc. Tìm ra những ưu
điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc thực hiện CSDT đối với
đồng dân tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ.
Trình bày một cách có hệ thống chính sách dân tộc của Đảng từ 1996 2004 ở Phú Thọ qua đó góp phần nghiên cứu trong việc vạch ra những giải
pháp mới xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc của Đảng ở Phú Thọ trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm có ba chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
đối với đồng bào Mường (1996 - 2000)
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ tiếp tục lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc đối với đồng bào Mường (2001 - 2004)
Chương 3: Những hạn chế và một số kinh nghiệm


7

Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH DÂN TỘC ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO MƯỜNG
(1996 - 2000)

1.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH DÂN TỘC MƯỜNG Ở PHÚ THỌ
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
* Vị trí địa lý
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o55‟ - 21o43‟ vĩ độ Bắc , 104o48‟ - 105o27‟
kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang , Nam giáp Hòa Bì nh , Đông giáp Vĩ nh
Phúc và Hà Tây , Tây giáp Sơn La và Yên Bái , nằm ở vị trí tiếp giáp giữa
Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng , và Tây Bắc , là trung tâm tiểu vùng Tây Đông Bắc. Diện tí ch chiếm 1,2% diện tí ch cả nước và chiếm 5,4% diện tí ch
vùng miền núi phía Bắ c. Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước , chiếm 14,3%
dân số vùng miền núi phí a Bắc . Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội.
Với vị trí ở ngã ba sông , cửa ngõ phí a Tây của thủ đô Hà Nội và đị a bàn
kinh tế trọng điểm phí a Bắc , Phú Thọ là cầu nối các tỉ nh đồng bằng Sông
Hồng với các tỉ nh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc , là nơi trung chuyển hàng
hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc

. Phú Thọ chỉ cách Hà Nội

khoảng 80 km tí nh theo đường ô tô và cách các tỉ nh xung quanh từ

100km -

300km. Các hệ thống đường bộ , đường sắt, đường sông từ các tỉ nh phí a Tây
Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội , Hải Phòng và các tỉnh ,
thành phố khác trong cả nước...
Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong

5

trung tâm lớn của vùng miền núi phí a Bắc , có các tuyến trục giao thông quan
trọng chạy qua như quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang



8

- Hà Giang đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai sang
Vân Nam - Trung Quốc. Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh
- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Dự báo đoạn Hà Nội - Việt Trì
sẽ có nhịp độ phát triển sớm nền kinh tế cao và đô thị hóa nhanh nên đây là cơ
hội cho Phú Thọ để phát triển kinh tế . Đường Hồ Chí Minh với cầu Ngọc
Tháp cũng tạo ra thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.
Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị có khoảng
30 - 50 vạn dân cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển , nhất là các
huyện phí a hữu ngạn sông Hồng như Tam Nông , Thanh Thủy , Thanh Sơn,
Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều kiện phát triển mạnh hơn . Ngoài ra Phú
Thọ còn có đường sắt , đường sông chạy qua cũng là thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội nhanh hơn.
* Điều kiện tự nhiên
- Đị a hì nh
Điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phí a cuối dãy Hoàng
Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp , gò đồi, độ cao
giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam . Căn cứ vào đị a hì nh , chia Phú Thọ
thành 2 tiểu vùng sau:
Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn , Yên Lập , Hạ Hoà và
một phần của huyện Cẩm Khê có diện tí ch tự nhiên khoảng

182.475,82 ha,

dân số khoảng 418.266 người, mật độ dân số 228 người/km2; có độ cao trung
bình so với mặt nước biển từ 200 - 500 m. Đây là tiểu vùng đang khó khăn về
giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác tiềm năng

nông lâm khoáng sản... để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.
Tiểu vùng trung du đồng bằng gồm thành phố Việt Trì , thị xã Phú Thọ
và các huyện Lâm Thao , Phù Ninh, Thanh Thuỷ , Tam Nông, Đoan Hùng và
phần còn lại của huyện Cẩm Khê

, Hạ Hoà . Diện tí ch tự nhiên khoảng


9

169.489,50 ha, dân số khoả ng 884.734 người, mật độ 519 người/ km2, có độ
cao trung bì nh so với mực nước biển từ 50 - 200m. Đây đang là tiểu vùng có
kinh tế - xã hội phát triển , tiềm năng nông lâm , khoáng sản được khai thác
tương đối triệt để , nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu như : chè,
đậu tương, lạc v.v... Nơi có nhiều khu , cụm, điểm công nghiệp .... Nhưng đã
xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi , còn dải đất ven sông lại
màu mỡ . thuận lợi ch o phát triển chè , đậu tương, lạc, vừng, cây ăn quả , sản
xuất lương thực , chăn nuôi gia súc , gia cầm , nuôi trồng thuỷ sản ... là tiểu
vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải , có đất đai phù hợp cho phát
triển khu công nghiệp và đô thị .
Tóm lại, Phú Thọ có địa hình đa dạng , vừa có miền núi , vừa có trung du
và đồng bằng ven sông , đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng , phong phú để phát
triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồ

ng, vật nuôi có

giá trị kinh tế cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên do
đị a hì nh chia cắt , mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm
năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để p hát triển kinh tế - xã hội phải
đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước v.v...

- Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , điểm nổi bật là mùa
đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bì nh năm khoảng 23oC, tổng tí ch ôn năm
khoảng 8.000oC, lượng mưa trung bì nh năm khoảng 1600 - 1800mm. Độ ẩm
trung bì nh năm khoảng 85 - 87%. Căn cứ vào đị a hì nh Phú Thọ có 3 tiểu vùng
khí hậu sau:
Tiểu vùng 1: các huyện phía Bắc. Lượng mưa trung bình/năm là
1800mm, số ngày mưa 120 - 140 ngày/năm. Nhiệt độ trung bình 22 - 230C.
Là vùng đủ ẩm, mùa đông ít lạnh, thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây
công nghiệp dài ngày.


10

Tiểu vùng 2: các huyện phía Nam. Lượng mưa trung bình/năm 1400 1700mm. Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng
mùa mưa. Độ ẩm không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23,30C.
Tạo điều kiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng
quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao.
Tiểu vùng 3: các huyện miền núi phía Tây. Lượng mưa trung bình/năm
1900mm. Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ
trung bình 21 - 220C. Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn vùng
khác, vì vậy cần chú ý giữ ấm cho cây trồng vào mùa đông.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển
đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả
năng cho năng suất và chất lượng cao. Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị úng
ngập vào mùa mưa và hạn vào mùa khô. Khắc phục hạn chế này cần giải
quyết tốt vấn đề thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng
sinh thái.
- Tài nguyên đất
Diện tí ch đất bằng và hơi bằng , chiếm 44,4%, diện tí ch đất dốc chiếm

51,6%. Do diện tí ch đất dốc lớn đã gây cản trở trong việc bố trí sản xuất nông
lâm nghiệp, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông , thuỷ lợi tốn kém , việc giao
lưu kinh tế trong và ngoài tỉ nh hiện tại còn gặp nhiều khó khăn.
Tỉnh Phú Thọ có 351.858 ha diện tích đất tù nhiên. Trong đó: Diện tích
đất nông nghiệp là 95.987 ha, chiếm 27%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là
134.888 ha, chiếm 38%; diện tích đất chuyên dùng là 21.080 ha, chiếm 5%;
diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 92.495 ha, chiếm 26%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 59.235 ha,
chiếm 61%; riêng đất lúa có 48.437 ha, chiếm 81,7% gieo trồng 2 vụ; diện


11

tích đất trồng cây lâu năm là 12.074 ha, chiếm 12,57%; diện tích đất có mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản là 2.321 ha.
Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 68.836,2 ha; bãi bồi có thể sử
dụng 2.438,1 ha.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: với diện tí ch lưu vực của 3 sông lớn đã có 14.575 ha,
chứa một dung lượ ng nước mặt rất lớn . Sông Hồng có chiều dài qua tỉ nh 96
km, lưu lượng nước cực đại , có thể đạt 18.000 m3/s ; sông Đà qua tỉ nh 41,5
km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s ; sông Lô qua tỉ nh 76 km, lưu lượng
nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghì n hồ , ao lớn ,
nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ đều chứa nguồn nước mặt dồi dào.
Nguồn nước ngầm: có nước ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao , Phù
Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và H ạ Hoà, nhưng có lưu lượng nước khác
nhau. Ở Lâm Thao, Nam Phù Ninh có lưu lượng nước bình quân 30l/s. Ở La
Phù - Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng , chất lượng nước đạt tiêu chuẩn
quốc tế mở ra triển vọng lớn cho phát triển ng ành du lị ch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh với quy mô lớn.

Tóm lại, tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào đủ đáp ứng cho yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội với cường độ cao . Song cần có quy hoạch để
bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng bền vững.
1.1.2. Nét đặc thù trong đời sống kinh tế xã hội người Mường Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 3.532,9km2; có 13
huyện thành, thị, trong đó có 10 huyện miền núi; 218/227 xã, thị trấn miền
núi, trong đó có 188 xã thuộc vùng khó khăn.
Tỉnh có 34 dân tộc chung suống, dân số là 1.316.389 người, trong đó dân
số miền núi có 961.800 người (chiếm 70% dân số toàn tỉnh); riêng dân tộc
thiểu số là 207.398 người (chiếm 21% dân số miền núi và 16% dân số toàn


12

tỉnh). Có 4 dân số sống tập trung thành làng bản, có bản sắc văn hóa riêng là:
Dân tộc Mường (184.141 người), dân tộc Dao (12.986 người), dân tộc Cao
Lan (3.294 người), dân tộc H‟Mông (866 người). Các dân tộc thiểu số khác
do quan hệ hôn nhân, điều kiện công tác nên sống xen kẽ, không thành làng
bản riêng.
Phong tục tập quán của người Mường ở Phú Thọ cũng khá giống với
người Mường ở Hòa Bình cũng như người Mường ở Thanh Hóa… tuy nhiên
cũng có một số nét riêng biệt sau:
- Tên tự gọi:

Mol (hoặc Mon, Moan, Mual)

- Nhóm địa phương: Ao Tá, (Âu Tá), Mọi Bi
- Dân số:

184.141 người


- Ngôn ngữ:

Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (Ngữ

hệ Nam – Á)
- Lịch sử:

Cùng nguồn gốc với người Việt cư trú lâu đời ở các

huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Bản Cói ở Xuân Sơn, Minh Đài, Yên Lập…
* Hoạt động sản xuất
Nông nghiệp lúa nước chiếm vị trí hàng đầu, cây lúa là cây lương thực
chính. Công cụ làm đất chủ yếu là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn nhỏ có
răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cụm gùi về nhà, phơi
khô xếp để trên gác, khi cần dùng thì lấy từng cụm bá vào máng gỗ, dùng
chân chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường Phú
Thọ có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi nhỏ.
Ngoài ruộng nước, người Mường Phú Thọ còn làm nương rẫy, chăn
nuôi gia đình, săn bắn đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải,
đan lát…)
* Ăn
Người Mường thích ăn các món như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau cá đồ. Cơm,
rau đồ chín được dỡ ra rá tãi đều cho khái nát trước khi ăn.


13

Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị
đậm đà của men được đem ra mời khách và uống trong các cuộc vui tập thể.

Phụ nữ cũng như năm giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc
biệt phụ nữ còn có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một
điếu thuốc.
* Mặc
Bộ y phục nữ đa dạng hơn nam giới và còn giữ được nét độc đáo. Khăn
đội đầu là một mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa, yếm, áo cánh
(phổ biến là mầu trắng) thân rất ngắn thường xẻ ở ngực và váy dài đến mắt cá
chân gồm 2 phần chính là thân váy và cạp váy. Cạp váy nổi tiếng bởi các hoa
văn được dệt kì công
Trang sức gồm vòng tay, chuỗi hạt và bộ xà tích 2 hoặc 4 giây bạc có
treo hộp quả đào và móng vuốt hổ, gấu bít bạc.
Thầy mo mỗi khi hành lễ mặc y phục riêng. Đó là chiếc áo dài 5 thân cài
khuy bên nách phải, nhuộm màu xanh hoặc đen, thắt dây lưng trắng, đội mũ
vải nhọn đầu.
*Ở
Người Mường Phú Thọ sống tập trung thành làng xóm, thường ở các
chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối. Mỗi làng có khoảng vài
chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng
cau, cây mít. Đại bộ phận người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái. Phần trên
sàn người ở, ở dưới sàn đặt chuồng gia xúc, gia cầm, để cối gã gạo và các
công cụ sản xuất khác.
Làm nhà mới, khi dựng cột bếp, người Mường ở Phú Thọ có tục làm lễ
nhóm lửa. Gia chủ lấy bẹ chuối cắt hình ba con cá to kẹp vào thanh nứa buộc
lên cột bếp, ở cột cá của bếp còn đặt một quả bí xanh. Trước lúc đun nấu ở
nhà mới, gia chủ làm lễ nhóm lửa xin thần bếp đặt ba hòn đầu rau có một hòn


14

đá cái. Đêm đó gia chủ mời mọi người uống rượu cần dưới ánh sáng của ngọn

lửa không tắt.
* Phương tiện vận chuyển
Phụ nữ chủ yếu dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, bốn góc nẹp
thành thẳng đứng có dây đeo qua vai để chuyên chở. Đôi dậu, đòn gánh có
mấu hai đầu, đòn xóc cũng thường được sử dụng.
Nước sạch được chứa trong ống nứa to, dài hơn 1m, vác vai từ bến nước
về, dựng bên vách để dùng dần.
Quan hệ xã hội: Quan hệ làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ làng
xóm láng giềng. Gia đình 2 – 3 thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ
cha. Quyền con trai trưởng được coi trọng và con trai trong gia đình được
thừa kế tài sản.
* Cưới xin
Trai gái được tự do yêu đương, tìm hiểu, ưng ý nhau thì báo cho gia đình
biết để chuẩn bị lễ cưới. Để dẫn đến đám cưới phải trải qua nhiều lần ướm hái
(kháo thiếng), lễ bá trầu (ti nòm bánh), lễ xin cưới (nòm khảu), lễ cưới lần thứ
nhất (ti cháu), lễ đón dâu (ti chu). Trong ngày cưới, chú rể mặc quần áo đẹp
chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng 10 đấu gạo), trên
miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc chín. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội
nón, mặc váy áo đẹp, ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt hai vạt ở phía
trước, cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 gối tùa để
biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô, dì chú, bác.
* Sinh đẻ
Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị nhiều củi, làm
một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng kín cho vợ đẻ.
Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo cho mẹ vợ và anh chị em họ hàng
nội ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho đứa trẻ bằng


15


dao nứa lấy từ đầu chiếc dui trên mái nhà trước, nếu là con gái thì dùng dao
nứa mái nhà sau. Cuống rốn của các con trong gia đình được đựng chung
trong một ống nứa, họ tin rằng lớn lên anh em sẽ thương yêu nhau.
Ngày sinh con gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo đến cúng trừ mọi
điều xấu hại đến hai mẹ con. Đẻ được 3 – 7 ngày thường có nhiều anh em, bà
con đến thăm hỏi, tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có vải vuông,
vải tù dệt, gia đình khá giả thì mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ, anh em thân
thích thì mừng gạo, mừng tiền.
Người đẻ thường ăn cơm nếp với lá tắc chiềng (loại lá thuốc chống được
bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời gian cữ (7 –
10 ngày), nhất là 3 ngày đầu luôn luôn phải sưởi bên bếp lửa. Trẻ sơ sinh nếu
là trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc giống), nếu là gái thì lại trìu mến gọi
là cách tắc (rau cá). Thường thì trẻ một tuổi mới được đặt tên chính thức.
* Ma chay
Người chết tắt thở, con trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát dao vào
khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người
chết được liệm nhiều lớp vải và quần áo theo phong tục rồi để vào trong quan
tài làm bằng thân cay khoét rỗng, bên ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.
Tang lễ do thầy mo chủ trì, dẫn dắt. Bên cạnh hình thức chịu tang của
con trai, con gái như vẫn thường thấy ở người Việt, riêng con dâu, cháu dâu
chịu tang cha mẹ, ông bà còn có bộ tang phục riêng gọi là bộ quạt ma.
* Lịch
Lịch cổ truyền của người Mường Phú Thọ gọi là sách đọi làm bằng 12
thẻ tre tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau để
biết tính toán, xem ngày giờ tốt xấu để khởi sự công việc.


16

Người Mường Phú Thọ có cách tính lịch với người Mường ở các nơi

khác gọi là cách tính ngày lui tháng tới. Tháng Giêng lịch ứng với tháng 10
âm lịch của các nơi khác.
* Văn nghệ
Hát Xéc bùa (có nơi gọi là Xắc bùa hay Khóa rác) được nhiều người ưa
thích. Thường (có nơi gọi là Ràng Thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi
lao động và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ Mẹng là hình thức hát giao du
tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến.
Bên cạnh đó, người Mường Phú Thọ còn có các thể loại hát khác như:
hát ru, hát đồng dao… dặc biệt còn phải kể đến lễ ca, đó là những áng mo, bài
khấn do thầy Mo đọc và hát trong đám tang. Ngoài sáo, nhị, trống, kèn… thì
cồng chiêng là loại nhạc cụ đặc sắc.
* Chơi
Trò chơi của người Mường Phú Thọ gần gũi với mọi đối tượng. Có
những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, ném
còn… Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở
mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đơn giản, tiện lợi như trò đánh cá
cắt, trò cò le, trò đánh chó hoặc buôn chó…
Nhìn chung, người Mường Phú Thọ thích cuộc sống thảnh thơi, an nhàn
hơn là đua chen để làm giàu lớn như người Kinh và họ tin vào số phận con
người, họ quan niệm rằng phải có phúc, có phận thì mới phát triển làm giàu
được, vì thế họ ít chịu tìm hiểu làm thế nào để tăng năng suất canh tác nên
cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để giúp đồng bào có cuộc
sống no đủ, theo kịp với cuộc sống của các dân tộc anh em đang là vấn đề đặt
ra đòi hỏi Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương phải suy nghĩ,
nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


17


1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
1.2.1. Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc được thể hiện
trong cương lĩnh dân tộc của Lênin gồm ba nội dung chủ yếu: Các dân tộc
hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc có quyền tự quyết, đoàn kết nhân dân lao
động trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức dân tộc và xây dựng mối quan hệ
mới giữa các dân tộc.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác_Lênin, thực chất của bình
đẳng dân tộc là xóa bỏ sự nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác. Từng
bước xóa bỏ sự chênh lệch về sự phát triển giữa các dân tộc, việc thực hiện
bình đẳng dân tộc sẽ góp phần thực hiện bình đẳng xã hội. Sự bình đẳng này
phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội… Để thực hiện điều ấy chỉ có thể đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân mới thực hiện được quyền bình đẳng và quyền tự quyết đúng đắn,
khắc phục thái độ kỳ thị và mới đoàn kết được nhân dân lao động các dân tộc
trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người,
đưa các dân tộc tiến tới bình đẳng, công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong quá trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã bắt gặp tư tưởng Lênin về cách mạng vô sản và vấn đề dân tộc
thuộc địa. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác_Lênin, căn cứ vào thực tiễn
Việt Nam là một Quốc giađa dân tộc, Bác đã nhiều lần căn dặn chúng ta về
việc quan tâm đến cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Người nói:
“Chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Đảng nhận thấy rõ rằng trong điều kiện
một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn
đề nông dân. Cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai
cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền
của công nông [34, tr.17-18]”


18


Người luôn kêu gọi đoàn kết các dân tộc, bởi đoàn kết là một yếu tố cực
kỳ quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam. Người
chỉ rõ:
“Nhờ sức đoàn kết đấu tranh chung của tất cả các dân tộc, nước Việt
Nam ngày nay được độc lập, các đân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân
tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn sự phân
chia nòi giống, tiếng nói làm gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập
phải đoàn kết, bây giờ để giũ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa [36,tr
110]”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta Hồ Chí Minh rất quan tâm
đến việc hoạch định và thực hiện đường lối, chính sách chung của cả nước.
Người nhắc nhở phải tìm cách vận dụng đường lối chính sách chung ấy sao
cho phù hợp với điều kiện của các dân tộc, đồng thời Người cũng quan tâm
đến việc hoạch định và thực hiện những chính sách riêng cho đồng bào các
dân tộc thiểu số, cho riêng miền núi.
Đặc biệt trong Di Chúc Bác Hồ đã căn dặn:
“Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu
đựng gian khổ bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại qua nhiều
năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần
cù. Từ ngày có Đảng nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với
Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa,
nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân [37,tr.511]”.
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân tộc – tộc người ở Việt Nam là có
truyền thống gắn bó từ lâu đời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Do dặc
điểm của cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nhiệt và chống giặc
ngoại xâm, các dân tộc Việt Nam, thiểu số cũng như đa số tùy trình độ kinh
tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán… khác nhau, nhưng đều có chung



19

truyền thống đoàn kết thống nhất, tương thân, tương ái, đồng cam cộng khổ
trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó đã được phát huy
cao độ trong các cuộc đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc
và đang được phát huy trong công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, mà nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác_Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc; xuất
phát từ đặc điểm tình hình các dân tộc ở đất nước ta. Đảng ta, luôn luôn đề ra
chính sách dân tộc đúng đắn ngay từ cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản
Đông Dương, tiếp tục hoàn thiện và thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của
các Đại hội đại biểu toàn quốc, trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và
được khẳng định trong Hiến pháp.
Chính sách dân tộc được thể hiện trong các giai đoạn, trên cơ sở cụ thể
hóa những nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng:
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tháng 8 – 1952, Nghị quyết của
Bộ Chính trị về công tác dân tộc của Đảng đã chỉ rõ: “Các dân tộc sống trên
đất nước Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc [20,tr.38]”.
Sau khi miền Bắc được giải phóng, đất nước thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược cách mạng, miền Bắc trở thành hậu phương lớn của cả nước, Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ III đã đề ra chủ trương:
Đảng và Nhà nước cần có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển kinh tế
và văn hóa ở miền núi, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu
số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và
khả năng to lớn của mình [20,tr.46].



20

Sau khi miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủ
nghĩa xã hội, Đảng ta tiếp tục chủ trương tiếp tục phát huy truyền thống đoàn
kết, yêu nước của toàn dân, đồng thời, coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề
dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng
Việt Nam.
Báo cáo Chính trị lần thứ IV của Đảng đã chỉ ra một cách cụ thể hơn về
chính sách dân tộc cuả Đảng:
Chính sách dân tộc của Đảng là triệt để thực hiện quyền bình đẳng giữa
các dân tộc, tạo ra những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự trênh lệch
về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và đông người, đưa
miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các
dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc phát triển về mọi
mặt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ [19. tr.46].
Đại hội lần thứ VII của Đảng cũng đã chỉ rõ con đường phát triển các
dân tộc và mối quan hệ giữ các dân tộc:
Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự phát triển của cộng
đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống
nhất là một quá trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất
không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo của mỗi dân tộc
[22, tr.16].
Báo cáo Chính trị lần thứ VII đã chỉ rõ:
Thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết tương trợ giũa các dân tộc, tạo
mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ,
gắn bó với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam [23, tr.16].
Xuất phát từ tình hình phát triển không đồng đều giữa các dân tộc trong
lịch sử và sự chênh lệch lớn về đời sống kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa
các vùng miền, Đảng và Chính phủ Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc đổi



21

mới ngày càng nhận rõ việc xóa bỏ sự chênh lệch giữa các vùng miền, đẩy
mạnh xóa đói giảm nghèo thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng dân tộc.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ:
“Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện “bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000, bằng nhiều
phương pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu:
xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khỏe cho
đồng bào các dân tộc, đồng bào vùng cao, vùng biên giới; xóa được mù chữ,
nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân
tộc; xây dựng được cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ và đảng viên của các dân
tộc ở mỗi vùng, các cấp trong sạch và vững mạnh” [24,tr. 125 – 126].
Để cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng từ Đại hội VI, bộ Chính trị đã
ban hành Nghị quyết 22 (ngày 27/11/1989) về một số chủ trương, chính sách
lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị đã nêu quan điểm chỉ đạo rất quan trọng
là: Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược
phát triển nền kinh tế quốc dân. Một mặt, các địa phương miền núi có trách
nhiệm góp phần thực hiện chủ trương chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
chung của cả nước. Mặt khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ
trương, chính sách ở miền núi phải tính đẩy đủ những đặc điểm về tự nhiên,
lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của miền núi nói chung
và của riêng từng vùng, từng dân tộc; trong việc này cần đặc biệt nhấn mạnh
vai trò năng động, sáng tạo của địa phương và cơ sở
Ngày 18/3/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra
quyết định số 72 về chủ trương chính sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế - xã
hội miền núi, nâng cao mức đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đà phát triển



22

mới cho các vùng đồng bào bằng các chương trình dự án cụ thể, phù hợp với
từng vùng, từng địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
Chỉ thị 68 – CT/TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Mường. Chỉ thị đã phân tích
những nguyên nhân chủ yếu của một số sai lầm tồn tại trong việc thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng đối với đồng bào Mường trong thời gian qua;
đồng thời vạch ra kế hoạch phát triển toàn diện về kinh tế, đời sống, văn hóa,
xã hội, an ninh chính trị, công tác quần chúng, xây dựng Đảng và đào tạo cán
bộ người Mường.
Với mục tiêu huy động mọi nguồn lực tại chỗ, phối hợp lồng ghép các
chương trình trên địa bàn để xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu ở mỗi trung tâm
cụm xã, nhằm tạo động lực đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc và miền núi, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Thúc đẩy các hoạt
động văn hóa – xã hội trong tiểu vùng, tạo sự giao lưu giữa các bản, làng và
giữa các cụm xã với đô thị để phát huy sức mạnh cộng đồng, quản lý mọi mặt
đời sống kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, góp phần xây
dựng nông thôn mới vùng dân tộc miền núi.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số: 35/TTg, ngày 13/1/1997
phê duyệt chương trình xây dùng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao.
Chỉ thị số 15/1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củng cố quốc
phòng an ninh ở các xã, phường, biên giới, hải đảo. Để tiếp tục thực hiện chỉ
thị 23 – CT/TW ngày 29/11/1997 của Bộ Chính trị và triển khai thực hiện tinh
thần Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ IV (khóa VIII) về nhiệm
vụ “Tăng cường và nâng cao hiệu quả hỗ trợ các vùng nghèo, xã nghèo” trong
đó có các xã, phường, biên giới, hải đảo.



23

Gần đây Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 133/1998/QĐ/TTg
ngày 23/7/1998 về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc giaxóa đói
giảm nghèo trong giai đoạn 1998 – 2000. Đây là một chương trình tổng hợp
có tính chất liên nghành nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước với mục tiêu: giảm tỉ lệ đói nghèo trong tổng số hộ của cả nước
xuống còn 10% năm 2000.
Tiếp theo là quyết định 135/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998 của Thủ
tướng Chính phủ, phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu của chương trình
nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa
nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát
triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự
an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Thông qua các hệ thống văn bản, từ văn kiện của Đảng, Chính phủ,
pháp luật của Nhà nước cũng như các văn bản dưới luật, CSDT của Đảng và
Nhà nước ta ngày càng được quan tâm ngay cả trong phương diện hoạch định
chính sách đến việc thể hóa và thực hiện trong đời sống.
CSDT không chỉ nêu lên những nội dung xuyên suốt, bao trùm cả một
thời kỳ dài (thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước) mà còn
được xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể, những mục tiêu cụ thể trong từng
thời kỳ, giai đoạn. Để làm được điều đó, cần phải thực hiện đầy đủ các nội
dung cụ thể trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng.
Về kinh tế: Nhiệm vụ kinh tế trong CSDT chính là các chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi và các vùng dân tộc thiểu số nhằm

tạo điều kiện để các dân tộc phát huy tiềm năng và các nguồn lực, đẩy mạnh


24

sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước khắc phục tình
trạng chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền, giữa dân tộc thiểu số với dân tộc
đa số.
Nội dung kinh tế trong CSDT bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều chương
trình cụ thể liên quan đến các cấp, các ngành, từ trung ương đến các địa
phương và cơ sở. Đó là việc xây dựng cơ cấu kinh tế ở miền núi và các vùng
dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ đến việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất và đời sống. Phát triển kinh tế miền núi, các vùng dân tộc thiểu số cũng
gắn liền với những nhiệm vụ cụ thể trong điều chỉnh quan hệ sản xuất, đổi
mới quản lý, giải phóng nguồn nhân lực sản xuất ở miền núi và vùng dân tộc
thiểu số. Các chính sách, chủ trương phù hợp với địa bàn, địa phương và
những đặc điểm canh tác, sản xuất của các tộc người.
Nội dung kinh tế của chính sách dân tộc cũng đòi hỏi phải xây dựng kết
cấu hạ tầng, tạo điều kiện phát triển giao thong, thủy lợi, thông tin liên lạc để
phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu
số.
Về chính trị: Nội dung bao trùm, xuyên suốt của chính sách dân tộc là
thực hiện sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như đa số đều có quyền làm chủ, có đầy
đủ các quyền lợi và nghĩa vụ công dân, có quyền lợi và trách nhiệm xây dựng
thể chế chính trị mới, phát huy vai trò của hệ thống chính trị, dân chủ hóa đời
sống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số. Ý thức chính trị, văn hóa chính trị
(mà trước hết là những thông tin tri thức về đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước về quyền lợi, nghĩa vụ công dân…) được chú ý quan

tâm trong CSDT.


25

Về văn hóa: Nội dung nhiệm vụ văn hóa cũng được phản ánh rất phong
phú trong CSDT của Đảng và Nhà nước ta. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bao hàm các nội dung bảo tồn, phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa, phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng đời
sống văn hóa mới của các dân tộc thiêu số, bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan,
chống các tệ nạn xã hội…, tạo nên sự thống nhất trong sự đa dạng của nền
văn hóa Việt Nam.
Về xã hội: Chính sách xã hội bao hàm nội dung giải quyết các vấn đề xã
hội. Có rất nhiều nội dung, nhiệm vụ cụ thể thuộc chính sách xã hội được
triển khai đan lồng trong nhiều chủ trương chính sách: chính sách xóa đói,
giảm nghèo đối với các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng
sâu vùng xa; chính sách tạo việc làm, chính sách đền ơn đáp nghĩa; chính sách
bảo trợ xã hội; các chính sách về kế hoạch hóa dân số… những chính sách đó
đều phản ánh nội dung xã hội, trong việc thực hiện CSDT của Đảng và Nhà
nước ta.
Về an ninh quốc phòng: CSDT được hoạch định và thực hiện cũng
chính là tạo điều kiện củng cố, xây dựng an ninh, quốc phòng ngày càng vững
chắc. Bởi vậy, xây dựng, phát triển kinh tế văn hóa, xã hội cũng chính là thực
hiện và đáp ứng những yêu cầu về ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội.
Quán triệt đầy đủ các yêu cầu, nội dung nhiệm vụ của CSDT đòi hỏi
chúng ta phải thực hiện sâu sắc rằng, thực hiện đúng đắn CSDT của Đảng và
Nhà nước là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, của các tổ chức trong hệ
thống chính trị các cấp của nước ta chứ không chỉ riêng đồng bào các dân tộc
thiểu số.



×