Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Luận Văn Tín ngưỡng phồn thực của người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.95 KB, 83 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan đoàn thể như Thư Viện Quốc Gia
Hà Nội, Thư Viện Trường Sư Phạm Hà Nội, Bảo Tàng Dân Tộc Học… Tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô, đặc biệt là cô giáo ThS. Trần
Thị Thu Hà - người hướng dẫn trực tiếp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thiện khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tác giả khóa luận

Phạm Thị Vân

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khoá luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần
Thị Thu Hà
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các


tác giả khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khoá luận này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2012
Tác giả khoá luận

Phạm Thị Vân

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
6. Đóng góp của khoá luận ................................................................................ 7
7. Bố cục của khoá luận .................................................................................... 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
Chƣơng 1: Khát chung về đồng bằng Bắc Bộ và tín ngƣỡng phồn thực. .. 9
1.1. Khái quát chung về đồng bằng Bắc Bộ .................................................. 9

1.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 9
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 13
1.1.3. Đôi nét về văn hóa truyền thống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ 15
1.2. Tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam....................................................... 21
1.2.1. Khái niệm tín ngƣỡng phồnn thực ........................................................ 21
1.2.2. Nguồn gốc của tín ngƣỡng phồn thực ................................................... 25
1.2.3. Bản chất của tín ngƣỡng phồn thực ...................................................... 28
1.2.4. Quá trình phát triển của tín ngƣỡng phồn thực ..................................... 30
1.2.5. Đặc điểm của tín ngƣỡng phồn thực ..................................................... 36
Chƣơng 2: Tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ . 40
2.1. Nguồn gốc ra đời tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ ............................................................................................................. 40
2.1.1. Nguồn gốc về kinh tế - xã hội ............................................................... 40
2.1.2. Nguồn gốc về văn hóa – tâm linh ......................................................... 43

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2. Tình hình tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc
Bộ .................................................................................................................... 49
2.2.1 Tín ngƣỡng phồn thực thể hiện trong các nghi lễ .................................. 49
2.2.2. Tín ngƣỡng thể hiện trong các lễ hội dân gian ..................................... 58
2.2.3. Tín ngƣỡng thể hiện dƣới hình thức thờ các biểu tƣợng ...................... 65
2.3. Đặc điểm và vai trò của tín ngƣỡng phồn thực vùng đồng bằng Bắc

Bộ .................................................................................................................... 68
2.4. Tín ngƣỡng phồn thực vùng đồng bằng Bắc Bộ với đời sống văn hóa
đƣơng đại Việt Nam ...................................................................................... 72
2.4.1. Những thuận lợi của đời sống văn hóa đương đại với tín ngưỡng phồn
thực .................................................................................................................. 72
2.4.2. Những thách thức của đời sống văn hóa đương đại đối với tín ngưỡng
phồn thực ......................................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 78

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

1

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp.
Nghề nông là nghề sống chính của nhân dân ta từ ngàn xƣa, hầu hết các dân
cƣ đều là nông dân. Họ chịu khó làm ăn, có kinh nghiệm dày dặn trong cày
cấy, gieo trồng – đặc biệt là nghề trồng lúa nƣớc. Thực tiễn đó đã hình thành
nên cách nghĩ, nếp sống thuần nông của từng cá thể, từng cộng đồng để không
có ít ngƣời cho rằng: Văn minh Việt Nam là văn minh nông nghiệp; Văn hóa
Việt Nam là văn hóa lúa nƣớc; tƣ tƣởng Việt Nam là tƣ tƣởng tiểu nông...

những cái đó đƣợc thể hiện sâu sắc qua các loại hình sinh hoạt văn hóa dân
gian, mà tiêu biểu nhất là mảng tín ngƣỡng phồn thực.
Tìm hiểu về tín ngƣỡng phồn thực là góp phần tìm hiểu diện mạo cuộc
sống của Tổ tiên ta, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc còn sót lại trong các tục
lệ; là khai thác những giá trị tinh thần tổt đẹp trong quá trình dựng nƣớc ở
những con ngƣời lam lũ sáng tạo, chịu thƣơng chịu khó, nặng nghĩa nặng tình
với xứ sở quê hƣơng.
Tín ngƣỡng phồn thực là tín ngƣỡng sùng bái sự sinh sôi nảy nở của
giới tự nhiên và con ngƣời. Hình thức tín ngƣỡng này đƣợc các nhà khoa học
cho là thuộc các cơ tầng văn hóa nguyên thủy, xuất hiện vào thời Đá Mới, khi
bắt đầu có trồng trọt và chăn nuôi (trồng rau, củ....) và đƣợc phổ biến trên
toàn thế giới. Hình thức tín ngƣỡng này đƣợc nuôi dƣỡng và bảo lƣu một cách
tích cực nhất trong môi trƣờng nông nghiệp lúa nƣớc, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, tín ngƣỡng phồn thực là sản phẩm văn hóa của con ngƣời trong
mối quan hệ với tự nhiên trời đất và xã hội con ngƣời. Đặc biệt, với ngƣời
Việt, niềm tin của họ vào tín ngƣỡng phồn thực rất mãnh liệt, ăn sâu vào máu
thịt ngƣời dân và trở thàng một nguồn lực tinh thần to lớn góp phần xây dựng
nên bản sắc văn hóa không thể thiếu của ngƣời Việt xƣa và nay.
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

2

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tìm hiểu những sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng đang trở thành một yêu

cầu của nghiên cứu văn hóa. Đây là vấn đề đặt ra vừa phức tạp, vừa tế nhị, đòi
hỏi phải sớm giải quyết bởi lẽ sinh hoạt văn hoá tín ngƣỡng là một trong
những thành tố quan trọng của văn hóa truyền thống. Chính nó đã góp phần
hình thành diện mạo của bản sắc văn hóa Việt Nam ngày nay.
Việc nghiên cứu về tín ngƣỡng phồn thực giúp chúng ta tìm ra đƣợc
các giá trị văn hóa dân gian truyền thống ẩn mình trong đời sống tâm linh của
ngƣời dân, giúp cho việc lý giải đƣợc các lý do xã hội khiến cho hình thức
sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian này đƣợc bảo lƣu, kế thừa và phát triển trong
cuộc sống đƣơng đại. Đồng thời việc nghiên cứu này cũng có tác dụng bổ
sung cả về phƣơng diện tƣ liệu lẫn nhận định góp phần cho việc nghiên cứu
về tín ngƣỡng phồn thực nói chung và tín ngƣỡng phồn thực của cƣ dân Việt
nói riêng.
Trƣớc những biến động xã hội của đất nƣớc đang trong thời kì đổi mới,
mở cửa và hội nhập, tín ngƣỡng phồn thực một tín ngƣỡng cổ của ngƣời Việt
đang có nguy cơ không còn chỗ đứng trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Điều này đòi hỏi cần có một nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện về tín ngƣỡng.
Nghiên cứu tín ngƣỡng phồn thực nhằm góp phần tìm hiểu, lý giải nguồn gốc,
hiện tƣợng và bản chất của tín ngƣỡng ấy cũng nhƣ các giá trị văn hóa truyền
thống gắn liền với lễ hội cũng là một hoạt động thiết thực góp phần vào việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.
Với những lý do trên tác giả chọn đề tài Tín ngưỡng phồn thực của
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam tín ngƣỡng phồn thực cũng là đối tƣợng nghiên cứu của
một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Tín ngƣỡng phồn thực có những ý
nghĩa, giá trị văn hóa nhất định trong đời sống nhân dân, đã tồn tại rất lâu

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà



Khoá luận tốt nghiệp

3

Trường ĐHSP Hà Nội 2

trong đời sống dân dã của cƣ dân Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và là một vấn đề
không còn mới mẻ, có rất nhiều tác giả cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này.
Đầu tiên phải kể đến bộ sách của học giả Toán Ánh (1969), Nếp cũ hội
hè đình đám (2 quyển), (Tái bản 2005 – quyển thƣợng), NxB Trẻ, Tp.HCM .
Tập hợp và giới thiệu nhiều lễ hội cổ truyền. Đây chính là bộ sƣu tầp đầu tiên
về các lễ hội cổ truyền Việt Nam. Tác giả đã giới thiệu và phân tích khá cặn
kẽ về các “thần tích” cùng các “cổ tục” với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đặc biệt
tác giả dành một phần riêng cho việc trình bày những đặc tính của các cổ tục
Việt Nam trong hội hè đình đám. Ngoài những mô tả, tác giả còn đƣa ra
những ý kiến và những lập luận khá sâu sắc lý giải về yếu tố phồn thực, tính
“dâm, tục” trong những trò diễn, trò chơi phong tục. Đặc biệt tác giả còn đề
cập đến sự ảnh hƣởng của tƣ duy nông nghiệp coi nặng yếu tố phồn thực đến
những sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân.
Tiếp theo phải kể đến cuốn sách Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở
Việt Nam, (NxB KHXH, 2001), do tác giả Ngô Đức Thịnh chủ biên. Đây thực
sự là một công trình chuyên sâu về tín ngƣỡng và các vấn đề tín ngƣỡng ở
Việt Nam. Trong công trình này, tín ngƣỡng phồn thực chỉ đƣợc tiếp cận dƣới
dạng các nghi lễ phồn thực và đƣợc nhắc tới nhƣ một loại nghi lễ nằm trong
hệ thống các nghi lễ của tín ngƣỡng nông nghiệp. Tuy không phân tích và đi
sâu vào tín ngƣỡng phồn thực nhƣng công trình đã trình bày khá đầy đủ các
vấn đề của tín ngƣỡng bản địa này, từ việc điểm qua về bản chất của tín

ngƣỡng phồn thực, chứng minh sự tồn tại và phát triển của tín ngƣỡng phồn
thực bằng các di tích hiện còn tồn tại cho đến việc phân loại các nghi lễ phồn
thực theo đối tƣợng thờ, hình thức thờ, các trò diễn, trò đùa, phong tục mang
tính phồn thực.
Đặc biệt trong tác phẩm Văn hóa nõ nường, NxB KHXH, HN. của tác
giả Dƣơng Đình Minh Sơn (2008), nhiều vấn đề liên quan đến nõ nƣờng đƣợc
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

4

Trường ĐHSP Hà Nội 2

lý giải. Một số khía cạnh về tín ngƣỡng phồn thực đã đƣợc tiếp cận theo
hƣớng mới khi ông lý giải về hình tƣợng nõ nƣờng đƣợc thể hiện khác nhau
trên trống đồng Ngọc Lũ, trên Thạp Đào Thịnh hay qua những công cụ lao
động hàng ngày nhƣ chày xát bàn nghiền, cày cuốc, chày cối, dùi mẹt.... nhiều
biểu tƣợng nõ nƣờng đã đƣợc tác giả giải mã thông qua những nghiên cứu về
“tƣợng đá ông chồng bà chồng”..... Đặc biệt tác giả cũng khảo cứu riêng về
tín ngƣỡng phồn thực và nõ nƣờng qua các lễ hội nhƣ “lễ hội nõ nƣờng ở các
làng” “lễ hội ông Đùng bà Đà”.....
Nếu nhƣ ở các công trình trên tín ngƣỡng phồn thực không phải là đối
tƣợng nghiên cứu chính mà chỉ là đối tƣợng gián tiếp đƣợc nhắc đến, đàm luận
khi nói tới các tín ngƣỡng dân gian của dân tộc (Tín ngưỡng và văn hóa tín
ngưỡng ở Việt Nam), tới các loại hình lễ hội nông nghiệp ( Lễ hội nông nghiệp
Việt Nam) hay tới các cổ tục xƣa với nhiều trò chơi, trò diễn phong tục (Nếp cũ

hội hè đình đám)... thì ở một số bài viết chuyên sâu đăng trên các tạp chí
chuyên ngành, tín ngƣỡng phồn thực trở thành đối tƣợng nghiên cứu chính.
Bài viết Tín ngưỡng phồn thực, nhìn từ góc độ văn hóa lịch sử của Đỗ
Lai Thúy (1994), Tạp chí VHNT, 122 (số 8), tr.16-18. Bài viết giúp ngƣời đọc
có đƣợc cái nhìn khái quát về tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam ngay từ
những ngày đầu xuất hiện “tự nhiên nhƣ cây cỏ” trong đời sống nông nghiệp
nhƣ một “nguyên tắc thiết yếu” hay một cái gì đó nhƣ là “đạo sống”, “đạo
sinh tồn”. Theo dòng lịch sử, các biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực ở Việt
Nam cũng trình bày đầy đủ và mang tính khái quát cao.
Ở một số các bài viết khác nhƣ Nguyễn Minh San (1998), “Lễ thức
phồn thực trong sinh hoạt văn hóa dân gian ở Phú Thọ”, Tạp Chí VHNT, 183
(số 9), tr, 41 – 43. Nguyễn Văn Hậu (1999), “Biểu tượng phồn thực trong lễ
hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam và các nước Đông Nam Á”, Tạp chí
VHNT, 183 (số 9), tr. 68-71. Đặng Hoài Thu (2008), “Tín ngƣỡng phồn thực
qua một số trò diễn hội làng” Tạp chí VHNT, (số 12), tr 34-37... Tín ngƣỡng
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

5

Trường ĐHSP Hà Nội 2

phồn thực lại đƣợc tiếp cận một cách cụ thể hơn bằng việc giải mã biểu tƣợng
của nó trong lễ hội, tìm hiểu bản chất tín ngƣỡng qua các trò diễn trong hội
làng hoặc nghiên cứu ý nghĩa tín ngƣỡng bằng việc nhận diện các lễ thức
phồn thực trong các lễ hội ở địa phƣơng khác nhau…Tuy nhiên thì các bài

viết này mới nghiên cứu tín ngƣỡng phồn thực theo nhiều hƣớng tiếp cận nhỏ,
lẻ tẻ hoặc theo từng vùng mà chƣa có một nghiên cứu tổng quan và sâu rộng
về tín ngƣỡng. Mặc dù vậy thì những nghiên cứu này cũng đã cung cấp những
tƣ liệu phong phú những kết quả xác thực, những kiến giải có giá trị để chúng
ta có những cái nhìn toàn diện về tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam.
Tín ngƣỡng phồn thực trở thành đề tài nghiên cứu khoa học của các
nhiều tác giả nhƣ tác giả Vũ Anh Tũ (xuất bản 2009) Luận Án nhan đề Tín
ngưỡng phồn thực trong lễ hội dân gian người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Luận
án đã mô tả, nghiên cứu biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực trong các lễ hội
dân gian ở Bắc Bộ để từ đó tìm ra bản chất, sự vận động và biến đổi của tín
ngƣỡng này trong tâm thức dân gian cũng nhƣ những giá trị của nó trong đời
sống tinh thần của ngƣời dân. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn các giá trị
của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống văn hoá đƣơng đại, góp phần gìn giữ
bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phú Nhuận (2001)
với đề tài Đồ gốm thờ trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ (từ thế kỷ 15 đến nay). Luận án cho chúng ta một cái nhìn
khái quát chung về tôn giáo, tín ngƣỡng của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc
Bộ, nêu lên những biểu hiện cụ thể của tín ngƣỡng phồn thực ở đồng bằng
Bắc Bộ, những điểm khác biệt của tín ngƣỡng phồn thực của ngƣời phƣơng
đông và phƣơng tây.
Có thể thấy việc nghiên cứu tín ngƣỡng phồn thực ở Việt Nam đã đƣợc
các nhà khoa học và những nhà văn hóa dân gianViệt Nam để tâm nghiên cứu,
tìm hiểu và giải mã. Tuy nhiên những thành quả mà cho đến nay các nhà khoa
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp


6

Trường ĐHSP Hà Nội 2

học gặt hái đƣợc vẫn còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi cuả những ngƣời
muốn tìm hiểu về tín ngƣỡng dân gian này. Hành trình nghiên cứu về tín
ngƣỡng phồn thực, một tín ngƣỡng cổ xƣa và là tín ngƣỡng bản địa của dân tộc
vẫn còn không ít khoảng trống, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu.
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống những lý luận cơ bản về tín ngƣỡng phồn thực trên thế giới
nói chung và ở Việt Nam nói riêng, qua đó giới thiệu khái quát chung về sự ra
đời, hình thành và phát triển cũng nhƣ hình thức biểu hiện của tín ngƣỡng này
trong tâm thức và đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của ngƣời Việt Nam.
Nghiên cứu biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống của
Ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ từ đó tìm ra những nét đặc sắc, sự vận
động và biến đổi của tín ngƣỡng này trong tâm thức dân gian cũng nhƣ những
giá trị của nó trong đời sống tinh thần của ngƣời dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng mghiên cứu chính của khóa luận là tín ngưỡng phồn thực
của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
* Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ hạn chế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tìm hiểu về tín
ngưỡng phồn thực của người Việt sinh sống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Những nội dung và biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực trong lễ hội
đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay trên cơ sở so sánh, đối chiếu với
những giai đoạn trƣớc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
*Phương pháp luận

Khóa luận dựa vào những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, theo
phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét đánh giá tín
ngƣỡng dân gian này.
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

7

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận quán triệt quan đểm của Nhà nƣớc và Đảng Cộng Sản Việt
Nam trong việc đánh giá di sản văn hóa dân tộc cũng nhƣ quan điểm tôn trọng
quyền tự do tôn giáo tín ngƣỡng của nhân dân trong khuôn khổ quy định pháp
luật của nhà nƣớc, và công tác bảo tồn di sản văn hóa nhằm lƣu giữ những giá
trị của tín ngƣỡng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
*Các phương pháp cụ thể
Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: địa-văn hóa, vùng văn
hóa kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử văn hóa để tìm hiểu bản chất
cũng nhƣ quá trình vận động của hiện tƣợng văn hóa tín ngƣỡng này trong
mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên-kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu nói trên, khóa luận
còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu,
phƣơng pháp khảo sát thống kê, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, miêu tả,
diễn dịch…để tìm hiểu về tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống tâm linh của
ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.

6. Đóng góp của khoá luận
Hệ thống hoá các tƣ liệu có liên quan đến tín ngƣỡng phồn thực; cung
cấp khá đẩy đủ tƣ liệu về tín ngƣỡng phồ thực của ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ, có thể phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo về tín ngƣỡng phồn
thực này cũng nhƣ góp phần nhỏ tƣ liệu cho nghiên cứu tín ngƣỡng nói chung
ở Việt Nam.
Nghiên cứu và phân tích những đặc trƣng cơ bản của tín ngƣỡng phồn
thực cũng nhƣ vai trò của nó trong đời sống tâm linh của của ngƣời Việt.
Khoá luận làm rõ những đặc điểm biểu hiện của tín ngƣỡng phồn thực và ý
nghĩa của nó, lý giải bản chất, nội dung hình thức biểu hiện của tín ngƣỡng
phồn thực trong đời sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

8

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Bằng việc nghiên cứu xu thế vận động và biến đổi của tín ngƣỡng phồn
thực theo không gian và thời gian, khoá luận tìm hiểu, xác định giá trị văn
hoá, xã hội của tín ngƣỡng phồn thực đối với quá trình phát triển tộc ngƣời và
lịch sử văn hoá của ngƣời Việt ở Bắc Bộ.
Làm rõ nhữg giá trị của tín ngƣỡng phồn thực trong đời sống tinh thần
của ngƣời dân; những tác động của đời sống đƣơng đại với tín ngƣỡng phồn
thực

7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 2
chƣơng:
Chương 1: Khát quát chung về đồng bằng Bắc Bộ và tín ngưỡng phồn thực.
Chương 2: Tín ngưỡng phồn thực của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

9

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀ TÍN NGƢỠNG PHỒN THỰC
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Trong giới các nhà nghiên cứu về địa lý họ cũng đã đƣa ra nhiều ý kiến
khác nhau về giới hạn đồng bằng Bắc Bộ. Theo nhƣ các nhà địa lý học thời
Pháp thuộc vào những năm đầu của thế kỉ này, họ đã dùng đƣờng bình độ
25m làm giới hạn của đồng bằng, gần phù hợp với ranh giới của trầm tích phù
sa kỷ Đệ tứ của địa chất học. Diện tích của đồng bằng Bắc Bộ cũng đƣợc hiểu
là châu thổ Bắc Bộ rộng 14.700km2.

Đồng bằng Bắc Bộ đƣợc xem nhƣ là một tam giác cân, đích là Việt Trì
và phần đáy từ Quảng Yên đến Ninh Bình. Theo số liệu thống kê của Tổng
Cục thống kê thì đồng bằng Bắc Bộ là sự hợp nhất của hai nhóm phóng vật
khổng lồ của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
Vùng đất cao ven đồng bằng có liên quan đến các thềm phù sa cổ,
thƣờng đƣợc quen gọi là vùng trung du. Đây sẽ là vùng vành đai công nghiệp
tƣơng lai, vừa phục vụ cho đồng bằng trong xu thế tiết kiệm đất của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cái nôi đầu tiên của đồng bằng, lấy Hà Nội làm tâm đƣợc phân ra 2
phần: từ Hà Nội lên đến đỉnh của châu thổ là phần thƣợng châu thổ, từ Hà Nội
đổ xuống Nam Định – Hải Dƣơng là phần trung Châu thổ.
Vùng hạ châu thổ với các cồn cát ven biển, các bãi phù sa, các cửa sông
hình phễu, các bồn trũng ở rìa... châu thổ Bắc Bộ tiến ra biển vào khoảng
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

10

Trường ĐHSP Hà Nội 2

100m một năm. Từ khi hình thành tới nay châu thổ Bắc Bộ đã tiến ra đến
khoảng 160km. Ngƣời Việt có quan niệm ngƣời tăng thì đất cũng tăng với sự
hình thành của châu thổ Bắc Bộ, ngƣời Việt vẫn còn sống trong tƣ duy huyền
thoại về đẻ đất, đẻ nƣớc. Một kỉ lục về đẻ đất, những vẫn kém xa về kỉ lục đẻ
ngƣời, cho nên tấc đất tấc vàng tính bình quân theo đầu ngƣời ngày càng giảm
sút nghiêm trọng [ 10, Tr 10]

Nhƣ vậy đồng bằng Bắc Bộ trải rộng từ vĩ độ 21°34´Bắc (huyện Lập
Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´Bắc (huyện Kim Sơn) từ 105°17´ (huyện
Ba Vì) đến 107°7´Đông (trên đảo cát bà) toàn vùng có diện tích 1500 km2
chiếm 4,5% S của cả nƣớc.
*Địa hình: Đồng bằng Bắc Bộ đƣợc hình thành trên một vùng không
thuần nhất của các trầm tích từ thời tiền Cambri đến Nêôgen chiều dầy trầm
tích không đồng đều ở trung tâm từ 80m đến 120m, phần rìa chỉ còn vài mét
hoặc lộ ra cả lớp đá gốc. Vùng thƣợng châu thổ, chiều dài trầm tích lớn, trên
80m, độ cao nhất so với kiến tạo cũng chỉ khoảng 25m, vùng 2 bên ở các
vùng trũng còn cao khoảng 7 – 9m. Vùng trung châu thổ - vùng đất chỉ còn
cao hơn mực nƣớc biển khoảng 6 đến 8m. Vùng hạ châu thổ độ cao này chỉ
còn khoảng 2 đến 0,5m. [10, Tr 24].
Đồng bằng Bắc Bộ nói chung là một vùng đất bằng phẳng, nói theo
kiểu đơn giản là cò bay thẳng cánh. Tuy vậy, do các vận động kiến tạo, do các
quá trình bồi đắp, nên trong đồng bằng vẫn còn những đồi sót, những cồn,
những ô trũng...
Điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Bắc Bộ đó là do sự bồi tụ phù sa
của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thì đây là địa bàn của mạng lƣới
sông ngòi dày đặc với sông Đuống, sông Bạch Đằng, sông Luộc ở bên trái sông
Hồng và các sông Đáy, sông Nhuệ, Phủ Lý, Nam Định ở bên phải...đã tạo
thành một đặc điểm tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn tới đời sống kinh tế - xã hội
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2

cũng nhƣ đời sống văn hóa cộng đồng dân cƣ ở đây. Đó là việc hàng năm Bắc
Bộ đón nhận một lƣợng phù sa khổng lồ chảy qua các nhánh sông ra biển
Đông. Từ đó việc hình thành nên một vùng đồng bằng thuộc loại lớn nhất ở
nƣớc ta, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai cho canh tác nông nghiệp.
*Đất: Tính phì nhiêu của đất đai ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là điều
không còn phải tranh cãi. Tuy vậy, cũng có ngƣời cho rằng đây là loại đất
nghèo mùn, nhƣng cũng có ngƣời lại cho rằng lƣợng mùn nhƣ thế là khá cao.
Đồng bằng Bắc Bộ luôn đƣợc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình hàng
năm bồi đắp một lƣợng phù sa lớn và màu mỡ. Tổng lƣợng nƣớc sông Hồng
lên đến 114000m3/năm, lƣợng phù sa trung bình 100 triệu tấn/năm, độ PH
trung tính (7,0) lƣợng đạm 14g/m3, lƣợng mùn 2,76 – 3,48g/m3. Phù sa sông
Thái Bình độ pH thấp hơn (4,2 – 6,0). Đất ngoài đê giàu dinh dƣỡng (nhiều
N,P,K) điều kiện cơ giới nhẹ. Đất nội đồng là đất thích hợp cho việc trồng lúa
nƣớc. Tuy nhiên để có thể canh tác ở một vùng sông nƣớc chằng chịt nhƣ ở
đồng bằng Bắc Bộ thì công tác trị thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy đây cũng là vùng đất có truyền thống thâm canh, đào đắp đê
điều, làm thủy lợi để canh tác lúa và rau màu.
Môi trƣờng tự nhiên ở đây đã hƣớng con ngƣời vào làm nông nghiệp
thuần túy: cƣ dân chủ yếu là nông dân và văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc. Bên
cạnh đó nghề làm vƣờn đào ao nuôi cá cũng có những bƣớc phát triển nhất
định. Vƣờn tƣợc ao, hồ đem lại cho cƣ dân ở đây các loại rau quả, hoa màu
thủy sản... đảm bảo cho một nền kinh tế tự cấp tự túc.
Tuy nơi đây có dải bờ biển tƣơng đối dài nhƣng cƣ dân Bắc Bộ ít khai
thác đƣợc nguồn tài nguyên này. Nếu có cũng chỉ là việc đánh bắt quy mô
nhỏ bằng thuyền lƣới thô sơ và phát triển thêm nghề làm muối. Do đó trong
văn hóa của cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ thì yếu tố “Biển” khá nhạt còn yếu tố
sông nƣớc, ruộng vƣờn lại khá đậm nét.


Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

12

Trường ĐHSP Hà Nội 2

*Nƣớc: Nƣớc ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là nƣớc trên bề mặt,
nƣớc ngầm nƣớc khoáng và nƣớc biển. Nƣớc trên bề mặt chủ yếu vẫn là
nguồn cung cấp cho các hệ thống thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp, với hai
hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình trong đó sông Hồng cung
cấp khoảng 48%, sông Thái Bình có lƣợng nƣớc là 8,6km3/năm. Bên cạnh đó
còn có hàng loạt các con sông lớn nhỏ khác nhƣ sông Lô khoảng 27%, còn lại
là do sông Thao cung cấp.
Sông Hồng qua Sơn Tây lƣợng dòng chảy bình quân 120km3/năm sang
sông Luộc 9,5km3/năm, sông Trà Lý 11km3/năm đến cửa Ba Lạt còn
33,4km3/năm. Sông Thái Bình lƣợng nƣớc 8,6km3/năm tiếp nhận sông Đuống
lên 37km3/năm chuyển cho sông Kinh Thầy 17km3/năm còn lại 20km3/năm
đổ ra biển.
Với hệ thống sông ngòi dày đặc nhƣ vậy đã cung cấp hàng năm một
khối lƣợng nƣớc lớn cho sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nhờ
vậy ngành nông nghiệp trồng lúa nƣớc phát triển mạnh mẽ.
*Khí hậu và thời tiết:
Đặc điểm chung nƣớc ta là hẹp ngang, nằm trải dài trên nhiều vĩ độ,
tiếp giáp hai mặt với Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng cho nên khí hậu rất
phức tạp đồng bằng Bắc Bộ đƣợc phân vào loại hình đặc biệt của khí hậu

nhiệt đới gió mùa với đủ bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhiệt độ
trung bình năm ở Hà Nội là 23,4°C, Nam Định là 23,5°C. Với nền gió mùa
cực đới mà nhân dân hay gọi là gió mùa đông bắc tạo nên một mùa đông lạnh,
khô và nửa cuối mùa rất ẩm ƣớt. Độ rét trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ là
15°C có năm xuống đến 6 - 7°C nhƣng vì độ ẩm cao từ 82 đến 83% do vậy
tạo nên một không khí giá buốt, mùa hè có lúc trên 40°C.
Có thể thấy tính thất thƣờng của không khí còn đƣợc thể hiện ở độ dài
của mùa. Mùa đông dài khoảng 105 ngày mùa hè ngắn chỉ khoảng 75 ngày.
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

13

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Theo lý thuyết độ dài trung bình của một mùa 90 ngày, ngoài ra tính thất
thƣờng này còn thể hiện ở cƣờng độ của mùa.
Lƣợng mƣa trong vùng nhìn chung là không đồng đều, mùa mƣa bắt đầu
ở đồng bằng Bắc Bộ thƣờng từ tháng 5 và kết thúc vào hai tháng 7, 8 hai tháng
điển hình của mùa hè ở đồng bằng Bắc Bộ, lƣợng mƣa mùa hè chỉ chiếm đến
80 – 85% lƣợng mƣa năm. Lƣợng mƣa thƣờng gấp hai lần lƣợng bốc hơi. Ở Hà
Nội lƣợng mƣa trung bình 1668mm, lƣợng bốc hơi là 776mm, cân bằng độ ẩm
là 902mm [10, Tr 29] Với nền khí hậu hết sức đặc biệt của đồng bằng Bắc Bộ
nhƣ vậy nó vừa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp
lúa nƣớc khá lâu đời, bên cạnh đó nó cũng gây ra những mặt khó khăn hạn chế
nhƣ nơi đây thƣờng xảy ra những trận bão tƣơng đối sớm.

1.1.2. Điều kiện về Kinh Tế - Xã hội
Đồng bằng Bắc Bộ vốn đƣợc xem là đồng bằng châu thổ phì nhiêu có
truyền thống trồng lúa nƣớc từ lâu đời. Hơn nữa đồng bằng Bắc Bộ có mật độ
dân số khá cao: ở Hà Nội dân số 2194,4 nghìn ngƣời mật độ dân số 2383
ngƣời/km2, Hải Phòng tổng dân số là 1615,1 ngƣời mật độ trung bình là 1075
ngƣời/km2, Hải Hƣng có tổng dân số 2708,6 ngƣời, mật độ trung bình
1747ngƣời /km2...[10, tr 20]
Với mật độ dân số khá đông nhƣ vậy nên đồng bằng Bắc Bộ từ lâu đã
đi vào hƣớng thâm canh cây lúa. Nhƣng nơi đây vốn đƣợc xem là vùng đất
chật ngƣời đông, ít đất canh tác, nhất là ở các vùng chiêm trũng chỉ trồng lúa
một vụ, do vậy ngƣời dân có nhiều thời gian nhàn rỗi (nông nhàn). Bởi thế
nơi đây hình thành thêm nhiều nghề khác để phục trợ kinh tế. Hàng trăm nghề
thủ công đã xuất hiện, phát triển và có lịch sử lâu đời đƣợc nhân dân cả nƣớc
biết tới nhƣ nghề gốm, dệt, luyện kim, đúc đồng…. đƣa đến sự ra đời của các
làng nghề và các phƣờng hội thủ công. Dần dần trở thành một hình thức sinh
hoạt mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu trao đổi các mặt hàng nông sản hay

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

14

Trường ĐHSP Hà Nội 2

hàng hóa giữa các làng nghề với nhau xuất phát từ những nhu cầu đó dần hình
thành nên các chợ quê. Hình thức phƣờng hội thủ công và thƣơng nghiệp chợ

quê của ngƣời Việt Bắc Bộ đã làm nên một nét đặc trƣng riêng mà theo G.S
Phan Đại Doãn nhận xét “là sự hòa tan của đô thị vào trong nông thôn làm
nên nét độc đáo của nông thôn Việt Nam so với thành thị và nông thôn ở
Châu Âu” [5, tr12].
Trong suốt 30 năm chiến tranh (1945 – 1975) nó đã để lại hậu quả nặng
nề đối với cả nƣớc và những ngƣời nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng
không nằm ngoài sự tàn phá đó, họ phải cùng lúc tiến hành khôi phục lại nền
kinh tế cùng với đó là làm công tác hậu phƣơng lớn một hạt gạo lúc này phải
chia ba, chia tư. Do vậy nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp lúc này đƣợc đặt ra
bức thiết hơn bao giờ hết. Tuy vậy, trong suốt thời kỳ đất nƣớc thống nhất
1975 cho tới năm 1990 phải trải qua gần 15 năm phát triển, rút kinh nghiệm,
bên cạnh đó nhận thức ở mỗi vùng là khác nhau mà chủ yếu là do nhu cầu tự
túc lƣơng thực bằng mọi giá do vậy đã hình thành nên cách làm ăn khép kín.
Với những phƣơng pháp đề ra bƣớc đầu nó đã tạo ra đƣợc bƣớc chuyển biến
nhảy vọt, tuy vậy môi trƣờng nông thôn ở đồng bằng vẫn chuyển biến theo
hƣớng xấu. Nền sản xuất của vùng thực sự có bƣớc khởi sắc phải tới khi thực
hiện đổi mới, kinh tế đã có bƣớc tiến nhảy vọt, nhân dân trong khu vực không
những thoát khỏi tình trạng nền kinh tế tự cấp tự túc và dần dần đi vào chỗ đủ
ăn và từ từ chuyển sang làm giàu.
Những cƣ dân ở đồng bằng Bắc Bộ thƣờng sống quần tụ thành làng,
đây là đơn vị xã hội Việt Nam. Tiến trình lịch sử đã khiến cho làng Việt Bắc
Bộ trở thành một tiểu xã hội trồng lúa nƣớc. Nhƣ vậy cƣ dân ở đồng bằng Bắc
Bộ họ sống định cƣ thành các làng và làng là cộng đồng cơ bản nhất của
ngƣời dân Bắc Bộ. Tổ chức làng bản đặc biệt quan trọng với ngƣời dân Việt
vì đó là địa bàn sản xuất, là hành lang bảo vệ quyền lợi, bảo vệ thành quả lao

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà



Khoá luận tốt nghiệp

15

Trường ĐHSP Hà Nội 2

động cho ngƣời nông dân. Sản xuất nông nghiệp lâu đời tạo nên nối tƣ duy
nông nghiệp của ngƣời nông dân đó là tạo dựng một cuộc sống ổn định, lâu
dài không chuyển dịch, một lối sống ngƣng đọng của nền kinh tế tự cấp tự túc
với tâm ly bình quân cộng cảm trên cơ sở văn hóa và tín ngƣỡng.
1.1.3. Đôi nét về văn hóa truyền thống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
* Lịch sử hình thành người Việt và vùng văn hóa Bắc Bộ
Lịch sử hình thành người Việt: Theo nhƣ công bố của Tổng cục trƣởng
Tổng cục thống kê ngày 2.3.1979 thì tộc Việt đƣợc ghi là: Kinh (Việt) [10,
tr38]. Theo những cứ liệu điền dã dân tộc học ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
chúng ta thấy ở đây còn có những nhóm ngƣời họ Kênh. Kinh và Kênh vốn
đồng âm vì những kí tự Nôm có thể đọc theo hai cách. Kênh có liên quan đến
âm Yuan , tiếng Hán trong văn giáp cốt, ký tự Việt đƣợc dùng để chỉ những
tộc ngƣời xa lạ với vùng Trung Nguyên. Ngoài ra ký hiệu Việt còn đƣợc viết
nhƣ những vũ khí nó có thể là những chiếc rìu, bôn có vai. Ngoài ra Việt cũng
đƣợc ghi với bộ Mễ có nghĩa là gạo, hơn nữa Việt còn là những cƣ dân thuộc
các nền văn minh lúa nƣớc nó khác biệt hoàn toàn với các cƣ dân chuyên
trồng kê vùng Trung Nguyên.
Nhiều nhà nghiên cứu đã sƣu tầm không ít các tộc danh cụ thể có liên
quan đến ngƣời Việt. Siêu tộc danh Việt này rất nhiều, ví dụ nhƣ: Điền Việt,
Mân Việt…nhƣng liên quan đến vùng đồng bằng Bắc Bộ có hai tộc danh: Lạc
Việt và Âu Việt. Lạc Việt và Âu Việt là những nguyên tộc, cơ sở cho sự phân
hóa đa dạng của các tộc ngƣời hiện nay. Cũng dựa vào các cứ liệu khác trong
quá trình Hán hóa ngƣời xƣa gọi là Sinh Việt hay Thục Việt, và dựa vào các

hình thức cƣ trú thì còn gọi là Thủy Việt hay Sơn Việt.
Trong suốt chiều dài lịch sử ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã trải qua
nhiều thế kỉ đƣơng đầu với mƣu đồ đồng hóa của ngoại bang, nhƣng với bản
lĩnh và truyền thống lâu đời họ đã tự tái tạo nên những bản sắc riêng của một

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

16

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nền văn hóa bản địa đạt trình độ phát triển khá cao, kết tinh và cởi mở. Bên
cạnh đó, những cƣ dân Việt ở đồng bằng họ cũng có một quá trình giao lƣu
với các dân tộc miền núi nhƣ Mƣờng, Thái, Tày.... và ngƣời Hán rồi tiếp đó
giao lƣu với những ngƣời Việt ở những vùng khác. Do vậy đồng bằng Bắc
Bộ vừa mang trong mình những truyền thống lâu đời bền chắc, vừa thích ứng
và theo kịp với những biến động lịch sử.
Vùng văn hóa Bắc Bộ: Đặc điểm của một vùng văn hóa chính là kết tinh
những tri thức ứng xử với tự nhiên xã hội, ứng xử với những ảnh hƣởng áp đặt
từ bên ngoài của cƣ dân sống trong vùng văn hóa đó. Đối với ngƣời Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ, văn hóa bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, tự nhiên và xã hội
bản địa đã tạo nên nền văn minh lúa nƣớc với nhiều đặc trƣng, trong đó có tín
ngƣỡng phồn thực. Theo tiêu chí đánh giá của G.S.TS Ngô Đức Thịnh có nghĩa
đó là: “một vùng lãnh thổ có những tƣơng đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân
cƣ sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc là lịch sử, có

những tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ra
những giao lƣu, ảnh hƣởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình thành
những đặc trƣng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần của cƣ dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác [7, tr 64].
Khi nói đến đặc điểm của một vùng văn hóa nào đó ngƣời ta nói đến
những đặc trƣng văn hóa vùng đó đƣợc phân biệt với các đặc trƣng văn hóa
của vùng khác nhau trong đó nhấn mạnh đến những đặc trƣng “trội” tạo nên
cái hồn, cái “tính cách” riêng của vùng đó. Đối với vùng văn hóa Bắc Bộ đặc
trƣng trội ấy bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, tự nhiên xã hội riêng có, tạo nên
cốt cách riêng thấm đƣợm vào tâm thức của dân gian vào các di tích lịch sử,
vào lối sống, nếp sống của cƣ dân nhƣ việc làm lụng, nếp ăn mặc đi lại giao
tiếp, nếp vui chơi giải trí, phong tục, lễ nghi tín ngƣỡng, lễ hội.
Tuy nhiên, hiện nay cách nhìn nhận và phân chia các vùng văn hóa ở
Việt Nam vẫn chƣa đƣợc thống nhất cao trong giới nghiên cứu, chẳng hạn
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

17

Trường ĐHSP Hà Nội 2

nhƣ GS.TS.Ngô Đức Thịnh cho rằng ở nƣớc ta có 7 vùng văn hóa là: Việt
Bắc, Tây Bắc, Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải Bắc Trung Bộ,
Duyên Hải Trung và Nam Trung Bộ, Trƣờng Sơn – Tây Nguyên và Nam Bộ.
Các tác giả, GS. Đinh Gia Khánh và Cù Huy Cận xác định nƣớc ta có 9 vùng
văn hóa: Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng miền Bắc, Vùng Nghệ - Tĩnh, Thuận

Hóa – Phú Xuân, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng miền Nam, Thăng
Long – Đông Đô – Hà Nội và GS. Trần Quốc Vƣợng phân văn hóa Việt Nam
thành 6 vùng: Tây Bắc, Việt Bắc, Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ…
Trong khóa luận này, khi nghiên cứu về tín ngƣỡng phồn thực của
ngƣời Việt tác giả đặt nó trong bối cảnh là vùng văn hóa Bắc Bộ. Có nghĩa là
với tên gọi này của đề tài thì có thể coi thuật ngữ “vùng đồng bằng Bắc Bộ”
mang ý nghĩa không gian văn hóa với tên gọi đấy đủ là “vùng văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ”. Về nguyên tắc chung thì vùng văn hóa không hoàn toàn là
vùng địa lý, càng không phải là vùng hành chính, bởi thế ranh giới của nó
không trùng hợp với vùng hành chính. Nếu nhìn theo không gian hành chính
thì vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là “vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh
Hà Tây (cũ), Nam Định, Hà Nam, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Thái Bình, Tp. Hà
Nội, Tp. Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” [20, tr235]
Tiểu vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ cũng mang sắc thái văn hóa của ba
vùng địa văn hóa và nó đều thể hiện đƣợc rõ các sắc thái văn hóa địa phƣơng,
thể hiện tính đa dạng trong sự thống nhất văn hóa, cụ thể ba vùng địa - văn hóa
nhƣ sau:
Vùng địa văn hóa thềm phù sa cổ, gồm hai tiểu vùng và hai dạng
chuyển tiếp: Tiểu vùng văn hóa đất tổ và tiểu vùng kinh Bắc. Hai dạng
chuyển tiếp là dạng Vĩnh Lạc – Phú Thọ chuyển tiếp giữa ba tiểu vùng: Đất
Tổ - Kinh Bắc – Thăng Long – Dạng Đông Triều – Yên Tử, chuyển tiếp giữa
hai tiểu vùng: Kinh Bắc – Hải Đông.

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp


18

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vùng địa – văn hóa Châu thổ trung tâm gồm 4tiểu vùng:
Tiểu vùng Thăng Long
Tiểu vùng hữu ngạn Sông Hồng
Tiểu vùng tả ngạn Sông Hồng
Tiểu vùng Hải Đông
Vùng địa văn hóa duyên hải gồm hai dạng văn hóa cồn cát và bãi triều.
[10, Tr 12]
Có thể thấy quan điểm – văn hóa có nhiều nét tƣơng đồng với quan
điểm lịch sử - truyền thống trong sự nhận thức về đồng bằng Bắc Bộ. Quan
điểm địa văn hóa đã làm rõ nét thêm về tính thống nhất, nhƣng không đồng
nhất về mặt văn hóa của ngƣời Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Đôi nét về văn hóa truyền thống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Có thể nói chính những đặc điểm về lịch sử, tự nhiên cũng nhƣ các điều
kiện về xã hội của đồng bằng Bắc Bộ đã tạo nên một đời sống văn hóa khác
biệt với các vùng khác trên cả nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện trong các khía
cạnh khác nhau.
Trong khu vực văn hóa dân gian có ca dao, tục ngữ, thần thoại, truyền
thuyết, truyện cƣời, truyện trạng… rất phong phú, nó đều thể hiện bản sắc của
một vùng đất cổ. Nơi đây còn là quê hƣơng của các loại hình sân khấu dân
gian nhƣ dân ca quan họ Bắc Ninh, hát đúm hát xoan, hát văn, hát ghẹo, hát
chầu văn, hát trống quân, hát chèo, múa rối…Mỗi thể loại đều mang đặc sắc
riêng của từng địa phƣơng, song nhìn chung thì các loại hình văn hóa dân gian
ở đồng bằng Bắc Bộ có những đặc điểm chung. Nhƣng đặc điểm chung này
cũng tạo nên một bộ mặt văn hóa dân gian với một bản sắc riêng khác với các
vùng văn hóa khác trên cả nƣớc.
Cùng với văn hóa dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng là “nơi phát

sinh của nền văn hóa Bác Học” tiêu biểu của dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

19

Trường ĐHSP Hà Nội 2

của giáo dục, truyền thống trọng ngƣời có chữ (có học) nó cũng trở thành
nhân tố tác động tạo ra một tầng lớp trí thức ở Bắc Bộ.
Ở thời tự chủ Thăng Long với vai trò là một kinh đô cũng đảm nhận vị
trí là một trung tâm giáo dục. Năm 1070 Văn Miếu Quốc Tử Giám xuất hiện
thiết lập chế độ thi cử để kén chọn ngƣời hiền tài…..điều này đã tạo ra cho xứ
Bắc một đội ngũ trí thức đông đảo trong đó có nhiều danh nhân văn hóa tầm
cỡ trong nƣớc. Theo nhƣ GS. Đinh Gia Khánh nhận xét: “trong thời kì Đại
Việt số ngƣời đi học thi đỗ ở vùng đồng bằng Miền Bắc tính theo tỉ lệ dân số
thì cao hơn rất nhiều so với các vùng khác trong lịch sử 850 năm (1065 –
1915) khoa cử dƣới các triều vua cả nƣớc có 56 trạng nguyên thì có 52 ngƣời
là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Các đội ngũ trí thức này đã tiếp thu vốn văn hóa dân gian bản địa kết
hợp vốn văn hóa Bác học Trung Quốc, Ấn Độ, Phƣơng Tây…tạo ra dòng văn
học riêng của Bắc Bộ, đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp phát triển văn hóa
nƣớc nhà mà sự ra đời của chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ là một ví dụ…
Bên cạnh đó một yếu tố làm lên sắc thái văn hóa độc đáo của vùng văn
hóa đồng bằng Bắc Bộ là các lễ hội phong phú. Hàng trăm, hàng nghìn lễ hội

ở các làng quê Bắc Bộ khiến cho nơi đây có mật độ lễ hội khá dày đặc theo
vòng quay của mùa vụ. Các lễ hội dân gian nơi đây lại có những đặc trƣng
riêng. Nếu căn cứ vào nội dung có thể chia thành lễ hội Nông Nghiệp, lễ hội
tƣởng niệm các anh hùng dân tộc lịch sử, lễ hội tôn giáo – tín ngƣỡng. Nếu
căn cứ vào cấp độ quy mô có thể chia thành hội làng, hội liên làng, hội của
một vùng, hội của cả nƣớc. Và nếu căn cứ vào thời gian lại có thể chia ra
thành lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu. Căn cứ vào nơi mở lại có hội đền hội
chùa, hội đình…Dù thuộc loại nào, khởi nguyên của các lễ hội ấy đều là các
hội làng của cƣ dân nông nghiệp, tức là nếu tìm về gốc tích văn nguyên của
một lễ hội nào đấy ngƣời ta đều thấy những dòng nét từ những lễ hội nông
nghiệp ở cấp độ làng.
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

20

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đời sống tâm linh của cƣ dân Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng rất đa
dạng phong phú, gồm những tín ngƣỡng dân gian bản địa và các tôn giáo
ngoại lai. Trƣớc nhất, đó là ý thức hƣớng về cội nguồn gia đình, dòng họ, làng
xóm qua việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành Hoàng Làng, thổ thần hay
những vị bảo trợ cho nông nghiệp ….Ngoài ra với tâm thức “Vạn vật hữu
linh” góp phần phong phú thêm cho các tín ngƣỡng của cƣ dân nơi đây. Do
đó, ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thờ tứ pháp (Mây, Mƣa, Sấm, Chớp) thờ
các loại thần cây thần đá, thần sông núi… [17, tr 30-35]

Bên cạnh những tín ngƣỡng dân gian bản địa ấy thì các hình thức tôn
giáo cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của cƣ dân
vùng này, tiêu biểu hơn cả là Phật Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo… Có thể
thấy rằng những tín ngƣỡng này của cƣ dân đồng bằng Bắc Bộ luôn hƣớng
về đới sống hiện thực của con ngƣời trong lao động sản xuất, trong đời
sống gia tộc và đời sống làng xã…đảm bảo một niềm tin làm chỗ dựa tinh
thần cho con ngƣời.
Tất cả điều đó đã tạo ra nét đặc trƣng văn hóa riêng biệt của vùng mà
nói nhƣ GS.Trần Quốc Vƣợng thì “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng
của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ nhƣ là một vùng văn hóa độc đáo
và đặc sắc”.
Bên cạnh đời sống về lĩnh vực tinh thần thì các lĩnh vực về đời sống
sản xuất, các sinh hoạt vật chất các quan hệ với tự nhiên, xã hội của cƣ dân
đồng bằng Bắc Bộ chính là nhân tố góp phần hình thành và định hình một
“Gƣơng mặt” văn hóa riêng biệt của Bắc Bộ thể hiện một đời sống tinh thần
phong phú mà trong đó có tín ngƣỡng phồn thực.
Tóm lại, Bắc Bộ trở thành vùng văn hóa đặc trƣng, hội tụ tất cả những
điều kiện để nó trở thành một khu vực tiêu biểu sản sinh ra tín ngƣỡng phồn
thực và cũng chính là điều kiện nuôi dƣỡng tín ngƣỡng này để nó có sức sống
lâu bền trong lịch sử.
Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khoá luận tốt nghiệp

21

Trường ĐHSP Hà Nội 2


1.2. TÍN NGƢỠNG PHỒN THỰC Ở VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm tín ngƣỡng phồn thực
Từ thời xa xƣa con ngƣời luôn sợ hãi trƣớc những sức mạnh của tự
nhiên và tín ngƣỡng, tôn giáo bắt đầu xuất hiện. Có nhiều hình thức tín
ngƣỡng nhƣ tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên, tín ngƣỡng
thờ Mẫu…
Tín ngƣỡng là một thuật ngữ có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, tùy theo
cách tiếp cận của mỗi ngƣời mà họ đƣa ra những khái niệm khác nhau. Tín
ngƣỡng và tôn giáo là lĩnh vực thƣờng đi đôi với nhau đôi khi tín ngƣỡng
đƣợc đồng nhất với tôn giáo. Nó đƣợc hiểu nhƣ niềm tin tôn giáo là một dạng
nhận thức đặc biệt dựa trên trực giác, tạo cho con ngƣời một niềm tin có tính
thiêng liêng, giúp ngƣời ta có thể nhận thức đƣợc những sự vật mà ngƣời
thƣờng không thấy đƣợc, cho ta một sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa”
để tác động đến cuộc sống trần tục. Và niềm tin tôn giáo là một niềm tin có
thật và chắc chắn, là niềm tin mang tính chủ quan, không cần lý giải một cách
khoa học. Trong tín ngƣỡng có yếu tố liên quan đến thế giới vô hình, những
siêu linh mà do chính con ngƣời tƣởng tƣợng và sáng tạo ra rồi chính chúng
lại có thể chi phối tác động ngƣợc trở lại cuộc sống con ngƣời. Đó là niềm tin
vào một quyền lực siêu linh đƣợc san sẻ không đều cho những cộng đồng tôn
giáo, khẳng định sự ƣu ái của quyền lực đó đối với một số ngƣời và từ đó an
ủi đối với thân phận của một số ngƣời khác.
Khi nghiên cứu về lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số khái niệm về thuật ngữ tín ngƣỡng nhƣ:
Trong “Định nghĩa tiếng Việt” do tác giả Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên đã cho
rằng tín ngƣỡng là “lòng tin và sự tôn thờ trong một tôn giáo”. Còn theo giải
thích của cụ Đào Duy Anh, “tín ngƣỡng là lòng ngƣỡng mộ, mê tín đối với
một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”. GS.TS. Ngô Đức Thịnh đƣa ra quan điểm

Phạm Thị Vân – K34A CN Lịch Sử


GVHD: Trần Thị Thu Hà


×