Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.92 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

Ngành: Luật kinh tế

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại

Việt Nam

Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tăng Văn Nghĩa


Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu mua lại và sáp
nhập các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa
được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20…..
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý

kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …..tháng ….. năm 20….
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thu Hương


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ............................................................................ vi
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................ vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.....................6
1.1. Khái quát chung về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại................6
1.1.1. Khái niệm mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại............................. 6
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua lại và sáp hập ngân hàng thương mại.........9
1.1.3. Phân loại hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại............10
1.2. Lý luận Pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại

12
1.2.1. Khái niệm............................................................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương
mại.................................................................................................................... 12

1.2.3. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại...................................................................................... 15
1.2.4. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng
thương mại........................................................................................................ 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG
MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HIỆN NAY...........38


iv

2.1. Những quy định chung về hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương

mại hiện nay........................................................................................................ 38
2.1.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt Nam
38
2.1.2.Về hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại hiện nay........41
2.2. Thực trạng hoạt động mua lại và sáp nhập của các ngân hàng thương mại
Việt Nam hiện nay............................................................................................... 59
2.3. Những vấn đề đặt ra trong việc thực thi quy định pháp luật về mua lại và sáp

nhập ngân hàng thương mại hiện nay............................................................... 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

HIỆN NAY............................................................................................................. 75
3.1. Sự cần thiết và những nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp
nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay.......................................... 75
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật.............................................. 75
3.1.2. Những nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng
thương mại........................................................................................................ 76

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về mua lại và sáp

nhập ngân hàng thương mại.............................................................................. 77
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định về mua lại và sáp nhập ngân hàng

77
3.2.2. Nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về mua lại, sáp nhập.......87
KẾT LUẬN............................................................................................................ 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 93


v

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

BLDS
BLTTDS

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Bộ luật dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự

M&A

Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập


WTO

World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

HBB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Nhà Hà Nội

SHB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn - Hà Nội

VNCB

Ngân hàng thương mại cổ phần
Xây dựng Việt Nam


CBBank

Ngân hàng thương mại TNHH
MTV Xây dựng Việt Nam

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NXB

Nhà xuất bản

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBCKNN
UBND

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Các giao dịch sáp nhập và mua lại ngân hàng giai đoạn trước 2005.......59
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng thương vụ mua bán - sáp nhập theo ngành năm 2011...........64
Bảng 2.2: Các thương vụ mua bán - sáp nhập của NHTM Việt Nam có sự tham gia
của đối tác nước ngoài............................................................................................. 64
Bảng 2.3: Một số thương vụ M&A ngân hàng năm 2013........................................ 66
Bảng 2.4: Một số thương vụ M&A ngân hàng năm 2015........................................ 67


vii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, mặc dù Việt Nam không bị ảnh
hưởng nhiều do mức độ hội nhập chưa cao nhưng các ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ
nhiều yếu kém, gặp nhiều rủi ro, gây mất niềm tin công chúng. Quản trị điều hành còn
hạn chế làm rủi ro thanh khoản tăng cao dẫn đến việc tranh giành nguồn vốn huy động,
nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán…. Không như những

ngành khác, tính hệ thống của ngành ngân hàng rất cao, một ngân hàng có vấn đề sẽ
ảnh hưởng đến toàn hệ thống và từ đó sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế. Hoạt động
M&A hiện nay chưa có những quy định rõ ràng. M&A trong lĩnh vực ngân hàng
đang được đề cập trong các bộ luật khác nhau: Luật doanh nghiêp, Luật cạnh tranh,
Luật chứng khoán, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng và nhiều văn bản luật.
Với hành lang pháp lý chưa đầy đủ cộng thêm các hiểu biết về mua lại và sáp nhập
ngân hàng ở Việt Nam còn lúng túng và bị động trước xu hướng phát triển tất yếu
của hoạt động M&A, dẫn đến những thất bại trong các thương vụ mua lại và sáp
nhập hoặc bị thâu tóm bởi các đối thủ trên thị trường. Trên thực tế đã có nhiều bất
cập khi thực hiện M&A NHTM thời gian qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan

đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.
Việc nghiên cứu về mua lại, sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại, sáp
nhập NHTM trong thời gian gần đây đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm không
chỉ đối với giới nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách mà còn cả giới luật gia và
doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tình hình mua lại và sáp nhập ở các ngân hàng,
những khó khăn mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình mua lại và sáp nhập.
Những vướng mắc của hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A trên cơ sở đó
đưa ra các giải phápcụ thể để hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM ở
Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Xuất phát từ lý do trên và nhận thức được tính bức thiết của vấn đề tôi đã lựa
chọn đề tài “Quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương mại
tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.


viii

Trong luận văn ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua lại và
sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt nam hiện nay.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự ra đời hoạt động ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển

và tiến bộ của con người. Vai trò to lớn của hoạt động ngân hàng đối với sự phát triển
kinh tế và xã hội được xuất phát từ chính đặc trưng của nó. Hoạt động mua lại và sáp
nhập (M&A) được xem như một quy luật luật tất yếu của sự phát triển kinh tế thị
trường. Hoạt động M&A đã được thực hiện từ lâu trên thế giới và trở thành xu thế phổ
biến ở nhiều quốc gia. Hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay ở Việt Nam
đã bước đầu phát triển cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên, quy mô vẫn còn khiêm tốn
so với các nước trong khu vực và thế giới.Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt là sau khi gia nhập WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những biến chuyển rõ
rệt tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động. Bên cạnh những tác động tích cực,
nhiều thách thức cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương
mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ do năng lực hạn chế nên đã gặp
nhiều khó khăn trong cạnh tranh như khả năng cho vay, công nghệ, sản phẩm dịch vụ
ngân hàng hiện đại…Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, mặc dù Việt Nam
không bị ảnh hưởng nhiều do mức độ hội nhập chưa cao nhưng các ngân hàng Việt
Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém, gặp nhiều rủi ro, gây mất niềm tin công chúng. Quản trị
điều hành còn hạn chế làm rủi ro thanh khoản tăng cao dẫn đến việc tranh giành nguồn
vốn huy động, nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán… Không như những
ngành khác, tính hệ thống của ngành ngân hàng rất cao, một ngân hàng có vấn đề sẽ
ảnh hưởng đến toàn hệ thống và từ đó sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế. Hoạt động M&A
hiện nay chưa có những quy định rõ ràng. M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang được
đề cập trong các bộ luật khác nhau: Luật doanh nghiêp, Luật cạnh tranh, Luật chứng
khoán, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng và nhiều văn bản luật. Với hành lang
pháp lý chưa đầy đủ cộng thêm các hiểu biết về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt
Nam còn lúng túng và bị động trước xu hướng phát triển tất yếu của hoạt động M&A,
dẫn đến những thất bại trong các thương vụ mua lại và sáp nhập hoặc bị thâu tóm bởi
các đối thủ trên thị trường. Trên thực tế đã có nhiều bất cập khi thực hiện M&A NHTM
thời gian qua, trong đó có nhiều vấn đề liên quan


2


đến cơ chế pháp lý cần phải giải quyết.
Việc nghiên cứu về mua lại và sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại và
sáp nhập NHTM trong thời gian gần đây đã trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm
không chỉ đối với giới nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách mà còn cả giới luật
gia và doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về tình hình mua lại và sáp nhập ở các ngân
hàng, những khó khăn mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình mua lại và sáp
nhập. Những vướng mắc của hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A trên cơ
sở đó đưa ra giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM
ở Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Xuất phát từ lý do trên và nhận thức được tính bức thiết của vấn đề tôi đã lựa
chọn chủ đề“Quy định của pháp luật về mua lại và sáp nhập Ngân hàng thương
mại tại Việt Nam” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có nhiều nghiên cứu trong nước được thực hiện thời gian qua đã tập trung phân
tích, phản ảnh về mua lại và sáp nhập; pháp luật về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp,
NHTM và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Có thể kể đến một số nghiên
cứu như: Luận án tiến sĩ kinh tế “Sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng thương
mại cổ phần ở Việt Nam'" của Phan Diên Vỹ, năm 2013của Trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh; luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật mua bán doanh nghiệp ở Việt
Nam'" của Trần Thị Bảo Ánh, năm 2014của Trường Đại học luật Hà Nội... Bên cạnh
các nghiên cứu trên, một số đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này
như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hoạt động sáp nhập và mua lại: Cơ sở lý
luận, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị chính sách cho Việt Nam'" do ThS. Lưu Minh
Đức làm chủ nhiệm, năm 2009; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành “Hoạt động mua
bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ ChíMinh do TS. Nguyễn Thị Loan làm chủ nhiệm,
năm 2012; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại
doanh nghiệp ở Việt Nam" của Trường Đại học Luật TP.



3

Hồ Chí Minh do TS. Nguyễn Trí Hùng làm chủ nhiệm, năm 2012; đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Học viện “Pháp luật về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thương mại ở
Việt Nam"" của Học viện Tài chính, năm 2014...
Các công trình nêu trên đã phân tích và cung cấp thông tin về cơ sở lý luận
mua lại, sáp nhập và pháp luật về mua lại và sáp nhập đối với doanh nghiệp, công ty
tài chính, ngân hàng; phân tích, phản ảnh tình hình hoạt động mua lại và sáp nhập
doanh nghiệp và NHTM của một số quốc gia và Việt Nam; phân tích và luận giải
khung pháp lý, thực trạng pháp luật đối với doanh nghiệp, ngân hàng nói chung và
về mua lại, sáp nhập đối với doanh nghiệp, NHTM nói riêng. Các nghiên cứu cũng
phân tích và đề cập đến hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc
tế về kiểm soát tập trung kinh tế, về thị trường chứng khoán; đưa ra quan điểm,
phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về
mua lại và sáp nhập NHTM; pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM, luận văn đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạtđộng mua lại và sáp
nhập NHTM tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luâṇ văn: Với mục đíchnghiêncứu nhưtrên,
luậnvăn có các nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, phân loại thực hiện thương vụ mua lại và
sáp nhập ngân hàng.
+ Nghiên cứu, phân tích, làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về

mua lại và sáp nhập NHTM và pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM; xây dựng

khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM.
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng pháp luật về mua lại và
sáp nhập trong lĩnh vực NHTM; thực tiễn thực hiện pháp luật về mua lại và sáp nhập


4

NHTM ở Việt Nam góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
+ Đưa ra các giải pháp cụ thể đề hoàn thiện pháp luật về mua lại vàsáp nhập
NHTM ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu hướng vào các quy định pháp luật
về mua lại và sáp nhập, thực trạng về hoạt động mua lại và sáp nhập của các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay để thấy được những vướng mắc của hệ thống pháp lí và
đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM

ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM tại Việt Nam.
Về thời gian: Thực trang giai đoạn 1989-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học có tính phổ quát
trong khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích,
khảo sát, so sánh để giải quyết các yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn mà đề
tài đã đặt ra.
Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp nhằm
giải quyết những vấn đề khác nhau thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân
hàng thương mại.


5

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại hiện nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại.


6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
1.1.1.1.Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại được biết đến như một định chế tài chính mà đặc
trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền
gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngoài ra còn có nhiều dịch vụ
khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Luật các TCTD
Việt Nam năm 2010 quy định NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng
thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Vậy, Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân
hàng, được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng với nghiệp vụ thường xuyên
là nhâṇ tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho
khách hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

1

1.1.1.2. Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập có tên tiếng Anh: Mergers and Acquisitions (Gọi tắt là M

& A) được dịch là “sáp nhập và mua lại” hoặc “sáp nhập và thâu tóm”. Đây là thuật
ngữ để chỉ sự mua bán, sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai hay
nhiều công ty với nhau.
Mặc dù thuật ngữ “M&A” được sử dụng rất thông dụng ở nhiều nước trên thế
giới nhưng các nước chưa có sự thống nhất một định nghĩa pháp lý chung đối với thuật
ngữ này. Ở mỗi nước, có một hệ thống pháp luật khác nhau, một cách hiểu khác

1 Điều 4, Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng ngày 16/06/2010


7

nhau về M&A.
Theo Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart viết trong cuốn Merger &
acquisitions from A to Z xuất bản 2006:Sáp nhập là sự kết hợp giữa hai hay nhiều
công ty, toàn bộ tài sản và nợ của công ty bán chuyển giao cho công ty mua; Mua lại
mô tả việc mua lại nhà xưởng, thiết bị, một bộ phận hay toàn bộcông ty.
Alexander Roberts, William Wallace và Peter Moles viết trong cuốn Mergers
and Acquisitions xuất bản 2007:Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty
thành một công ty mới và quy trình thỏa thuận thường phức tạp; Mua lại là sự kết

hợp của hai hay nhiều công ty thành một công ty mới trong đó quy trình thỏa thuận
không nhất thiết phải xảy ra.
Tại Việt Nam, hoạt động M&A còn quy định trong một số văn bản Luật và
được định nghĩa như sau:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Khoản 1, Điều 195 định nghĩaSáp nhập
doanh nghiệp là “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có
thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận
sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Khoản 1, Điều 194 định nghĩa Hợp nhất doanh nghiệp là “Hai hoặc một số
công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới
(sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp
nhất”.

2

TheoLuậtcạnhtranhnăm 2018, Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc
một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh
hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập (Khoản 2, Điều 29).
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp
2 Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014


8

mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp
bị hợp nhất (Khoản 2, Điều 29).
và Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp

mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm
soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại
(Khoản 4, Điều 29).

3

Tóm lại:
Sáp nhập (merger) là hình thức trong đó hai hay nhiều công ty kết hợp lại
thành một và cho ra đời một pháp nhân mới, một công ty mới thay vì hoạt động và
sở hữu riêng lẻ.
Mua lại (acquisition) là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần
vốn/tài sản của doanh nghiệp mục tiêu, đủ để giành được quyền chi phối và kiểm
soát doanh nghiệp đó thông qua thỏa thuận hoặc không. Đó có thể là quyền kiểm
soát cổ phiếu, hoặc giành được việc kinh doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp mục
tiêu. Ví dụ Bank of America mua lại Merill Lynch (2008).
1.1.1.3. Mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Nghiên cứu về hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM có thể thấy rằng
NHTM là một loại hình DN đặc biệt nên hoạt động M&A NHTM cũng mang bản
chất tương tự như hoạt động M&A nói chung.
Theo thông tư 04/2010/ -NHNN Quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua
lại tổ chức tín dụng có định nghĩa như sau
Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng
(sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng
khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sápnhập.

3 Điều 29, 2018, Luật cạnh tranh số 23/2010/QH14 ngày 12/06/2018



9

Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ
chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp
của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín
dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mualại.

4

Hoạt động mua lại và sáp nhập về cơ bản đều có đặc điểm tương đồng đó là
nhằm mục đích gia tăng giá trị mới cho cổ đông, gia tăng năng lực cạnh tranh, đạt
hiệu quả tốt hơn về chi phí, khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hướng tới đạt
hiệu quả kinh doanh cao hơn trước khi thực hiện mua bán sáp nhập. Giá trị cộng
hưởng được kỳ vọng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh
doanh hiệu quả hơn và giá trị DN sau M&A được nângcao.
Khái niệm M&A: M&A ngân hàng là hoạt động giành quyền kiểm soát một
ngân hàng, một bộ phận ngân hàng thông qua việc sở hữu toàn bộ hoặc một phần
cổ phần của ngân hàng đó. Bản chất của nó là tạo ra những giá trị mới cho các cổ
đông về vật chất lẫn tinh thần do việc duy trì tình trạng cũ không còn đạt được, đó
là xác lập sở hữu cổ phần và thực thi quyền sở hữu để kiểm soát ngân hàng làm
thay đổi hoặc tạo ra những giá trị mới có lợi ích thiết thực cho cổ đông ngân hàng.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng chủ yếu là cung
cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và
cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác
nhằmthoảmãntốiđanhucầuvềsảnphẩmdịchvụcủaxãhội.Chínhvìvậyhoạtđộng mua bán
và sáp nhập NHTM cũng mang những đặc điểm riêng có so với hoạt động mua bán
và sáp nhập ở các lĩnh vực, ngành nghềkhác.
Nhu cầu thực hiện M&A đối với các NHTM là tất yếu khách quan vì xuất
phát từ áp lực cạnh tranh trên thị trường, năng lực tài chính, quản trị, công nghệ và

nhân lực cần phải nâng cao nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển và hội nhập
quốc tế trong những giai đoạn mới ở trình độ caohơn.
4 Điều 4 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng


10

Hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ
quan quản lý nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ đối tượng kinh doanh của NHTM
không phải là hàng hóa, dịch vụ thông thường như các doanh nghiệp khác mà là hàng
hóa đặc biệt (tiền mặt, vàng, giấy tờ có giá và các dịch vụ thanh toán...), dùng để đo
lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác, chính vì vậy việc một
thương vụ mua bán và sáp nhập NHTM được thực hiện thành công hay không ảnh
hưởng tới rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, tâm lý của người dân đối với hoạt động
NH, chính vì vậy, do những tính chất quan trọng của ngành, việc các thương vụ M&A
NHTM chịu quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước thực sự cầnthiết.

Việc thực hiện các thương vụ mua lại và sáp nhập NHTM thường phức tạp
hơn so với các doanh nghiệp thông thường. Hoạt động của NHTM không chỉ có
những tài sản hữu hình mà còn có những giá trị vô hình, giá trị vô hình của các
NHTM lớn hơn rất nhiều so với các lĩnh vực, các ngành nghề khác trong nền kinh
tế. Trong nhiều trường hợp, hiệu quả của việc thực hiện M&A NHTM không đạt
được nhiều mục tiêu như mong muốn, NHTM sau khi M&A không có chuyển biến
gì tốt hơntrướcđó,thậmchíkhôngíttrườnghợpbịyếuđi.SaukhithựchiệnM&A,NHTM
mớiphảixửlýnhiềuvấnđềtồnđọngnhưcáckhoảnlỗ,tìnhtrạngnợxấu,nhânsự…
1.1.3. Phân loại hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Phân loại dựa trên hình thức liên kết:Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal
mergers): là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai ngân hàng kinh doanh và cạnh
tranh trên cùng một dòng sản phẩm trong cùng một thị trường. Kết quả từ những vụ

sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết
hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối
và hậu cần.

5

Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical mergers): Sáp nhập và mua lại theo chiều
dọc là giao dịch M&A giữa một ngân hàng với một ngân hàng là khách hàng của
chính hàng đó (M&A tiến - forward) hoặc giữa một ngân hàng với một ngân hàng là

5

/>

11

nhà cung ứng cho họ (M&A lùi – backward). M&A theo chiều dọc mang lại cho
ngân hàng bên mua các lợi ích như: kiểm soát được rủi ro khi cấp tín dụng cho
khách hàng, giảm các chi phí trung gian.
Sáp nhập kết hợp (Conglomeration mergers): Sáp nhập kết hợp là giao dịch
M&A diễn ra giữa ngân hàng và ngân hàng khác hoạt động ở các lĩnh vực kinh
doanh, ngành nghề không liên quan với nhau. Một tên gọi khác của giao dịch này là
“M&A hình thành tập đoàn”. Kiểu sáp nhập này rất phổ biến vào thập niên 60 khi
các luật chống độc quyền ngăn cản các ngân hàng có ý định sáp nhập theo chiều
ngang hoặc chiều dọc. Bởi vì M&A hình thành tập đoàn không ảnh hưởng lập tức
đến mức độ tập trung của thị trường. Lợi ích của hoạt động M&A này là giảm thiểu
rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường và lợi nhuận gia tăng
nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.
Phân loại dựa trên phạm vi lãnh thổ: Sáp nhập và mua lại trong nước: Hoạt
động M&A diễn ra giữa các ngân hàng trong cùng một lãnh thổ quốc gia.

Sáp nhập và mua lại xuyên biên giới: Hoạt động M&A diễn ra giữa các ngân
hàng thuộc các quốc gia khác nhau (một trong những hình thức đầu tư trực tiếp phổ
biến nhất hiện nay). Tuy nhiên, các thương vụ M&A này diễn ra phức tạp hơn so với
M&A trong nước. Nguyên nhân là do có sự khác biệt về môi trường chính trị, kinh tế,
văn hóa, phong tục truyền thống, nguyên tắc thuế, kế toán... giữa các quốc gia.

Phân loại dựa trên chiến lược mua lại:M&A thân thiện (Friendly takeover):
là một giao dịch M&A mà cả hai bên đều muốn thực hiện vì họ đều cảm thấy mình
sẽ có lợi từ thương vụ này. Một vụ sáp nhập với tính chất công bằng như thế được
gọi là “sáp nhập ngang hàng”, nên giữa các bên luôn có sự cân bằng trong quá trình
ra quyết định điều hành tổ chức mới.
M&A có ý đồ thôn tính (Hostile takeover): là một giao dịch M&A mà một bên
bằng mọi cách phải mua lại bên kia bất kể bên bán có đồng ý hay không. Trong trường
hợp này bên mua sẽ dùng tiềm lực tài chính của mình để mua lại đối thủ nhằm


12

triệt tiêu sự cạnh tranh của đối thủ đó.

6

1.2. Lý luận pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng cũng bị điềuchỉnh
bởi các quy định chung của pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập. Có nhiều quan
hệ xã hội cần pháp luật điều chỉnh khi thực hiện mua lại và sáp nhập NHTM. Xuất phát
từ việc xem xét hành vi mua lại và sáp nhập NHTM dưới mỗi góc độ khác nhau thì
hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật phù hợp với
các quan hệ xã hội tương ứng. Luật doanh nghiệp quy định về mua lại, sáp nhập

NHTM như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật đầu tư quy định về mua lại và
sáp nhập NHTM như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật cạnh tranh quy định về mua lại
và sáp nhập NHTM như là hình thức tập trung kinh tế… Từ những lập luận về pháp
luật mua lại và sáp nhập doanh nghiệp, pháp luâṭ về mua lạivà sáp nhâpp ngân hàng
thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luâṭ do nhà nư ớc ban hành và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực
hiện mua lại và sáp nhâpp ngân hàng thương mại.
1.2.2. Đặc điểm pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại

Những đặc điểm của pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân NHTM sẽ giúp
xác định đúng những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật trong lĩnh vực này.
Những đặc điểm chính của pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM được xác định
như sau:
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp, vì vậy hoạt động mua lại và sáp nhập
NHTM được điều chỉnh bằng cả hệ thống luật chung và luật chuyên ngành về ngân
hàng. Pháp luật về mua lại và sáp nhập NHTM xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp
luật chuyên ngành với pháp luật về doanh nghiệp, cạnh tranh, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao
động, bảo hiểm tiền gửi... Trong hệ thống pháp luật, hoạt động mua lại và sáp nhập
được điều chỉnh bởi hai nhóm quy định chính: Quy định về thủ tục (quy
6

/>

13

trình thủ tục, hồ sơ giấy tờ, thẩm quyền giải quyết) và quy định về nội dung (các
điều kiện, hạn chế, các nghiệp vụ trong việc tiến hành giao dịch mua lại và sáp
nhập) ở trong nhiều văn bản.
Khi thực hiện mua lại và sáp nhập NHTM, ngoài việc sử dụng khung pháp lý
như các doanh nghiệp thông thường nhưng cần có những điều chỉnh riêng đối với

loại hình này (chịu sự điều chỉnhtrực tiếp của pháp luật về ngân hàng). Về nguyên
tắc, trong trường hợp có quy định khác nhau giữa pháp luật về ngân hàng và pháp
luật khác có liên quan về thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức
lại, giải thể NHTM thì áp dụng theo quy định của pháp luật ngân hàng. Trong
trường hợp pháp luật ngân hàng không quy định thì áp dụng các quy định của pháp
luật doanh nghiệp phù hợp với bản chất quan hệ của pháp luật cần điều chỉnh.
NHTM là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền thực hiện tất cả hoạt
động ngân hàng, trong khi các loại hình của TCTD khác chỉ có thể được phép thực
hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng. Pháp luật chỉ cho phép NHTM
được tiến hành mua lại và sáp nhập đối với TCTD mà không cho phép TCTD hay
các doanh nghiệp mua lại và sáp nhập với NHTM. Điều này xuất phát từ việc.
Ngoài ra, không một tổ chức, cá nhân nào ngoài loại hình TCTD được phép tiến
hành hoạt động ngân hàng.
Các tiêu chuẩn, điều kiện mua lại và sáp nhập NHTM đặt ra đối với nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, điều kiện NHTM trong nước bán cổ phần
cho nhà đầu tư nước ngoài. Rào cản pháp lý đối với việc thành lập mới ngân hàng là
rất cao. Cũng chính vì thế mà các tiêu chuẩn, điều kiện đặt ra khi thực hiện mua lại
và sáp nhập NHTM cũng khắt khe hơn để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng,
chống thâu tóm, chống tập trung kinh tế, không tạo ra sự độc quyền và giảm thiểu
các rủi ro khi thực hiện mua lại và sáp nhập. Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều
kiện này thì cơ quan có thẩm quyền mới cho phép thực hiện mua lại, sáp nhập.
So với trình tự, thủ tục áp dụng cho doanh nghiệp thì trình tự, thủ tục mua lại và
sáp nhập NHTM có mức độ phức tạp cao hơn, phải tuân thủ nghiêm ngặttheo quy định
của pháp luật, nhất là các yêu cầu về hồ sơ mua lại và sáp nhập. Pháp luật về mua


14

lại và sáp nhập NHTM quy định bắt buộc phải có sự chấp nhận bằng văn bản của cơ
quan quản lý ngân hàng ở trước, trong và sau khi thực hiện mua lại và sáp nhập

nhằm kiểm soát chặt chẽ các thủ tục. Chủ sở hữu ngân hàng không được quyền
quyết định việc mua lại và sáp nhập nếu không được sự chấp thuận rõ ràng bằng
văn bản từ cơ quan quản lý ngân hàng.
Quy định về thời điểm chuyển giao tài sản và thực hiện quyền, nghĩavụ, lợi
ích hợp pháp giữa các bên khi thực hiện mua lại và sáp nhập NHTM có ý nghĩa rất
quan trọng. Thời điểm này không chỉ có ý nghĩa đối với các bên tham gia mua lại và
sáp nhập NHTM mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các cổ đông sáng lập, cổ
đông sở hữu cổ phần phổ thông và người gửi tiền khi họ đóng vai trò chủ sở hữu,
khách hàng của ngân hàng của cả bên mua lại, nhận sáp nhập và bên bị mua lại, bị
sáp nhập. Thời điểm này đặt ra yêu cầu pháp luật cần quy định cụ thể một số vấn
đềnhư cổ đông có thể tiếp tục thực hiện quyền chủ sở hữu ngân hàng, người gửi tiền
tiếp tục thực hiện quan hệ tiền gửi trên cơ sở quy định về lãi suất, thời hạn và các
dịch vụ đang sử dụng của ngân hàng trước khi bị mua lại, nhận sáp nhập...
Quyền lợi,nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân có liên quan khi mualại và
sáp nhập được pháp luật quy định phải bảo đảm được giải quyết triệt để. Khi thực
hiện mua lại và sáp nhập MHTM, pháp luật được thiết kế theo hướng trước tiên phải
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, sau đó mới tính đến quyền
lợi của bên thứ ba và quyền lợi của nhà nước. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các TCTD và bảo đảm sự phát triển
an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Để đảm bảo an toàn hệ thống, đối với các NHTM yếu kém, có nguycơ mất khả
năng chi trả, mất khả năng thanh toán, pháp luật quy định cơ quan quản lý ngân hàng
có quyền yêu cầu NHTM đó phải thực hiện tái cơ cấu, buộc sáp nhập, hợp nhất, mua
lại. Pháp luật quy định quyền này bởi khi các chủ thể tiến hành hoạt động ngân hàng
mà gặp bất ổn, trong khi không có khả năng khắc phục có thể gây ra những phản ứng
tiêu cực mang tính dây chuyền, để lại những rủi ro, hậu quả hay tiêu cực to lớn mà nó
mang lại cho xã hội và nền kinh tế. Ngoài ra việc pháp luật ghi nhận quyền này cũng


15


nhằm mục đích khi khi thực hiện mua lại và sáp nhập thì hoạt động ngân hàng cần
được an toàn, liên tục, ổn định, không ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi tiền và
quyền lợi, nghĩa vụ của bên thứ ba, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tài chính,
tiền tệ quốc gia.
Ngân hàng sau mua lại và sáp nhập phải tuân thủ những chuẩn mựcquốc gia và
tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn nhằm nâng cao chất lượng và sự ổn định
của hệ thống ngân hàng. Các NHTM cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ
thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể
của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel.

7

1.2.3. Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập
ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Nguyên tắc thỏa thuận
Nguyên tắc này được hiểu như sau: “Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập,
mua lại thỏa thuận giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên có liên quan
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành”.
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa
thuận theo Điều 4 của Bộ luật Dân sự.
Quyền tự do cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự
được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự
nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.
Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và
phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy pháp luật Việt Nam thừa nhận sự thỏa thuận, thương lợi giữa các
bên. Tuy nhiên, những sự thỏa thuận hay thương lượng này không được vi phạm các
quy định pháp luật hoặc đạo đức xã hội.


7

TONG-QUAN-VE-MUA-BAN-VA-SAP-NHAP-DOANH-NGHIEP-VIET -NAM-M

andA-hqg


×