Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thảo luận nhóm TMU nhận định về khả năng thành công của vinsmart với chiến lược cạnh tranh tại thị trường việt nam trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.55 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI:

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Nam
Lớp học phần: H2001SMGM0111
Nhóm thực hiện: Nhóm 07

Hà Nội, 7/2020


MỤC LỤC


Tình huống 7
Chiến lược cạnh tranh của VinSmart
Công ty cổ phần Nghiên cứu & Sản xuất VinSmart là một thành viên mới của
Vingroup được thành lập vào tháng 6/2018 với sứ mệnh sản xuất các thiết bị điện tử
thông minh, bao gồm điện thoại thông minh mang thương hiệu Vsmart.

TẦM NHÌN
Vinsmart là thương hiệu công nghệ đại diện cho Việt Nam bước vào thị trường
thế giới. Tất cả sản phẩm của Vinsmart đều được sản xuất ngay trong nước, ứng dụng
những công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng đến mục tiêu phát triển hoàn
thiện một hệ sinh thái thiết bị thông minh mang tên Vinsmart.
Tầm nhìn của Vsmart là mang những công nghệ đáng kinh ngạc và giá trị trí tuệ
vào một thiết bị thông minh. Chúng tôi đại diện Việt Nam trong nền công nghệ thế


giới. Và mục tiêu của chúng tôi là đứng trong những công ty công nghệ toàn cầu đứng
đầu thế giới. Khi khách hàng chọn Vsmart, khách hàng chọn chất lượng và công nghệ,
và quan trọng hơn, chọn một nền tảng được gắn kết để tối ưu hoá những giá trị tốt nhất
của công nghệ. Vsmart chính là thương hiệu tiên phong, thách thức cách mà người
dùng lựa chọn những thiết bị thông minh cho mình. Vsmart chính là thương hiệu cho
những người thẳng tiến đến tương lai – những người trí tuệ.

SỨ MỆNH
Nghiên cứu và sản xuất các thiết bị công nghệ thông minh, bao gồm điện thoại
thông minh, đồ gia dụng thông minh và các thiết bị IOT mang thương hiệu Vsmart.


Câu 1: Nhận dạng loại hình và nội dung chiến lược cạnh tranh của
Vinsmart?
Trả lời:
Thị trường smartphone Việt Nam đang ở giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Với gần
20 nhãn hiệu điện thoại. Trong đó SamSung và Oppo chiếm gần 70% thị phần và
Vinsmart chỉ chiếm 2% thị phần. Với mục tiêu giành 30% thị phần smartphone Việt
Nam, chậm nhất vào năm 2020; điều này buộc Vinsmart phải có chiến lược cạnh tranh
tối ưu và hiệu quả nhất. Cụ thể, Vinsmart đã sử dụng hai chiến lược cạnh tranh là chiến
lược dẫn đạo về chi phí và chiến lược khác biệt hóa.
 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:
Ngày 28/6/2019 tại Hà Nội, Công ty Nghiên cứu và Sản xuất Vinsmart công bố
thỏa thuận hợp tác với Công ty Công nghệ Kết nối Fujitsu và tập đoàn Qualcomm để
phát triển điện thoại thông minh 5G.
Công Ty Vinsmart cùng các đối tác phát triển một mẫu điện thoại 5G đặc biệt
mang thương hiệu Vsmart. Thiết bị này sẽ sử dụng nền tảng Snapdragon 5G module
hóa của Qualcomm, đồng thời tích hợp những tính năng ưu việt của Fujitsu như tiết
kiệm pin, chuẩn chống nước IP68, hệ thống antenna 4G+5G tối ưu…
Về thiết kế sản phẩm, Vinsmart hợp tác với nhiều nhà thiết kế (IDH-Independent

House), nhiều ODM (Original design manufacturer)... hứa hẹn mang đến cho người
dùng những mẫu điện thoại trang bị công nghệ hiện đại, tính năng và kiểu dáng thời
thượng nhưng giá cả hợp lí.
Sự kết hợp giữa công nghệ hàng đầu của Qualcomm (Mỹ), Fujitsu (Nhật Bản) và
khả năng triển khai thần tốc đã trở thành thương hiệu của Tập đoàn Vingroup, hứa hẹn
sẽ mang đến cho người dùng những mẫu điện thoại được trang bị công nghệ hiện đại,
tính năng và kiểu dáng thời thượng nhưng giá cả hợp lý. Ngoài Việt Nam, mẫu điện
thoại 5G đầu tiên của Vsmart dự kiến sẽ được bán tại các thị trường lớn như Mỹ, châu
Âu vào tháng 4/2020.
Việc VinSmart bắt tay với những “người khổng lồ” trong thế giới công nghệ như
Fujitsu, Qualcomm sẽ giúp cho đội ngũ kỹ sư Việt Nam nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt
và tự phát triển những dòng điện thoại 5G thế hệ tiếp theo một cách độc lập. Thỏa
thuận hợp tác này cũng chính thức ghi danh VinSmart là một trong những nhà sản xuất


điện thoại 5G đầu tiên trên thế giới, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia tiên
phong ứng dụng và sản xuất thiết bị hỗ trợ 5G.
Chiếc điện thoại 5G “Made in Vietnam” của Vingroup sẽ được sản xuất hoàn
toàn tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) trong thời gian tới. Nhà máy đạt công
suất tối đa với 120 triệu máy vào đầu năm 2020 với công nghệ sản xuất tuân thủ
nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế dành cho ngành sản xuất thiết bị điện tử, viễn
thông như IPC-A-610, TL 9000. Môi trường kiểm soát phóng tĩnh điện, độ sạch không
khí để đảm bảo chất lượng nhất cho sản phẩm.
Dù mới công bố gia nhập lĩnh vực sản xuất điện thoại vào tháng 6/2018,
VinSmart đã liên tiếp có những bước đi chiến lược, bài bản và thần tốc. Sau khi ra mắt
4 dòng sản phẩm đầu tiên vào tháng 12/2018, VinSmart đã mở rộng sự diện diện của
thương hiệu Vsmart tại thị trường châu Âu (Tây Ban Nha) và châu Á (Myanmar) từ
đầu năm 2019, thông qua việc phân phối điện thoại tại các quốc gia này.Theo kế
hoạch, VinSmart sẽ ra mắt thêm 12 mẫu smartphone mới cùng với các thiết bị thông
minh khác.

Thỏa thuận hợp tác với Qualcomm và Fujitsu giúp VinSmart tiến thêm một bước
quan trọng trong việc làm chủ chuỗi cung ứng và sản xuất, tiến tới mục tiêu cung cấp
các sản phẩm điện tử thông minh, chất lượng, đem lại cuộc sống tiện nghi, hiện đại
cho người dân Việt Nam và thế giới.
 Chiến lược dẫn đạo về chi phí:
Về chuỗi sản phẩm, Vsmart có cách tiếp cận phù hợp khi tung ra 4 smartphone,
thuộc 2 phân khúc phổ thông và tầm trung, với mức giá rẻ hơn đối thủ để thu hút nhiều
khách hàng.
Smartphone Vsmart Joy 1 có giá 2,29 triệu đồng, Joy 1+ có giá 2,69 triệu đồng,
Active 1 giá 3,99 triệu đồng và Active 1+ là 5,79 triệu đồng. Đây là nhóm sản phẩm có
tính cạnh tranh không quá cao tại Việt Nam khi các thương hiệu lớn đều tập trung cho
nhóm sản phẩm tầm giá trên 7 triệu đồng để tối ưu lợi nhuận.
F11 và F11 Pro - sản phẩm chủ lực của Oppo - có giá bán lần lượt 7,3 và 8,5 triệu
đồng, Samsung Galaxy A50 có giá 6,99 triệu đồng. Ở tầm giá hơn 2 triệu đồng,
Vsmart có lợi thế tốt bởi đối thủ chủ yếu là những model đời cũ, giảm giá sâu do vòng
đời sản phẩm sắp hết.


Trong khi đó, các model có giá 4-5 triệu cũng chỉ phải cạnh tranh với một số mẫu
của Xiaomi, Huawei, Honor và Nokia. Những tên tuổi này đều gặp vấn đề nhất định,
như không thể “vào cửa” các nhà bán lẻ lớn do chiết khấu thấp, gặp sự cố trên phạm vi
toàn cầu hay chi phí marketing không có. Vì sản phẩm mới nên Vsmart cũng mạnh tay
cho các chiến dịch marketing, quảng cáo truyền hình để tiếp cận người dùng.
Vinsmart thực hiện nhiều chương trình khuyến mại lớn dành cho các khách hàng
mua các dòng điện thoại Vsmart như: giảm giá trực tiếp khi đặt hàng, tặng ốp lưng,
bốc thăm trúng thưởng....
Câu 2: Nhận định về khả năng thành công của Vinsmart với chiến lược cạnh
tranh tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới?
Trả lời:
Trước khi nhận định được khả năng thành công của VinSmart, ta sẽ phải xem xét

đến các lợi thế cạnh tranh mà hiện tại doanh nghiệp này đang có:
 Lợi thế cạnh tranh của VinSmart:
Bước đệm ban đầu là một thành viên của VinGroup- một trong những Tập đoàn
kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất châu Á với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ
đô la Mỹ. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, bao gồm: công
nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Là một trong những tập đoàn lớn nhất và
thành công tại Việt Nam. Điện thoại Vsmart - "đứa con" ấp ủ từ lâu của tập đoàn
Vingroup vừa gia nhập vào thị trường smartphone Việt Nam. Với tham vọng của mình
Vingroup mong muốn chinh phục 30% thị phần smartphone tại Việt Nam cho nên việc
đầu tư vốn, truyền thông và tìm mọi cách để có thể đạt được mục tiêu của mình.
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Sự hưởng ứng của người dân
trong quá trình vận động của Nhà nước: ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam,,. Hiện nay người dân cũng dần dần từng bước nhận thức về hàng Việt Nam và sử
dụng các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp trong nước và các tỉnh
cung cấp.
Vsmart rất chú trọng vào chiến lược này, truyền thông, quảng bá người dân dùng
hàng Việt Nam nhiều hơn từ quá trình sản xuất và thiết kế sản phẩm chất lượng đến
quá trình chăm sóc khách hàng và luôn hướng đến khách hàng của mình ở thị trường


Việt. Với sự phát triển và thành công của Vingroup, người dân cũng đặt niềm tin vào
hàng Việt Nam và đặc biệt là quá trình đặt niềm tin vào các sản phẩm của Vingroup.
Cạnh tranh về giá: Để thu hút khách hàng, Vinsmart định giá sản phẩm rẻ hơn
đối thủ cạnh tranh trong từng phân khúc. Người tiêu dùng bây giờ rất thông minh, có
nhiều sự lựa chọn trên nhiều phân khúc giá của nhiều hãng… Khi sản phẩm hội tụ đủ
3 yếu tố (thiết kế đẹp, giá cả hợp lý, chế độ hậu mãi tốt) thì người tiêu dùng sẽ tin
dùng sản phẩm của mình. Vsmart bán tốt vì sản phẩm của họ hội tụ đầy đủ 3 yếu tố.
Theo đó, khách hàng mua Vsmart sẽ có chế độ bảo hành điện tử với thân máy dài nhất:
18 tháng. Thời gian bảo hành đổi máy mới của Vsmart cũng dài chưa từng có với
chính sách “101 ngày bảo hành 1 đổi 1”.

Sự khác biệt hóa: Với tham vọng trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất
thành công thiết bị hỗ trợ công nghệ 5G, Vinsmart công bố thỏa thuận hợp tác với
Công ty công nghệ kết nối Fujitsu và Tập đoàn Quanlcomn (Mỹ) để phát triển điện
thoại thông minh 5G và đã thành công.
Việc phát triển thành công điện thoại thông minh Vsmart Aris 5G cho thấy
VinSmart đã sẵn sàng cho hành trình phát triển và làm chủ các công nghệ lõi tiên tiến
nhất. Sự kiện tạo niềm tin về việc Việt Nam có thể sánh bước với những quốc gia hàng
đầu thế giới về công nghệ 5G, đồng thời là minh chứng rõ nét cho việc Việt Nam đang
tăng tốc trong Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. VinSmart không chỉ tự nghiên
cứu, sản xuất cả phần cứng và phần mềm mà sẽ tạo ra một hệ sinh thái 5G “made in
Viet Nam”.
Bên cạnh lợi thế cạnh tranh, khó khăn mà doanh nghiệp này phải đương đầu cũng
không nhỏ.
 Khó khăn của VinSmart:
Thuộc tính sản phẩm: Mặc dù được quảng cáo vượt trội về cấu hình, nhưng nếu
xét các dòng máy trên thị trường trong phân khúc 2-4 triệu đồng, những smartphone
của Vsmart sẽ khá “chật vật” để có chỗ đứng.
Lý do thứ nhất, các mẫu giá rẻ của Vsmart được thiết kế khung nhựa trong khi
dòng giá rẻ như của Nokia lại thiết kế khung kim loại, nhìn sẽ sang và bắt mắt hơn.


Thứ hai, cấu hình của Joy1 và Joy1+ là cấu hình cơ bản dành cho smartphone giá rẻ,
không có gì quá đặc biệt, khi chạy Android tùy biến sẽ khá nặng.
Đối thủ cạnh tranh: Vinsmart định cạnh tranh trực tiếp với các hãng điện thoại
lớn tại Việt Nam đó là Samsung, Oppo, Apple, ..các hãng này đều thể hiện sức mạnh
và nắm dữ thị phần gần như tuyệt đối tại Việt Nam.
Samsung đã lấp đầy mọi phân khúc đồng thời thực hiện nhiều chiến lược dành
cho giới trẻ vơi mức giá tầm trung và thấp để chiếm lĩnh được thị trường, Oppo liên
tục tung ra các sản phẩm dành cho giới trẻ đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Thị trường đang dần thu hẹp lại: Thị trường smartphone đang tăng trưởng

chậm lại, người dùng ngày càng ít mua máy mới và Việt Nam đang ở giai đoạn cạnh
tranh khốc liệt nhất khiến một số hãng ví dụ như mobistar đã chuyển hướng sang thị
trường Ấn Độ.
Từ những phân tích về lợi thế cạnh tranh và khó khăn của VinSmart, ta có thể
thấy con đường để đi đến thành công của VinSmart sẽ là cả một quá trình dài hơi. Là
thương hiệu Việt chắc chắn mức độ ảnh hưởng của Vinsmart lên thị trường smartphone
Việt Nam sẽ còn gia tăng hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt, với sự đầu tư mạnh tay
từ qua trình xây dựng nhà máy lớn ở Hòa Lạc và chiến lược ‘’mượn vai người khổng
lồ’’, chúng ta có thể hi vọng một sự phát triển thần kỳ ở VinSmart.

Tình huống số 9
Triển khai chiến lược của tập đoàn Sunhouse
Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng
được thành lập ngày 22/5/2000. Năm 2004, SUNHOUSE liên doanh với Công ty
TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH SUNHOUSE Việt Nam và
xây dựng nhà máy liên doanh sản suất đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized
lạnh tiên tiến tại khu vực ASEAN. Năm 2010, SUNHOUSE chính thực được lấy tên là
Công ty Cổng phần Tập đoàn SUNHOUSE, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng
gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện).


TẦM NHÌN
Trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đồ gia dụng,
luôn luôn đề cao an toàn sức khỏe cho người sử dụng và hướng tới đáp ứng nhu cầu
của đại đa số người tiêu dùng trong khu vực. Hướng tới là một thương hiệu toàn cầu.


SỨ MỆNH
Không ngừng nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp đại đa số
người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm cao cấp với giá thành hợp lý.


GIÁ TRỊ CỐT LÕI
 Sáng tạo (Creative)
 Thấu hiểu (Understanding)
 Chuẩn mực (Standards)

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020





Trở thành công ty trong nhóm trên 10.000 tỷ đồng
Thị trường phục vụ 350 triệu dân
Doanh thu hoạt động xuất khẩu đạt 10 triệu USD
Thương hiệu SUNHOUSE có tên tuổi trong bản đồ gia dụng trên thế giới.
Câu 1: Nhận dạng loại hình chiến lược của tập đoàn SunHouse?
Trả lời:
Qua tình huống này, ta có thể thấy tập đoàn SunHouse đã sử dụng đồng thời cả
ba chiến lược là chiến lược đa dạng hóa, chiến lược tích hợp và chiến lược cường độ.
 Chiến lược đa dạng hóa:
Chiến lược đa dạng hóa liên quan: Giữa năm 2004 nhà máy tại Việt Nam ra
mắt sản phẩm đầu tiên là bộ nồi inox và chảo chống dính mang thương hiệu Sunhouse.
Sản phẩm này sau đó chiếm đến 60% thị phần chảo chống dính toàn quốc.
Để cạnh tranh với các đối thủ đã có thương hiệu, ban giám đốc quyết định lập lại
bộ máy kinh doanh, tăng cường đầu tư sâu sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện. Tái
đầu tư, mở rộng quy mô đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia
dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…)
Hiện tại với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, Sunhouse đang đứng thứ hai trên thị trường
ngành với doanh thu 1,8 tỷ đồng (79,2 triệu USD), xếp sau Kangaroo với doanh thu

khoảng 2 nghìn tỷ đồng (88 triệu USD). Tuy nhiên, tính riêng doanh thu từ các thiết bị
gia dụng, Sunhouse đang nắm giữ thị phần lớn nhất của khoảng 8% thị trường trong
nước.



 Chiến lược tích hợp:
Chiến lược tích hợp hàng ngang: Để gia tăng được lợi thế của mình so với đối
thủ cạnh tranh, ông Nguyễn Xuân Phú đã quyết định hợp tác cùng với Công ty TNHH
SunHouse Hàn Quốc để thành lập Công ty TNHH SunHouse Việt Nam. Chiến lược
này đã giúp cho SunHouse định vị được vị thế của mình trên thị trường hàng gia dụng.
Chiến lược tích hợp về phía sau: Từ việc nhận thấy những khó khăn khi nhập
nguyên liệu, hàng hóa bên ngoài và lợi nhuận từ thị trường trong nước, SunHouse đã
chuyển từ nhập khẩu sản phẩm từ Hàn Quốc sang tự sản xuất nồi, chảo,... Với nguồn
nhân lực và vốn hiện có SunHouse hoàn toàn có thể tự cung cấp được nguồn nguyên
liệu đầu vào cho doanh nghiệp.
Có thể thấy chiến lược này đã giúp SunHouse có được những thành công đáng kể
chẳng hạn như năm 2004, sản phẩm đầu tiên ra mắt là bộ nồi, chảo inox đã chiếm đến
60% thị phần chảo chống dính trên toàn quốc.
 Chiến lược cường độ:
Chiến lược thâm nhập thị trường: Khởi nghiệp khá thuận lợi với mảng thương
mại nhập khẩu trong tay đoạn 2000 – 2004, thị trường Việt Nam mở cửa đã giúp công
ty luôn tăng trưởng cao. Giai đoạn khó khăn bắt đầu khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập
WTO, thị trường phát triển nóng, giá nguyên vật liệu tăng cao, nhập khẩu hàng hóa từ
Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn do đồng won tăng giá. Nhận thấy sản xuất nội địa sẽ
giảm được một khoản chi phí đầu vào lớn, năm 2003, ông Phú đã mời 1 đối tác Hàn
Quốc 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng gia dụng cùng liên doanh đầu tư sản
phẩm với tỉ lệ góp vốn 70 -30.
Năm 2004, công ty chính thức liên doanh với công ty TNHH Sunhouse Hàn
Quốc và xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất đồ gia dụng , ứng dụng công nghệ

Anodized lạnh.
Từ nhà máy 12000m2 với 60 lao động, hiện nay, Sunhouse đang sử hữu 7 công
ty thành viên và 6nhà máy với tổng diện tích hơn 40 ha, nhân sự 1600 người cùng
mạng lưới 50.000 điểm bán có mặt tại toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại,
các cửa hàng truyền thống trên 63 tỉnh thành, bước đầu đã vươn ra các thị trường nước
ngoài như Đông Nam Á, Trung Đông…


Tham gia vào lĩnh vực được gọi là “đại dương đỏ” – sản xuất đồ gia dụng – với
không ít tên tuổi quốc tế lớn, nhưng Sunhouse đã không ngừng bành trướng thị phần.
Tuy nhiên, thương hiệu Sunhouse vẫn đứng trước những bài toán khó giải khi chưa
chiếm được vị trí số 1 và chưa định hình được ngành nghề cốt lõi của mình trong tâm
trí của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là khách hàng , người tiêu dùng khu vực
phía Nam. Trước những thách thức như vậy, tập đoàn Sunhouse đã quyết định triển
khai chiến lược thâm nhập thị trường với chiến dịch “Nhà là bếp”.
Câu 2: Phân tích chính sách Marketing triển khai chiến lược đã được nhận
dạng của tập đoàn Sunhouse?
Trả lời:
Tập đoàn Sunhouse đã quyết định triển khai chiến lược thâm nhập thị trường với
chiến dịch” Nhà là bếp”. Chiến dịch nhằm hướng tới mục tiêu đánh vào trái tim, suy
nghĩ của con người và tạo nên tranh luận: “ Nhà có phải là bếp, có phải là nơi quan
trọng nhất của ngôi nhà, là nơi “ phát” ra mọi tín hiệu vui buồn, hạnh phúc, sung
túc,..của một gia đình?”
Chiến lược này dựa trên một thực tế là cuộc sống hiện đại với những mối quan
hệ xã hội ngày càng mở rộng, những cuộc giao tiếp, những cám dỗ ngày thường khiến
người ta dần xa căn bếp với những bữa cơm đầm ấm với những người thân yêu. Một
bữa cơm nhà đôi khi trở thành khó khăn và cùng theo đó những ràng buộc giữa những
thành viên trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo.Bếp là trái tim của mỗi ngôi nhà,
và trong mỗi trái tim đó có Sunhouse đồng hành giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Thực thi

Thông điệp "Bếp ấm" được truyền tải trong chiến dịch "Nhà là Bếp?" giai đoạn
1 với thông điệp: Hạnh phúc là khi được trở về, sum họp, chung vui... nhưng đó có thể
chỉ là một khoảnh khắc. Cuộc sống hiện đại với những mối quan hệ xã hội ngày càng
mở rộng, những cuộc giao tiếp, những cám dỗ ngày thường khiến người ta dần xa căn
bếp với những bữa cơm đầm ấm với những người thân yêu.
TVC: TVC với bài hát “ĐÁNH THỨC GIAN BẾP” đã được hơn 10 triệu người
xem truyền hình trên toàn quốc - hơn 3 triệu người xem tại 4 thành phố lớn HN - HCM


- Đà Nẵng - Cần Thơ (số liệu đo toàn bộ chiến dịch TVC do VietnamTam - Nielson
thực hiện) và gần 5 triệu lượt view trên Facebook.
Viral Clip: Trong video viral của mình, SUNHOUSE nhấn mạnh thông điệp gắn
kết gia đình thông qua căn bếp, thông qua những bữa cơm cùng chung tay chuẩn bị.
Tình yêu thương gắn chặt qua ngọn lửa bếp nhà, những món ăn đơn sơ nhưng là
những sự quan tâm gửi trao.
Để làm rõ được vai trò của căn bếp với những mối gắn kết trong gia đình,
Creative team đã lựa chọn 3 câu chuyện về 3 cặp đôi khác nhau: đó là 1 cặp đôi mới
cưới, 1 cặp đôi đã ở bên nhau hơn 40 năm và có cả cặp đôi đã rạn vỡ. Trong mỗi câu
chuyện, căn bếp với những món ăn đều có những tác động nhất định tới họ.
Và ngay sau khi ra mắt, thông điệp này đã chạm tới cảm xúc của hàng triệu NTD
Việt với gần 2 triệu lượt xem sau khi ra mắt.
PR: Chiến dịch "đánh" vào trái tim, suy nghĩ của con người và tạo nên sự tranh
luận: Nhà có phải là bếp, có phải là nơi quan trọng nhất của ngôi nhà, là nơi "phát" ra
mọi tín hiệu vui buồn, hạnh phúc, sung túc... của 1 gia đình?
Tổng kết các cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội, và cập nhật nội dung
chiến dịch, các bài viết trong chuỗi đã khai thác chiến dịch ở nhiều góc độ khác nhau
để người tiêu dùng hiểu sự quan trọng của thông điệp "Nhà là Bếp" và gắn thương
hiệu SUNHOUSE với căn bếp mỗi gia đình.
Social: Chiến dịch "Nhà Là Bếp?" đã được nhiều Celebs/KOLs lên tiếng chia sẻ
quan điểm về Nhà Là Bếp - Bếp thực sự quan trọng. Đặc biệt với họ, những con người

bận rộn với công việc xã hội thì bữa cơm gia đình hiếm hoi và vô cùng quý giá. Vì vậy
Bếp thực sự là trái tim của ngôi nhà, là nơi san sẻ tình yêu thương, sự gắn kết hạnh
phúc gia đình. Qua MV vui nhộn đánh thức gian bếp đã khơi dậy sự hứng thú vào bếp
để cùng gia đình có một căn Bếp Ấm.
Facebook Marketing: Chủ đề "Nhà là Bếp?" đã lan toả và ảnh hưởng rộng
tới những người có tiếng nói trên mạng xã hội, tác động đến các giới trẻ khi nghĩ về


gian bếp, nghĩ về những khoảng thời gian được ngồi bên nhau tận hưởng những phút
giây quý báu của bữa cơm gia đình. Những cảm xúc của gian bếp, những thảo luận về
thời khắc quan trọng của căn Bếp Ấm đã lan tỏa trên mạng xã hội - tạo ra gần 2,5 triệu
lượt tương tác, thảo luận về chủ đề này.
Awareness: Thông điệp "Bếp ấm" trong giai đoạn 1 của chiến dịch là tạo ra được
tác động lớn tới nhiều gia đình, góp phần tác động giúp mỗi gia đình trở lên hạnh phúc
hơn.
Others: Key visual của chiến dịch tạo ấn tượng sâu sắc về hình ảnh Logo
SUNHOUSE là mặt trời chiếu rọi ánh nắng ủ ấm mỗi ngôi nhà và cùng những thành
viên gia đình tạo lên căn Bếp Ấm.
Kết quả
Chiến dịch "Nhà là Bếp" thay vì kêu gọi mọi người chỉ nghĩ về những
khoảnh khắc trở về, sum vầy hay chung vui ngắn ngủi mà là hãy thực sự coi trọng căn
Bếp mỗi gia đình, đó chính là trái tim để gắn kết, ủ ấm tình yêu thương hạnh phúc của
con người. Vì vậy chiến dịch đã nhanh chóng lan tỏa tới mọi gia đình, tạo sự thích thú
cho trẻ em sử dụng Bài hát "Dậy đi bếp ơi" để đánh thức gian bếp, đánh thức những
người thân trong gia đình mình với những con số ấn tượng:
Hơn 40 triệu lượt xem & 10 triệu người xem MV "Dậy đi bếp" trên truyền hình.
Hơn 10 triệu lượt xem MV "Dậy đi Bếp ơi" trên digital (Facebook & YouTube).
Gần 2 triệu lượt tương tác, thảo luận trên mạng xã hội về chủ đề "Nhà là bếp?"
Video phỏng vấn tâm sự của người dùng về chủ đề "Nhà Là Bếp?" thu hút gần 2
triệu lượt xem và được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, các báo chia sẻ.

Trên cả những con số, điều quan trọng nhất mà chiến dịch có được là sự yêu mến
của người tiêu dùng khi có gần 300 "tâm thư" chia sẻ gửi tới SUNHOUSE, cảm ơn
SUNHOUSE đã cùng đồng hành xây dựng, giữ ấm Căn Bếp để mỗi căn bếp thực sự là
trái tim của mỗi ngôi nhà.


Có thể thấy, chính sách marketing của tập đoàn Sunhouse đã cực kì thành công
khi khéo léo đưa ra chiến dịch với thông điệp gần gũi với mọi nhà, từ đó đã quảng bá
rộng rãi được thương hiệu Sunhouse, khẳng định vị thế trong thị trường hàng gia dụng
nói chung trong mỗi căn bếp Việt.


DANH SÁCH NHÓM 10 NHIỆM VỤ VÀ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
STT Họ và tên

Mã sinh
viên

Nhiệm vụ

1

Nguyễn Thị
Khánh Vân
(Nhóm trưởng)

18D18005
4

Tổng hợp word


Tích cực tham gia
thảo luận

2

Trần Thị Vân

3

Trần Thị Vân

4

Lê Thị Hà Vi

5

Lê Văn Vinh

6

Bùi Thế Vũ

Câu hỏi 1 tình huống
9
Câu hỏi 1 tình huống
7
Câu hỏi 1 tình huống
7

Câu hỏi 2 tình huống
7
Thuyết trình

7

Lương Minh Vũ

8

Đinh Thị Xuân

9

Bùi Thảo Yến

10

Trương Thị Hải
Yến (Thư kí)

18D11026
8
18D18023
3
18D22010
9
18D12034
9
17D22010

0
18D18029
4
18D11027
0
17D14004
7
18D10023
1

Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận
Tích cực tham gia
thảo luận

Tổng hợp và làm slide

Câu hỏi 1 tình huống
9
Câu hỏi 2 tình huống
7
Câu hỏi 2 tình huống
9

Điể
m

Đánh giá



×