Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN CỦA BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN
CỦA BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

HÀ NỘI – 2014
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT

NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN
CỦA BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ THỊ THANH HOA

HÀ NỘI – 2014
2



MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................ 5
Danh mục các bảng biểu ........................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 7
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 9
5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 9
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...................................... 11
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 12
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH .......................................................................... 13
1.1. Du lịch và điểm đến du lịch .......................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm về du lịch .......................................................................... 13
1.1.2. Khái niệm điểm đến du lịch. .............................................................. 15
1.1.3. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch. ............................................. 16
1.1.3.1. Sự hấp dẫn du lịch (attrations).............................................. 16
1.1.3.2. Khả năng tiếp cận nơi đến (Accession) ................................ 17
1.1.3.3. Dịch vụ lƣu trú, ăn uống (Accomodation)............................ 18
1.1.3.4. Các tiện nghi và dịch vụ bổ sung.......................................... 19
1.2. Cạnh tranh ..................................................................................................... 19
1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh ...................................................................... 19
1.2.2. Nguồn gốc và phân loại ....................................................................... 22
1.2.3. Đối thủ cạnh tranh................................................................................ 27
1.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến ...................................................................... 31
1.3.1. Khái niệm .......................................................................................... 31


3


1.3.2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến ................... 32
1.3.2.1. Các yếu tố vĩ mô
1.3.2.2. Các yếu tố vi mô
1.3.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch ............. 42
1.3.3.1. Đặc điểm của điểm đến ........................................................ 42
1.3.3.2. Đặc điểm của du khách......................................................... 42
1.3.3.3. Hành vi của các công ty lữ hành........................................... 44
1.3.3.4. Các nhân tố khác (bên ngoài) .............................................. 44
1.3.4. Các phƣơng pháp, kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
1.3.4.1. Đánh giá NLCT theo các tiêu chí đánh giá
1.3.4.2. Đánh giá NLCT theo mô hình SWOT
1.3.4.3. Đánh giá theo đại diện phía cung và phía cầu
1.3.4.4. Đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................ 45
CHƢƠNG 2: NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
BÌNH THUẬN ..................................................................................................... 47
2.1. Khái quát về các điều kiện phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch
tỉnh Bình Thuận ................................................................................................... 47
2.1.1. Các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận .............................. 47
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................ 47
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................. 47
2.1.1.3. Khí hậu.................................................................................. 48
2.1.1.4. Hệ sinh thái ........................................................................... 48
2.1.1.5. Tài nguyên du lịch ............................................................... 49
2.1.1.6. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch ........................................... 51
2.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch Bình Thuận ......................................... 53
2.1.2.1. Số lƣợng khách du lịch Bình Thuận ..................................... 53

2.1.2.2. Doanh thu du lịch Bình Thuận ............................................. 57
2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tỉnh Bình Thuận .................. 58
4


2.1.2.4. Nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận .................................... 59
2.2. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bình Thuận. ..................................... 61
2.2.1. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bình
Thuận.................................................................................................................... 61
2.2.1.1. Các yếu tố vĩ mô ................................................................... 61
2.2.1.2. Các yếu tố (vi mô) ................................................................ 64
2.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bình
Thuận.................................................................................................................... 66
2.2.2.1. Đặc điểm của điểm đến Bình Thuận .................................. 66
2.2.2.2. Đặc điểm của du khách du lịch Bình Thuận ...................... 67
2.2.2.3. Hành vi của các công ty lữ hành ....................................... 69
2.2.2.4. Các nhân tố bên ngoài ........................................................ 69
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch Bình Thuận ...................................... 72
2.3.1. Đánh giá theo phƣơng diện cung và cầu du lịch ................................ 72
2.3.2. Đánh giá theo mô hình SWOT ........................................................... 74
2.3.3.1. So sánh cạnh tranh trong nƣớc................................................................ 76
2.3.3.2. So sánh cạnh tranh quốc tế...................................................................... 77
2.3.4. Xác định lợi thế cạnh tranh của du lịch Bình Thuận ................................. 78
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................ 80
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH, PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÌNH THUẬN ....................... 81
3.1. Định hƣớng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển du lịch Bình Thuận. ............. 81
3.1.1 Định hƣớng phát triển du lịch Bình Thuận. ........................................ 81
3.1.2 Mục tiêu phát triển của du lịch Bình Thuận........................................ 82
3.1.3 Nhiệm vụ phát triển của du lịch Bình Thuận: ..................................... 84

3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến Bình Thuận. ...... 86
3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng ƣu điểm ..................................................... 89
3.2.1.2 Giải pháp phát triển thị trƣờng.............................................. 90
3.2.1.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm. ......................................... 90
5


3.2.1.4 Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ. ............................................... 92
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu. ................................................ 92
3.2.2.1 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. ................................ 92
3.2.2.2. Giải pháp tăng cƣờng TCQL và cơ chế chính sách du lịch. . 92
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ. ...................................................................... 93
3.2.3.1. Đầu tƣ xây kết cấu hạ tầng và CSVCKT du lịch. ................. 93
3.2.3.2. Tăng cƣờng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. ................. 94
3.2.3.3. Tăng cƣờng công tác đảm bảo AN&AT trong du lịch. ........ 96
3.2.3.4. Tăng cƣờng phối hợp liên ngành, liên vùng ........................ .97
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 96
3.3.1 Đối với địa phƣơng ............................................................................. 98
3.3.2. Đối với nhà kinh doanh du lịch ........................................................ 101
3.3.3 Đối với cơ quan Trung Ƣơng ............................................................ 102
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 102
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 104

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CP: Chính phủ
2. HĐND: Hội đồng nhân dân

3. KT – XH: Kinh tế - xã hội
4. NLCTĐĐ: Năng lực cạnh tranh điểm đến
5. QĐ: Quyết định
6. Sở VH – TT & DL : Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
7. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
8. TƢ: Trung Ƣơng
9. UBND: Ủy ban nhân dân
10. TCQL: Tổ chức quản lý
11. AN&AT: An ninh và an toàn

7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lƣợng khách đến Bình Thuận giai đoạn 2008 – 2012 ..................... 48
Bảng 2: Doanh thu du lịch Bình Thuận từ 2008 – 2012 ................................... 50
Bảng 3: Lao động trực tiếp trong ngành du lịch Bình Thuận
giai đoạn 2008 – 2012 ....................................................................................... 52
Bảng 4: Tổng thời gian lƣu trú của khách du lịch Bình Thuận ........................ 62
Bảng 5: Thời gian lƣu trú bình quân của khách du lịch Bình Thuận
............................................................................................................................ 59
Bảng 6: Thu nhập của khách du lịch đến Bình Thuận ...................................... 60
Bảng 7: Độ tuổi của khách du lịch đến Bình Thuận .......................................... 65
Bảng 8: Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến Bình Thuận .................... 72
Bảng 9: Mức độ hài lòng của khách du lịch về các dịch vụ tại Bình Thuận ..... 68
Bảng 10: Mong muốn quay trở lại Bình Thuận của khách du lịch.................... 70
Bảng 11: Mức độ hài lòng của du khách về đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch…73
Bảng 12: Mức độ hài lòng của du khách về chất lƣợng các tiện nghi du lịch…74
Bảng 13: Ma trận SWOT điểm đến du lịch Bình Thuận………………………75


8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay nền kinh tế phát triển đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao vì
vậy nhu cầu du lịch ngày càng nhiều và dần dần đòi hỏi chất lƣợng cao. Hiện
nay một số quốc gia trên thế giới chọn ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn,
phát triển với tốc độ cao mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Trong những thập
niên qua Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển
nhanh, sự góp phần của nguồn thu nhập du lịch vào GDP và cán cân thanh toán
trở nên đáng kể, ngày càng gia tăng.
Hoạt động du lịch đã đƣa hình ảnh về đất nƣớc con ngƣời Việt Nam đến
tất cả các nƣớc bạn bè trên thế giới góp phần vào việc tạo ra các mối quan hệ
toàn cầu về kinh tế - văn hóa – hòa bình trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam còn khá non trẻ so với ngành du lịch của
nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực vì vậy nhiệm vụ của ngành du lịch Việt
Nam là phải đƣa ra các chiến lƣợc phát triển du lịch để tƣơng xứng với tài
nguyên du lịch sẵn có và tạo đƣợc điểm nhấn cho du lịch Việt Cạnh tranh là
thực tế tất yếu đang diễn ra gay gắt trong nền kinh tế thị trƣờng đặc biệt trƣớc
bối cảnh diễn biến kinh tế – chính trị hiện đại.
Nằm trong bối cảnh chung của sự phát triển du lịch Việt Nam, trong
những năm qua ngành du lịch Bình Thuận đã có những bƣớc nhảy quan trọng
để trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, tạo ra đƣợc
nguồn thu khá lớn từ ngành du lịch, giải quyết đƣợc một phần việc làm cho địa
phƣơng, hình ảnh du lịch Bình Thuận đang đƣợc nhiều du khách trong nƣớc và
quốc tế biết đến. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định một trong những nội dung nhiệm vụ
quan trọng của du lịch Bình Thuận trong thời gian tới là xây dựng, phát triển
thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận, thƣơng hiệu của những điểm đến du lịch hấp

dẫn nhƣ Mũi Né, đồi cát bay, Bàu Trắng, Mũi Kê Gà…, thƣơng hiệu du lịch
9


biển đảo Bình Thuận, thƣơng hiệu của du lịch sinh thái Bình Thuận với những
khu bảo tồn biển và tính đa dạng sinh học hấp dẫn. Bên cạnh đó là thƣơng hiệu
của điểm đến với nhiều di tích cấp quốc gia nổi tiếng nhƣ Tháp chăm Podam,
PôSahnƣ, với những nét văn hóa đặc sắc và lễ hội phong phú của 34 dân tộc anh
em cùng chung sống.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch tỉnh Bình Thuận không
tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục. Sự phát triển của ngành chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh và còn cần vƣợt qua những hạn chế để đáp
ứng yêu cầu và xu hƣớng phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.
Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam
là đầu tƣ xây dựng Bình Thuận và một số điểm đến nhƣ Hạ Long, Nha Trang
thành điểm đến thƣơng hiệu cho du lịch Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế và
khu vực và đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, du lịch tỉnh Bình Thuận không
những phải cạnh tranh với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc mà còn phải cạnh
tranh với nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng của các nƣớc trong khu vực và trên
thế giới để thu hút khách du lịch, việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho ngành du lịch Bình Thuận là một yêu cầu khách quan và cấp
thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của
Bình Thuận. Đề tài nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình
Thuận” đƣợc thực hiện sẽ góp phần giải quyết vấn đề đặt ra trên đây, nâng cao
khả năng cạnh tranh và quảng bá du lịch của tỉnh Bình Thuận, đóng góp nhất
định vào việc thực hiện Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch, năng lực
cạnh tranh của ngành du lịch Bình Thuận so sánh với các điểm đến trong nƣớc,

khu vực và thế giới, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

10


tranh cho điểm đến du lịch Bình Thuận – điểm đến thƣơng hiệu tầm cỡ quốc tế
của du lịch Việt Nam.
Kết quả của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho ngành du lịch
Bình Thuận trong quản lý và kinh doanh du lịch để mang lại hiệu quả tối ƣu từ
hoạt động này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp chọn lọc một số lý luận cơ bản về điểm đến du lịch, năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch.
- Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch Bình Thuận
trong những năm gần đây.
- Xác định và đánh giá các yếu tố cấu thành và ảnh hƣởng đến năng lực
cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của
du lịch Bình Thuận.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
- Giới hạn nội dung: năng lực cạnh tranh điểm đến là một khái niệm rất
rộng, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu trƣờng
hợp cụ thể là năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bình Thuận với các yếu
tố chính cấu thành năng lực cạnh tranh và một số phƣơng pháp đánh giá
NLCTĐĐ có chọn lọc.
- Về không gian: nghiên cứu cho phạm vi không gian lãnh thổ tỉnh Bình
Thuận tuy nhiên các khảo sát thực địa đƣợc tiến hành chủ yếu tại những điểm
đến thu hút tập trung du khách nhƣ Phan Thiết, Mũi Né.
- Về thời gian: Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu chủ yếu từ năm

2010 đến năm 2013.
11


5. Lịch sử nghiên cứu:
Trong những năm gần đây các tài liệu, công trình nghiên cứu về du lịch
ngày càng quan tâm nhiều hơn đến “cạnh tranh điểm đến”. Trƣớc đây , sự cạnh
tranh trong lĩnh vực du lịch thƣờng thể hiên qua yếu tố về giá và chỉ giới hạn ở
tầm vi mô vì đối với một điểm đến hoặc doanh nghiệp, giá cả là yếu tố quan
trọng có sức cạnh tranh. Tuy nhiên từ đầu thập niên 90 (AIEST, 1993; Poon,
1993; Goelder và những ngƣời khác, 2000), nghành du lịch và các nhà nghiên
cứu du lịch đã ý thức rằng bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá cả còn có nhiều
biến số khác xác định lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp du lịch hay một
điểm đến.
Đã có những công trình đề cập đến vấn đề cạnh tranh điểm đến nhƣ
nghiên cứu về “ Yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Châu Á – Thái Bình Dƣơng; toàn diện và phổ quát” ”.[26, Michae J. ENright &
James Newton]; Nghiên cứu về “Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: những
thách thức thị trƣờng và hệ thống đánh giá” ”.[24, Ines Milohnic‟& Dora
Smolc‟ic‟ Jurdana, Croatia] với quan điểm cho rằng chất lƣơng đã trở thành một
yếu tố quan trọng khả năng cạnh tranh điểm đến du lịch, cần phải so sách với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng để xác định đƣợc các điểm yếu cũng nhƣ
tạo ra các yếu tố để nâng cao khả năng cạnh tranh cho điểm đến; hay nghiên cứu
“Kiểm tra năng lực cạnh tranh điểm đến từ du khách; quan điểm; mối quan hệ
giữa kinh nghiệm du lịch và nhận thức năng lực cạnh tranh điểm đến” [23, Fanh
Meng ], nghiên cứu xác định các yếu tố có khả năng ảnh hƣởng đến chất lƣợng
những trải nghiệm du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến của du khách.
Những nghiên cứu trên và nhiều nghiên cứu khác đã đƣa ra sự đa dạng
trong phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của một điểm đến, trong đó tập
trung chủ yếu khảo sát điều tra từ thị trƣờng và đánh giá nội lực, kết hợp so

sánh với các đối thủ cạnh tranh tƣơng đƣơng để xác định điểm yếu , xác định
những lợi thế cạnh tranh cho mình.
12


Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh
tranh. Các nghiên cứu này thƣờng đƣợc tiến hành theo hƣớng định lƣợng với
một nhóm các đơn vị theo nghành hoặc theo một vùng, quốc gia, thƣờng sử
dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu và nhìn chung vẫn còn ở mức độ vĩ mô.
Có thể kể đến một số công trình nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu
thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành
quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do vụ Lữ hành, Tổng
cục Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007, nội dung chính của đề tài là phân
tích, đánh gía thực trạng năng lực cạnh tranh của toàn bộ lĩnh vực lữ hành quốc
tế giữa mối tƣơng quan với các nƣớc trong khu vực, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao sức cạng tranh của cả hệ thống này trong điều kiện hối nhập
kinh tế quốc tế. Tác giả Nguyễn Anh Tuấn với nghiên cứu luận án tiến sỹ về đề
tài “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”. Hay nhƣ một số công
trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh khác của các điểm đến cụ thể nhƣ tác
giả Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên, Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm
đến Huế. Tác giả thông qua việc nghiên cứu các nhóm du khách khác nhau trên
cơ sở khung lý thuyết về liên hệ giữa khả năng thu hút và khả năng cạnh tranh
của điểm đến để đánh giá khả năng thu hút khách và rút ra các vấn đề liên quan
tới khả năng thu hút của điểm đến Huế. Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân với đề tài
“Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng”, căn cứ vào mô hình
tích hợp, sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đo lƣờng năng lực cạnh tranh của
điểm đến du lịch Đà Nẵng… Riêng đối với Bình Thuận, các nghiên cứu về năng
lực cạnh tranh điểm đến, sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh… còn là
mảng trống, chƣa đƣợc đề cập nhiều.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:

6.1. Phương pháp khảo sát thực địa:

13


Tác giả đã tiến hành khảo sát hoạt động du lịch đang diễn ra vào nhiều
thời điểm trong năm tại các điểm du lịch chính của Bình Thuận nhằm có cái
nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động du lịch tại Bình Thuận.
6.2. Phương pháp thu thập xử lý và phân tích tài liệu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập, tham khảo các tài liệu liên quan
đến lý thuyết về du lịch, điểm đến du lịch, cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch thế giới và của Việt Nam làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc
nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra.
Thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu thứ cấp từ Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Bình Thuận và các nguồn nhƣ Niên giám thống kê, sách và các bài viết,
tin tức đăng tải trên các báo, tạp chí và các website.
Đề tài cũng thu thập thông tin, số liệu sơ cấp về thị trƣờng khách qua thực
hiện phỏng vấn điều tra xã hội học.
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học:
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều
tra xã hội học để cố gắng thu thập thông tin và đánh giá về du lịch Bình Thuận
và những thông tin liên quan đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch qua bảng
hỏi khách du lịch.
Thời gian: tiến hành phỏng vấn từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2013.
Địa điểm: quá trình điều tra đƣợc thực hiện tại các điểm du lịch: Đồi Cát
bay, Hòn Rơm (Mũi Né), Suối tiên (Hàm Tiến), Bình Thạnh (Tuy Phong), Đá
Ông Địa, Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết).
Số lượng phiếu điều tra đƣợc phát ra là 300, số lƣợng bảng hỏi thu về hợp
lệ để đƣa vào xử lý là 253.


14


Phiếu điều tra đƣợc dùng cho khách du lịch nội địa gồm 9 câu hỏi đóng
với mục đích tìm hiểu những cảm nhận và đánh giá của du khách về sức hấp
dẫn của du lịch Bình Thuận.
Các số liệu thu về từ phiếu điều tra đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel 2007, kết quả thu đƣợc là số điểm trung bình mà khách du lịch đánh giá
cho từng tiêu chí đánh giá sức hấp dẫn của du lịch Bình Thuận.
6.4. Phương pháp chuyên gia:
Qua trao đổi quan điểm, ý kiến với một số nhà khoa học, chuyên gia về
du lịch, về quản lý điểm đến du lịch, một số nhà kinh doanh du lịch hiện nay ở
các tỉnh Bình Thuận đã giúp tác giả củng cố các nhận định và đề xuất giải pháp
trong khóa luận.
6.5. Phương pháp so sánh
So sánh tổng hợp các thông tin và số liệu đã thu thập đƣợc thông qua cả
nguồn điều tra thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để tìm ra lợi thế về năng lực cạnh
tranh và các yếu điểm cần đƣợc khắc phục của điểm đến du lịch Bình Thuận so
với một số điểm đến khác với các điểm đến tiêu biểu có sự tƣơng đồng về vị trí
địa lý và tài nguyên du lịch cũng nhƣ sản phẩm du lịch chủ đạo.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Về mặt khoa học: Đề tài góp phần làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận về
điểm đến du lịch và năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và cách thức vận dụng
lý luận này vào thực tiễn phát triển.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu
tham khảo giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch trong khai thác, phát huy
tốt nhất năng lực du lịch Bình Thuận, khắc phục những tồn tại, yếu kém thông
qua việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch nhằm thu hút
du khách đến tham quan và đƣa du lịch Bình Thuận trở thành ngành kinh tế chủ


15


đạo của tỉnh và là điểm đến có thƣơng hiệu, cạnh tranh với các nƣớc trong khu
vực và quốc tế .
8. Cấu trúc luận văn
Tên luận văn: “Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chủ yếu của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.
Chƣơng 2: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Bình Thuận.
Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển
du lịch Bình Thuận.

16


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1. Du lịch và điểm đến du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một khái niệm rộng, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu
tƣợng, tùy vào góc độ xem xét, nhìn nhận khác nhau mà có thể đƣợc khái quát
khác nhau, vì vậy, hiện nay, trên thế giới và trong nƣớc có rất nhiều quan niệm
và định nghĩa về du lịch.
Vào năm 1941, W. Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đƣa ra định nghĩa: “Du
lịch là tổng hợp các hiện tƣợng và mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và
dừng lại của con ngƣời tại nơi không phải là nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ, họ
không ở lại đó vĩnh viễn và không hề có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại

nơi đến”[13]
Theo một số học giả du lịch Trung Quốc thì: “ Hoạt động du lịch là tổng
hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội
nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch du lịch, khách thể du lịch và trung gian
du lịch làm điều kiện”.[1, tr.3]
Theo I.I Prôgionic (1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân
cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao hoặc kem theo việc
tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế - văn hóa”.[ 1, tr.2 ]
Theo nhà kinh tế ngƣời Áo Josep Stander nhìn từ:
- Góc độ thay đổi không gian của du khách: “Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ

17


một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc”.
- Góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ
phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) “Du lịch được
hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải
là nơi làm việc của họ.”[ 8, tr.8 ]
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ, nhƣng các
nhà nghiên cứu du lịch cũng đã đƣa ra những khái niệm nhìn nhận dƣới các góc
độ khác nhau. Mặc dù có thể có những điểm khác nhau do dựa trên những góc

độ nhìn nhận vấn đề khác nhau nhƣ nhƣng nhìn chung các quan niệm đều có nổi
bật lên 2 khía cạnh chính: là hoạt động nghỉ ngơi, tham quan (với những mục
đích nhau nhƣng không vì mục đích kiềm tiền) của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
và tạo ra ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả về nhiều mặt.
Luật Du lịch Việt Nam đã nêu khái niệm về du lịch nhƣ sau: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[2, tr.6]
Nhƣ vậy, du lịch là lĩnh vực hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch và
cung cấp các dịch vụ du lịch thích hợp nhằm phục vụ nhu cầu du lịch của con
người. Du lịch lấy các tài nguyên du lịch làm cơ sở tiền đề tạo sản phẩm du lịch. Du
lịch là nhu cầu cao cấp của con ngƣời, nó mang tính giáo dục nhận thức, giải trí cao
của con ngƣời và là cầu nối cho việc giao lƣu văn hóa – kinh tế giữa các vùng miền.
1.1.2. Khái niệm điểm đến du lịch
18


Du lịch là hoạt động có hƣớng đích không gian. Khách du lịch rời khỏi nơi
cƣ trú thƣờng xuyên của mình để đến một địa điểm cụ thể khác để thảo mãn nhu cầu
theo mục đích của chuyến đi. Địa điểm mà họ tới có thể là một địa danh cụ thể (vịnh
Hạ Long), một vùng lãnh thổ (miền núi phía Bắc), một quốc gia (Việt Nam), thậm
chí có thể là một châu lục (châu Âu), và trong du lịch, các địa điểm đó đƣợc gọi là
điểm đến du lịch. Và nhƣ vậy có thể định nghĩa “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý
mà du khách thực hiện hành trình du lịch đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu chuyến đi
của mình”. Từ góc độ cầu du lịch, điểm đến du lịch và hình ảnh của nó hấp dẫn du
khách, thúc đẩy nhu cầu tham quan và tạo ra sức sống cho du lịch. Từ góc độ cung
du lịch, điểm đến là sự tập trugn các tiện nghi và dịch vụ đƣợc thiết kế để đáp ứng
nhu cầu của du khách. Và hầu hết các điểm đến du lịch đƣợc cấu thành bởi những
điểm hấp dẫn du lịch, giao thông đi lại, khả năng tiếp cận điểm đến, nơi ăn nghỉ, các
tiện nghi và dịch vụ bổ sung.

Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa „điểm đến du lịch là những điểm có tài
nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch
có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững‟[14].
Theo điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005) thì “Điểm du lịch là nơi
có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.
Tuy nhiên, điểm đến du lịch có thể là vùng du lịch, á vùng du lịch hay tiểu vùng
du lịch tùy theo quy mô lớn, nhỏ. Theo cách hiểu trên thì điểm du lịch đƣợc
xem là có quy mô nhỏ “là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên,
văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ
du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ »[10, tr.113]
Điều 24, Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định điểm du lịch có đủ các
điều kiện sau đây đƣợc công nhận là điểm du lịch cấp quốc gia:
- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của
khách du lịch;

19


- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm
phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây đƣợc công nhận là điểm du
lịch địa phƣơng:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
du lịch;
- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm
phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
Nhƣ vậy, điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả
năng thu hút và thỏa mãn các yêu cầu của du khách về du lịch như: những di
tích văn hóa lịch sử, những danh thắng, các công trình cổ đại và đương đại, các
cổ vật, những giá trị văn hóa phi vật thể, truyền miệng, phong tục tập quán, ứng

xử, các lễ hội, làng nghề, nghệ thuật ẩm thực, những tác phẩm văn học, nhạc
họa, thơ ca, những sự kiện, những hoạt động văn hóa, thể thao, khoa học, kinh
tế, xã hội…
1.1.3. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
1.1.3.1. Sự hấp dẫn du lịch (attrations)
Sự hấp dẫn du lịch của một điểm đến có thể là những đặc điểm tự nhiên,
nhân tạo hoặc là các sự kiện… là những động lực ban đầu cho chuyến đi du lịch
của du khách. Hầu hết du khách đi du lịch trên khắp thế giới hay đến Việt Nam
là nhờ bị thu hút bởi vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời , những công trình sáng tạo của
con ngƣời hay bởi sức hấp dẫn của những nền văn hóa đặc sắc hoặc bởi chính
cuộc sốngcon ngƣời ở những nơi đây. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của
du lịch đối với du khách trong nƣớc và quốc tế khi muốn thăm quan, khám phá
một điểmvùng du lịch nào đó…
Cùng với việc phân tích khái niệm điểm du lịch ở phần trên tác giả nhận
thấy: “Sự hấp dẫn của du lịch trước tiên nó phải có tài nguyên du lịch hấp dẫn,
20


đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của du khách. Bên cạnh đó phải có
kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ nhu
cầu của du khách khi đến điểm du lịch”. Tuy nhiên, sự hấp dẫn tại của các điểm
du lịch không phải là mãi mãi nếu nhƣ việc khai thác, sử dụng các tài nguyên du
lịch, các di tích lịch sử, các di sản văn hóa, các lễ hội, cơ sở vật chất kỹ thuật,
môi trƣờng…thì sự hấp dẫn tại các điểm du lịch đó sẽ bị mất đi. Do vậy, các địa
phƣơng, vùng có các điểm du lịch và sản phẩm du lịch hấp dẫn phải có kế hoạch
cũng nhƣ chiến lƣợc khai thác, quảng bá, bảo tồn để không làm mất đi tính hấp
dẫn tại điểm du lịch của địa phƣơng, vùng.
1.1.3.2. Khả năng tiếp cận nơi đến
“Tiếp cận” là từ tiếng Việt tƣơng ứng với từ “acessibility”trong tiếng
Anh. Nó đƣợc dùng để mô tả mức độ số lƣợng nhiều ngƣời nhất có thể tiếp cận

đƣợc của một sản phẩm nào đó (nhƣ các loại thiết bị, dịch vụ, môi trƣờng không
gian, điểm đến…).
“Khả năng tiếp cận” đƣợc hiểu là “có thể tới được” về mặt chức năng
của một hoặc toàn bộ hệ thống nào đó.
- Giao thông tiếp cận: Trong giao thông, “tiếp cận” nói đến sự đến đƣợc
nơi cần tới một cách dễ dàng. Rõ ràng sự phát triển và duy trì giao thông có hiệu
quả, nối liền với các thị trƣờng nguồn khách là điểm căn bản tạo nên sự thành
công của các điểm đến du lịch. Ngƣời ở những địa điểm có mức độ tiếp cận cao
sẽ đến đƣợc với nhiều hoạt động một cách nhanh chóng, còn ngƣời ở những địa
điểm không thể tiếp cận đƣợc thì sẽ đến đƣợc với ít hoạt động bằng một lƣợng
thời gian đáng kể. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của giao thông tiếp cận là
nền thấp (hoặc gầm thấp), đặc biệt là với những phƣơng tiện vận tải công cộng.
Nhất là trong hoạt động du lịch thì giao thông là một yếu tố cần thiết và quan
trọng để du khách có thể dễ dàng tiếp cận đến với các điểm du lịch và sản phẩm
du lịch.

21


- Truyền thông và công nghệ thông tin tiếp cận: Đây là phƣơng diện
khác của sự tiếp cận, nó giúp cho con ngƣời có thể tiếp cận đƣợc với công nghệ
thông tin cùng các dịch vụ của nó với những khoảng cách không rào cản tối
thiểu. Chẳng hạn một trang web tiếp cận cho khách du lịch sẽ phải mô tả chi tiết
các sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật…về điểm du lịch đó để du
khách tìm hiểu.
- Hội chợ, Festival và hội thảo tiếp cận: Đƣợc xem là nhu cầu cần thiết
với khả năng tiếp cận của sản phẩm du lịch đến tất cả mọi ngƣời. Một cuộc hội
chợ, Festival hoặc hội thảo tiếp cận phải hội tụ đƣợc những yêu cầu sau: Di
chuyển tiếp cận, nghe tiếp cận, nhìn tiếp cận…Đó chính là các yếu tố tạo khả
năng tính tiếp cận của nơi đến.

Vậy, Khả năng tiếp cận nơi đến là sự dễ dàng vận chuyển thông qua các
phương tiện giao thông cũng như việc tìm hiểu thông tin qua các phương tiện
công nghệ thông tin, hội chợ, Festival của du khách khi đến điểm du lịch thăm
quan, nghỉ ngơi, nghiên cứu và khám phá …Do vậy, các điểm du lịch nào càng
có điều kiện thuận lợi đặc biệt là giao thông, các chƣơng trình marketing thì
điểm du lịch đó càng dễ dàng để du khách biết và đến khám phá, thăm quan
nhiều hơn.
1.1.3.3. Dịch vụ lưu trú, ăn uống (Accomodation)
Các dịch vụ lƣu trú, ăn uống của điểm đến không chỉ cung cấp nơi ăn
nghỉ thỏa mãn nhu cầu thƣờng xuyên, nhu cầu vật chất của du khách trong
chuyến đi mà còn tạo nên cảm giác chung về sự tiếp đón, ấn tƣợng với món ăn,
đặc sản của điểm đến du lịch.
Theo luật du lịch: “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ
hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và
những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”.[2, tr.8]

22


“ Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lứu trú chủ yếu”. [2,
tr.8]
Các dịch vụ lƣu trú, ăn uống của các đơn vị cung cấp không đảm bảo
chất lƣợng về tiện nghi cũng nhƣ vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ làm giảm tính
hấp dẫn của điểm đến du lịch và nó yếu tố cấu thành không thể thiếu dẫn đến sự
hài lòng của du khách.
Tóm lại, sự hấp dẫn du lịch, khả năng tiếp cận điểm đến, các dịch vụ ăn
uống và lƣu trú là các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch. Và các yếu tố đó phải
có mối liên hệ bổ sung cho nhau. Do đó, trong quá trình quy hoạch phát triển
cần phải đƣợc tiến hành đồng bộ để phát huy đƣợc tối đa những thuận lợi của

điểm đến du lịch. Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các yếu tố khác để cấu thành
nên điểm đến du lịch nhƣ: Nhân lực, an ninh quốc phòng, Tổ chức quản lý du
lịch…
1.1.3.4. Các tiện nghi và dịch vụ bổ sung:
Trong chuyến đi du lịch của mình, du khách đòi hỏi một loạt các tiện
nghi, phƣơng tiện và dịch vụ bổ sung hỗ trợ khác tại điểm đến du lịch nhƣ trung
tâm mua sắm thƣơng mại, dịch vụ massage, làm đẹp, nhà hàng… Điểm hấp dẫn
là lý do chính để lựa chọn điểm đến du lịch, song điều quan trọng là các điểm
đến cũng phải là nơi cung cấp những hoạt động bổ sung thỏa mãn nhu cầu du
khách (rạp chiếu phim, hoạt động vui chơi giải trí, điểm picnic có phong cảnh
đẹp…) Khả năng cung cấp các tiện nghi, dịch vụ bổ sung thể hiện tính liên
ngành và mối quan hệ lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh doanh của ngành du lịch.
1.2.

Cạnh tranh

1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản. Cạnh tranh phát triển cùng
với sự tăng trƣởng kinh tế và phát triển của xã hội. Điểm lại các lý thuyết cạnh
23


tranh trong lịch sử có thể thấy hai trƣờng phái tiêu biểu. Trƣờng phái cổ điển và
trƣờng phái hiện đại. Trƣờng phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu với các đại
biểu tiêu biểu nhƣ Adam Smit, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có đóng
góp nhất định trong lý thuyết cạnh tranh này. Trƣờng phái hiện đại với hệ thống
lý thuyết đồ sộ với ba quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại
diện của trƣờng phái Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là
Meuger, Mises, Chumpeter, Hayek thuộc hoạc phái viên; tiếp cận “cạnh tranh
hoàn hảo” phát triển lý thuyết của tân cổ điển. Nhƣ vậy, cạnh tranh là một khái

niệm khác nhau dƣới các góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa đƣợc A. Lobe đƣa ra gần một thế kỷ này có thể hiểu
cạnh tranh là sự cố gắng của hai hay nhiều ngƣời thông qua những hành vi và
khả năng nhất định để cùng đạt đƣợc một mục đích.[7, tr.8]
Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smit cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá
nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm việc của
mình một cách chính xác. Ngƣợc lại, chỉ có mục đích lớn lao nhƣng lại không
có động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khảng năng tạo ra đƣợc
bất kỳ sự cố gắng lớn lao nào. Nhƣ vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự
nỗ lực chủ quan của con ngƣời, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K. Marx cho rằng: “ Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu
ngạch” [Kinh tế chính trị]
Kinh tế học của P. Samuelson định nghĩa: “ Cạnh tranh là sự tranh
giành thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp”[7, tr.8]
Từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua,
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm cùng giành một loại tài

24


nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng của mình’[7, tr.8] tức nâng cao
vị thế của ngƣời này và làm giảm vị thế của ngƣời khác.
Theo từ điển Bách khoa của Việt Nam thì “Cạnh tranh ( trong kinh
doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ
cung cầu, nhằm dành các các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi
nhất”. [7, tr.8]
Theo tác giả của cuốn Các vần đề pháp lý về thể chế, về chính sách cạnh

tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thì:” cạnh tranh có thể hiểu là sự
ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc
khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được mục
tiêu kinh doanh cụ thể”. [7, tr.8]
Lý thuyết cạnh tranh thƣờng đề cập đến các cấp độ cạnh tranh khác nhau:
cạnh tranh ở cấp quốc gia, cạnh tranh cấp doanh nghiệp và cạnh tranh cấp sản
phẩm.
Ở Việt nam khi đề cập đến “cạnh tranh” ngƣời ta thƣờng là vần đề giành
lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ mua bán và đó là phƣơng thức để giành lợi
nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là
phƣơng thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ƣu và do đó nó trở thành động
lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, với mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng dãn đến yếu tố thúc đẩy
quá trình tích lũy và tập trung tƣ bản không đồng đều ở các doanh nghiệp.
Mặc dù có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh
tranh, xong qua các định nghĩa có thể rút ra những nhận xét chung về cạnh tranh
nhƣ sau:

25


×