Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CÁC KÊNH RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 113 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ KIỂM
SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM ĐỐI VỚI
CÁC KÊNH RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
THUẬN AN
(Chỉnh sửa sau cuộc họp thẩm định ngày 23 tháng 12 năm 2015)

Thuận An, tháng 12 năm 2015
Bến Cát, năm 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO TỔNG HỢP
NHIỆM VỤ

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ KIỂM SOÁT
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM ĐỐI VỚI CÁC
KÊNH RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN
ÐƠN VỊ CHỦ TRÌ
ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN AN

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ THUẬN AN


ĐƠN VỊ TƯ VẤN
TRUNG TÂM QUAN TRẮC – KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỈNH BÌNH DƯƠNG


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
MỤC LỤC HÌNH ...........................................................................................................iv
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ THUẬN AN ....................................................................... 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................................... 5
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................5
1.1.2. Địa hình .................................................................................................................5
1.1.3. Khí hậu ..................................................................................................................6
1.1.4. Thủy văn ................................................................................................................7
1.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................................... 8
1.2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................................8
1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH
THỊ XÃ THUẬN AN ...................................................................................................... 9
1.2.1. Hiện trạng phát triển KT-XH ................................................................................9
1.2.2. Công nghiệp.........................................................................................................10
1.2.3. Thương mại, dịch vụ ............................................................................................10
1.2.4. Nông nghiệp và phát triển nông thôn ..................................................................11
1.2.5. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ......................................................................................11
1.3.2. Hệ thống cấp điện ................................................................................................12
1.3.3. Hệ thống cấp nước ..............................................................................................12
1.3.4. Hệ thống thoát nước ............................................................................................12

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ............ 12
1.3.1. Thuận lợi..............................................................................................................12
1.3.2. Khó khăn ..............................................................................................................13
1.4. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An .................. 13
1.4.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An ......................................................................13
1.4.2. Kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường thị xã Thuận An giai đoạn 2011
– 2015 15
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 19
HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CHÍNH ........................... 19
2.1. Các sông suối chính trên địa bàn Thị xã Thuận An. .............................................. 19
2.1.1. Sông Sài Gòn. ......................................................................................................19
2.1.2. Hệ thống kênh rạch tại thị xã Thuận An. ............................................................21
2.1.2.1. Rạch Bình Nhâm ..............................................................................................21
i


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

2.1.2.2. Hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn ..............................................................21
2.1.2.3. Rạch Búng ........................................................................................................21
2.1.2.4. Suối Cát ............................................................................................................21
2.1.2.5. Rạch Bà Lụa .....................................................................................................22
2.1.2.6. Kênh D ..............................................................................................................22
2.1.2.7. Kênh Bình Hòa .................................................................................................22
2.1.2.8. Rạch Lái Thiêu .................................................................................................22
2.1.2.9. Rạch Vĩnh Bình ................................................................................................22
2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt của Thị xã Thuận An .......................................... 23
2.2.1. Chất lượng nước mặt tại sông Sài Gòn ...............................................................23

2.2.2. Chất lượng nước mặt tại các kênh rạch chính .....................................................24
2.2.2.1. Rạch Bình Nhâm ..............................................................................................25
2.2.2.2. Hệ thống kênh rạch Chòm Sao – Suối Đờn .....................................................26
2.2.2.3. Rạch Búng ........................................................................................................27
2.2.2.4. Suối Cát ............................................................................................................28
2.2.2.5. Rạch Bà Lụa .....................................................................................................29
2.2.2.6. Kênh D ..............................................................................................................30
2.2.2.7. Kênh Bình Hòa .................................................................................................31
2.2.2.8. Rạch Lái Thiêu .................................................................................................32
2.2.2.10. Rạch Vĩnh Bình ..............................................................................................33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG CÁC
NGUỒN XẢ THẢI VÀO CÁC NGUỒN TIẾP NHẬN ............................................... 35
3.1. Các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An .................................... 35
3.1.1 Các khu công nghiệp trên địa bàn ........................................................................35
3.1.2 Hiện trạng các nguồn xả thải nằm ngoài KCN .....................................................39
3.2. Các nguồn nước thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Thuận An ................................ 45
3.3. Các nguồn nước thải từ hoạt động chăn nuôi trên địa bàn thị xã Thuận An .......... 45
3.4 Tổng hợp tải lượng các nguồn thải trên địa bàn thị xã Thuận An........................... 46
CHƯƠNG 4. PHÂN VÙNG TIỂU LƯU VỰC ............................................................ 48
4.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ................................................................................. 48
a. Xác định lưu vực bằng bản đồ địa hình ......................................................................49
b. Xác định lưu vực bằng bản đồ số GIS ........................................................................50
c. Khái quát về mô hình số độ cao (DEM)...........................................................................51
4.2. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐÔ THỊ ................................................ 56
4.2.1. Phân tích các dữ liệu đầu vào ..............................................................................56
4.2.2. Kết quả đầu ra ......................................................................................................58

ii



Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

CHƯƠNG 5
TÍNH TOÁN KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA CÁC
SÔNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN ............................................. 74
5.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các KCN .............................................. 74
5.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN .... 80
5.2.1. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Cát ..........................................................80
5.2.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận của Suối Bưng Cù .................................................83
5.2.3. Rạch Chòm Sao ...................................................................................................85
5.2.4. Kênh Bình Hòa và rạch Vĩnh Bình......................................................................90
5.3. Đánh giá chung ....................................................................................................... 94
CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH TỔNG THỂ KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN THẢI RA CÁC
KÊNH RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN............................................... 95
6.1. Đề xuất các giải pháp kiểm soát các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xã
Thuận An ....................................................................................................................... 95
6.1.1. Các giải pháp kỹ thuật .........................................................................................95
6.1.2. Các giải pháp quản lý ..........................................................................................95
6.1.2.2.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức ..................................................................98
6.1.2.2.3 Đẩy mạnh xã hội hoá ..................................................................................100
6.1.2.2.4 Phát huy vai trò của cảnh sát môi trường ...................................................101
6.1.3. Đề xuất các dự án ưu tiên ..................................................................................101

iii


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1. 1. Bản đồ độ cao số (DEM) – thị xã Thuận An ..................................................5
Hình 1. 2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 1980-2010 ..................................7
Hình 2. 1. Toàn cảnh lưu vực sông Sài Gòn và các vùng lân cận ................................. 19
Hình 2. 2. Đường quá trình mực nước, lưu lượng sông Sài Gòn- trạm Thủ Dầu Một.. 20
Hình 2. 3. Diễn biến chất lượng nước mặt sông Sài Gòn (2011 – 2015) ...................... 23
Hình 2. 4. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate trên rạch Bình Nhâm ......... 25
Hình 2. 5. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Bình Nhâm ............................. 25
Hình 2. 6. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate hệ thống rạch Chòm Sao –
Suối Đờn tại cầu Bà Hai ................................................................................................ 26
Hình 2. 7. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) hệ thống rạch Chòm Sao – Suối Đờn
tại cầu Bà Hai ................................................................................................................ 26
Hình 2. 8. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate tại rạch Búng ..................... 27
Hình 2. 9. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Búng .................................. 27
Hình 2. 10. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate tại suối Cát ....................... 28
Hình 2. 11. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại suối Cát ................................... 28
Hình 2. 12. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate tại rạch Bà Lụa ................ 29
Hình 2. 13. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại rạch Bà Lụa ............................. 29
Hình 2. 14. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate trên kênh D ...................... 30
Hình 2. 15. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh D ..................................... 30
Hình 2. 16. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate trên kênh Bình Hòa.......... 31
Hình 2. 17. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) tại kênh Bình Hòa ........................ 31
Hình 2. 18. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate trên rạch Lái Thiêu .......... 32
Hình 2. 19. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Lái Thiêu .............................. 32
Hình 2. 20. Diễn biến các chỉ tiêu amoni, nitrit, phosphate trên rạch Vĩnh Bình ......... 33
Hình 2. 21. Diễn biến chất lượng nước mặt (WQI) rạch Vĩnh Bình ............................. 33
Hình 3. 1. Diễn biến nồng độ COD trong nước thải các KCN trong năm 2014-2015. .37
Hình 3. 2. Diễn biến nồng độ TSS trong nước thải các KCN 2 năm 2014-2015. .........37
Hình 3. 3. Phân bố số lượng phiếu thu nhập thông tin theo đơn vị hành chính. ...........40
Hình 3. 4. Số lượng phiếu điều tra thu được phân chia theo ngành sản xuất. ...............41

Hình 4. 1. Minh họa một lưu vực dòng chảy.................................................................48
iv


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

Hình 4. 2. Ví dụ về xác định đường ranh giới lưu vực sông trên bản đồ giấy 1/250.000
.......................................................................................................................................49
Hình 4. 3. Hướng dòng chảy trong mô hình dòng chảy 8 hướng ..................................51
Hình 4. 4. Mô phỏng kiểu dữ liệu DEM dạng Raster ....................................................52
Hình 4. 5.Ví dụ về bản đồ mô phỏng hình DEM dạng Raster .......................................53
Hình 4. 6. Mô phỏng kiểu dữ liệu DEM dạng Vector ...................................................53
Hình 4. 7. Ví dụ về bản đồ mô phỏng hình DEM dạng Vector .....................................54
Hình 4. 8. Hình minh họa vệ tinh chụp ảnh thu tín hiệu từ Trái Đất để tạo DEM ........55
Hình 4. 9. Mô hình lớp phủ bề mặt đất trên nền DEM dạng 3D dựa trên công nghệ
chụp ảnh lập thể từ vệ tinh.............................................................................................55
Hình 4. 11.Số liệu đầu vào về cao độ Địa hình tỷ lệ 1/50.000 .......................................57
Hình 4. 12. Bản đồThủyvăntỷlệ1/50.000 ......................................................................58
Hình 4. 13. Bản đồ DEM Thuận An tỷ lệ 1/50.000 ......................................................59
Hình 4. 14. Các kênh rạch chính xác định lưu vực trong thị xã Thuận An ...................60
Hình 4. 15. Phân vùng tiểu lưu vực trong địa bàn Thuận An.......................................73

v


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. 1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An....................................... 8
Bảng 3. 1. Tình hình thu hút đầu tư của các KCN tính trên địa bàn thị xã Thuận An
tính đến tháng 9/2015 ....................................................................................................35
Bảng 3. 2. Lưu lượng nước thải các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An ......................36
Bảng 3. 3. Nồng độ ô nhiễm trong nước thải trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận
An trong năm 2015 ........................................................................................................38
Bảng 3. 4. Tải lượng ô nhiễm trong các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An ...............39
Bảng 3. 5. Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN ...........42
Bảng 3. 6. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau ..........................43
Bảng 3. 7. Tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt ......................................45
Bảng 3. 8. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thị xă Thuận An .............................45
Bảng 3. 9. Tải lượng các chất ô nhiễm từ chăn nuôi .....................................................46
Bảng 3. 10. Tải lượng các chất ô nhiễm từ các ngành nghề khác nhau ........................46
Bảng 4. 1.Các kênh rạch chính thực hiện phân chia lưuvực .........................................60
Bảng 4. 2. Kết quả phân chi diện tích lưu vực các kênh rạch chính trên địa bàn .........73
Bảng 5. 1. Hiện trạng sử dụng đất của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An............ 74
Bảng 5. 2. Hiện trạng xử lý nước thải của các KCN trên địa bàn thị xã Thuận An ...... 74
Bảng 5. 3. Tải lượng ô nhiễm do nước thải từ các KCN hiện hữu................................ 76
Bảng 5. 4. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Chòm Sao ...................................... 78
Bảng 5. 5. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh Bình Hòa ...................................... 79
Bảng 5. 6. Khả năng tiếp nhận nước thải của kênh D ................................................... 79
Bảng 5. 7. Thống kế số lượng các nguồn thải ra các kênh rạch trên địa bàn thị xã
Thuận An ....................................................................................................................... 80
Bảng 5. 8. Hiện trạng xử lý nước thải của các cơ sở xả thải ra suối Cát....................... 80
Bảng 5. 9. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Cát....................................... 82
Bảng 5. 10. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Cát................................................ 82
Bảng 5. 11. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn thải ra suối Bưng Cù ............... 83
Bảng 5. 12. Tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải ra suối Bưng Cù ............................ 84
Bảng 5. 13. Khả năng tiếp nhận nước thải của suối Bưng Cù....................................... 85
Bảng 5. 14. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra rạch Chòm Sao ........ 85

Bảng 5. 15. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Chòm Sao .............................. 88
Bảng 5. 16. Khả năng tiếp nước thải của rạch chòm Sao .............................................. 89

vi


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

Bảng 5. 17. Hiện trạng xử lý nước thải của các nguồn xả thải ra kênh Bình Hòa ........ 90
Bảng 5. 18. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ra rạch Vĩnh Bình .............................. 92
Bảng 5. 19. Khả năng chịu tải của rạch Vĩnh Bình ....................................................... 93

vii


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của nhiệm vụ
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch tổng thể có cơ sở khoa học
và có tính khả thi nhằm kiểm soát các nguồn thải, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện
chất lượng nước tại các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được lưu vực và chế độ thuỷ văn của từng kênh, rạch trên địa bàn thị
xã Thuận An;
- Đánh giá được hiện trạng các nguồn thải và diễn biến chất lượng nước của từng
kênh, rạch trên địa bàn thị xã;

-Đề xuất được các nhiệm vụ và các giải pháp nhằm kiểm soát các nguồn thải,
giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước tại các kênh rạch trên địa bàn thị xã
Thuận An.
2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng trong quá trình triển khai
thực hiện trong nhiệm vụ là là :
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: thu thập và xử lý số liệu điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu về nguồn thải và số liệu thuỷ văn, địa chất thuỷ
văn của các kênh, rạch trong vùng nghiên cứu từ các dự án, đề tài nghiên cứu trước
đây và từ quá trình thanh kiểm tra các nguồn thải trong thời gian gần đây.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: tiến hành điều tra, khảo sát các nguồn thải và
các kênh, rạch trên địa bàn thị xã Thuận An. Kết hợp sử dụng phương pháp điều tra
xã hội học trong quá trình làm việc với các cấp có thẩm quyền, các phòng ban
chuyên môn và phỏng vấn dân cư địa phương tại khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp đo đạc, lấy mẫu phân tích: tiến hành đo đạc lưu lượng và lấy
mẫu phân tích chất lượng nước của một số nguồn thải, đo đạc chế độ thuỷ văn của
các kênh, rạch trên địa bàn thị xã Thuận An. Quá trình đo đạc, lấy mẫu phân tích
được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
- Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp mô hình hoá nhằm xác định lưu vực
của từng kênh, rạch trên địa bàn thị xã Thuận An. Việc xác lập lưu vực các kênh rạch
được thực hiện bởi phần mềm ArcGIS – ArcMap với sự hỗ trợ của phân tích không
gian – Phân tích thủy lực (Spatial Analyst – Hydrologic Analyst) là các phần mềm
hiện nay rất nhiều chuyên gia về ngành thủy văn cũng như môi trường sử dụng để
phân tích và xác định ranh giới lưu vực sông.
- Phương pháp phân tích hệ thống theo mô hình DPSIR : Áp dụng mô hình
DPSIR trong đó D (Driving force - động lực), (Pressure – Áp lực), (State - hiện
trạng), (Impact – tác động), (Respond - phản hồi). Phân tích các nguyên nhân, tác
động ảnh hưởng của các hoạt động phát triển kinh tế, các chiến lược, chính sách cũng
như các quy hoạch tới các thành phần môi trường và tới cuộc sống của con người, và

đánh giá lại các phản hồi. Phân tích các hoạt động trong một mô hình khép kín là cơ
1


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp và tiến hành phân tích chính các giải pháp
đó nhằm lựa chọn các giải pháp quy hoạch tối ưu.
- Phương pháp chuyên gia: phối hợp đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của
một chuyên ngành và các nhà quản lý để xem xét nhận định bản chất của vấn đề
nghiên cứu đề đề ra các nhiệm vụ, các giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát các nguồn
thải và cải thiện chất lượng nước của các kênh, rạch trên địa bàn thị xã Thuận An.
3. Nội dung thực hiện:
3.1 Điều tra, thu thập số liệu về các nội dung sau:
- Thu thập số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường (chế độ thủy văn, chất lượng nước sông Sài Gòn, kênh rạch) trong 05 năm gần
nhất, quy hoạch phát triển hạ tầng, các văn bản pháp lý và kết quả nghiên cứu có sẵn
về sông, suối kênh, rạch trên địa bàn thị xã Thuận An
- Thu thập số liệu về các cơ sở sản xuất, khu dân cư, khu đô thị, hộ kinh doanh
nhà trọ trên địan bàn thị xã Thuận An.
- Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng cơ sở hạ tầng, bản đồ địa
hình thị xã Thuận An.
- Thu thập số liệu công tác thanh kiểm tra môi trường các cơ sở sản xuất,
thương mại, dịch vụ trên địa bàn thị xã Thuận An;
- Thu thập số liệu về thực trạng công tác quản lý môi trường trên địa bàn thị xã
Thuận An
* Điều tra, khảo sát địa hình các sông, suối, kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận
An, bao gồm:
- Khảo sát thực địa, xác định bán kính địa hình đường bờ dọc sông Sài Gòn và

suối, kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An;
- Khảo sát thực tế hiện trạng công trình thoát nước mưa trên địa bàn thị xã Thuận
An;
- Khảo sát đo đạc lưu lượng, mặt cắt nganh một số suối chính trên địa bàn thị xã
Thuận An (5 suối)
* Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và lấy mẫu các cơ sở sản xuất kinh
doanh, hộ kinh doanh, hộ dân, cụ thể như sau:
- Thực hiện điều tra, khảo sát và thu thập thông tin tại 637 cơ sở trong đó 387
cơ sở sản xuất (số liệu các doanh nghiệp là tổng hợp số lượng các doanh nghiệp khảo
sát đợt 1, 2 của Nhiệm vụ “Điều tra, khảo sát, đánh giá và phân loại các cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm môi trường nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn Thuận An” và số liệu
thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất của phòng TNMT), 250 khu dân cư, trung tâm
thương mại dịch vụ, nhà trọ trên địa bàn thị xã. Mẫu phiếu điều tra các cơ sở sản xuất,
khu dân cư, khu đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ trên địa bàn thị xã
- Từ thông tin từ quá trình điều tra khảo sát, thu thập thông tin, phòng Tài
nguyên và Môi trường thị xã cùng các phòng ban, đơn vị có liên quan, đơn vị tư vấn
chọn ra những đơn vị có tác động đến chất lượng nước mặt khu vực để tiến hành công
tác lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải. Số lượng các cơ sở dự kiến đo đạc lấy
2


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

mẫu khoảng 33 cơ sở là các cơ sở có chất lượng nước thải đặc trưng. Các chỉ tiêu đo
đạc, lấy mẫu là: pH, COD, BOD5, TSS, Dầu mỡ, Amoni, PO43- , NO3-, Cd, Coliform,
Fe.
* Tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu điều tra, khảo sát
- Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
môi trường (chế độ thuỷ văn, chất lượng nước sông sông Sài Gòn, các suối, kênh, rạch

trong 05 năm gần nhất, quy hoạch phát triển giao thông thuỷ - bộ, các văn bản pháp lý
và kết quả nghiên cứu có sẵn về các sông, suối, kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận
An);
- Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ
thống thoát nước mưa trên địa bàn thị xã Thuận An;
* Đánh giá hiện trạng các sông, suối, kênh, rạch chính trên địa bàn thị xã Thuận
An, bao gồm:
- Dựa vào kết quả quan trắc chất lượng nước mặt các sông, suối chính trên thị xã để
nhận định, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thị xã.
- Dựa trên bản đồ địa hình, quá trình khảo sát thực tế hệ thoát nước đô thị và
lớp phủ mặt đệm; Tình hình ngập trên địa bàn, đánh giá hiện trạng thoát nước
trên địa bàn thị xã.
*Phân vùng tiểu lưu vực thủy văn đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An:
Các kết quả thể hiện qua lưu vực các sông rạch chính chảy ra sông Sài Gòn và được
chi tiết hóa với các tiểu lưu vực bộ phận theo các lưu vực sông rạch chính.
* Đánh giá tác động các nguồn thải đối với chất lượng môi trường thị xã Thuận
An:
Căn cứ kết quả điều tra khảo sát, hiện trạng chất lượng nước mặt và các số liệu về
hiện trạng môi trường thị xã đánh giá tác động các nguồn thải đối với chất lượng môi
trường thị xã Thuận An.
* Đánh giá công tác quản lý môi trường các nguồn thải và hiện trạng cơ sở hạ
tầng thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải trên địa bàn thị xã Thuận An.
Đánh giá sự tuân thủ công tác bảo vệ môi trường các đơn vị và kết quả đánh giá
hiện trạng công tác quản lý môi trường các cơ quan chức năng (thị xã, các xã,
phường) trên địa bàn thị xã Thuận An.
*Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm các kênh rạch
trên địa bàn thị xã Thuận An:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng các nguồn thải, các nguồn tiếp nhận, cơ sở
hạ tầng từ đó đề xuất Kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với các
kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An. Các giải pháp đề xuất là các giải pháp công

3


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

trình và phi công trình, đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp và kinh phí thực hiện của
mỗi giải pháp .
*Xây dựng cơ sở dữ liệu, bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu về chất lượng nước mặt các sông, suối chính của nhiệm vụ trên Cổng
thông tin sở tài nguyên và Môi trường.
- Trên cơ sở các thông tin điều tra, khảo sát, thu thập được của khoảng 637 cơ sở sản
xuất tiến hành nhập liệu vào phần mềm quản lý nguồn thải của phòng TNMT thị xã
Thuận An để quản lý các cơ sở này.
* Xây dựng bản đồ phân vùng các tiểu lưu vực sông, suối kênh, rạch tỷ lệ 1/25.000:

4


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ THUẬN AN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Thuận An là một trong bảy đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương,
nằm về phái Tây Nam của tỉnh Bình Dương.
Ranh giới được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên;

+ Phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh;
+ Phía Đông giáp thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
+ Phía Tây giáp quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An là 8.369 ha, chiếm 3,11% diện
tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương. Có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (trong đó có 9
phường và 1 xã) (theo niên giám thống kê năm 2014)
Thị xã Thuận An nằm ở vị trí cửa ngõ nối tỉnh Bình Dương với Thành phố Hồ
Chí Minh qua tuyến Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương), tạo cho Thuận An các điều
kiện thuận lợi về vị trí địa lý trong việc thu hút đầu tư cho công nghiệp và thương
mại dịch vụ.
1.1.2. Địa hình

Hình 1. 1. Bản đồ độ cao số (DEM) – thị xã Thuận An

5


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

- Địa hình của Thuận An có độ cao trung bình so với mặt nước biển 1-45m,
cao nhất ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc (thuộc các phường Bình Chuẩn, An Phú
và Thuận Giao) và thấp dần xuống Tây và Tây Nam (thuộc các phường/xã An Thạnh,
An Sơn, Bình Nhâm, Lái Thiêu, Vĩnh Phú). Nhiều khu vực thuộc An Thạnh, An Sơn,
Vĩnh Phú thấp hơn đỉnh triều cường (1,5m) nên thường bị ngập khi triều cường, do
vậy trong sử dụng đất cần chú ý vấn đề ngập nước.
- Sự khác biệt về địa hình giữa 2 khu vực đã gây ảnh hưởng đáng kể đến phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An, đặc biệt đối với việc xây dựng cơ sở hạ
tầng. Chẳng hạn như, tại khu vực có địa hình cao, điều kiện địa chất có kết cấu tốt và
có khả năng thoát nước mưa thuận lợi, nên suất đầu tư xây dựng cơ bản thấp. Ngược

lại, tại khu vực có địa hình thấp, thường bị ngập do ảnh hưởng của thủy triều và xả lũ
của hồ Dầu Tiếng, nên suất đầu tư xây dựng cao.
1.1.3. Khí hậu
- Thuận An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gần xích đạo, có 2 mùa mưa và
khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Mùa khô có số giờ nắng bình quân: 8-10 giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trung
bình 4-6 giờ/ngày.
- Độ ẩm không khí bình quân thấp nhất khoảng 60-65% vào các tháng mùa khô
và cao nhất khoảng 80% vào các tháng mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm ở trạm Sở Sao phổ biến ở mức từ 26,50C đến 270C,
năm có nhiệt độ trung bình cao nhất là 2010 (27,50C) vượt so với trung bình nhiều
năm 0,80C, và năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 1996 (26,40C) thấp hơn trung bình
nhiều năm 0,40C. Nhiệt độ trung bình năm từ 1980 đến 2010 xu thế tăng tuy nhiên
tốc độ tăng rất nhỏ, khoảng 0,0090C/năm. Theo Phân viện Khí tượng Thuỷ văn
(9/2013)(*), phân bố nhiệt độ trong tương lai ở Bình Dương: nhiệt độ cao có xu hướng
tăng ở phía Nam của tỉnh, thuộc Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An.

Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương, Phân viện Khí tượng Thủy

(*)

văn phía nam (9/2013).

6


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”
28
28

27
27
27
27
27
26
26
26
26
1980

1985

1990

1995

2000

2005

2010

Hình 1. 2. Diễn biến nhiệt độ tại trạm Sở Sao từ năm 1980-20101
- Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động
giữa các mùa. Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt: 10,2-14,2 Kcal/cm 2 /năm.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.850 mm và chủ yếu phân
bố vào mùa mưa, chiếm khoảng 85-95% tổng lượng mưa trong năm; mưa
nhiều và mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, đã gây nên tình trạng ngập úng. Đặc
biệt, trong thời gian tới, biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc hơn, theo kịch bản phát

thải trung bình (B2), vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa trung bình năm ở Nam Bộ tăng
khoảng từ 2-3%, lượng mưa của tháng cao điểm sẽ tăng khoảng 1% so với thời kỳ
1980-1999.
1.1.4. Thủy văn
- Sông Sài Gòn, đoạn chảy qua Thị xã Thuận An dài 20 km, với chiều rộng
trung bình khoảng trên 100 m và độ dốc nhỏ (0,7%), khá thuận lợi cho phát triển giao
thông thủy. Hồ Dầu Tiếng nằm ở phía Tây Bắc huyện Dầu Tiếng, có dung tích thiết
kế khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Hoạt động điều tiết nước ở hồ Dầu Tiếng có ảnh hưởng
đáng kể đến lưu lượng nước trên sông Sài Gòn và thông qua sông Sài Gòn sẽ tác
động đến chế độ thủy văn trên địa bàn thị xã Thuận An.
- Mạng lưới sông rạch trên địa bàn thị xã Thuận An có mật độ 0,4-0,5
km/km2, khá thuận lợi cho tiêu thoát nước vào mùa mưa. Hiện nay có một số kênh
rạch bị bồi lắng hoặc bị san lấp nên ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước mưa, nhất là
thời gian triều cường (1,5m) cùng lúc với mưa, gây ngập một số khu vực ven sông
Sài Gòn và phường Vĩnh Phú. Ngoài ra, việc xả nước trong mùa lũ của hồ Dầu Tiếng
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực đất trũng ven sông Sài Gòn.

1

Nguồn: Phân viện Khí tượng Thuỷ văn, 2013

7


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

- Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Khí tượng Thuỷ Văn (9/2013), mực
nước tại trạm Thủ Dầu Một từ năm 1960 -2010, tăng trung bình 0,30cm/năm, mực
nước tối cao tăng 0,36cm/năm, trong khi đó mực nước tối thấp giảm 0,11cm/năm.

1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Bình Dương
(tỷ lệ 1/50.000), do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, địa bàn
Thị xã Thuận An có các nhóm đất sau:
Bảng 1. 1. Diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã Thuận An
Tên đất

TT



Diện tích

Tỷ lệ

hiệu

(ha)

(%)

1

Đất phèn tiềm tàng sâu

Sp2

2.166,69


25,89

2

Đất xám Gley

Xg

208,21

5,49

3

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

Fp

5.602,59

66,94

4

Đất sông, MNCD

MN

391,72


4,68

8.369,21

100,00

TỔNG DIỆN TÍCH

- Nhóm đất phèn: Toàn bộ là đất phèn tiềm tàng sâu (Sp2), có diện tích
2.166,69ha, chiếm 25,89% diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An, phân bố chủ yếu ở
vùng trũng của các xã, phường ven sông Sài Gòn như Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình
Nhâm, An Thạnh và An Sơn. Loại đất này khá thích hợp trồng các loại cây lâu năm
và cây ăn trái.
- Nhóm đất xám: Bao gồm toàn bộ là đất xám trên phù sa cổ (Xg), có diện
tích 208,21 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên của thị xã, phân bố về phía Tây Bắc
của thị xã Thuận An, gồm các phường Thuận Giao, Bình Chuẩn. Đất có thành phần
cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, có phản ứng chua và giữ nước kém, do vậy ít thích
hợp cho sản xuất nông nghiệp
- Nhóm đất đỏ vàng: Bao gồm toàn bộ là đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp),
đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trên địa bàn Thị xã, với 5.602,59 ha, chiếm
66,94 diện tích tự nhiên toàn thị xã. Hiện nay, ở các khu vực này hầu hết là đất phi
nông nghiệp, phân bố trên địa hình cao, cùng với nền móng khá kiên cố, thích hợp
cho phát triển các công trình xây dựng.
8


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có diện tích 391,72ha, chiếm 4,68%

diện tích tự nhiên toàn thị xã và 0,14% diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng của toàn Tỉnh.
1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt cung cấp cho địa bàn thị xã Thuận An chủ yếu từ sông Sài
Gòn, có tổng lượng nước bình quân hàng năm đo tại trạm Thủ Dầu Một là 2,8 tỷ
m3/năm. Đảm bảo cung cấp nước ngọt cho phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực ven
sông Sài Gòn, trong đó có địa bàn của thị xã Thuận An.
b. Nguồn nước ngầm
Nguồn nước dưới đất trên địa bàn thị xã Thuận An tương đối phong phú và
được phân bố trong 2 tầng chứa nước:
- Tầng nước ngầm nông: Phân bố gần mặt đất, không chịu tác động bởi áp lực
nhưng trữ lượng phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa.
- Tầng nước ngầm sâu: Độ sâu chứa nước khoảng: 30-39 m và chiều dày tầng
chứa nước: 20-30 m. Chất lượng nước ở tầng này tốt, không bị nhiễm mặn, nhiễm
phèn, nên có vai trò rất lớn trong cung cấp nước cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất
trên địa bàn thị xã.
1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
- Theo tài liệu của tổng cục địa chất, khoáng sản phi kim loại của thị xã Thuận
An khá phong phú với các loại sau đây:
+ Đất sét: Có ở tất cả các xã, phường trên địa bàn Thị xã.
+ Cát: Phân bố tại phường An Thạnh và có quy mô nhỏ.
- Theo quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương, các
nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thị xã Thuận An tuy phong phú nhưng
không nên khai thác, do so sánh hiệu quả kinh tế giữa việc khác thác khoáng sản và
cho thuê đất thì việc cho thuê đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH THỊ XÃ THUẬN AN
1.2.1. Hiện trạng phát triển KT-XH
Theo báo cáo "Tình hình kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2015" của
Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của thị xã Thuận

An trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

9


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

- Cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại dịch vụ – nông nghiệp tương ứng:
70,5% - 29,2% - 0,3%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 164.645 tỷ đồng đạt 100% Nghị
quyết HĐND, tăng 9% so với năm 2014.
- Giá trị thương mại dịch vụ ước thực hiện 28.900 tỷ đồng đạt 100% Nghị
quyết HĐND, tăng 22% với năm 2014.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 285 tỷ đồng đạt 100,1% Nghị
quyết HĐND thị xã, tăng 0,7% so với năm 2014.
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 2.712 tỷ đồng đạt
100,52% dự toán UBND tỉnh và 100,17% nghị quyết HĐND thị xã, trong đó thu cân
đối ngân sách 2.547,5 tỷ đồng, thị xã trực tiếp thu 1.218,9 tỷ đồng đạt 104,48% dự
toán UBND tỉnh và 104,4% Nghị quyết HĐND thị xã.
- Tổng chi ngân sách nhà nước ước thực hiện 1.136,707 tỷ đồng, đạt 112,05%
dự toán UBND tỉnh và 101,19% Nghị quyết HĐND thị xã; trong đó chi ngân sách cấp
thị xã 1.025,659 tỷ đồng, đạt 113,29% dự toán UBND tỉnh và 101,29% Nghị quyết
HĐND thị xã.
- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 415 tỷ đồng, đạt 103,75% Nghị quyết HĐND
thị xã.
- Tỷ suất sinh giảm 0,34‰ (kế hoạch 0,35‰).
Giảm 464/835 hộ nghèo, còn lại 371 hộ nghèo đạt tỷ lệ 0,85%/tổng số hộ dân (Nghị
quyết HĐND thị xã số hộ nghèo còn lại <1%/tổng số hộ dân).
1.2.2. Công nghiệp

Tình hình kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, thị trường xuất khẩu dần hồi
phục, lãi suất vay ngân hàng giảm đã góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng ngành
công nghiệp. Giá trị tổng sản lượng ngành ước thực hiện 164.645 tỷ đồng đạt 100%
kế hoạch, tăng 9% so với năm 2014, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp các doanh
nghiệp trong nước tăng 10,5% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 8,3%.
Tổng sản lượng điện năng tiêu thụ trên địa bàn 1.600 triệu kW bằng 96,97%
so với năm 2014, chủ yếu cung cấp cho các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
đang phát triển nhanh. Kiểm tra 120 trường hợp bán lẻ điện tại các điểm cho thuê nhà
để ở, xử lý 09 trường hợp vi phạm với số tiền 169,41 triệu đồng.
1.2.3. Thương mại, dịch vụ
Thương mại dịch vụ phát triển mạnh góp phần tăng dần tỷ trọng giá trị ngành
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ ước thực hiện 28.900 tỷ đồng đạt 100% Nghị quyết HĐND và tăng 22% so với
10


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

năm 2014. Cấp 4.202 giấy chứng nhận đăng ký cho hộ kinh doanh cá thể, với tổng
vốn 741 tỷ đồng. Sơ kết 05 năm thực hiện Chương trình hành động số 21-Ctr/TU của
Tỉnh uỷ về phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm
2020.
Duy trì thường xuyên công tác phối hợp giữa các ngành với UBND các xã,
phường thực hiện giải tỏa các điểm, nhóm họp chợ tự phát, mua bán lấn chiếm lòng
lề đường nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị; đã kiểm tra, xử lý
3.143 trường hợp nhóm, họp chợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường với tổng số tiền
1,042 tỷ đồng. Kiểm tra 123 trường hợp; phát hiện và xử lý 81 vụ về đăng ký kinh
doanh, nhãn hàng hóa, hàng lậu, hàng giả, trốn thuế,…với tổng số tiền 1,307 tỷ đồng,
tịch thu hàng hoá các loại trị giá 285,39 triệu đồng.

Trên địa bàn hiện có 10 hợp tác xã, 02 quỹ tín dụng, 18 tổ hợp tác (giảm 18 tổ
hợp tác so với cùng kỳ). Quỹ tín dụng Lái Thiêu và An Thạnh hoạt động hiệu quả, lợi
nhuận đạt 8,5 tỷ đồng, tăng 18,1% so cùng kỳ.
1.2.4. Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước thực hiện 285 tỷ đồng đạt 100,1% Nghị
quyết HĐND. Tổng diện tích cây lâu năm 1.319,6ha giảm 2,4% so với năm 2014;
trong đó cây ăn trái 1.188,8ha, giảm 3,7% so năm 2014. Diện tích gieo trồng cây
hàng năm 275,3ha giảm 25,3% so với năm 2014. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ
vườn cây ăn trái đặc sản theo Quyết định số 45 của UBND tỉnh cho 1.947 hộ nông
dân tham gia, diện tích 530,31ha với tổng kinh phí 4,249 tỷ đồng. Mô hình nông
nghiệp đô thị có 297 hộ nông dân tham gia (tăng 154 hộ) với tổng diện tích 43,34ha
(tăng 26,3ha).
Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát chặt chẽ, kịp thời
triển khai các biện pháp phòng, chống và chủ động ngăn chặn dịch bệnh. Quản lý
chặt chẽ kiểm dịch, vận chuyển, kiểm soát giết mổ và tiêu thụ sản phẩm động vật
không rõ nguồn gốc; phát hiện và xử lý 36 trường hợp vi phạm, tiêu hủy một số gia
cầm và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.
Củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
ban hành phương án ứng phó với cấp độ rủi ro thiên tai. Duy trì trực ban theo dõi
diễn biến thời tiết. Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai, chủ động ứng
phó với các tình huống xảy ra và thường xuyên kiểm tra gia cố bờ bao xung yếu.
Tổng kết 15 năm (2000 – 2014) công tác diễn tập phòng, chống lụt bão- tìm kiếm
cứu nạn. Thu Quỹ phòng, chống thiên tai 10,141 tỷ đồng, đạt 289,74% kế hoạch.
1.2.5. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

11


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”


Giao thông đường thủy: sông Sài Gòn đoạn qua thị xã có chiều dài 20 km,
rộng 100 – 200 m, nối Tp.Hồ Chí Minh và Tây Ninh, là tuyến đường thủy quan trọng
của tỉnh Bình Dương và thị xã. Tuy nhiên, việc giao thông trên sông Sài Gòn bị hạn
chế bởi tĩnh không cầu Phú Long không đáp ứng cho ghe tàu có tải trọng trên 100 tấn
lưu thông.
Giao thông đường bộ, có 5 hệ giao thông chính: Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình
Dương) có tổng chiều dài 12 km; tỉnh lộ ĐT743, ĐT745 tổng chiều dài là 37,62 km;
huyện lộ có tổng chiều dài là 73,14 km; đường liên xã có 502 tuyến với tổng chiều
dài 213,54 km; đường đô thị có 41 tuyến với tổng chiều dài là 23,35 km.
1.3.2. Hệ thống cấp điện
Nguồn điện: tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã nói riêng đang dùng lưới
điện Quốc gia, thông qua các nguồn điện: thủy điện Thác Mơ (2x75MW), thủy điện
Cần Đơn (2x38,8MW), thủy điện Trị An (4x100MW) và nhà máy nhiệt điện Thủ
Đức.
Thuận An được cấp điện từ nguồn điện lưới Quốc gia qua trạm biến thế Gò
Đậu 110/66/22/15/kV-1x25+1x20 MVA, trạm 110 kV Sóng Thần và trạm 110 kV
Bình Triệu.
1.3.3. Hệ thống cấp nước
Mạng lưới cấp nước thị xã phần lớn chỉ phục vụ sản xuất công nghiệp. Nước
cấp cho sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu nằm trên một số tuyến đường chính
thuộc phường Lái Thiêu, phường An Thạnh, phường Vĩnh Phú, phường Thuận Giao.
Tổng chiều dài đường ống hệ thống cấp nước khoảng 43.783 m. Các doanh nghiệp và
hộ dân còn lại tự khai thác, sử dụng nước dưới đất.
1.3.4. Hệ thống thoát nước
Sông Sài Gòn chảy qua thị xã có chiều dài 20 km và các suối/rạch khác góp
phần tiêu thoát nước cho thị xã.
Hệ thống thoát nước cho thị xã chưa đồng bộ, chỉ một số tuyến đường chính
có hệ thống thoát nước mưa nhưng chỉ đáp ứng cho thoát nước bề mặt đường, không
đảm bảo tiêu thoát nước cho toàn thị xã.

Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải cụm chùa Thầy Thỏ đang được
triển khai góp phần nâng cấp một phần hệ thống tiêu thoát nước cho thị xã ở khu vực
phường An Phú, Bình Chuẩn và Thuận Giao.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.3.1. Thuận lợi

12


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

Trong năm qua các tuyến đường liên tỉnh và trong tỉnh không ngừng được cải
thiện, mở rộng, thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp, khu dân cư, góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân, tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội; Các KCN được phân
bố trên địa bàn hiện nay khá hợp lý, có điều kiện xây dựng thuận lợi; Thị xã có sông
Sài Gòn đi qua. Nên đây là khu vực thuận lợi cho phát triển các loại hình công
nghiệp và dịch vụ.
Nguồn nước mặt của thị xã khá dồi dào, là nguồn nước chính cung cấp cho nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng. Hệ thống sông, kênh rạch phát
triển tạo nên một hệ thống thoát nước tự nhiên rất tốt, thuận lợi cho việc trồng các
loại cây lâu năm có giá trị cao, tạo được cảnh quan phù hợp với môi trường đô thị.
1.3.2. Khó khăn
Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thường gây ngập úng đối với
khu vực vùng trũng. Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều
nên dễ phát sinh sâu bệnh hại cây trồng.
Hệ thống sông rạch phân bố không đồng đều, địa chất công trình khu vực phía
Nam yếu gây khó khăn cho việc đi lại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tiến độ đô
thị hoá không đồng đều giữa các xã trên địa bàn thị xã.

Hệ thống thoát nước trên địa bàn thị xã chưa được đầu tư đồng bộ. Do đó,
thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ, nhất là vào mùa mưa tại các khu vực như
Thuận Giao.
1.4. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An
1.4.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo
vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận An
a) Cơ sở hạ tâng kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã
Thuân An
Nhằm nâng cao khả năng quản lý môi trường của địa phương, Ủy ban nhân dân
thị xã đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện dự án “Xây dựng phần
mềm quản lý dữ liệu quan trắc và quản lý công tác bảo vệ môi trường của các doanh
nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”.
Phần mềm sau khi được đưa vào sử dụng đã tập hợp khối lượng dữ liệu về môi
trường trên toàn địa bàn thị xã (dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường; dữ liệu về
tuân thủ các quy định về môi trường của các nguồn thải trên địa bàn;...)một cách có
hệ thống, có tổ chức dưới dạng tập tin dữ liệu lưu trên hệ thống tin học.

13


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

Bên cạnh việc lưu trữ thông tin theo dạng số, phần mềm đã cung cấp các công
cụ quản lý, phân tích môi trường, từ đó phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa
bàn thị xã theo hướng tin học hóa, phù hợp với yêu cầu của Kế hoạch Bảo vệ môi
trường giai đoạn 2011-2015 đã đề ra.
b) Hiện trạng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn
thị xã Thuận An
Hiện nay trên địa bàn thị xã Thuận An có tất 18 cán bộ phụ trách công tác bảo

vệ môi trường, trong đó Phòng Tài nguyên và Môi trường 8 người (02 biên chế và 06
hợp đồng), 10 xã/phường đều có cán bộ chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường,
tất cả đều được đào tạo chuyên môn về quản lý môi trường.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thị xã đã thành lập Đội công tác liên ngành với
thành phần gồm đại diện cac cơ quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an
thị xã, Phòng Kinh tế, Đội Quản lý thị trường số 2,… có chức năng kiểm tra đột xuất
đối với công tác bảo vệ môi trường, thương mại,… các doanh nghiệp trên địa bàn thị
xã, xử lý kịp thời các phản ánh đột xuất của người dân về tình hình gây ô nhiễm môi
trường của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền trên địa bàn.
c) Hiện trạng hạ tầng thoát nước mưa và nước thải khu vực thị xã Thuận An
- Hệ thống thoát nước thải trên địa bàn thị xã Thuận An:
Hệ thống cống thoát nước mưa trên địa bàn thị xã Thuận An còn rất hạn chế tập
trung chủ yếu tại các khu vực sau:
+ Dọc theo các tuyến đường chính như đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường ĐT
743A, đường ĐT 743C;
+ Trong các KCN, kết nối với các tuyến thoát nước dọc các tuyến được chính
và các kênh rạch trên địa bàn như KCN VSIP, KCN Đồng An;
+ Trong các Khu đô thị, khu dân cư mới được đầu tư như Khu đô thị Lái Thiêu,
Khu dân cư Việt Sing,
- Hệ thống thu gom nước thải trên địa bàn thị xã Thuận An:
+ Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
trước khi thải ra các kênh, rạch trên địa bàn;
+ Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau xử lý được thải ra hệ thống
thoát nước mưa của khu vực.
Trên địa bàn thị xã chưa có hệ thống thu gom nước thải riêng biệt.

14


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với

các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

1.4.2. Kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường thị xã Thuận An giai
đoạn 2011 – 2015
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu môi trường giai đoạn 2011 -2015
Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015 trên
địa bàn thị xã Thuận An đã được các chỉ tiêu đề ra cụ thể như:
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 95,9% (mục tiêu đặt ra 90%);
- Tỷ lệ thu gom chất thải rắn y tế đạt 95% (mục tiêu đề ra 100%).
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,8%.
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 98%.
- 100% các dự án đầu tư mới được bố trí phù hợp với quy hoạch;
- Không thực hiện được chỉ tiêu xử lý 50% nước thải sinh hoạt đô thị.
- Mật độ cây xanh đô thị đạt 5,6m2/người (mục tiêu đặt ra 5 – 10 m2/người);
Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu:
Qua 05 năm thực hiện Kế hoạch Bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Thuận
An, các ngành, đoàn thể, xã, phường tham gia tích cực, hiệu quả và đúng tiến độ kế
hoạch đề ra, công tác bảo vệ môi trường đã dần đi vào nề nếp và đạt được một sô kết
quả nhất định, góp phần vào sự phát triển ổn định của địa phương, cụ thể như sau:
- Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đã được tuyên truyền sâu rộng
đến các tầng lớp nhân dân, vì vậy nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng động
đã nâng lên một bước đáng kể, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân
dân về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, từng bước hình thành các
phong trào quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn cơ bản
hoàn chỉnh; việc phân cấp, ủy quyền quản lý về môi trường đã bước đầu phát huy
hiệu quả, tăng tính chủ động trong công tác bảo vệ môi trường tại các phường, xã.
- Công tác thanh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã được
tiến hành đồng bộ, qua đó xử ly kịp thời các khiếu kiện, các điểm nóng về ô nhiễm
môi trường trên địa bàn. Việc chế tài, xử lý vi phạm về môi trường đã được tăng

cường. Công tác xử lý chất thải của các cơ sở nhìn chung đã thực hiện tương đối tốt.
- Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn đã chuyển biến tích cực, có sự
phân công trách nhiệm rõ ràng, do đó tình trạng ùn ứ chất thải rắn không còn xảy ra,
các điểm rác tự phát đã giảm đáng kể.

15


Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch tổng thể kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm đối với
các kênh rạch trên địa bàn thị xã Thuận An”

b) Công tác thanh, kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng và di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, đô
thị:
Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân thị xã đã
chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành thanh kiểm tra được tất cả là 845 trường hợp,
qua đó đã ban hành và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tổng cộng 305
quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số
tiền phạt là 5,294 tỷ đồng, đồng thời buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu
quả trong thời gian quy định, trong đó có 255 trường hợp đã thực hiện đầy đủ các yêu
cầu của nội dung quyết định (83,6%), 30 trường hợp chưa thực hiện đầy đủ các yêu
cầu của quyết định (9,8%) và có 20 quyết định không thực hiện tất cả các nội dung
của quyết định (6,6%).
Qua quá trình thanh kiểm tra, UBND thị xã đã xác định được các điểm nóng
về môi trường trên địa bàn, cử tri thường xuyên phản ánh về vấn đề môi trường như:
Suối Cát, rạch Chòm Sao, kênh D, kênh tiêu Phú Hội, các hộ chăn nuôi heo tại
phường Bình Nhâm, lò gốm tại phường Thuận Giao và Bình Chuẩn.... UBND thị xã
chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra, yêu cầu khắc phục các vấn đề còn
tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường hoặc yêu cầu ngưng hoạt động, chuyển đổi
ngành nghề đối với những trường hợp không thể khắc phục được.

c) Tình hình thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi
trường trên địa bàn thị xã Thuận An
Trong giai đoạn 2011 – 2015, trên địa bàn thị xã đã triển khai một số dự án
khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, cụ thể như sau:

16


×