Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

G.an thang 8 NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.02 KB, 11 trang )

Giáo án Vật lý lớp 11, chương trình Nâng cao Hoàng Quốc Hoàn
Giáo án số: 01 Tiết theo PPCT: 01 Ngày soạn: 13/08/10 Ngày dạy: 17/08/10
PHẦN I : ĐIỆN HỌC - ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG
ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
• Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật.
• Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
2. K ỹ n ăng:
- Viết được công thức định luật Cu-lông.
- Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm.
- Biểu diễn được lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ.
- Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xác, do tiếp xúc và do hưởng ứng.
- SGK, SBT và các tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về điện tích.
- SGK, SBT.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY.
1. Ổn định lớp:
2. Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của vật.
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Hs trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của Gv:
- Có mấy loại điện tích?
- Tương tác giữa các điện tích diễn ra như thế
nào?
Hs quan sát Gv làm thí nghiệm và rút ra nhận xét:


- Sau khi cọ xát thanh thuỷ tinh có thể hút các
mẫu giấy vụn.
- Thanh thuỷ tinh nhiễm điện.
Hs nghe giảng và dự đoán kết quả của các hiện
tượng trên
Gv đặt câu hỏi cho Hs.
Nhận xét câu trả lời.
• Có hai loại điện tích: Điện tích dương và
điện tích âm.
• Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện
tích trái dấu thì hút nhau.
Gv làm thí nghiệm hiện tượng nhiễm điện do cọ
xát.
Gv nêu hiện tượng:
- Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm
vào quả cầu đã nhiễm điện.
- Đưa thanh kim loại không nhiễm điện lại gần
quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm
vào.
- 1 -
Giáo án Vật lý lớp 11, chương trình Nâng cao Hoàng Quốc Hoàn
Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Gv nhận xét và nói rõ ở bài sau chúng ta sẽ giải
thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định luật Cu-lông.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hs lắng nghe.
Hs lắng nghe và ghi chép.
Hs trả lời câu hỏi: Đặc điểm của vectơ lực là gi?
Đặc điểm của vectơ lực : gồm

- Điểm đặt.
- Phương , chiều.
- Độ lớn.
Hs vẽ lực tương tác giữa hai điện tích cùng dấu
và trái dấu.
Hs phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật
hấp dẫn.
So sánh sự giống và khác nhau giữa định luật
Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn.
Gv trình bày cấu tạo và công dụng của cân xoắn.
Cấu tạo: (hình 1.5/7 sgk)
- A là quả cầu kim loại cố định gắn ở đầu một
thanh thẳng đứng.
- B là quả cầu kim loại linh động găn ở đầu một
thanh nằm ngang. Đầu kia là một đối trọng.
Công dụng: Dùng để khảo sát lực tương tác giữa
hai quả cầu tích điện.
Gv đưa ra khái niệm điện tích điểm: là những vật
nhiễm điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách
giữa chúng.
Gv trình bày nội dung và biểu thức của định luật
Cu-lông.
Lực Cu-lông (lực tĩnh điện) là một vectơ. Gv yêu
cầu Hs nêu đặc điểm vectơ lực.
Biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn:

2
21
.
r

mm
GF
hd
=
G: hằng số hấp dẫn.
- Giống:
+ Lực HD tỉ lệ thuận tích khối lượng hai vật.
+ Lực Cu-lông tỉ lệ thuận tích độ lớn hai điện
tích.
+ Lực HD tỉ lệ nghịch bình phương khoảng cách
giữa hai vật.
+ Lực Cu-lông tỉ lệ nghịch bình phương khoảng
cách giữa hai điện tích.
- Khác:
+ Lực HD bao giờ cũng là lực hút.
+ Lực Cu-lông có thể là lực hút hay lực đẩy.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực tĩnh điện trong điện môi.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hs trả lời câu hỏi:
- Lực tĩnh điện thay đổi như thế nào trong môi
trường đồng tính?
Gv nêu vấn đề: Định luật Cu-lông chỉ đề cập đến
lực tĩnh điện trong chân không. Vậy trong môi
trường đồng tính lực tĩnh điện có thay đổi
- 2 -
Giáo án Vật lý lớp 11, chương trình Nâng cao Hoàng Quốc Hoàn
 Lực tĩnh điện trong môi trường đồng tính
giảm đi ε lần so với trong môi trường chân
không.
- Hằng số điện môi phụ thuộc vào những yếu tố

nào? Không phụ thuộc vào yếu tố nào?
 Hằng số điện môi phụ thuộc vào tính chất
của điện môi. Không phụ thuộc vào độ lớn
các điện tích và khoảng cách giữa điện tích.
không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
Từ thực nghiệm lực tĩnh điện trong môi trường
đồng tính được xác định bởi công thức:

2
21
.
.
r
qq
kF
ε
=
ε :hằng số điện môi.
Hoạt động 4: Củng cố bài học – giao nhiệm vụ về nhà
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2 /8 sgk.
- Làm bài tập 1,2,3,4 /8,9 sgk.
- Chuẩn bị tiết 2: “Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- 3 -

Giáo án Vật lý lớp 11, chương trình Nâng cao Hoàng Quốc Hoàn
Giáo án số: 01 Tiết theo PPCT: 02 Ngày soạn: 14/08/10 Ngày dạy: 19/08/10
THUYẾT ELECTRON - ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức:
- Trình bày được nội dung chính của thuyết electron.
- Trình bày được khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện.
- Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được thuyết electron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
- Giải thích được tính dẫn điện, tính cách điện của một chất.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
2. Học sinh:
Ôn lại hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện (đã học ở THCS).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY.
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Trả lời câu hỏi của Gv:
Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật
Cu-lông.
Biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích cùng
dấu.
Gv đặt câu hỏi kiểm tra.
Nhận xét câu trả lời của Hs.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thuyết electron. Vật dẫn điện và vật cách điện.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hs nhớ lại cấu tạo của nguyên tử.

- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân: proton: mang điện dương.
nơtron: không mang điện.
+ Electron: mang điện âm.
- Thuyết electron dựa trên sự có mặt và sự di
chuyển của electron.
- Hs dựa vào lưu ý của Gv để trả lời câu C1.
- Hs nêu tên một vài vật dẫn điện và vật cách
- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức: cấu tạo của
nguyên tử, điện tích của các hạt trong nguyên
tử.
- Thuyết electron dựa trên cơ sở nào?
- Gv trình bày nội dung thuyết electron. Lưu ý
Hs là khối lượng của electron nhỏ hơn khối
lượng của proton rất nhiều nên electron di
chuyển dễ hơn..
- Yêu cầu Hs trả lời câu C1.
- Gv nêu câu hỏi: Theo quan điểm của thuyết
electron thì thế nào là một vật nhiễm điện?
- Yêu cầu Hs nêu vi dụ về vật dẫn điện và vật
cách điện. Định nghĩa vật dẫn điện và vật
- 4 -
Giáo án Vật lý lớp 11, chương trình Nâng cao Hoàng Quốc Hoàn
điện. - cách điện.
- Gv đưa ra định nghĩa trong SGK. Vậy hai
cách định nghĩa đó có khác nhau không?
Hoạt động 2: Tìm hiểu ba hiện tượng nhiễm điện.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hs nghiên cứu SGK, lắng nghe và trả lời câu hỏi
của Gv.

Hs lắng nghe và ghi chép.
Chú ý:
- Electron tự do có vai trò rất quan trọng trong
quá trình nhiễm điên.
- Điện tích có tính bảo toàn.
Gv yêu cầu Hs dựa vào thuyết electron để trả lời
các câu hỏi sau:
- Bình thường thanh thuỷ tinh và mảnh lụa
trung hoà về điện. Tại sao sau khi cọ xát
chúng lại nhiễm điện? điện tích đó từ đâu
đến?
- Thanh kim loại trung hoà điện khi tiếp xúc
với quả cầu nhiễm điện thì thanh KL nhiễm
điện. Dựa vào nội dung nào của thuyết
electron để giải thích hiện tượng trên?
- Tương tự yêu cầu Hs giải thích hiện tượng
nhiếm điện do hưởng ứng.
- Yêu cầu Hs so sánh ba hiện tượng nhiễm điện
trên.
Gv nhận xét câu trả lời của Hs, tổng kết và rút ra
kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Hs lắng nghe và ghi chép.
- Gv đặt câu hỏi: thế nào là một hệ cô lập về
điện?
- Gv trình bày nội dung định luật bảo toàn điện
tích.
Hoạt động 4: Củng cố bài học – giao nhiệm vụ về nhà
- Hs trả lời các câu hỏi trong SGK /12.

- Làm bài tập 1,2 /12 sgk.
- Chuẩn bị bài “Điện trường”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- 5 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×