Tải bản đầy đủ (.pdf) (368 trang)

Giáo trình luật dân sự việt nam tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 368 trang )

GIÁO TRÌNH

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
TẬP II

1


1254-2019/CXBIPH/12-12/CAND

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH

LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
TẬP II
(Tái bản)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2019

3


Chủ biên
PGS.TS. ĐINH VĂN THANH
TS. NGUYỄN MINH TUẤN


Tập thể tác giả

4

PGS.TS. TRẦN THỊ HUỆ

Chương VII (mục N)

TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ
TS. PHẠM CÔNG LẠC

Chương X

PGS.TS. PHÙNG TRUNG TẬP
TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Chương VII, VIII, IX

PGS.TS. PHẠM VĂN TUYẾT

Chương VI


CHƢƠNG VI
NGHĨA VỤ VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
A. NGHĨA VỤ
I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHĨA VỤ
1. Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ
1.1. Khái niệm nghĩa vụ
Nghĩa vụ, theo nghĩa chung nhất là việc mà theo quy định

của pháp luật hay vì đạo đức mà bắt buộc phải làm hoặc không
đƣợc làm đối với xã hội, đối với ngƣời khác. Theo cách hiểu
này thì nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều ngƣời với
nhau, trong đó một bên phải thực hiện hoặc không đƣợc thực
hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên kia.
Việc một bên phải thực hiện hoặc không đƣợc thực hiện
một số hành vi nhất định có thể không đƣợc đặt dƣới sự bảo
đảm của nhà nƣớc bằng pháp luật, pháp luật không buộc ngƣời
đó phải thực hiện, họ thực hiện công việc đó hoàn toàn theo
lƣơng tâm và vì uy tín của mình. Ở phƣơng diện này, nghĩa vụ
đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và thuộc về nghĩa
vụ đạo đức. Chẳng hạn, giúp ngƣời già qua đƣờng, giúp đỡ
ngƣời tàn tật, nhƣờng chỗ cho ngƣời già, phụ nữ trên xe buýt...
là những công việc phải làm vì đạo đức.
Những công việc phải làm hoặc không đƣợc phép làm theo

5


quy định của pháp luật là nghĩa vụ pháp luật nói chung. Trong
đó, các công việc phải làm hoặc không đƣợc phép làm theo quy
định của pháp luật dân sự là nghĩa vụ dân sự.
Nghĩa vụ có thể đƣợc hiểu là một bộ phận không tách rời
trong nội dung của một quan hệ pháp luật dân sự. Bao gồm
những hành vi mà một bên chủ thể phải thực hiện vì lợi ích của
chủ thể bên kia nhƣ chuyển giao tài sản, thực hiện một công
việc hoặc không đƣợc thực hiện một công việc đã đƣợc các bên
tham gia quan hệ đó hoặc pháp luật xác định v.v. Bên có nghĩa
vụ phải thực hiện các nghĩa vụ trƣớc quyền yêu cầu của phía
bên kia.

Mặt khác, nghĩa vụ còn đƣợc hiểu là một quan hệ pháp luật,
trong đó quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự của các bên chủ
thể phát sinh từ quan hệ đó phải đƣợc thực hiện dƣới sự đảm
bảo của pháp luật.
Các BLDS của Việt Nam thời Pháp thuộc (Bộ dân luật Bắc
kì năm 1931 và Bộ dân luật Trung kì năm 1936) đã có những
định nghĩa về nghĩa vụ dân sự:
"Nghĩa vụ dân sự là mối liên lạc về luật thực tại hay luật
thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng
làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó.
Người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người
được hưởng nghĩa vụ gọi là người chủ nợ".(1)
"Nghĩa vụ là cái dây liên lạc về luật thực tại hay luật thiên
nhiên bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự
gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc là
người mắc nợ hay trái hộ, người được hưởng là chủ nợ hay
(1).Xem: Điều 644 Bộ luật dân luật Bắc kì năm 1931.

6


trái chủ".(1)
"Nghĩa vụ về luật thiên nhiên thì không thể tố tụng trước
tòa án được".(2)
"Nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên là nghĩa vụ không thể
cưỡng bách thi hành".(3)
Theo quy định trong hai Bộ dân luật nói trên thì ngoài
nghĩa vụ thuộc về luật thực tại còn bao gồm nghĩa vụ thuộc về
luật thiên nhiên. Thực ra, nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên chỉ
đƣợc đƣa vào khái niệm cho hợp với truyền thống và phong tục

của ngƣời Á Đông mà hoàn toàn không có sự cƣỡng chế của
pháp luật. Vì vậy, dù đã đƣợc quy định trong Bộ luật nhƣng
nghĩa vụ thuộc về luật thiên nhiên (nghĩa vụ tự nhiên) vẫn chỉ
là nghĩa vụ luân lí.
Nghĩa vụ đƣợc định nghĩa tại Điều 274 BLDS năm 2015
nhƣ sau: " Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ
thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao
vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện
công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì
lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là
bên có quyền).

1.2. Đặc điểm của nghĩa vụ
Nếu nhìn nhận nghĩa vụ ở trạng thái là một quan hệ pháp
luật dân sự thì so với các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan
hệ nghĩa vụ có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là
hai ngƣời đứng về hai phía chủ thể khác nhau.
(1).Xem: Điều 675 Bộ dân luật Trung kì năm1936.
(2).Xem: Điều 642 Bộ dân luật Bắc kì năm 1931.
(3).Xem: Điều 677 Bộ dân luật Trung kì năm 1936.

7


Dù đƣợc hình thành theo thoả thuận hay theo luật định thì
nghĩa vụ luôn là sự ràng buộc giữa các bên về việc phải làm
hay không đƣợc làm một việc nhất định. Bên phải làm một
công việc nếu không làm sẽ phải gánh chịu chế tài của luật.
Tuỳ từng trƣờng hợp, mỗi bên trong nghĩa vụ có thể có nhiều

ngƣời hoặc nhiều chủ thể khác tham gia nhƣng cũng có thể mỗi
một bên chỉ có một ngƣời tham gia.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối
lập nhau một cách tƣơng ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi
giữa các chủ thể đã đƣợc xác định.
Nghĩa vụ và quyền luôn đi đôi với nhau, nói đến quyền là
nói đến nghĩa vụ. Tuy nhiên, nói đến quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ nghĩa vụ là nói đến sự đối lập, tính tƣơng ứng về
quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Nói một cách cụ thể hơn,
quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngƣợc lại. Bên
này có bao nhiêu quyền với phạm vi bao nhiêu thì bên kia sẽ có
bấy nhiêu nghĩa vụ với phạm vi tƣơng ứng. Mặt khác, trong
quan hệ nghĩa vụ, cả chủ thể mang quyền, cả chủ thể mang
nghĩa vụ luôn luôn đƣợc xác định một cách cụ thể nên quyền
của bên này chỉ là nghĩa vụ của bên kia. Nói cách khác, mối
quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này không liên
quan đến ngƣời khác ngoài các chủ thể đã đƣợc xác định cụ
thể. Trong một số trƣờng hợp, quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể trong quan hệ này có thể liên quan đến ngƣời thứ ba nhƣng
ngƣời thứ ba đó phải là ngƣời đã đƣợc xác định cụ thể trƣớc. Ví
dụ, trong quan hệ cho vay, bên có quyền đòi nợ là ngƣời đã cho
vay, bên có nghĩa vụ trả nợ là ngƣời vay nhƣng cũng có thể
ngƣời phải trả khoản nợ đó lại là ngƣời thứ ba (là ngƣời bảo
lãnh đã đƣợc các bên xác định trƣớc).

8


Chính từ đặc điểm này mà quan hệ pháp luật về nghĩa vụ
đƣợc coi là loại quan hệ pháp luật tƣơng đối. Đồng thời cũng

qua đặc điểm này, chúng ta thấy rằng quan hệ pháp luật về
nghĩa vụ hoàn toàn khác với quan hệ pháp luật về sở hữu.
Trong quyền sở hữu, chỉ có chủ thể mang quyền là đƣợc xác
định cụ thể nên tất cả các chủ thể khác đều phải có nghĩa vụ
tôn trọng các quyền dân sự của chủ thể mang quyền đó. Chủ sở
hữu tự thực hiện các quyền đối với tài sản để đáp ứng các nhu
cầu của mình, vì vậy quyền đân sự trong quan hệ pháp luật về
sở hữu là quyền tuyệt đối.
Thứ ba, quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền nên quyền
của các bên chủ thể là quyền đối nhân.
Nếu trong quan hệ sở hữu, quyền của chủ thể mang quyền
đƣợc thực hiện bằng hành vi của chính họ thì trong quan hệ
nghĩa vụ dân sự quyền của bên này lại đƣợc thực hiện thông
qua hành vi của chủ thể phía bên kia. Nói cách khác, quyền của
bên này chỉ đƣợc đáp ứng khi bên kia đã thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của họ. Mặt khác, nếu việc thực hiện quyền trong
quan hệ sở hữu là việc tác động trực tiếp đến vật thì trong
nghĩa vụ dân sự ngƣời mang quyền dân sự không đƣợc tác
động trực tiếp đến tài sản của ngƣời mang nghĩa vụ. Khi
ngƣời mang nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đó, ngƣời
mang quyền chỉ có thể sử dụng các phƣơng thức mà pháp luật
đã quy định để tác động và yêu cầu ngƣời đó phải thực hiện
nghĩa vụ cho mình. Nói cách khác, trong nghĩa vụ, quyền của
ngƣời này là đối với ngƣời có nghĩa vụ bên kia chứ không đối
với tài sản của họ.
2. Các yếu tố của quan hệ nghĩa vụ
2.1. Chủ thể của nghĩa vụ

9



Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung là những ngƣời
tham gia quan hệ pháp luật đó. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là
những ngƣời tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, bao gồm: Cá
nhân, pháp nhân, Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ
quan hệ nghĩa vụ mà họ tham gia.
Các chủ thể này khi tham gia một quan hệ nghĩa vụ sẽ thiết
lập mối liên hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.
Trong đó, một bên đƣợc gọi là ngƣời có quyền, một bên đƣợc
gọi là ngƣời có nghĩa vụ.
- Bên có quyền: Là một bên trong quan hệ nghĩa vụ đƣợc
pháp luật bảo đảm quyền đƣợc yêu cầu bên có nghĩa vụ phải
thực hiện hoặc không đƣợc thực hiện một hoặc một số hành vi
nhất định vì lợi ích của mình.
- Bên có nghĩa vụ: Là một bên trong quan hệ nghĩa vụ buộc
phải thực hiện hoặc không đƣợc thực hiện một hoặc một số
hành vi nhất định vì lợi ích của bên có quyền.
Tuỳ theo tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà có
những quan hệ nghĩa vụ trong đó một bên chỉ có quyền yêu cầu
nhƣng không phải gánh vác nghĩa vụ, còn một bên có nghĩa vụ
thực hiện cho bên kia công việc nhất định mà không có quyền
yêu cầu. Những quan hệ nghĩa vụ ở dạng này đƣợc gọi là quan
hệ đơn vụ.
Mặt khác, trong phần lớn các quan hệ nghĩa vụ thì mỗi bên
chủ thể tham gia đều có quyền yêu cầu bên kia thực hiện những
hành vi nhất định nhằm đem lại lợi ích cho mình. Và ngƣợc lại
họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhằm đáp ứng
lợi ích cho phía bên kia. Nghĩa là, trong những quan hệ nghĩa
vụ, mỗi bên chủ thể vừa là ngƣời có quyền, vừa là ngƣời có


10


nghĩa vụ. Những quan hệ nghĩa vụ ở dạng này đƣợc gọi là quan
hệ song vụ. Khi xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong
các quan hệ nghĩa vụ mang tính song vụ cần phải xem xét để
xác định tƣơng ứng với hành vi nhất định, chủ thể nào là ngƣời
có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó.
Ví dụ: Quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
mua bán tài sản là quan hệ song vụ. Trong đó, đối với hành vi
giao vật bán thì bên bán là ngƣời có nghĩa vụ, đối với hành vi
trả tiền thì bên mua là ngƣời có nghĩa vụ.
2.2. Nội dung của nghĩa vụ
Khi tham gia quan hệ nghĩa vụ, mỗi bên hƣớng tới lợi ích
nhất định. Theo đó, lợi ích mà một bên hƣớng tới chỉ đạt đƣợc
khi bên kia thực hiện đầy đủ các hành vi mang tính nghĩa vụ
của họ. Quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự là hai yếu tố cấu
thành nội dung của quan hệ nghĩa vụ.
Vì vậy, có thể nói nội dung của quan hệ nghĩa vụ là tổng
hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ
nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nghĩa
vụ có thể do các bên tự thoả thuận xác định hoặc do luật định.
Bao gồm:
- Quyền yêu cầu: Là xử sự mà bên có quyền đƣợc phép
thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Xử
sự đƣợc coi là quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính là quyền
yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không đƣợc thực
hiện những hành vi nhất định.
- Nghĩa vụ dân sự: Là xử sự bắt buộc theo thoả thuận hoặc

theo quy định của pháp luật mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
Xử sự đƣợc coi là nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính là
việc phải thực hiện hành vi nhất định nhƣ chuyển giao vật,

11


chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công
việc khác hoặc không đƣợc thực hiện công việc nhất định vì lợi
ích của bên có quyền.
2.3. Khách thể của nghĩa vụ
Ở góc độ lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật thì khách
thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các chủ thể hƣớng tới
và nhằm đạt đƣợc. Quan hệ nghĩa vụ có đặc trƣng cơ bản là
quyền và nghĩa vụ của các bên luôn đối lập nhau một cách
tƣơng ứng. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ, hƣớng tới
quyền lợi của mình chính là việc chủ thể có quyền luôn hƣớng
tới hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể phía bên kia. Ngƣợc
lại, để bên kia thực hiện lợi ích cho mình thì mỗi bên chủ thể
đều phải quan tâm và thực hiện những hành vi nhất định để
hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nói cách khác, hành vi thực
hiện nghĩa vụ của các bên chủ thể luôn đƣợc sự quan tâm và
hƣớng tới của các bên chủ thể. Chẳng hạn, trong quan hệ nghĩa
vụ phát sinh từ một hợp đồng mua bán tài sản, để đạt đƣợc lợi
ích của mình, bên mua quan tâm đến hành vi giao vật bán của
bên bán, bên bán quan tâm đến hành vi trả tiền của bên mua.
Mặt khác, để bên bán giao vật bán cho mình, bên mua phải
thực hiện hành vi trả tiền, để bên mua trả tiền, bên bán phải
thực hiện hành vi giao vật. Vì vậy, hành vi thực hiện nghĩa vụ
là khách thể trong quan hệ nghĩa vụ.

Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bên
chủ thể mà chỉ thông qua đó, quyền yêu cầu cũng nhƣ nghĩa vụ
của các chủ thể mới đƣợc thực hiện.
Hành vi thực hiện nghĩa vụ là một phƣơng tiện mà thông
qua đó, quyền lợi của các chủ thể đƣợc thực hiện. Vì vậy, trong
các quan hệ nghĩa vụ, hành vi là cái mà các chủ thể đều hƣớng

12


tới, là khách thể nói chung của mọi quan hệ nghĩa vụ. Tuy
nhiên, tƣơng ứng với sự đa dạng của các quan hệ nghĩa vụ,
hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ cũng rất đa dạng,
phong phú.
Trong nhiều quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể gắn
liền với một vật nhất định mà nếu không có vật đó sẽ không có
hành vi. Ví dụ: Nếu không có vật bán sẽ không có hành vi giao
vật bán. Vật đƣợc gắn liền với hành vi trong quan hệ nghĩa vụ,
đƣợc gọi là đối tƣợng của nghĩa vụ. Đối tƣợng của nghĩa vụ có
ý nghĩa quan trọng. Nếu thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ
của một bên, quyền của bên kia sẽ đƣợc thoả mãn thì chỉ thông
qua tính chất, đặc điểm của đối tƣợng mới thấy đƣợc quyền của
bên có quyền đã đƣợc thoả mãn ở mức độ nào. Vì vậy, trong các
quan hệ nghĩa vụ mà hành vi với tƣ cách là khách thể của quan
hệ nghĩa vụ đó gắn liền với vật thì bên có quyền không chỉ quan
tâm tới hành vi mà còn quan tâm đến vật gắn liền với hành vi
đó. Ví dụ: Trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng
mua bán tài sản, ngƣời mua không chỉ quan tâm đến việc ngƣời
bán có chuyển vật bán cho mình hay không mà còn quan tâm
đến vật mà ngƣời bán chuyển giao có đúng với số lƣợng, chất

lƣợng hoặc tình trạng nhƣ đã thoả thuận hay không.
Trái lại, trong các quan hệ nghĩa vụ mà hành vi của chủ thể
không gắn liền với vật thì bên có quyền chỉ cần quan tâm đến
việc thực hiện hành vi đó của chủ thể mang nghĩa vụ. Ví dụ:
Trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng dịch vụ thì
bên thuê dịch vụ chỉ cần quan tâm đến việc bên cung ứng dịch
vụ thực hiện hành vi cung ứng dịch vụ nhƣ thế nào, có bảo đảm
quyền và lợi ích của mình hay không.
Hành vi (sự xử sự của các chủ thể) có thể đƣợc thể hiện ở

13


dạng hành động (tác vi) nhƣng cũng có thể đƣợc thể hiện ở dạng
không hành động (bất tác vi). Nếu hành vi là hành động và kết
quả đƣợc tạo ra từ hành vi đó là vật cụ thể thì hành vi này đƣợc
gọi là hành vi đƣợc vật chất hoá. Trái lại, nếu kết quả đó không
phải là một vật cụ thể, thì hành vi này là hành vi không đƣợc vật
chất hoá. Ngoài ra, trong nhiều trƣờng hợp hành vi còn tồn tại ở
dạng không hành động (khi đối tƣợng của nghĩa vụ là một công
việc không đƣợc làm). Trong những trƣờng hợp này, ngƣời ta
quan tâm đến sự "bất động" của nhau, vì chính sự "bất động"
đó sẽ bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.
3. Đối tượng của nghĩa vụ
3.1. Khái niệm và các loại đối tượng của nghĩa vụ
Đối tƣợng của nghĩa vụ là cái mà các bên tác động tới trong
việc xác lập, thực hiện quan hệ nghĩa vụ với nhau.
Trong quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể sẽ tác
động vào một tài sản, một công việc cụ thể nào đó. Những tài
sản, công việc này chính là đối tƣợng của việc thực hiện nghĩa

vụ dân sự. Tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của từng quan
hệ nghĩa vụ cụ thể mà đối tƣợng của nó có thể là một tài sản,
một công việc phải làm hoặc một công việc không đƣợc làm.
Điều 276 BLDS năm 2015 quy định:
"1. Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực
hiện hoặc không được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định”.
Từ quy định trên cho thấy, đối tƣợng của nghĩa vụ có thể là:

- Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản
Đa phần các nghĩa vụ dân sự đều có đối tƣợng là tài sản.
Tài sản trong luật dân sự đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ

14


là những vật có thực mà còn bao gồm cả tiền, các giấy tờ trị giá
đƣợc bằng tiền và các quyền tài sản. Tài sản là vật có thể là
động sản hoặc bất động sản, có thể là vật chia đƣợc hoặc là vật
không chia đƣợc, có thể là vật cùng loại hoặc vật đặc định, có
thể là vật đƣợc xác định theo chủng loại hay đƣợc xác định là
vật đồng bộ. Tuỳ theo tính chất của từng loại tài sản cụ thể
trong quan hệ nghĩa vụ dân sự mà các bên thoả thuận để xác
định nội dung của quan hệ nghĩa vụ.Vật là đối tƣợng của nghĩa
vụ có thể là vật hiện hữu (vật có thực), có thể là vật đƣợc hình
thành trong tƣơng lai.
- Đối tượng của nghĩa vụ là công việc phải làm
Công việc phải làm đƣợc coi là đối tƣợng của nghĩa vụ, nếu
từ một công việc đƣợc nhiều ngƣời xác lập với nhau một quan
hệ nghĩa vụ mà theo đó, ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện công

việc theo đúng nội dung đã đƣợc xác định.
Công việc phải làm có thể đƣợc hoàn thành với một kết quả
nhất định nhƣng cũng có thể không gắn liền với một kết quả
(do các bên thoả thuận hoặc do tính chất của công việc). Mặt
khác, kết quả của công việc phải làm có thể đƣợc biểu hiện
dƣới dạng một vật cụ thể nhƣng cũng có thể không biểu hiện
dƣới dạng một vật cụ thể nào (các loại dịch vụ).
Thông thƣờng, các quan hệ nghĩa vụ có đối tƣợng là công
việc phải làm là những quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ các hợp
đồng mang tính dịch vụ nhƣ hợp đồng vận chuyển, hợp đồng
gửi giữ tài sản...
- Đối tượng của nghĩa vụ là công việc không được làm
Công việc không đƣợc làm là đối tƣợng của nghĩa vụ trong
những trƣờng hợp các bên từ công việc đó xác lập với nhau

15


một quan hệ nghĩa vụ, theo đó một bên có nghĩa vụ không
đƣợc thực hiện công việc theo nội dung mà các bên đã xác định.
Ví dụ: Hai ngƣời có bất động sản liền kề nhau thoả thuận
một bên nhận ở bên kia một khoản tiền và cam kết không xây
dựng nhà trên đất của mình để khỏi che lấp nhà của bên kia
(thời hạn không đƣợc xây nhà đƣợc xác định theo thoả thuận
của hai bên).
3.2. Điều kiện đối với đối tượng của nghĩa vụ
Qua việc xem xét đối tƣợng của nghĩa vụ dân sự ở các dạng
cụ thể thì một tài sản, một công việc phải làm hoặc một công
việc không đƣợc làm chỉ đƣợc coi là đối tƣợng của nghĩa vụ
dân sự khi chúng thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Phải đáp ứng đƣợc lợi ích nào đó cho chủ thể có quyền
Thông thƣờng, lợi ích mà chủ thể có quyền hƣớng tới là
một lợi ích vật chất (vật cụ thể, khoản tiền v.v.) nhƣng cũng có
thể là một lợi ích tinh thần.
Để chủ thể có quyền đạt đƣợc lợi ích vật chất nếu đối tƣợng
của nghĩa vụ dân sự là một vật cụ thể thì vật đó phải mang đầy
đủ các thuộc tính của hàng hoá (giá trị và giá trị sử dụng). Nếu
đối tƣợng của nghĩa vụ là công việc thì việc phải làm hoặc việc
không đƣợc làm phải hƣớng tới lợi ích của ngƣời có quyền.
Khi làm hoặc không làm công việc đó sẽ đem đến cho bên kia
lợi ích nhất định.
- Phải đƣợc xác định hoặc có thể xác định đƣợc
Khi các bên giao kết hợp đồng để từ đó xác lập quan hệ
nghĩa vụ đối với nhau, phải xác định rõ đối tƣợng của nghĩa vụ
là công việc hay vật gì. Trong trƣờng hợp nghĩa vụ đƣợc thiết
lập theo quy định của pháp luật thì đối tƣợng đã đƣợc pháp luật

16


xác định rõ trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy.
Nếu đối tƣợng của nghĩa vụ là vật thì các bên phải xác định
rõ về số lƣợng, trọng lƣợng, khối lƣợng, tính chất, tình trạng
của tài sản thông qua việc kiểm đếm và các giấy tờ liên quan
(nếu có). Nếu là tài sản hình thành trong tƣơng lai thì phải có
các giấy tờ liên quan xác định cụ thể về tài sản đó và các căn
cứ để chứng minh tài sản đó chắc chắn sẽ hình thành và khi
hình thành sẽ thuộc sở hữu của một trong các bên. Nếu là giấy
tờ có giá hoặc quyền tài sản thì bên đƣa tài sản đó làm đối
tƣợng của nghĩa vụ phải có đầy đủ bằng chứng chứng minh tài

sản đó thuộc sở hữu của mình.
- Đối tƣợng của nghĩa vụ có thể thực hiện đƣợc
Nếu đối tƣợng của nghĩa vụ dân sự là việc không thể thực
hiện đƣợc sẽ không thoả mãn đƣợc lợi ích của chủ thể có
quyền. Vì vậy, nếu đối tƣợng là tài sản thì phải là những tài sản
có thể đem giao dịch đƣợc, nếu là công việc thì phải là những
công việc có thể thực hiện đƣợc.
Khi xem xét đối tƣợng của nghĩa vụ có thể thực hiện đƣợc
hay không cần xác định theo hai vấn đề sau:
Thứ nhất, xác định theo đặc tính của bản thân đối tƣợng,
đối tƣợng vốn dĩ là vật không thể xác định đƣợc hoặc nếu đối
tƣợng là công việc nhƣng về bản chất đó là công việc không
thể thực hiện đƣợc sẽ không thể đem giao dịch.
Thứ hai, do pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội. Những
tài sản mà pháp luật cấm giao dịch, những công việc mà pháp
luật cấm làm hoặc những việc nếu làm sẽ trái với đạo đức xã
hội cũng là những đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc. Vì vậy,
nó không bao giờ đƣợc coi là đối tƣợng của nghĩa vụ dân sự. Ví
dụ: Thuốc phiện là một vật có thực nhƣng không thể đem giao

17


dịch đƣợc vì đã bị pháp luật cấm lƣu thông.
Mặt khác, một ngƣời chỉ có thể dùng tài sản làm đối tƣợng
giao dịch nếu họ là chủ sở hữu của tài sản, là ngƣời đƣợc chủ
sở hữu uỷ quyền giao dịch hoặc là ngƣời có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
II. CÁC LOẠI NGHĨA VỤ
Nhƣ đã xác định ở phần trƣớc, chủ thể của nghĩa vụ là

những ngƣời tham gia quan hệ nghĩa vụ. Họ đứng về hai phía và
có quyền, nghĩa vụ dân sự đối lập nhau một cách tƣơng ứng.
Một quan hệ nghĩa vụ đƣợc hình thành làm phát sinh mối liên hệ
về quyền và nghĩa vụ giữa ít nhất là hai ngƣời đứng ở hai phía
đối lập nhau (một ngƣời có quyền, một ngƣời có nghĩa vụ)
nhƣng cũng có thể mối liên hệ đó là giữa nhiều ngƣời đối với
nhau (nhiều ngƣời có quyền, nhiều ngƣời có nghĩa vụ). Đồng
thời cũng có nhiều quan hệ nghĩa vụ mà quyền, nghĩa vụ liên
quan đến cả ngƣời thứ ba. Căn cứ vào chủ thể tham gia, tính
chất, đặc điểm, nội dung và phƣơng thức thực hiện nghĩa vụ mà
nghĩa vụ có thể đƣợc phân thành các loại sau đây:
1. Nghĩa vụ một người
Nghĩa vụ một ngƣời là nghĩa vụ mà trong đó, mỗi bên chủ
thể chỉ có một ngƣời tham gia. Nghĩa vụ một ngƣời chỉ tồn tại
ở một dạng duy nhất là: Một ngƣời có nghĩa vụ đối với một
ngƣời có quyền. Vì vậy, việc xác định quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể trong các quan hệ nghĩa vụ này hết sức đơn giản
bởi theo đặc điểm của nghĩa vụ thì quyền của bên này là nghĩa
vụ của bên kia và ngƣợc lại. Tuy nhiên, nếu là quan hệ song vụ
thì cần xác định ai là ngƣời có quyền, ai là ngƣời có nghĩa vụ
tƣơng ứng với từng hành vi cụ thể.
2. Nghĩa vụ nhiều người

18


Nghĩa vụ nhiều ngƣời là nghĩa vụ mà trong đó, một bên chủ
thể có nhiều ngƣời tham gia.
Nghĩa vụ nhiều ngƣời có thể là một trong các dạng sau:
- Nhiều ngƣời có nghĩa vụ đối với một ngƣời có quyền;

- Nhiều ngƣời có quyền đối với một ngƣời có nghĩa vụ;
- Nhiều ngƣời có nghĩa vụ đối với nhiều ngƣời có quyền.
Trong những trƣờng hợp này, cần phải xác định rõ phạm vi
quyền yêu cầu của mỗi một ngƣời có quyền đối với ngƣời có
nghĩa vụ, cũng nhƣ phạm vi nghĩa vụ mà từng ngƣời có nghĩa
vụ phải thực hiện trƣớc ngƣời có quyền. Mặt khác, cần phải
xác định giữa những ngƣời có nghĩa vụ hoặc giữa những ngƣời
có quyền có mối liên quan nhƣ thế nào trong quá trình cùng
nhau thực hiện nghĩa vụ hoặc cùng nhau hƣởng quyền. Vì vậy,
đối với các quan hệ nghĩa vụ nhiều ngƣời cần phải xác định là
nghĩa vụ riêng rẽ hay nghĩa vụ liên đới.
3. Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
Điều 287 BLDS năm 2015 quy định: " Khi nhiều người cùng
thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ
nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa
vụ của mình".

Nghĩa vụ dân sự riêng rẽ là loại nghĩa vụ nhiều ngƣời, trong
đó mỗi một ngƣời trong số những ngƣời có nghĩa vụ chỉ phải
thực hiện phần nghĩa vụ của mình hoặc mỗi ngƣời trong số
những ngƣời có quyền chỉ có thể yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ
thực hiện nghĩa vụ cho riêng phần quyền của mình.
Bản chất của loại nghĩa vụ này là không có sự liên quan lẫn
nhau giữa những ngƣời cùng thực hiện nghĩa vụ, cũng nhƣ
không có sự liên quan trong việc thực hiện quyền yêu cầu của

19


những ngƣời có quyền. Nếu nhiều ngƣời có nghĩa vụ thì nghĩa

vụ đƣợc xác định thành từng phần và mỗi ngƣời thực hiện
nghĩa vụ theo phần của mình một cách riêng rẽ. Ngƣời nào
thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa
ngƣời đó với ngƣời có quyền sẽ chấm dứt (họ không phải chịu
trách nhiệm đối với phần nghĩa vụ mà những ngƣời có nghĩa
vụ khác chƣa thực hiện). Nếu nhiều ngƣời có quyền thì mỗi
ngƣời chỉ có quyền yêu cầu ngƣời có nghĩa vụ thực hiện nghĩa
vụ cho riêng phần quyền của mình (không đƣợc phép yêu cầu
ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ). Khi một
trong số những ngƣời có quyền đó nhận đƣợc sự thực hiện
nghĩa vụ đối với phần quyền cuả mình thì quan hệ nghĩa vụ
giữa ngƣời đó với ngƣời có nghĩa vụ đƣợc coi là chấm dứt.
Quan hệ nghĩa vụ giữa ngƣời có nghĩa vụ với những ngƣời có
quyền khác vẫn tồn tại và vẫn có hiệu lực.
4. Nghĩa vụ dân sự liên đới
Để quyền dân sự của các chủ thể đƣợc bảo đảm, trong một
số trƣờng hợp, nghĩa vụ nhiều ngƣời sẽ đƣợc xác định là nghĩa
vụ dân sự liên đới nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có
quy định. Mục đích của việc xác định một nghĩa vụ liên đới khi
có nhiều ngƣời tham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những ngƣời
có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo
đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền đƣợc trọn vẹn, kể cả khi có
một trong số những ngƣời có nghĩa vụ không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những
ngƣời có nghĩa vụ luôn luôn liên quan với nhau trong cả quá
trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng nhƣ quyền yêu cầu của
những ngƣời có quyền luôn đƣợc coi là một thể thống nhất.
Nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ nhiều ngƣời, trong

20



đó, một trong số những ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện toàn
bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những ngƣời có
quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những ngƣời có
nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
5. Nghĩa vụ theo phần
Đối tƣợng của nghĩa vụ dân sự hết sức đa dạng, mỗi loại
đối tƣợng cụ thể có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Do
đó, tuỳ thuộc đối tƣợng nhƣ thế nào mà nghĩa vụ dân sự đó có
thể là nghĩa vụ phân chia đƣợc theo phần hoặc là nghĩa vụ
không phân chia đƣợc theo phần.
Nếu đối tƣợng của nghĩa vụ là một vật đƣợc xác định và vật
đó là vật không chia đƣợc hoặc đối tƣợng là một công việc mà
theo tính chất công việc đó phải đƣợc thực hiện cùng một lúc thì
đƣợc gọi là nghĩa vụ không phân chia đƣợc theo phần. Ngƣợc
lại, nếu đối tƣợng của nghĩa vụ là một vật chia đƣợc hoặc công
việc có thể thực hiện theo từng phần khác nhau thì đƣợc gọi là
nghĩa vụ phân chia đƣợc theo phần (nghĩa vụ theo phần).
6. Nghĩa vụ hoàn lại
Luật thực định không có định nghĩa về nghĩa vụ hoàn lại.
Tuy vậy, trong nhiều trƣờng hợp, từ quy định của pháp luật đã
làm hình thành một nghĩa vụ mới sau một nghĩa vụ trƣớc đó.
Chẳng hạn tại khoản 2 Điều 288 BLDS năm 2015 đã quy định:
" Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có
quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực
hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình”.

Trong khoa học pháp lí, thuật ngữ nghĩa vụ hoàn lại đƣợc
dùng để chỉ những nghĩa vụ phát sinh từ một nghĩa vụ khác. Vì

vậy, nghĩa vụ hoàn lại có thể đƣợc hiểu nhƣ sau:

21


Nghĩa vụ hoàn lại là một quan hệ nghĩa vụ, trong đó một
bên có quyền yêu cầu bên kia (ngƣời có nghĩa vụ) thanh toán
lại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác mà ngƣời có quyền đã
thay ngƣời có nghĩa vụ thực hiện cho ngƣời khác hoặc một bên
có nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên có quyền khoản tiền hay lợi
ích vật chất mà họ đã nhận đƣợc từ ngƣời khác trên cơ sở
quyền yêu cầu của bên có quyền.
Thông thƣờng, từ một nghĩa vụ dân sự liên đới có thể làm
phát sinh nghĩa vụ hoàn lại theo một trong hai trƣờng hợp sau đây:
- Khi một trong số những ngƣời có nghĩa vụ liên đới đã
thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì ngƣời đó trở thành ngƣời có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại, có quyền yêu cầu
những ngƣời có nghĩa vụ liên đới khác phải thanh toán cho
mình khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà ngƣời đó đã bỏ ra để
thay họ thực hiện cho ngƣời có quyền trong quan hệ nghĩa vụ
dân sự liên đới trƣớc đó.
- Khi một trong số những ngƣời có quyền liên đới đã nhận
việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của ngƣời có nghĩa vụ thì
ngƣời đó trở thành ngƣời có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ
hoàn lại. Ngƣời đã nhận việc thực hiện toàn bộ nghĩa vụ có
nghĩa vụ hoàn lại cho mỗi ngƣời có quyền liên đới khác khoản
lợi ích vật chất mà ngƣời này đã thay họ để nhận từ ngƣời có
nghĩa vụ trong nghĩa vụ dân sự liên đới trƣớc đó.
Ngoài ra, theo quy định của BLDS, nghĩa vụ hoàn lại còn
phát sinh trong các trƣờng hợp sau:

- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh từ một nghĩa vụ trƣớc trong
trƣờng hợp nghĩa vụ trƣớc có thoả thuận biện pháp bảo lãnh.
Trƣờng hợp này đƣợc quy định tại Điều 340 BLDS năm 2015:

22


“Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực
hiện, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa ngƣời của pháp nhân với
pháp nhân sau khi pháp nhân đã bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt
hại do ngƣời của pháp nhân gây ra đƣợc quy định tại Điều 597
BLDS năm 2015: "Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền
yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một
khoản tiền theo quy định của pháp luật".
- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa ngƣời thi hành công vụ
theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thƣờng của Nhà nƣớc.
Theo luật này, ngƣời thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn
lại cho ngân sách nhà nƣớc một khoản tiền theo quy định của
pháp luật.
- Nghĩa vụ hoàn lại phát sinh giữa ngƣời làm công, học
nghề với chủ làm công, dạy nghề sau khi chủ làm công, dạy
nghề đã bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại do ngƣời làm công
gây ra trong khi thực hiện công việc đƣợc giao.
Nghĩa vụ hoàn lại mang một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng phát sinh từ một
nghĩa vụ cơ bản khác. Nó không thể phát sinh với ý nghĩa là

một nghĩa vụ đầu tiên.
Thứ hai, trong nghĩa vụ hoàn lại bao giờ cũng có một ngƣời
liên quan đến cả hai quan hệ nghĩa vụ. Ngƣời đó, nếu là ngƣời
đã thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ trƣớc thì trong quan hệ
nghĩa vụ hoàn lại họ là ngƣời có quyền. Ngƣợc lại, nếu trong
quan hệ trƣớc đó họ là ngƣời đã hƣởng quyền thì ở nghĩa vụ

23


hoàn lại họ là ngƣời có nghĩa vụ.
Thứ ba, nếu nghĩa vụ hoàn lại là nghĩa vụ nhiều ngƣời thì
theo nguyên tắc, nghĩa vụ đó đƣợc xác định là nghĩa vụ riêng
rẽ. Ngƣời có quyền trong quan hệ nghĩa vụ hoàn lại chỉ có thể
đòi từng ngƣời có nghĩa vụ hoàn lại cho mình phần mà mình đã
thực hiện thay cho ngƣời đó. Nếu một ngƣời đã hƣởng quyền
dân sự trên cơ sở quyền yêu cầu của nhiều ngƣời thì mỗi ngƣời
trong số họ chỉ có quyền yêu cầu ngƣời đó hoàn lại cho phần
quyền của riêng mình.
7. Nghĩa vụ bổ sung
Thuật ngữ “bổ sung” cho thấy chức năng của nghĩa vụ này
là thực hiện phần nội dung của nghĩa vụ chính trƣớc đó khi đến
thời hạn mà nghĩa vụ chính không đƣợc thực hiện hoặc thực
hiện không đúng, không đầy đủ. Nhƣ vậy, nghĩa vụ bổ sung
bao giờ cũng có mối liên quan đối với một nghĩa vụ chính. Nói
cách khác, nghĩa vụ bổ sung làm cho quyền và nghĩa vụ dân sự
không chỉ là mối liên hệ giữa hai bên trong một quan hệ nghĩa
vụ mà còn liên quan đến cả ngƣời thứ ba.
Khoa học pháp lí dùng thuật ngữ nghĩa vụ bổ sung để chỉ
nghĩa vụ của ngƣời thứ ba đối với ngƣời có quyền trong quan

hệ nghĩa vụ chính. Ngƣời thứ ba chỉ có nghĩa vụ khi có sự thoả
thuận giữa họ với ngƣời có quyền hoặc trong những trƣờng
hợp mà pháp luật quy định.
Chẳng hạn, sự thoả thuận giữa các bên trong quan hệ bảo
lãnh là căn cứ làm xuất hiện một nghĩa vụ bổ sung. Trong
trƣờng hợp này, bên cạnh quan hệ nghĩa vụ giữa ngƣời có
quyền với ngƣời có nghĩa vụ (đƣợc gọi nghĩa vụ chính) còn có
mối quan hệ nghĩa vụ giữa ngƣời có quyền với ngƣời bảo lãnh

24


(gọi là nghĩa vụ bổ sung). Xét về mối liên quan giữa nó với
nghĩa vụ chính thì nghĩa vụ này còn đƣợc gọi là nghĩa vụ phụ.
Vì rằng ngƣời bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho
ngƣời đƣợc bảo lãnh nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà
ngƣời có nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Mặt khác, hiệu lực của loại nghĩa
vụ này phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ chính. Ví dụ: Nếu
hợp đồng cho vay bị coi là vô hiệu thì vấn đề bảo lãnh cũng bị
coi là vô hiệu (trừ trƣờng hợp hợp đồng vay tài sản đã đƣợc
thực hiện).
III. THAY ĐỔI CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ NGHĨA VỤ
Trong một quan hệ nghĩa vụ, các bên là ngƣời trực tiếp thực
hiện nghĩa vụ và trực tiếp hƣởng quyền theo nội dung của quan
hệ ấy trong suốt quá trình kể từ khi quan hệ nghĩa vụ đƣợc xác
lập cho đến khi chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, rất nhiều trƣờng
hợp, để tiện lợi trong việc thực nghĩa vụ hoặc vì những lí do
nhất định, các bên có thể thoả thuận cho một ngƣời thứ ba thay
thế một trong hai bên. Ngƣời thứ ba này có thể là ngƣời kế tục

pháp lí về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trƣớc (họ sẽ là
ngƣời thế quyền nếu thay thế ngƣời có quyền, là ngƣời thế
nghĩa vụ nếu thay thế ngƣời có nghĩa vụ). Mặt khác, ngƣời thứ
ba có thể chỉ là ngƣời thực hiện nghĩa vụ thay cho ngƣời có
nghĩa vụ hoặc thực hiện quyền yêu cầu thay cho ngƣời có
quyền trên cơ sở sự uỷ quyền của những ngƣời này.
Nhƣ vậy, sẽ có sự thay đổi về chủ thể của một quan hệ
nghĩa vụ trong những trƣờng hợp sau đây:
1. Chuyển giao quyền yêu cầu
Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thoả thuận giữa ngƣời có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với ngƣời thứ ba nhằm

25


×