Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.31 MB, 183 trang )

V «4


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ KIM TUYẾN

DẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CƯỐP TÀI SẢN
9

m

TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI



Chuyên ngành : Luật hình sự, luật tố tụng hình sự
Mã số

: 5.05.14

LUẬN ÁN TIẾN Sĩ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Kiều Đình Thụ
2. TS. Võ Khánh Vinh
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯVIỆN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ị
PHÒNG DỌC

HÀ NỘI - 2001

C t^Íắ —

\


LỜ I CAM ĐO AN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các s ố liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công b ố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Kim Tuyến


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

5

Ch ương 1 : TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN Ở HÀ NỘI


12

1.1.

Những đặc điểm của Hà Nội

12

1.2.

Tinh hình tội cướp tài sản ở Hà Nội

16

l .3.

Những đặc điểm của tình hình tội cướp tài sản

27

1.4.

Dự báo tình hình tội cướp tài sản ỏ Hà Nội

53

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI

58


CƯỚP TÀI SẢN

2.1.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhân thân người phạm

58

tội cướp tài sản
2.2.

Các đặc điểm về nhân khẩu - xã hội

62

2.3.

Các đặc điểm đạo đức - tâm lý

82

2.4.

Đặc điểm pháp lý - hình sự

86

Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH


98

TỘI CƯỚP TÀI SẢN

3.1.

Những nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội

3.2.

Những nguyên nhân và điều kiện trongquản lý nhà nước

98
102

về an ninh trật tự
3.3.

Những nguyên nhân và điều kiện về giáo dục

3.4.

Những nguyên nhân và điều kiện về cơ chế, chính sách

109
114

pháp luật
3.5.


Những tồn tại trong công tác phòng ngừa, điều tra, truy

116

tố, xét xử tội cướp tài sản
Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG

124

TỘI CƯỚP TÀI SẢN

4.1.

Biện pháp kinh tế - xã hội

126


4.2.

Biện pháp giáo dục

129

4.3.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực

131


về an ninh trật tự
4.4.

Tăng cường cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng,

137

chống tội cướp tài sản
4.5.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội cướp tài sản

145

4.6.

Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ

156

cướp tài sản
KẾT LUẬN
NHŨNG CÔNG TRÌNHCỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG Bố CÓ LIÊN

168
173

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


174

PHỤ LỤC

179


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. ANCT

: An ninh chính trị

2. ANTT

: An ninh trật tự

3. CAHN

: Cồng an Hà Nội

4. CAND

: Công an nhân dân

5. CSHS

: Cảnh sát hình sự

6. CSND


: Cảnh sát nhân dân

7. QLGGCIPN

: Quản lý giam giữ cải tạo phạm nhân

8. TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

9. TSCD

: Tài sản công dân

10.TSXHCN

: Tài sản xã hội chủ nghĩa

ll.UBND

: ủ y ban nhân dân

12.XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


5


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đổi mới ở đất nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã giành được những thắng lợi to
lớn và quan trọng, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về
kinh tế - xã hội, từ đó tạo ra thế ổn định và phát triển đi lên. Sự nghiệp đó
đang tiếp tục được triển khai ngày càng sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi để
đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Cùng với cả nước, Hà Nội cũng đạt
được những kết quả quan trọng trong công cuộc đổi mới, bộ mặt của Thủ
đô đã có nhiều thay đổi trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội...
tạo ra bước tiến mới trong công cuộc xây dựng Thủ đô.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền kinh tế thị
trường tất yếu đem lại những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội. Đó là sự
cạnh tranh trong xã hội, phân hóa giàu nghèo, người lao động thiếu việc
làm, sự tha hóa trong lối sống, tiêu cực, tệ nạn xã hội và tội phạm có điều
kiện phát sinh và tồn tại. Trong những năm qua thành phố đã cố gắng trong
lĩnh vực giữ gìn an ninh chính trị (ANCT) và trật tự an toàn xã hội
(TTATXH). Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian qua
ở Hà Nội đã thu được nhiều kết quả, đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm,
làm giảm các loại án nghiêm trọng, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại nhất
định làm hạn chế kết quả đạt được. Diễn biến của tình hình tội phạm, tệ nạn
xã hội ở Hà Nội vẫn còn phức tạp, các vụ án nghiêm trọng có chiều hướng
tăng. Trong đó tình hình tội cướp tài sản diễn biến phức tạp, xu hướng ngày
càng gia tăng. Hoạt động của bọn tội phạm cướp tài sản với những thủ đoạn
ngày càng đa dạng vừa tinh vi, táo bạo, trắng trợn, chúng lợi dụng những sơ


6


hở mới phát sinh trong cơ chế thị trường để hoạt động phạm tội. Tội cướp
tài sản là đặc biệt nghiêm trọng vì cùng một lúc xâm hại tới hai khách thể
quan trọng là tài sản và tính mạng, sức khỏe của người khác. Tính nguy
hiểm còn thể hiện ở việc bọn tội phạm cướp tài sản có xu hướng phạm tội
có tổ chức và liên kết thành các băng nhóm, sử dụng các loại vũ khí (súng,
lựu đan, chất nổ, hóa chất độc), hoạt động gây án liên tục, trên phạm vi
rộng. Tội cướp tài sản đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về
người và của, gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộng trong nhân dân,
đồng thời tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự (ANTT) ở Hà Nội.
Yêu cầu đấu tranh làm giảm và tiến tới loại trừ tội cướp tài sản ra
khỏi đời sống xã hội là cấp thiết đối với thành phố. Vì vậy, nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình
tội cướp tài sản, nguyên nhân, điều kiện phát sinh, tồn tại của nó, đưa ra
những kiến nghị phương án khả thi phòng và chống tội cướp tài sản ở địa
bàn Thủ đô, vừa là yêu cầu của việc nghiên cứu tội phạm học vừa là yêu cầu
của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội cướp tài sản nói
riêng là vấn đề mang tính quốc tế đã và đang được nhiều nhà luật học trong
nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các nhà xã hội học, luật học ở
trong nước từ trước tới nay cũng đã có những công trình nghiên cứu về các
đề tài thuộc, lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội
phạm cụ thể đã được công bố như:
Tội phạm hình sự trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường,
Viện Nghiên cứu khoa học Công an - Bộ Công an; Tội phạm ở Việt Nam
thực trạng nguyên nhân và giải pháp, Đề tài KX 04-14 của Tổng cục Cảnh
sát nhân dân (CSND), Bộ Công an, Nxb Công an nhân dân (CAND), 1994;



7

"Đấu tranh chống tội phạm vị thành niên" Viện nghiên cứu Khoa học pháp
lý, Bộ Tư pháp; "Tội phạm sử dụng bạo lực ở Việt Nam thực trạng và giải
pháp đấu tranh", Luận văn thạc sĩ của Bùi Văn Thịnh, Trường đại học
CSND, nãm 1999... v ề tội cướp tài sản, có một số đề tài như: "Các biện
pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn tội cướp tài sản trên tuyến giao thông
đường bộ Hà Nội - Lạng Sơn", Đề tài khoa học của PGS.TS Nguyễn Duy
Hùng chủ biên cùng nhóm tác giả, Trường Đại học CSND, năm 1995;
"Chiến thuật sử dụng chứng cứ trong hỏi cung bị can phạm tội giết người
cướp tài sản", Luận văn thạc sĩ của Đỗ Tiến Độ, Trường Đại học CSND,
năm 1997; "Đặc điểm hình sự của tội phạm giết người cướp tài sản công
dân", Luận văn thạc sĩ của Hoàng Long, Trường Đại học CSND, năm 1997;
Những thủ đoạn phổ biêh của tội cướp tài sản ỏ Việt Nam của Phạm văn
Hộ, Tạp chí CSND số 37, 2-2000. Ngoài ra, còn một số bài viết rút kinh
nghiêm một số vụ cướp tài sản...
Tuy nhiên, hầu hết các đề tài trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số
mặt, một số khía canh trong công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài
sản, một số vấn đề cụ thể về sử dụng các biện pháp nghiệp vụ của ngành
Công an (nghiệp vụ trinh sát, điều tra xét hỏi...); chưa có đề tài nào đi sâu
nghiên cứu một cách toàn diện để giải quyết các vấn đề cả về lý luận và
thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản. Vì vậy, việc
nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận và thực tiễn của công tác đấu tranh
phòng chống tội cướp tài sản là một yêu cầu bức thiết. Yêu cầu đó thôi thúc
tác giả vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác đấu tranh
chống tội phạm (được soi sáng bằng hệ thống lý luận về tội phạm học đã
được nghiên cứu) để thực hiện đề tài với mong muốn góp phần vào cuộc
đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản nói riêng và phòng, chống tội phạm
nói chung.



8

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của
luận án
Mục đích nghiên cứu
Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung
và tội cướp tài sản nói riêng. Mục đích của luận án là tập trung làm sáng tỏ
về lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản ở
Hà Nội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu để rút ra các luận cứ tội phạm học
tương ứng, từ đó đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh nhằm hạn
chế và từng bước đẩy lùi tội cướp tài sản ở Hà Nội.
Nhiệm vụ của luận án
Từ mục đích đặt ra như trên, nhiệm vụ của bản luận án là:
Về lý luận: Phân tích, làm sáng tỏ dưới góc độ tội phạm học tình hình
tội cướp tài sản, những đặc điểm của tội cướp tài sản, nhân thân người phạm
tội, nguyên nhân và điều kiện của tình hình cướp tài sản, các biện pháp đấu
tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội. Từ đó góp phần bổ
sung cho lý luận tội phạm học và góp phần đề xuất hoàn thiện pháp luật.
Về thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng tình hình tội cướp tài sản,
những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp tài sản, rút kinh
nghiệm thực tiễn đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản trong thòi gian qua
ở Hà Nội, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này.
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về tội cướp tài sản (tập trung nghiên cứu tình
trạng, diễn biến, cơ cấu, đặc điểm của tội cướp tài sản; nhân thân người
phạm tội cướp tài sản; nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp tài
sản); các biện pháp đấu tranh phòng chống tội cướp tài sản ở Hà Nội.



9

Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung và tội cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội
trong thời kỳ sau đổi mới, có so sánh đánh giá tình hình toàn quốc và một
số địa bàn trọng điểm trong toàn quốc. Từ đó làm sáng tỏ tội cướp tài sản ở
hai khía cạnh tội phạm học và tư pháp hình sự.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp
luật về tội phạm; những thành tựu khoa học về tư pháp luật hình sự, triết
học, tâm lý học, lôgíc học. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả luận án đặc biệt coi
trọng các phương pháp hệ thống, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, so sánh,
dự báo, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để chọn lọc tri thức
khoa học, kinh nghiệm thực tiễn. Tác giả luận án đã:
+ Nghiên cứu chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta thể hiện
trong các Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản quan trọng khác.
+ Nghiên cứu hệ thống tư pháp hình sự bao gồm: Bộ luật hình sự,
Bộ luật tố tụng hình sự, các Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm, những tài liệu lý luận
khoa học pháp lý của các nhà nghiên cứu khoa học trong nước.
+ Nghiên cứu hệ thống tài liệu của ngành Công an, Viện Kiểm sát,
Tòa án các cấp trong phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm nói chung, tội
cướp tài sản nói riêng.
+ Tiến hành khảo sát thực tế tại một số phòng nghiệp vụ của Công
an Hà Nội (CAHN), Công an phường, đội, các trại tạm giam, các tòa án,



10

trao đổi tọa đàm với các cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác đấu
tranh chống tội phạm.
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở hệ thống lý luận về tội phạm học và từ kết quả rút ra
trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nhiều năm qua, tác giả
hoàn thành bản luận án này. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một
cách toàn diện và có hệ thống về công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp
tài sản từ góc độ tội phạm học. Trong luận án, tác giả còn đề cập và giải
quyết những vấn đề lâu nay chưa được quan tâm nghiên cứu trong công tác
đấu tranh chống tội phạm. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả luận án đã đưa ra
các luận điểm khoa học để bổ sung vào lý luận tội phạm học và đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội cướp tài
sản. Trong luận án này, lần đầu tiên:
1- Đánh giá thực trạng, động thái, cơ cấu của tình hình tội cướp tài
sản, đặc trưng của tội cướp tài sản, vấn đề tội phạm ẩn, dự báo tình hình tội
cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội.
2- Phân tích một cách có hệ thống và làm sáng tỏ những đặc điểm về
nhân khẩu - xã hội, đặc điểm đạo đức - tâm lý, đặc điểm pháp lý - hình sự trong
nhân thân người phạm tội cướp tài sản, từ đó rút ra những vấn đề mang tính
lý luận và thực tiễn khái quát nhằm bổ sung cho hệ thống lý luận về nhân thân
người phạm tội, đồng thời phục vụ cho công tác phòng ngừa tội cướp tài sản.
3- Lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cướp tài sản,
nhất là những nguyên nhân và điều kiện trong việc thực thi nhiệm vụ của cơ
quan công an trong phòng ngừa tội phạm và trong điều tra các vụ phạm tội
cướp tài sản.
4- Luận án đưa ra một loạt những giải pháp mang tính toàn diện,
đặc biệt tập trung có chiều sâu vào các biện pháp nghiệp vụ của ngành



11

Công an trong công tác đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản, góp phần
hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu đề tài luận án sẽ làm phong phú thêm hệ thống
đề tài nghiên cứu về tội phạm học, nhất là nghiên cứu về tội phạm cụ thể,
góp phần bổ sung, phát triển hộ thống lý luận tội phạm học ở Việt Nam.
Luận án còn góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về biện pháp đấu tranh
phòng, chống tội cướp tài sản nói riêng và tội phạm nói chung.
Luận án có giá trị đối với cán bộ làm công tác thực tiễn, trong lĩnh
vực chống tội phạm trong ngành Công an và các cán bộ ngoài ngành như
Viện kiểm sát, Tòa án... Đồng thời còn là tài liệu rất bổ ích cho các cán bộ
làm công tác nghiên cứu tội phạm học, cán bộ làm công tác nghiên cứu,
giảng dạy tư pháp hình sự, nghiệp vụ điều tra tội phạm, học sinh của các
trường đại học, cao đẩng, nhất là các trường Công an...
Luận án góp phần tham khảo trong xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật hình sự của Nhà nước theo hướng tăng cường điều chỉnh
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, luận án cũng có giá trị
trong việc nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
ở Hà Nội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 168 trang, ngoài phần mở đầu, kết luân, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được chia làm 4 chương
với 19 mục.


12


Chương 1
TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN Ở HÀ NỘI

1.1. NHŨNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀ NỘI

Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, xuất hiện rất sớm và tồn
tại trong xã hội, có nguồn gốc xã hội và số phận của nó mang tính xã hội.
Tội phạm có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hiện tượng xã hội khác,
với các điều kiện tồn tại của xã hội. Tội phạm do con người trong xã hội
gây ra và nó trực tiếp tác động tới từng cá nhân con người với các quan hệ
trong xã hội. Ngược lại các quan hệ xã hội cũng tác động tới tình hình tội
phạm. Chính vì vậy, khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung, tội cướp
tài sản ở Hà Nội nói riêng phải đặt trong mối liên hệ với các mặt đời sống
xã hội, từ đó mới có thể nhận thức đầy đủ, đúng đắn hiện tượng xã hội này
và có cơ sở đề ra các biện pháp tác động, làm chuyển biến tình hình tội
phạm nói chung, tội cướp tài sản nói riêng một cách có hiệu quả.
Tình hình gia tăng tội cướp tài sản, tính chất mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội đã và đang gây những tác hại về các mặt kinh tế, chính trị,
xã hội, đạo đức; đã tác động tới đời sống nhân dân, ảnh hưởng tới sự ổn
định về chính trị của Hà Nội; ngược lại các mặt kinh tế, chính trị xã hội của
thành phố cũng có những tác động nhất định tới tình hình tội cướp tài sản từ
cả hai chiều tích cực và tiêu cực.
Cơ cấu dân cư, phân bố dân cư trên các khu vực của thành phố có quan
hệ tới tình hình tội cướp tài sản, vì cơ cấu dân cư quan hệ trực tiếp tới người
phạm tội, chủ thể của tội phạm. Đặc điểm của từng khu vực, từng địa bàn,
nhất là các địa bàn phức tạp đều ảnh hưởng tới tình hình tội cướp tài sản.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội cướp tài sản, chính là nghiên
cứu các đặc điểm về nhân khẩu - xã hội như là giới tính, độ tuổi, học vấn,



13

hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nơi cư trú... Những đặc điểm này phản
ánh nội dung nội tại của người phạm tội, được nghiên cứu, xem xét dựa trên
các mặt đặc trưng của một người phạm tội. Vai trò của cá nhân trong cộng
đồng, mối quan hệ của cá nhân đó với cộng đồng không thể tách rời nhau.
Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cướp tài sản cũng bắt nguồn
từ những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. Muốn tìm nguyên nhân, điều kiện
của tình hình tội cướp tài sản, không thể không nghiên cứu về các lĩnh vực
dân cư, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... của Hà Nội.
Hà Nội với vị trí trung tâm của cả nước, đầu mối giao lưu quốc tế
đang chứa đựng những đặc điểm riêng, khác với các địa phương trong cả
nước trên nhiều mặt, những điểm khác biệt này đã và đang ảnh hưởng tới
tình hình tội phạm nói chung và tội cướp tài sản nói riêng.
Trong công cuộc đổi mới Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ, thực hiện tốt những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, kinh tế phát
triển nhanh, đòfi sống nhân dân được cải thiện. Trong lĩnh vực giữ gìn
ANCT và TTATXH có chuyển biến tiến bộ, đã phát huy sức mạnh phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), đấu tranh làm thất bại
các âm mưu phá hoại của kẻ thù từ bên ngoài, làm tan rã các ý đồ chống đối
của các thế lực thù địch từ bên trong, ANCT được giữ vững. Đấu tranh
phòng, chống tội phạm có hiệu quả.
Tuy nhiên, những yếu tố tác động đến tình hình ANTT ở Hà Nội
còn diễn biến phức tạp như: các thế lực thù địch bên ngoài gia tăng các hoạt
động chống phá; hoạt động của các đối tượng thù địch chống Đảng, chống
Nhà nước cũng quyết liệt, núp dưới nhiều hình thức; kẻ địch tổ chức các
hình thức chống phá về mọi mật cả về chính trị, kinh tế, với phương thức
diễn biến hòa bình; tội phạm hình sự, nhất là các tội về ma túy, tham nhũng,
tiêu cực còn diễn biến phức tạp [8].



14

Hà Nội có diện tích là 922,8km2, cơ cấu hành chính gồm 7 quận và
5 huyện, có 110 phường và 118 xã, thị trấn. Nội thành gồm 7 quận là khu vực
tập trung đông dân cư. Theo số liệu điều tra cơ bản, toàn thành phố có 583 địa
bàn phức tạp về ANTT, phần lớn những địa bàn này nằm trong nội thành và
các khu vực ven nội, đó là các nhà ga, bến xe, công viên, chợ, khu vực giáp
ranh [8]. Trong nội thành vẫn còn khá nhiều địa bàn dân cư phức tạp là những
"xóm liều" như: Thanh Nhàn, xóm mới Tân Triều, bãi rác Thành Công, Phúc
Tân, Chương Dương... Đây thực sự là những địa bàn lý tưởng, là nơi tập trung
sinh sống hoặc tụ hội của bọn tội phạm và các đối tượng hoạt động tệ nạn
xã hội, ẩn náu và hoạt động phạm tội.
Số liệu điều tra dân số 1/4/1999, Hà Nội có 654.227 hộ với
2.821.760 người. Từ năm 1989 đến 1993, lượng tăng bình quân dân số là
1,31% (khoảng 25-27.000 người/năm), từ năm 1993 số tăng cơ học bắt đầu
lên cao, từ 1993 đến nay đã tăng gần 600.000 người và xu hướng dân số của
Hà Nội đang tiếp tục còn tăng [16]. Tình hình di dân tự do từ các địa
phương về Hà Nội để làm ăn sinh sống đang ngày càng tăng nhanh, ước
tính từ 100.000 đến 120.000 người. Do tỷ lệ người dân ở các tỉnh về Hà Nội
sinh sống tăng đột biến nên kéo theo những phức tạp về trật tự công cộng và
tội phạm, trong 3 năm gần đây tỷ lệ đối tượng phạm tội là người các tỉnh
gây án tại Hà Nội tăng từ 10-18%.
Trong nhiều năm qua tỷ lệ người thiếu việc làm đang tăng lên theo
xu hướng ngày càng cao, số liệu điều tra thành phố có 90.000 người đến
tuổi lao động như chưa có việc làm và khoảng 14.000 học sinh đang độ tuổi
đi học nhưng do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan không có điều
kiện theo học, đó là những gánh nặng về xã hội chưa giải quyết ngay được
ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tội phạm.

Trong cơ cấu dân cư tỷ lệ đối tượng hình sự chiếm 1,1% dân số, nếu
năm 1990 Hà Nội có khoảng trên 10.000 người có án tù, đi tập trung cải tạo


15

và đi trường giáo dưỡng về, thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên 31.920
người, trong đó có 1.550 người có tiền án về tội cướp tài sản [8]. Đa số
người có án được tha về do không có công ăn việc làm ổn định, nhu cầu
sống cao, không chịu cải tạo lao động vì vậy dễ dẫn đến con đường phạm
tội trở lại, tỷ lệ tái phạm trong các năm dao động từ 35- 50%. Trung bình
hàng năm số người bị truy nã còn ở ngoài xã hội còn hàng nghìn. Số người
nghiện ma túy tăng nhiều, năm 1993 có 2.134 người năm 1998 tăng lên
11.000 người; số người phạm tội ma túy từ 324 người năm 1995 đến năm
1999 đã tăng lên khoảng 4.000 người [5]. 70% số người nghiện ma túy đều
ở độ tuổi từ 18-35, 75-80% người phạm tội bị bắt giữ nghiện ma túy [11].
Trên lĩnh vực kinh tế, với việc thực hiện có kết quả các chủ trương
lớn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên rõ rệt
từ năm 1990 - 1995 bình quân 11,9% năm, GDP bình quân đầu người tăng
9,5% năm [35]. Kinh tế phát triển tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân
và phát triển các mặt văn hóa, xã hội của thành phố trong thời gian qua.
Tuy nhiên, cũng còn những biểu hiện yếu kém, đó là tiềm năng kinh tế của
thành phố chưa được khai thác đúng mức, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước chưa rõ, cơ chế quản lý kinh tế vẫn còn lúng túng, bất cập và còn
nhiều sơ hở, thiếu sót là điều kiện cho bọn tội phạm lợi dụng hoạt động.
Trong kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loại nghề và các hình thức dịch vụ
mới như nghề lái xe ôm, nghề lái xe tắc xi, kinh doanh vàng bạc, cho thuê
xe máy... đã và đang bị bọn tội phạm lợi dụng để hoạt động phạm tội
Cùng với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa - xã hội của Hà Nội
cũng không ngừng phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân biến đổi, số

hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm đi, giải quyết được nhiều việc làm, nhà
ở cho dân, môi trường đô thị có bước tiến mới. Đời sống tinh thần của nhân
dân được cải thiện; sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dân số - kế hoạch hóa gia
đình và các hoạt động xã hội có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó cũng còn những


16

vấn đề bức xúc đó là: sự phân hóa giàu nghèo tạo ra mâu thuẫn trong xã
hộii, việc làm cho người lao động vẫn còn nan giải, các chính sách xã hội
còn nhiều bất cập, các tệ nạn xã hội, tiêu cực trong xã hội gia tăng.
Những đặc điểm và các yếu tố trên đã và đang ảnh hưởng tới tình
hìnih tội phạm nói chung và tình hình tội cướp tài sản nói riêng ở Hà Nội.
1.2. TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP TÀI SẢN Ở HÀ NỘI

1.2.1. Thực trạng và động thái (diễn biến) tình hình tội cướp tài sản
Theo số liệu thống kê từ 1989-1999, ở Hà Nội xảy ra 64.606 vụ
phạm tội, nếu tính bình quân thì cứ 100.000 dân có 213 vụ phạm tội. Cũng
trong thời gian trên đã xảy ra 1.805 vụ cướp tài sản, bình quân mỗi năm xảy
ra 164 vụ cướp tài sản. Trong 11 năm qua đã điều ưa làm rõ 1.247 vụ phạm
tội bắt giữ 3.772 người phạm tội cướp tài sản [10]. Xét về tương quan giữa
tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp tài sản nói riêng, cho
thấy diễn biến của tình hình tội cướp tài sản trong thời gian qua là rất phức
tạp, không ổn định, tăng giảm thất thường, diễn biến tăng giảm giống như
diễn biến của tình hình tội phạm, nhưng tội cướp tài sản có xu hướng tăng
nhanh hơn. Nếu so sánh tình hình tội phạm năm 1987 với 1997 thì sau 10
năm, số vụ phạm tội tăng gần 5,4%, 1987 là 5.992 vụ, năm 1997 là 6.317
vụ) [8]; còn ở tội cướp tài sản số vụ đã tăng lên bốn lần. Nếu so sánh thời
điểm năm 1989 với năm 1999 thì tổng số các vụ phạm tội giảm, nhưng số
vụ cướp tài sản lại tăng (xem biểu đồ s ố 1.1).

Nhìn biểu đồ chúng ta thấy trong phạm vi từ 1989 -1993 tình hình
tội phạm ở Hà Nội diễn ra với quy luật rất rõ, từ năm 1989 cho đến năm
1991 tình hình tội phạm có xu hướng tăng lên sau đó lại giảm dần, năm
1993 ở mức thấp nhất. Còn tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội thì năm 1990
giảm so với 1989, đến năm 1991 tăng lên, năm 1992 giảm, năm 1993 tăng


17

chút ít. Từ năm 1994 đến 1998 tình hình tội phạm tăng lên và năm 1997 số
vụ phạm tội xảy ra nhiều nhất trong 11 năm qua và năm 1999 tình hình tội
phạm bắt đầu giảm. Tội cướp tài sản trong hai năm 1994, 1995 tăng hơn so
với năm 1993, nhưng đến năm 1996 lại giảm, sang đến năm 1997 lại tăng
và cũng là năm có số vụ cướp tài sản cao nhất trong 11 năm. Các năm tiếp
theo từ 1998- 1999 tình hình tội cướp tài sản có xu hướng giảm dần.

Dưới đây là tương quan giữa tình hình tội cướp ở Hà Nội so với toàn
quốc. Trong phạm vi từ năm 1989-1999 toàn quốc đã xảy ra 16.685 vụ cướp
tài sản, trung bình mỗi năm toàn quốc xảy ra 1516 vụ cướp tài sản, còn ở
Hà Nội xảy ra 173 vụ cướp tài sản. Tuy nhiên, số liệu thống kê các vụ cướp
tài sản trong thời gian qua chưa phản ánh đầy đủ tình hình tội cướp tài sản ở
Hà Nội, bởi vì còn một lượng tội phạm ẩn, mặc dù tội cướp tài sản tỷ lệ tội
phạm ẩn không cao như các loại tội khác, nhưng vẫn còn tỷ lệ nhất định
chưa được thống kê. Mặt khác, có một số vụ cướp tài sản nhỏ đã được thống
kê thành các vụ cưỡng đoạt tài sản, thực tiễn kết quả điều tra cho thấy có
những vụ cướp tài sản ngay từ điều tra ban đầu đã được khỏi tố điều tra với
các tội danh khác, chủ yếu thành tội cưỡng đoạt tài sản.
TRUNG TÂM THỐNG TIN THƯ VIỆN;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC -



18

Diễn biến tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội và toàn quốc trong
thời gian qua có nhiều điểm giống nhau (biểu đồ số 1.2). Hai năm 1995,
1997 đều có số vụ xảy ra cao nhất và năm 1990 số vụ xảy ra thấp nhất.
Trong 5 năm từ 1990 - 1994 số vụ cướp tài sản xảy ra dưới mức trung bình,
nhưng lừ nãm 1995 -1999 số vụ cướp tài sản xảy ra trên mức trung bình.
Tuy nhiên, riêng năm 1992 số vụ cướp trong toàn quốc tăng lên, nhưng ở
Hà Nội lại giảm và năm 1993 số vụ cướp tài sản trong toàn quốc giảm, ở Hà
Nội lại tăng. Đáng lưu ý là năm 1995 số vụ cướp tài sản tăng đột biến so với
1994. Số liệu thống kê các vụ cướp tài sản xảy ra từng tháng trong năm (từ
năm 1995-1999) cho thấy diễn biến phức tạp tăng, giảm thất thường, đáng
chú ý vào tháng 4, 5 các năm số vụ cướp tài sản đều tăng.
Như vậy, diễn biến của tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội trong
mối tương quan với tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp tài sản
trong toàn quốc nêu trên đã phản ánh tính chất phức tạp của tình hình tội
cướp tài sản. Những chỉ số về tình trạng, động thái của tình hình tội cướp tài
sản phần nào đã thể hiện những nét đặc trưng có tính qui luật, mối quan hệ
qua lại có tính biện chứng giữa tình hình tội cướp tài sản ở Hà Nội và toàn
quốc, sự tác động giữa tội phạm với tội cướp tài sản. Nắm chắc mối quan hệ
mang tính qui luật của tình hình tội phạm, tội cướp tài sản làm cơ sở cho
việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản.


19

1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản
Những chỉ số về chất của tình hình tội phạm là cơ cấu và tính chất

của nó. Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỷ trọng và mối tương quan của
các loại tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một
khoảng thời gian nhất định và ở một địa bàn nhất định. Khi nghiên cứu cơ
cấu tội cướp tài sản cần phải đặt trong điều kiện cụ thể, trước hết xem cơ
cấu của tội cướp tài sản trong tổng số tội phạm, từ đó rút ra mối quan hệ
tương tác giữa tình hình tội phạm với tình hình tội cướp tài sản.
Xem mối tương quan và tỷ lệ giữa tội cướp tài sản và tội phạm nói
chung cho thấy: trong 11 năm toàn quốc xảy ra 746.043 vụ phạm tội, trong
đó có 16.685 vụ cướp tài sản chiếm tỷ lệ 2,3% [3], cùng thời gian này ở Hà
Nội xảy ra 64.606 vụ phạm tội, trong đó có 1.805 vụ cướp tài sản chiếm tỷ
lệ là 2,8% [8]. Hà Nội là một địa bàn phức tạp, vì vậy tỷ lệ tội cướp tài sản
trong tổng số tội phạm nói chung cao hơn so với toàn quốc. Nếu so sánh tỷ
lệ này ở Hà Nội với hai địa bàn khác là thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ này
chiếm tới 3,6% [6], còn ở thành phố Hải Phòng chiếm tỷ lệ 6,9% [7], trong
3 địa bàn nêu trên thì Hải Phòng có cơ cấu tỷ lệ tội cướp tài sản so tội phạm
chung là cao nhất. Tội cướp tài sản trong toàn quốc, ở Hà Nội và các địa
bàn trọng điểm chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu của tình hình tội phạm nói
chung, nhưng tính chất nguy hiểm và hậu quả do tội cướp tài sản gây ra cho
xã hội lại rất nghiêm trọng ( xem biểu đồ số 1.3a, 1.3b ).


20

Mối tương quan và tỷ lệ giữa tội cướp tài sản trong nhóm những tội
nghiêm trọng gồm: giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản. Số
liệu thống kê ở phạm vi toàn quốc trong 11 năm qua, 4 loại tội nêu trên xảy
ra 38,171 vụ, trong đó tội cướp tài chiếm tỷ lệ 23% [4]. Số liệu thống kê ở
Hà Nội trong 11 năm qua, 4 loại tội nghiêm trọng nêu trên xảy ra là 5.120 vụ,
trong đó có 1.805 vụ cướp tài sản chiếm tỷ lệ 35% [8], tội cưỡng đoạt tài sản
chiếm 46,3%, giết người chiếm 11,8% và hiếp đâm chiếm 7%. Như vậy, trong

cơ cấu các loại tội nghiêm trọng được đánh giá trên đây, tội cướp tài sản
đứng thứ hai sau tội cưỡng đoạt tài sản, sau đó đến tội giết người và cuối
cùng là tội hiếp dâm. Cơ cấu này phần nào đã phản ánh mối tương quan và
tỷ lệ giữa tội cướp tài sản và các tội nghiêm trọng (xem biểu đồ số 1.4).

Trong 11 năm qua ở Hà Nội xảy ra 57 vụ giết người cướp tài sản,
chiếm 3,1% trong tổng số các vụ cướp tài sản, một tỷ lệ nhỏ nhưng tính
chất các vụ giết cướp lại đặc biệt nghiêm trọng và thường gây chấn động về
tâm lý cho người dân trong thành phố. Có một số vụ bọn tội phạm đã giết
một lúc nhiều người để cướp tài sản như: vụ tên Nguyễn Bá Anh cùng đồng


21

bọn dùng súng AK đột nhập vào số nhà 103 Trần Quí Cáp, Đống Đa giết 3
người cướp tài sản, vụ tên Nguyễn Văn Châu giết 4 người ở hiệu vàng Kim
Sinh 48 Tây Sơn quận Đống Đa để cướp tài sản. Những năm gần đây, số vụ
giết người cướp tài sản xu hướng tăng lên và diễn biến ngày càng phức tạp,
bọn tội phạm hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi, dã man tàn bạo, mang
tính bệnh hoạn. Trong đó đáng chú ý các vụ giết người lái xe ôm để cướp
xe máy với nhiều thủ đoạn mới của bọn tội phạm, đang có xu hướng ngày
càng tăng
Tội cướp tài sản cùng một lúc xâm hại tới hai khách thể là tính
mạng, sức khỏe và sở hữu. Xem xét tương quan và tỷ lệ tội cướp tài sản
trong nhóm tội xâm phạm sở hữu gồm: cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản,
cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản. Số liệu thống kê toàn quốc trong 11 năm
qua xảy ra 407.663 vụ xâm phạm sở hữu, trong đó có 16.685 vụ cướp tài
sản, chiếm tỷ lộ 4,1%, cướp giật tài sản chiếm 9,5%, trộm cắp tài sản và
cưỡng đoạt tài sản chiếm 87,7% [4]. Cùng thời gian này ở Hà Nội đã xảy ra
49.557 vụ xâm phạm sở hữu, trong đó cướp tài sản chiếm 3,6%, cướp giật

tài sản chiếm 6,8%, cưỡng đoạt tài sản chiếm 4,6%, trộm cấp tài sản chiếm
84,9% [8]. Trong cơ cấu các tội xâm phạm sở hữu đặc trưng nêu trên ở toàn
quốc cũng như ở Hà Nội, tỷ lệ tội cướp tài sản thấp hơn so với tội trộm cắp
tài sản. Số vụ trộm cắp tài sản chiếm cơ cấu phần lớn trong tổng số tội phạm
nói chung, nhưng nếu xét về tính nguy hiểm cho xã hội thì tội cướp tài sản
lại gây tác hại cho xã hội rất lớn và gây tâm lý lo lắng trong nhân dân.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: về tương quan và tỷ lệ của tội
cướp tài sản trong tội phạm nói chung, trong các tội nghiêm trọng, trong
các tội xâm phạm sở hữu thì tội cướp tài sản không chiếm tỷ lệ cao nhất. Cơ
cấL này phần nào đã cho thấy tính đặc trưng và mối quan hệ biện chứng của
tội cướp tài sản với các loại tội khác, mặt khác cũng thấy rõ tội cướp tài sản
là toại tội nghiêm trọng trong các tội xâm phạm nhân thân và sở hữu.


22

1.2.3. Tội phạm ẩn của tội cướp tài sản
Trong luật hình sự Việt Nam quy định mọi hành vi phạm tội phải
được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên,
trong thực tiễn các cơ quan tư pháp, nhất là của cơ quan công an chưa thống
kê đầy đủ, đúng về số vụ phạm tội đã xảy ra. Hay nói cách khác, hiện nay
chúng ta còn để lọt một lượng tội phạm nhất định chưa được phát hiện và
xử lý, khoa học pháp lý gọi đó là phần tội phạm ẩn [62, tr. 79].
Phần tội phạm ẩn chính là những hành vi phạm tội thực tế đã xảy ra,
nhưng chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa được thống kê hình
sự và do đó chưa bị các cơ quan chức năng xử lý về mặt hình sự. Thực tiễn
cho thấy, không có một tỷ lệ tội phạm ẩn chung cho tất cả mọi tội phạm,
mà mỗi loại tội có một tỷ lệ ẩn khác nhau và ở từng thời gian thì tỷ lệ đó
cũng khác nhau. Nếu xem xét mức độ ẩn thì dễ nhận thấy những tội thuộc
nhóm tội nhiêm trọng mức độ ẩn thường thấp hơn so với các tội khác như

các tội giết người, cướp tài sản, bắt cóc tống tiền được thống kê tương đối
đầy đủ, ngược lại, có một số loại tội mức độ ẩn lớn như tội che giấu tội
phạm, không tố giác tội phạm, trộm cắp vặt, tội phạm về ma túy.
Tội cướp tài sản ở Hà Nội có tỷ lệ ẩn khổng cao so với một số tội
khác, tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại một tỷ lệ nhất định số vụ cướp tài
sản chưa được phát hiện và xử lý. Qua phân tích tình trạng ẩn của tội cướp
tài sản có thể thấy như sau:
Dạng ẩn thứ nhất: trong thực tế, những hành vi phạm tội đã xảy ra
nhưng không được các cơ quan pháp luật phát hiện về sự việc phạm tội
cũng như người phạm tội. Theo quan điểm của các nhà tội phạm học thì đây
là dạng tội phạm ẩn tự nhiên. Nguyên nhân chính dẫn đến tình hình này là
từ phía người bị hại không tố giác tội phạm xảy ra cho các cơ quan pháp
luật, vì vậy mà tội phạm không bị phát hiện [62, tr. 77].


23

Thời gian qua ở Hà Nội có tới 25% số vụ mất cắp tài sản người bị
hại không trình báo. Tỷ lệ ẩn của tội cướp tài sản do người bị hại không
trình báo tuy không nhiều nhưng vẫn còn; đa số những vụ cướp tài sản
không được trình báo là do thiệt hại nhỏ hoặc người bị hại sợ bị liên lụy, (sợ
ảnh hưởng uy tín cá nhân do quan hệ bất chính), họ thiếu tin tưởng vào kết
quả điều tra. Thực tiễn, đã có tình trạng ẩn ở một số dạng sau: những vụ
cướp tài sản của các đôi nam nữ ngồi chơi ở các địa bàn công cộng thường
ít được trình báo, do quan hệ phức tạp sợ bị ảnh hưởng, hoặc vì tài sản giá
trị nhỏ...; các vụ cướp tài sản xảy ra trong các ổ bạc gần như không được
trình báo, bởi vì nạn nhân lại có hành vi vi phạm pháp luật, nếu trình báo họ
sợ bị xử lý về hành vi đánh bạc. Những năm gần đây xuất hiện hành vi cướp
tài sản của phụ nữ làm nghề mại dâm hoặc các vụ cướp tài sản của các cháu
học sinh, cũng ít được trình báo. Ví dụ Công an Hai Bà Trưng điều tra bắt

giữ Ổ nhóm gồm bốn tên do tên Ng. Văn H cầm đầu, chứng nhận gây ra 11
vụ cướp xe đạp của học sinh, trong đó chỉ có 4 vụ được trình báo. Trong
thống kê tội cướp tài sản ở Hà Nội tuy chưa phân tích được tỷ lệ ẩn tự
nhiên, nhưng như đã phân tích trên rõ ràng còn một tỷ lệ nhất định các vụ
cướp tài sản chưa được phát hiện (theo tính toán thì vào khoảng từ 5-10%).
Dạng ẩn thứ hai: Đó là những hành vi phạm tội đã xảy ra, tuy đã
được các cơ quan chức năng phát hiện và đưa vào thống kê nhưng hành vi
phạm tội chưa bị xử lý theo luật hình sự, hay nói cách khác là người có
hành vi phạm tội chưa chịu trách nhiệm hình sự [62, tr. 81].
Dạng ẩn này ở tội cướp tài sản tỷ lệ ẩn thấp hơn so với một số tội
khác, ở một số tội tỷ lệ các vụ phạm tội chưa được điều tra, xử lý còn khá
cao như tội trộm tài sản, tội cướp giật tài sản mới chỉ điều tra xử lý khoảng
35% số vụ phạm tội xảy ra và còn tới 65% số vụ chưa được điều tra xử lý.
Tội cướp tài sản có tỷ lệ điều tra, xử lý cao hơn nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn
khoảng 25% các vụ cướp tài sản đã xảy ra, cơ quan điều tra đã thống kê và


×