Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.99 MB, 180 trang )


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BẠCH THÀNH ĐỊNH

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
TRONG LUẬT
■ HÌNH SựVIỆT

■ NAM

Chuyên ngành : L u ật hình sự, luật tơ tụng hình sự

Mãsõ

:

5 ‘0 5 ' 1 4


ì

v i ệ h g i a g viln



* 6 Ĩ



_

LUẬN ÁN T IẾ N S i LU Ậ T HỌC

Người hướng dẫn khoa h ọ c : 1. PGS.TS Kiều Đình Thụ
2. TS. T rần Văn Độ

HÀ NỘI - 2001


L Ờ I C A M ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. C ác s ố liệu nêu
trong ỉuận án là trung thực. Những kết luận
kh oa học của luận án chưa từng được a i
cơng b ố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bach Thành Đinh


NHỮNG T ừ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

1. ANQG

: An ninh quốc gia

2. BLHS


: Bộ luật hình sự

3. CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

4. CHND

: Cộng hòa nhân dân

5. CHLB

: Cộng hòa liên bang

6. Nxb

: Nhà xuất bản

7. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Tran í

Mở đầu

5


Chương l LỊCH sử LẬP PHÁP HÌNH sự VIỆT NAM VỂ CÁC TỘI

11

XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

1.1.

Các tội xàm phạm an ninh quốc gia trong pháp luật hình sự

11

Việt Nam trước khi pháp điển hóa hình sự năm 1985
1.2.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong pháp luật hình sự

39

Việt Nam từ khi pháp điển hóa hình sự năm 1985
1.3.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong luật hình sự một số
nước trên thế giới

Chương 2 CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA THEO BỘ LUẬT

51
60


HÌNH SựHIÈN HÀNH

2.1.

Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh

60

phòng, chống và xử lý đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia
2.2.

Khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia

81

2.3.

Mục đích phạm tội - mục đích chống chính quyền nhân dân -

86

dấu hiệu định tội của cấu thành tội phạm các tội xâm phạm an
ninh quốc gia
2.4.

Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm an

89


ninh quốc gia

Chương 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ AN NINH QUỐC GIA VÀ

131

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

3.1.

Tình hình các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Việt Nam từ

131

năm 1975 đến nãm 1999
3.2.

Thực tiễn đấu tranh phịng, chống các tội xâm phạm an ninh
quốc gia

140

3.3.

Hồn thiện pháp luật về an ninh quốc gia

151

3.4


Những giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống

157

các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Kết luận

171

Những cơng trình của tác g iả đ ã cơng b ố có liên quan đến
luận án

174

Danh mục tài liệu tham khảo

175


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài
Đấu tranh chống các tội xâm phạm ANQG là nội dung chủ yếu của
sự nghiệp bảo vệ ANQG. Yêu cầu đặt ra trong cuộc đấu tranh này là làm
thất bại âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch ở trong và ngoài
nước nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ sự tồn tại và vững mạnh của chế độ XHCN và Nhà nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, từ khi chính quyền thuộc về nhân

dân (8/1945) cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi sự nghiệp bảo vệ
ANQG là sự nghiệp của toàn dân, của cả hộ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng và hoàn
thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các tội
xâm phạm ANQG phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ ừong từng giai đoạn cách
mạng, tạo cơ sở pháp lỷ vững chắc cho cuộc đấu tranh này.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành cơng cuộc đổi mới tồn diện đất
nước, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN và đã
giành được những thành tựu to lớn, đưa đất nước ta thốt khỏi tình trạng
khủng hoảng về kinh tế - xã hội, giữ vững thế ổn định và phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đã nảy sinh khơng ít tiêu cực
trong đời sống xã hội cũng như những khó khăn, thách thức mới. Chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ đã tác động manh vào tư tưởng,
tình cảm, niềm tin của cán bộ và nhân dân ta. Các thế lực chống cộng,
chống CNXH đang lợi dụng cơ hội này để ráo riết hoạt động hòng làm tan
rã từ bên trong, tiến đến xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Trong tình hình
đó, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ vững ổn định chính trị, tạo mơi trường
thuận lợi để nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa,


6

hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta phát triển vững chắc theo định
hướng XHCN, là một nhiệm vụ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Mặt khác
thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm ANQG ở nước ta trong
thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết về
mặt lý luận như: phạm vi các tội xâm phạm ANQG, dấu hiệu pháp lý đặc
trưng của từng tội phạm; đường lối xử lý đối với các tội xâm phạm ANQG
nói chung và chế tài quy định cho từng tội phạm cụ thể ... Vì vậy, việc

nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn về chế định các tội xâm phạm ANQG và đấu tranh phòng, chống các
tội phạm xâm phạm ANQG , trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm này là vấn đề có ý nghĩa
cấp bách và quan trọng về lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý hình
sự hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tội xâm phạm ANQG là đề tài được các nhà hình sự học trên thế
giới và trong nước quan tâm nghiên cứu.
Các nhà hình sự học Xơ viết trước đâv đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về đề tài này như v . x . Kliagin v ề trách nhiệm hình sự với cá c

tội quốc sự đặc biệt nguy hiểm; X.V.Đ iakơv, A.A Ignatiev, M.p. Karpusin
V ề trách nhiệm hình sự với các tội quốc sự...
ở trong nước, một số nhà hình sự học cũng đã dành khơng ít cơng
sức cho việc nghiên cứu đề tài này. PGS.TS Kiều Đình Thụ đã có các cơng
trình nghiên cứu như: Các tội xăm phạm an ninh quốc gia - Lịch sử, thực

trạng và phương hướng hồn thiện, (Tạp chí Thơng tin khoa học pháp lý, Bộ
Tư pháp, số 9-1994); Hoàn thiện các qi!" đỊ.ữi vé trách nhiệm hình sự với

cúc lội đặc hiệt ngy.y hiểni xám phạm an ninh quốc gia, (Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 3-1995); v ề các tội đặc biệt nguy hiểm xám phạm an ninh

quốc gia (Tạp chí Khoa học Cơng an, số 3-1995). TS. Trần Đình Nhã đã có


7

cơng trình v ề sủa đổi b ổ sung chương Ị Phần các tội phạm của Bộ luật hình


sự (Tạp chí Khoa học Cơng an, số 11-1996). TS. Nguyễn Vạn Ngun đã có
bài báo về Trách nhiệm hình sự về tội phản bội T ổ quốc (Tạp chí Tịa án
nhân dân, sơ 5-1989)... Tuy nhiên, các cơng trình đó chỉ mới đề câp tới từng
khía cạnh của vấn đề hoặc từ các góc độ khác nhau của đề tài này
như hồn thiện pháp luật hình sự, thưc tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật v.v... Cho đến nay, chưa có một cơng trình chun khảo nào dành cho
việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện từ lịch sử vấn đề đến quy định
của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng, cũng như đồng thời từ các góc
độ luật hình sự và tội phạm học để từ đó đề ra các biện pháp hồn thiện
pháp luật và nâng cao hiêu quả đấu tranh chống và phòng ngừa loai tội
phạm này.
3.

Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của

luận án
- Mục đích
Làm sáng tỏ một cách có hộ thống chế định các tội xâm phạm
ANQG, đánh giá tình hình tội phạm và thực tiễn đấu tranh phòng, chống
loại tội phạm này; đề xuất phương hướng hồn thiện pháp luật hình sự quy
định về các tội xâm phạm ANQG và các giải pháp nâng hiệu quả đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm ANQG.
- Nhiệm vụ
Với mục đích nêu trên, ln án có các nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát sự hình thành và phát triển của chế định các tội xâm
phạm ANQG trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ 1945 đến nay.
- Nghiên cứu từ khía cạnh so sánh pháp luật về chế định các tội xâm
phạm ANQG trong luật hình sự một số nước trên thế giới.



8

- Làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự, ANQG và các tội xâm
phạm ANQG; quan điểm, đường lối và chính sách xử lý của Đảng và Nhà
nước ta đối với các tội xâm phạm ANQG.
- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm
ANQG theo luật hình sự hiện hành và hình phạt đối với các tội này.
- Phân tích và đánh giá tình hình các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam
từ 1975 đến 1999, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này và đề
xuất hoàn thiện pháp luật về ANQG và các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG.

Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chế định các tội xâm phạm ANQG trong luật
hình sự Việt nam, tình hình tội phạm và thực tiễn áp dụng các quy phạm
thuộc chế định này trong hoạt động điều ưa, truy tố, xét xử.

Pham vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các tội xâm phạm ANQG từ góc độ luật hình sự
và từ góc độ tội phạm học trong thời gian qua từ năm 1975 đến năm 1999.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
xìy dựng nhà nước và pháp luật, về chính sách hình sự, đặc biệt về đường
lối đấu tranh chống phản cách mạng trong điều kiện phát triển nền kinh tế
thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN ở nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu và khảo sát thực tiễn
hìng trăm vụ án thuộc nhóm các tội xâm phạm ANQG, các báo cáo tổng
kít thực tiễn xét xử và nhiều tài liệu ở trong và ngoài nước về các tội xâm

p.iạm ANQG và cơng tác đấu tranh phịng, chống loại tội nàv.


9

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ
thống, lịch sử, lơgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê tư pháp hình sự và tham
khảo ý kiến của các chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là cơng trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sự
Việt Nam nghiên cứu tồn diện và có hộ thống chế định các tội xâm phạm
ANQG, tình hình tội phạm và thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội
phạm này, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống
các tội xâm phạm ANQG.
Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án thể hiện trong
các điểm sau:
1. Đã khái quát được một cách có hộ thống sự hình thành và phát
triển chế định các tội xâm phạm ANQG trong luật hình sự Việt Nam từ năm
1945 đến nay; đã phân tích và đánh giá được ý nghĩa và tác dụng của chế
định này trước yêu cầu đấu tranh bảo vệ ANQG qua các giai đoạn cách
mạng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trước âm mưu
"diễn biến hịa bình" và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong
và ngoài nước đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
2. Đã phân tích và so sánh chế định các tội xâm phạm ANQG của
pháp luật hình sự một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý trong
lập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong
luận án.
3. Luận án đi sâu phân tích thực trạng tình hình tội phạm, cơng tác

đấu tranh với các tội xâm phạm ANQG ở Việt Nam từ năm 1975 đến năm
1999; dưa ra những nhận xét, đánh giá về cái được và chưa được trong đấu


10

tranh phòng chống các tội xâm phạm ANQG, trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống loại tội này.
4. Đề xuất được nhóm các giải pháp mang tính đổng bộvà tồn diện
nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Những phân tích, đánh giá và kiến nghị nêu trong luận án có ý nghĩa
thiết thực về lý luận và thực tiễn trong cơng tác đấu tranh phịng, chống các
tội xâm phạm ANQG, góp phần xây dựng nhận thức đầy đủ và đúng đắn về
chế định các tội xâm phạm ANQG, góp phần đổi mới nội dung và phương
pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm này trong tình hình mới.
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong công
tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo cán bộ tư pháp hình sự.
7. Bố cục của luận án
Luận án có 179 trang, ngồi phần mờ đầu, kết luận, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương 13 mục.


11

Chương 1
LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH s ự V IỆ T NAM
VỂ CÁC T Ộ I XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
T ừ NĂM 1945 ĐẾN NAY


1.1.

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA TRONG PHÁP LUẬT

HÌNH Sự VIỆT NAM TRƯỚC KHI PHÁP ĐlỂN h ó a

h ìn h

s ự NĂM 1985

Trong hơn nửa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền nhàn dân ở
Việt Nam, kể từ tháng 8 nam 1945 đến nay đã khẳng định nhiệm vụ bảo vệ
ANQG và đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG là vấn đề có
tính quy luật để Nhà nước kiểu mới tồn tại và phát triển. Trong cuộc đấu
tranh này, pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là hình thức
ghi nhận của Nhà nước về các nhu cầu khách quan bảo vệ và phát triển các
thành quả cách inạng do nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nghiên cứu lịch sử pháp luật hình sự khơng thể tách rời nghiên cứu nhiệm
vụ cách mạng trong từng giai đoạn cụ thể cũng như các quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự ghi nhận bảo vộ, càng khơng thể thốt ly các đặc điểm về
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của từng thời kỳ lịch sử mà trong đó các
văn bản pháp luật hình sự được ban hành. Pháp luật hình sự luôn luôn thể
hiện hai mặt cơ bản: trước hết đó là sự kết tinh những giá trị phổ biến,
những kinh nghiệm về đấu tranh phòng chống tội phạm của các giai đoạn,
thời kỳ trước đó và tại giai đoạn nó được ban hành; mặt khác, pháp luật hình sự
được ban hành để bảo vệ lợi ích giai cấp và trật tự xã hội theo quan điểm
của giai cấp thống trị. Do vậy, cả hai mặt đó đều phải được nghiên cứu
đồng thời để rút ra những giá trị hợp lý nhằm kế thừa và phát triển.
Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự trên cơ sở những quan điểm nêu
trên, chúng ta mới thấy rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của pháp luật hình

sự trong từng giai đoạn lịch sử, mới có thể hiểu đầy đủ, đúng đắn nội dung của


12

các qui phạm và chính sách hình sự của nhà nước. Lịch sử lập pháp hình sự
Việt Nam về các tội xâm phạm ANQG từ năm 1945 đến trước khi pháp điển
hóa hình sự năm 1985, có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1945 -1960
Cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng
hịa ra đời, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta thực sự trở thành chủ nhân
của đất nước và làm chủ vận mệnh của mình. Ngay từ những ngày chính
quyền cịn đang "trứng nước", ở miền Bắc, nhân dân ta phải chống chọi với
hậu quả của nạn đói, do chính sách vơ vét đến kiệt quệ của Nhật - Pháp và
hậu quả của lụt lội gây ra, mặt khác phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và
bè lũ tay sai lợi dụng danh nghĩa đồng minh hòng thực hiện âm mưu thủ
tiẽu chính quyền cách mạng; ở miền Nam, thực dân Anh và quân đội Pháp
kéo đến chiếm lại Nam Bộ, mưu toan dùng địa bàn này làm bàn đạp chiếm
lại tồn bộ nước ta.
Trước âm mưu thâm đơc của kẻ thù, nhiêm vu hàng đầu của toàn
dân ta là sử dụng mọi lực lượng, biên pháp và hình thức đấu tranh để bảo vộ
chính quyền cách mạng, chống lại những âm mưu đen tối của kẻ thù bên
trong và các thế lực đế quốc. Xét trên phương diện pháp luật hình sự, việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các tội xâm phạm
ANQG được Nhà nước ta rất chú trọng và ln ln có những bổ sung kịp
thời trước những đòi hỏi khách quan của tình hình và nhiệm vụ chung của
sự nghiệp cách mạng. Có thể thấy rõ nhận xét này qua tìm hiểu các văn bản
quy phạm pháp luật hình sự được ban hành trong giai đoạn này.
Ngay trong tháng 9/1945, lực lượng Liêm phóng đã kịp thời tham

mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành sắc lệnh số 08 ngày 5/9/1945 về giải
tán những đảng phái phản động, sắc lệnh nêu rõ: "Xét theo các cuộc điều
tra của Ty Liêm phóng Bắc Bộ, Đại việt quốc gia xã hội đảng đã tư thông với
ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự đôc lập của quốc gia và nền


13

kinh tế Việt Nam, nên giải tán Đại việt quốc gia xã hội đảng và Đại việt
quốc dân đảng. Nếu hai đảng ấy cịn tiếp tuc hoat động thì những người can
phạm sẽ bị đem ra Tòa án chiểu luật nghiêm trị". Ngày 12/9/1945, Chủ tịch
Chính phủ ra sắc lệnh số 30 giải tán Việt Nam hưng quốc thanh niên và
Việt Nam ái quốc thanh niên, sắc lệnh số 08 và sắc lệnh số 30 là cơ sở
pháp lý đầu tiên cho phép trấn áp các đối tượng và các đảng phái phản động.
Ngay sau khi sắc lênh được ban hành, lực lượng Liêm phóng, Quốc gia tự vệ
cuộc đã tổ chức trừng trị những tên đầu sỏ, đưa đi an trí những tên nguy hiểm.
Ngày 9/9/1945, ta đã trấn áp vụ bạo loạn ở Cần Thơ do bọn phản động lợi
dụng Đạo Hòa Hảo cầm đầu. Các địa phương khác trên toàn quốc cũng ưấn
áp mạnh các phần tử và các tổ chức phản động, làm mất chỗ dựa xã hội của
các thế lực thù địch núp dưới danh nghĩa Đồng minh kéo vào nước ta hòng thủ
tiêu các thành quả cách mạng mà nhân dân ta vừa giành được.
Sắc lệnh số 06 ngày 5/9/1945 được ban hành cấm nhân dân Việt Nam
khơng được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc làm tay sai cho
quân đội Pháp đã nói rõ kẻ nào trái lệnh sẽ bị Tịa án quân sự nghiêm trị.
Liền sau đó, sắc lệnh số 31 được ban hành ngày 13/9/1945 đã qui định
buộc phải khai trình các cuộc biểu tình trước 24 giờ với ủ y ban nhân dân để
tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay
ngoại giao, chống lại viêc bọn phản động Việt Nam quốc dân đảng dùng
tiền thuê lưu manh tạo ra các cuộc biểu tình chống Chính phủ.
Việc ban hành các sắc lệnh trên phản ánh yêu cầu cấp bách của

cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập tự do mới
giành được.
Ngày 25/11/1945, trong Chỉ thị kháng chiến cứu quốc Đảng ta đã
chỉ rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn này là: "Củng cố
chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời
sống nhàn dân".


14

Để thực hiện nhiệm vụ đó, trong hồn cảnh đang găp mn vàn khó
khăn, Nhà nước ta đã quan tâm và coi trọng xây dựng cơ sở pháp lý cho
việc trấn áp kẻ thù. Trên cơ sở rút kinh nghiệm hoạt động của các Tòa án
quân sự từ tháng 9/1945, Chủ tịch chính phủ đã ra sắc lệnh số 21 ngày
14/2/1946 về tổ chức Tòa án quân sư. Điều 2 sắc lệnh 21 quy định: "Tòa án
quân sự xét xử tất cả những người nào phạm một viêc gì sau hay trước ngày
19/8/1945 có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa". Điều 8 của sắc lệnh này đã quy định cụ thể: "Tòa án quân sự có thể
tuyên án: 1- Tha bổng; 2- Tịch thu một phần hay tất cả tài sản; 3- Phạt dì từ 1
năm đến 10 năm; 4- Phạt khổ sai từ 5 năm đến 20 nãm; 5- Xử tử. Tòa án có
thể vừa tun phạt giam hay phạt tử hình, vừa xử tịch thu một phần hay tất
cả tài sản của tội nhân...".
Sắc lệnh số 21 này cho thấy: nhằm bảo vệ các thành quả cách mạng,
Nhà nước đã cho phép vận dụng nguyên tắc hồi tố để trừng phạt những tên
tay sai đắc lực nhất của thực dân Pháp, phát xít Nhật đã có những hành vi phá
hoại nghiêm trọng sự nghiệp đấu tranh giành tự do và độc lập của dân tộc ta.
Quy định thêm hình phạt khổ sai thực chất là hình phạt tù từ 5 năm đến 20
năm để việc quyết định hình phạt được linh hoạt phù hợp với từng đối tượng
cụ thể.
Đi đôi với viẽc trấn áp bọn việt gian phản động, Nhà nước ta đã ban

hành một loạt sắc lệnh qui định việc trừng trị những hành vi xâm phạm
nghiêm trọng nền kinh tế, tài chính, trật tự, trị an xã hội. Ngày 9/10/1945,
Sắc lệnh số 45 về cấm xuất khẩu thóc gạo được ban hành; Điều 1 của sắc
lệnh quy định: "Từ ngày ký sắc lệnh này cho đến khi có lệnh mới, khắp
toàn cõi Việt Nam, cấm hẳn việc xuất cảng ra ngoại quốc thóc, gạo, ngơ, đỗ
hoặc các chế phẩm thuộc về ngũ cốc [3, tr. 145]. Tiếp sau đó, ngày
25/2/1946, Nhà nước ban hành tiếp sắc lệnh số 26 về trừng trị tội phá hoại
công sản, điều 1 quy định:


15

Sẽ bị phạt từ 2 nãm đến 10 nãm tù và có thể bị xử tử
những người phạm trong những tội sau đây, bất cứ chính phạm
hay tịng phạm:
1. Cố ý phá hoại một phần hay toàn thể các cầu cống, kênh
hay sông đào, vận hà, nông giang thuộc công ích, đường xe lửa và
những kiến trúc thuộc về xe lửa, cùng các đường giao thông công
hay tư, đường bộ hay đường thủy, đê đập, các cồng sở kho tàng
hoặc các nhà máy điện, máy nước.
2. Cô ý hủy hoại hoặc ăn trộm các dây điện thoại hay điện
tín cùng các cột dây điên và dây thép.
3. Đặt ở các nơi nói trên cơ giới, khí cụ dùng để giết
người hay tác liệt [1, tr. 113].
Ngày 28/2/1946, sắc lệnh số 27 được ban hành nhằm trừng trị các tội
bắt cóc, tống tiền và ám sát quy định: "Những người phạm tội bắt cóc, tống
tiền và ám sát sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thổ bị xử tử" [3, tr. 79].
Có thể nói, từ ngày Cách mạng tháng Tám thành cơng đến ngày
tồn quốc kháng chiến, hoạt động lập pháp hình sự của Nhà nước ta diễn ra
rất dồn dập và phong phú, nhằm tăng cường sức manh chuyên chính đối với

các kẻ thù của chính quyền non trẻ, các vãn bản quy phạm pháp luật hình
sự được ban hành đã thể hiện rõ chính sách phân hóa hình sư của Nhà nước
ta. Mặc dù chưa đưa ra quy phạm định nghĩa các tội xâm phạm ANQG
nhưng các văn bản pháp luật được ban hành đã đề cập đến hành vi "làm
phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" chính là
hành vi cấu thành tội xâm phạm ANQG như cách hiểu trong luật hình sự
hiện hành. Ngồi các hành vi trên, Nhà nước ta còn quy định những hành vi
nguy hiểm cho xã hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa trên các lĩnh vực Giao thơng, Thủy lợi, Bưu điện và an tồn chung
của xã hội mà sau đó được gọi là các tội khác xâm phạm ANQG ưong


16

BLHS năm 1985. Chúng tơi khơng đi sâu phân tích nhóm các tội này vì
khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án.
Có thể rút ra nhận xét, thời kỳ này các nhà làm luật đã ý thức rõ sự
phân biệt giữa nhóm các tội xâm phạm ANQG có mục đích chống chính
quyền nhàn dân với những hành vi khác xâm phạm ANQG nhưng khơng có
mục đích này. Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật hình sự mới
được ban hành, Nhà nước dân chủ mới còn cho phép áp dung một sô điều
khoản của pháp luật hình sự cũ phục vụ cho ổn định trật tự xã hội mới trong
lúc chưa xây dựng kịp các văn bản mới với lưu ý rằng việc áp dụng một số
điều khoản được quy định trong An Nam hình luật, Hồng việt hình luật và
Bộ hình luật tu chính phải đảm bảo điều kiện là nội dung không trái với
nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hịa.
Ngày 19/12/1946, tồn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Với chính sách rất thâm độc là "dùng người Việt đánh người
Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" thực dân Pháp đã sử dụng bọn phản
động, gian ác nhất trong các đảng phái phản động, trong bọn phản động lợi

dụng Thiên chúa giáo, Phật giáo, bọn địa chủ, cường hào gian ác và bọn lưu
manh, côn đồ để chống phá cách mạng, tăng cường hoạt động do thám
nhằm tiêu diệt bộ phận đầu não của cách mạng, tiêu diệt lực lượng vũ trang
nhân dân. v ề kinh tế, thực dân Pháp tích cực phá hoại kết cấu hạ tầng ở
vùng kháng chiến, tung nhiều hàng ngoại hóa vào vùng tự do để lũng đoạn
thị trường. Trước tình hình đó, từ ngày 15 đến 17/1/1948, Hội nghị Trung
ương Đảng mở rộng đã ra Nghị quyết chuyển cuộc kháng chiến sang giai
đoạn mới. Nghị quyết đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhấn
mạnh nhiệm vụ chống chính quyền bù nhìn và phá "hội tề". Ngày
19/1/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về "phá hội tề" đã xác
định chủ trương đối với hội tề cũng như đối với mọi tổ chức bù nhìn là phải
tìm hết cách phá, đồng thời củng cố cơ quan, chính quyền cách mạng ngay


17

trong lòng địch. Thời kỳ này, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh và chính
sách nhằm củng cơ chính quyền dân chủ nhân dân trong các vùng tư do,
đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, giành độc lập thống nhất cho dân tộc.
Từ nãm 1948, thực dân Pháp tâng cường hoat động do thám, gián
điệp, chúng chú trọng tung gián điệp vào nội bộ các cơ quan kháng chiến,
các đơn vị quân đội. Nhiều cơ quan, đơn vị mất cảnh giác đã để lộ tài liệu
hoặc để cho bọn do thám hoạt động gây tác hại lớn. Trước tình hình đó, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 25-CT-TW ngày 25/9/1948 về
việc "Đề phòng gián điệp chui vào hàng ngũ Đảng và các cơ quan chính
quyền". Đổng thời, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luât
hình sự quy định các tội xâm phạm ANQG, cụ thể hóa các chủ trương chính
sách của Đảng về đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ an toàn các cơ
quan lãnh đạo và góp phần đảm bảo cho cuộc kháng chiến thắng lợi. Ngồi
hình phạt chính, để cá thể hóa trách nhiêm hình sự và hình phat, xử lý người

phạm tội gián điệp hay phản quốc một cách triệt để, sắc lệnh 146 ngày
2/3/1948 quy định: "Các Tòa án quân sự và Tòa án binh khi xử một vụ gián
điệp hay phản quốc bắt buộc phải tuyên ngoài hình phạt chính theo luật
hiện hành, hình phạt phụ là tịch thu một phần hay tất cả gia sản của phạm
nhân" [3, tr. 215]. Đáng chú ý, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt sắc lệnh
quy định về việc giữ gìn bí mật như sắc lệnh 95 ngày 13/8/1949 về bí mật kinh
tế; Sắc lệnh 128 ngày 17/7/1950 về bí mật cơng văn, thư tín; Sắc lệnh số
154 ngày 17/11/1950 về bí mật cơ quan, bí mật cơng tác của Chính phủ;
Sắc lệnh số 69 ngày 10/12/1951 về bí mật của Nhà nước. Đặc biệt, Sắc lệnh
số 69 đã quy định cụ thể những hành vi dưới đây sẽ bị truy tố trước Tòa án
như tội phản quốc:
1- Cố ý tiết lộ hoặc bán bí mật quốc gia cho địch, hay là cho tay sai
của địch.

,---------------

1TRƯƠNG t>H LI;.'V; H/vnOI

2- Lợi dụng bí mật quốc gia để lấy lơi. ,

f.| ị, n >ị :r y.

V *‘ ‘ ỈM u ỉ A U V ì £11

m

-


18


3-

Dị xét bí mật quốc gia, mua, lấy cắp những tài liệu bí mật quốc

gia [3, tr. 133].
Ngày 21/1/1949, Ban Thường vụ Trung ương ra Thông tri về việc
"Pháp mua chuộc công an làm gián điệp", căn cứ vào chỉ thị của Đảng, lực
lượng bảo vệ chính trị đã thưc hiên công tác chống nội gián trong các cơ
quan kháng chiên, rà soát nội bộ, bảo vê lưc lượng, ngãn chăn các cơ quan
gián điệp Pháp đánh người vào cồng an. Những tên gián điệp bị phát hiện ở
thời kỳ này, đều bị xét xử về tội phản quốc.
Nhà nước còn ban hành một số văn bản pháp luật quy định trách
nhiệm hình sự về những tội phạm mà sau này trong bộ luật hình sự năm
1985 được gọi là các tội khác xâm phạm ANQG. V í dụ: Sắc lệnh số 180
ngày 20/12/1950 về việc trừng trị các tội phá hoại tiền tệ, phá hoại giấy bạc
Việt Nam quy định:
- Những người đầu cơ tiền tê làm giấy bạc giả, lưu hành
giấy bạc giả, tàng trữ hay lưu hành những giấy bạc của địch hay
đã có lệnh cấm hoặc có những hành động cố tình phá hoại nền tài
chính quốc gia sẽ bị truy tố trước Tòa án quân sự.
- Những người khơng chịu tiêu những tiền của Chính phủ
đã cho phép lưu hành hoặc từ chối không tiêu số tiền rách từ 100
đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 1 tháng đến 1 năm và tiền từ 500
đồng đến 10.000 đồng hoặc một trong hai hình phạt ấy.
Những vụ phạm pháp nói trên trong điều này thuộc thẩm
quyền của Tịa án thường [3, tr. 132].
Năm 1953, tình hình và nhiêm vu cu thể của cách mang có những
thay đổi nhất định, trên cơ sở tổng kêt, rút kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh
chống bọn phản cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 133 ngày

20/1/1953 qui định trừng trị những tội phạm xâm hại đến an toàn nhà nước,
đối nội và đối ngoại. Khái niệm "những người phạm một việc gì... có phương


19

hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa..." quy định tronơ
Sắc ỉệnh số 21 ngày 14/2/1946 được thay bằng khái niệm xâm phạm an toàn
nhà nước về đối nội và đối ngoại. Điều 1 của sắc lệnh 133 qui định: "Để củng
cố chính quyền dân chủ nhàn dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến giành độc
lập, thống nhất cho dân tộc, nay ban hành sắc lênh này nhằm muc đích
trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mun và hành
động phản quốc", sắc lênh số 133 đã đạt được bước tiến bộ về kỹ thuật lập
pháp, chỉ rõ những quan hệ xã hội cụ thể có tầm quan trọng nhất bị hành vi
phạm tội xâm phạm tới - là cơ sở để xây dựng nhóm khách thể của các tội
đặc biệt nguy hiểm xâm phạm ANQG sau này. Đây là một văn bản pháp
luật hình sự tương đối hồn chỉnh, qui định ngun tắc có tính chất phân
hóa của Nhà nước ta trong xử lý tội phạm. Theo chúng tôi, những nguyên
tắc và điểm mới của sắc lênh đó thể hiện như sau:
a) Đề cao nguyên tắc trừng trị có phân hóa: nghiêm trị bọn chủ
mun, cầm đầu, bọn ngoan cố, khoan hồng đối với những người bị lừa phỉnh,
bị ép buộc, lầm đường (Điều 2)
b) Các hành vi hoạt động phản cách mạng được phân thành 9 loại
tội phạm cụ thể, đó là:
1- Tội cấu kết với địch (đế quốc xâm lược và bù nhìn phản động),
cầm đầu những tổ chức qn sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phản bội
Tổ quốc (Điều 3).
2- Tội vây quét, bắt giết, tra tấn, khủng bố, hãm hiếp cán bộ và nhân
dân, áp bức bóc lột, cướp phá nhân dân, bất phu, bắt lính, thu thuế cho địch
(Điều 4).

3- Tội tổ chức lực lượng vũ trang làm loạn chống lại chính quyền
dân chủ nhân dân, khủng bố nhàn dân (Điều 5).
4- Tội tham gia các đảng phái, các tổ chức việt gian, phản động, tuyên
truyền lôi kéo nhân dân theo địch, hoặc hoạt động gián điệp cho địch (Điều 6).


20

5- Tội làm gián điệp cho địch như:
- Làm nội gián trong các tổ chức quàn, dân, chính.
" Cố ý tiết lộ hoặc bán bí mật quốc gia cho địch;
- Dị xét bí mật quốc gia
- Mua, cướp, lấy cắp những tài liệu bí mật quốc gia.
- Làm dấu hiệu cho địch bấn phá hoặc lùng bắt cơ quan, cán bộ,
nhân dân.
- Làm liên lạc, đưa thư, tài liệu, tin tức, đưa người cho địch (Điều 7).
6- Tội cản trở hoặc xúi giục, vận động nhân dân chống sự thực hiện
chủ trương, chính sách và những cuộc vận động của Chính phủ và Mặt trận
vì mục đích phản quốc (Điều 8).
7- Tội phá hoại nền kinh tế, tài chính quốc gia vì muc đích phản
quốc qui định ở Điều 9 và Điều 10 gồm các hành vi cụ thể:
- Làm, tàng trữ, lưu hành giấy bạc Việt Nam giả.
- Tàng trữ, hoặc lưu hành giấy bạc của địch hay của bù nhìn đã bị cấm.
- Mua bán có tính chất phá giá, làm ảnh hưởng đêh vật giá ở thị trường;
- Phá hoại tiền tệ;
- Mua thốc gạo và các thực phẩm khác tiếp tế cho địch hay để thiêu hủy.
- Bỏ thuốc độc, gieo rắc vi trùng, sâu bọ hoặc dùng cách nào khác
gây bệnh, phá hoại lương thực và mùa màng.
- Cướp, phá các cơng trình qn sự, thủy lợi, đê điều, kho tàng, công
xưởng, cắt đường dây điện tín, điện thoại, các phương tiện giao thơng vận tải.

8- Tội tuyên truyền cổ động cho địch biểu hiện cụ thể là:
- Phao tin đồn nhảm làm cho nhân dân hoang mang.
- Bất cứ cách gì để tuyên truyền cho chính sách, áp bức, bóc lột, lừa
phỉnh của địch.


21

- Đầu độc, trụy lạc nhân dân bằng văn hóa nô dịch.
- Tuyển mộ ngụy binh hay mộ phu cho địch.
- Dụ dỗ bộ đội, cán bộ, nhàn dân bỏ hàng ngũ kháng chiến đi theo
địch (Điều 11).
9-

Tội phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước,

các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các đảng phái và đoàn thể dân chủ,
chia rẽ nhân dân với Chính phủ, chia rẽ nhân dân Việt Nam với các nước
bạn Miên, Lào, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân
dân Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác (Điều 12).
Như vậy, cấu thành của các tội phạm được nêu ra từ Điều 3 cho đến
Điều 7 khơng nêu ra dấu hiệu mục đích phản quốc, nhưng các hành vi này
uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của chính quyền nhân dân, đã thể hiện rõ
ràng mục đích chống cách mạng, chống lại Tổ quốc của kẻ phạm tội.
Những tội còn lại như chống lại các chủ trương chính sách của Chinh phủ
(Điều 8), phá hoại kinh tế, tài chính (Điều 9), phá hoai cơ sở vât chất và môi
sinh (Điều 10), tuyên truyền và cổ động cho địch (Điều 11); phá hoại khối
đoàn kết kháng chiến (Điều 12) là những tội uy hiếp sự vững manh của
chính quyền nhân dân, hành vi khách quan có đặc điểm giống với các hành
vi cấu thành các tội phạm khác, vì vậy để phân biệt với chúng, các nhà làm

luật đã nêu ra dấu hiệu "mục đích phản quốc" hoặc "cho địch" trong cấu
thành tội phạm.
c)

Căn cứ vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi (hoạt

động đắc lực, làm hại nhiều, tội trạng tương đối nhẹ), vai trò của bị cáo (chủ
mưu, tổ chức, chỉ huy, bọn tay chân đắc lưc, bọn đỡ đầu hay giúp đỡ, bọn
tay chân thường, bọn hùa theo), sắc lệnh 133 quy định các khung hình phạt
có mức độ nghiêm khắc tương ứng. Ngoài ra, sắc lệnh cũng quy định những
trường hợp người phạm tội được xét xử một cách khoan hồng (giảm nhẹ tội
hoặc tha bổng).


22

d)

Mức hình phạt tù cao nhất được nâng lên tù chung thân, qui định

hình phạt phụ tước quyền tự do.
đ) Cho phép áp dụng nguyên tắc tương tự để xét xử những hành vi
phạm tội phản quốc khác nhưng chưa được quy định trong Sắc lệnh này.
Với mục đích phân hóa triệt để kẻ thù, Nhà nước đã khẳng định
chính sách khoan hồng đối với nguy binh và nhân viên ngụy quyền bỏ hàng
ngũ địch trở về với nhân dân; đồng thời ban hành chính sách dân tộc
(Thơng tư số 281-Ttg ngày 22/6/1953) và chính sách tơn giáo (Thơng tư số
315-Ttg ngày 4/10/1953).
Thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu
ruộng đất của địa chủ phong kiến và cơ sở chính trị, xã hội của chế độ đó ở

nước ta là nhiệm vụ cấp bách thứ hai của cách mạng dân tộc dân chủ trong
thời kỳ này. v ề pháp luật hình sự, Nhà nước ta đã Ban hành Sắc lệnh số 89
ngày 22/5/1950 quy định viêc trừng trị đối với những kẻ dùng thủ đoạn man trá
hoặc đầu cơ, bóc lột để cho vay. Ngày 4/12/1953, Nhà nước ta đã thông qua
luật cải cách ruộng đất, tuyên bố tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực
dân Pháp và bọn đế quốc xâm lược khác. Đối với địa chủ việt gian thì tùy tội
nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hay một phần ruộng đất, nông cụ, lương thực
thừa, nhà cửa thừa hay tài sản khác, phần khơng tịch thu thì trưng thu. Để đảm
bảo việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố
chính quyền nhân dân, đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi,
Sắc lệnh số 151 được ban hành ngày 12/4/1953 quy định:
Trừng trị những địa chủ chống pháp luật trong khi và ở
những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất
nhằm mục đích giữ gìn tính mệnh và tài sản của nhân dân,
nghiêm cấm mọi hành động phá hoại của địa chủ không tuân luật
pháp, giữ gìn trật tự cách mạng, củng cố khối đồn kết kháng
chiến của nhân đân [3, tr. 98].


23

Nội dung Sắc lệnh 151 có 5 điều quy đinh tội danh và hình phat
tương ứng, đó là:
1- Tội chống chính sách ruộng đất: dùng thủ đoạn trái phép để cưỡng
bức nộp tô hoặc trả nợ cũ, lấy lại ruộng đất, nhà cửa, đuổi người làm cồng.
2- Tội phân tán tài sản, của cải, ruộng đất bằng cách cầm, bán, cho,
chia gia tài hoặc các thủ đoạn lén lút khác.
3- Tội phá hoại tài sản như: giết hại hay làm bị thương các súc vật,
phá hoại lương thực, đồ đạc, nơng cụ, cây cối, hoa màu, ruộng đất, Gồng
trình thủy lợi... để gây thiệt hại cho nông dân và làm hại cho sản xuất.

4- Tội bịa đặt tin bậy để gây dư luận chống Chính phủ, chống pháp
luật. Dùng thủ đoạn gây xung đột trong nội bộ nông dân làm tổn hại đến sự
đoàn kết của nhân dân; dùng tiền của hoặc những thủ đoạn khác để mua
chuộc, uy hiếp cán bộ và nhân dân, chui vào cơ quan, chính quyền, nông
hội với ý định phá hoại việc thi hành chính sách ruộng đất; dùng mọi thủ
đoạn lừa bịp, uy hiếp để cướp lại những lương thực, tài sản, ruộng đất của
nông dân đã do đấu tranh mà giành được.
5- Tội cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp, thành lập hay
cầm đầu, những tổ chức đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại
kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên; cấu
kết với đế quốc, ngụy quyền thành lập các tổ chức vũ trang hay bạo động,
đánh bị thương, đánh chết, ám sát nồng dân, cán bộ và nhân viên; đốt phá
nhà cửa, kho tàng, lương thực, hoa màu, công trình thủy lợi; xúi giục hay
cầm đầu một số người để gây phiến loạn.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết,
miền Bắc bước sang giai đoạn cách mạng XHCN, đồng thời tiếp tục chống
đế quốc Mỹ xâm lược, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên
phạm vi cả nước, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ
ANQG trong giai đoạn mới, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh số 267 ngày


24

15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà
nước, của hợp tác xã, của nhân dân và cản trờ việc thực hiện chính sách kế
hoạch Nhà nước. Điều 1 của sắc lệnh này quy định:
Để góp phần vào việc bảo vệ sự nghiệp xây dựng kinh tế
và văn hóa, nay ban hành sắc lệnh này nhằm trừng trị những âm
mưu, hành động phá hoại hoặc làm thiệt hai đến tài sản nhà nước,
cua hợp tác xã và của nhân dân, làm cản trở viêc thưc hiên chính

sách, kế hoạch xây dựng kinh tế và văn hóa [3, tr. 115].
Sắc lệnh 267 qui định nghiêm trị những kẻ vì mục đích phá hoại có
những hành vi sau đây:
- Trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà
nước, của hợp tác xã và của nhân dân.
- Tiết lộ, đánh cắp, mua bán, do thám bí mật nhà nước.
" Cản trở việc thực hiẽn chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hóa của
Nhà nước bằng bất cứ cách nào như: tuyên truyền chống chính sách, chống
kế hoạch, phao đồn tin bịa gây sự nghi ngờ, hoang mang trong quẩn chúng;
hành động chống chính sách, chống kế hoạch; khơng làm hoặc làm sai cơng
việc mình phụ trách; làm gián đoạn cơng việc thường xuyên; kìm hãm sự
phát triển của một bộ phận, một ngành hoạt động; gây mâu thuẫn, chia rẽ
nội bộ công nhân viên, cán bộ, xã viên hoặc chia rẽ nhân dân và cán bộ.
So sánh với các văn bản quy phạm pháp luật hình sự được ban hành
truớc đó, nội dung cấu thành tội phạm của các tội được quy định tại các
điéu 2, 3, 4 của sắc lệnh 267 có rất nhiều điểm tương đồng với nhóm các tội
uy hiếp đến sự vững mạnh của chính quyền, trong đó dấu hiệu "mục đích phá
hoại" đã được thay thế cho dấu hiệu "mục đích phản quốc". Hơn nữa, trong
s ắ ; lệnh 267, các tội có "mục đích phá hoại" đã được phân biệt với các tội
có hành vi khách quan tương tự nhưng được thực hiện với mục đích khác
như tham lam, tư lợi (Điều 7), thiếu tinh thần ừách nhiệm (Điều 10). Có thể


×