Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở việt nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.24 MB, 102 trang )


ì

B ộ G IÁ O DỤC VẢ ĐÀO TẠO

BÔ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HẢI ÂU

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RỪNG ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

C huyên ngành:
Mã số:

L u ậ t K in h tế

5.05.15

THƯV!ỀN
;< Ư Ư N Ệ Đ A [ H Ọ C LŨẬT HÀ NỖI
i PTON6 POC ...

J

LU ẬN VÁN TH ẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ ĐOÀN NĂNG


HẢ NỘI - 2001


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ sự biết
ơn đến:
-

Các thầy cô giáo Khoa sau Đại học Trường Đại học Luật Hà nội.

-

Ông N guyễn Bá Thụ - Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam.

-

Ông Trịnh Đức Huy - Trưởng phòng Hành chính - Pháp chế - Bộ NN&PTNT.

-

Ông Trần Liên Phong - Cục Môi trường - Bộ KHCN&M T.

-

Ô ng N g u y ễ n N g ọ c C h ín h -

V iệ n Đ iề u tra q u y h o ạ c h rừ ng -

N h ữ n g n g ư ờ i đã chỉ g iáo cho tôi n h ữ n g k iến thứ c k h o a học q u ý

b á u . Đ ặ c b iệ t, tôi xin c h ân th à n h cảm ơn T iế n sĩ Đ o àn N ăn g ,
n g ư ờ i th ầ y đã tận tìn h đ ộ n g v icn và trự c tiểp h ư ớ n g d ẫn tôi tro n g
su ố t q u á trìn h h o à n th à n h bản luận văn.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu được đưa ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và chưa hề được công bố trong một công trình nào khác.

Tác giả của Luận vãn

_

?

A

Nguyên ỉ ĩai Au


DANH MỤC NHŨNG TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

- Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ADB


- Ngân hàng Phát triển châu Á

BONN

- Công ước Bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư

BV& PTR
CBD
CHXHCN

- Bảo vệ và Phát triển rừng
- Công ước Đa dạng sinh học
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

CITES - Công ước Buôn bán quốc tế các loài động thực
hoang dã có nguy cơ bị đe doạ.


- Cộng đồng châu Âu

FAO

- Tổ chức Nông nghiệp và Lưưng thực Liên Hiệp Quốc

FIPI

- Viện Điều tra quy hoạch rừng

HĐBT


- Hội đồng Bộ trưởng

HĐND

- Hội đồng Nhân dân

ITTO

- Tổ chức quốc tế về Gỗ nhiệt đới

ĨUCN

- Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên

KHCN&M T
LHQ
LTQD

- Khoa học, Cồng nghệ và Môi trường
- Liên Hiệp Quốc
- Lâm trường quốc doanh




NN & PTN T

- Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ODA


- Viện trợ phát triển chính thức

RAM SAR

- Công ước quốc tế về Bảo vệ các vùng đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế

SIDA

- Cơ quan Phát triển quốc tế Thuỵ Điển

ƯBND

- ư ỷ ban Nhân dân

UNCED

- Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển

UNDP

- Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc

WB

- Ngân hàng T hế giới

WWF


- Quỹ Báo tồn động vật hoang dã thế giới


Trang

MỤC LỤC
MỎ ĐẨU
CHƯƠNG 1: MÔI TRƯỜNG RÙNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÁP LUẬT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RỪNG

6

1.1.

Rừng và vai trò của môi trường rừng đối vói sư phát triển
bền vững quốc gia.

,

1.2.

Thực trạng rừng ở Việt Nam.

1.3.

Sự cản thiết tất yếu khách quan cùa pháp
môi trường rừng.

luật bảo


vệ

CHƯƠNG 2: s ự HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN VÀ THỰC TRẠNG CỦA
PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM.

2.1.

Tổng quan quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bảo vệ
mồi trường rừng ở Việt Nam.

2.2.

Thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường rừng.

15

23

23

28

2.2.1. Các nguvôn tắc pháp lý về bảo vệ môi trường rừng.

28

2.2.2. Các quv định về phát triển rừng, giao đất lâm nghiệp và khoán rừng.

31


2.2.3. Các quy định về phòng cháy, chữa cháv rừng và bảo vệ động thực vật
rừng hoang dã quý hiếm.

37

2.2.4. Các quy định về khai thác, chế bỉến, xuất nhập khẩu lâm sản.

42

2.2.5. Các quv định về tài chính và khuyến khích đầu tư.

4

g

2.2.6. Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường rừng.

5

[

2.2.7. Hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường rừng.

5(5

2.2.8. Xử lý vi phạm.

60



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG RÙNG TRONG ĐlỂU KIỆN HIỆN NAY

CỦA NƯỚC TA.

3.1.

Các mục tiêu và quan điểm chỉ đạo cơ bản của quá trình
hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam.

3.1.1. Xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể
và có hiệu lực thực tế để điều chỉnh toàn diện các quan hệ pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rừng.
3.1.2. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
rừng phù hợp với cơ chế thị trường, với yêu cầu hội nhập quốc tế và
bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.
3.1.3. Xã hội hoá nghề rừng, biến việc bảo vệ và phát triển rừng trở thành
sự nghiệp của toàn dân.
3.1.4. Tiếp thu kinh nghiệm của các nước và tổ chức thực hiện tốt
các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trườnu rừng.

3.2.

Một sỏ giải pháp hoàn th ìn pháp luật bảo vệ mồi trường rừng
i Việt Nam.

Kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
N gày nay, khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên của các tiến bộ khoa
học và công nghệ hiện đại thì đồng thời nhân loại cũng phải đối mặt với
những thách thức lớn cho sự phát triển. Đó là nguy cơ suy giảm nghiêm
trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái các yếu tố quan
trọng, căn bản của môi trường sống. Tinh hình đó đã đặt ra cho toàn nhân
loại nhiệm vụ cấp thiết phải có những hành động thiết thực để bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
H ội nghị của Liên H iệp Quốc về M ôi trường và Phát triển (UNCED)
họp tại R io de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992 với sự tham gia của trên
180 nước và 70 tổ chức quốc tế đã thông qua Tuyên ngôn về “M ôi trường và
phát triể n ” và “Chương trình nghị sự 21” , đánh dấu sự chính thức công nhận
của các quốc gia về tầm quan trọng củng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo
tổn da dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - môi trường và sự phát
triển. H ội nghị đã thừa nhận phương châm "Phát triển bền vững” với tư cách
là m ục tiêu lâu dài cán đạt được cồa mọi quốc gia.
V iệt N am trona quá trình hội nhập và phát triển cũng đang đứng trước
những nguy cơ khủng hoảng nghicm trọng về môi trường sinh thái và tài
nguyên thiên nhiên. Đối tượng được đề cạp đến đầu tiên khi xem xét các
Iihân tố ảnh hưởng đến m ôi trường là rừng. Là m ột nước giàu có ve tài
n guyên rừng bao gồm các rừng m ưa nhiệt đới và rừng m ưa mùa, các hệ sinh
thái rừng thuỷ sinh và rừng cây bụi lá kim , V iệt N am đ iu c đánh giá là có
m ột nguồn tài nguyên lùng vô cùng quý giá có giá trị sinh học cao, có khả
năng tái tạo va phát triển, là m ột bộ phận quan tre Ig của môi trường sinh thái
và đóng vai trò chủ lực trong các hệ sinh thái tự nhiên, có giá trị to lớn đối
với nen kinh tế quốc dân, gắn liền vứi đời sống cua con người và sự song còn
của dân tộc.
T rong nửa th ế kỷ qua, các hoạt động khai thác lâm san quá mức, đốt
phá rừng làm nưíĩng rẫy, chiến tranh và nhiều loại thiên tai đã làm cho
V iệt N am m ất đi m ột diện tích rừng rất lớn, khoảng chừng năm triệu héc ta

(trung bình xấp xỉ 100.000 ha/năm ). Trong những năm gần đày, Nhà nước đã
có nhiểu cố sắng trong việc khôi phục, bảo vệ rừng thông qua việc xây dựng
và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để có thể ngăn chặn sự suy giảm
của rừng, phát triển thêm nhiều diện tích rừng trồng mới và quy hoạch các
khu rừng để hạn chế khai thác. Quá trình quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng,
bao hàm đất rừng, các tài nsuyên và hệ sinh thái rừng phải được thực hiện
bằng công cụ chủ yếu là pháp luật. Nhu cầu về quản lý rừng bền vữns đã dẫn
tới việc hình thành một hệ thống pháp luật bảo vệ môi trườna rừng. Chúng ta

1


đã có các văn bản phap luật như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ
m ôi trường, Luật Đ ất đai... và nhiều văn bản dưới luật có liên quan. Chúng ta
cũng có m ột bộ m áy các cơ quan quản lý N hà nước để bảo vệ m ỏi trường
rừng từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, hiện tượng suy giảm các
n su ồ n tài nguyên và hệ sinh thái rừng vẫn có chiều hướng gia tăng, diện tích
rừng bị khai thác quá mức ngày càng nhiều, trong khi đó chất lượns rừng vẫn
tiếp tục bị suy thoái nghiêm trọng.
M ôi trường rừng bị xâm hại đã gây nhiều hậu quả xấu không chỉ làm
giảm sút khả năng cung cấp của rừng cả về góc độ khoa học lẫn kinh tế, m à
còn gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tai hoạ cho đời sống nhân dân như lũ
lụt, hạn hán, xói m òn dẫn đến suy kiệt đất đai, phá huỷ các công trình thuỷ
lợi điện, giao thông, ô nhiễm m ôi trường sống...
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện dại hoá m à chúng ta đang tiến hành
diễn ra trong bối cảnh của m ột nền kinh tế thị trường đâỳ năng động. Việc
huy động m ọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài nguyên ữii-ên nhiên, để
phát triển kinh tế sẽ dễ dàng kéo theo sự lạm dụng quá mức dẫn đến suy kiệt
các tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy trong chiẽn lược phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Đ ảng ta đã khẳng định: “Phát triển nhanh,

hiệu quả và bền vững, tăng trưởng km h tế đi đôi với việc thực niộn tiến bộ và
công bằng xã hội và bảo vệ m ôi trường” và “BdO vệ m ỏi trưừng là trách
nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý N hà nước đi đôi với nâng cao ý
thức trách Iihiệm của mọi người dân. Chi động gắn kết yêu cáu cai íhiện môi
trường trong mỗi quy hoạch, k ế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh
tế xã hội, coi yêu cầu về m ôi trường là m ột tiêu chí quan trọng để đánh giá
các giải pháp phát triển"’. N hư vậy, với tính cách là m ột thành phần của m ôi
trường, vàn đề b ả o ‘vệ môi trường rừng phải nằm trong chiến lược, k ế hoạch
bảo vệ m ôi trường quốc gia và phải được coi là m ột nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu.
V ì vậy, việc nghiên cứu nhằm tiến tới hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi
trường rừng ở Việt N am có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn, có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bền vững môi trường rừng, bảo tồn và
phát huy các giá trị quý báu m à rừng m ang lại cho đất nước, cho xã hội và
m ỗi cõng dân, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước mà dân tộc ta đang trên con đường tiến tới.

2


Tình hình nghiên ciru để tài:
H iện nay, nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường rừng vẫn còn là
m ột đề tài tương đối mới mẻ ở V iệt Nam. Việc xuất hiện các bài viết, các
công trình n sh iên cứu khoa học về lĩnh vực này còn ít ỏi và có nhiều hạn chế.
T ro n s số các nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo vệ môi trường rừng, có
thể kể đến các bài viết, công trình nghiên cứu của các luật gia trong nước như
H oàng H ồng, N guyễn Văn Cương, Đỗ N hư Khoa, Phạm Xuân Phương, Hà
C ông Tuấn, N guyễn Tất Viễn, Lê Sơn Hải .v.v. Cũng có thể kể đến các bài
nghiên cứu của m ột số luật gia nưức ngoài như S.K. Bharava (Cố vấn cao cấp
phát triển chính sách lâm nghiệp của Tổ chức N ông nghiệp và Lương thực

L iên Hợp Q uốc FA O - RO M A ), Christy Lawrene (Trưởng phòng Phát triển
luật của FA O )...C ác bài viết, công trình này có đề cập đến những vấn đề
riêng rẽ của pháp luật bảo vệ m ôi trường rừng ở V iệt Nam . Tuy nhiên cho
đến nay chưa có m ột bài viết, công trình nghiên cứu nào nghiên cứu trực tiếp
và tổng quát, toàn diện lĩnh vực pháp luật này. N hư vậy có thể thấy rằng ở
V iệt N am , đề tài luận án “Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ờ Việt Nam,
thực trạng và phương hướng hoàn thiện” là m ột đề tài mới, chưa có một bài
viết hay công trình nghiên cứu nào tương tự.

M uc đích và nhiêm vu của luán án:
_ M ục đích của luận án là nghiên cứu ]v luận và thực tiễn pháp luật
V iệt N am về bảo vộ môi trường rừng, để xuất các giải pháp để hoàn thiện
pháp luật bao vệ m ôi trường rừng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
bảo vệ m ôi trườna của V iệt N am nói riêng và hệ thống pháp luật c na Việt
N am nói chung.
Để đạt m ục đích trên, Luận án tập trung giải quyết các nhiệm VỊ' cơ
bản sau:
- Làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ các tài nguyên
thiên nhiên và hệ sinh thái rừng ở V iệt Nam , nêu bật sự cần thiết tất yếu
khách quan của pháp luật bảo vệ môi trường rừng.
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ môi
trường rừng ở nước ta, phân tích thực trạns của pháp luật bảo vệ môi trường
rừ n s hiện hành của Việt Nam.

3


- Xác định những quan điểm , phương hướng, và đưa ra những giải
pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường rừng trong điều
kiện hiện nay của nước ta.


Giới han nghiên cứu:
M ôi trường hay môi trường sinh thái là m ột phạm trù rộng. Trong
phạm vi của m ột luận án thạc sỹ với vấn đề nghiên cứu là pháp luật bảo vệ
m ôi trường rừng, luận án không có tham vọng xem xét tất cả các yếu tố tự
nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo tạo nên m ôi trường rừng như không khí,
nước, âm thanh, ánh sáng... m à chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp
luật liên quan trực tiếp đến rừng tự nhiên, rừng trồng trên đất lâm nghiệp,
gồm có thực vật rừng, động vật rừng và các yếu tố tự nhiên có liên quan đến
rừng được Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xác định.

Cơ sở lv luân và phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện m ục đích và các nhiệm vụ đặt ra, L uận án được thực hiện
dựa trên cơ sà lý luận, phương pháp luận duy vật hiện chứng, ket hợp lôgic
với lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp. L uận án dựa trên cơ sở
tỵ luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí M inh về N hà nước và Pháp luụt, đồng
thời Luận án đã vận dụng các lư tưđổi m ới tư duy chính trị - pháp lý, về cải cách hành chính tư pháp và về mục
tiêu phát triển bền vững.

Những đỏng góp chủ yếu về măt khoa hoc của luân án:
- Lần đầu tiên đặt vấn đề tương đối hệ thống về pháp luật bảo vệ môi
trường rừng của V iệt Nam.
- Phân tích, đánh giá tương đối cụ thè thực trạng các quy định pháp
luật hiện hành của V iệt N am trong lĩnh vưc bảo vê môi trường rừng.







w

.

.

G5

C2

- Nêu lên những quan điểm , phương hướng cơ bản và đề xuất các giái
pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật Việt N am về bảo vệ môi
trường rừns trong điều kiện hiện nay của nước ta.

4


z

Y nghĩa lý luân và thưc tiẻn:
- Xác định cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chính
sách, biện pháp để quản lý rừng bền vững, phát triển, bảo vệ và sử dụng có
hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái rừng.
- G óp phần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường rừng, góp
phần hoàn thiện pháp luật V iệt Nam về bảo vệ môi trường.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy chuyên khảo về pháp luật bảo vệ môi trường.


Kết cấu của Luân in:
L uận án gồm phần m ở đầu, ba chương, phần kết luận và danh m ục tài
liệu tham khảo được sử dụng làm căn cứ trình bày các vấn đề của luận án.


CHƯƠNG 1

MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1.1. RÙNG VÀ VA I TRÒ CỦA M Ô I TRƯỜNG RÙNG Đ ố i V Ớ I S ự P H Á T
T R IỂ N BỀN VŨNG QU ỐC GIA

N gày nay, các khoa học gia trên thế giới đều thừa nhận vai trò và
những giá trị to lớn của rừng đối với đời sống của con người. R ừng không
những là nguồn tài nguyên quý giá có thể tái tạo m à rừng còn có nhiều chức
năng sinh thái quan trọng không thể thay thế. Rừng là lá phổi xanh cua hành
tinh, có tác động kiểm soát chu trình nước và khí hậu toàn cầu, bảo vệ đất
chống sói mòn rửa trôi, ngăn chặn hoang m ạc hoá...
R ùng trên th ế giới che phủ khoảng 1/4 bề m ặt trái đất. Tuy nhiên với
rất nhiều nguyên nhân, đến nay th ế giới đã m ất đi 1/3 diện tích rừng hiện có.
R ừng còn lại không đư để che phủ 1/3 lục đ.tích rừng nguyên sinh nỉiiệt đới đã bị huỷ diệt. Theo tổ chức Lương thực và
N ông nghiệp của Liên IIọp Q uốc (FA O) thì hàng năm trên th ế giới có
khoảng 11,3 triệu héc ta rừng bị làn phá. Điéu đó đã dẫn tớ: những hạu qua
lên môi trường ngày càng nặng nề. Chính vì thế, nhiều quốc gia đã chủ
chương đóng cửa rừng tự nhiên, cấm xuất khẩu gỗ neuyên liệu, đưa rừng
m ưa nhtệt đới vào bảo tồn.v.v.
Sau năm 1980, thế giới quan tâm đến “Phát triển bền vững” . K hái
niệm “phát triển bền vững” hay “Khả năng bền vững” được đưa ra năm 1^80

trong “Chiến lược bảo tồn thế giới” nhằm đáp lại nhận thức và những m ối lo
ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài nguyên thièn nhiên và sự
xuống cấp của môi trường toàn cầu. H ội nghị ihượng đỉnh R io de Janeiro về
m ôi trường và phát triển của Liên hiệp quốc họp tại Brazil tháng 6 năm 1992
đã chính thức thừa nhận phương châm “Phát triển bền vững” là m ục tiêu phát
triển lâu dài cần đạt được của mọi quốc gia. Quan điểm c h u n s củ a sự phát
triển bền vững là báo đảm sao cho việc đáp ứng các nhu cầu của th ế hệ hôm
nay không làm tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Sự phát triển bền vững đòi hỏi các quốc gia thành viên trong cộng
đồng trong quá trình phát triển kinh tế phai đ ồ n 2 thời bảo tổn và sử dụng hợp
6


lý n su ồ n tài nguyên thiên nhiên của mình, phải “sử dụng bền vững” bất kỳ
m ột loài hay m ột hệ sinh thái nào, nếu m uốn tồn tại và phát triển.
“Phát triển bền vững” có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp đối với việc
“quản lý rừng bền vững” . M ột định nghĩa về Quản lý rừng bền vững được Tổ
chức quốc tế về Gỗ nhiệt đới (ITTO) đưa ra như sau: “Quản lý rừng bển vững
là quá trình quản lý đất rừng cô' định đ ể đạt được m ột hoặc nhiều mục tiêu
được xác định rỗ ràng của công tác quản lý trong vấn đ ề sản xuất liên tục
các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm giảm di đáng k ể những giá trị
vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và không gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực thái quá đến môi trường vật chất x ã hội ” (47, tr 7). Theo định
nghĩa này thì quản lý rừng bền vững bao gồm việc bảo vệ, phát triển, khai
thác rừng và sử dụng sản phẩm của rừng m ột cách hợp lý, khai thác sử dụng
để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
cho tương lai. Chính bởi lẽ đó, quản lý rừng bền vững là m ột mục tiêu nằm
trong chiến lược “phát triển bền vững” toàn cầu.
Là m ột quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới, gió m ùa ẩm với 3/4 diện
tích lãnh thổ là đồi núi được che phủ hàng triệu ha rừng xanh các loại, lại có

bờ biển trải dài hơn 3000 km từ M óng Cái đến mũi Cà M au, m ũi Hà Tiên với
gần 200.000 ha rừng ngập mặn, Việt N am có nguồn tài nguyên thực vật,
động vật rừng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên hiện nay trong tiến trình
phát iriển, chúng ta đang đung trước những thách thức lớn về sự suy thoái
các nguồn tài nguyên và hệ sinh th ái rừng .
Thừa Iihận những giá trị của “Phát triển bền vững” , đồng thời thể hiện
m ối quan ngại cũng như những quyết tâm của m ình trong việc bảo vệ môi
trường sinh thá nói chung, đối với các tài nguyên và hệ sinh thái rừng nói
riêng, V iệt N am đã tham gia hàng loạt các công ước quốc tế về m ôi trường,
trong đó có các Công ước về Bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan
V tọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước RAM SAR
năm 1 9 7 1 , Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thưc vật hoang dã có
nguy cơ bị đe doạ CITES năm 1973, Công ước về Đa dạng sinh học CBD
năm 1992 .v.v. Quan điểm về sự “Phát triển bền vững” của V iệt Nam là lấv
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường làm cơ sở và lấy con người làm
tru n a tâm. Trong “ K ế hoạch quốc sia về môi trường và phát triển lâu bền
1991 - 2000”, Việt Nam xác định mục tiêu lâu dài là thoả m ãn nhu cầu cơ
bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho các thế hệ hiện tại và tương lai của
V iệt Nam thôna qua việc quản lý một cách khôn khéo nguồn tài nguyên
thiên nhiên, xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ
ch ế tổ chức nhàm đảm bảo cho khả năng sử dụns lâu bền các tài nguyên
thiên nhiên được nhất thể hoá và liên kết chặt chẽ với tất cả các khía cạnh
7


của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. K ế hoạch này đặt ra
5 m ục tiêu là:
- Duy trì các quá trinh sinh thái thiết yếu và các hệ thống bảo đảm
cuộc sống đang chi phối phúc lợi của người Việt Nam.
- Duy trì tính đa dạng di truyền của các loài nuôi trồng cũng như

hoang dại phục vụ lợi ích hiện tại và tương lai.
- Đảm bảo sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách
quản lý mức độ và phương thức sử dụng.
- D uy trì chất lượng tổng thể về môi trường cần cho sự tồn tại của con
người.
- Đ ạt được mức và phân bố dân số làm sao cho cân bằng với khả nang
sản xuất lâu dài của thiên nhiên bảo đảm cho mức sống xứng đáng của con
người.
T rong “ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010”
(T rích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đ ảng Cộng sản
V iệt N am khoá V III tại Đại hội Đ ảng toàn quốc làn thứ IX), quan điẽm phát
triển dược Đ ảng ta khảng định là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững;
tăng trưung kinh t ế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng x ã hội và
bao vệ m ôi trư ờ ng”(Ỉ4 , tr 162).
Trong lĩnh vực môi trường rừng, Tại Hội nghị U N CED năm 1992,
V iệt N am cũng cho rằng phá rừng nhiệt đới là vấn đề .inh hưởng toàn Gầu và
lớn hơn ban thân sự phát triển cỉia từng nước. Phải có sự nỗ lực của cộng
đồng quốc tế trong sự hợp tác phục hồi rừng để cứu lấy các khu MIC rừng
n h iệt đới hiện đang còn lại. Bảo vệ rừng và bảo vệ các hệ sinh thái cũng đồng
n g h ĩ a với việc b ả o vệ c á c lo ài đ ộ n g thực vật h o a n g d ã m à sự đ a d ạ n g Cua

chúng là những tài nguyên vô cùng quý cho sự phát triển.
Khi xem xét vai trò của rừng đối với sự phát triển của đất nước, có thể
rút ra các giá trị chủ vếu mà rừng m ang lại như sau:
Về mặt kinh tế, ngành làm nghiệp có những đóng góp quan trọng vào
nền kinh tế quốc dàn. R ừns là nguồn cung cấp 2 ỗ và các sản phẩm ngoài gỗ
cho nhiều ngành kinh tế quan trọns như xâv dựng, cầu đườns, cô n s nghiệp
nhẹ, thủ cồng mỹ nghệ, xuất khẩu thương mại.v.v. Rừng là nơi lưu giữ nguồn
gen động thực vật có giá trị cao như các loài thảo dược, các cây lấv nhựa, lấv



hạt, lấy dầu, tinh dầu.., bên cạnh đó là nhiều loài động vật có giá trị kinh tế
cao như gấu lấy m ật và da, cầy hương lấy xạ, hươu lấy nhung... ơ nhiều nơi
như vùns Tây N guyên, từ lâu đồnơ bào đã thuần hoá, nuôi và sử dụns voi
rừng làm sức kéo, nhân dân ở Q uỳnh Lưu - Diễn Châu tỉnh N shệ An đã
thuần hoá, nuôi dưỡng nai, hươu.v.v.
Ngoài việc cung cấp các sản phẩm nói trên, vai trò quan trọng hàng
đầu của rừng là khả năng phòng hộ và bảo vệ môi trườne. Rừng là bức tường
thành chống gió, cát bay và bảo vệ đồng ruộng thông qua sự ảnh hưởng tới
c h ế độ gió. Bên cạnh yếu tố địa hình thì các cánh rừng có tác dụng chắn gió,
làm giảm tốc độ của gió, cát. Chính vì thế m à đồng bào ven biển
Q uảng Bình, Q uảng Trị, Q uảng N am đã tránh được nạn cát bay nhờ trồng
các cánh rừng phi lao. Rừng có tác dụng bảo vệ cây trồng tránh được những
tác động cơ học gây hại làm cây gẫy, quả rụng.., làm giảm cường độ bốc hơi
nước của đất và sự thoát nước của cây, và đặc biệt về m ùa lạnh, rừng cây có
tác dụng nâng cao nhiệt độ cua lớp không khí sát m ặt đất và của lớp đất mặt.
ớ N hiều nưi thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ như N am Định, Hải Phòng,
Q uảng N inh, nhân dân đã trồng những dải rừng phòng hộ ven biển cho nông
nghiệp khiến cho sản lượng nông nghiệp tăng rõ rệt. N ăng suất lúa ở những
địa phương này thường cao hơn 1 0 % so với những noi không có rừng phòng
hộ.
Rừnơ còn có tác dụng chống xói m òn, rửa trôi, ở nước ta mưa nhiểu,
núi và đất dốc chiếm 60% lãnh thổ nên xói m òn nước thường điỗn ra rất
nghiêm trọng. Theo số liệu thực nghiệm ở Hữu Lũng (L ạng Sơn) trên các
nương rẫy cũ đất bị rua trôi lên đến 3,7 tân/ha/năm , -1 V ĩnh Phúc đất dốc trên
2 0 độ nên lượng đàt bị xói m òn do nước mưa tới 123 tân/ha/năm . Xói mòn
do gió cũng thường xuyên gây ra nhũng tổn thất không kém phần nghiêm
trọng. N hiều cơn lốc xảy ra ở các vùng ven biển nước ta đã đưa lại nhiều
thiệt hại về người, nhà cửa, thuyền bè, và gia súc. Ọ ua nahiên cứu cho thấy
trẽn đất có độ che phủ của các thảm thực vật khác nhau, cụ thể là 1 ,2 %,

1,6% , 3,3% Ihì mức thiệt hại do c ù n g m ột cơn lốc gây ra là 46% , 30% và
10%. N hư vậy chỉ cần tăng độ che phủ rừng 2% thì mức độ thiệt hại giảm đi
4,6 lấn.
Rừng ở đầu nguồn có tác dụng giữ nước va điều tiết nguốn nước để
ạiám lũ lụt do mưa to kéo dài gâv ra, cu n s cấp nước cho các sông, suối, hồ
và đập đê có nước tưới cho ruộnơ đồng. Rừng kéo dài tuổi thọ của các hổ
nhàn tạo, các đập thuỷ điện và các công trình thuỷ nông do khả năns hạn chế
xói m òn va bổi tụ. Các đai rùns ớ thành thị và các khu công nghiệp còn có
tác dụng làm giảm tiếng ồn, ngăn bụi và sự hấp thu các thán khí. cung cấp
dưõna khí, làm cho khônn khí trona lành.
9


Bên cạnh đó, rừng còn góp phần bảo vệ an ninh quốc phòns. Rừng núi
là địa bàn lý tưởns để đóng quân, cất dấu lương thảo, đạn dược ... rất thuận
lợi cho các hoạt động quân sự. Trong suốt hai cuộc chiến tranh cứu nước
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhiều cánh rừng như Bắc Pó,
Trường Sơn, Củ Chi, Tây Ninh .v.v. đã đi vào lịch sử như là những mảnh đất
anh hùng với những chiến tích vang dội chống quân xâm lược: “Rừng che bộ
đội, rừng vàv quân thù” .

1.2. THỰC TR Ạ N G RÙNG ở V IỆT NAM .

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió m ùa ẩm thuộc khu vực
Đ ông Nam châu Á với diện tích lãnh thổ hơn 330.000 km 2, vừa sát ranh giới
của chí tuyến Bắc vừa tiếp giáp với Đại dương m ênh mông. Hầu hết các vùng
của đất nước có lượng mưa trung bình khoảng 2 0 0 0 m m , có vùng đạt tới
3000 mm.
Nước Việt N am trưức đây được bao phủ kín m ột thảm rừng nhiệt đới
thường xanh. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gàn xích đạo tới giáp cạn

nhiệt đới cùng vứi sự đa dạng về địa hình đã tạo nén sự đa dạng thiên nhiên,
đa dạng sinh học về lùng. Kiểu rừng rậm nhiệt đới thường xanh m ua mùa là
chiếm im thế him cả, các khu rừng là kim xuãt hit-n nhiều ở vùng ốn đới và
cận nhiệt đới. Các kiểu rừng khác nhau như rừng thưa rụng lá, nửa rụng lá,
rừ n s lá kim phân b ố chú yếu ở Tây N guyên, m iền Tây Nam Bộ và m ột phần
nhỏ ở phía Tây Bắc, rừng khô cây họ dầu thường thấy ở các tỉnh vùng cao,
rừng họ dầu ở vùng thấp, rừng ngập m ặn và loai đước chiếm ưu th ế ở ven
biển châu thổ sông M ê K ông và sông Hồng, rừng tràm ở N am Bộ và rùng
hổn loại tre nưa có ở rất nhicu nơi.
Hệ sinh thái rừng Việt Nam được đánh giá là đa dạng và phong plní
về chủng loại. Cho đến nay các nhà khoa học đã thống kê được hơn 7000 loài
thực vật bậc cao có m ạch, khoảng 800 loài rêu và 600 loài nấm. Theo dự
đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật trong các khu rừng nhiệt đới ở
V iệt Nam ít nhất lên đến 12000, trong đó có khoảng 2.300 loài đang được
nhản dân sử dụng làm nsuồn lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, lấv gỗ,
tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác.
Tài nsuyên đặc biệt của rừng Việt Nam là cây thuốc. Do có một vị trí
địa lý đặc biệt nên Việt Nam có khoáng 3000 loài dược tháo phàn bố khắp
các miền đất nước. Có nhiều loài đặc hữu như Ba gạc, Sâm nsọc linh.
10


Hoàng liên, Tam thất... N hiều loài có trữ lượng lớn như Vàng đắns, Ba kích,
Bình vôi, Sa nhân, N hân trần, Dừa cạn, Hà thủ ô đỏ.v.v.
Rừng Việt N am chứa đựng nguồn gen thực vật hết sức quý giá không
chỉ cho Việt N am mà còn cho cả thế giới, chẳng hạn như Trầm hương
(Eaglew ood), M àng tang (Litsea cubeba), Sam bông (A m enlotaxus
argotenria), c ẩ m lai (D albergia olivcrii), Giáng hương (Pterocarrpus relatus),
Pơmu (Tonkenia hodginsii), Gụ mật (sindora chochinchinensis), Kim giao
(Padoearpus henuryi).v.v.

Hệ thực vật rừng ở Việt N am có mức độ đặc hữu cao. Tuy rằng hệ thực
vật Việt Nam không có các Họ đặc hữu và chỉ có khoảng 3% số Chi là đặc
hữu (chẳng hạn các chi Ducam popinus hay Calobogyne) nhưng số loài đặc
hữu chiếm đến 1 0 % và tập trung ở bốn khu vực chính là khu vực núi cao
H oàng Liên Sơn ở m iền Bắc, khu núi cao N gọc Linh ở m iền Trung, khu vực
núi cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực Bắc Trung Bộ.
Hệ động vật rừng của Việt N am cũng hết sức phong phú và đa dạng.
H iện nay các nhà khoa học đã thống kê được 275 loài thú, 1026 loài và phân
loài chim , 260 loài bò sát, 82 loài lưỡng cư. Ngoài ra còn có hàng chục ngàn
loại côn trùng, giáp xác, thân m ềm và ca m ột phức hệ vi sinh vật rừng độc
đáo, có giá trị đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động
vật giới rừng Việt N am có nhiều dạng đặc hữu gồm hơn ] 00 loài và phân loài
chim , 78 loài và phân loài thú. N hiều loài đùng vạt có giá trị tbưc tiễn cao và
có ý nghĩa lớn về hảo vệ như voi, tê giác, bò rừng, bò xám , trâu rừna, hổ,
báo, hươu, nai, culy, vượn, voọc, sếu, cò quắm.v.v. Đậc biệt là trong vòng vài
nam trở lại đây, chúng ta đã phát hiện ra 5 ioài thú có vú lớn đóng góp cho
khoa học Việt N am và thế giới là loài Sao la (tên khoa học là Pseudoryx
nghetinhensis, được phát hiện năm J 992), loài M ang lớn (tèn khoa học là
M eganum tiacus vuquangensis, đuợc phát hiện năm 1993), loài M ang nanh
Trường S(ín (tên khoa học là Canim untiacus truongsonensis, được phát hiện
năm 1995), loài Bò xám (tên khoa học là Pseudonovibos spiralis, được phát
hiện năm 1937) và loài Pu hoạt (tên khoa học là M untiacus puhoatensis,
được phát hiện năm 1995). Điều này đã làm ngạc nhiên giới khoa học thế
giới bởi lẽ trong thế kỷ 2 0 , toàn thế giới chỉ phát hiện được thêm 1 1 lơài thú
có vú mới.
M ặc dù tài nguyên và hệ sinh thái rừng của Việt Nam được đánh giá là
phong phú về loài và đa dạng về chủng loại và những số liệu thống kê đưa ra
trên đây vẫn còn chưa đầy đủ, song hiện nav chúna ta đ an s đứng trước một
thực trạng là các hệ sinh thái rừng đanơ bị thu hẹp và suy thoái nghiêm trọns.
Tính từ năm 1943 đến nay, Việt Nam đã bị mất hơn 5 triệu héc ta rừng tư


11


nhiên, bình quân hàng năm chúng ta mất đi từ 1 0 0 . 0 0 0 đến 2 0 0 . 0 0 0 héc ta
rừng, làm cho độ che phủ của rừng từ 43% năm 1943 giảm xuống chỉ còn
28% vào năm 1995. Ớ nhiều vùng xung yếu, độ che phủ của rừng giám
xuống rất thấp như Sơn La 10%, Lai Châu 13%, Cao Bằng 12%. Điều này đã
dẫn tới nhiều quđn thể thực vật và động vật rùng bị tiêu diệt kh ô n s nhũng về
số lượnơ m à cả chất lượng. Sách Đỏ Việt Nam xuất bản năm 1996 đã công
bố danh lục những loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt
N am bao gồm:
- 356 loài thực vật, trong đó đáng chú ý là các loài bách xanh, thông
nước, thông lá dẹt, cẩm lai, cà te, gụ mật, hoàng đàn, trắc, m un, đinh, nghiến,
kim giao...
- 78 loài thú và 83 loài chim , trong đó đáng chú ý là các loài: Voọc
đầu trắng, Voọc m ũi hếch, gấu ngựa, mèo ri, hổ, báo hoa m ai, voi, tê giác, bò
xám , trĩ sao, sếu cổ trụi...
- N goài ra còn 43 loài bò sát và 11 loài lưỡng cư.
Thực tế hiện nay, số lượng của các loài được nêu tên trong Sách Đỏ
còn rất ít. Loài linh trưởng Voọc đầu trắng chỉ còn tìm thây ở đảo Cát Bà với
số lượng quần thể chưa tới 200 con. Loài voọc gáy trắng chỉ phát hiện thấy ở
Q uảng Bình và Hà Tĩnh với số lượng loài khoang 500 con. Loài Voọc mũi
hếch là loài đặc hữu củ I Việt N am hiện nay chỉ tìm thấy ở Tuyên Ọuang và
Bắc Thái với khoảng 180 con. Các loài voọc, vưi^n khác số lưcmg cũng không
còn nhiều.
Trong số các loài thú ăn thịt được nêu trong Sách Đỏ thì có 8 loài hiện
nay rất hiếm , trong đó có nhiéu loài đứng trước nguy cơ tuyệt diệt. Đó là các
loài Gấu chó (U rsus m alayanus), Gấu ngựa (Ursus tibethanus), Triết bụng
trắng (M ustela nivalis), Cầy rái cá (Cynogale benettii), Cầy giông sọc

(V ivera m egaspilla), M èo ri (Felis chaus), Báo hoa mai (Panthera pardus),
Hổ (Panthera tigis). N hững loài này trước đây khá phổ biến ở Việt Nam,
nhung do nơi sống dần bị thu hẹp, lại bị chia cắt nhiều, đặc biệt là bị săn bắt
làm thuốc, lấy da hoặc bán nên đã nsày càng trở nên hiếm . Hiện nay, chúng
chỉ còn số lượng ít ỏi trong các vườn quốc gia Cát Tiên, Y ok Đôn và khu bảo
vệ Mường né.
Loài voi hiện nay chỉ còn sót lại một số quẩn chủns rai rác, chủ vếu là
dọc theo biên giới với Lào và Cam puchia với số 1ƯỌT12 trên dưới 500 con.
N goài số voi rừng, ờ các tỉnh Tây nsuvên còn có một số lượna voi nhà
khoáng trên 100 con được thuần dưỡng từ voi rừng trước đây. Tuy rầns luật
12


pháp Việt Nam cũng như quốc tế đã nghiêm cấm việc săn bắt voi nhưng
những hành động săn bắn trộm voi để lấy ngà vẫn thường diễn ra dẫn đến số
lượng loài voi tiếp tục suy giảm. Trong vài năm gần đây, khu vực sống của
voi bị thu hẹp đáng kể nên ở m ột vài địa phương voi rừng đã kéo về tàn phá
m ùa m àng, của cải, thậm chí sinh mạng con người như ở Binh Thuận,
N inh Thuận.
Loài tê giác m ột sừng (Rhinoceros sondaicus) nay chỉ còn 1 0 - 1 2 con
ở hai cánh rừng Cát Tiên (Đồng Nai) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Trước đây, tê
giác một sừng không phải là loài thú hiếm ở V iệt Nam. Tuy nhiên, hiện
tượng săn bắt gay gắt để lấy sừng và da để làm thuốc đã dẫn đến nguy cơ
tuyệt diệt của loài vật này.
Loài hươu sao (Cervus nippon) được coi là tuyệt diệt ngoài thiên nhiên
ở V iệt Nam . Hiện nay, loài vật này được khoanh nuôi và bảo vệ chủ yếu tại
các tỉnh N ghệ An, Hà Tĩnh, Hà Giang, Bắc Giang, Hà Tây, Ninh Bình với số
lượng khoảng 1 0 . 0 0 0 con với m ục đích lấy nhung làm thuôc và làm thí
nghiệm nhân giống tái thả về thiên nhiên. Loài nai cà tông (Cervus eldi) chỉ
còn thấy với số lượng rất ít ở các hệ sinh thai rừng thưa chủ yếu ở Đ ác Lảc và

Lâm Đổng. Loài hươu xạ (M oschus m oschiíerus) đặc trưng cho những loài
sống ở rừng núi đá m iền bắc hiện nay chỉ tồn tại ở m ột vài khu rừng giáp
Trung Quốc với số lượng khùng đáng kể, lại thường bị dân địa phương khai
thác lấy tuyến xạ để bán sang Trung Quốc nên đang đứng trước nguy cơ bị
tuyệt diệt.
V iệt Nam có 3 trong số 221 khu vực đặc hữu chim trên toàn th ế giới.
Đ ó là các khu vưc núi thấp m iền Trung, khu vực Cao N guyên Lâm V iên và
khu vực Đ ồng bằng sông Cửu Long. Khu vực núi'thấp m iền ì rung hiện có 8
loài chim phân bố hẹp trong đó có tới 4 loài đặc hữu là Gà so trung bộ
(A rborophila m erlini), Gà lam mào đen (Lophura im perialis), Gà lôi đuôi
trắng (L.hatinhensiv) và Gà lam m ào trắng (L.edwardsi). Số lượng của cả 4
loài này hiện nay còn không đáng kể. Bốn loài còn lại là Tri sao (R heinartia
ocellata), Khướu đầu xám (Garrulax vassali), Khướu mỏ dài Ợ abouillei
danjoui) và Chích chạch m á xám (M acronous kelleyi). Khu vực Cao N guyên
Lâm Viên có 4 loài chim đặc hữu là Sc thông họng vàng (C arduelis
m onguillotyi), Mi núi bà (Crocias langbianus), Khướu đầu đen (G arrulax
m illeti) và Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini). Khu vực rừng ngập
nước đồng bằng sông Mê Kông hiện nay đang là nơi xuất hiện m ột số loài
chim quý hiếm như loài Sếu cổ trụi (Grusantigone sharpii).Tất cá các loài
chim trên đều đ a n s đúng trước nguy cơ bị tiêu diệt và cần phái được báo vệ.

13


Các loài bò sát, lưỡng cư hiện nay cũng trở nên hiếm do sử dụng làm
thực phẩm, làm thuốc và buón bán xuất khẩu. Tuy khó có thể thỏng kê số
lượng thực tế nhưng con số 43 loài bò sát và 11 loài ếch nhái được mô tả
tron Sách Đỏ Việt Nam cũng nói lên rằng cần thiết phải có những biện pháp
cấp bách để bảo vệ các loài trong nhóm động vật này, đặc biệt là loài Vích
(C aretta olivacea), và loài Đồi mồi (Eretm ochelys imbricata).

Sự suy thoái tài nguyên và hệ sinh thái rừne ở Việt N am là hệ quả trực
tiếp hoặc gián tiếp của nhiều nsuyên nhân khác nhau. Có thể rút ra một số
nguyên nhân chủ yếu như sau:
M ột thời gian dài trước đây, trong quá trình khai khẩn đất đai để làm
nông nghiệp, nhân dân ở các vùng núi với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã đốt
nương làm rẫy trên các sườn đồi, sườn núi đã góp phần làm thu hẹp diện tích
rừng ở nhiều nơi.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhiều diện tích rừng rộng lớn ở phía Nam
đã bị khai phá để trổng cao su, cà phô, chè, chuối và một số cây công nghiệp
nhiệt đới khác. Ở phía bắc, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ II của
thực dân Pháp đã làm m ất đi hàng triệu héc ta rừng nguyên sinh, thay vào đó
là c IC đồn điên trồng cây công nghiệp để phục vụ lợi ích của nước Pháp.
Chẳng hạn như vùng rừng núi Ba Vì và Tam Đảo đã bị chặt trắng đến độ cao
cốt 400 mét để láy gỗ công nghiệp. Vào trước năm 1943, hầu hết các khu
rừng ở vùng đồng bằng châu thổ sông H ốns, m ột phán lớn đổng bằng châu
thổ sông M ê Kông cùng với các khu rùng dọc bờ biển, đọc sông suối ở
những vùng thấp và m ột số vùng nti' cao đều bị khai phá. Rừng chỉ còn lạ ở
những vùng đất ngập m ặn, vùng than bùn và phèn mặn của đồng bằng sông
M ê Kông. Lúc này độ che phủ của rừng còn lại khoảng 43% diện tích ‘Cá
nước.
Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là thời gian mà rừng của Việt N am
bị thu hẹp nhanh nhất. 72 Triệu lit chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom đạn đổ
xuống đã tiêu huỷ trực tiếp hơn hai triệu hecta rừng nhiệt đới các loại. Cũng
trong chiến tranh, để nuôi sống dân và quân trong lúc m ùa m àng thường bị
bom đạn và chất độc phá huỷ, nhân dân Việt Nam đã phai khai phá một diện
tích rừng khá lớn để sản xuất nông nghiệp.
Sau khi kết thúc chiến tranh, diện tích rừng của cả m iền Bắc và miền
N am chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu hecta, chiếm khoảng 29 % diện tích cả
nước, trong đó có 10% là rừng nguyên thuỷ. Trong những năm qua. diện tích
rừng còn lại vẫn tiếp tục suy giảm do quá trình khai thác m ạnh mẽ của con

người. Sự gia tăng dân số nhanh đã dẫn tới các nhu cầu về lương thực, gỗ,
14


củi, nguyên liệu công nghiệp .v.v, tăng lên không ngừng. Hoạt động sản xuất
nông - lâm nghiệp ở m iền núi chưa đi vào ổn định nên hiện tượng khai
hoang, đốt rừng làm nương rẫy thường xuyên diễn ra. V iệc khai thác lạm
dụng vốn rừng như chặt cây, săn bắt m uông thú ở nhiều nơi thường xảy ra
nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật của chúng ta về bảo vệ các
tài nguyên và hệ sinh thái rừng vẫn chưa hoàn thiện, N hà nước lại thiếu các
chính sách phổ biến giáo dục và khuyến khích đối với hoạt động bảo tồn lâm
n eh iệp nên chưa lôi cuốn được người dân tham gia vào công tác này. Thêm
vào đó, các cơ quan quản lý N hà nước ở Trung ương và ở các địa phương
trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng còn buông lỏng quản lý, chưa thực
hiện đầy đủ các chức năng được pháp luật quy định.

1.3. S Ự C Ầ N TH IẾT TẤT Y ẾU K H Á CH QU AN CỦ A PH Á P LUẬT BẢO
V Ệ M Ô I TRƯỜNG RÙNG

Hiện nay, đã có m ột sự nhất trí rộng rãi giữa các quốc gia trên rhế giới
rằng tài nguyên và đất rừng ph? đưực quản lý tốt để dáp ứng các nhu cầu
khác nhau về xã hội, kinh tế, sinh thái, văn hoá và tinh thần của các thê hệ
hiện nay và tương lai. ơ Việt Nam , bên cạnh việc dem lại những lợi ích kinh
tê. lừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ đất, giữ nước, điểu hoà
k h í hậu và bảo vệ m ôi trường sinh thái. Hiện trạng m ất và suy thoái rừng đã
và đang gày ra nhãng hậu quả vô cùng tai hại cho đời sống của nhân dân
cũng như sự ổn định nhiều m ặt của đất nước.
Trước hết, việc m ất rừng gây nên tinh trạng bổi lấp nhanh các lòng
sông, làm giảm khả năng điều tiết nguồn nước, g am khả năng 1 Lề.m chế lũ
lụt, hạn hán, gió bão. M ất rừng, các vung canh tác ven biển sẽ thường xuyên

phải gánh chịu nạn cát bay; tliuỷ triều sẽ làm xói lở các vùng đất ven biển;
m ưa và gió sẽ làm xói m òn đất mặt... Những năm gần đây, những trận lũ lịch
sử diễn ra ở vùng Tây Bắc, vùng ven biển miền Trung và bão lớn Ư Nam Bộ
gây tác hại to lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân các địa phương này
là những m inh chứng lịch sử về hậu quả tai hại của sự inất rừng.
M ất rừng gây nên diễn thể suy thoái của các kiểu thảm thực vật rừng,
các loài chim thú rừng mất nơi cư trú, số lượng quần thể suy giảm nghiêm
trọng, các loài cây có giá trị dưới tán rừng cũng mất theo, ảnh hưởng sâu sắc
tới các điều kiện sinh thái và cảnh quan của nhiều vùng rộns lớn. đặc biệt là
tại các cửa sôns, ven biển, các hệ sinh thái rừng n sập mặn...

15


M ất rừng còn kéo theo những mất m át vô giá m à hiện nay không thấy
hết được. Đó là các hệ sinh thái tối ưu và các nguồn gen mà thiên nhiên đã
hình thành qua hàng chục triệu năm phát triển và tiến hoá.
Do vậy, “quản lý rừng bền vững” là vấn đề có tính chiến lược, gắn liền
với sự sống còn của đất nước. Chúng ta cần phải coi công tác bảo vệ và phát
triển rừng vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng,
toàn dân và toàn xã hội. Trên phương diện lý luận cũng như dưới góc độ thực
tiễn, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, trong đó có môi
trường rừng, vì lợi ích của con người, của xã hội hôm nay và mai sau mang
tính khoa học và tổng hợp cao, do đó không thể tuỳ tiện m à phải dựa trên cơ
sở nhận thức chính x á c và vận dii'ig đúng đắn những quy luật tồn tại và ph á t
triển của chúng. Con người với tính cách là m ột bộ phận của tự nhiên, trong
quá trình tồn tại và phát triển đã không ngừng tác động và tác động ngày
càng m ạnh mẽ vào tự nhiên, trong đó có môi trường rừng, để thoả mãn các
nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. M ôi trường rừng, bao gồm đất rừng,
tài nguyên rừng và các hệ sinh thái động thực vật rừng, vì th ế không ngừng

biến đổi và sẽ suy kiệt nếu quá trình khai thác của con người là quá mức,
không kiểm soát và phi tá. tạo. Sự suy kiệt của rừng cũng đồng nghĩa với
việc phá vỡ sự cân bàng cua môi trường sinh thái và gây ra nhãng hậu quả tai
hại khôn lường lên đời sống của con người m à nguyên nhân lại xuãi phát từ
chính con người. Chính vì thế, việc khai thác rừng phai đi đôi vứi tái tạo, sử
dụng rừng phai gắn lièn với việc bảo vệ. Quá trình đó luôn luôn cần được
xem xét trong mõi quan hệ biện chứng giữa con ngưừi và lự nhiên, trong đó
con người phái được coi là nhân tố trung tâm. nhân tố quyết đ ih trong hệ
thóng sinh thái. “Đ ất đai - rừng cây - con người” .
Để thực hiện chức năng quan lý và bảo vệ rùng, N hà nước với tính
cách là chủ thể đặc biệt quản lý xã hội, có thể thực hiện nhiểu phương thức,
biện pháp khác nhau đổ giữ gìn và phát triển vốn rừng hiện có. Tuy nhièn,
công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước có ihể thực hiện tốt chức năng cúa mình
trong việc quan iý rừng bển vững chính là pháp luật. Chi có thể thông qua
pháp luật và bằng pháp luật, Nhà nước mới có thể tác động vào các mối quan
hệ giữa con người với môi trường rừng và điều chỉnh cho mối quan hệ đó
phát triển đúng hướng. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với m ôi trường rừng
thể hiện ở chỗ một mặt Nhà nước xây dựng m ột hệ thống các quy phạm đầy
đủ và đồng bộ quy định chặt chẽ các nguyên tắc và phương thức khai thác, sử
dụng, báo vệ và phát triển đất rừng, các tài nsuyên và hộ sinh thái rừng, mặt
khác bảo đảm thực hiện các quy phạm đó bằns quyền lực cưỡng chế của Nhà
nước. Trong nhũng giai đoạn phát triển cụ thể của xã hội, chức năng quán lý
và bảo vệ môi trường rừna của Nhà nước sẽ được thực hiện thông qua côns
cụ pháp luật với các giá trị khác nhau: chiến lược, chính sách, quv hoạch, kế
16


hoạch, tổ chức, phương thức quản lý và sứ dụng các tài nguyên và bảo vệ
rừng. Có thể nói, sự hiện diện của pháp luật là m ột đòi hỏi tất yếu khách
quan đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng - neuồn tài nguyên quý giá,

không chỉ cho hôm nay m à cho cả các thế hệ mai sau.
Sự tác động và điều chỉnh của pháp luật đối với việc bảo vệ môi trường
rừng được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Trước hết, pháp luật sẽ xác lập những phạm vi và nội dung các quyền
của con người, quyền công dân trong m ối liên hệ và tác động qua lại với môi
trường rừng. Pháp luật quy định các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi
công dân, của tổ chức và của các cộng đồng địa phương có hay không là chủ
rừng trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển các tài nguyên và hệ
sinh thái rừng; quy định trách nhiệm quản lý N hà nước của các cấp chính
quyền đối với rừng; quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng và
phát triển rừng; các hình thức khuyến khích khen thưởng đối với những
người có công bảo vệ rừng và các biện pháp xử phạt đối với những người vi
phạm pháp luật.
Pháp luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để N hà nước bằng quyền lực cưỡng chế
ngăn chặn m ọi hành vi xâm phạm đến rừng, vi phạm các quy định pháp luật
về bảo vệ m ôi trường rừng, XII lý nghiêm m inh những người có hành vi xâm
phạm . Đ ây là đòi hỏi của kỷ luật Nhà nước và của pháp chế trong lĩnh vực
này. N ói cách k hác,.kỷ luật N hà nước và trách nhiệm pháp lý, pháp chế và
trật tự pháp luật...là những yếu tố cần thiết để bảo đảm cho tài nguyên của
rừng được khai thác, sử dụng hợp lý, m ôi trường rừng được bảo vệ vì lợi ích
của sự phát triển của đất nước, xã hội và con người Việt N am hôm nay và
m ai sau.
'
Trên thực tế, ngay từ những ngày mới giành được độc lập, nhà nước
V iệt N am Dân chủ Cộng hoà đã quan tâm đến công tác pháp chế lâm nghiệp
thông qua việc ban hành m ột số văn bản pháp luật như Q uyết định 72/TTg
ngày 07/07/1962 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập khu rừng quốc
gia Cúc Phương, N ghị định số 39/CP ngày 05/04/1963 của Hội đồng Chính
phủ ban hành Đ iều lệ tạm thời về săn bắt chim , thú rừng...và đặc biệt là Pháp
lệnh Bảo vệ rừng năm 1972. Hiện nay, tronơ lĩnh vực bảo vệ môi trường rừng

ở Việt Nam đã hình thành m ột hệ thốne pháp luật. Trong hệ thổnơ văn bản
pháp luật bảo vệ môi trường rừng, quan trọng nhất là Hiến pháp 1992, Luật
Báo vệ và Phát triển rừns 1991, Luật Báo vệ môi trườns 1993, Luật Đất đai
1993 (được sửa đổi bổ sung năm 1997,1998, 2000 và 2001). Ngoài ra còn có
các văn bán luật có liên quan như, Bộ Luât Hình sự 1985 (sửa đổi năm
1999), Bộ luật Dân sự 1996, Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001.V.V. cùng

THƯ V IÊN
: í ự ự N G Đ a i H 0 C l ŨÂ ĩ h a

ă 5?

1


1

17


×