Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.53 MB, 95 trang )


B ô GIÁO D ư c ĐAO TAO

BÔ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NÔI

LÊ KIM NGUYÊT

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT




VỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ở VIỆT NAM


Chuyên ngành



: Luật Kinh tê

Mã sô

:5 0 5 1 5

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC









Người hướng dẫn khoa h ọc : TS . PHẠM HỮU NGHỊ
V iện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật

T -»1 V IỆN
ICUUNG ĐẠI HOC LŨẬĨ HÀ NỘI I

_PHỎNG ĐỌC

HÀ NỘI - 2001

M ị


LỜI C A M ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng : Luận ván thạc sỹ Luật học với đê tài : “HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHAT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM “ do học
viên cao học Lê Kim Nguyệt thực hiện và hoàn thành vào tháng 8/2001 . Giáo
viên hướng dẫn là Tiến Sĩ Phạm Hữu N g h ị, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp
L u ậ t.

Tác giả : Lê Kim Nguyệt


LỜI CẢM ƠN


Với lòng biết ơn sâu sắc , tôi xin chân thành cản Ơ1Ĩ Tiến S ĩ Phạm Hữu
N g h ị, Phó Tổng biên tập tạp chí Nhà nước và Pháp lu ậ t, Viện nghiên cứu Nhà
nước và Pháp luật đã tận tình hướng dẫn , giứp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn
này.
Tôi xin chân thành cám ơn các thày cô giáo thuộc Khoa sau đại học trường Đại học Luật Hà nội , những người đã dày công dạy dỗ , truyền đạt
những kiến thức qúy báu làm nền tảng cho tôi hoàn thành khoá học Cao học
n ày.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ đang công tác tại Cục M ôi trường Bộ Khoa học , Công nghệ và Môi trường , Công ty Môi trường đô thị Hà n ộ i ,
Trung tám K ỹ thuật M ôi trường đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA) đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành thu thập tài liệu nghiên cứu trong thời gian
thực hiện để t à i .

Bên cạnh đó , tôi còn nhận được nguồn động viên to lớn , sự giúp đỡ quý
báu của bạn bè và những người thân trong gia đình đã giúp tôi có điều kiện tốt
nhất đ ể hoàn thành bản luận văn .

Hà n ộ i , tháng 8/2001
Học viên

Lê Kim Nguyệt


L ê K im N g u yệ t
H o àn th iên p h á p Ịuál vê c/iuúi / ý cluii thải Ị]_gỵỵ luii Ở Y i ê t N a m

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1

Trang 3


NHỮNG VẤN đ ể c h u n g v ề c h ấ t t h ả i n g u y h ạ i
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHAT THẢI NGUY HẠI

1.1

KHÁI NIỆM CHẤT THẢI NGUY HẠI

Trang 7

1.2

HIỆN TRẠNG VÀ TÁC HẠI CỦA CHAT THẢI NGUY HẠI TRONG

T rang 9

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
1.3. PHÁP LUẬTVỀ QUẢN LÝ CHAT THẢI NGUY HẠI ở MỘT số NƯỚC TRÊN

Trang 19

THẾ GIỚI VÀ SỰHỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ CHAT THẢI NGUY HẠI

1.3.1 Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở các nước phát triển và đang phát triển.

T rang 19

1.3.2 Hợp tác quốc tế về quản lý chất thải nguy hại

Trang 23


1.4.

Trang 27

KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT VÊ QUẢN LÝ CHAT THẢI NGUY HẠI VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ở VIỆT NAM .

1.4.1. Khái niệm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
1.4.2. Phương pháp tiếp cận đối với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý

Trang 27
Trang 29

chất thải nguy hại ở Việt Nam

CHƯƠNG 2 :

2.1

NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU c ủ a p h á p LUẬ T
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM

KHÁI QUÁT Sự PHÁT TRĩỂN của

pháp luật bảo v ệ m ô i trường

Trang 33


NÓI CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHAT THẢI NGUY HẠI
NÓI RIÊNG ở VIỆT NAM.
2.2.

NHŨNG NỘI DUNG c ơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VE QUẢN LÝ

Trang 39

CHẤT THẢI NGUY HẠI

2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của của các tố chức, cá nhân trong lĩnh vực quản lý

Trang 40

chất thải nguy hại
2.2.1 .ì Đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại

T'rang 40

1


Lê Kim Nguyệt
H oàn thiên p h á p Ịỵ â l ỵề_£uản / v cỊứù thai n g u ỵ hai ơ Y i é t N a m

2.2.1.2 Đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại

Trang 43

2.2.1.3. Đối với chủ lưu giữ,xử lý, tiêu huỷchất thảinguy h ạ i .


T rang 47

2.2.2

T'rang 50

Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản
lý chất thải nguy h ạ i.

2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhà nước về quản lý chất thải nguy hại

Trang 50

22.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước

Trang 54

về quản lý chất thải nguy hại
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.1

THỰC TRẠNG THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHAT THẢI NGUY HẠI

Trang 59

3.1.1


Những kết quả đã đạt được

T rang 59

3.1.2

Những tổn tại ,bất cập cần được giảiquyết

T'rang 62

3.2

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ c ơ CHẾ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬTVỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ở VIỆT NAM

3..2.1. Xây dựng các văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quy chế

T rang 71
Trang 71

quản lý chất thải nguy hại
3.2.2

Ban hành hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất thải nguy hại

3.2.3

Sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về


Trang 72
Trang 74

quản lý chất thải nguy hại
3.2.4.

Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong công tác quản lý

Trang 76

chất thải nguy hại
3. 2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền , giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng

Trang 79

đối với việc thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
3.2.6.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Trang 81

KẾT LUẬN

T rang 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 86


PHỤ LỤC

Trang 89

2


L ê K im N g u y ệ t
H o à n thiên p h á p Ịỵ â t về q uà n / ý chất tliaì n g ỵ ỵ hai ơ Y i ê t N a m

MỞ ĐẦU
l.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI

Nhân loại ngày nay càng ngày càng ý thức một cách sâu sắc hơn về mối
quan hệ tương hỗ giữa các hoạt động nhằm phát triển kinh tế cộng đồng và môi
trường thiên nhiên. Con người đã tồn tại và phát triển được cuộc sống của mình
từ thế hệ này đến thế hệ khác là dựa trên cơ sở nền tảng của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và
thực sự cần thiết đối với mỗi con ng ư ờ i, mỗi quốc gia|. Ngày nay một quốc gia ,
một khu vực không thể phát triển cường thịnh nếu không quan tâm đến vấn đề
bảo vệ môi trường không coi bảo vệ môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền
vững của mình . Nhưng hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu, tốc độ
công nghiệp hoá ở mức độ ngày càng cao... đã gây ra những tổn thất to lớn cho
môi trường. Đó là tình trạng môi trường sinh thái ngày càng suy giảm nghiêm
trọng, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt dần, ô nhiễm không k h í , nguồn
nước , đất đai ngày một gia tăng ở khắp nơi .Đáng lo ngại hơn cả là do sự mất
cân bằng sinh thái nên các sự kiện gây tác hại nghiêm trọng đến hiện trạng môi
trường và cuộc sống của con người đang xảy ra thường xuyên trên thế giới như
lũ lụt, động đất, dịch bệnh.... Chính vì lẽ đó cả thế giới đang phải quyết tâm tìm
mọi biện pháp để bảo vệ môi trường, gìn giữ sự bình yên cho trái đ ấ t , mái nhà

chung của nhân lo ạ i.
Hiện nay ở nước ta cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn

1

đề môi trường nan g iả i, trong đó có vấn đề quản lý chất thải nguy hại Tuy đây
là một lĩnh vực còn khá mới mẻ nhưng Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm đến
vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý
chất thải nguy hại nói riêng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3


L ê Kim N g u y ệ t
H o à n thiên p h á p luât v ề q u ả n / ý chất Ịhai n g ỵ ỵ lìai Ở Y i ê t N a m

Xuất phát từ thực tiễn, vấn đề quản lý nhà nước về chất thải nguy hại ở
Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan khác nhau. Đó là việc giải quyết bài toán mâu thuẫn
giữa phát triển kinh tế và gìn giữ bảo vệ môi trường, mâu thuẫn giữa việc phát
triển các khu công nghiệp, khu đô thị với việc phát sinh ngày càng nhiều các
chất thải nguy hại mà việc quản lý và xử lý chúng chưa thực sự triệt để đã gây
nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Một yếu tố khách quan nữa là hiện
nay các văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước đã ban hành về vấn đề quản
lý chất thải nguy hại còn chưa đầy đủ , chưa cụ thể chi tiết và chưa bám sát thực
tiễn tốc độ phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan đó
còn có một nguyên nhân chủ quan nữa đó là hiện nay tuy có tăng cường việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân nhưng phần lớn chúng ta
chưa thực sự nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về vấn đề này hoặc

do nhằm mục đích phát triển kinh tế, vì lợi ích vật chất trước mắt mà quên đi
trách nhiệm bảo vệ môi trường. Vì vậy vấn đề hoàn thiện pháp luật về quản lý
chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay là một đòi hỏi hết sức cấp bách vì nó có
ảnh hưởng trực tiếp và cả lâu dài đến sự phát triển bền vững trong hiện tại và
tương lai của đât nước Việt nam.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u CỦA ĐỂ TÀI

Hiện nay trên thế giới, pháp luật về quản lý chất thải nguy hại là vấn đề
đang được giới khoa học và đặc biệt là giới khoa học pháp lý quan tâm. ớ Việt
Nam , cũng có nhiều bài v i ế t , các hội thảo , các dự án và công trình nghiên cứu

liên quan đến đề tài như: Dự án TA2704 - VIE năm 1998 của Cục Môi trường và
Ngân hàng phát triển Châu Á về “Chiến lược Quốc gia vê quản lý chất thải nguy
hại ở việt N a m đề tài: “ Thông kê và dụ báo chất thải rắn nguy hại vê đê xuất quy
hoạch tống thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc “ của
Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam “ thuộc Liên
Hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam ; các bài viết : “Tình trạng quản lý

4


L ê K im N g u y ệ t
H o à n thịêỊi p h á p luùt vé q u ả n lỵ chát thãi íiguỵ hai Ở V ié t N a m

chất thải nguy hiểm ở Viêt Nam” - PGS.TS.Đinh Vãn Sâm - Tạp chí thông tin môi
trường số 2/1995 ; báo cáo “Tổng quan thế chế tổ chức và pháp lý vê quản lý chất
thải độc hại ỏ Việt Nam

Nguyễn Hồng Thao , Nguyễn Hoài - Hội thảo chất thải


độc hại , Bộ Khoa học , Công nghệ và Môi trường -1997 ... Ngoài ra còn có các
khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật, các luận văn thạc sỹ luật học cũng đã đề cập
một vài khía cạnh với mức độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến đề tài
luận văn.
Tất cả kết quả nghiên cứu của một số công trình , dự án đã góp phần vào
việc xây dựng Quy chế quản lý chất thải nguy hại đã được Nhà nước chính thức
ban hành vào tháng 7/19991 . Tuy nhiên , trong việc triển khai thực hiện quy chế
, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được vẫn còn tồn tại không ít những
khó khăn bất cập khiến cho công tác thực hiện những quy định pháp luật về
quản lý chất thải nguy hại chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Xuất phát từ thực tế thực hiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
hiện nay , tác giả m uốn thông qua việc nghiến cứu đề tài “H oàn thiện p h á p luật

vê quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” để có thể góp phần nhỏ bé của mình
vào việc xây dựng một cơ chế pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp về lĩnh
vực quản lý chất thải nguy hại ở nước ta trong hiện tại và tương lai với mục tiêu
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ CỦA LUẬN VĂN

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay .Để đạt được mục đích nói trên trong quá trình nghiên cứu tác giả luận
văn này cần giải quyết những nhiệm vụ sau đây :
-

Phân tích khái niệm chất thải nguy hại và tác hại của chất thải nguy hại

trong đời sống cộng đồng ; đánh giá hiện trạng quản lý chất thải nguy hại ở Việt
nam .


' Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng
Chính phủ.

5


Lê K im N guyệt
H oa n thiên pliáp hiâi vê q u ả n /ý chất thủi n g ỵ ỵ hai Ở V ị ê l N a m

- Phân tích khái niệm pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vai trò của
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ; tìm hiểu pháp luật về quản lý chất thải
nguy hại của một số nước trên thế g iớ i.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng pháp luật về quản lý chất thải nguy hại .
- Nêu các yêu cầu quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý
chất thải nguy hại ở Việt Nam .
4. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u CỦA LUẬN VĂN

Là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,
quản lý chất thải nguy hại là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, nhưng nội dung
chính mà luận văn đi sâu nghiên cứu là ở khía cạnh pháp lý về quản lý chất thải
nguy hại chứ không nghiên cứu các vấn đề có tính chất chuyên sâu về nghiệp vụ
chuyên m ôn trong lĩnh vực này như: phân loại chất thải nguy hại, phương pháp ,

công nghệ, thiết bị xử lý chất thải nguy h ạ i ...
5. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước ta về việc xây
dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.Tác giả đã vận dụng các
phương pháp lịch sử , tổng hợp, so sánh, phân tích , khảo sát thực tiễn ... để giải

quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. KẾT CÂU CỦA LUẬN VÃN

Ngoài Mở đầu, Kết luận , Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo , luận văn
có 3 chương , đó là :
CHƯƠNG 1:

NHỮNG VÂN ĐỂ CHUNG VỂ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP
LUẬT VỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI.

CHƯƠNG 2 : NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YÊU CỦA PHÁP LUẬT VÊ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM.
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG THI HÀNH CÁC QUY ĐINH PHÁP LUẬT VỂ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY H ẠI.

6


L ê K im N g u y ệ t
H o a n thịèìì p h á p ịuât vê cniản lý chất thài n gu ỵ hai Ở Y i ê t N a m

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ CHÂT TH Ả I NGUY HẠI
VÀ PHÁ P LUẬT VỂ QUẢN LÝ CHẤT TH Ả I NGUY HẠI

1.1 KHÁI NIỆM CHẤT THẢI NGUY HẠI

Bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành một vấn đề sống còn của toàn
nhân loại. Với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta từ cuối thập niên 80

đến nay, nền kinh tế nước ta đã phát triển mạnh mẽ , đời sống của nhân dân đã
được cải thiện một cách rõ nét. Tuy nhiên cùng với việc phát triển kinh tế và
mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao đã làm tăng nhanh lượng
chất thải nguy hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và
sức khoẻ con người.
Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm
trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó. Có
người cho rằng chỉ có các nước phát triển mới phải lo lắng đến việc quản lý chất
thải nguy hiểm vì ở các nước phát triển đã sản sinh ra nhiều chất thải đó, còn các
nước đang phát triển thì còn nhiều vấn đề khác cần ưu tiên quan tâm hơn việc
quản lý chất thải nguy hại. Đây là một suy nghĩ rất sai lệch vì như chúng ta biết
thì với tốc độ phát triển liên tục của công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển,
vấn đề quản lý chất thải nguy hại là hết sức cần thiết, đòi hỏi phải có sự quan
tâm đặc biệt để đối phó ngay một cách nghiêm túc, kịp thời trước khi vấn đề đã
trở nên trầm trọng.
Chúng ta nhắc nhiều tới chất thải nguv hại, vậy chất thải nguy hại thực
chất là gì và phát sinh từ đâu thì nhiều người còn rất mơ hồ và không hiểu một
cách sâu sắc về tác hại của nó. ở mỗi một quốc gia đều có đưa ra định nghĩa về
chất thải nguy hại, ví dụ như tại Canada hiểu “Chất thải nguy hại là các chất
phê thải mà tính chất và sô lượng của chúng có th ể độc hại đến sức khoẻ con
người hay môi trường và cần đến kỹ thuật thải đặc biệt đ ể loại trừ hay giảm
7


Li K im N g u y ệ t
H miii thiên p h á p liicìt vé qu án /ý c hấ t thài n g ỵ ỵ hai Ỏ Y iè t N a m

thiểu mối độc h ạ i .Theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì chất thải nguy hại được
định nghĩa tóm tắt như sau: “Chất thải nguy hại là chất rất có thê gây ra hay
góp phần đáng kê vào bệnh tật trầm trọng gây chết hay là môi đe doạ nghiêm

trọng đến sức khoẻ con người hoặc đến môi trường khi được quản lý không
đúng cách”2 ; Ó Philippin thì cho rằng chất thải nguy hại là “ các chất tự chúng
có tính nguy hiểm đến cơ th ể con người hay súc vật, bao gồm cả những chất
gây ngộ độc hay có độc tính, gây ăn mòn, gây ngứa rát, gây cảm ứng mạnh,
dẻ cháy, dễ nổ, gây bệnh, phát phóng xạ và các thuốc trừ sâu bọ ”3 . Theo
Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) thì chất thải nguy hại là :
“ Các loại p h ế thải ngoài phê thải phóng xạ , vì lý do tác dụng hoá học hay
độc tính , d ễ n ổ , gâ y ăn m òn hay các tính chất khác gâ y nguy hiểm đến sức

khoẻ hay môi trường được định nghĩa theo luật là độc hại trong xứ sở nơi
chúng được phát sinh hay thải bỏ qua đường vận chuyển “4 ...Nhìn chung các
định nghĩa về chất thải nguy hại dùng ở các nước hay các tổ chức quốc tế đều có
những nội dung tương tự như nhau đó là tính chất độc hại của nó đối với môi
trường và sức khoẻ của cộng đồng .
Ở Việt Nam quản lý chất thải và đặc biệt là chất thải nguy hại đang là một
trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường. Ngay từ
khi ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến môi trường chúng ta đã tích
cực nghiên cứu đưa ra các định nghĩa quy chuẩn về chất thải và chất thải nguy
hại . Theo khái niệm được nêu tại khoản 2, điều 2 của Luật bảo vệ môi trường
ngày 27/12/1993 :
“ Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc
trong các hoạt động khác. Chất thải có th ể ở dạng khí , lỏng , rắn hoặc các
dạng khác”. Chất thải có thể hiểu là chất có thể gây ô nhiễm môi trường, làm

1Xem
2 Xem ::
1 Xem
4 Xem

: Quản lý chất thảinguy hiểm , Tạp chí thông tin môi trường số 2/1995 , tr 7,8

Quán lý chất thảinguy hiểm , tạp chí thông tin môi trường số 2/1995, tr 7.8
: Quản lý chất tháinguy hiếm , tạp chí thông tin môi trường số 2/1995, tr 7,8
: Quản lý chất thảinguy hiểm , tạp chí thông tin môi trường số 2/1995, tr 7,8

8


Lê K im N g u yệt
H o à n [Ịúên p h á p Itiâr vé quản /v chá! thủi n g ỵ ỵ hai Ở Y iê l N a m

cho môi trường bị suy thoái, bị ô nhiễm hoặc gây ra sự cố môi trường. Theo quy
định của pháp luật thì tất cả các loại chất thải dù ở dạng nào và được thải ra
trong trường hợp nào cũng đều phải chịu sự kiểm soát và quản lý. Tuy nhiên
định nghĩa đó còn chung chung cho tất cả các loại chất thải và cũng chưa nêu
được những tính chất nguy hiểm của chất thải nguy hại. Chính vì thế mà vào
ngày 16/07/1999, Chính phủ đã ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại,
theo đó khái niệm chất thải nguy hại đã được nêu tại khoản 2 điều 3 như sau: “
C h ấ t th ải nguy hại là chất thải có chứa các ch ất hoặc hợp ch ất có m ột trong
các đ ặ c tính gâ y nguy hại trực tiếp (d ễ cháy, d ễ nổ, làm ngộ độc, d ễ ăn m òn,
d ễ lây nhiễm và các đặc tính g â y nguy hại khác) hoặc tương tác với các chát

khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người”. Theo định nghĩa,
chất thải nguy hại có các đạc tính ]ý hoá hoặc sinh học đòi hỏi phải có một quy
trình đặc biệt để xử lý hoặc chôn lấp nhằm tránh những rủi ro đối với sức khoẻ
con người và những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường.
1.2 HIỆN TRẠNG VÀ TÁC HẠI CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG ĐỜI SỐNG
CỘNG ĐỔNG

Sự phát triển của xã hội càng cao đòi hỏi nền kinh tế phải được phát
triển cả về quy mô và về chất lượng ở mức độ cao hơn. Để đạt được điều đó, tài

nguyên thiên nhiên sẽ bị khai thác ngày một nhiều hơn và quá trình chế biến
cũng được mở mang với quy mô và tốc độ cao hơn. Ngoài ra, theo thống kê dân
số năm 1999 vừa qua, dân số nước ta khoảng gần 76,5 triệu người, với tốc độ
phát triển gần 2.3 % năm. Như vậy nước ta đã trở thành nước đông dân thứ 12
trên thế giới, là một trong những nước có mật độ dân số cao.
Đồng thời với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đó đã dẫn tới việc tăng
nhanh các loại chất thải và đặc biệt là chất thải nguy hại, mang lại nhiều hậu quả
cho thiên nhiên và cho sức khoẻ con người. Chất thải nguy hại có nguồn thải từ
các hoạt động đa dạng của công nghiệp, y tế, thương mại, nông nghiệp và thậm
chí là từ sinh hoạt. Đặc tính độc hại của chất thải nguy hại có thể gây ra những
9


Lè K im N guyệt
h o à n thiên p h á p Ịuál vê q u a n /ý chát thài n g ỵ ỵ hai Ở V iê t N a m

ảnh hưởng tức thời hoặc tiềm tàng đối với sức khoẻ của cộng đồng cũng như gây
ô nhiễm lâu dài cho môi trường. Chất thải nguy hại gồm các hoá chất gây độc,
các chất gây ung thư, gây đột biến gen, gây quái thai, các độc tố thực vật...
Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, tổng lượng chất thải nguy hại trên địa bàn
toàn quốc vào khoảng 141.464 tấn /năm 1 . Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn nguy hại

của các Ngành , các lĩnh vực kinh t ế , xã hội được xắp xếp theo thứ tự như sau :

- Ngành công nghiệp nhẹ

61.543 tấn /năm

- Ngành hoá chất


32.296 tấn/năm

- Ngành cơ k h í, luyện kim

26.331 tấn/năm

- Chất thải bệnh viện

10.460 tấn /năm

- Ngành nông nghiệp

8.600 tấn /năm

- Chất thải sinh hoạt

5.037 tấn./năm

- Ngành chế biến thực phẩm

3.799 tấn /năm

- Ngành điện , điện tử

1.948 tấn /năm

- Ngành năng lượng

50 tấn / năm


Theo kết quả điều tra của Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển
nông thôn Việt nam , ta có thể theo dõi hiện trạng phân bố chất thải nguy hại ở
một số Tỉnh , thành phố lớn ở Việt nam qua các con số cụ thể như sau :

1 Xem : Báo cáo kết quả thống kế và dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất quy hoạch tổng thể các cơ sở xử lý chất
thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc , tr272 .

10


L ê K im N g u y ệ t
H o à n thiên p h á p luâl vê c/uàii lý chất thải n g u ỵ hai Ờ V ié t N a m

Hiện trạng phân bô chất thải nguy hại TP Hà N ộ i:

TT

NGÀNH

số c ơ SỞ CHÍNH

LƯƠNG CHẤT THẢI NGUY
HẠI (TẤN /NĂM)

1

Điện tử , điện cơ

9


1801

2

Cơ khí,luyện kim ,khai khoáng

36

5005

3

Hoá chất

32

7333

4

Lương thực, thực phẩm

29

87

5

Công nghiệp nhẹ


32

2242

6

Bệnh viện

36

2306

7

Rác sinh hoạt

730

Tổng Cộng

183

19504

Hiện trạng phân bô chất thải nguy hại TP Hải Phòng

TT

NGÀNH


số c ơ sở CHÍNH

LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY
HẠI (TẤN/NÃM)

1

Điện tử , điện cơ

2

Cơ khí,luyện kim,khai khoáng

3

5

58

24

558

Hoá chất

9

3560

4


Lương thực, thực phẩm

17

51

5

Công nghiệp nhẹ

10

10

6

Bệnh viện

13

199

7

Rác sinh hoạt
Tổng Cộng

184
78


4620

11


Lè K im N guyệt
Hoan [hiên p h á p Ịuâl vể C/Liáiì lý chất thái n g ỵ ỵ hai Ở V iè t N a m

Hiện trạng phân bỏ chất thải nguy hại tại Đà Nằng

TT

NGÀNH

số c ơ SỚ CHÍNH

LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY
HAI (TẤN/NĂM)

1

Điện tử , điện cơ

2

Cơ khí,luyện kim ,khai khoáng

6


1612

3

Hoá chất

2

73

4

Lương thực, thực phẩm

12

36

5

Công nghiệp nhẹ

9

32

6

Bệnh viện


12

353

7

Rác sinh hoạt

141

Tổng Cộng

50

2257

Hiện trạng phân bô chất thải nguy hại tại TP Hồ Chí Minh

NGÀNH

TT

số cơ sở CHÍNH

LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY
HAI (TẤN /NĂM)

1

Điện tử , điện cơ


18

27

2

Cơ khí,luyện kim,khai khoáng

36

7506

3

Hoá chất

51

5571

4

Lương thực, thực phẩm

109

2026

5


Công nghiệp nhẹ

128

25002

6

Bệnh viện

28

7

Rác sinh hoạt

2846
1435

Tổng Cộng

434

44413

12


Lê K im N g u y ệ t

H o a n thiên p h á p ỈUÚ1 vê q uá n /ý chất tluii n g ụy hai ớ M é t N a m

Hiện trạng phân bô chất thải nguy hại tại tỉnh Đồng Nai

TT

NGÀNH

số c ơ SỞ CHÍNH

LƯỢNG CHẤT THẢI NGUY
HAI (TẤN/NĂM)

1

Điện tử , điện cơ

7

50

2

Cơ khí,luyện kim ,khai khoáng

24

3330

3


Hoá chất

10

1029

4

Lương thực, thực phẩm

20

200

5

Công nghiệp nhẹ

25

28614

6

Bệnh viện

14

354


7

Rác sinh hoạt
Tổng Cộng

399

113

33976

Chất thải nguy hại chủ yếu được phát sinh từ các khu công nghiệp tập
trung và các khu chế xuất ở 3 khu vực kinh tế trọng điểm : miền Bắc , miền
Trung và miền Nam với tỷ lệ phân bố : 31,28% đối với miền Bắc , 4,72% đối với
miền Trung và 64% đối với miền Nam . Nhìn chung công nghiệp và đô thị Việt
Nam vẫn trong tình trạng chậm phát triển , tuy gần đây có nhiều đầu tư mới từ
nguồn vốn trong nước và nước ngoài, nhưng hầu hết vẫn là công nghệ cũ nên đã
phát sinh ra nhiều chất thải nguy hại (có công nghệ hiện đại nhưng rất ít không
đáng kể). Tại các khu đô thị lớn như Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu, chậm phát triển mà mật độ tập trung công
nghiệp lại cao - chủ yếu là các cơ sở sản xuất nhỏ tư nhân, chính các loại hình
sản xuất nhỏ này đã sản sinh ra nhiều chất thải nguy hại mà Nhà nước rất khó
kiểm soát và quản lý.
Ví dụ như ngành luyện kim do công nghệ quy mô nhỏ, lạc hậu, đầu tư
không hoàn chỉnh nên môi trường trong ngành này đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng, đặc biệt là các khu luyện kim Thái Nguyên, Biên Hoà, Nhà Bè, chúng ta
13



Lê K im N guyệt
H o à n thiên p h á p lnàt vé qiiaii /ý c hấ t thài n g ụ y liai Ở V iê t N u m

CÓ thể thấy bụi và chất độc trong khí thải luyện cốc, luyện gang, luyện thép và
luyện thiếc là C 02, c o , Cacbuahydro, phenol, benzen, S02, AsH3.... đều là các
chất độc gây ô nhiễm môi trường và rất có hại cho sức khoẻ cộng đồng. Gây ô
nhiễm nặng nề hơn là công nghiệp luyện kim mầu như tinh luyện vàng, thiếc,
chì...do chất thải khí và chất thải rắn có nhiều kim loại nặng nên đây chính là
nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại.
Hiện trạng chất thải nguy hại trong các cơ sở y tế hiện nay luôn là vấn
đề nóng bỏng. Trên toàn quốc có khoảng 13.330 cơ sở khám chữa bệnh trong đó
có 1994 bệnh viện và phòng khám đa khoa, trong đó có 847 bệnh viện ở cấp
huyện trở lên. So với các nước trong khu vực thì nước ta có một mạng lưới y tế
khá lớn. Tuy nhiên việc giữ vệ sinh môi trường cũng như việc quản lý chất thải
nguy hại còn bị bỏ trống hoặc còn quá yếu.
Theo thống kê của Bộ Y tế và các ngành hữu quan thì lượng chất thải rắn
bệnh viện phát sinh khoảng 600 - 800 kg/bệnh viện/ngày. Trong đó có khoảng
15 - 25 % là chất thải nguy hại gồm các bộ phận bị cắt bỏ của cơ thể con người,
bông băng, kim tiêm, chai thuốc, hoá chất và các chất nhiễm khuẩn có nhiều khả
năng lây lan.
Chất thải y tế là một trong các loại chất thải nguy hại có khả năng truyền
bệnh rất cao. Với khí hậu nóng và ẩm như ở nước ta thì chất thải y tế càng dễ
dàng phát sinh các loại

dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả, lỵ, sốt xuất

huyết...Chính vì thế mà việc quản lý chất thải nguy hại từ trung ương đến địa
phương là một vấn đề bức xúc cần có biện pháp giải quyết kịp thời.
Ngoài các chất thải nguy hại phát sinh từ các ngành công nghiệp và từ
các cơ sở y tế như đã trình bày trên đây, còn phải kể đến mức độ gây ô nhiễm do

hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng cho nông nghiệp ở Việt Nam. ở nước ta
đã và đang có khoảng 296 loại thuốc trừ sâu, 196 loại thuốc trừ bệnh, 148 loại
thuốc trừ cỏ, 6 loại thuốc diệt chuột, 23 loại thuốc kích thích sinh trùng cây
trồng, 2 loại thuốc dẫn dụ côn trùng đã và đang được sử dụng .Ngoài ra còn một

14


L ê K im N g u y ệ t
H o à n thiên pliáp luât vê q u ản /ý chất thải ngụy hai ơ V ị ẻ l N a m

SỐ loại hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật được nhập lậu từ Trung Quốc và từ một
số nước khác mà chúng ta còn chưa thể kiểm soát được.
Theo điều tra có đến 35% nông dân sử dụng mà không hề đọc nhãn
thuốc, 91% nông dân tìm hiểu cách sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của người bán
thuốc và 61% thì sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn. Số lượng hoá chất và thuốc

bảo vệ thực vật được dùng ước tính khoảng trên 33.000 tấn/năm, diện tích đất
canh tác sử dụng hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật là từ 80 đến 90%, trong đó có
80% được dùng cho lúa và rau cung cấp cho thị trường hàng ngày. Tất cả những
điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm m ôi trường và gây ngộ độc cho nhân dân

làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng .Sau đây xin nêu một
vài sự cố môi trường xẩy ra trong năm 1998, 1999 ở nước ta 1 :
- Tháng 2/98 , ở An Lỗ - Bình Lục ( Hà Nam ): 65 người bị ngộ độc do ăn bánh
dày, bánh ú .
- Ngày 24/4/1999 ở Kiến Xương - Thái Bình 120 người bị ngộ độc do ăn cỗ cưới
- Ngày 14/8/1998 , ở xã Phú Xuân huyện Nhà Bè sông Soài Rạp 41 tấn dầu FO bị
tràn ra ngoài ( do đâm va tầu ) làm 348 ha lúa bị hư hỏng , 28 ha ao hồ nuôi tôm
cá c h ế t, 3000 con vịt bị chết hoặc bị thương , thiệt hại hàng chục tỷ đồng .

- Ngày 3/4/1998 tại Thanh Sơn ( Phú Thọ ) 3 trẻ em bị chết, 1 cấp cứu nặng do ăn
phải thuốc chuột
- Tháng 7/1998, tại Nha Trang có 150 người bị ngộ độc do ăn bánh mỳ kẹp thịt,
đến ngày 16/12/1998 lại có 162 người bị ngộ độc do ăn bánh mì ba tê.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/07/1998 ở xí nghiệp giầy da Khánh Hội có
238 công nhân ngộ độc do ăn phải rau có phun thuốc trừ sâu.
- Năm 1998 , kho thuốc sâu DDT tại Thanh Liên , Thanh Hà , Hà Tĩnh chứa 30
tấn có từ 30 năm nay bị rò gỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khu
vực . Thiệt hại ước tính 500 triệu đồng .

1 X e m : Báo c á o hiện trạng m òi trường Việt Nam nam 1999 , tr 3 13 ,3 1 4 .

15


L ê K im N g u y ệ t
H o à n thiên p h á p Ịuâr vé q u ả n / ý chất thái n g u ỵ hai Ở V iê t N a m

- ơ Đồng Tháp Mười ngày 24/07/1998 đã xẩy ra 29 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn
hoa quả có hoá chất, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật.
Dù chiến tranh đã kết thúc từ lâu nhưng một lượng lớn các chất độc hoá
học mà Hoa Kỳ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta , nhất là
trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1971, nhưng tác hại của các chất độc này
vẫn còn dai dẳng. Không những môi trường thiên nhiên bị phá huỷ, mà còn tác
hại đến sức khoẻ và tính mạng của con người đối với nhiều thế hệ. Hiện tại đã
phát hiện 9 điểm có tồn đọng khá lớn chất độc hoá học do chiến tranh như Đắc
Lắc, Kon Tum, Quảng Ngãi....

Ô nhiễm môi trường do Asen ở nước ta hiện nay đang là vấn đề cần phải
được giải quyết cấp bách. Do không hiểu biết về đặc tính độc hại của Asen nên

người dân ở một số vùng sông như Sông Mã - Sơn La hoặc ở một số nơi đãi vàng
vẫn sử dụng hoá chất này để đãi vàng. Việc ngộ độc Asen đã dẫn tới các căn
bệnh như sốt rét ác tính, viêm phổi cấp tính và gây ra tỷ lệ tử vong cao ở trẻ em
dưới 15 tuổi.

Những tác hại tới nguồn nước : những vấn đề tác động môi trường chủ
yếu liên quan đến việc xử lý và chôn lấp các chất thải nguy hại không đúng quy
cách liên quan đến tác động tiềm tàng đối với mặt nước và nước ngầm. Ở Việt
Nam những nguồn này thường được dùng làm nguồn nước uống, sinh hoạt gia
đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Bất cứ sự ô nhiễm nào đối với
nguồn tài nguyên này đều có thể gây tác động tiềm tàng về sức khoẻ đối với
nhân dân địa phương hay có thể gây những tác động môi trường nghiêm trọng.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao có thể sẽ làm tăng vấn đề ô nhiễm nước đô
thị vốn đã trầm trọng. Ngoài ra các bệnh viện cũng thải một khối lượng lớn nước
thải vào hệ thống cống và cuối cùng tất cả đều chảy vào các hệ thống nước m ặ t .

Đã có một số cảnh báo về các sự cố liên quan đến sức khỏe của nhân dân do việc

16


L ê Kim N guyệt
H o a n thịên p h á p luát về quán /ý chất thái ngỵỵ_ hai Ờ V ié t N a m

thai tuỳ tiện các chất thải bệnh viện , chất thải công nghiệp không được xử lý

vào các thuỷ vực nước mặt như 1 :
- Ớ Hà Bắc, nước thải có nồng độ amoniac cao được thải từ quá trình sản xuất
urea vào sông Thương không hề xử lý gì cả. Có quan sát cho thấy mức amoniac
tăng khoảng 60 lần tiêu chuẩn .

- Ở Biên Hoà, Đồng Nai, Ngân hàng thế giới ( WB) đã ước tính khoảng 2040% vật tư sản xuất của các cơ sở sản xuất giấy và bột đã bị thất thoát qua nước

thải.
- Sông Đồng Nai ở khu công nghiệp Biên Hoà đã phải tiếp nhận chất thải
nguy hại từ nước thải của các cơ sở sản xuất hoá chất, vật liệu xây dựng, gấy dệt
nhuộm . Nước sông được thông báo là bị ô nhiễm dầu, chất bôi trơn, hợp chất
hữu cơ và kim loại nặng.Việc phân tích các mẫu nước sông ở cầu Biên Hoà và
trạm Hoà An cho thấy có mặt của kim loại nặng như Cr, Cd vượt quá mức cho
phép .
- Tháng 6/98 , nước sổng Kỳ Cùng do mỏ than Nga Sơn thải ra bị xanh đen ,
cá chết nhiều , dân không dám dùng nước .
- Tại Sông Dinh , Quỳ Hợp Nghệ An , chất thải từ mỏ thiếc thải vào làm ô
nhiễm rất nặng , nhân dân không dùng nước sông được .
- Các giếng nước ăn ở Huyện Vĩnh Lộc, Bình Chánh được thông báo là đã bị ô
nhiễm. Chất thải không xử lý đã được sử dụng để làm phân tưới cho rau trong
nhiều năm nay và thậm chí những giếng sâu hơn 10 mét cũng đã bị ô nhiễm bởi
chất thải
- Tại Việt Trì, nước thải công nghiệp không xử lý từ nhà máy giấy và bột giấy,
phân bón, dệt nhuộm và hoá chất ước tính khoảng 3 triệu m3/năm được thải vào
sông Thao. Theo báo cáo lượng nước thải này chứa khoảng 1000 tấn acid
suníuric, 1.300 tấn xút, 4000 tấn acid clohidric, 300 tấn Benzenne và 25 tấn
thuốc trừ sâu.

I

f ' ỉv' VI ẸN
! (ƠONG ĐẠI H 0 C LUÂT HÀ NỒI

Ỉ PHỎNGĐOC.
■Xem : Chiến lược quốc gia về quán lý chất thải nguy hại - tập 3 báo cáo chính , tr 37,38,39 .


2 iù i.


L ê K im N g u yệ t
H o à n thiên p h áp luât vé quán /Ý’ c hất thải n g u ỵ hai Ở V iê t N a m

-

Tại Mễ Trì, một khu vực rộng 10 ha cách Hà Nội khoảng 8 km về phía tây

nam đã từng được sử dụng làm nơi đổ rác thải đô thị chính của Hà Nội trong thời
gian 1992-1998. Bãi rác này đã đóng cửa ngay sau bị những người dân sống ở
gần đó phản đối do nguồn nước của họ bị nhiễm bẩn . Bùn từ công ty cấp thoát
nước cũng được đổ ở đây cùng với các chất thải khác, chắc chắn có cả chất thải
nguy hại. Bãi rác này đã không được phát triển thành bãi chôn rác hợp vệ sinh và
những biện pháp kiểm soát đã không được áp dụng để giảm những tác động tiềm
tàng của nước rác tới nước mặt và nước ngầm trong khu vực gây nên việc làm
chết cá và gà của nông dân.
Qua nghiên cứu có thể thấy rõ là đã có những vấn đề cục bộ phát sinh rất
nghiêm trọng do việc quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định . Do vậy
để quản lý chúng một cách đồng bộ, cần phải thực hiện giảm thiểu, phân lập, xử
lý chất thải nguy hại và đảm bảo chúng phải được chôn lấp thích hợp và ngăn
ngừa chất thải nguy hại đi và môi trường. Trước tiên là phải yêu cầu các nhà
máy xác định và phân lập chất thải nguy hại khỏi chất thải rắn và các dòng nước
thải của họ. Khi chất thải nguy hại đã được phân lập, có thể tiến hành những
bước tiếp theo như lưu trữ, quản lý và chôn lấp đúng quy cách. Ngăn ngừa hay
hạn chế chất thải nguy hại lẫn vào chất thải rắn hay nước thải cũng có lợi làm
giảm khối lượng nước thải lẽ ra đã phải xử lý và hạn chế những tác động tiềm
tàng đối với sức khoẻ do quản lý loại chất thải này.Với tư cách là tổ chức công

quyền , N hà nước cần sử dụng pháp luật như m ột công cụ không thể thiếu trong

hoạt động quản lý chất thải nguy hại nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững .

18


L ê K im N g u y ệ t
H oàìì thiên p h á p luât v ề c/uán / ý chất thải n g ỵ ỵ hai Ở V iè t N a m

1.3 PHÁP LUẬT VỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ở MỘT s ố NƯỚC TRÊN
THÊ GIỚI VÀ Sự HỢP TÁC QUỐC TÊ VỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.3.1 Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở một sô nước phát triển và
đang phát triển
Hiện nay ở các nước phát triển ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc
quản lý và xử lý các chất thải nguy hại. Từ nhiều thập kỷ đến nay các nước phát
triển đã tiến hành nhiều chính sách tích cực cùng với việc ban hành những điều
luật ngày m ột thêm nghiêm khắc hơn về chất thải nguy h ạ i . Tất nhiên các chính

sách này cũng phải phù hợp với những quan điểm truyền thống lâu đời của họ
đối với vấn đề ô nhiễm.
Ví dụ như ở Pháp, văn bản quy định đầu tiên về những cơ sở sản xuất bị
đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường là một sắc lệnh do
Napoléon ký năm 1810, và từ năm 1917 trở đi văn bản này được liên tục sửa đổi
, bổ sung.Văn bản nói trên đã đưa ra những quy định cụ thể để buộc các nhà
máy, các cơ sở sản xuất có nguy cơ đe doạ môi trường: gây ra các tác hại và gây
nguy hiểm cho cuộc sống cộng đồng phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.
Những nhà máy và các cơ sở sản xuất nói trên phải có giấy phép của đại diện

chính quyền tỉnh đó cấp - đó là ông Tỉnh trưởng do Chính phủ bổ nhiệm. Tại
giấy phép sẽ quy định rõ những hạn chế của cơ sở đó và phải chấp nhận giảm
thiểu những hậu quả gây ra trong hoạt động sản xuất của mình cho môi trường.
Trong một số trường hợp, có thể đưa ra thêm những yêu cầu khác nếu như công
nghệ sản xuất của các nhà máy, cơ sở sản xuất này sử dụng những sản phẩm cực
kỳ độc hại. Những quy định trên được áp dụng đối với tất cả các cơ sở sản xuất
được xếp vào danh sách gây ô nhiễm môi trường. Chính sách của Pháp trong
việc quản lý chất thải đã được cụ thể hoá bằng một văn bản pháp quy đầu tiên
m ang tên Luật vê chất thải rắn được thông qua vào năm 1975, đây là m ốc đánh

dấu giai đoạn đầu tiên việc thiết lập một quá trình quản lý hiện đại công tác xử
lý chất thải. Cũng chính tại đạo luật này đã đưa ra những công cụ và cơ chế để
quản lý những loại hình rác thải đặc biệt hay còn gọi là chất thải nguy hại.
19


Lè K im N g u yệt
H oà n thiên p h á p Ịuât về quán /ý chút thải nguy hai Ở V iê t N a m

Ngày 2/2/1995 ở Pháp lại có thêm một bộ luật mới đó là Bộ luật vê tàng
cường bảo vệ môi trường đã thiết lập thêm phụ phí đối với việc xử lý chất thải
nguy hại, tương đương 40F( frăng pháp)/OI tấn thải được loại bỏ để lại trong
m ột cơ sở xử lý, và sẽ được tăng gấp đôi nếu tấn chất thải đó được tích trong m ột

bãi thải đặc biệt (bãi thải nhóm 1 tại Pháp). Phụ phí này do Cục Môi trường và
Quản lý năng lượng thu lại và trong vài năm tới sẽ tăng lên gấp đôi. Năm 1998,
phụ phí trên đã mang lại 10 triệu frăng pháp được sử dụng cho việc phục hồi và
xử lý những địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang.
Với một loạt các quy định pháp luật về lĩnh vực quản lý chất thải nói
chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng. Nước Pháp đã thực sự quyết tâm

giải quyết sát sao vấn đề này với mục tiêu bảo vệ môi trường trong lành 1 .
Một ví dụ nữa như tại Cộng hoà liên bang Đức với trình độ dân trí, trình
độ quản lý nhà nước và trình độ khoa học kỹ thuật cao nên việc quản lý chất thải
nguy hại đã thu được những kết quả đáng học tập. Với đặc tính độc hại có thể
gây chết người, đe dọa lớn đối với động thực vật và làm suy thoái môi trường,
Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản lý các chất
thải nguy hại như: ngăn ngừa ngay từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng chất thải
nguy hại, xử lý và tái sử dụng chúng. Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên
bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật mới về quản lý chất thải. Có khoảng 2000
điều luật, quyết định, qui định về hành chính...đã được ban ra như BIMSCHG (từ
năm 1974 và lần thay đổi cuối cùng năm 1996 ) , ABWAG ( 1976 và 1990 ) ,
ABFG ( 1972 và 1990 ) với nội dung phân loại các chất độc hại trong chất thải
khí, rắn, nước; thu thập, vận chuyển, xác định, biện pháp giải quyết. Mỗi lần
thay đổi luật, qui định mới lại ở mức cao hơn, khắt khe và chặt chẽ hơn. Đó là
những biện pháp xử lý bằng pháp luật rất nghiêm các trường hợp làm phát sinh
các chất thải nguy hại mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể áp dụng
biện pháp phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy xí nghiệp hay cơ sở

1 Nguồn : - J.C.OPPENEAU -Chính sách của Pháp về xứ lý chất thải - Cục quản lý Môi trường và Quản lý Năng lượng
Cộng hoà Pháp ( ADEM E )

20


Lề K im N guyệt
Hoàn thiên p h á p liiâí v£ quản /ý chất thơi Ịl£ỵỵ ll£L â . Y i i l N a m

sản xuất đã vi phạm pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại gây ra hoặc truy tố trước
pháp luật.
Bên cạnh đó pháp luật của nhà nước Cộng hoà liên bang Đức rất khuyến

khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hoặc
toàn bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra chất thải nguy
hại, có thể kể ra một số việc làm từ phía Nhà nước thể hiện sự quan tâm, động
viên khuyến khích đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất có liên quan đến
chất thải nguy hại như giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi xuất thấp trả dần nếu
đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý chất thải nguy hại. Thêm vào đó,
Nhà nước còn tuyên truyền giáo dục cho nhân dân nhận thức được tác hại nguy
hiểm của loại chất thải này và chính nhân dân sẽ là người giúp cho các cơ quan
Nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại và nhanh
chóng tìm ra biện pháp giải quyết. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước, các kỹ thuật gia, các nhà sinh học, hoá học trong lĩnh vực chất thải nguy
hại đã đưa Cộng hoà Liên bang Đức trở thạnh một trong những quốc gia đứng
hàng đầu về công nghệ bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vực quản lý
chất thải nguy hại nói riêng 1 .
Đối với các nước đang phát triển vấn đề quản lý chất thải nguy hại cũng
đang là vấn đề nổi cộm rất nhức nhối, bức bách, ở các nước này đã và đang tồn
tại nhiều chất thải nguy hại mà phần nhiều là do nhập khẩu hoá chất và các sản
phẩm khác từ các nước phát triển như dầu mỏ, thuốc trừ sâu, các chất thải hoá
chất trong thương mại, axit và chì dùng trong tái chế acqui....Ngoài ra còn có
một lượng lớn chất thải nguy hại tồn tại lẫn trong rác sinh hoạt và rác y tế mà
khả năng phân loại và xử lý triệt để chúng còn là một vấn đề nan g iả i.
Các nước đang phát triển đang phải đương đầu với những khó khăn như
thiếu vốn, thiếu cán bộ trong lĩnh vực công nghệ môi trường và nhiều khi là
thiếu cả cơ cấu hạ tầng cần thiết để duy trì hệ thống pháp lý và kiểm soát ô
1Nguồn : TS Đặng Kim Chi - Quản lý chất thải độ hại ờ Cộng hoà Liên bang Đức , Trung tâm KHCN Đại học Bách
Khoa Hà N ộ i.

21



×