Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.8 KB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
**************

TRƯƠNG NGỌC BÌNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ


HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Tác giả luận văn

Trương Ngọc Bình


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo PGS.TS Đoàn Thị Thu
Hà, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa Khoa học quản lý và
các thầy cô giáo tham gia giảng dạy cho lớp cao học Nghệ An tại Trường Đại học
Công nghiệp Vinh đã truyền dạy những kiến thức quý báu và giúp tôi có thể hoàn
thành khóa học này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của Viện Đào tạo sau Đại học
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong thời gian
học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, gia đình,
bạn bè và người thân đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trương Ngọc Bình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN............................................7
1.1. Đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa.........................7
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản

xuất hàng hóa......................................................................................................7
1.1.2. Chủ thể và đối tượng của đề án.................................................................8
1.1.3. Nội dung của Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện..................9
1.2. Tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng
hóa trên địa bàn huyện..........................................................................................12
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện đề án phát triển phát triển cây ăn quả theo
hướng sản xuất hàng hóa..................................................................................12
1.2.2. Mục tiêu đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa trên
địa bàn huyện....................................................................................................13
1.2.3. Quá trình tổ chức thực hiện đề án...........................................................14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả
theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện............................................21
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả
theo hướng sản xuất hàng hóa của một số huyện và bài học kinh nghiệm rút ra
cho huyện Quỳ Hợp...............................................................................................24
1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện...............................................................24
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Quỳ Hợp.........................................................27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP..............................................................................29
2.1. Giới thiệu về huyện Quỳ Hợp và Đề án phát triển cây cam theo hướng SX
hàng hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020..............................................29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quỳ Hợp..........................29
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................32
2.2. Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn
huyện giai đoạn 2015 - 2020..................................................................................37
2.2.1 Mục tiêu...................................................................................................37
2.2.2 Chủ thể và đối tượng của đề án phát triển cây Cam theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020..........................................37



2.2.3 Nội dung cơ bản của Đề án......................................................................38
2.3. Tình hình phát triển cây cam trên địa bàn huyện Quỳ
Hợp giai đoạn 2015 - 2017.....................................................................45
2.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Đề án................................................47
2.3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của đề án..........................47
2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng sản
xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.......................................................53
2.4.1. Chuẩn bị triển khai..................................................................................53
2.4.2. Chỉ đạo thực hiện....................................................................................66
2.4.3. Kiểm soát thực hiện Đề án......................................................................68
2.5. Đánh giá tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp................................................................71
2.5.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu của Đề án...........................................71
2.5.2. Thành công trong tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp................................................73
2.5.3. Hạn chế trong tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng sản
xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp......................................................81
2.5.4. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................82
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN QUỲ HỢP.....................83
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát triển
cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Quỳ Hợp............................83
3.1.1. Mục tiêu phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa đến 2020....83
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam
theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Quỳ Hợp..........................................83
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam
theo hướng sản xuất hàng hóa của UBND huyện Quỳ Hợp...............................86
3.2.1. Hoàn thiện chuẩn bị triển khai Đề án......................................................86

3.2.2. Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện Đề án........................................................87
3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện Đề án................................................92
3.2.4. Giải pháp khác........................................................................................93
3.3. Kiến nghị.........................................................................................................94
3.3.1. Với chính quyền tỉnh..............................................................................94
3.3.2. Với các bên có liên quan.........................................................................95
KẾT LUẬN............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................98


DANH MỤC NHỮNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
1
ADKT
2
BQ

Nội dung
Áp dụng kỹ thuật
Bình quân

3

CC

Cơ cấu

4

ĐVT


Đơn vị tính

5

SL

Số lượng

6

SCL

Sông Cửu Long

7

KQSX

Kết quả sản xuất

8



Lao động

9

NN & NT


Nông nghiệp và nông thôn

10
11
12
13
14

ND
NT
THKT
TNHH
TV

Nông dân
Nông trường
Tập huấn kỹ thuật
Trách nhiệm hữu hạn
Thành viên


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

BẢNG
Bảng 2.1 :

Tình hình dân số và lao động của huyện Qùy Hợp từ 2015 – 2017 32

Bảng 2.2:


Tình hình sử dụng đất đai huyện Quỳ Hợp qua 3 năm 2015 – 2017....33

Bảng 2.3.

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện 2015 - 2017.........................34

Bảng 2.4:

Một số chi tiêu về Y tế văn hóa hàng năm của huyện Quỳ Hợp từ
năm 2015 - 2017.............................................................................36

Bảng 2.5:

Sinh trưởng của một số giống cam quýt ở Phủ Quỳ - Nghệ An......40

Bảng 2.6.

Các chỉ tiêu đạt được của đề án......................................................47

Bảng 2.7.

Tổng hợp kết quả điều tra cán bộ về chuẩn bị thực hiện đề án của
Chính quyền huyện.........................................................................57

Bảng 2.8.

Tổng hợp kết quả điều tra người dân trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
về tổ chức thực hiện đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất
hàng hóa của Chính quyền huyện...................................................58


Bảng 2.9

Tổng hợp kết quả tập huấn cán bộ thực hiện đề án phát triển cây
cam theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Quỳ Hợp giai đoạn 20152017................................................................................................59

Bảng 2.10.

Xung đột trong tổ chức thực hiện đề án phát triển cây cam theo
hướng sản xuất hàng hóa của chính quyền huyện Quỳ Hợp giai đoạn
2015 - 2017.....................................................................................62

Bảng 2.11.

Kết quả khảo sát đối với cán bộ về chỉ đạo thực hiện đề án phát triển cây
cam theo hướng sản xuất hàng hóa....................................................65

Bảng 2.12.

Bảng chỉ tiêu phát triển cây Cam trên địa bàn huyện.......................73

Bảng 2.13:

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cam...............................................79

Bảng 2.14:

Bảng tính NPV và IRR trong đầu tư sản xuất cam của các hộ và
trang trại điều tra ...........................................................................81


HÌNH
Hình 2.1:

Bản đồ huyện Quỳ Hợp và vị trí huyện Quỳ Hợp...........................29

Hình 2.2:

Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện đề án phát triển sản xuất cây cam
theo hướng hàng hóa của UBND huyện Quỳ Hợp..........................54


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
**************

TRƯƠNG NGỌC BÌNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410

HÀ NỘI, NĂM 2018


i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quỳ Hợp là một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có vị trí

địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế . Trong số các cây ăn quả trên địa
bàn huyện, cây Cam vẫn là cây trồng có vị thế đứng đầu bởi giá trị sản xuất cam cao
hơn hẳn các cây trồng khác. Đến thời điểm hiện nay, Cam Quỳ Hợp đã có mặt tại
nhiều tỉnh, thành trong cả nước, tuy nhiên, thị trường chính vẫn chủ yếu trong tỉnh,
số lượng tiêu thụ ngoại tỉnh còn thấp so với nhu cầu tiêu dùng. Về hình thức tiêu
thụ, hầu hết còn qua tư thương, không có sự quản lý của nhà nước, còn xảy ra tình
trạng độn cam ở các vùng khác vào cam Quỳ Hợp để tiêu thụ, ảnh hưởng rất lớn
đến thương hiệu sản phẩm cam và người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực trạng của huyện, học viên quyết định chọn đề tài “Tổ chức thực
hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020
trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An” để làm luận văn thạc sĩ tại trường Đại học
Kinh tế quốc dân,với mong muốn góp phần phát triển kinh tế của huyện.
2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung Luận
văn có 03 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án
phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện.
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam
theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án
phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TỔ
CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ THEO HƯỚNG
SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1. Đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa.
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của đề án phát triển cây ăn quả theo hướng
sản xuất hàng hóa.
Khái niệm đề án:
Là tổng thể các mục tiêu về phát triển cây ăn quả, các giải pháp, các bước tiến
hành và các nguồn lực có thể huy động nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.



ii
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra )
Có thể hiểu: “Đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa là kế hoạch,
các mục tiêu, các nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện, các nguồn lực, các giải pháp để phát
triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa do cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Mục tiêu đề án
Phát triển sản xuất cây ăn quả góp phần làm cho ngành công nghiệp chế biến
phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu
vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả
nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân.
Chủ thể và đối tượng của đề án
* Chủ thể thực hiện đề án:
- Chính quyền cấp huyện (Trực tiếp là UBND huyện)
- Các cơ quan chuyên môn của huyện: Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng
Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế & Hạ tầng, Phòng Tài nguyên & Môi trường,
Phòng Văn hóa Thông tin, Trạm Khuyến nông, trạm Trồng trọt & Bảo vệ thực vật....
- Các đoàn thể xã hội: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện.
* Đối tượng tác động:
Các hộ dân trồng Cây ăn quả của các xã trên địa bàn huyện.
Nội dung của Đề án Phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện
a. Quy hoạch diện tích trồng cây ăn quả.
b. Công tác giống:
c. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
d. Về sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm
e. Về thị trường tiêu thụ và quản lý chất lượng.

g. Phát triển theo chiều rộng
h. Phát triển sản xuất theo chiều sâu
f. Thay đổi hình thức tổ chức sản xuất
1.2. Tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện
Khái niệm tổ chức thực hiện đề án phát triển phát triển cây ăn quả theo
hướng sản xuất hàng hóa
Tổ chức thực hiện đề án là giai đoạn thứ hai sau giai đoạn hoạch định đề án,
nhằm biến đề án thành hành động và biến các mục tiêu của đề án thành các kết quả
trên thực tế
Mục tiêu đề án phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa trên


iii
địa bàn huyện
Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế về đất đai, lao động, thu hút đầu tư của
ngân sách Nhà nước cấp trên và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để xây dựng vùng
cây ăn quả có thương hiệu, có diện tích, năng suất và sản lượng ổn định, chất lượng
tốt, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong
nước và xuất khẩu sang một số nước, tạo thu nhập cao và ổn định cho người trồng
cam, góp phần tăng thu ngân sách cho nhà nước và doanh nghiệp, xây dựng thành
công Đề án MTQG về Nông thôn mới tại các xã trồng cây ăn quả theo đề án
Quá trình tổ chức thực hiện đề án
Chuẩn bị triển khai
Tổ chức triển khai đề án
Kiểm soát thực hiện đề án
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả
theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện
Nhân tố thuộc về huyện
Nhân tố thuộc về hộ gia đình

Nhân tố môi trường bên ngoài
Kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực hiện đề án phát triển cây ăn quả
theo hướng sản xuất hàng hóa của một số huyện và bài học kinh nghiệm rút ra
cho huyện Quỳ Hợp.
Kinh nghiệm của một số huyện.
- Kinh nghiệm phát triển cây Cam của huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bìn
- Kinh nghiệm phát triển cây Cam Sành huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Kinh nghiệm trồng bưởi Phúc Trạch của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Bài học rút ra cho huyện Quỳ Hợp.
Thứ nhất: Trước hết cần làm tốt công tác chuẩn bị triển khai
Thứ hai: Chỉ đạo triển khai quyết liệt, chú trọng các khâu
Thứ ba: Kiểm soát tốt việc thực thi chương trình.


iv
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP
2.1. Giới thiệu về huyện Quỳ Hợp và Đề án phát triển cây cam theo
hướng SX hàng hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Quỳ Hợp
Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Huyện Quỳ Hợp ở phía Đông phủ Quỳ Châu cũ, phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An.
Huyện Quỳ Hợp nằm trong tọa độ từ 19010' đến 19029' vĩ độ bắc, 104056' đến
105021' kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, Phía Nam giáp huyện Tân Kỳ và Anh Sơn,
Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, Phía Tây giáp huyện Con Cuông và Quỳ Châu.
Huyện Quỳ Hợp được thành lập từ năm 1963. Đây là huyện được UNESCO
đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An

* Khí hậu, thuỷ văn:
Quỳ Hợp là huyện có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng
năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11. Mùa
khô lạnh, ít mưa, khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Dân số và việc làm
* Dân số
Đến năm 2017 dân số toàn huyện là 120.374 người, với 30.741 hộ dân, hộ
dân, trong đó chủ yếu số hộ làm nông nghiệp 20.940 hộ chiếm 69%. Trong cơ cấu
kinh tế của địa phương vẫn còn rất nặng về nông lâm nghiệp. Tốc độ tăng dân số
bình quân qua 4 năm giảm qua các năm từ 1,29% năm 2015 xuống 1% năm 2017.
* Lao động
Năm 2017 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 74 831 người, chiếm
khoảng 62% tổng dân số; trong đó: lao động nữ chiếm 50,3%; lao động nam chiếm
49,7%. Trong những năm qua, công nghiệp, TTCN phát triển đã chuyển một số
lượng khá lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, TTCN. Hiện nay
lao động công nghiệp, TTCN có khoảng 4.200 người.
*Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện
Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn (thị trấn Quỳ Hợp), phần lớn các xã có điều kiện
kinh tế khá khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) năm 2017 giảm còn khoảng 19%


v
số hộ. Số hộ nghèo trên toàn huyện có xu hướng giảm nhờ Công tác xoá đói, giảm nghèo
được chăm lo.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tình hình sử dụng đất đai
Quỳ Hợp là một huyện giàu tiềm năng khoáng sản và thế mạnh để phát triển
kinh tế. Với diện tích đất tự nhiên của huyện là 94.172,8 ha đứng thứ 7 diện tích tự
nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp có 17698.0ha chiếm
18,8%, đất lâm nghiệp có rừng 68.940 ha chiếm 73,2%. (chi tiết bảng 3.1)

Đặc điểm Văn hóa, giáo dục, y tế
* Văn hóa
Quỳ Hợp là một vùng đất đầy tiềm năng để phát triển kinh tế và là một địa danh
mới xuất hiện nhưng có chiều dày văn hoá, giàu truyền thống cách mạng, nhân dân hiếu
học và học giỏi. Là địa bàn miền núi, chung sống của 3 dân tộc anh em Kinh, Thái, Thổ.
Nằm trên các tuyến thông thương giữa miễn Tây Bắc và Tây Nam xứ Nghệ
* Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo tiếp tục đạt được kết quả tốt, đẩy mạnh phong trào
giáo dục toàn diện. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao
* Về Y tế
Công tác khám chữa bệnh ở Bệnh viện và các Trạm y tế được cải thiện đáng
kể, Số lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa giảm so cùng kỳ năm ngoái, số
lượng bệnh nhân tại tuyến xã tăng lên, điều đó chứng tỏ việc khám chữa bệnh phân
tuyến, áp dụng Luật Bảo hiểm Y tế đã đi vào đời sống, góp phần giảm quá tải cho
hệ thống y tế tuyến huyện.Công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện có hiệu quả,
không để phát sinh dịch bệnh trên địa bàn.
2.2. Đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa
bàn huyện giai đoạn 2015 - 2020
2.2.1 Mục tiêu:
Phát huy tiềm năng và lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, lao động, thu hút đầu
tư của ngân sách Nhà nước cấp trên và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để xây dựng vùng
cam nguyên liệu mang thương hiệu “Cam Quỳ Hợp” có diện tích, năng suất và sản lượng
ổn định, chất lượng tốt, nâng cao sức cạnh tranh của cam Quỳ Hợp
Đến năm 2020, toàn huyện có 3.000 ha cây ăn quả , trong đó diện tích cam
chiếm 2.410 ha, bằng các loại giống Vân Du, Xã Đoài, Valencia và một số giống
mới, diện tích cam kinh doanh đạt 1.450 ha, thời gian thu hoạch kéo dài, đáp ứng


vi
nhu cầu tiêu dùng từ đầu tháng 10 năm trước đến hết tháng 5 năm sau

2 Chủ thể và đối tượng của đề án phát triển cây Cam theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020.
* Chủ thể thực hiện đề án phát triển sản xuất cây cam theo hướng sản xuất
hàng hóa:
* Đối tượng tác động:
2.2.3 Nội dung cơ bản của Đề án
* Quy hoạch diện tích đất trồng cam:
* Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất:
* Về công tác giống:
* Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
* Về sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm
* Về thị trường tiêu thụ và quản lý thương hiệu:
* Về xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cam an toàn (cam sạch):
* Về hình thức tổ chức sản xuất và cơ chế khoán sản phẩm:
* Về kinh phí thực hiện:
2.3. Tình hình phát triển sản xuất cây cam trên địa bàn huyện Quỳ Hợp giai
đoạn 2015 - 2017
Ngay sau khi Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 19/4/2016 của Ban chấp hành
Đảng bộ huyện được ban hành, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức triển khai phổ
biến, quán triệt các nội dung và mục tiêu của Nghị quyết đến các phòng, ban, đơn vị
và UBND các xã, thị trấn thông qua các cuộc họp giao ban, các cuộc họp, hội nghị
liên quan đến ngành nông nghiệp và PTNT... Đồng thời, các địa phương, đơn vị
cũng đã đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các nội dung thực
hiện Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân
2.3.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Đề án
. Đến 2017 toàn huyện thu được gần 23 nghìn tấn cam các loại đạt 70% chỉ
tiêu đến năm 2020. Diện tích cây ăn quả đạt chuẩn VieetGap đã đạt được 32 % so
với đề án đề ra.
2.3.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của đề án:
Công tác tuyên truyền:

Quy hoạch diện tích trồng cam:
Về công tác giống:
Công tác phát triển vùng nguyên liệu cam:
Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:


vii
Về sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm:
Về hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
2.4.1. Chuẩn bị triển khai
Thực trạng bộ máy tổ chức thực hiện đề án phát triển sản xuất cam theo
hướng hàng hóa của huyện Quỳ Hợp
* Thành lập Ban chỉ đạo đề án:
UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án Phát triển vùng nguyên
liệu Cam Quỳ Hợp theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2015 - 2020 do đồng
chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách nông nghiệp làm trưởng Ban, các đồng chí
Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT, Trưởng phòng Công thương làm phó ban và
các phòng, ban, ngành cấp huyện làm ban viên. Ban chỉ đạo xây dựng quy chế để tổ
chức chỉ đạo triển khai và thực hiện đề án.
Thực trạng lập kế hoạch triển khai Đề án
Thực hiện đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa, các cơ
quan, ban ngành của huyện đã xây dựng các kế hoạch triển khai gồm: Quy hoạch,
Kế hoạch truyền thông; Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Kế hoạch về
giống, Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, sơ chế, bảo quản và chế
biến sản phẩm, thị trường tiêu thụ và quản lý thương hiệu, hình thức tổ chức sản
xuất và cơ chế khoán sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cam an
toàn, tài chính; Kế hoạch giám sát việc thực hiện.
Thực trạng phối hợp hoạt động giữa các ban, ngành

Việc phối hợp triển khai thực hiện giữa chính quyền huyện Quỳ Hợp, Ban
Chỉ đạo huyện với các tổ chức chính trị - xã hội và các địa phương, giữa các thành
viên Ban Chỉ đạo, giữa các phòng, ban, ngành luôn được quan tâm thực hiện.
Đàm phán và giải quyết xung đột
Xung đột trong quá trình tổ chức thực hiện đề án phát triển cây cam theo
hướng sản xuất hàng hóa tại huyện Quỳ Hợp chủ yếu là xung đột giữa người dân và
chính quyền trong đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng kết cấu hạ tầng các
vùng quy hoạch phát triển cây cam; xung đột giữa người dân và chính quyền trong
huy động vốn góp và xung đột giữa các đơn vị thi công công trình với chính quyền
các xã trong thực hiện đề án phát triển cây cam.
Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ


viii
Dịch vụ hỗ trợ cho thực hiện đề án phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng
hóa được cung cấp tại huyện gồm:
+ Dịch vụ tư vấn về cây trồng; về đầu tư xây dựng công trình.
+ Dịch vụ: Cung ứng vật tư, phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc,
phòng trừ dịch bệnh,
+ Dịch vụ: Sơ chế, chế biến và bảo quản...
+ Dịch vụ: Vận chuyển, tiêu thủ sản phẩm....
+ Dịch vụ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
Kết quả các dịch vụ hỗ trợ sản xuất của Chính quyền huyện đối với người dân:
Tổng số người dân được phát phiếu là 200 người , trong đó: Số cho ý kiến có,
được hỗ trợ kịp thời là 151 người (chiếm 75,5%), số cho ý kiến có rất ít dịch vụ được hỗ
trợ là 33 người (chiếm 16,5%), số cho ý kiến hầu như không có sự hỗ trợ là 16 người
(chiếm 8%)
- Các dịch vụ của Chính quyền cho người dân trong sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp: Trong 60 cán bộ được hỏi: 15 người đánh giá là yếu (25%), 33
người đánh giá trung bình (55%), 4 người đánh giá là khá (6.67%), 8 người đánh
giá tốt (13.3%)

Về kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện đề án khoảng 421,6 tỷ đồng
2.4.2. Chỉ đạo thực hiện
Giải pháp về công tác tuyên truyền
Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào đề án:
Giải pháp về kinh phí:
* Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước:
* Đối với nguồn vốn từ doanh nghiệp:
* Đối với nguồn vốn huy động trong dân:
* Đối với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài:
2.4.3. Kiểm soát thực hiện Đề án
Phòng Nông nghiệp & PTNT:
Phòng Tài nguyên & Môi trường:
Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Phòng Kinh tế & Hạ tầng:
Phòng Văn hóa - Thông tin:
Các nông lâm trường, công ty nông nghiệp trên địa bàn:


ix
Ủy ban nhân dân các xã trong vùng thực hiện đề án:
Ngân hàng Chính sách XH, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện:
2.5. Đánh giá tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
2.5.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu của Đề án
2.5.2. Thành công trong tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
Công tác tổ chức triển khai phổ biến, quán triệt được thực hiện tốt đã giúp
cho các phòng, ban, đơn vị, địa phương nắm rõ và nêu cao tinh thần trách nhiệm
của mình trong việc thực hiện các nội dung, mục tiêu mà Nghị quyết 09 đã đề ra để

góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện giai đoạn
2016-2020 và những năm tiếp theo.
2.5.2. Thành công trong tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
Công tác tuyên truyền:
Quy hoạch diện tích trồng cam
Về công tác giống:
Công tác phát triển vùng nguyên liệu cam:
Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
Về sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm:
Về công tác quản lý và phát triển thương hiệu:
Về hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Thu hút đầu tư thực hiện Nghị quyết, đề án:
2.5.3. Hạn chế trong tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Quỳ Hợp
- Tình trạng tự phát mở rộng diện tích cam trên các vùng đất không phù hợp,
không theo quy hoạch vẫn diễn ra phổ biến ở các xã.
- Thị trường tiêu thụ cam Quỳ Hợp trong thời gian vừa qua đã có nhiều bước
phát triển, đã hình thành một số doanh nghiệp, HTX tổ chức sản xuất, ký hợp đồng
bao tiêu sản phẩm … tuy nhiên, số lượng còn ít. Sản phẩm cam Quỳ Hợp vẫn chủ
yếu được tiêu thụ qua thương lái, chưa thật sự đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất.
- Công tác quản lý, chăm sóc vườn cam chưa được thực hiện khoa học và còn thiếu
đồng bộ. Hiện tượng quả kém chất lượng, xốp, khô (người dân gọi là “cam ngơ”) vẫn xảy
ra phổ biến tại một số vùng. Đặc biệt, trong năm 2016-2017 toàn huyện có hơn 300 ha


x
cam bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ và rụng quả đồng loạt chưa rõ nguyên nhân, trong đó
đã buộc phải phá bỏ gần 177 ha, gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với người trồng cam.
2.5.4. Nguyên nhân của những hạn chế

- Trong những năm vừa qua, cây cam quýt trên địa bàn huyện đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao nên đã hình thành phong trào tự phát chuyển đổi các loại cây
trồng khác kém hiệu quả sang trồng cam.
- Số lượng doanh nghiệp, HTX bao tiêu sản phẩm cam quýt trên địa bàn huyện
còn ít, trong khi đó sản phẩm cam trên địa bàn huyện chưa thật sự đáp ứng yêu cầu
khắt khe về chất lượng thu mua của các đơn vị. Bên cạnh đó, ý thức về bảo vệ thương
hiệu của một số đơn vị, hộ dân sản xuất, buôn bán cam trên địa bàn huyện chưa cao,
còn xảy ra tình trạng người dân địa phương du nhập các sản phẩm cam quả từ các
vùng khác vào địa bàn huyện, lấy danh “Cam Quỳ Hợp” để buôn bán làm ảnh hưởng
tới thương hiệu và giảm sức tiêu thụ các sản phẩm cam của địa phương.
- Diện tích cam trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung tại xã Minh Hợp dưới
sự quản lý của Công ty TNHH 1 TV Nông nghiệp Xuân Thành và Công ty TNHH
TV NCN 3/2. Trong khi đó, bộ máy của 2 đơn vị này còn cồng kềnh và hoạt động
kém hiệu quả, chưa thực sự quan tâm tới khâu chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, quản lý
dịch bệnh và hỗ trợ đầu ra cho các hộ được công ty giao khoán đất sản xuất.
- Công tác quản lý nhà nước của chính quyền các địa phương vùng sản xuất
cam còn nhiều hạn chế.
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO HƯỚNG SẢN XUẤT
HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA HUYỆN QUỲ HỢP
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát
triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Quỳ Hợp
3.1.1. Mục tiêu phát triển cây cam theo hướng sản xuất hàng hóa đến 2020
Theo Nghị quyết số 09 - NQ/HU của BTV Huyện ủy và đề án đến năm 2020,
Quỳ Hợp sẽ có diện tích 3.000ha cây . Hiện tại theo thống kê hiện tại toàn huyện đã
trồng được 2.787ha, trong đó cam kinh doanh là 1.200ha, năng suất bình quân 18
tấn quả mỗi ha, đạt gần 93% Nghị quyết. Sản phẩm có thương hiệu mới đạt 5,9%
và gần 9% diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap.



xi
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây
cam theo hướng sản xuất hàng hóa của huyện Quỳ Hợp
Tiếp tục bám sát các chỉ tiêu Nghị quyết:
Về công tác tuyên truyền:
Quy hoạch diện tích trồng cam:
Về công tác giống:
Về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:
Về sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm:
Về công tác quản lý và phát triển thương hiệu:
Về hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây
cam theo hướng sản xuất hàng hóa của UBND huyện Quỳ Hợp
3.2.1. Hoàn thiện chuẩn bị triển khai Đề án
Giải pháp quy hoạch
Thứ nhất: Tiến hành rà soát, phân loại diện tích đất phù hợp đối với các loại cây
trồng làm tiền đề quy hoạch xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho từng loại cây trồng.
Thứ hai: Để có thể hình thành các vùng sản xuất hàng hóa điều cần thiết
trong thời gian tới chính quyền địa phương tạo điều kiện cho những người có
nguyện vong nhận thầu, nhận khoán vùng đất xa, vùng đất chưa được sử dụng… để
phát triển với thời gian đấu thấu dài hơn và có biện pháp để các hộ, các trang trại
yên tâm đầu tư.
Hoàn thiện chỉ đạo thực hiện Đề án
Giải pháp về giống
Thứ nhất: Nâng cao năng lực và hỗ trợ các trung tâm giống của TNHH 1 TV
NN 3/2 và Xuân Thành trở thành điểm sản xuất và cung cấp cây giống chất
lượng cao, sạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khu vực
Thứ hai: Hỗ trợ nông dân cải tạo vườn cam hiện có và trồng mới giống cam
Xã Đoài, V2, Vân Du theo hướng sản xuất cam thâm canh, an toàn
Thứ ba: Khảo nghiệm một số giống cam mới để bổ xung giống mới có chất

lượng, rải vụ cam cùng với giống cam truyền thống
Giải pháp thị trường đầu vào, đầu ra
Thứ nhất: Tạo điều kiện để xây dựng và hình thành các mối liên kết có ràng
buộc bằng văn bản, trong đó quy định rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi các bên
giữa các trang trại, hộ với các doanh nghiệp, các nhà cung cấp. Có như vậy giá cả


xii
đầu vào mới ổn định đồng thời tính trách nhiệm các nhà cung cấp trong việc chất
lượng các đầu vào.
Thứ hai: Có ưu đãi nhất định về thuế, giải tỏa mặt bằng và các thủ tục hành
chính để khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, các trung tâm nghiên cứu giống
cây trồng để ổn định nguồn cung cấp đầu vào, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm các chủ
trang trại tại địa phương.
Thứ ba: Chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đảm đảm là mối lo
ngại của gần 65% các hộ và trang trại.
Giải pháp kỹ thuật
Thứ nhất: Để có thể nâng cao trình độ kỹ thuật cho các chủ hộ, trang trại các
cơ quan đoàn thể phối hợp với các tổ chức, công ty tổ chức các buổi tập huấn giới
thiệu khoa học kỹ thuật mới. Các tổ chức đoàn thể và tốt nhất là hai công ty TNHH
1 TV NN 3/2 và Xuân Thành nên đứng ra tổ chức cho các trang trại các hộ gia đình
tham quan các mô hình nhiều địa phương khác.
Thứ hai: Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay để phát triển sản
xuất cam chúng ta không dừng lại các lớp tập huấn kỹ thuật mà tiến hành các lớp
tập huấn về nắm bắt nhu cầu thị trường, quản lý, khả năng đàm phán…..
Thứ ba: Hai công ty TNHH 1 TV NN 3/2 và Xuân Thành là tổ chức tốt nhất
nên đứng ra liên kết các chủ hộ, trang trại thành tổ hội làm vườn, câu lạc bộ trang
trại để các chủ hộ, trang trại có thể liên kết, hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
về vấn đề kỹ thuật cũng như vấn đề liên quan đến đầu vào, đầu ra.
Giải pháp về thuỷ lợi

Cùng với các giải pháp đã được thực hiện như giải pháp thị trường, kỹ thuật,
vốn tài chính, tín dụng, cơ sở hạ tầng trang thiết bị và giải pháp khuyến nông thì
giải pháp về thuỷ lợi cũng góp phần không nhỏ trồng cam.
Giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và bảo quản
Hệ thống giao thông còn yếu kém gây khó khăn trong việc vận chuyển đi lại
cho các hộ và trang trại trong mùa mưa, hệ thống điện còn yếu chưa đáp ứng đủ nhu
cầu để các hộ trong việc vận hành máy khoan, máy bơm nước.
3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát sự thực hiện Đề án
- Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Các địa phương sản xuất cam
32.4.Giải pháp khác
- Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu chuyển giao kỹ thuật đầu
tư thâm canh.


xiii
- Giúp và ủng hộ bằng trí tuệ xây dựng các dự án cam sạch, hệ thống nước
sạch, xoá đói giảm nghèo....
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông từ huyện xuống các cơ sở.
Mở các chiến dịch làm đường giao thông đảm bảo cho vận chuyển hàng hoá trong
vùng. Xây dựng đường điện trung và cao áp đảm bảo sinh hoạt cho nhân dân
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Với chính quyền tỉnh
- Đề nghị UBND tỉnh thay thế quyết định 67/2009/QĐ-UBND ngày
27/7/2009 về việc ban hành quy định quản lý chất lượng giống cây trồng nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định 31/2015/QĐ-UBND ngày 28/5/2015
về việc ban hành quy định quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ban hành thêm các cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân để mở rộng diện
tích cam trồng tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, công nghệ sản xuất cây giống,
sản xuất cam an toàn.

- Sở Khoa học và công nghệ rà soát, tham mưu trình UBND tỉnh bổ sung các
địa phương sản xuất cam trên địa bàn tỉnh và chỉ dẫn địa lý “Cam Quỳ Hợp” cho
sản phẩm cam quả. Cùng Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất với UBND tỉnh cho
triển khai đề tài khoa học bón phân hợp lý cho cam Nghệ An.
- Đề nghị Tổng công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An, phối hợp với các cơ
quan Trung ương để sớm triển khai Trung tâm sản xuất giống cây ăn quả tại Phủ
Quỳ để cung cấp giống cam chất lượng cho các vùng trồng cam của tỉnh.
- Các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền để người trồng
cam nắm rõ quy trình kỹ thuật sản xuất, các giải pháp để nâng cao năng suất, chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời quảng bá sản phẩm thương
hiệu “Cam Quỳ Hợp”.
- Tổ chức xây dựng trạm khuyến nông có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ giỏi, mở rộng các mô hình sản xuất. Trên cơ sở đó mở rộng mô hình và hướng
dẫn cho nhân dân toàn huyện học tập.
- Tạo nguồn kinh phí đầu tư cho việc học tập..
- Huyện cần xây dựng hệ thống dịch vụ đầu vào đầu ra, xây dựng các chợ
rau, hoa quả để nhân dân nói chung hộ nông trường viên nói riêngkhi có sản phẩm
thì có chỗ bán.
- Huyện cần mở rộng quan hệ tạo ra nhiều thị trường mới để tiêu thụ sản
phẩm đảm bảo nguồn thu cho người trồng cam. Đồng thời giúp cho hộ nông trường


xiv
viên thấy được chất lượng, số lượng sản xuất hàng hoá hoa, quả, củ của các vùng
xung quanh hay các vùng khác trong và ngoài tỉnh và hàng nhập khẩu của các nước.
Từ đó hộ có thể học tập kinh nghiệm trên cơ sở đó là nơi tiếp thu và trao đổi mọi
khía cạnh thông tin trên thị trường.
3.3.2. Với các bên có liên quan
Là người trực tiếp lao động luôn luôn phải thực hiện đúng kế hoạch, đúng
quy trình kỹ thuật trồng cam đã được tổ chức học tập từ lý thuyết cho đến thực hành.

Chấp hành nghiêm mọi chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đảm bảo nộp
các khoản nghĩa vụ như thuế, định suất thuế, phần trăm sản lượng và các quỹ xã hội
khác theo quy định của Nhà nước, tỉnh, huyện và của nông trường. Kết hợp cùng
nông trường tìm ra những giải pháp mới trong hướng phát triển kinh tế cho những
năm tiếp theo. Các hộ nên tổ chức hợp tác với nhau trong sản xuất cũng như trong
tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ nhau trong lúc gặp khó khăn, giúp nhau phát triển kinh tế
tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho gia đình, xã hội ngày một phồn vinh.
KẾT LUẬN
Khái niệm và mục tiêu Tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo
hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tỉnh
Nghệ An; quá trình tổ chức thực hiện chương trình và các điều kiện cần thiết để tổ
chức thực hiện thành công quan trọng trong Tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây
cam theo hướng sản xuất hàng hóa trên một số địa bàn, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho chính quyền huyện Quỳ Hợp.
Phân tích thực trạng Tổ chức thực hiện Đề án phát triển cây cam theo hướng
sản xuất hàng hóa giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ
An, từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu của chính quyền huyện Qùy Hợp.
Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện tổ chức Qùy Hợp
Trong thời gian qua, quá trình tổ chức thựchiện chương trình của địa bàn
huyện cho thấy, các giai đoạn tổ chức thực hiện đều có sự thay đổi điều chỉnh, bổ
sung cho phù hợp với giai đoạn tới, trước mắt là giai đoạn 2015-2020 và những năm
tiếp theo.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
**************

TRƯƠNG NGỌC BÌNH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÂY CAM THEO

HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐOÀN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI, NĂM 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quỳ Hợp là một huyện miền núi nằm phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, có vị trí
địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế (phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu,
phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cuông, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, Thị
xã Thái Hòa, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện
Quỳ Châu; là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng nối liền một số
trung tâm huyện trọng điểm của miền tây Nghệ An). Huyện có đặc trưng điển hình
về điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa, có vùng đất đỏ Bazan màu mỡ với diện tích
khoảng 5.000 ha, nơi đây khá thuận lợi cho sự phát triển của cây như: Cam, quýt,
bưởi … Quỳ Hợp có lịch sử phát triển cây từ lâu đời, đặc biệt là cây cam, quýt từ
Nông trường 3/2 và Nông trường Xuân Thành (cũ).
Trong số các cây ăn quả trên địa bàn huyện, cây Cam vẫn là cây trồng có vị
thế đứng đầu bởi giá trị sản xuất cam cao hơn hẳn các cây trồng khác. Tổng diện
tích Cam toàn huyện tính đến thời điểm hiện tại đạt 2.220 ha (chiếm gần 80% diện

tích cây ăn quả ), trong đó diện tích cam kinh doanh khoảng 600 ha, sản lượng cam
bình quân toàn huyện đạt 10.000 - 12.000 tấn/ha/năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất cam trên địa bàn huyện
Quỳ Hợp còn một số vấn đề như: Cơ cấu giống cam hiện nay trên địa bàn huyện còn
khá đơn điệu; chưa có công nghệ bảo quản và chế biến, nên các giống hiện tại chỉ mới
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong thời gian khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau. Việc cung cấp giống cho người trồng mang tính tự phát, độ tin cậy và chất lượng
giống không cao. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh chưa đồng đều và
chưa đảm bảo kỹ thuật. Chất lượng quả còn có sự khác nhau. Ngoài ra, do áp lực về
sâu bệnh trên cây , đặc biệt là cây cam đã dẫn đến tình trạng người dân quá lạm dụng
thuốc BVTV, số lần phun thuốc quá nhiều, gây phá vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe của người sản xuất, tiêu dùng.
Sản phẩm cam trên địa bàn Quỳ Hợp vẫn chủ yếu đang bán quả tươi, một số
hộ có sơ chế bảo quản bằng các biện pháp thủ công, truyền thống nên thời gian sử
dụng còn ngắn, chưa có công nghệ chế biến các sản phẩm từ cam nên chưa đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mặt khác, đối với thực hiện an toàn vệ


×