Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Luận văn thạc sỹ - Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.92 KB, 124 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
========

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ SỐ: 8340402

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ PHÚC HẠNH

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân với sư
giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Những thông tin và số liệu từ các nguồn
khác đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ.
Học viên

Nguyễn Hải Đăng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này em xin chân thành cảm ơn sâu sắc
tới PGS.TS Ngô Phúc Hạnh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
hình thành và hoàn thiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy/cô


của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tận tình
giúp trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện.
Học viên

Nguyễn Hải Đăng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH
SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.........................8
1.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................................8
1.1.1. Khái niệm chính sách thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài.................8
1.1.2. Mục tiêu, nội dung của chính sách thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài.....11
1.2. Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.....................13
1.2.1. Khái niệm, chủ thể thưc thi chính sách...................................................13
1.2.2. Quy trình thưc thi chính sách thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài...15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài.......................................................................................................19
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thưc thi chính sách thu hút vốn đầu tư trưc
tiếp nước ngoài.................................................................................................21
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá đóng góp của vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã
hội địa phương..................................................................................................21
1.5. Kinh nghiệm về thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam..................................................23

1.5.1. Tỉnh Bắc Ninh........................................................................................23
1.5.2. Thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................25
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội về thưc thi chính sách thu hút
vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài........................................................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI
ĐOẠN 2009 – 2018................................................................................................30
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của thành phố Hà Nội........................................................................30
2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tư nhiên............................................................30


2.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ......................................31
2.1.3. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô Hà Nội..........................33
2.1.4. Ảnh hưởng từ chiến lược phát triển của Việt Nam..................................34
2.2. Phân tích thực trạng quy trình thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2018..........................35
2.2.1. Lập kế hoạch...........................................................................................35
2.2.2. Tuyên truyền và phổ biến chính sách......................................................37
2.2.3. Chuẩn bị nguồn nhân lưc và các điều kiện để thưc thi chính sách..........37
2.2.4. Triển khai thưc hiện chính sách..............................................................38
2.2.5. Đôn đốc, kiểm tra thưc hiện chính sách..................................................39
2.2.6. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm........................................................40
2.3. Kết quả thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2018..............................................................41
2.3.1.Kết quả thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài giai đoạn 2009 - 2018. .41
2.3.2. Đánh giá đóng góp của vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Hà Nội .............................................................................................................46
2.4. Đánh giá chung thực trạng thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2018...................................53
2.4.1. Kết quả đạt được....................................................................................53
2.4.2. Hạn chế..................................................................................................56
2.4.3. Nguyên nhân..........................................................................................57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................62
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI
CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025.............................................................63
3.1. Bối cảnh trong nước, quốc tế ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội.....................................63
3.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
thành phố Hà Nội............................................................................................65
3.3. Một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội.................................................................70
3.3.1. Tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về thưc thi chính sách
thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài............................................................70


3.3.2. Chuẩn bị đầy đủ nguồn lưc cho việc thưc thi chính sách thu hút vốn đầu
tư trưc tiếp nước ngoài......................................................................................73
3.3.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát việc thưc thi chính sách thu hút
vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài........................................................................74
3.3.4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tăng cường thưc thi chính sách
thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài............................................................75
3.3.5. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các doanh nghiệp lớn, nhà
đầu tư chiến lược..............................................................................................77
3.3.6. Phát triển chất lượng nguồn nhân lưc, hoàn thiện hạ tầng của thành phố
đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.......................................................78
3.3.7. Nâng cao hoạt động xúc tiến thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài....80
3.4. Một số kiến nghị..............................................................................................83

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3........................................................................................85
KẾT LUẬN............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BĐS

Bất động sản

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CNC

Công nghệ cao

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

CNXD

Công nghiệp – Xây dưng

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trưc tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic
Product)

KTXH

Kinh tế - xã hội

NN

Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản

NSNN

Ngân sách nhà nước


QLNN

Quản lý nhà nước

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh của các thành phố trưc thuộc trung ương.....39

Bảng 2.2:

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 – 2018.....41

Bảng 2.3:

Xếp hạng các nước đầu tư vào Hà Nội theo vốn đầu tư FDI..............43

Bảng 2.4:

Hệ số tương quan hạng giữa tăng trưởng vốn FDI và tăng trưởng các
biến số KTXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2018...................48

Bảng 2.5:


Chênh lệch xuất - nhập khẩu khu vưc FDI.........................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:

Bản đồ địa giới Hành chính thành phố Hà Nội..................................31

Hình 2.2:

Tốc độ tăng trưởng vốn FDI giai đoạn 2001 – 2018..........................42

Hình 2.3.a: Cơ cấu vốn đăng ký theo ngành lĩnh vưc luỹ kế đến 31/12/2017.......45
Hình 2.3.b: Cơ cấu vốn đăng ký theo ngành lĩnh vưc ước luỹ kế đến 31/12/2018 45
Hình 2.4:

Tốc độ tăng trưởng GRDP thành phố Hà Nội....................................47

Hình 2.5:

Thống kê thu hút FDI tại một số địa phương.....................................49


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
=======

NGUYỄN HẢI ĐĂNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG
MÃ SỐ: 8340402

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ PHÚC HẠNH

HÀ NỘI, 2019


i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài (FDI) được coi là một trong
những giải pháp khai thác ngoại lưc nhằm thúc đẩy nội lưc để phát triển kinh
tế-xã hội. Cả lý luận và thưc tiễn đều khẳng định FDI có vai trò quan trọng
trong phát triển KTXH của địa phương trong những năm qua, FDI đã trở
thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế.
Đối với Thành phố Hà Nội, với những lợi thế đặc biệt, là trái tim của cả
nước, trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia, Hà Nội cũng đã thưc
hiện nhiều các chủ trương, chính sách thu hút vốn FDI vì vậy hoạt động thu hút
vốn FDI đã đạt được kết quả tích cưc. Với phương châm tạo điều kiện thuận lợi,
tối đa cho doanh nghiệp khi đến đầu tư, Hà Nội đang ngày càng trở thành điểm
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Song đến nay, Thủ đô vẫn chưa có sư bứt phá
trong hoạt động thu hút, quản lý vốn FDI, phát huy lan tỏa đến phát triển khu
vưc kinh tế trong nước chưa được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, khu vưc này đã

bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: tác động đến ô nhiễm môi trường, hao phí tài
nguyên; nhiên liệu, năng lượng quốc gia; thiếu sư liên kết giữa doanh nghiệp
FDI với các doanh nghiệp cung ứng trong nước… Dòng vốn FDI vào Hà Nội
trong thập niên qua đã tăng gấp nhiều lần, nhưng hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia
tăng mang lại còn nhiều hạn chế. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thiết kế, thưc
thi chính sách thu hút vốn FDI chưa nhất quán giữa các mục tiêu, chính sách đưa
ra, chưa dưa trên lợi thế cạnh tranh, đặc thù của mỗi địa phương. Hơn nữa, chính
sách ưu đãi còn phức tạp, chồng chéo, nằm rải rác ở nhiều văn bản luật pháp
khác nhau (Luật Đầu tư, Luật Thuế,...), việc thưc thi chính sách thu hút vốn FDI
của thành phố Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế nhất định.
Trong thời đại ngày nay, sư dịch chuyển của các dòng vốn diễn ra rất
nhanh chóng, độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã khá cao và sư tham gia


ii

nhiều hiệp định thương mại tư do, CMCN 4.0... thì yếu tố lao động giá rẻ của
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đang mất dần lợi thế. Vì vậy, Hà Nội
cần có những định hướng và giải pháp nhằm tăng cường thưc thi chính sách
thu hút vốn FDI để thu hút các tập đoàn đa quốc gia nhằm mang lại hiệu quả
cao cho nền kinh tế.
Xuất phát từ thưc tiễn trên, học viên đã lưa chọn vấn đề:“Chính sách
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội” làm đề
tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu
Một trong những công trình nghiên cứu khá sớm về kinh tế có vốn FDI
là “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài ở
Việt Nam” của học giả Mai Ngọc Cường chủ biên (1999). Đây là sách tham
khảo về thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài những năm cuối thế kỉ XX. Từ
cách tiếp cận kinh tế có vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài dưới góc độ tổ chức

và quản lý, tác giả đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI tại Việt Nam từ khi
Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có hiệu lưc năm 1987 đến 1999, trên cơ
sở đó có đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút
đầu tư trưc tiếp nước ngoài ở Việt Nam những năm tiếp theo.
Nghiên cứu của học giả Nguyễn Mạnh Toàn với công trình “Các nhân tố
ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương ở Việt Nam”. Nghiên cứu khẳng
định vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, góp phần đáng kể vào thưc hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, chuyển giao công nghệ, khai thác hiệu
quả tài nguyên quốc gia. Tác giả đã đi sâu phân tích các nhân tố cơ bản thu hút
vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài như: Nhân tố thị trường; nhân tố lợi nhuận; tài
nguyên thiên nhiên; nhân lưc, cơ sở hạ tầng…
Nghiên cứu của học giả Đặng Thành Cương (2012), “Tăng cường thu
hút FDI vào tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu hết sức công phu và toàn


iii

diện về đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI thuộc một địa phương cụ thể. Ở nghiên
cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu thu hút vốn FDI vào một tỉnh, cụ thể là
tỉnh Nghệ An, trong đó phân tích thưc trạng thu hút vốn, hiệu quả sử dụng vốn
FDI, đặc biệt tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn FDI tại tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đánh giá thưc trạng, luận án đưa ra các giải
pháp cụ thể cho tỉnh Nghệ An trong thu hút vốn FDI thời gian tới.
Nghiên cứu của học giả PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các hình
thức đầu tư trưc tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Chính sách và thưc tiễn. Công
trình đã tập trung phân tích, so sánh bản chất và đặc điểm giữa các hình thức
đầu tư trưc tiếp nước ngoài, qua đó làm rõ ưu điểm và hạn chế về lợi ích kinh
tế của từng hình thức đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp
nhận đầu tư.

Nghiên cứu của học giả Lê Quốc Hội (2008), hoạt động đầu tư trưc tiếp
nước ngoài không những giúp địa phương nhận đầu tư trưc tiếp giải quyết
công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng lao động, cải thiện trình độ công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại hơn mà còn có tác động lan tỏa tới nền
kinh tế địa phương thông qua hiệu ứng ngang và hiệu ứng dọc. Hiệu ứng
ngang được hiểu là việc doanh nghiệp FDI tác động tới doanh nghiệp sản xuất
cùng loại sản phẩm trong nước. Hiệu ứng dọc được hiểu là việc doanh nghiệp
FDI tác động tới doanh nghiệp cung ứng nội địa thông qua các kênh: doanh
nghiệp FDI kiểm soát chất lượng hàng mua vào từ doanh nghiệp nội địa buộc
doanh nghiệp nội địa phải làm tốt sản phẩm của mình, doanh nghiệp FDI có
thể có đào tạo nhân lưc và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp cung ứng
bản địa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bản địa đáp ứng được yêu cầu của
doanh nghiệp FDI.
Nghiên cứu của học giả Hồ Đắc Nghĩa (2016) đã phân tích mối quan hệ
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2014 bằng mô
hình VAR và nhận thấy: tăng vốn FDI có tác động tăng GDP sau 1 năm và


iv

kéo dài khoảng 3 năm; tăng FDI sẽ kích thích tích lũy vốn trong nước 4 năm
tiếp theo nhưng có thể làm chậm quá trình tăng vốn trong nước trong dài hạn;
FDI cũng tạo nên một kích thích cho độ mở của nền kinh tế trong năm đầu và
dài hạn, tuy nhiên có thể không kích thích tăng độ mở của nền kinh tế trong
ngắn hạn; tăng FDI có thể đẩy nhanh tốc độ tăng việc làm của nền kinh tế
nhưng sẽ giảm tốc độ tạo việc làm sau 3 năm.
Nghiên cứu của học giả Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014) đã nghiên cứu
điều chỉnh chính sách đầu tư trưc tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam đến năm
2020. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thưc tiễn về điều chỉnh
chính sách FDI của một số quốc gia và ở Việt Nam, làm rõ cơ sở lý luận cho

việc điều chỉnh chính sách FDI trong “điều kiện mới” từ khảo sát kinh
nghiệm quốc tế và thưc tiễn trong nước trên ba bộ phận cấu thành của khung
chính sách (chính sách tác động tới việc ra quyết định địa điểm đầu tư của nhà
đầu tư tiềm năng; các chính sách tác động đến doanh nghiệp có vốn nước
ngoài đã thành lập; các chính sách tác động đến doanh nghiệp trong nước) và
các nội dung của chính sách do Nhà nước ban hành và thưc hiện (chính sách
công nghiệp, chính sách kinh tế vĩ mô) và ảnh hưởng của các chính sách khác.
Nghiên cứu của học giả Lê Xuân Bá và cộng sư (2006) trong cuốn “Tác
động của đầu tư trưc tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam” nhằm
đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nước ta thông qua hai kênh
quan trọng là vốn đầu tư và tác động tràn. Nghiên cứu của Nguyễn Phú Tụ và
Huỳnh Công Minh (2010) đã kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa vốn FDI
và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam với nguồn dữ liệu
chéo, với các biến được lấy giá trị trung bình từ năm 2003 - 2007. Kết quả
cho thấy FDI tác động tích cưc tới tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành cả
nước và tăng trưởng kinh tế cao tại 64 tỉnh, thành là dấu hiệu tích cưc để thu
hút các nhà đầu tư đến Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng
kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế.


v

Học giả Nguyễn Mại cho rằng cần đổi mới phương thức thu hút vốn
FDI để nâng cao hiệu quả kinh tế. Học giả cho rằng thu hút vốn FDI phải tính
tới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu CNH, HĐH
đất nước cũng như cần thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các quốc gia
công nghệ nguồn và chi phối chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu.
Tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Chiến lược và định hướng
thu hút FDI thế hệ mới 2020- 2030 nêu rõ Việt Nam cần một chiến lược thu
hút vốn FDI thế hệ mới và nhấn mạnh chiến lược ấy sẽ coi trọng các nhà đầu

tư chiến lược và đưa ra danh mục các ngành nghề, các dư án ưu tiên cùng các
chính sách khuyến khích mạnh mẽ để thu hút được các nhà dầu tư FDI lớn
đến từ các quốc gia công nghiệp phát triển.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thưc thi chính sách thu hút
vốn FDI.
- Phân tích, đánh giá về thưc trạng thưc thi chính sách thu hút vốn FDI
của thành phố Hà Nội trên các phương diện kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp tăng cường thưc thi chính
sách thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thưc thi
chính sách thu hút vốn FDI trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Nghiên cứu việc thưc thi chính sách thu hút vốn FDI trên
địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2017; đề xuất định hướng và giải
pháp tăng cường thưc thi chính sách thu hút vốn FDI đến năm 2025.
+ Về không gian: Nghiên cứu thưc thi chính sách thu hút vốn FDI trên
địa bàn thành phố Hà Nội.


vi

+ Về nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu về thưc thi chính sách thu hút vốn
FDI dưới góc độ tiếp cận về khung chính sách thu hút vốn FDI; quy trình thưc
thi chính sách và các kết quả đạt được trong quá trình thưc thi chính sách thu hút
vốn FDI tại thành phố Hà Nội; Căn cứ vào những kết quả đã đạt được, luận văn
đề xuất các định hướng và giải pháp tăng cường thưc thi chính sách thu hút vốn
FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh: Tác giả sử dụng phương
pháp phân tích thống kê, so sánh để phân tích thưc thi chính sách thu hút vốn
FDI của thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2017.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được tác giả sử
dụng để lấy thêm thông tin, thẩm định những kết quả nghiên cứu cũng như
thẩm định các kết luận của tác giả trong quá trình triển khai nghiên cứu,
hoàn thiện luận văn, giúp tác giả có thêm thông tin để điều chỉnh hợp lý
một số nhận định thưc thi chính sách thu hút vốn FDI của Hà Nội giai đoạn
2008 – 2017 cũng như các giải pháp tăng cường việc thưc thi chính sách thu
hút vốn FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2025.
- Phương pháp phân tích chính sách: Phương pháp này được tác giả sử
dụng để phân tích, đánh giá kết quả thưc thi chính sách thu hút vốn FDI của
Hà Nội trong thời gian vừa qua. Cùng với đó, tác giả cũng sử dụng phương
pháp này để đề xuất giải pháp tăng cường việc thưc thi chính sách thu hút vốn
FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp tính hệ số tương quan hạng Spearman: Tác giả sử dụng
phương pháp để đánh giá kết quả thưc thi chính sách thu hút vốn FDI của Hà
Nội trong thời gian vừa qua, tìm ra mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn khu vưc
FDI và tăng trưởng KTXH Hà Nội giai đoạn 2009 – 2018.


vii

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thưc tiễn về thưc thi chính sách thu hút vốn

đầu tư trưc tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thưc trạng thưc thi chính sách thu hút vốn đầu tư trưc tiếp
nước ngoài của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2017.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thưc thi chính sách thu
hút vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội đến năm 2025.


viii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
1.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái niệm chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chính sách thu hút vốn FDI là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, giải
pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thu hút
và sử dụng vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định, nhằm đạt được mục tiêu KTXH của quốc gia, địa phương trong
từng giai đoạn cụ thể.
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh [1], chính sách đầu tư trưc tiếp nước
ngoài gồm 03 bộ phận: (i) Các chính sách tác động đến việc ra quyết định địa
điểm đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng; (ii) Các chính sách tác
động đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập; (iii) Các chính
sách tác động đến doanh nghiệp trong nước.
1.1.2. Mục tiêu, nội dung của chính sách thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Mục tiêu của chính sách thu hút vốn FDI là tạo lập khung khổ pháp luật, hệ
thống các quy định, công cụ và biện pháp mà Nhà nước áp dụng nhằm thu hút,
điều chỉnh hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả nhất, nhằm thưc hiện
những mục tiêu chung hoặc mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của

một quốc gia, địa phương. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để kích thích dòng
vốn FDI đầu tư vào trong nước, định hướng các hình thức đầu tư, hướng các
dòng vốn FDI vào các lĩnh vực, ngành, vùng và sản phẩm…theo mục tiêu định
trước của nước, của địa phương tiếp nhận đầu tư
Các mục tiêu cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của mỗi quốc
gia, địa phương, đối với Việt Nam hiện nay đó là: huy động vốn thúc đẩy tăng


ix

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH,
chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm, tăng cường xuất khẩu, nâng cao
trình độ cho người lao động….Mục tiêu của chính sách thu hút vốn FDI
không có định theo thời gian, cũng không giống nhau cho các quốc gia, các
địa phương. Tuỳ thuộc vào trình độ, mục tiêu phát triển, các quốc gia có thể
thay đổi, điều chỉnh mục tiêu và nội dung của chính sách thu hút vốn FDI
theo thời gian nhằm khai thác tối đa dòng vốn này để thưc hiện các mục tiêu
phát triển KTXH của địa phương. Để thưc hiện mục tiêu thu hút FDI nhằm
thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH đất nước, các nước đang phát triển đã hoạch
định những chính sách riêng phù hợp với những đặc thù của mình.
1.2. Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1. Khái niệm, chủ thể thực thi chính sách
Thưc thi chính sách công là toàn bộ quá trình của chủ thể theo cách
thức khác nhau nhằm hiện thưc hóa nội dung chính sách công một cách hiệu
quả. Mục tiêu chính sách công chỉ có thể đạt được thông qua quá trình thưc
thi chính sách.
Chính sách thu hút vốn FDI là chính sách nằm trong hệ thống chính
sách công của Nhà nước tác động trưc tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều chủ thể
khác nhau trong xã hội như các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và
người dân.

1.2.2. Hình thức thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình thức thưc hiện chính sách là cách thức tổ chức đưa chính sách
vào thưc tiễn nhằm đạt được mục tiêu của chính sách. Chính sách thu hút vốn
FDI thưc hiện theo các hình thức như: (i) Hình thức thực thi chính sách từ
trên xuống; (ii) Hình thức thực hiện từ dưới lên; (iii) Hình thức hỗn hợp
1.2.3. Quy trình thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quy trình thưc thi chính sách thu hút vốn FDI bao gồm các bước sau đây:
1.2.3.1. Lập kế hoạch


x

1.2.3.2. Tuyên truyền và phổ biến chính sách
1.2.3.3. Chuẩn bị nguồn lực để thực thi chính sách
1.2.3.4. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
1.2.3.5. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách
1.2.3.6. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
- Môi trường thể chế, pháp luật:
- Điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa xã hội nơi chính sách
được xây dựng:
- Năng lực thực tế của các cơ quan hoạch định chính sách:
- Năng lực thực tế của đối tượng thực thi chính sách:
- Nhân tố tự thân chính sách:
- Nguồn lực chính sách:
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Chỉ tiêu đánh giá kết quả thưc thi chính sách thu hút vốn FDI đối với phát
triển KTXH địa phương gồm: (1) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút FDI, đây là

được coi là kết quả trung gian của thưc thi chính sách thu hút vốn FDI ; (2) Các chỉ
tiêu đánh giá việc đóng góp của vốn FDI vào phát triển KTXH địa phương, đây
được coi là kết quả cuối cùng của việc thưc thi chính sách thu hút vốn FDI.
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng vốn khu vưc FDI và tăng
trưởng KTXH của địa phương tác giả sử dụng phương pháp tính hệ số tương
quan hạng Spearman. Phương pháp tính hệ số tương quan hạng Spearman là
phương pháp tính hệ số tương quan nói chung được sử dụng để nghiên cứu
mối quan hệ phụ thuộc thống kê giữa các biến số.
1.5. Kinh nghiệm về thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam


xi

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về thưc thi chính sách thu hút vốn FDI
của Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh luận văn rút ra một số bài học quan
trọng về thưc thi chính sách thu hút vốn FDI áp dụng cho thành phố Hà Nội
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 – 2018
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
(i) Vị trí và vị thế đặc biệt của Thủ đô Hà Nội
(ii) Yếu tố lịch sử và văn hoá đặc thù
2.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ
2.1.3. Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ đô Hà Nội
2.1.4. Ảnh hưởng từ chiến lược phát triển của Việt Nam
2.2. Thực trạng quy trình thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2018

2.2.1. Lập kế hoạch
Căn cứ vào chính sách được Nhà nước ban hành, Hà Nội đã dưa trên điều
kiện tư nhiên, kinh tế đặc trưng riêng của thành phố, chiến lược, quy hoạch phát
triển KTXH để xác định và xây dưng mục tiêu rõ ràng trong ngắn hạn và dài hạn
để thu hút FDI. Hà Nội đã xây dưng và công bố danh mục các dư án đầu tư kèm
theo các các quy hoạch phát triển vùng Thủ đô quy hoạch tổng thể phát triển
KTXH, quy hoạch phát triển.Việc lập kế hoạch về thời gian, con người, nguồn
lưc cơ sở vật chất được thưc hiện hàng năm và theo từng thời kỳ để thưc hiện
chính sách một cách hiệu quả.
2.2.2. Tuyên truyền và phổ biến chính sách
Hà Nội đã thưc hiện chương trình triển khai phổ biến chính sách, đưa ra


xii

các thông tin tới các ngành, lĩnh vưc để mọi đối tượng có thể nắm bắt và thưc
hiện một cách bài bản và có hiệu quả nhất. Thành phố Hà Nội sử dụng các
hình thức tuyên truyền qua báo đài, truyền hình thành phố, bên cạnh đó đã tổ
chức các hội thảo, tọa đàm về chính sách thu hút vốn FDI có sư tham gia
đông đảo của các doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu tư đến từ nhiều
quốc gia.
2.2.3. Chuẩn bị nguồn nhân lực và các điều kiện để thực thi chính sách
Đặc biệt đối với chính sách thu hút vốn FDI phần lớn sử dụng ngân sách
nên nguồn lưc còn khá hạn chế, chủ yếu đầu tư vào xây dưng và hoàn thiện cơ sở
hạ tầng. Bên cạnh đó, nguồn đóng góp và huy động từ xã hội cũng vô cùng quan
trọng. Vì thế, việc dư tính trước nguồn kinh phí và sử dụng một cách hiệu quả là vô
cùng quan trọng đã được thành phố quan tâm và thưc hiện ngay từ những ngày đầu.
2.2.4. Triển khai thực hiện chính sách
Chính sách thu hút vốn FDI của thành phố đã xác định “Khu vực kinh
tế FDI đã trở thành một thành phần kinh tế mới, là động lực mạnh, tác động

rõ rệt đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn của Thành phố như công nghiệp và xuất nhập khẩu”. Trong giai đoạn
2009 - 2018 Hà Nội đã chú trọng đổi mới triển khai công tác xúc tiến đầu tư,
từ năm 2015 Hà Nội đã thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du
lịch nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động xúc tiến.
2.2.5. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách
Thành phố đã phân công, chỉ đạo các Sở ngành thưc hiện tốt công tác
kiểm tra, giám sát, đánh giá dư án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các nghị định có liên
quan. UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND kèm
theo Quy chế phối hợp giữa các Sở, ban ngành Thành phố, UBND các quận,
huyện, thị xã nhằm thưc hiện hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài cư trú,
hoạt động trên địa bàn Thành phố.


xiii

2.2.6. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm
Trong quá trình tổ chức thưc thi chính sách thu hút vốn FDI Hà Nội đã
tổ chức đánh giá kết quả thưc thi chính sách. Đối tượng được xem xét, đánh
giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thưc thi chính sách thu hút vốn FDI là các
cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
2.3. Kết quả thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
của thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2018
2.3.1.Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1.1. Quy mô vốn đầu tư
Từ năm 2008 đến nay, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn Hà Nội đã
có sư gia tăng mạnh mẽ, từ mức 88,496 tỷ đồng năm 2008 (khi Hà Nội mới sáp
nhập) lên con số 162,481 tỷ đồng vào năm 2018. Trong đó, nguồn lưc đầu tư từ các
doanh nghiệp ngoài nhà nước có sư tăng trưởng nhanh chóng, từ mức 22,746 tỷ đồng

vào năm 2008 lên mức 55,440 tỷ đồng vào năm 2018. Trong khi đó, nguồn lưc đầu
tư từ doanh nghiệp FDI chỉ tăng chậm từ mức 39,573 tỷ đồng vào năm 2008 lên mức
40,069 tỷ đồng vào năm 2018.
2.3.1.2. Cơ cấu FDI theo quốc gia và vùng lãnh thổ
Tính đến nay có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố Hà
Nội, trong đó có 20 quốc gia là đối tác chính. Nhật Bản hiện là quốc gia dẫn đầu
về vốn đầu tư đăng ký với 959 dư án và vốn đầu tư gần 10,2 tỷ USD, chiếm
28,3% tổng vốn đăng ký; đứng thứ 2 là Singapore (6,0 tỷ USD, chiếm 16,7%
tổng vốn đăng ký); thứ 3 là Hàn Quốc (5,48 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn
đăng ký). Các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển có nền khoa học công nghệ
cao còn rất khiêm tốn: như Hoa Kỳ (293 triệu USD, chiếm 1,1% tổng vốn đăng
ký); Pháp (247 triệu USD, chiếm tỷ 0,9%tổng vốn đăng ký); Anh (419 triệu
USD, chiếm 1,5% vốn đăng ký).
2.3.1.3. Cơ cấu FDI theo ngành lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và dịch vụ
Các dư án FDI đầu tư vào Hà Nội theo cơ cấu các ngành, lĩnh vưc tập


xiv

trung chủ yếu vào bất động sản và sản xuất công nghiệp; quy mô vốn FDI vào
các ngành ngành nông – lâm – thủy sản và dịch vụ rất khiêm tốn.


xv

2.3.1.4. Cơ cấu FDI theo vùng, khu vực lãnh thổ
Số dư án và số vốn FDI của Hà Nội chủ yếu tập trung trong vùng đô thị
lõi ở trung tâm, vùng 5 đô thị vệ tinh. Dòng vốn đầu tư tập trung nhiều vào khu
vưc nội thành, ít hấp dẫn ở khu vưc ngoại thành. Thưc tế đang có xu hướng dòng
vốn đầu tư của khu vưc tư nhân chảy ra ngoài Hà Nội, đến những địa phương

hấp dẫn hơn ở miền Trung, miền Nam; đặc biệt là đầu tư vào các dư án bất động
sản nghỉ dưỡng. Một phần nguyên nhân xuất phát từ lợi thế của các địa phương
phía Nam về khí hậu, cảnh quan thuận lợi so với Hà Nội, một phần khác do tiềm
năng phát triển dẫn tới suất sinh lợi dư án tại các địa phương này hấp dẫn hơn.
Dòng vốn đầu tư chảy ra các địa phương khác làm cho dư địa tăng nguồn lưc
đầu tư cho thành phố giảm đi đáng kể.
2.3.1.5. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
Các hình thức đầu tư vào Hà Nội chủ yếu và chiếm hơn 78% tỉ lệ là
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 1.271 dư án, trong khi đó doanh
nghiệp liên doanh chỉ có 304 dư án, chiếm 18,5%, còn các hình thức hợp
đồng hợp tác kinh doanh hay hợp đồng BOT, BTO, BT chỉ 1 ~2%.
2.3.2. Đánh giá đóng góp của vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Hà Nội
2.3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng đẩy tăng trưởng nền kinh tế thành phố
Nhìn chung, Thành phố Hà Nội đã đạt được những thành tưu đáng kể
về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng đầu tư của khu vưc tư nhân, tăng NSLĐ
và giải quyết việc làm. Kết quả này, theo ý kiến của chuyên gia đều cho rằng
có được là nhờ những nỗ lưc thu hút đầu tư của khu vưc FDI và cải thiện môi
trường kinh doanh của thành phố Hà Nội.
2.3.2.2. Góp phần tạo thêm việc làm
Mặc dù có tạo ra nhiều việc làm hơn cho Hà Nội, phần lớn sử dụng lao
động rẻ, gia công lắp ráp và tạo giá trị gia tăng thấp, khu vưc FDI chưa mang
lại nhiều giá trị gia tăng cho thành phố. Với việc thu hút các dư án FDI vào


×