Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận: Kiểm soát ô nhiễm không khí tiếng ồn Những hiểu biết chung về VOCs. Hiện trạng ô nhiễm VOCs ở nước ta cùng các giải pháp giảm thiểu cần thực hiện.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.76 KB, 12 trang )

Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
Khoa Môi Trường

TIỂU LUẬN
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN
Đề tài: Những hiểu biết chung về VOCs. Hiện trạng ô nhiễm
VOCs ở nước ta cùng các giải pháp giảm thiểu cần thực hiện.

GV: Trần Thi Thanh Thủy
Sinh viên thực hiện: Bùi Minh Tùng
Lớp : Kĩ thuật môi trường – K56
MSV: 1121050331


MỤC LỤC

I.

Lời nói đầu

Môi trường – vẫn là một vấn đề nhức nhối nhất hiện nay của các nhà
khoa học không chỉ ở một nước mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt là các
vấn đề về ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô nhiễm về không khí và tiếng
ồn đang là vấn đề mà các nhà khoa học cũng như các nhà môi trường
quan tâm và lo ngại nhiều nhất. Bởi vì, chúng ta có thể nhịn ăn 1 tuần,
không uống nước vài ngài, nhưng chỉ có thể nhịn thở 5 phút. Vì vậy, môi
trường không khí luôn được quan tâm hàng đầu.
Môi trường không khí thường phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ
thiên nhiên và các hoạt động của con người. Điều này đã gây ra các hiện
tượng tự nhiên như : hiệu ứng nhà kính, mưa axit, biến đổi khí hậu …
Những hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người


trên toàn thế giới.


VOCs là một trong là một trong những tác nhân ảnh hưởng tới khí
hậu. Bài tiểu luận giúp chúng ta hiểu rõ thêm về tính chất, nguồn gốc,
trạng thái và những ảnh hưởng của VOCs tới con người. Đồng thời đưa
ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục hậu quả do VOCs gây ra.

II. Những hiểu biết chung về VOCs
1. Khái niệm
VOCs (Volatile Organic Compounds) tạm dịch là hàm lượng hỗn hợp
các chất hữu cơ độc hại bay lên trong không khí làm ô nhiễm môi trường.
Là hóa chất có gốc Cacbon, bay hơi vào không khí và có mùi khó chịu.
Các chất này khi bay hơi sẽ thúc đẩy nhanh phản ứng của oxít nitơ, kết
hợp với tia UV trong ánh nắng mặt trời là nhân tố ăn mòn tầng ozone, tạo
ra các đám mây quang hóa gây ô nhiễm môi trường.
Khi bay vào không khí, nhiều loại VOCs có khả năng lien kết lại với
nhau hoặc lien kết với các phân tử khác trong không khí tạo ra các hợp
chất mới. Một số hỗn hợp có nguồn gốc thiên nhiên tuy nhiên trong số đó
cũng có một số hỗn hợp không độc hại lắm.VD: VOCs thoát ra từ một số
loại hoa quả đã cắt ra.


Phân tử VOC

Tuy nhiên, cụm từ VOCs thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất
hữu cơ độc hại bay trong không khí xuất phát từ các sản phẩn do con
người chết tạo ra như: dung môi toluene, xylene và xăng thơm lacquer.
Trong quá trình lien kết tạo thành lớp sơn. VOCs được thải ra từ sơn là
tổng hợp các chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình sơn. Đơn vị của

VOCs là gam/lít.

2. Nguồn gốc
a. Nguồn gốc tự nhiên
Đa số các VOCs phát sinh từ thực vật. Trong quả, lá, hoa, dễ của thực
vật. Điển hình là Tecpen và Isoprene trong đó Isoprene là thành phần
hydrocacbon được thực vật thải ra với lượng lớn. Ước tính một năm có
khoẳng 1150 TgC phát sinh từ thực vật.


VOCs phát sinh từ thực vật

Dấu hiệu của chất này là phát ra mùi mạnh mẽ từ nhiều loại thực vật.
Các chất này bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm
không khí … điều này quyết định tỷ lệ bay hơi, ánh sáng mặt trời ảnh
hưởng tới tỷ lệ sinh tổng hợp. VOCs phát xạ ra từ thực vật hầu như qua
các lỗ khí trên lá.

b. Nguồn gốc nhân tạo
Các loại vật liệu xây dựng như: sơn, keo dán, ván tường, gạch trần …
là những nguồn phát sinh lớn các hợp chất hữu cơ bay vào không khí.
Đặc biệt là formandehit một hidrocacbon đễ làm cho con người bị kích
thích và cảm thấy không thoải mái.
Formandehit ( HCHO ) được thải ra từ gỗ khoảng 0,02 – 0,04 ppm. Ở
nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối cao cho phép formandehit được phát thải
ra nhiều hơn. Chỉ với nồng độ thấp trong không khí, formandehit có thể
gây ra kích ứng mắt, mũi và họng , có khả năng gây chảy nước mắt, hắt
hơi và ho, dát họng. Ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác buồn nôn và
khó thở. Formandehit được xếp vào loại các chất gây ung thư của cơ
quan y tế về Nghiên cứu ung thư ( IARC ).

Ngoài ra, VOCs còn được phát sinh từ các thiết bị nội thất mới ( bàn,
ghế, tủ mới … ) hay các thiết bị máy móc như máy photocopy, máy tính
bàn mới. Mùi từ xe ô tô mới, hay mùi từ các động cơ đốt chạy bằng xăng,
dầu. Công nghiệp sản xuất điện bằng phương pháp sử dụng nhiệt cũng
góp phần làm gia tăng hàm lượng VOCs trong không khí.


Các vật dụng dùng để làm đẹp cho phụ nữ như sơn móng tay cũng là
một nguồn phát sinh VOCs. Tuy phát sinh một lượng nhỏ nhưng vẫn
được coi là một nguồn phát sinh.

VOCs phát sinh từ sơn móng tay

3. Ảnh hưởng của VOCs đối với cơ thể sống
VOCs được coi là một độc chất tồn tại trong môi trường không khí, vì
vậy nó có ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ thể sống, đặc biệt là con
người. Khi bị nhiễm độc VOCs, cơ thể chúng ta rơi vào hai trạng thái là:
phản ứng sơ cấp và phản ứng thứ cấp.
Phản ứng sơ cấp là phản ứng xảy ra ngay khi bị nhiễm phải VOCs. Nó
thường có các biểu hiện như là: hô, buồn nôn, hắt hơi, đau đầu, chóng


mặt, khó thở … Nếu cơ thể hít phải VOCs với một liều lượng cao thì có
thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng hắt hơi khi bị nhiễm VOCs

Phản ứng thứ cấp là phản ứng mà độc chất được tích tụ lại trong cơ
thể trong một thời gian nhất định sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cơ thể. Phản
ứng thứ cấp đối của VOCs thường xảy ra sau phản ứng sơ cấp, và các

chất độc sẽ được tích tụ lại gây ra các biến chứng như: suy giảm miễn
dịch ở gan, thận, phổi, ung thư, quái thai … gây ra các bệnh lý như ung
thư phổi và viêm xoang. Ngoài ra, VOCs còn gây ra các phản ứng sinh
học trong cơ thể như: biến đổi enzyn, coenzyn, hoocmon …

III. Hiện trạng ô nhiễm VOCs ở nước ta cùng các giải
pháp cần thực hiện
Vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự suy giảm chất lượng không
khí đang là môi quan tâm hàng đầu trên thế giới nhất là các quốc gia có
nền kinh tế pháp triển. Một lượng lớn chất hữu cơ khác nhau VOCs được
thải vào khí quyển hằng ngày. Tuy trong những năm gần đây, ngưỡng cho
phép của VOC strong khí thải đã giảm xuống rất nhiều nhờ lỗ lực tích


cực của thế giới trong việc bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước đang
ngày càng thắt chặt các quy định liên quan đến hàm lượng các nguồn khí
thải ra môi trường.

1. Hiện trạng ô nhiễm VOCs ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền công nghiệp đang phát triển, vì vậy hàm
lượng VOCs thải ra ngoài không khí vẫn còn hàn chế. Tuy nhiên, xét trên
một quy mô và khu vực nhỏ thì VOCs cũng vẫn là một vấn đề cần quan
tâm hiện nay.
Trên thị trường Việt Nam hiện này, các mặt hàng về sơn có rất nhiều
tác hại cho sức khỏe và môi trường sống mà chúng vẫn đang được sử
dụng để tô đẹp cho các căn nhà, văn phòng, cửa hàng … Một số loại sơn
có chưa một hàm lượng VOCs khá cao như sơn dầu, sơn Polyurethane
(PU), sơn Nitro Cellulose (NC) … Thậm chí nhiều nhà sản xuất sơn có
thương hiệu trên thị trường vẫn sản xuất những loại sơn như sơn dầu
hoặc sơn nước có tính chất độc hại gây ô nhiễm cho môi trường.


Sơn nước ngoại thất Nippon Weather

Từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày chúng ta vẫn đã, đang và sẽ còn
tiếp tục thải ra môi trường những hợp chất hữu cơ bay hơi này. Đặc biệt
là các hoạt động liên quan đến việc sử dụng sơn để làm đẹp cho các căn
nhà. Tuy nhiên, cùng với đó là người dân vẫn chưa hiểu biết nhiều về các
tác hại của VOCs gây ra cho họ nên hằng ngày, hằng giờ họ vẫn tiếp xúc
với chúng mà không hề hay biết.
Các cơ quan về môi trường cũng như y tế cộng đồng cũng đã nhận ra
sự nguy hại từ các hợp chất hữu cơ bay hơi trong không khí này gây ra
nhưng vì các mặt hàng tiêu dùng ở nước ta khá phức tạp, công với việc


thiếu sự chặt chẽ trong công tác quản lý các mặt hàng nhập khẩu, nên sự
phát thải các chất ô nhiễm cho môi trường chưa thể kiểm soát được đồng
thời cũng chưa có biện pháp hạn chế cụ thể nào.

2. Các giải pháp nhằm giảm thiểu cần thực hiện
Từ các nguyên nhân sinh phát sinh ra VOCs, tính chất nguy hại của
chúng cùng với hiện trạng ô nhiễm VOCs ở Việt Nam hiện nay việc cần
thiết nhất là đưa ra các giải pháp nhằm phòng chống và khắc phục hậu
quả do VOCs gây ra.
Trong công tác y tế ở Việt Nam cũng đã hiểu rõ về sự nguy hại của
VOCs gây ra cho con người và cũng đã đưa ra những khuyến cao cho
người dân về việc sử dụng các sản phẩm có chưa hợp chất bay hơi này.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ,
người dân vẫn chưa hiểu rõ hết được về VOCs và những tính chất độc hại
của chúng.
Thấy rõ được sự nguy hại của VOCs đối với người dân, các nhà khoa

học cùng các nhà nghiên cứu về môi trường đã và đang bắt tay vào công
tác nghiên cứu để xử lý các hợp chất hữu cơ bay hơi gây nguy hiểm cho
môi trường này. Công nghệ xử lý VOCs chia làm hai nhóm:
• Công nghệ phân hủy
+ Phương pháp oxi hóa nhiệt
+ Phương pháp oxi hóa xúc tác
• Công nghệ thu hồi
+ Phương pháp hấp thụ
+ Phương pháp hấp phụ
+ Phương pháp ngưng tụ
+ Phương pháp tách qua màng lọc
Để đạt hiệu quả cao trong công tác làm sạch các nhà môi trường của
chúng ta đã kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau.
Ngoài ra, cần phải có một số biện pháp phòng tránh VOCs khi phải
tiếp xúc trực tiếp hoặc dán tiếp trong quá trình làm việc và sinh hoạt để
đảm bảo sức khỏe người lao động như: sử dụng các công cụ bảo hộ lao
động ( mặt nạ, khẩu trang … ) và nghiêm túc chấp hành các quy định về
an toàn lao động trong cơ quan, phòng thì nhiệm
Đối với môi trường sống và sinh hoạt cần thông gió, đưa không khí
sạch vào nhà để giảm bớt hàm lượng VOCs, sử dụng các hệ thống thông
gió. Trồng các loại cây có khả năng thanh lọc không khí, giảm bớt nồng
độ benzene, trichloroethylene và formadehit trong nhà.


Bạc cúc có khả năng giảm nồng độ VOCs

Cây buồm trắng

IV.


Kết luận

VOCs có tác động không hề nhỏ tới môi trường, sức khỏe con người
cũng như các loài sinh vật. Vì vậy, việc hiểu rõ thêm về định nghĩa, các
nguồn gốc phát sinh và ảnh hưởng của VOCs là điều cực kì cần thiết đối
với chúng ta. Điều này giúp nâng cao thêm nhận thức về hiện trạng của
môi trường xung quanh chúng ta, từ đó nâng cao ý thức về bảo vệ môi
trường cũng như bảo vệ sức khỏe của bản than.
Tuy là một nước chưa phát triển về nên công nghiệp nhưng Việt Nam
cũng đang gặp những vấn đề về sự nguy hại mà VOCs gây ra. Điều này


gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe của mỗi người dân.
Trên cơ sở đó, chúng ta cần phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu sự
phát sinh VOCs trong không khí. Đồng thời học hỏi các công nghệ xử lý
các chất hữu cơ bay trong không khí này từ các nước có ngành khoa học
phát triển.

V.

Tài liệu tham khảo

1. />2. />3. />4. Giáo trình tiếng anh chuyên ngành




×