Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.26 MB, 96 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI




»



NGUYỄN VĂN HẢO

MỘT S Ố VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TRÁCH NHIỆM
BỐI THƯỜNG THIỆT HẠI PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG VẬN




CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Chuyên ngành: Luật kinh tê
M ã số

: 50515

LUẬN ÁN THẠC SỸ LUẬT HỌC









T u ir VIPII

mmmmmkm
PhCNG'DOC GV...

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỔNG HẠNH
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Hà N ộ i - 1 9 9 9




CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

CIP

: Carriage And Insurance Paid To ...

CPT

: Carriage Paid To ...

DDP

: Delivered Duty Paid ...


DDU

: Delivered Duty Unpaid ...

ECAC

: European Civil Aviation Conference

EXW

: Ex Works ...

FCA

: Free Carrier ...

FIATA : International Federation Of Freight Forwarders Associations
IATA

: International Air Transport Associations

ICAO

: International Civil Aviation Organization

KLM

: Kalinklijkc Luchtvaart Maalschappy ( The Netherlands )

LACAC : Latin American Civil Aviation Commission

SDR

: Special Drawing Rights

VNĐ

: Việt Nam Đồng

UPS

: United Parcel Service Co


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài

1

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

Phương pháp nghiên cứu


5

Những điểm mới của luận án

5

Bố cục của Luận án

6
Chương 1

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG
Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

7

Vai trò, đặc điểm của vận chuyển hàng không trong điều kiện
toàn cầu hoá

11

Đặc điểm và nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường hàng không

16

Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không


16

Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không

20

Chương 2
TRÁCH NHIỆM BỒI TRUỒNG THIỆT HẠI PHÁT SĨNH TỪ
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG


HÀNG KHÔNG
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không- Những vấn đề lý
luận

24

Khái niệm

24

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

25

Các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không


29

Các căn cứ m iễn trách

39

Phạm vi và mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng khôriíĩ

45

Phạm vi trách nhiệm bồi thường thiệt hại

45

Mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

47

Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM B ồi
THƯỜNG T H Ệ T HẠI PHÁT SINH TỪ H ộ p Đ ồN G VẬN
CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
ở VIỆT NAM
Q uyền yêu cầu, khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại đòi bồi
thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không


55

Quyền yêu cầu, khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại phát sinh từ
hựp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

55


3.1.2

Những cơ quan và người được trao quyền giải quyết khiếu nại
đòi bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không

3.2

58

Giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không theo thủ tục
tư pháp

59

3.2.1

Thời hạn khởi kiện người vận chuyển ra toà án hoặc trọng tài

59


3.2.2

T hẩm quyền giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại phát
sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

3.3

60

Các kiến nghị hoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không

3.3.1

63

M ột vài số liệu thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
không của Hãng hàng không Quốc gia Việt nam

3.3.2

63

Các kiến nghị hoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không

67


KẾT LUẬN

78

CÁC PH Ụ LỤC

80

TÀI LIÊU T H A M K H Ả O

87


Đe hoằn tíĩầnh Luận ấn nầỵ tác giả vô cùng biết ơn
sự giúp đỡ quý bảu của cắc thầy cô giắo cũng như cấc
bạn đồng nghiệp, đặc biệt lả sư g iúp đỡ tận tình vả chu
đáo của Phó giắo sư Lê H ồng Hạnh .
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Luật
Hầ N ộ ị K h o a sau đại học của Trường, Hẵng hảng
không Quốc gia Việt Nam, Cụm cảng hằng không m iền
Bắc và Phòng Phầp c h ế Cục hảng không dân dụng Việt
Nam đã tạo m ọi điều kiện tíĩuận lợ i cho tác g iả .


LỜI NÓI ĐẨU

1. Tính cấp thiết của đế tài
Một trong những đặc trưng quan trọng, cơ bản, nổi bật nhất của kinh tế
thế giới hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá trong đó quan hệ hợp tác quốc tế

giữa các quốc gia luồn luôn được củng cố và phát triển. Trong quá trình
toàn cầu hoá, mỗi quốc gia đều tự tìm kiếm những chính sách thích hợp
nhất, hiệu quả nhất nhằm mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thế mạnh
kinh tế trong nước và tranh thủ mọi thành tựu của văn minh nhân loại để
không ngừng tăng trưởng về kinh tế; ổn định về an ninh chính trị; phát triển
vãn hoá, xã hội cũng như đổi mới lợi thế trên trường quốc tế.
Cùng với bưu chính viễn thông và dầu khí, hàng không dân dụng được
xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đi đôi
với sự tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn quốc gia, Hàng không dân
dụng Việt Nam trong những năm qua không ngừng được đầu tư, hiện đại
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và ngày càng phát triển.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là một trong
những chế định quan trọng, then chốt của Luật hàng không dân dụng Việt
Nam, của các công ước quốc tế cũng như các hiệp định hàng không mà Việt
Nam là thành viên. Chế định này được quy định một cách cụ thể, tỉ mỉ tại
chương VII Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Công ước về Hàng không
dân dụng quốc tế Chi-ca-gô năm 1944; Công ước về việc thống nhất một số
quy tắc liên quan tới vận chuyển hàng không quốc tế ký tại Vac-sa-va năm
1929; Nghị định thư bổ sung số 4 về Công ước Vac-sa-va năm 1929 ký
tại Môn-rê-an ngày 25 tháng 9 năm 1975; Công ước thống nhất một số quy
tắc về vận chuyển hàng không quốc tế ký tại Môn-rê-an ngày 28 tháng 5
năm 1999.


Trong chế định hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không,
theo các công ước quốc tế nói chung hoặc theo Luật hàng không dân dụng
Việt Nam, Luật thương mai và Bộ luật Dân sự Việt Nam nói riêng, chế tài
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có vị trí quan trọng.
Chế tài trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không được áp dụng khi có sự thiệt hai

xảy ra với một trong các bên đối tác do vi phạm hợp đồng. Nó là công cụ
pháp lv hết sức cần thiết và quan trọng trong việc bảo đảm uv tín, thúc đẩy
sự phát triển của Hàng không dân dụng Việt Nam, góp phần "bào dám an
toàn hàng không, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về hàng không, góp
phần thúc đẩy phút triển kinh tế, m ở rộng giao hai và hợp tác quốc t ể ' 1
Quá trình hình thành và phát triển Hàng không dân dụng Việt Nam hơn
bốn mươi nãm qua cho thấy rằng: Tiên liệu hết các vấn đề pháp lý của việc
đàm phán, kv kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không, nhất là vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ
loại hợp đồng này thì chúng ta mới có thể bảo vệ một cách hừu hiệu quyền
và lợi ích hựp pháp của hàng khòng nói riẻng, của Quốc gia nói chung.
Những tổn thất về tài sản, sự mất uy tín trong kinh doanh khi khai thác
các đường bav nội địa cũng như quốc tế của một số hãnti hàng không trong
đó có Hàng không Việt Nam bắt nguồn từ những nguyên nhàn khác nhau.
Nổi bật nhất trong những nguyên nhàn này là sự thiếu hiểu biết những kiến
thức pháp lý cần thiết trong kinh doanh, chưa đánh giá đúng mức tầm quan
trọng của việc ký kết, thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng đường hàng
không nói chung, vặn chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng.
Việc ký kết, thực hiện hợp đồng; phạt do vi phạm hựp đồng; trách nhiệm
bồi thường vật chất do vi phạm hợp đồng đã được nhiều tác giả đề cập trong

1 Điều 1 Luật hàng không dân dụng Việt Nam


nhiều bài viết và đã được đưa vào giáo trình giảng dạy ở một số trường như
Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhàn văn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Ngoại
thương, Trường Đại học Thương mại.v.v. Thế nhưng vấn đề hợp đồng vận
chuyển thương mại hàng không nói chung, hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không và đặc biệt là vấn để trách nhiệm bồi thường thiệt

hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không gần
như chưa được các nhà khoa học chú V đúng mức.
Hiện nay, ở nước ta có rất ít các công trình nghiên cứu có hệ thống về
loại hình hợp đồng này để đưa ra những đề xuất, những giải pháp cụ thể
nhằm nâng cao hưn nữa hiệu quá của công tác quản lý, đàm phán, ký kết và
tổ chức thực hiện hựp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể vân đề
bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không mang ý nghĩa thiết thực đối với việc vận hành và khai thác vận
chuyển thương mại trong Hàng không Việt Nam .

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tièu nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh từ hựp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không trên cơ sở có liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam, từ đó góp phần
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cần thiết cho việc đề xuất các kiến nghị,
các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hợp đồng vận chuyển hàng không
của Luật hàng không dàn dụng Việt Nam nói chung, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không nói riêng.


2.2 Nhiệm vụ nghiẻn cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề pháp lý về
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không và trách nhiệm bổi
thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vàn chuyến hàng hoá bằng đường
hàng không.
Thứ hai: Tìm hiểu thực tiễn công tác vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không ở Việt Nam và thực trạng giải quyết bồi thường thiệt hại của

H ãn2; hàng không Quốc gia Việt Nam trong những năm qua.
Thứ ba: Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện chế
định hợp đồng vận chuyển hàng không, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nhàm
nâng cao hiệu quả hoạt động và uy tín của Hàng không Việt Nam trên
trường quốc tế.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đôi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề pháp lv cơ bản về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không. Trách nhiệm bồi thường thiệt hai là một trong
những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo thực hiện hợp đồng vận chuvển hàng
không và qua đó thực hiện cổng tác quán lý Nhà nước về hàng không ờ Việt
Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu một số vấn đề
pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vân
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.


Như vậv, trong Luận án nhữrm vấn đề thuộc về khái niệm, thuộc khía
cạnh kỹ thuật nghiệp vụ đàm phán, ký kết và thực hiện loại hình hợp đồng
này sẽ khônư được nghiên cứu một cách cụ thể. Tóm lai, đề tài nàv chỉ tãp
trung vào các khía cạnh pháp lý mà không đi sâu vào các vấn đề kinh tế.
nghiệp vụ.


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác Lènin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách đổi mới của Đảng
cộng sản V iệt Nam về phát triển kinh tế nói chung, phát triển Hàng không
dàn dụng V iệt Nam nói riêng được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội
Đ ảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và Chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế của Đảne, đến năm 2000.
Đế đạl được mục đích đề ra. Luận án còn sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, diễn giải,
quv nạp, đối chiếu và so sánh.

5. Những điểm mới của Luận án
Trên cơ sở nghiên cứu các điều khoản được quy định trong các công ước
quốc tế về hàng không dân dụng nói chung, các hiệp định hàng khồng mà
Việt Nam là thành viên tham gia cũng như Luật hàng không dãn dụng Việt
Nam, Luạn án nêu ra nhữnt; vấn đề mới như:
T hứ n h ấ t: Thể hiện được quan điểm lý luận về vai trò, đặc điểm của hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường; hàng không.
T hứ hai: Đ ây là Luận án Thạc sỹ Luật học đầu tiên nghiên cứu và phân
tích có hệ thống nội dung và một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không, có liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.


Thứ_ ba: Luận án phân tích một số khía cạnh thực tiễn về trách nhiẹm
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đườno
hàng không của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam trong những năm
gần đây đồng thời nèu ra các kết luận và kiến nghị, giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện pháp luật Hàng không dàn dụn2, Việt Nam nói chung, pháp
luật về hợp đổng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không ở Việt Nam
nói riêng.


6. Bố cục của Luận án
Luận án có kết cấu ba chương:
C hương

1: Hợp đ ồ n g vận ch u y ển hàng hoá bằng đường hàng
không.

Chương 2: Trách nhiệm bồi thưừne; thiệt hại phát sinh từ hợp đồng vận
chuyển hàng
Chương 3:

hoá bằng đường hàng không.

Thực tiễn áp dựng chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh từ hợp đổng vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không ở Việt Nam.


Chưonql:
HỢP ĐỔNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
BÀNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1.1 Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
Từ trước đến nay, vận chuyển hàng hoá nói chung, vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng khổng nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng trong trao
đổi. mua bán hàng hoá, dịch vụ bởi vận chuyển hàng hoá được coi là một
giai đoạn để hàng hoá từ tav người bán đến tay người mua.
Vận chuyển hàng hoá hằng đường hàng không là việc chuyên chớ hàng
hoá đi từ một cảng hàng không này đến một hoặc các cảng hàng không
khác (một hoặc các địa điểm khác) trong cùng một quốc gia hoặc giữa các

quốc £Ũa hànu dường hàng không. Đó là khoảng thời gian mà hàng hoá nàm
tro nu sự trông nom của người chuyên chở cho dù nó ở sàn hay. trong tầu
bay hay kho tàng.
Nghiên cứu kỹ khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không,
chúng ta thấv nổi lên hai nội dung rõ rệt:
T h ứ nhất, dưới góc độ vận chuyển hàng hoá nội địa thì vận chuyển hàng
hoá bằng đường hàng không là việc chuyên chở hàng hoá đi từ một cảng
hàng không nàv đến một hoặc các cảng hàng khòng khác (một hoặc các địa
điếm khác) trong cùng một quốc gia.
Để vận chuyển hàng hoá nội địa bằng đường hàng không, người vận
chuvển và neười gửi hàng có thể lựa chọn địa điểm thuận lợi nhất để lập
vận đơn hàng không và giao nhận hàng hoá. Người gửi hàng, được sự chấp
thuận của người vận chuyển hoặc các đại lý của họ, có thể lập vận đơn hàng
khònu và tiến hành giao nhận hàng hoá vận chuyển bằne đường hàng không
tại cảng hànu không ( Thí du như Trạm hàng hoá Cảng hàng không quốc tế


Nội Bài ). có thể lập vận đơn hàng không và giao nhàn hàng hoá tại các kho
chi nhánh hoặc các đại lý của người vận chuyển ( Thí du như lập vận đơn và
giao nhận hàng hoá tại Chi nhánh kho hàng hoá hàng không Gia Làm ).
Trong điều kiện hiện nay, khi mạng lưới dịch vụ phát triển đến từng cơ sở
sản xuất, từng hộ gia đình, người gửi hàng hoàn toàn có thể lập vận đơn
hàng không và gửi hàng hoá ngay tại các kho, xưởng, cơ sở sản xuất của
mình. Người vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, các kho hàng
hoá chi nhánh hoặc các đại lý của họ sẽ trực tiếp nhận hàng hoá và bố trí tải
chuyên chở theo yêu cầu cua người gửi hàng. Việc tiếp nhận và thu gom
hàng hoá về kho bãi trước khi xếp vào container chất lèn tầu bay thường
được kết hựp thực hiện bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau như
đường bộ, đường sắt, đường thuỷ .v.v. Cước phí và trách nhiệm của người
vận chuyển cũng được tính từ khi người vận chuyển hoặc các đại lý của họ

kv vận đơn và tiếp nhận hàng hoá từ tay người gửi hàng.
Như vậy, ngay trong vận chuyển nội địa về hàng hoá, ngoài loại phương
thức vận chuyển hằng tầu bay, các phương thức vận chuyển hỗn hợp khác
cũng được thực hiện, do đó chúng được điều chỉnh bằng những ngành luật
khác nhau. Tuy nhiên, khi vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
giữa các địa điểm khác nhau, các vùng lãnh thổ khác nhau trên cùng một
quốc gia, các hãng vận chuyển đều bị chi phối bởi luật pháp của quốc gia
đó trong việc điều chỉnh và giải quvết mọi phát sinh trong quá trình vân
chuyển.
Thứ liai, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không xét dưới góc độ
quốc tế là việc chuyên chở hàng hoá đi từ m ột cảng hàng không (một hoặc
các địa điểm ) của m ột quốc gia đến một hoặc các cảng hàng không (một
hoặc các địa điểm ) của một hay nhiều quốc gia khác.
Về nguyên tắc, hàng hoá vận chuyển quốc tê bằng đường hàng không có
thể được làm thủ tục giao nhận sau khi lập vận đơn và chấp thuận vận


chuyển tại cảng hàng không, tại một địa điểm, tại kho hàng hoá ngoại quan,
tại một kho, một xưởng hoặc một cơ sở sản xuất được chí định bởi người
gửi hàng của một quốc gia trước khi số hàng hoá đó được xếp lên tầu bay
để vận chuyển đến các vùng lãnh thổ, các quốc gia khác. Hàng hoá được
vận chuyển bằng đường hàng không mang tính chất quốc tế trong khi mỗi
vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia lại có những phong tục tập quán khác nhau, có
những quv định và luật lệ khác nhau do chế độ bảo hộ mậu dịch, do tôn
giáo, tín ngưỡng, do chế độ chính trị xã hội khác nhau.v.v. cho nên hàng
hoá phải qua những thù tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phong phú. đa dạng
về xuất nhập khẩu, về thuế quan, về kiểm dịch .v.v.
Để phục vụ cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng
lãnh thổ đều xây dựng cho mình các kho ngoại quan. Những kho ngoại
quan và tất cả hàng hoá, phương tiện vận tải ra vào hoặc lưu giữ, bảo quản

trong kho ngoại quan đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát và quán lý về mặt
nhà nước của hải quan. Quyền sở hữu đối với hàng hoá gửi trong kho ngoại
quan thuộc về chứ hàng chứ khồng thuộc sở hữu của hàng không dân dụng,
của các cảng hàng không nơi có kho ngoại quan. Hàng hoá được đưa vào
kho ngoại quan theo hợp đồng giữa chủ kho và chủ hàng để tạm thời lưu
giữ, bảo quản dưới sự kiểm tra, giám sát của hải quan là các mặt hàng tam
nhập tái xuất, hàng hoá làm xong thủ tục chờ xuất khấu, hàng tái xuất hay
xuất khẩu tại chỗ, hàng xuất sang nước thứ ba và hàng chờ nhập khẩu.
Trong hành trình vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không,
người vận chuyển, người gửi hàng phải rất am hiểu các quy định về thủ tục
xuất nhập khẩu hàng hoá tại các quốc gia, các vùng lãnh thổ nơi hàng hoá
vận chuyển đi - đến hoặc trung chuyển qua.
Trong vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không, việc vận
chuyển nối chuyến giữa các hãng hàng khônơ cũng được thực hiện một
cách thường xuyên. Theo phương thức này, hợp đồng vận chuyển hàng hoá


bằng đường hàng không được người gửi hàng ký với một hãng vận chuyển,
nhưng trong quá trình hàng hoá được vận chuyển tới địa điểm đến theo yêu
cầu của người gửi hàng, chúng có thể được vận chuyển nối chuyến, nối
chặng bởi các hãng hàng không khác nhau của một hay nhiều quốc gia.
Nhàm điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh trong quá trình vận
chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không, ngoài phong tục, tập
quán và luật pháp của các quốc eia hữu quan, các thông lệ quốc tế đóng
một vai trò quan trọng. Như đã phân tích ở trên, vận chuyển hàng hoá quốc
tế bằng đường hàng không không đơn thuần chỉ là việc vận chuyển bằng tầu
bay từ cảng hàng khòng của quốc gia này đến một hoặc các cáng hàng
không của quốc gia khác mà còn là sự kết hợp nhiều hình thức vận tải khác
nhau - Vàn tải đa phương thức. Các tập quán thương mại quốc tế áp dụng
cho mọi phương thức vận tải khác nhau được tập hựp trong Incoterms 1990

đã góp phần tích cực điều chỉnh. Các tập quán này bao gồm: " Ex Works
Giao tại xưởng, viết tắt là EXW, " Free Carrier" - Giao cho người chuyên
chở, viết tắt là FCA, " Carriage Paid To..." - Cước phải trả tới, viết tắt là
CPT, " Carriage And Insurance Paid To..." - Cước phí và bảo hiểm trả tới,
viết tắt là CỈP, "Delivered Duty Unpaid" - Giao hàng thuế chưa trả, viết tắt
là DDƯ, "Delivered Duty Paid" - Giao hàng đã nộp thuế, viết tắt là DDP
- V. V .

ứng với mỗi tập quán thương mại quốc tế áp dụng trong vận chuyển

hàng hoá bằng đường hàng không là các quvền và nghĩa vụ khác nhau của
các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hoá, gửi và vận chuyển hàng hoá.
Có những nghĩa vụ chi phí và rủi ro chấm dứt kể từ khi người bán hàng,
người gửi hàng giao hàng cho người vận chuyển như tập quán " Giao tại
xưởng " ( Ex Works ); có những nghĩa vụ chi phí và rủi ro của người bán
hàng, người gửi hàng, người vận chuyển lại chấm dứt kể từ khi hàng được
giao cho người mua hàng, người nhận hàng tại nơi quy định, bao gồm nghĩa


vu của người bán trả các loại thuế đánh vào hàng nhập như thuế giá trị gia
tăng trong tập quán " Giao hàng đã nộp thuế" ( Delivered Duty Paid...).
Đi đôi với việc tuân thủ pháp luât các quốc gia, các tập quán thương mại
quốc tế. khi vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường hàng không, người
vận chuyến phải tuân thủ những quy tắc chung, luật chơi chung của cộng
đổng hàng không khu vực và quốc tế. Đó là các thoả thuận hoặc các hiệp
định song phương về hàng không dân dụng giữa các quốc gia, các điều ước
quốc tế về hàng không dân dụng của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
( International Civil Aviation Organization ) viết tắt là ICAO, trong đó quan
trọng nhất là hệ thống Công ước Vác-sa-va và Môn-rê-an thống nhất một số
quy tắc về vận chuyển hàng không quốc tế, các bản quy tấc về vận chuyển

động vật sống ( Live Animals Regulations ), quy tắc chấp nhận vận chuyển
( Tact Rules ) .v.v. cuả Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International
Air Transport Associations) viết tắt là IATA và của Liên đoàn quốc tế các
hiệp hội giao nhận (International Federation

Of Freight Forwarders

Associations ) viết tắt là FIATA.

1,2

Vai trò, đặc điểm của vận chuyển bằng đường hàng không

trong điếu kiện toàn cầu hoá
Trong điều kiện toàn cầu hoá hàng không, các hạn c h ế về xâm nhập
thị trường cung ứng, giá vé, phân phối giờ cất hạ cánh, các trợ giúp
của chính phú, việc sáp nhập, việc đặt giữ chỗ bằng m áy vi tính.v.v.
được nới lỏng và tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn trong phạm vi liên minh
thương mại hoặc kv thuật giữa các hãng hàng k h ô n g và sau đó trong
phạm vi của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Dịch vụ hàng
không và các dịch vụ thương mại khác có liên quan đến hoạt động
hàng không của các nhà cung cấp cũng được thương mại hoá. Quá


trình thương; m ại hoá, lự do hoá và toàn cầu hoá hàng k h ô n g dân dụng
cũng đã k h ẳn g địn h đặc điểm , vai trò, vị trí và tầm quan trọ n g hết sức
to lớn của vận ch u y ển hang k h ô n g nói chung, vận c h u y ể n hàng hoá
bằng đường hàng không nói riêng. Đ iều này thể h iện ở các yêu tô sau:
1.2.1


T rong đ iều kiện toàn cầu hoá, vận ch u y ển hàng k h ô n g là hình

thức vận tải phổ biến, q u an trọng và chiếm lĩnh phần lớn thị phần vận
tải buôn hán quốc tế bởi lợi th ế về thời gian (Tim e A d v a n ta g e ) vượt
trội của loại hình vận ch u y ể n này so với các loại hình vận ch u y ể n
truyền thống khác.
Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là loại hình vận chuyển
với tốc độ cao. Tốc độ bay của các tầu bay trong khai thác thương mại hàng
không gắn liền với quá trình chế tạo, lắp ráp, hiện đại hoá các phương tiện
bav. ứng với các tầu bay thân nhỏ, ihàn vừa, thân rộng là việc khai thác
thươnơ mại tầm ngấn, tầm trung và đường dài. Tốc độ khai thác phù hợp
với tầu bay thân nhỏ, trọng tải ít là 400 đến 650 ki-lô-mét giờ; phù hợp với
tầu bay thân vừa là 650 đến 850 ki-lô-mét giờ và trên 850 ki-lô-m ét giờ đối
với tầu bay thân lớn. Bình quàn tốc độ này gấp 27 lần so với vận chuyến
đường biển, gấp 10 lần so với vận chuyển bằng ô tô và xấp xỉ 8 lần so với
vận chuyển bằng tầu hoả thông thường. Đó là chưa kể tới những tầu bay
phản lực siêu âm hiện đại có tốc độ trên 2000 ki-lô-mét giờ. Với tốc độ vận
chuyên cực nhanh này, việc thông thương hàng hoá giữa các châu lục, giữa
các vùng, các quốc gia khác nhau và các điểm trên cùng m ột quốc gia chỉ
tính bằng đơn vị giờ, thay vì tính bằng tuần, tháng như các loại hình vận
chuyển truyền thống.
Lợi thế về tốc độ đã mang đến cho vận chuyển hàng không m ột thuộc
tính ưu việt nổi bật mà các ngành vận tải khác không thể có được là sự tiết
kiêm về thời gian. Theo sô liêu do Hiêp hội vàn tải hàng không quốc lê


cung cấp, giả sử tổng số thời gian cần thiết để xử lý hàng hoá của chuyên
bay thời gian xử lý hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu là 100%. Khi xem xét
tỷ lệ thời gian xử lý hàng hoá của chuyến bay với thời gian xử lý hàng hoá
nhập khẩu, xuất khẩu ta mới thấy rõ lợi thế đó:

• Thời gian xử lý hàng hoá nhập khẩu chiêm 58%
• Thời gian xử lý hàng hoá xuất khẩu chiêm 34%
• Thời gian xử lý hàng hoá chuyến bay chiếm 8%.
Lợi thế về tiết kiệm thời gian cũng giảm chi phí lun kho bãi, bảo quản
hàn° hoá vốn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chi phí giá thành sán phám của
các nhà sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Thời gian là điều kiện, là cơ hội hêt
sức quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Sự tiết kiệm về thời gian trong vận
chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đã đáp ưng được mọt phan nhu
cầu thiết yếu của cuộc sống hiện đại, của xu thê kinh tê toàn cầu hiện nay.
Đồng nghĩa với tốc độ nhanh, tiết kiệm thời gian nhiều là hiệu quả kinh tê.
1.2.2

T rong điều kiện toàn cầu hoá, vận chuyển hàng k h ô n g là

hình thức vận tải hiện đại nhất và vì thế hàng không dân dụng là ngành
kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia, là sự hiện thân của những thành tựu
khoa học - kỹ thuật - công nghệ mới nhất của nhân loại.
Sự phát triển của hàng không dân d ụ n g luôn dựa trên cơ sở sự gắn
kết hữu cơ giữa ba mặt: V ận ch u y ể n h à n g không, sàn bay và điều
hành, quản lý bay. N gày nay, hệ th ố n g cảng hàng k h ông của m ỗi
quốc g ia không ngừng được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới theo
các tiêu ch u ẩn m à Tổ chức hàng k h ô n g d ân dụng quốc tê k h u y ên cáo
nhằm n ân g cao năng lực vận ch u y ể n h à n h khách, hàng hoá. hành lý,
bưu k iện. Hệ thống trang thiết bị điều hành, chỉ huy bay, cung cấp
các d ịc h vụ thông tin, khí tượng, thời tiết k h ông ngừng được hiên đại
h o á c h u ẩ n q u ố c tê hoá. k h u vưc h o á và liên lạc c h ặt che VƠI hc t h o n g


vệ tinh định vị toàn cầu sẽ cung cấp các dịch vụ điều hành, chí huy
hav có chất lượng cao nhất, hoàn hảo nhất. Đi đôi với hiện đại hoá cư

sư vật chất hạ tầng và các trang thiết bị điều hành, chỉ huy bay, hàng
không dân dụng sẽ đưa vào khai thác các thê hệ tầu bay vận tải hiện
đại, tối tân; đáp ứng được yêu cầu khắt khe về tính kinh tế. độ an
toàn, tính thẩm mv. sự tiện nghi và bảo vệ m ôi trường sinh thái.
Nhữrm tầu bav thân lớn như Boeing 747, 767 (do Mỹ chế tạo), In-liusin 76, 86, 96 (do Nga chế tạo), A irbus 300, 340, 400 (do Liên minh
châu Âu ch ế tạo) với tầm bay liên tục 10.000 ki-lô-m ét và trọng tải
thương mại mỗi chiếc xấp xỉ 100 tấn hàng hoá. bưu kiện, đặc biệt tầu
hay A n-tô-nốp 124 (do Nga ch ế tạo) với sức ch u y ên chở 150 tấn hành
lý,
J hàn.uc hoá, bưu kiên .v.v. đã mở ra cho ngành vận tải hàng khổng
những năng lực to lớn.
Khác với các loại hình vận chuyển khác như đường bộ, đường sất. đường
sông, đường biển, vận chuyển hàng không lấy bầu trời làm lộ trình cho
mình. Nếu như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển bị hạn chế bởi
sông hồ hoặc lục địa, đất liền thì vận chuyển hàng không không hề bị cản
trừ bởi các yếu tố tự nhiên như vậy.
Hạn chế lớn nhất của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là
đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cho cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và chất xám con người. Việc thực hiện các chuyến bay xuyên qua các lục địa, các đại
dương; đến các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế giới vì mục đích
kinh doanh, thương mại hay vì các mục đích nhân đạo khác trong thời đại
ngày nay đã trở nên bình thường đối với hầu hết các hãng hàng không trên
thế giới, nhất là với những hãng hàng không được trang bị các phương tiện
bav hiện đại, có thị trường kinh doanh rộng lớn.


1.2.3 T rong điều kiện toàn cầu hoá, vận ch u y ển hàng không là
hình thức vân tải phù hợp nhất bởi độ an toàn và chất lượng phục vụ cao.
Theo tổng kết, đánh giá của các nhà chuyên môn, tỷ lệ rủi ro của vận
chuyển hàng không chỉ xấp xỉ l°/000 tổng số lần chuyến cất hạ cánh. Mặc
dù khi găp rủi ro, nhữníỉ thiệt hại gây ra từ vận chuyển hàng không là rất

lớn về người và tài sản, đồng thời nó sẽ gây mất uy tín, thậm chí có thể dẫn
tới sự phá sản của hãng, nhưng trên thực tế với tỷ lệ rủi ro rất nhỏ bé như đã
nói ở trên, vận chuyển hàng không vẫn được coi là một trong những loại
hình vận chuyển an toàn nhất.
Các công ước về hàng không dân dụng quốc tế, các khuyên cáo, các quy
định của Tổ chức hàng không dân dung quốc tế, của Hiệp hội vận tải hàng
không quốc tế, của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận và luật hàng
không dân dụng của mỗi quốc gia đều có quy định bắt buộc người vận
chuyển phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tầu bay, với
hành khách, hành lý. hàng hoá. hưu kiện, với tài sản và với người thứ ba.
Do đó, sự đảm bảo về độ an toàn của vận chuyển hàng hoá bằng đường
hàng không khá lớn; khả năng rủi ro. bất lợi đối với khách hàng luôn ở mức
ihấp nhất.
1.2.4 Khai thác thương mại hàng không là một ngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật hiện đại.
Đội ngũ làm công tác dịch vụ khai thác thương mại hàng không từ nhàn
viên phi hành đoàn, người điều hành đến mỗi một nhân viên phục vu đều
phải tinh thông nghiệp vụ và có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, văn minh,
lịch sự đối với khách hàng. Luật hàng không dân dụng quốc tế, luật hàng
không của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quy tắc vận chuyển hàng hoá
bằng đường hàng không, quy tắc chấp nhận (Tact Rules) của Hiệp hội vận
tải hàng không quốc tế quy định rất cụ thể các trình tự, các bước phải tiên


hành của người vận chuyển, người gửi hàng hoặc các đai lý của họ về điều
kiện chấp nhận chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không ứng với mỗi
loai hàngo hoá cu• thể. Đó là các điều kiện
về hành trình, về các
• về tài liệu,
*
quy định kiểm soát hàng xuất - nhập khẩu và trung chuyển (Transit), về đặt

chỗ hàng hoá, về lô hàng sẵn sàng chuyên chở, về đóng gói, về nhãn hiệu
hàng hoá. về kích thước bao bì, về tổng trọng lượng, về chấp nhận hàng hoá
đặc biệt và về mã tỷ trọng hàng hoá chia theo nhóm. Việc quy định một
cách cụ thể, tỷ mỷ này càng làm tăng thêm chất lượng phục vụ của ngành
vận chuyển hàng không.

1.3

Đặc điểm và nội dung của hợp đổng vận chuyển hàng hoá bồng

đường hàng không
1.3.1

Đặc điểm của hợp dồng vận chuyển hàng hoá bâng đường hàng

không
-

Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

khá phong phú và đa dạng. Chúng có thể được thể hiện dưới dạng vận đơn
hàng không (Airway Bill); biên lai hàng hoá hoặc chứng từ. tài liệu, các
giấy tờ khác được người gửi hàng, người vận chuyển và các đại lý của họ
chấp nhận; có thể là hợp đồng được soạn thảo bằng văn bản riêng giữa các
bên.
Sự phong phú, đa dạng về hình thức của loại hợp đồng này đáp ứng các
yêu cầu đặc thù của vận chuyển hàng khòng nói chung, vận chuyển hàng
hoá bằng dườns, hàng không nói riêng, ờ mỗi hãng hàng không, hiệu quả
kinh tế luôn luôn được gắn chặt với việc bảo đảm an toàn trong các khâu,
các công đoạn vì vận tải hàng khòng không chỉ đặc trưng bởi sự nhanh

chóng, tiện lợi mà còn cả yếu tô an toàn. Vận đơn hàng không, biên lai
hàng hoá có thể được người gửi hàng và đại lý của họ xác lập, có thể do


người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển xác lập theo yêu cầu
của nu ười gửi hàng.
Nhằm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện lợi nhất, hoàn háo
nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không được chấp
nhận dưới các hình thức hợp đồng khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất, giá trị
của từng loại hàng hoá cần vận chuyển. Trong trường hợp cần phải vận
chuyển một khối lượng lớn hàng hoá theo mùa vu với thời gian ngắn, người
gửi hàng thường thiết lập hợp đồng bằng vãn bản riêng với người vận
chuyến hoặc các đại lý của họ để giữ chỗ, giữ trọng tải hàng hoá vận
chuyển thương mại ổn định theo từng chuyến bay hoặc theo ngày.
-

Các điều kiên và nội dung trong vận đơn hàng không và biên lai hàng

hoá hết sức cô đọng, ngắn gọn. Đày là đặc điểm chung của các vận đơn và
biên lai hàng hoá dùng cho vận tải đường không và đường biển. Một trono
những nét đặc thù của hàng không dân dụng là yêu cầu phải bảo đám an
toàn tuyệt đối cho các chuyến bay. Trong vài chục năm lại đây, các thành
tựu của khoa học - kỹ thuật - công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trong hàng không để tạo ra những thay đổi về chất trong các hoạt động kinh
doanh. Nổi trội với các tính năng ưu việt của mình, vận chuyển hàng không
là phương thức vận chuyển hoàn toàn thích hợp cho hiện tại và tương lai.
ứng với sự hiện đại, tiện nghi là các trình tự giải quyết thủ tục nhanh ơọn,
chính xác, an toàn, hiệu quả. Sự cô đọng, ngắn gọn về các điều kiện và nội
dung cùa vận đơn hàng không, của biên lai hàng hoá nhằm hướng tới sự
hiện đại và tiện nghi đó. Tuy hết sức cô đọng và ngắn gọn nhưng những

thông tin được đưa vào hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng
khon&, cliTỌo clưd vào vận đơn hàng khỏng và biên lai hàng hoá phải bảo
đảm nghiêm ngặt về độ chính xác và đầy đủ tại các ô thông tin tuỳ thuộc
từng loai hàng hoá vận chuyển. Quv định lập vận đơn hàng không về


chuyên chở động vật sống hiện đang áp dụng tại Tổng công ty Hàng không
Việt Nam cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam là một thi dụ.
Theo quy định nói trên, động vật sống không được ghép cùng vận đơn
với các loại hàng hoá khác và trên vận đơn phải thể hiện rõ các thòng tin
sau:
1. Tên thông dụng của con vật bằng tiếng Anh và tên khoa học đã liệt kè
trong cuốn IATA khuyến cáo vận chuyển động vật sống. Trên chặng
nội địa, tên thông dụng có thể ghi bằng tiếng Việt Nam nhưng vẫn có
tên khoa học;
2. Số lượng con vật trong cùng một thùng, chuồng kèm theo kích thước;
3. Những giấy tờ kèm theo lô hàng phải được ghi rõ trong ô thông tin xử
lý (Handling Information), đặc biệt số giấy phép nhập khấu phải được
the hiện rõ;
4. Trên vận đơn hàng khổng, ở ô chấp thuận (Endorsement) phải ghi rõ:
Người vận chuyển không chịu trách nhiệm khi con vật bị chết do
nguyên nhân tự nhiên (Carrier Not Responsible For Motality Due To
Natural Causes).
Hơn nữa, ngoài các chức năng là bằng chứng của hợp đồng vân chuyển
hàng hoá, là chứng từ thể hiện quyền sở hữu đối với hàng hoá. là biên lai
chứng nhận giao hàng cho người chuyên chở, vận đơn hàng không ( Airway
Bill ) còn là hoá đơn thanh toán cước phí, là giấy chứng nhận bảo hiểm, là
tờ khai hải quan và là hướng dẫn đối với nhân viên hàng không.
Nếu như vận đơn đường biển (Bill Of Lading ), vận đơn của hợp đồng
vận chuyển hàng hoá quốc tế đa phương thức có thể được thiêt lập theo lệnh

( có thể sang nhượng hàng hoá được bằng cách ký hậu vận đơn ), cũng có
thể thiết lập dưới dạng vận đơn đích danh ( không sang nhượng được ). thì
vận đơn hàng không là vận đơn đích danh và không thể sang nhượng được.
Việc quy định này xuất phát từ đặc thù của vận chuyển hàng không nói
chung, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không nói riêng và nhăm tạo


×