Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.42 MB, 134 trang )

- P : ;r :

Bộ G ỉ > o DỤC VÀ ĐÀO TẠO

R( T ư PHÁP
RỒ

TRƯỜNG ŨẠ1HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ THỊ NGỌC

GIẢI OUYỂT TRANH CHAP

L l . >.

THẠC SỸ LUẬT

iÀ NỘI - 2000


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Tư PHÁP

TRƯỜNG B A I HO C L L Â T HẢ

GIÂI QUVÌT TRANH CHẤP
TRONG LĨNH vực
Đẩu Tư Nước NGỒI Ở V lậ
NAM #■


THựC
và PHƯƠNG HƯỚNG HOằN THICN
• TRẠNG



CHUYỀN NGÀNH: LƯẬT KINH T Ế
MÃ SỐ: 50515

LUẬN
ÁN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC



*
NGƯỊI HƯỎNG DẪN KHOA HỌC: TS. LUẬT HỌC H À HỪNG CƯÒNG

Hà Nội. 2000


M Ụ C LỤ C
PHẦN M Ở ĐẦU
CHƯƠNG I
M ỘT SỐ VẤN Đ Ể L Ý LUẬN VÀ THỰC TIẺN V Ể

tranh

chấp


TRONG LĨNH v ự c ĐẦU T ư NƯỚC NGỒI.
1.1 Tranh chấp trong lĩnh vực đầu tu nước ngồi.......................................... 1
1.1.1 Khái niệm đầu tư nước ngoài và tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài............................................./ ......................................................... .......................... 1
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của quan hệ tranh chấp trong đầu tư nước ngoài
........... ........................................................... ...............................................................7.10
1.1.3 Giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước n g o à i........................................14
1.1.4 Vấn đề luật áp dụng trong giải quyết tranh c h ấ p ....................................15
1.2 Đầu tư nước ngoài và tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
tai Viêt N am ................................................................................................................. 20
1.2.1 Tinh hình đầu tư nước ngồi tại Việt Nam...........................................
1.2.2 Thực trạng và nguyên nhân tranh chấp trong đầu tư nước ngoài tại
V iệt Nam........................................................................................ ............................... 23
1.3 Một số cơ chế quốc tế giải quyết tran h chấp trong lĩnh vực thương
mại, đầu tư trên thế giới...........................................................................................27
CHƯƠNG II
PH Á P LU Ậ T

VÀ THỰC

T IỄ N

G IẢ I Q U Y Ế T

TRANH

CH Ấ P

TRONG LĨNH v ự c ĐẨU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

2.1 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư
nước ngoài ở Việt N am .............................................................................................35
2.1.1 Cơ sở hiến định của việc giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước
ngoài.................................................................................................................................35
2.1.2 Các quy định fủ a pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp trong
đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ..................................................................................36


2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam........................................................................................................................... 56
2.2.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án ................................................... 56
2.2.2 Thực tiễn giải quyếl tranh chấp lại Trọng t à i ..,..........................................64
2.2.3 Giải quyết tranh chấp thơng qua thương lượng, hồ giải.........................70
2.2.4 Hạn chế tranh chấp bằng biện pháp hành chính......................................... 73
2.3 Một sỏ nhận xét chung................................................................. ...................... 74
2.3.1 Nhận xét về hệ thống pháp luật....................................................................... 76
2.3.2 Về các thiết chế giải quyết tranh chấp........................................................... 81
2.3.3 Về thực hiện pháp lu ậ t....................................................................................... 85
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN TH IỆN PH Á P LU Ậ T VÀ CÁC PHƯƠNG
THỨC GIẢI Q U Y Ế T TRANH CH Ấ P TRONG LĨN H v ự c ĐẨU T Ư
NƯỚC NGOÀI
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và các phương thức giải
quyết tranh chấp trong đầu tu nước ngoài ỏ Việt n a m .............................88
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các phương thức giải
quyết tranh chấp trong đầu tu nước ngoài ở Việt N am ............................90
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật................................................. ......................................... 90
3.2.2 Hoàn thiện các thiết chế ciải quyết tranh chấp Irong đầu tư nước
) ngoài................................................................................................................................... 96
-3.2.3 Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp trong đầu

ttư nước ngoài.................................................................................................................. 104
IKết luận.......................................................................................................................... 110
IDanh mục tài liệu tham khảo................................................................................ 112


PHẦN MỞ ĐẨU
1. TÍNH CẤP TH IẾT CỦA ĐÊ TÀI
1.1. Đầu tư nước ngoài và vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
đầu tư nước ngoài là một trong nhữngvấn đề được nhiều người quan tâm
trong giai đoạn hiện nay. Nó giữ vai trị quan trọng trong q trình hội
nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới. Từ khi bước vào
công cuộc đổi mới đất nước Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương cải
thiện tích cực mơi trường đầu tư nước ngồi nhằm thu hút nguồn vốn
phát triển nền kinh tế. Sự cải thiện này đã mang lại nguồn lợi thiết thực
cho đất nước trong những năm đầu của chủ trương đổi mới. Số vốn đầu
tư nước ngoài vào nước ta đã tăng nhanh đáng kể. Tuy nhiên từ năm
1997 nguồn vốn này bắt đầu bị chững lại và giảm sút. Nguyên nhân
khách quan là do cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong khu vực.
Nguyên nhãn chủ quan là do môi trường đầu tư ở nước ta, trong đó có
vấn đề pháp lý cịn nhiều điều bất cập. Vì thế vấn đề tạo ra lợi thế cạnh
tranh cho môi tnrờng đẩu tư đang ngày càng trở nên bức bách.
Tại cuộc gặp gỡ với hơn 800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi ngày 4/2/1998 Thủ tướng Phan Văn khải đã khẳng định: Chính
phủ Việt nam coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ
phận hữu cơ khơng thể tách rời của nền kinh tế Việt nam. Chính phủ
Việt nam đã và tiếp tục thực hiện chủ trương ổn định chính sách đẩu tư
nước ngồi. Nếu có sửa đổi trong chính sách, phải theo ngun tắc có
lợi cho nhà đầu tư và tạo thêm sức cạnh tranh cho Việt Nam trong khu
vực,
Trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, Nhà nước ta đã cố gắng cải

thiện đổi mới hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế. Sự đổi
mới này diễn ra cả trong lý luận và thực tiễn, trong luật nội dung, luật tố
tụng và luật về tổ chức bộ máy(l). Sau Hiến pháp 1992 hàng loạt văn
bản pháp-iuật được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn bị
cho q trình hội nhập. Đó là Luật tổ chức Toà án nhân dân 1993,
Quyết định 204/TTg năm 1993 về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Bộ
luật dân sự năm 1995, Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật Thương
mại năm 1997... Bén cạnh đó là việc nước ta tham gia và ký kết các điều
ước quốc tế song phương và đa phương. Chỉ riêng lĩnh vực đầu tư nước
(l) H oàng T h ế L iên- về c á c phương thức giải quyết tranh ch ấp ch ủ yếu tại V iệt nam trong lĩnh vực kinh
tế và dầu tư nước ngoài. Thống tin K H P L - Bô Tư Pháp -số 5 /1 9 0 9


ngồi trong vịng 10 năm qua nước ta đã ký kết Hiệp định bảo hộ và
khuyến khích đầu tư với gần 40 nước trên thế giới. Các Hiệp định này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động đầu tư nước
ngoài trong những năm qua.
Cùng với việc xây dựng hệ thống pháp luật đầu tư nước ngồi,
cơng cuộc cải cách về mặt tổ chức cũng được thực hiện rất khẩn trương
trong xu thế hội nhập. Các Toà kinh tế trong hệ thống Toà án nhân dân
được thành lập; tiếp đó là sự ra đời của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
nam, các Trung tâm irọng tài kinh tế. Các tổ chức này góp phần đáp ứng
nguyện vọng của các nhà kinh doann trong giai đoạn hiện nay. Quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp ngày càng được đảm bảo
một cách thiết thực hơn trong các quy định pháp luật và trong thực tiễn
đảm bảo thi hành pháp luật. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng kinh
tế được áp dụng và đang phát huy hiệu qủa,- Các phương thức giải quyết
tranh chấp thông thường trên thế giới như đàm phán, thương lượng hoà
giải, trọng tài, tồ án đã được cơng nhận về mặt pháp lý và áp dụng

trong thực tiễn ỏ' Việt Nam.
1.2
Tranh chấp (kể cả tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngồi) là một hiện tượng bình thường khách quan trong xã hội. X ã hội
càng phát triển tranh chấp càng trở nên đa dạng và phức tạp. Có thể nói
trong mọi nền kinh tế đều tồn tại vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh
chấp.Việc giải quyết tốt tranh chấp sẽ là một trong những tác nhân thúc
đẩy phát triển kinh tế đất nước. Xuất phát từ tính đặc thù của các quan
hệ xã hội trong hoạt động đầu tư nước ngoài nên các tranh chấp phát
sinh từ lĩnh vực này cũng mang những đặc điểm riêng về nội dung,
phạm vi và cách thức giải quyết.
Cẩn phải nói ràng, chất lượng của hệ thống pháp luật và năng lực
tài phán của các thiết chế tài phán còn hạn chế nên việc giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn và ít hiệu quả.
Những điểm bất cập và hạn chế này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: lập
pháp, các tổ chức thiết chế cũng như cơ chế áp dụng pháp luật. Đặc biệt
vấn đề đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp' trong lĩnh vực này
gần như còn mới cả về lý luận và thực tiễn. Các khái niệm cơ bản của
pháp luật như pháp luật kinh tế, họp đồng-, kinh tế, tranh chấp kinh
tế...còn chưa được thống nhất về mặt lý luận. Vì thế thực tế áp dụng các
quy định pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc Điều này
gây ra khơng ít hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh
đó hàng loạt các vân dề liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan tố
tụng, hiệu lực của phán quyết trọng lài, pháp luật áp dụng, trọng tài


viên... còn chưa dược giải quyết một cách thoả đáng làm các nhà đầu tư
nước ngoài ái ngại khi tiếp xúc với pháp luật Việt Nam. Thực tế cho
thấy số vụ việc được dưa đến các cơ quan thẩm quyền để giải quyết
khác xa nhiều so vơí số vụ tranh chấp xảy ra trên thực tế. Đây là điều

mà chúng ta cần nghiêm túc xem xét trên tất cả các khía cạnh của vấn
đề để hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư.
Thực trạng này địi hỏi phải có sự nghiên cứu cả về mặt lý luận
và thực tiễn vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài. Xuất phát từ nhu cầu này chúng tôi đã chọn đề tài "Giải quyết

tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt nam- thực trạng và
phương hướng hoàn thiện" làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học.
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN c ú u
Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt
nam đang là vấn đề thời sự trong giai đoạn hiện na^./Sự quan tâm này
xuất phát từ nhu cẩu thực tiễn thu hút nguồn vốn'đầu tư nước ngồi
phục vụ cơng cuộc phát triển đất nước. Có thể nói đây là một q trình
hồn thiện mình trên.mọi lĩnh vực trong q trình hội nhập. Giải quyết
tốt mối quan tâm này đang là một nhu cầu bức bách.
Trong nhũng năm gần đây đã có nhiều cơng trình và bài viết
nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề đầu tư nước ngoài và giải
quyết tranh chấp kinh tế nói chung. Một số tác giả đi sâu nghiên cứu
các vấn đề về giải quyết tranh chấp theo nhiều cách tiếp cận khác nhau.
V í dụ cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài,
hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Việt Nam của TS.Dương
Thanh Mai; về giải quyết tranh chấp kinh tế và việc tham gia Cơng ước
Niu-c 1958 của TS.Hà Hùng Cường; về các phương thức giải quyết
tranh chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nước
ngoài của TS. Hoàng Thế Liên; về các vấn đề cơ bản trong việc soạn
thảo Pháp lệnh trọng tài của tác giả Trần Hữu Huýnh; về những nguyên
nhân làm hạn chế tác dụng của trọng tài kinh tế và những giải pháp
khắc phục của TS. Dương Đăng Huệ, về giải quyết tranh chấp kinh tế
bằng toà án của ThS.Đào Văn Hội; về trọng tài thương mại Việt Nam
của ThS. Dương Văn Hậu...

Tuy nhiên cho đến nay văn chưa có bài viết, cơng trình nghiên
cứu nào mang tính tổng thể và đề cập trực .tiếp đến vấn đề giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực dầu tư nước ngồi ở Việt Nam. Vì thế đề tài
luận văn cao học này về cơ bán là mới, chưa được nghiên cứu một cách
tổng thể, toàn diện.


Kết quả của dề tài là sự tiếp thu có chọn lọc và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các cơng trình đã được đưa ra nhằm nghiên cứu một
cách tổng thể hơn vấn đề này trong thực tiễn và lý luận.
3. MỰC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN c ú u
Mục đích
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn giải
quyết tranh chấp trong lĩnh vực đẩu tư nước ngoài ở Việt nam trong
giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần
hồn thiện hệ thống pháp luật và các thiết chế về giải quyết tranh chấp
trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi nói riêng và giải quyết tranh chấp
kinh tế nói chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu khái quát vấn đề lý luận về tranh chấp trong lĩnh
vực đẩu tư nước ngồi.
+ Nghiên cứu, phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành
và các phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài của Việt Nam.
+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các phương thức giải quyết
tranh chấp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
bước đầu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các phương thức
giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
4. PHẠM VI NGHIÊN c ú u
4.1. Phạm vi nghiên cứu

Với các mục đích và nhiệm vụ trên đây, đề tài chủ yếu đề cập
khái quát vấn đề lý luận về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi
nói chung và vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh này dưới góc độ
thực tiễn. Đề tài khơng đi sâu nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp
mà một bên tham gia là Chính phủ hoặc cơ quan cơng quyền. Tác giả
tiếp cận vấn đề dưới góc độ phân tích thực trạng hệ thống pháp luật
hiện hành cũng như tình hình, nguyên nhân và thực tiễn giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực này. Trên cơ sở dó, đưa ra một số nhận xét
đánh giá và các kiến nghị về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như
các thiết chế giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài ở nước ta.
4.2. Co cấu của Luận án


Luận án gồm Phần 1Ĩ 1Ớ đầu, 3 Chương, Phần kết luận, Danh mục
tài liệu tham kháo đã được sử dụng và Phần phụ lục, cụ thể như sau:
- Phần mở đầu;
- Chương I: Mội số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi;
- Chương lí: Pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt nam;
- Chương III: Phương hướng hoàn thiện pháp luật và các phương
thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam;
- Phần kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚtJ
Luận án được thực hiện trên cơ sỏ' lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin về nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường
lối chính sách của Đảng cộng sản Việt nam, nhất là các quan điểm đổi
mới trong quá trình hội nhập. Cụ thể, trong quá trình thực hiện luận
án, tác giả dùng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ các vấn đề
pháp lý liên quan đến lý luận và thực tiễn vấn đề giải quyết tranh chấp

trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi. Phương pháp phân tích thực tiễn,
phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh đối
chiếu là các phương pháp được áp dụng đều khắp để trình bày các
quan điểm về lý luận và thực tiễn cũng như trong việc tham khảo kinh
nghiệm ở các nước và tổ chức khác trên thế giới phục vụ cho việc hoàn
thiện. Luận văn đã kết hợp nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực
tiễn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, vận dụng tư tương đổi mới
của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập.
6. ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
-Luận án lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống
về vấn đề giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
ở Việt nam.
- Tác giả luận án phân tích được thực trạng hệ thống pháp luật
hiện hành và thực tiễn giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu
tư nước ngoài.
- Từ thực liễn trên, đưa ra được một số kiến nghị liên quan đến
vấn đề giải quyết Iranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở
Việl nam.


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình níịlĩiên cứu và hồn thành luận án, tác giả nhận
được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn khoa học Hà Hùng Cường,
TS luật học, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; của TS. Dương Thanh Mai- Phó
viện trưởng Viện NCKH pháp lý Bộ Tư pháp;
Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và
quỷ báu này.
Lời cảm ơn xin được gửi đến các thày cô giáo Khoa sau đại học
Trường Đại học Luật Hà Nội; các cơ quan Bộ Kê hoạch và Đầu tư,
Trung tâm trọng tài quốc t ế Việt nam, Toà án nhân dân tối cao, Toà

án nhân dân Thành p h ố Hả nội, Toà phúc thẩm Toà án tối cao tại Hà
nội, Vãn phồng Chính phủ, các bạn đồng nghiệp của Viện NCKH
pháp lý Bộ Tư pháp, đặc biệt là Thư viện Bộ.
T Á C GIẢ LUẬN V Ă N

ĐỖ Thị Ngọc


CH ƯƠN G I
M ỘT SỐ VẤN ĐỂ L Ý LUẬN VÀ THỰC T IE N V Ể t r a n h c h ấ p

TRONG LĨNH v ự c ĐẦU TU NƯỚC NGOÀI

1.1. TRANH CI-IẤP TRONG LĨNH v ự c ĐAU TƯNƯỚC n g o à i
1.1.1

Khái niệm đầu tu nước ngoài và tranh chấp trong lĩnh vực

đầu tư nước ngoài
Tranh chấp là một hiện tượng khách quan trong xã hội. Nền kinh tế
càng phát triển, tranh chấp càng trở nên đa dạng và phức tạp. Trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, tranh chấp đã trở thành một hiện tượng bình
thường đối với mọi nền kinh tế. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, người ta
vẫn chưa tìm ra đươc mỏí khái niêm thống nhất về tranh chấp kinh tế,1đăc
V—

----

biệt là khái niệm về loại tranh chấp này trong pháp luật.t/Vì thế, việc tìm
hiểu khái niệm về tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là

một vấn đề phức tạp. Nó khơng đơn giản bởi

đặc điểm điều chỉnh của

ĐTNN không chỉ bằng pháp luật quốc gia mà còn được điều chỉnh bằng
luật quốc tế; chủ thể tham gia loại quan hệ này không chỉ là các tổ chức,
pháp nhân và cá nhàn trong nước mà còn có các tổ chức, pháp nhân và cá
nhân nước ngồi, đặc biệt là có sự tham gia của Chính phủ các nước và
khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh
chấp. Mỗi đặc điểm này ở các quốc gia khác nhau đều có những nét riêng
biệt xuất phát từ nhu cầu tiếp nhận và yếu tố văn hoá- pháp luật khác
nhau. Khác với các nước, điểm đặc biệt ở nước ta là tranh chấp trong lĩnh
vực ĐTNN

thường được giải quyết bẳng con đường hành chính/ Một

trong những nguyên nhân của vấn để này xuất phát từ sự ảnh hưởng của

1 Pháp luật vê giải c/uyêì iranli cluìp kinh t ế - T ậ p IV - l'h(in II - C h ư ơ n g ỉ. Kỷ yểu của
D ự án V IE /941003. T r.45.


nền kinh tế kế hoạch hoá. Pháp luật điều chỉnh ĐTNN cịn mới và đang
trong q trình phát triển. Vì thế các quy định về giải quyết tranh chẩp nói
chung trong lĩnh vực này cũng đang trong quá trình chuyển đổi để hoàn
thiện. Và giống với các nước, lý luận về tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN
thường ít được chú ý hơn việc hoàn thiện cơ chế và pháp luật điều chỉnh
vấn đề giải quyết loại tranh chấp này.
Khái niệm về tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN liên quan mật thiết
với khái niệm về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). FDI là nguồn vốn

rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta. Đây là
một yếu tố quan trọng tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
ASEAN nói chung và của nước ta trong thời gian qua nói riêng. Để duy trì
nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, thực hiện CNH, HĐH đất nước, nhiều
nhà kinh tế ước tính số vốn cần cho đẩu tư phát triển thời kỳ 2001-2005
lên tới 65 đến 70 tỉ USD. Do vậy cần tăng khả năng thu hút và huy động
có hiệu quả nguồn vốn nước ngồi. Đặc biệt trong q trình quốc tế hố
nền kinh tế và hội nhập thì FDI là một hình thức hợp tác tất yếu và là hình
thức đầu tư có hiệu quả cao.
FDI đã tồn tại từ rất lâu. Từ thời tiền tư bản các công ty như Mobil
Oil, BP, Royal Deutch Shell của các nước như Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha đã đi đẩu trong lĩnh vực FDI vào châu Á để khai thác đồn
điền nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho chính quốc. Sau chiến tranh
thế giới thứ II, FDI đã có sự thay đổi rõ rệt và được sử dụng rộng rãi,
thường xuyên hơn.1 Tuy vậy các nước khác nhau hiểu FDI theo khuynh
hướng và phạm vi rộng hẹp khác nhau. Hẩu như trên thế giới chưa có một
quan niệm chung, thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ những
1 PTS. N guyễn K hắc T h â n ; PTS. Chu Văn Cấp- N hững giải p há p chính trị kinh t ế nhằm
thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào V iệt n am .N h à xuất bản C hính trị
Q uốc gia.H à nội 1996. tr.7-16.


năm 60 của thế kỷ 20, các nhà kinh tế học quốc tế đã cố gắng xây dựng
những mơ hình lý luận nhằm giải thích nguồn gốc, đặc điểm và tác động
của FDI tới quá trình phát triển kinh tế. Lý thuyết hiện đại về FDI rất đa
dạng. Mỗi lý thuyết chỉ phản ánh một vài khía cạnh nhất định của FD I.VÍ
dụ, lý thuyết về danh mục đẩu tư quốc tế nghiên cứu FDI với tư cách là sự
lưu chuyển của dòng vốn quốc tế trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo; lý
thuyết lợi thế độc quyền của FDI được xây dựng trên cơ sở cạnh tranh
độc quyền; lý thuyết chu kỳ vòng đời sản phẩm được sử dụng để giải thích

xuất khẩu và FDI trong các ngành cơng 'nghiệp với sản phẩm được đa dạng
hố. Tuy nhiên nó khơng giải thích được hiện tượng đầu tư lẫn nhau.1
Thơng thường, FDI được hiểu là sự vận động của một số loại vốn
nhất định của một nước sang nước khác nhằm thực hiện hoạt động đầu tư.
FDI không chỉ là vốn mà cịn bao gồm cả kỹ thuật, cơng nghệ, bí quyết kỹ
thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực marketing. v ề bản chất có thể nói
FDI là một quá trình di chuyển cơng nghệ và vốn từ nước nọ đến nước kia
trên phạm vi tồn cầu. FDI gắn bó với q trình chuyển dịch cơ cấu và
cơng nghiệp hố đất nước, trên cơ sở đó tiến tới hội nhập khu vực và quốc
tế.
Trên thế giới hiện nay người ta quan tâm nhiều đến việc thu hút FDI
hơn là tập trung nghiên cứu lý luận về FDI. Việc chuyển trọng tâm này
dẫn đến một số thay đổi trong lý luận về FDI. Trước vòng đàm phán
Uruguay vấn đề FDI chỉ lần đầu được đề cập đến trong chương trình nghị
sự của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). FDI được
đưa ra thảo luận vào giữa những năm 1950 khi Nghị quyết về đầu tư quốc
tế về phục vụ phát triển kinh tế được thông qua. Trong khuôn khổ WTO

1 PTS. N guyễn H ồng Sơn- 'ắN hững lý tlmyêì hiên đợi v ề F D I ,Ê in trong báo cáo kết quả
nghiên cứu nhiệm vụ cấp Bộ : Đẩu tư trực tiếp nước ngoài và pliát triển kinh t ế . Viện
kinh t ế t h ế giới 199Ổ.


Vấn đề đầu tư được quy định trong 3 Hiệp định: -Hiệp định về các biện
pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM s); Hiệp định chung về
thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (GATS) và Hiệp định về quyền sở hữu
trí tuệ (TRIPs). GATT đã đưa vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phạm
vi điều chỉnh của nó và quan niệm FDI là một trong bốn hình thức cung
cấp dịch vụ. Các hiệp định trên đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của GATT
và W TO trong đó có một loạt vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngồi. Vì lý

do này các tranh chấp liên quan đến vấn đề đầu tư và thương mại sẽ được
giải quyết theo thủ tục mới quy định tậi các Hiệp định ký tại vòng đàm
phán Uruguay. Và WTO là một thiết chế quan trọng trong lĩnh vực đầu tư
và thương mại quốc tế. Thành hay bại của WTO chính là thành hay bại
của q trình giải quyết tranh chấp.1
Ở Việt Nam, từ khái niệm về FDI trong Điều lệ đầu tư năm 1977
(ban hành kèm theo nghị định 115-CP ngày 18/4/1977) đến khái niệm về
FDI trong Luật đầu tư 1996 là một bước tiến lõ rệt về mặt lý luận. FDI
theo Điều lệ 1977 được hiểu không phải là bất kỳ loại vốn nào được đưa từ
nước ngoài vào Việt Nam mà vốn đó phải có mục đích xây dựng cơ sở mới
hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật các cơ sở hiện có.
Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 quy định: đầu tư

trực tiếp nước ngoài là việc Nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đ ể tiến 'hành các hoạt động đầu tư
theo quy định của Luật này.
Định nghĩa này cho thấy vốn bằng tiền hoặc bất kỳ loại tài sản nào
của Nhà đầu tư nước ngoài phải gắn với hoạt động đầu tư nhất định. Như

1 T hom as L. B rew er. Tluí tục giải quyết tranh chấp dầu tư q u ốc tế, một c ơ c h ế đang
phát triển nhầm p h ụ c vụ dầu tư trực tiếp nước ngoài. Tv.5-10. Tài liệu Hội thảo vê luật
kinh t ế quốc t ể của V iện quan hệ quốc t ể năm 1997.


vậy quan niệm về FDI gắn liền với sự vận động của nguồn vốn hoặc tài
sản của nhà đẩu tư nước ngoài sang nước khác với mục tiêu kinh doanh
sinh lợi nhuận.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế
quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Dĩ nhiên cũng như nhiều loại hoạt
động kinh tế khác, đầu tư nước ngồi cũng có thể làm phát sinh tranh

chấp. Do đó có thể nói, tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN là một dạng của

tranh chấp kinh tế. Tranh chấp kinh tế (gọi tắt là TCKT) hiểu theo nghĩa
chung thông thường là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể kinh tế trong
quá trình sản xuất kinh doanh, ở các nước cũng khơng có quan niệm
thống nhất về tranh chấp kinh tế. Một số nước theo hệ thống pháp luật
XHCN trước đây gắn tranh chấp kinh tế với .tranh chấp hợp đồng kinh tế
tức là các tranh chấp phát sinh trong quá trình ký kết, thực hiện và chấm
dứt hợp đồng kinh tế.
»

Ở các nước có nền kinh tế thị trường, pháp luật không phân biệt
tranh chấp kinh tế và tranh chấp dân sự. Tuy nhiên ở một số nước có luật
thương mại sớm phát triển như Đức và Pháp thì có sự phân biệt giữa tranh
chấp dân sự và tranh chấp thương m ại.1
Ở Việt Nam, thuật ngữ tranh chấp kinh tế được sử dụng rộng rãi
trong thực tiễn cũng như trong khoa học pháp lý nhưng khơng có định
nghĩa cụ thể trong pháp luật thực định. Một số tác giả cố gắng tiếp cận
khái niệm TCKT theo tiêu chí luật nội dung và luật tố tụng nhưng cũng chỉ
dìmg lại ở vấn đề quan điểm. Cách tiếp cận này là hợp lý và dễ hiểu trong
diều kiện pháp luật của chúng ta còn chưa được hoàn thiện trong giai đoạn
chuyển đổi. Hiện nay ở nước ta các khái niệm “pháp luật kinh tế”, "quan

' P háp luật về giải quyết tranh chấp kinh t ế - Tập IV phần II, chương l- Kỷ yếu D ự án
V IE /9 4 /0 0 3 .T r.4 5 -5 0 .


hệ pháp luật kinh tế” vẫn chưa được giải quyết thoả đáng về mặt lý luận.
Tranh chấp kinh lế trong pháp luật ihường được gắn với hợp đồng kinh tế.
Vì thế nó đã khơng đáp ứng được sự đa dạng của các loại tranh chấp trong

nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó trong những năm gần đây cùng với
khái niệm luật kinh t ế (tồn tại như một ngành luật độc lập), trong khoa
học pháp lý có đưa ra sử dụng các thuật ngữ như luật kinh doanh, luật

thương mại. v ề bản chất có thể đồng tình với quan niệm của tác giả Phạm
Hữu Nghị (trong bài viết: "Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay"- tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/1999)
rằng tranh chấp kinh t ế là mâu thuẫn hay xung đột về quyền và nghĩa vụ

giữa các nhà đầu tư, các doanh nghiệp với tư cách là chủ th ể kinh doanh.
Những tranh chấp này phản ánh sự xung đột về lợi ích kinh t ế giữa các

bên.
Tranh chấp trong lĩnh vực đẩu tư nước ngồi khơng chỉ đơn thuần là
một dạng của tranh chấp kinh tế mà còn gắn liền với yếu t ố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài là vấn đề được đề cập nhiều trong các loại văn bản pháp
luật khác nhau của Việt Nam.
“Yếu tố nước ngoài” được hiểu theo tinh thần của Điều 826 Bộ luật
dân sự (BLDS) Việt Nam khơng chỉ có yếu tố chủ thể mà cịn bao gồm cả
yếu tố về sự kiện pháp lý và khách thể của quan hệ dân sự1. Quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài phải đáp ứng một trong ba yếu tố trên, cụ thể là:
là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài, quan hệ phát sinh ở nước ngoài
hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
“Yếu tố nước ngoài” trong các quy định của pháp luật kinh tế ở Việt
Nam được hiểu ở phạm vi hẹp hơn so với quy định của pháp luật dân sự.
1 Bình luận khoa học một s ố vấn đ ề c ơ bản của Bộ Luật Dân s ự NXB. C hính trị Q uốc
gia. Hà N ội 1997, T r.3 6 4 -3 7 2 .


Điều 87 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 về giải

quyết các tranh chấp kình tế có nhân tố nước ngồi mới chỉ đề cập đến yếu
tố chủ thể là khi có một hoặc các bên tranh chấp là cá nhân, pháp nhân
nước ngoài. Như vậy có thể thấy là phạm VỊ tranh chấp có yếu tơ' nước

ngồi của pháp luật kinh t ế hẹp hơn pháp luật dân sự. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng phong phú thì sự “hạn
hẹp” này là điều sẽ gây cho những người tliực thi pháp luật khơng ít khó
khăn trong việc xác định, phân loại và xét xử tranh chấp. Khắc phục được
điểm hạn chế này cũng sẽ góp phần mở' rộng thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của các cơ quan tài phán kinh tế Việt Nam góp phần hài hồ hố
pháp luật trong q trình hội nhập.
Trên thực tế khái niệm về tranh chấp đầu tư dường như được mặc
nhiên sử dụng trong các văn bản pháp lý và thiết chế quốc tế liên quan đến
vấn đề đầu tư. Và người ta chú ý đến việc hoàn thiện cơ chế giải quyết loại
tranh chấp này hơn là tìm hiểu khái niệm về nó. Xu hướng này có lẽ là
hợp lý khi các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp. Trong bối
cảnh quá trình quốc tế hoá ngày càng tăng, những bất đồng đơn lẻ trong
một dự án đầu tư, tưởng như không vượt ra ngoài phạm vi quan hệ nội bộ
giữa các bên trong dự án có thể trở thành điểm nóng trong quan hệ giữa
nước chủ nhà và nước có nhà đầu tư; và theo phản ứng dây chuyền rất dễ
trở thành đầu mối cho những xung đột mang tính quốc tế.1
Từ những năm 1960, nhiều cơng trình nghiên cứu đã và đang tìm
giải đáp, trước hết về mặt nhận thức và học thuật cho vấn đề này. Một số
học giả cho rằng, cùng với những cơ hội, lợi.ích kinh tế, cơng nghệ mà tư
bản nước ngoài mang đến, đầu tư nước ngoài còn là hiện hữu của sự tước
đoạt các cơ hội phát triển của một số nhóm người và tổ chức ở nước chủ
1 1 Jo h n M. Rothgeb- Đầu tư nước ngồi ngồi và xung đột chính trị ở cá c nước đang
pliát triển. C onnectỉcut: P r a e g e r J 9 9 6 .t r .5



nhà khơng phụ thuộc vào ý nguyện và chính sách đầu tư của Chính phủ
nước đó.1
Có thể nói rằng tranh chấp trong lĩnh vực ĐTNN, xét theo nghĩa
rộng khơng cịn là quan hệ thuần tuý mang tính chất inter partes mà đã trở
thành hiện tượng erga omnes.2 Lợi ích kinh tế phải chăng chỉ là một phần
trong một loạt các lợi ích liên quan trong các mối quan hệ xã hội phức tạp
đa dạng và tế nhị. Việc nhận thức đúng và thoả đáng các tranh chấp đầu tư
vì lẽ đó có tầm quan trọng đặc biệt.
Cho đến nay chưa thấy có văn bản pháp lý quốc tế và cơng trình
nghiên cứu nào đưa ra định nghĩa chi tiết về tranh chấp đầu tư nước ngoài.
Chỉ biết rằng ĐTNN là q trình chuyển vốn (bao gồm cả cơng nghệ và
các yếu tố khác của sở hữu trí tuệ) và/hoặc nguyên vật liệu từ một nước
(nước xuất khẩu vốn) sang một nước khác (nước chủ nhà) nhằm mục đích
sản xuất kinh doanh sinh lợi nhuận.3 Còn tranh chấp đầu tư theo Điều 25,
khoản 1, Công ước Oasinhton 19654, là tranh chấp pháp lý "phát sinh trực
tiếp từ đầu tư". Như vậy ngay cả Công ước thành lập Trung tâm quốc tế về
giải quyết các tranh chấp đầu tư nước ngoài ICSID cũng để ngỏ cả khái

1 1 Boswelỉ & Dixon. Đ ánh giá cơng trình nghiên cứ u : s ự bất bình đẳng v ề kinh t ế có
phải là lý do dẫn đến cá c mâu thuẫn chính trị in trong W orld Politics (chính trị thê'giới)
s ố X U , tháng 7H 9 8 9 :T r.4 3 1 -4 7 0
2 Thuật n g ữ Latỉnh inter p artes (giữa cá c bên có liên quan) và erga om nes (lợi ích cộng
đ ồ n g ) là khái niệm hiện đang được dùng p h ổ biến trong luật quốc t ế hiện đại. Q trình
tồn cầu hoá và s ự phụ thuộc lẫn nhau giữa cá c quốc gia clẫn đến hiện tượng một vấn đ ề
phát sinh giữa hai quốc gia hoặc thậm chí giữa một tổ ch ứ c "của quốc gia này với q u ốc
gia khác cũng có th ể ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộ n g dồng quốc tế.
iR. B ernhardt (biên tập)- T ừ điển bách khoa C ông pháp quốc tế. A m sterdam :
Elsevier, 1 9 9 5 ,tập II.Tir.435
4 C ông ước về giải quyết cá c tranh chấp đầu tư giữa cá c quốc gia và công dân cá c quốc
gia khác có hiệu lực pháp luật từ 1411011966. Tính đến 211312000 có 149 quốc gia đ ã kỷ

trong đó J 3 I quốc gia đ ã p h ê clutẩn c ỏ n q ước này.


niệm "đầu tư" cũng như khái niệm "tranh chấp đầu tư". Theo một nhà
nghiên cứu thì lý do của việc này là ở chỗ những người soạn thảo Công
ước muốn về lâu dài ICSID có thẩm quyền rộng trong việc xét xử các
tranh chấp.1
Tuy nhiên với những phân tích trên đây theo chúng tơi tạm thời có
thể quan niệm rằng: tranh chấp trong lĩnh vực đẩu tư nước ngoài là những


mâu thuẫn, bất đồng phản ánh sự xung đột vê lợi ích giữa các bên chủ thể
trong q trình thực hiện hoạt động đầu tư nước ngoài.
I

Về bản chất tranh chấp ở đây khác căn bản với vấn đề khiếu nại, tố
cáo ngay chính trong đối tượng của nó và trong các phương thức giải
quyết. Tranh chấp phản ánh sự mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên chủ thể
có quyền lợi bình đẳng với nhau theo sự thoả thuận trong hợp đồng. Tranh
chấp là đối tượng điều chỉnh của luật tư và thường được giải quyết thơng
qua thương lượng hồ giải giữa các bên, hoặc trọng tài, hoặc toà án theo sự
thỏa thuận giữa các bên và theo quy định của pháp luật. Còn đối tượng của
khiếu nại (theo Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo được công bố ngày
11/12/1998) là các quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết
định kỷ luật cán bộ, cơng chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền có khả năng Irái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức. Đối tượng của tố cáo
là hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước , quyền, lợi ích hợp pháp
của cơng dân, cơ quan, tổ chức. V iệc giải quyết khiếu nại (theo quy định

của điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo) là việc xác minh, kết luận và ra quyết

'Jea n
M onnet.
Các

c h ế giải
quyết tranh
ch ấ p
kinh
t ế q u ốc
< h ttp :llw w w .iaw .harvard.ediilprogram slJeanM onnetlpapersl97l97-13-P avt-3.htm l>
T r.5 -6 .

tế.


định giải quyết của người giải quyết khiếu nại. Giải quyết tố cáo là việc
xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người
giải quyết tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà
nước xem xét, xác minh, quyết định bằng con đường hành chính và là đối
tượng điều chỉnh của luật công.
1.1.2 C ác yếu tô cơ bản của quan hệ trarih chấp trong đầu tư nước
ngoài
/

___

* c a c LOQẬ, tranh chấp trong ĐTNN
Xét theo nghĩa rộng có ba loại tranh chấp trong ĐTNN, đó là:

- Tranh chấp phát sinh giữa nước chủ nhà (NCN) và nước có nhà đầu tư,
gọi tắt là nước đầu tư (NĐT);
- Tranh chấp giữa nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN); và
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và cá nhân tổ chức của nước chủ
nhà.
Tranh chấp giữa nước chủ nhà và nhà đầu tư là tranh chấp thuộc đối
tượng điều chỉnh của Luật công pháp quốc tế, trọng đó các bên tranh chấp
(ratione personae) là quốc gia có chủ quyền. Đối tượng tranh chấp của loại
này (ratione materiae), ngoài các vấn đề xuất phát từ quan hệ giữa hai
nước được quy định trong Hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, còn cả
những vấn đề phát sinh từ đầu tư tư nhân. Một số nhà nghiên cứu khơng
cho loại tranh chấp này là hình thức tranh chấp đầu tư.1
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ (trực tiếp hoặc
thơng qua các cơ quan Chính phủ) nước chủ nhà là loại hình tranh chấp
chủ yếu và lương đối phức tạp còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về mặt
pháp ]ý chưa được giải quyết một cách thoẵ jđáng. Nguyên nhân chính là

' Sun N anshen. "Sơ khảo v ề tranh ch ấ p dầu tư giữa T ru n g q u ố c với b ên n ước ngoài và
các p h ư ơ n g tliức giải quyết" in trong "các vấn d ề p h á p lý của Đ T N N tại C ộ n g hoà nhãn
dân T ru n g hoa". H ongk o ng '1 9 8 8 .T r.2 0 6


do các bên tranh chấp không phải là chủ thể của một hệ thống pháp luật.
Nước chủ nhà với tư cách là một quốc gia có chủ quyền thuộc đối tượng
điều chỉnh của công pháp quốc tế trong khi NĐTNN là chủ thể của tư
pháp quốc tế. Các quốc gia thường thoả thuận tại Hiệp định bảo hộ đầu tư
song phương đưa tranh chấp loại này ra giải quyết tại Trung tâm quốc tế
về giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID).
Trong các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư thường quy
định loại tranh chấp giữa Công ty và Chính phủ và giữa các Chính phủ với

nhau. Tranh chấp giữa các Nhà đầu tư nước ngồi và Chính phủ nước chủ
nhà rất dễ trở thành tranh chấp giữa hai Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề
trọng tâm trong các Hiệp định vẫn là tranh chấp giữa nhà đầu tư với Chính
phủ nước chủ nhà. Vì thế thuật ngữ tranh chấp đầu tư thường được sử
dụng để chỉ loại tranh chấp này1.
Tranh chấp giữa NĐTNN và cá nhân, tổ chức (gọi chung là cơng
dân) NCN là loại hình tranh chấp thuần tuý mang tính dân sự kinh tế và
thường được giải quyết tại các cơ quan giải quyết tranh chấp của NCN
hoặc trọng tài quốc tế nếu các bên không có thoả .thuận khác. Loại tranh
chấp này tương đối đa dạng về quy mơ và tính chất, dễ dẫn đến ngừng
hoạt động đầu tư. Nguyên nhân tranh chấp có thể do một trong các bên
không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Loại tranh chấp này cũng
có ihể phát sinh trên cơ sở bất đồng ngôn ngữ, quan điểm, phong tục...của
mỗi nước khác nhau.
* Các bên tranh chấp và đôi tượng tranh chấp
Trong cả lý luận và thực tiễn, đối tượng tranh chấp không phải là vấn đề
gây tranh cãi lớn. Vấn đề tương đối phức tạp và tế nhị, nhất là trong quan
hệ với các nước mà trong đó có các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tham

1 T hom as L. Brexver.Tài liệu đ ã dẫn. T r.21


gia vào quan hệ đầu tư là việc xác định c á c ;t)ên tranh chấp. Ngay trong
quá trình đàm phán kỷ kết hợp đổng đầu tư, Í^ĐTNN có xu hướng muốn
lôi kéo các cơ quan quản lý nhà nước của NCN vào quan hệ hợp đồng và
ép các cơ quan này phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vi
phạm hợp đồng. Chẳng hạn ở Trung quốc lý do chính của tình trạng này là
ở chỗ bên nước ngồi khơng hiểu hoặc cố tình khơng hiểu rằng theo Luật
của Trung quốc thì bên tham gia hợp đồng đầu tư là doanh nghiệp hoặc
công ty Trung quốc với tư cách là một thực thể kinh tế có tư cách pháp

nhân độc lập (thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tư) chứ không phải là cơ
quan nhà nước của Trung quốc.1
Sự hiểu nhầm về các bên tranh chấp là hệ quả của sự hiểu nhầm về
các bên ký kết hợp đồng đầu tư đặc biệt là khi có các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) tham gia vào hợp đồng.2 Điều này rất dễ xảy ra trong các
nước có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó
có Việt nam. Tuy nhiên DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở hạch toán độc
lập chứ khơng phải là cơ quan hành chính nhà nước. Trong trường hợp
phát sinh tranh chấp thì các doanh nghiệp này phải tự tìm cơ chế để bảo vệ
quyền lợi của mình và độc lập chịu trách nhiệm về các hành vi của mình
chứ khơng phải là cơ quan nhà nước.
Vấn đề cần phải nhận thức là do hệ thống pháp luật kinh tế ở các
nước có nền kinh tế chuyển đổi còn chưa ổn định nên địa vị pháp lý của
các DNNN không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng trong pháp luật

1 Luật xí n ghiệp liên doanh giữa T ru ng quốc với bên nựớc ngoài, Điều ỉ .
2 Xét về cấu trúc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Việt nam, doanh nghiệp nhà
n ư ớ c chiếm 213, cá c doanh nghiệp tư nhân mới ch ỉ có 1 40 d ự án liên doanhị...). Việt
nam muốn ưu tiên vốn F D I đ ể vực dậy cá c D N N N thiiạ lổ song trên thực t ế s ự gán ghép
này khâm; dem lại kết quả n h ư mong muốn- (Xem "xu hướng vận dộng của nguồn vốn
đầu tư trực tiếp IIƯỚC ngoài trong bối cảnh khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở Châu Á" của
T rần Minh đăng trên tạp ch í nghiên cứu kinh t ế s ố 2 6 4 tháng 5 /2 0 0 0 ).


và trên thực tế. Bên cạnh đó ảnh hưởng của cơ chế cũ vẫn còn, trong một
thời gian vẫn còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng
kinh doanh. Tinh trạng này đã và đang được khắc phục nhưng không phải
không để lại những dấu ấn nhất định. Trong trường hợp phát sinh tranh
chấp thì vấn đề cần xác định là liệu các cơ quan nhà nước có phải chịu

trách nhiệm quốc tế do vi phạm hợp đồng hay khơng. Nhìn chung các
nước phát triển có xu hướng coi vi phạm hợp đồng kiểu này phải chịu
trách nhiệm quốc tế. Ngược lại các nước đang phát triển cho rằng đây
không phải là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và vì vậy khơng phải chịu
trách nhiệm quốc tế.1
ở Việt Nam hiện nay, do tính chất đặc thù của doanh nghiệp BOT,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường xuất hiện dưới hai tư cách khác
nhau. Đó là: cơ quan tiếp nhận và quản lý cơng trình BOT sau khi được
chuyển giao theo hợp đồng hai bên đã ký kết; là cơ quan nhà nước tiến
hành quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện pháp luật bảo vệ lợi
ích của dân cư và các bên hữu quan theo quy định của pháp luật. Thông
thường các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phải đảm nhận việc giải
phóng mặt bằng và đền bù quyền sử dụng đất. Trường hợp có tranh chấp
xảy ra thì quan hệ giữa hai bên doanh nghiệp BOT và cơ quan quản lý nhà
nước là bình đẳng và việc xử lý tranh chấp sẽ theo quy định của pháp luật
về tranh chấp theo sự thoả thuận của các bên.2
Nhìn chung trong bất cứ loại hình hoạt động kinh tế nào cũng vậy,
t
việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi. Vấn đề quan trọng là

1 Yao M eiĩh en , bảo hộ pháp lý đầu tư quốc t ế in trong niên giám luật quốc tê T ru ng
quốc. Ti .136
2 L ê Đ ăng D oanh. Quan hệ giữa doanli nghiệp DOT và c ơ quan quản lý nhà nước. Tài
liệu liội thảo cá c D ự án lớn về hạ tầng c ơ sở của N hà pháp luật Việt pháp. H à nội 1 9 9 7


xác định đúng tính chất nội dung cũng như đối tượng của tranh chấp để có
biện pháp xử lý thích hợp.
Tranh chấp giữa các Chính phủ với nhau thường liên quan đến việc
thực hiện Hiệp định. Đối tượng của tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu

tư nước ngồi thường là thể thức và mức độ bơì thường trong trường hợp
nước nhận đầu tư áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với đầu
tư nước ngồi. Trong một số Hiệp định quy định cụ thể đối tượng tranh
chấp là việc hiểu và giải thích Hiệp định như trong Hiệp định giữa Việt
nam với Thuỵ điển hay Hiệp định Việt Nam- Phần lan.1
Tranh chấp giữa xí nghiệp liên doanh và cơ quan quản lý các cấp
thường liên quan đến vấn đề thủ tục hành chính, giải toả mặt bằng, tiêu
chuẩn đền bù...
1.1.3 Giải quyết tranh chấp trong đầu tư nước ngoài
* Cơ quan giải quyết tranh chấp
Trong cả ba loại tranh chấp đầu tư nêu trên, nguyên tắc cơ bản là
các bên tự thoả thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên với mỗi
loại tranh chấp xu hướng và thực tiễn thoả thuận có khác nhau. Tranh chấp
giữa NCN và NĐT nghĩa là tranh chấp giữa các chủ thể của công pháp quốc
tế trong trường hợp không giải quyết được thơng qua thương lượng, hồ giải
thì được thoả thuận giải quyết bằng trọng tài. Trong các Hiệp định bảo hộ
đầu tư song phương quy định khá chi tiết về thủ tục chọn trọng tài cũng như
chi phí mà các bên phải chịu nếu lựa chọn hình thức giải quyết này. Đối với
tranh chấp giữa NCN và NĐTNN thì xu hướng chung là phía NĐTNN và
chính phủ của họ thường muốn đưa ra xét xử tại ĨCSID, trong khi các nước
chủ nhà lại muốn xét xử tại các cơ quan giải quyết tranh chấp trong nước

' H oàng P hước Hiệp-M ột s ố vấn đ ề lý luận và thực tiễn ký kết cá c H iệp định về kỷ kết và
bảo hộ đầu tư nước ngoài của Việt nam- Thông tin ỊỢ ỈPL s ố chuyên đ ê " M ối quan hệ
giữa điều ước quốc t ế của CH XH CN Việt Nam


của họ như toà án hay trọng tài. Lý do chủ yếu của vấn đề này là ở chỗ các
nhà đầu tư nước ngoài chưa cảm thấy yên tâm đối với cơ chế giải quyết
tranh chấp tại nước chủ nhà. Đối với tranh chấp giữa NĐTNN và cá nhân, tổ

chức NCN thì có nhượng bộ, thoả hiệp nhất định nhưng thường được các
bên đưa ra giải quyết tại các Trung tâm trọng tài quốc tế hoặc trong nước.
* Phương thức giải quyết tranh chấp
Phương thức giải quyết cả ba loại tranh chấp đầu tư nhìn chung do
các bên thoả thuận. Tuy nhiên chọn phương thức nào và chi tiết thoả thuận
đến đâu lại phụ thuộc vào thái độ của cắc nước có quan hệ đầu tư, nhà đầu
tư nước ngồi và nước chủ nhà cũng như hệ thống ,pháp luật thực định và
hiệu quả của quá trình tố tụng ở nước chủ nhà. Phương thức giải quyết
tranh chấp thường được quy định ngay trong các Hiệp định bảo hộ đầu tư
hoặc hợp đồng đầu tư. Thơng thường có các phương thức giải quyết truyền
thống sau: thương lượng, hoà giải, trung gian hoà giải, trọng tài và toà án.
Một lần nữa cần nói đến thực tế là các nước chủ nhà ln có ý hướng nội
muốn chọn hệ thống cơ quan xét xử của nước mình, trong khi các nhà đầu
tư nước ngồi lại có ý hướng ngoại, tìm cơ chế giải quyết tranh chấp ở
ngoài nước chủ nhà.
1.1.4 Vấn đề luật áp dụng trong giải quyết tran h chấp
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài là một vấn đề hết sức phức tạp. Nguyên tắc chủ đạo trong tư pháp
quốc tế là đối với các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự và kinh tế, luật áp
dụng nói chung do các bên thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp
các bên không thoả thuận hoặc có thoả thuận nhưng khơng rõ ràng thì cơ
quan xét xử áp dụng một số nguyên tắc thông dụng như lex fo r i (luật của
toà án nơi xét xử); lex loci actus (luật nơi thực hiện hành vi giao dịch); lex

rei sitcie (luật nơi có tặi sản); lex loci delicti (luật nơi thực hiện hành vi vi
phạm); hoặc ex aequo et bono (theo nguyên tắc luật công lý và lẽ phải tự


×