Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa tại huyện Thường Tín thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------

TRẦN THỊ ANH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA TẠI
HUYỆN THƯỜNG TÍN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MÃO

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực. Nội dung nghiên cứu chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn và tài liệu được trình trong luận


văn được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Trần Thị Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả luận văn này:
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị Mão đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài cũng như
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các thầy, cô Trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên; UBND xã Duyên Thái và UBND xã Văn Bình
huyện Thường Tín đã nhiệt tình giúp tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận văn này.
Tác giả

Trần Thị Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề: ..............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ....................................................................2
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: ...................................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới: .............................................5
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới: .................................................................5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên Thế giới...........................................................11
1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ....................................................................13
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2018 ............................................................................16
1.4. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam................................................................16
1.5. Tình hình sản xuất lúa của Hà Nội .....................................................................19
1.6. Tình hình sản xuất lúa của huyện Thường Tín ..................................................21
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......24
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................24
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu: .........................................................................24

2.3. Nội dung nghiên cứu: .........................................................................................25
2.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................25
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................25
2.4.2. Quy trình kỹ thuật ...........................................................................................26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................27
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................32
3.1. Tình hình sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện
Thường Tín thành phố Hà Nội ..................................................................................32
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân
2018 tại huyện Thường Tín thành phố Hà Nội .........................................................32
3.1.2. Chiều cao cây và số nhánh tối đa của giống lúa tham gia thí nghiệm ............35
3.1.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm............................38
3.2. Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại huyện
Thường Tín thành phố Hà Nội ..................................................................................43
3.3. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chịu rét của các giống lúa tham gia
thí nghiệm..................................................................................................................45
3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các giống lúa tham
gia thí nghiệm ............................................................................................................49
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất .......................................................................49
3.4.2. Năng suất và chất lượng của các giống lúa tham gia thí nghiệm ....................53
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ..............................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59

2. Đề nghị ..................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đ/c: Đối chứng;
IPM: Intergrated Pest Management - Quản lý dịch hại tổng hợp cây trồng;
K2O: Kali nguyên chất;
KHKT: Khoa học kĩ thuật;
mm: minimet;
N: Đạm nguyên chất;
NSLT: Năng suất lí thuyết;
NSTT: Năng suất thực thu;
P2O5: Lân nguyên chất;
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam;
SRI: System of Rice Intensification - Hệ thống canh tác lúa cải tiến;
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam;
TGST: Thời gian sinh trưởng;
TLB: Tỉ lệ bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới ........................6
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các châu lục năm 2017 ................8
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm
2017 .............................................................................................................................9
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta từ năm 2011-2017.....................14
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa chính
của Việt Nam năm 2017 ............................................................................................15
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Hà Nội .......................................20
giai đoạn 2011 - 2017 ................................................................................................20
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất lúa của huyện Thường Tín giai đoạn 2012 - 2017..............21
Bảng 2.8. Cơ cấu lúa giống lúa của huyện Thường Tín giai đoạn 2012-2017 ..................22
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lúa ...............................33
thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại xã Duyên Thái và xã Văn Bình huyện Thường Tín............33
Bảng 3.2. Chiều cao cây và số nhánh của giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2018
tại xã Văn Bình và xã Duyên Thái huyện Thường Tín .................................................36
Bảng 3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2018
tại xã Duyên Thái và xã Văn Bình huyện Thường Tín Hà Nội ................................39
Bảng 3.4. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2018
tại Xã Duyên Thái .....................................................................................................40
Bảng 3.5. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2018
tại Xã Văn Bình .........................................................................................................41
Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2018
tại xã Văn Bình ..........................................................................................................42
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu nông học của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân
năm 2018 ...................................................................................................................44

Bảng 3.7. Tình hình nhiễm bệnh bệnh khô vằn của các giống lúa thí nghiệm vụ
Xuân 2018 tại xã Văn Bình và Duyên Thái huyện Thường Tín ...............................46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

Bảng 3.8. Khả năng chống chịu rét của các giống lúa tham gia thí nghiệm vụ Xuân
2018 tại xã Văn Bình và xã Duyên Thái huyện Thường Tín ....................................48
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm tại xã Văn
Bình và xã Duyên Thái huyện Thường Tín ..............................................................49
Bảng 3.10. Năng suất của các giống tham gia thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại xã Văn
Bình và xã Duyên Thái huyện Thường Tín ..............................................................53
Bảng 3.11. Chất lượng thóc, gạo của các giống lúa thí nghiệm vụ Xuân 2018 tại xã
Văn Bình ...................................................................................................................55
Bảng 3.12. Chất lượng cơm của các giống lúa thí nghiệm tại xã Văn Bình .............57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Lúa gạo là nguồn lương thực chính cung cấp 60% năng lượng trong

khẩu phần ăn của con người. Gạo có thành phần dinh dưỡng chủ yếu là tinh
bột chiếm khoảng 80%, protein 7 - 10%, lipit 1 - 3%, ngoài ra còn có các loại
vitamin, các loại khoáng khác, đặc biệt là vitamin B1, vitamin B2. Bên cạnh
đó lúa còn có các sản phẩm phụ như rơm, rạ, trấu, cám phục vụ cho chăn nuôi
và các ngành công nghiệp chế biến như dệt, dược, y học… Lúa là cây lương
thực dễ cất trữ, ít mối mọt, có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống hàng
ngày và sự phát triển của toàn xã hội, với Việt Nam lúa là mặt hàng xuất khẩu
góp phần tăng thu nhập quốc dân.
Thường Tín là huyện ngoại thành, cách trung tâm thành phố Hà Nội 18
km, nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông hồng, có điều kiện thời tiết khí
hậu, đất đai màu mỡ phù hợp cho phát triển cây trồng nói chung và cây lúa
nói riêng. Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện 7.876,44 ha trong đó
diện tích sản xuất lúa 5089,55 ha chiếm 64,61%. Cơ cấu giống lúa có hai
nhóm chính: nhóm giống chịu thâm canh 60 - 65% và nhóm giống chất lượng
35 - 40%. Từ lâu cây lúa là cây trồng cho thu nhập chính, xác định được vai
trò quan trọng của cây lúa, hàng năm huyện có nhiều chính sách hỗ trợ như
thủy lợi nội đồng, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, công tác bảo vệ thực vật góp
phần tăng thu nhập đảm bảo công tác an ninh lương thực trên địa bàn huyện.
Với xu thế phát triển của xã hội kết hợp với tốc độ đô thị hóa, diện tích đất
nông nghiệp có nguy cơ bị giảm mạnh, bộ giống lúa hiện tại đã sử dụng nhiều
năm nay, năng suất có xu hướng giảm và nguy cơ nhiễm sâu bệnh cao, người
dân hầu như rất ít lựa chọn giống lúa mới vào sản xuất mà thường dùng các
giống đã có từ lâu như Khang dân, Thiên ưu 8, Bắc thơm 7 để sản xuất .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2


Để xác định ra được các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt
có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của huyện Thường Tín từ đó
làm phong phú thêm bộ giống tại địa phương góp phần làm tăng năng suất
cũng như sản lượng lúa trong huyện và đạt hiệu quả kinh tế cao chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống lúa tại huyện Thường Tín thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu của đề tài
Chọn được 1-2 giống lúa có triển vọng cho năng suất, chất lượng phù
hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Theo dõi khả năng sinh trưởng của các giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Theo dõi đặc điểm hình thái của các giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các
giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá tiềm năng năng suất của các giống lúa tham gia thí nghiệm.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống lúa ở điều kiện
đồng bằng sông Hồng nói chung và Hà Nội nói riêng.
- Xác định được đặc tính nông học, khả năng chống chịu với một số
loài sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, tiềm năng năng suất của
các giống lúa chọn tạo.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài lựa chọn được giống lúa có khả năng sinh trưởng phát triển tốt,
chống chịu tốt, cho năng suất cao và ổn định, thích nghi với điều kiện huyện
Thường Tín và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, góp phần mở rộng diện
tích các giống lúa làm tăng hiệu quả sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng vụ nhằm khai thác
hết tiềm năng đất đai, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài:
Ngày nay, sản xuất lúa muốn phát triển theo hướng hàng hóa với chất
lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, cần phải thay thế
các giống cũ, năng suất, chất lượng thấp bằng các giống mới năng suất, chất
lượng cao, chống chịu tốt. Đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sử
dụng giống có khả năng chống chịu tốt, cho năng suất cao sẽ góp phần phát
huy hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo cho người sản xuất.
Cây lúa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như
đất đai. Tùy từng giống cụ thể mà yêu cầu điều kiện sinh thái khác nhau, do
vậy mà việc lựa chọn giống thích hợp với từng điều kiện sinh thái để cây
trồng phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất nhằm phát huy hết tiềm năng
của giống để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất là hết sức

cần thiết.
Trên cơ sở yêu cầu sinh thái của cây lúa, với điều kiện đất đai và khí
hậu của thành phố, những giống lúa mới có thể sinh trưởng phát triển tốt và
cho năng suất cao.
Hiện nay, một số giống lúa cho năng suất và chất lượng cao đã được
công nhận và đang phát triển phổ biến trong sản xuất như: Giống Bắc Hương
9, Đài Hương số 8, SL16, Lam Sơn 116, Gia Lộc 26, SL18,…
Tuy nhiên, những giống kể trên chưa được gieo trồng ở huyện Thường
Tín thành phố Hà Nội vì vậy cần triển khai nghiên cứu khả năng thích ứng
của giống lúa mới tại địa bàn của Thành phố. Xuất phát từ những cơ sở khoa
học trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lúa trên thế giới:
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới:
Trên thế giới, lúa là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất, lúa
gạo là cây lương thực của miền nhiệt đới và cận nhiệt đới đang nuôi sống hơn
50% dân số thế giới, chiếm trên 28% sản lượng lương thực của toàn thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 114 nước trồng lúa phân bố trên tất cả các
châu lục nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là châu Á. Trong đó có 18 nước có
diện tích trồng lúa trên 1 triệu ha tập trung ở châu Á, có khoảng 27 nước có
năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha), El
Salvado (7,9 tấn/ha) (Lưu Ngọc Quyến, 2015).
Phạm vi trồng lúa trên thế giới phân bố rất rộng, từ vùng thấp đến vùng

cao, từ những vùng nóng ẩm của Ấn Độ đến các vùng sa mạc có tưới ở
Pakistan và độ cao 2500m so với mặt nước biển. Lúa có thể trồng ở nhiều loại
đất khác nhau, từ phù sa màu mỡ đến các loại đất cát, đất sét, đất bạc màu, đất
trũng úng ngập, nghèo dinh dưỡng và pH 3-10. Điều đó chứng tỏ cây lúa có
khả năng thích ứng rộng với những điều kiện khác nhau trên thế giới.
Do xác định được tầm quan trọng của cây lúa trong nền kinh tế - xã hội
nên nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển quan tâm
chú trọng đẩy mạnh sản xuất phát triển cây lúa. Những năm gần đây, khi khoa
học kỹ thuật phát triên mạnh mẽ đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, làm cho diện tích được mở rộng, năng suất sản lượng lúa tăng
nhanh, điều đó thể hiện qua bảng 2.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

Bảng 2.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

2010

161,679

43,364

701,108

2011

162,719

44,64

726,375

2012

162,187

45,396

736,261

2013

164,531


45,097

741,986

2014

162,912

45,572

742,425

2015

160,762

46,036

740,084

2016

159,807

46,366

740,961

2017


167,249

46,019

769,657

Năm

Nguồn: FAOSTAT, 2019
- Từ năm 2010-2012, diện tích trồng lúa trên thế giới vẫn có xu hướng
tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm và không ổn định.
- Năm 2013, diện tích tăng mạnh đạt 164,262 triệu ha, tăng xấp xỉ 2
triệu ha so với những năm trước.
- Năm 2014, diện tích trồng lúa trên thế giới giảm, gần trở về mức diện
tích của 2012, 2011.
- Năm 2016 diện tích lúa giảm mạnh, diện tích thấp nhất từ năm 2010

đến nay. Nguyên nhân trong giai đoạn này, việc mở rộng diện tích trồng lúa
trên Thế giới có nhiều hạn chế do quỹ đất canh tác hầu như đã được khai thác.
Bên cạnh đó hầu hết các nước có diện tích trồng lúa lớn đều là các nước đang
phát triển, quá trình xây dựng, phát triển đô thị, quá trình phát triển các ngành
sản xuất khác đặc biệt là công nghiệp đã và đang lấy đi một diện tích lớn đất
sản xuất nông nghiệp, làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhất là diện
tích sản xuất cây lúa có xu hướng giảm trong những năm qua. Ngoài ra, do
hậu quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai, các kiểu thời tiết bất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





7

thường như lũ, hạn hán, ngập úng, do quá trình sản xuất ở nhiều nước gặp
phải thiên tai và dịch hại.… bên cạnh đó hình việc hình thành các vùng
chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cũng đang trực tiếp làm cho diện
tích canh tác lúa trên thế giới bị thu hẹp.
Trong giai đoạn này, năng suất lúa thế giới tăng đều đều liên tục từ năm
2011 đến năm 2016. Năm 2011 năng suất đạt 43,364 tạ/ha, năm 2016 năng suất
đạt được 46,366 tạ/ha, tăng 3,002 tạ/ha so với năm 2011. Điều này cho thấy,
trình độ thâm canh lúa của nhân dân trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Theo dự báo của các nhà khoa học trên Thế giới thì năng suất lúa bình
quân trên Thế giới đã đạt gần mức tối đa và ít có biến động nhưng sản lượng
lúa trong tương lai sẽ giảm vì diện tích gieo trồng ngày càng bị thu hẹp, do
tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, đất nông nghiệp một phần bị chuyển đổi
thành đất xây dựng khu công nghiệp, làm đường giao thông và các khu đô thị.
Theo thống kê của tổ chức Liên Hợp Quốc, năm 2011 dân số Thế giới
đạt khoảng 7 tỷ người và dự kến đến năm 2030 lên khoảng 8,47 tỷ người, với
tốc độ tăng dân số nhanh như vậy thì vấn đề an ninh lương thực luôn là vấn
đề cấp bách quan trọng hàng đầu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA) thì tổng nhu cầu về gạo của toàn thế giới luôn cao hơn hẳn so với
tổng lượng gạo sản xuất hàng năm của cả thế giới từ 2 - 4 triệu tấn, vì vậy
trong cả hiện tại và tương lai vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thế giới nói
chung và nhất là ở các quốc gia ở khu vực châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ
Latinh vẫn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hay nói cách khác, sản
xuất lương thực, trong đó có sản xuất lúa luôn là nhiệm vụ quan trọng của
mỗi quốc gia trên thế giới.
Cây lúa ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước và cần nhiều công
chăm sóc. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 114 quốc gia trồng lúa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





8

trong đó 51 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000 ha tập trung ở châu Á,
chiếm 9/10 sản lượng lúa gạo trên thế giới.
Ở châu Á, lúa là lương thực chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt
kê của dân châu Phi hoặc lúa Mì của dân châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, các
nước trong khu vực này đều rất đông dân với tập quán lâu đời dùng lúa gạo,
nên lúa gạo sản xuất ra chủ yếu để sử dụng trong nước.
Nhìn chung, năng suất lúa cao tập trung ở các quốc gia có nhiệt độ
ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt
đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát
triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa
của các châu lục năm 2017 được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các châu lục năm 2017
Các châu lục

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)


(triệu tấn)

Thế giới

167,249

46,019

769,675

Châu Á

145,539

47,588

692,590

Châu Phi

14,959

24,439

36,560

Châu Mỹ

6,013


59,196

35,634

Châu Âu

0,642

63,01

4,051

Châu Đại Dương

0,08744

93,792

0,820

Nguồn: FAOSTAT, 2019
Qua bảng 2.2 cho thấy, diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm 2017 là
167,249 triệu ha, năng suất bình quân 46,019 tạ/ha, sản lượng 769,675 triệu
tấn. Trong đó châu Á là vùng đông dân cư và cũng là vùng có diện tích trồng
lúa cao nhất 145,539 triệu ha, sản lượng đạt 692,590 triệu tấn, năng suất bình
quân đạt 47,588tạ/ ha chiếm 89,98% lượng gạo trên thế giới, kế đến là châu
Phi 14,959 triệu ha chiếm 8,94% diện tích lúa thế giới; châu Mỹ có 6,013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9

triệu ha chiếm 3,6% thế giới. Châu Đại Dương có diện tích trồng lúa thấp
nhất là 0,08744 triệu ha, chỉ chiếm 0,05% diện tích lúa thế giới nhưng năng
suất bình quân lại cao nhất so với các châu lục khác; cao gấp 1,97 lần năng
suất lúa châu Á, gấp 3,84 lần so với châu Phi
Đầu thập niên 90 sản lượng lương thực đã tăng 78-80%, có nước tăng
gấp đôi nhờ việc lai tạo được những giống mới cho năng suất cao và kỹ thuật
thâm canh tiên tiến. Tuy vậy, việc thiếu lương thực ở một số nước vẫn xảy ra.
châu Phi là nước có thời tiết khắc nghiệt rất hay gặp thiên tai, nội chiến xảy ra
thường xuyên, sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Châu lục này thấp.
Thế kỷ 21 với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, một số nước
có nền nông nghiệp lạc hậu, thiếu đói triền miên, nay đã vươn lên trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng bên cạnh đó tình hình sản xuất
lúa trên thế giới chưa đồng đều giữa các châu lục, các quốc gia, rất nhiều
nước do nền khoa học chưa phát triển, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên
năng suất sản lượng lúa chưa cao.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế
giới năm 2017
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10

Tên nước

Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
(tạ/ha)
Ấn độ
43,789
38,480
Trung quốc
31,035
69,093
Indonexia
14,275
54,148
Bangladesh
11,272
43,453
Thái Lan
10,614
31,45
Việt Nam
7,708
55,476
Myanmar
6,745
37,989

Brazin
2,008
62,096
Nhật Bản
1,166
66,712
Australia
0,0822
98,208
Nguồn: FAOSTAT, [2019]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Sản Lượng
(triệu tấn)
168,50
214,43
77,296
48,98
33,38
42,763
25,624
12,469
9,780
0,807




10


Qua bảng 2.3 cho ta thấy: Trong 10 quốc gia sản xuất lúa gạo hàng
đầu thế giới có đến 9/10 quốc gia thuộc khu vực châu Á, chiếm sản lượng cao
so với toàn thế giới, và chỉ có một đại diện thuộc Châu lục khác, đó chính là
Brazin đứng thứ 8 về diện tích trong bảng thống kê.
Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới, năm 2017, diện
tích trồng lúa của Ấn Độ là 43,789 triệu ha, chiếm 26,2% diện tích trồng lúa
cả thế giới. Sản lượng lúa đạt 168,50 triệu tấn. Ấn Độ cũng là nước khá thành
công trong việc chọn tạo giống lúa lai là một trong những nước đi đầu trong
cuộc cách mạng xanh.
Trung Quốc là quốc gia có sản lượng lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Năm 2017, sản lượng lúa gạo đạt 214,43 triệu tấn chiếm 27,9% sản lượng
toàn thế giới. Trung Quốc và cả Ấn Độ là một trong những quốc gia có năng
suất lúa cao nhất thế giới. Đây là hai quốc gia có trình độ thâm canh lúa cao
nhất và đi đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất lúa lai (ICARD. 2013).
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Ấn độ đều là những nước đông dân, mặc dù
có sản lượng lúa gạo đứng số 1, số 2 trên thế giới nhưng tính bình quân lương
thực theo đầu người của 2 quốc gia này lại đạt chỉ số thấp. Sản xuất lúa gạo chủ
yếu phục vụ nhu cầu trong nước (riêng Ấn Độ vẫn có xuất khẩu). Xét trên thị
trường thế giới, chỉ có khoảng 4% sản lượng lúa gạo được được buôn bán trên
thị trường thế giới. Trong đó Việt Nam (chiếm 15% xuất khẩu gạo thế giới),
Thái Lan (chiếm 26%) và Hoa Kì (chiếm 11%) là những nước có xuất khẩu gạo
hàng đầu trên thế giới, trong khi đó ba quốc gia nhập khẩu gạo nhiều đó là
Inđônixia (nhập khẩu 14%); Bangladesh (nhập khẩu 4%) và Brazin (nhập
khẩu 3%) (FAOSTAT, 2019).
Trong bảng 2.3, ta còn thấy có Australia, tuy là một nước có diện tích
và sản lượng lúa rất thấp nhưng vẫn được đưa vào bảng vì đây là nước có
năng suất lúa cao nhất trên thế giới, đạt 98,208 tạ/ha. Điều này chứng tỏ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





11

Australia là nước có nền nông nghiệp phát triển và đáng để các nước trên thế
giới phải học hỏi.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên Thế giới
Cây lúa là cây đa dạng về mặt di truyền và hình thái (Casanova D., et
al, 2002) do đó tạo ra những giống lúa mới đạt năng suất cao, chịu thâm canh,
thích nghi với điều kiện sinh thái là việc làm rất quan trọng không chỉ đối với
các nhà khoa học mà còn đối với các viện nghiên cứu.
- Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã lai tạo và chọn lọc thành công
hàng nghìn giống lúa tốt và được gieo trồng phổ biến ở nhiều nước trên Thế
giới như các giống lúa: IR6, IR8, IR20, IR26 (Giraud G. (2010). IRRI đã có
những chương trình về chọn lọc và so sánh các dòng giống khác nhau đã tạo ra
sự nhảy vọt về năng suất. Viện nghiên cứu này đã có những tập đoàn về giống
lúa rất đa dạng và phong phú. Năm 1970 IRRI đã thu thập được 1.530 giống
lúa địa phương, góp phần nhân lên 12.880 giống, đồng thời Viện đã gửi đi các
giống lúa này tới nhiều nước để nghiên cứu (IRRI, 1996).
- Tình hình nghiên cứu lúa ở Mỹ: Năm 1926 JW. Jones bắt đầu nêu ra
vấn đề ưu thế lai ở lúa khi khảo nghiệm lúa ở Đài Loan. Trải qua nhiều thập
kỷ, Mỹ đã có nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu trực tiếp và giải quyết
vấn đề lương thực. Trong những năm gần đây các nhà khoa học của Mỹ
không chỉ quan tâm đến việc chọn lọc, lai tạo mà còn nghiên cứu tìm ra biện
pháp thâm canh phù hợp với từng vùng. Năm 2003, Mỹ xuất khẩu được 3,4
triệu tấn gạo đứng thứ ba trên Thế giới sau Thái Lan và Việt Nam.
- Tình hình nghiên cứu lúa ở Trung Quốc: Trung Quốc là nước có
nhiều thành công trong việc nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa có năng
suất cao, chất lượng tốt. Các giống lúa lai của Trung Quốc được tạo ra trong

thời gian gần đây đều có tính ưu việt hơn hẳn về năng suất, chất lượng, khả
năng chống chịu sâu bệnh. Các giống lúa lai như: Bồi Tạp Sơn Thanh, Nhị ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

838, Bắc ưu 64, Bắc Thơm, Bồi Tạp 49… đang được trồng khảo nghiệm cũng
như sản xuất ở nhiều địa phương và tỏ ra rất thích ứng. Ngoài lúa lai ra các
giống lúa thuần như Khang dân 18, Kim cương 90 cũng rất ưu việt, những
giống này được đưa vào sản xuất ở Việt Nam và mang lại nhiều kết quả cao.
Hiện nay, các nhà khoa học Trung Quốc đã kết hợp với các nhà khoa học của
Việt Nam, Nhật Bản để tìm ra các giống lúa HEXI 34 và HEXI 35 có năng
suất cao từ 83,5- 88,0 tạ/ha (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
- Tình hình nghiên cứu lúa ở Ấn Độ: Ấn Độ là một nước đi đầu trong
cuộc cách mạng xanh về cải tiến giống lúa. Viện nghiên cứu lúa Trung ương
Ấn Độ được thành lập năm 1946 tại Cutuck, bang Orisa đóng vai trò đầu tầu
trong việc nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ cho nhu cầu sản
xuất. Ấn Độ cũng là nước có giống lúa chất lượng cao nổi tiếng trên Thế giới
như: Basmati, Brimphun (Ying, J. et al, 1998). Một trong những giống lúa
chất lượng cao được các nhà khoa học Ấn Độ chọn tạo thành công nhập về
Việt Nam là giống BTE-1, giống này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam công nhận năm 2007.
- Tình hình nghiên cứu lúa ở Thái Lan: Thái Lan là nước đứng đầu Thế
giới về xuất khẩu gạo. Đầu những năm 1950 Thái Lan đã thu thập, chọn lọc,
làm thuần một số giống địa phương rồi đưa vào sản xuất ví dụ như: Giống lúa
Muang Huang, Dowk Payon được trồng phổ biến ở miền Nam Thái Lan có
khả năng đạt 2,8 tấn/ha, giống Khao Dawk Mali 105 là giống lúa chất lượng

cao, gạo thơm ngon, dẻo, năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha (De Datta S.K., 1981).
Các giống này khi nhập vào Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long từ năm 1992 (Nguyễn Văn Luật, 2001).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

1.3. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở hai vùng đồng bằng Bắc bộ và
Nam bộ đạt 1,8 triệu ha và 2,8 triệu ha với năng suất bình quân đạt 13 tạ/ha,
sản lượng tương ứng là 2,4 -3 triệu tấn. Thời gian này người nông dân gieo
trồng các giống lúa cũ là chủ yếu, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cây cao,
ít chịu thâm canh, dễ đổ năng suất thấp (Bùi Huy Đáp, 1999).
Theo tác giả Bùi Huy Đáp, (1999), quá trình khai hoang phục hóa cùng
với quá trình thâm canh tăng vụ đã đưa tổng diện tích trồng lúa và sản lượng
lúa nước ta tăng lên rõ rệt. Từ năm 1961-1975, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật
đã đưa vào sản xuất một số giống lúa Xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo
được thời vụ nên sản xuất lúa ở nước ta đạt được nhiều kế quả đáng kể về
năng suất và sản lượng.
Từ năm 1975-1986, hòa bình thống nhất đất nước, Nhà nước ta cũng đã
có nhiều chính sách và biện pháp tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là trong sản xuất lương thực để giải quyết nhu cầu cấp bách về lương
thực. Trong giai đoạn này sản lượng lúa tăng từ 10,29 triệu tấn (1975) lên
16,00 triệu tấn (1986), năng suất tăng từ 21,19 tạ/ha lên 28,06 tạ/ha. Tuy
nhiên, so với nhu cầu tiêu dùng lương thực trong nước thì vẫn chưa đáp ứng
được, nước ta vẫn phải nhập khẩu lương thực, năng suất lúa mặc dù có tăng

nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.
Từ sau khi thực hiện đổi mới (1986) với nhiều chính sách tích cực
trong sản xuất nông nghiệp đã giải phóng được sức lao động, phát huy tinh
thần sáng tạo, thi đua hăng hái của nhân dân đã góp phần mở rộng diện tích
và sản lượng lương thực. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu chọn, tạo
giống lúa mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lương thực, sử dụng
giống mới, các loại phân bón, thuôc trừ sâu… đã tạo lên bước phát triển
nhanh chóng trong sản xuất lương thực. Nước ta từ chỗ thiếu ăn triền miên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14

phải nhập khẩu lương thực thì nay không những đảm bảo được nhu cầu lương
thực trong nước mà còn là một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu
trên Thế giới.
Năm 2017 Việt Nam là nước có diện tích trồng lúa lớn trên Thế giới
(tổng diện tích trồng lúa năm 2017 của nước ta đạt 7,708 triệu ha, đứng thứ 6
trên Thế giới). Người Việt Nam vẫn thường tự hào về nền văn minh lúa nước
của đất nước mình. Từ xa xưa cho đến nay cây lúa đã trở thành cây lương
thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt Nam, (Bùi
Huy Đáp, 1999).
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta từ năm 2011-2017
Năm

Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2011

7.655,4

55,4

42.398,5

2012

7.761,3

56,4

43.737,8

2013

7.902,8

55,7


44.018,5

2014

7.816,4

57,53

44.974,2

2015

7.828,6

57,59

45.090,5

2016

7.783,1

55,8

43.429,6

2017

7.720,0


55,5

42.846,0

Nguồn: Tổng cục thống kê, [2018]
Qua bảng 2.4 ta thấy: diện tích lúa của nước ta tăng giảm lên xuống
thất thường, năm 2013, diện tích đạt ngưỡng cao nhất, sau đó lại giảm nhẹ
trong năm 2014, năm 2015 tăng nhẹ, năm 2016 và năm 2017 diện tích cấy lúa
giảm mạnh. Nguyên nhân là do sự phát triển đô thị hóa, quy hoạch phát triển
các khu công nghiệp, nhiễm mặn, ngập phèn... khiến cho diện tích sản xuất
lúa ngày càng giảm đi, nhưng cũng như thế giới, năng suất và sản lượng vẫn
tăng đều đều cho dù diện tích có giảm đi, nhưng với năng suất chỉ đạt 57,59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




15

tạ/ha năm 2015 thì vẫn là mức cao so với năng suất của trung bình thế giới.
Tuy nhiên, năm 2017 cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều giảm so với
năm 2014 và 2015.
Trong top 10 quốc gia đứng đầu trên thế giới về sản xuất lúa thì Việt
Nam là nước có năng suất lúa đứng trong tốp năng suất cao, chỉ sau 3 nước:
Ôxtrâylia, Nhật Bản và Trung Quốc. Có thể nói, đây là những thành tựu nổi
bật, khẳng định tính chất đúng đắn của đường lối chủ trương phát triển của
Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, muốn có sự tăng
trưởng về năng suất và sản lượng lúa một cách vững chắc thì cần phải nỗ lực
nhiều hơn của các cán bộ kỹ thuật trong các Viện nghiên cứu trong việc chọn

tạo những giống lúa có năng suất và chất lượng tốt, sự thay đổi cơ cấu mùa vụ
hợp lý hơn, cải thiện hệ thống thủy lợi, áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học
– kỹ thuật thâm canh tổng hợp, và không ngừng nâng cao trình độ canh tác
của người nông dân.
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của một số vùng trồng lúa
chính của Việt Nam năm 2017
Chỉ tiêu

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

Đồng Bằng Sông Cửu Long

4.188,8

56,4

23.633,5

Bắc Trung bộ và Duyên Hải
Miền Trung

1.253,4


55,8

6.997,9

Đồng bằng Sông Hồng

1.071,4

56,8

6.083,3

Trung Du miền núi phía bắc

679,8

49,1

3.336,4

Đông Nam bộ

271,73

51,4

1.396,7

Tây Nguyên


243,18

54,1

1.315,6

Vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




16

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, [2018]
Cây lúa được trồng suốt từ Bắc vào Nam, song diện tích tập trung ở ba
vùng châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng (1.071,4 nghìn ha), Bắc trung bộ
Và Duyên Hải miền trung (1.253,4 nghìn ha), nhiều nhất là đồng bằng sông
Cửu Long (4.188,8 nghìn ha) và cũng chiếm sản lượng cao nhất cả nước
(23.633,5 nghìn tấn). Đây là 3 vùng sản xuất lúa chính của Việt nam, phục vụ
cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu gạo. Các vùng còn lại sản xuất lúa chủ
yếu phục vụ cho tiêu thụ của vùng mình.
Qua bảng thống kê, ta thấy, năng suất lúa của vùng Đồng bằng Sông
Hồng cao nhất (56,8 tạ/ha) tiếp đến là vùng Đồng bằng Sông cửu Long (56,4
tạ/ha) thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía bắc (49,1 tạ/ha) do địa hình
đồi núi dốc, khó khăn trong việc canh tác trồng cây lúa nước.
Năng suất lúa của Đồng bằng Sông Cửu Long thấp hơn so với của
Đồng bằng Sông hồng 0,4 tạ/ha. Nguyên nhân là do người dân Đồng Bằng
Sông Hồng đã áp dụng các biện pháp Khoa học kỹ vào thuật thâm canh lúa,

sử dụng nhiều gống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất, điều kiện đất đai
không bị nhiễm mặn và ngập nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long đất đại bị
nhiễm mặn ngập nước, kỹ thuật thâm canh còn hạn chế chủ yếu là gieo sạ cho
nên ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vùng Bắc trung bộ và duyên hải Miền
Trung năng suất thấp hơn 2 vùng trên do chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố
thời tiết bất thuận như nắng nóng, gió Lào... và thiên tai bất khả kháng như:
mưa bão, lũ lụt...làm giảm đáng kể năng xuất, sản lượng lúa hàng năm
(Nguyễn Văn Bộ, 2014).
1.4. Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam
Cây lúa có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của người
Việt Nam, cây lúa không chỉ góp phần đảm bảo được vấn đề an ninh lương
thực cho quốc gia đông dân thứ 13 trên Thế giới như nước ta mà còn là mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




17

hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, giải quyết hàng ngàng việc
làm cho người lao động. Vì thế Đảng và Nhà nước ta đã xác định việc nghiên
cứu toàn diện về cây lúa, đầu tư vào sản xuất lúa là một nhiệm vụ quan trọng.
Điều kiện sinh thái của nước ta rất đa dạng nên đòi hỏi phải có bộ giống lúa
phong phú để đáp ứng được các tiểu vùng sinh thái. Do đó trong những năm
qua song song với việc nghiên cứu tuyển chọn những giống lúa cũ, lai tạo các
giống lúa mới thì nước ta còn chú trọng nhập nội các giống lúa có năng suất
và chất lượng cao trên Thế giới nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Theo thống kê của Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng (Cục
Trồng trọt (2015), trong vụ lúa Đông Xuân năm 2000, riêng các tỉnh ở phía

Bắc có 192 giống lúa được gieo trồng (chưa kể một số giống lúa địa phương
chưa có tên rõ ràng) thì các giống lúa thuần Việt Nam chiềm 45% diện tích
gieo trồng, các giống lúa Trung Quốc chiếm khoảng 55% diện tích gieo trồng.
Trong đó, các giống lúa như: Khang Dân 18, Q5, Sán Ưu 63, IR17494, X21,
CR 203 là có diện tích gieo trồng lớn nhất.
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng từ Bắc vào Nam,
trong đó có rất nhiều giống cổ truyền có chất lượng cao như các loại lúa: Tám
thơm, lúa Di, Nàng thơm, Nếp cái hoa vàng, Nếp cẩm, Nếp Tú Lệ,…Ngoài ra
chúng ta cũng thuần hóa được nhiều giống lúa tốt từ nước ngoài mà nay đã
thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thương hiệu: IR64, Bao Thai
Định Hóa, Điện Biên, Séng Cù- Bát Xát, Khaođomaly -Tiền Giang (Nguyễn
Thị Lẫm và cộng sự, 2003).
Trong quá trình nghiên cứu phát triển các giống lúa có chất lượng cao,
các Viện nghiên cứu và các trường Đại học Nông nghiệp có vai trò vô cùng
quan trọng. Viện cây lương thực và cây thực phẩm là Viện nghiên cứu cây lúa
hàng đầu ở Việt Nam, đã được thành lập từ rất sớm. Viện này đã được các
nhà khoa học danh tiếng như Giáo sư Lương Đình Của, Viện sỹ Vũ Tuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×