Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghị định thư về sửa đổi công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển nghị định thư VISBY 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.84 KB, 4 trang )

NGHỊ ĐỊNH THƯ
SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ ĐỂ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC VỀ VẬN
ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
(Nghị định thư VISBY 1968)
Các bên ký kết.
Xét thấy cần phải sửa đổi bổ sung cho Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc
luật pháp liên quan đến vận đơn, ký tại Brussels ngày 25-08-1924.
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Trong Điều 3. Mục 4, thêm:
“Tuy nhiên, khi vận đơn đã được chuyển sang bên thứ ba hành động với thiện ý thì chứng
minh ngược lại sẽ không được thừa nhận”.
2. Trong Điều 3, mục 6, Tiểu mục 4 xóa bỏ và được thay bằng:
“Trừ quy định tại mục 6 bis, người chuyên chở và tàu, trong bất cứ trường hợp nào cũng
được giải thoát khỏi trách nhiệm đối với hàng hóa, trừ khi việc kiện cáo được đưa ra
trong vòng một năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày đáng lẽ hàng được giao. Tuy
nhiên, các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn này sau khi nguyên nhân kiện cáo phát
sinh”.
3. Trong Điều 3, sau mục 6, thêm mục 6 bis như sau: “Việc kiện tụng đòi một người thứ
ba bồi thường có thể đưa ra ngay cả khi hết thời hạn một năm quy định trong mục trên
nếu việc đó được đưa ra trong thời gian được luật của Tòa án thụ lý vụ việc cho phép.
Tuy nhiên, thời gian cho phép không ít hơn 3 tháng kể từ ngày người đứng ra kiện tụng
đòi bồi thường đã thanh toán khiếu nại hoặc đã nhận được đơn kiện mình”.
Điều 2.
Điều 4, mục 5, nay bỏ và thay thế bằng đoạn sau:
“a. Trừ phi tính chất và giá trị của hàng hóa đã được người gửi hàng khai trước khi xếp
hàng và được ghi vào vận đơn, cả người chuyên chở và tàu trong bất cứ trường hợp nào
đều không chịu trách nhiệm về bất cứ mất mát, hư hỏng nào của hàng hóa hay liên quan
đến hàng hóa vượt quá số tiền tương đương với 10.000 francs một kiện hay đơn vị hoặc
30 francs một kilô trọng lượng hàng hóa cả bì bị mất mát hoặc hư hỏng, tùy theo cách
tính nào cao hơn.




b. Tổng số tiền bồi thường được tính toán có tham khảo giá trị hàng hóa đó ở địa điểm và
vào thời gian hàng được dở khỏi tàu phù hợp với hợp đồng hoặc đáng lẻ đã phải dở như
vậy.
Trị giá hàng hóa được ấn định theo giá của sở giao dịch hàng hóa, hoặc nếu không có giá
đó, thì theo giá thị trường hiện hành hoặc nếu không có giá của sở giao dịch hay giá thị
trường hiện hành thì tham khảo giá trị bình thường của hàng hóa cùng loại và chất lượng.
c. Khi container, palet hay công cụ vận tải tương tự được dùng để gom hàng số kiện hoặc
đơn vị liệt kê trong vận đơn và đóng gói trong các công cụ vận tải đó được coi là số kiện
hoặc đơn vị để thực hiện quy định của đoạn này trong chừng mực mà những kiện, những
đơn vị đó có liên quan. Ngoại trừ như đã nói trên, công cụ vận tải đó được coi là kiện hay
đơn vị.
d. Một Francs có nghĩa là một đơn vị gồm 65.5 miligam vàng có độ nguyên chất
900/1000 Ngày quy đổi số tiền bồi hoàn ra tiền quốc gia do luật của Tòa án thụ lý vụ việc
điều chỉnh.
e. Cả người chuyên chở và tàu sẽ không có quyền hưởng lợi ích của giới hạn trách nhiệm
quy định trong đoạn này nếu có chứng minh được rằng tổn thất xảy ra là do hành vi hoặc
thiếu sót của người chuyên chở nhằm gây ra thiệt hại hay đã cẩu thả khi biết rằng tổn thất
có thể xảy ra.
f. Lời khai nói trong tiểu mục (a) của mục này, nếu thể hiện trong vận đơn sẽ là bằng
chứng hiển nhiên nhưng không ràng buộc và quyết định đối với người chuyên chở.
g. Người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng
có thể thỏa thuận các mức tiền tối đa khác với mức nêu trong tiểu mục (a) của mục này
nhưng không được thấp hơn mức đã nêu trong tiểu mục (a).
h. Người chuyên chở và tàu trong bất cứ trường hợp nào đều không chịu trách nhiệm về
mất mát, hư hỏng của hàng hóa hay liên quan đến hàng hóa nếu người gửi hàng đã cố
tình khai sai tính chất hoặc trị giá hàng trong vận đơn”.
Điều 3.
Giữa Điều 4 và Điều 5 của Công ước nay đưa thêm Điều 4 bis, như sau:

1. Các miễn trách và giới hạn trách nhiệm quy định trong Công ước này áp dụng trong
mọi vụ kiện đòi chuyên chở bồi thường về mất mát hư hỏng của hàng hóa được chuyên
chở theo một hợp đồng vận tải dù việc kiện cáo dựa trên cơ sở hợp đồng hay ngoài hợp
đồng.
Nếu việc kiện cáo có nhằm vào một người làm công hay đại lý của người chuyên chở
(người đó không phải là người ký hợp đồng độc lập), thì người làm công hay đại lý đó có


quyền lợi dụng cho mình những miễn trách và giới hạn trách nhiệm mà người chuyên chở
có quyền viện dẫn theo Công ước này.
3. Tổng số tiền bồi thường của người chuyên chở và những người làm công và đại lý đó
trong mọi trường hợp không vượt quá mức giới hạn quy định trong Công ước này.
4. Tuy nhiên, một người làm công hay đại lý của người chuyên chở sẽ không được hưởng
những quy định của điều khoản này nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra là do hành vi
hay lỗi lầm của người làm công hay đại lý đó với ý đồ gây ra thiệt hại hoặc cẩu thả mặc
dù biết rằng thiệt hại có thể xảy ra”.
Điều 4.
Bỏ Điều 9 của Công ước và thay bằng đoạn sau:
“Công ước này không ảnh hưởng đến những quy định của bất cứ Công ước quốc tế hay
luật quốc gia nào điều chỉnh trách nhiệm về tổn thất hạt nhân”.
Điều 5.
Bỏ Điều 10 của Công ước và thay bằng đoạn: “Những quy định của Công ước này áp
dụng cho mọi vận đơn liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa giữa các cảng ở hai nước
khác nhau, nếu:
a. Vận đơn được cấp ở một nước tham gia Công ước, hoặc
b. Hàng chuyên chở từ một cảng của một nước tham gia Công ước hoặc
c. Hợp đồng ghi trong vận đơn hay được chứng minh trong vận đơn quy định rằng các
quy tắc của Công ước này hay luật pháp của bất cứ quốc gia nào quy định hiệu lực đối
với các quy tắc đó là những quy tắc điều hỉnh hợp đồng, bất kể quốc tịch tàu, người
chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng hay bất cứ người hữu quan nào khác.

Mỗi quốc gia ký Công ước sẽ áp dụng các quy định của Công ước này cho các vận đơn
nêu trên.
Điều này không ngăn cản một nước thành viên của Công ước áp dụng các quy tắc của
Công ước này vào những vận đơn không nói trong các đoạn trước”.
Điều 6.
Giữa các bên ký Nghị định thư này, Công ước và Nghị định thư được đọc và giải thích
cùng nhau như một văn bản đơn nhất.


Một bên ký Nghị định thư không có nghĩa vụ áp dụng các quy định của Nghị định thư
này vào các vận đơn được cấp ở một nước là thành viên của Công ước nhưng không phải
là thành viên của Nghị định thư này.
Điều 7.
Giữa các bên của Nghị định thư, việc bãi bỏ Công ước theo Điều 15 sẽ không được coi là
bãi bỏ Công ước đã được sửa đổi bởi Nghị định thư này.
Điều 8.
Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều bên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công
ước mà không giải quyết được bằng con đường thương lượng, sẽ theo yêu cầu của một
trong các bên được đưa ra trọng tài Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày có yêu cầu về
trọng tài mà các bên không thỏa thuận được vấn đề tổ chức trọng tài thì một trong các
bên nói trên có thể đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế bằng yêu cầu phù hợp với
thủ tục của Tòa án này.
(Từ Điều 9 đến Điều 17 là các quy định về thủ tục ký kết, phê chuẩn, lưu trữ, hiệu lực,
bãi ước của Nghị định thư v.v… xin xem bản tiếng Anh).
Nghị định thư này làm tại Brussels, ngày 23 tháng 02 năm 1968 bằng tiếng Pháp và tiếng
Anh. Hai bản gốc có giá trị như nhau và sẽ được lưu giữ tại Cục Lưu trữ của Chính phủ
Bỉ, nơi sẽ phát hành các bản sao.




×