Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

quy hoạch phân khu tỉ lệ 1 2000 khu trung tâm đô thị hiệp phước, huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh (theo mô hình tod)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 70 trang )

i

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Giảng viên hướng dẫn đồ án tốt nghiệp
ThS. KTS Lê Quốc Hưng đã tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành đồ án tốt nghiệp
trong suốt thời gian qua với đề tài: Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000: Khu trung tâm
đô thị Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh (theo mô hình TOD)
Ngoài ra, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, các
thầy cô trong Khoa Kỹ thuật công trình đã tạo điều kiện, chỉ dạy cho tác giả những
kiến thức quý giá trong suốt bốn năm rưỡi học tập tại khoa cũng như tại trường Đại
học Tôn Đức Thắng.
Tác giả xin kính chúc ThS. KTS Lê Quốc Hưng, đồng kính chúc các thầy, cô Khoa
Kỹ Thuật công trình – Trường đại học Tôn Đức Thắng có thật nhiều sức khỏe và
đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 05 tháng 08 năm 2018.
Tác giả

Nguyễn Thị Nhật Loan


ii

Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả và được sự hướng
dẫn khoa học của ThS. KTS Lê Quốc Hưng. Các nội dung nghiên cứu kết quả trong
đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nghiên cứu, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu


của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình. Trường đại học Tôn Đức Thắng không liên quan đến
những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện
(nếu có).
Tp. HCM, ngày 05 tháng 08 năm 2018
Tác giả.

Nguyễn Thị Nhật Loan


iii

Mục lục

Lời cảm ơn ...................................................................................................................i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................vi
Danh mục bảng biểu................................................................................................. vii
Danh mục hình ảnh ................................................................................................. viii
Chương 1. Giới thiệu chung. .......................................................................................1
1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu. ........................................................................1
1.2. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu. ..........................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................................3
1.6. Cấu trúc bài thuyết minh đồ án tốt nghiêp. ........................................................4
Chương 2. Tổng quan về khu vực quy hoạch. ............................................................ 5
2.1. Vị trí và giới hạn khu đất. ...................................................................................5

2.2. Mối liên hệ vùng................................................................................................. 5
2.3. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................................. 7
2.4. Hiện trạng dân cư. .............................................................................................. 7
2.5. Hiện trạng sử dụng đất đai và xây dựng. ............................................................ 9
2.6. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật. .............................................................................12
2.6.1.Thoát nước mưa. .............................................................................................. 12
2.6.2.Cấp nước. .........................................................................................................12
2.6.3.Thoát nước và vệ sinh môi trường. ..................................................................12
2.6.4.Cấp điện và thông tin liên lạc...........................................................................13
2.6.5.Giao thông. .......................................................................................................13
2.7. Phân tích chung hiện trạng. ..............................................................................15


iv

Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. ........................................17
3.1. Cơ sở pháp lý. ...................................................................................................17
3.2. Cơ sở tính toán. ................................................................................................ 17
3.3. Cơ sở lý thuyết. ................................................................................................ 21
3.3.1.Mô hình TOD. ..................................................................................................21
3.3.2.Trung tâm đô thị. .............................................................................................. 24
3.3.3.Đơn vị ở láng giềng của clarence perry. .......................................................... 25
3.4. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................25
3.4.1.Thành phố cảng Kobe, Nhật Bản. ....................................................................25
3.4.2.Khu thương mại trung tâm Shinjuku. .............................................................. 26
3.4.3.Thành phố cảng Rotterdam, Hà Lan. ............................................................... 27
3.4.4.Bài học kinh nghiệm. .......................................................................................28
Chương 4. Giải pháp quy hoạch................................................................................29
4.1. Ý tưởng khu vực quy hoạch. ............................................................................29
4.2. Bố cục quy hoạch. ............................................................................................ 34

4.2.1.Phương án cơ cấu 1 (phương án so sánh). .......................................................34
4.2.2.Phương án cơ cấu 2 (phương án chọn). ........................................................... 37
4.3. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. ............................................................ 40
4.4. Xác định các khu chức năng.............................................................................43
4.4.1.Các công trình dịch vụ công cộng. ...................................................................43
4.4.2.Công trình nhà ở. .............................................................................................. 44
4.4.3.Công viên cây xanh. .........................................................................................44
4.5. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật giao thông. ........................................................... 44
4.6. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan. .......................................................................46
Chương 5. Quản lý quy hoạch xây dựng. .................................................................51
5.1. Các cơ sở pháp lý về quản lý quy hoạch xây dựng. .........................................51
5.2. Quản lý về quy hoạch kiến trúc công trình. .....................................................51
5.2.1.Quản lý hề hệ số sử dụng đất. ..........................................................................51
5.2.3.Quản lý về công trình. ......................................................................................53


v

5.2.4.Quy định về quản lý cây xanh công viên. ........................................................56
5.3. Quản lý về hạ tầng kỹ thuật. .............................................................................57
5.3.1.Quy định chung về quản lý hạ tầng kỹ thuật giao thông. ................................ 57
5.3.2.Quy định về chỉ giới đường đỏ và chỉ với xây dựng công trình. .....................58
Chương 6. Kết luận và kiến nghị. .............................................................................59
6.1. Kết luận. ...........................................................................................................59
6.2. Kiến nghị. .........................................................................................................59
Tài liệu tham khảo. ....................................................................................................61


vi


Danh mục các từ viết tắt

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Chính phủ

ĐSĐT

Đường sắt đô thị



Nghị định

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam.



Quyết định

QH

Quy hoạch


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TOD

Transit Oriented Development

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân.

QHC

Quy hoạch chung


vii


Danh mục bảng biểu

Bảng

Tên

Trang

2.1

Bảng thống kê sử dụng đất đai.

9

2.2

Bảng thống kê hiện trạng giao thông.

13

2.3

Bảng phân tích hiện trạng theo phương pháp SWOT

15

2.4

Bảng phân tích hiện trạng theo phương pháp SWOT.


14

3.1

Bảng thống kê sử dụng đất theo quy hoạch chung

18

3.2

Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (QCXDVN)

20

4.1

Bảng cân bằng đất đai phương án so sánh.

38

4.2

Bảng cơ cấu đơn vị ở 1 (SS)

37

4.3

Bảng cơ cấu đơn vị ở 2 (SS)


37

4.4

Bảng cân bằng đất đai phương án chọn

39

4.5

Bảng cơ cấu đơn vị ở 1

40

4.6

Bảng cơ cấu đơn vị ở 2

40

4.7

Bảng thống kê chi tiết sử dụng đất.

42

4.8

Bảng thống kê giao thông


46


viii

Danh mục hình ảnh

Hình

Tên

Trang

2.1

Khu đất nghiên cứu quy hoạch.

5

2.2

Liên hệ vùng của khu vực.

6

2.3

Hiện trạng dân cư khu vức nghiên cứu.


8

2.4

Hiện trạng đất nông nghiệp.

8

2.5

Hiện trạng sử dụng đất.

9

2.6

Đất nông nghiệp bị bỏ trống

10

2.7

Ao hồ nuôi thủy sản

10

2.8

Nhà ở hiện hữu giáp đường


11

2.9

Nhà ở tại các ao nuôi thủy sản

11

2.10

Hiện trạng giao thông khu vực.

14

2.11

Hiện trạng giao thông đường đất.

14

2.12

Hiện trạng giao thông đường nhựa

15

3.1

Quy hoạch sử dụng đất theo QHC


18

3.2

Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khu Đô thị Hiệp

19

Phước
3.3

Các nhân tố cấu thành TOD

22

3.4

Cấu trúc mô hình TOD

23

3.5

Cấu trúc thành phố Kobe, Nhật Bản.

26

3.6

Cấu trúc khu thương mại trung tâm Shinjuku


26

3.7

Mạng lưới đi bộ ngầm tại Shinjuku, Nhật Bản

27

3.8

Cấu trúc thành phố cảng Rotterdam, Hà Lan

28

4.1

Ý tưởng về hệ thống giao thông.

29

4.2

Ý tưởng xây dựng các khu chức năng.

30

4.3

Ý tưởng tầng cao, view nhìn.


31

4.4

Ý tưởng thoát nước mặt.

32

4.5

Ý tưởng về không gian kiến trúc cảnh quan

33


ix

4.6

Định hình cấu túc đô thị

34

4.7

Phương án cơ cấu so sánh.

35


4.8

Phương án cơ cấu chọn.

38

4.9

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất.

41

4.10

Bảng đồ quy hoạch giao thông

45

4.11

Mặt bằng kiến trúc cảnh quan

47

4.12

Toàn cảnh khu vực ga Metro

48


4.13

Trạm bus cạnh bên ga

48

4.14

Quảng trường trước ga kết hợp với không gian

48

thương mại
4.15

Không gian thương mại kết hợp với cảnh quan

49

mặt nước
4.16

Cầu đi bộ kết nối 2 bờ rạch

49

4.17

Toàn cảnh trung tâm du lịch


50

5.1

Quản lý hệ số sử dụng đất

52

5.2

Quản lý tầng cao xây dựng

52

5.3

Quy định vạt góc tại ngã giao

57


1

Chương 1. Giới thiệu chung.

1.1.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh.

Huyện có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông
đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận
các tàu có trọng tải lớn cập cảng địa điểm như: chùa Phú Xuân, Rạch Dơi, cầu Rạch
Tôm...Thấy được thế mạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh định hướng phát triển khu
vực Xã Hiệp Phước huyện Nhà Bè thành khu đô thị cảng lớn nhất Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020.
Khu đất lập quy hoạch nghiên cứu thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè nằm trên
trục đường Nguyễn Văn Tạo tuyến đường kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Khu
công nghiệp Hiệp Phước. Là khu vực trung tâm thuộc khu đô thị cảng trong định
hướng giãn dân của Thành phố.

1.2.

Lý do chọn đề tài.

Nhiều dự án đã và đang được lên kế hoạch xây dựng ở xã Hiệp Phước như khu dân
cư, khu công nghiệp Hiệp Phước, khu cảng Hiệp Phước, khu đại học Long Thới...
đã đặt ra nhu cầu về khu giải trí, khu mua sắm…Việc xây dựng các khu công
nghiệp, khu cảng và tuyến Metro số 4 (đi từ khu đô thị cảng Hiệp Phước đến cầu
Bến Cát, Thanh Xuân quận 12) sẽ thu hút một lượng lớn người lao động, người dân
từ nơi khác đến làm việc thúc đẩy sự hình thành các khu giải trí, khu thương mại và
dịch vụ. Nên một khu trung tâm đô thị được xây dựng mang tính định hướng sẽ rất
cần thiết để phát triển đô thị sau này.
Tuy nhiên, Nhà Bè là huyện thuộc phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh có cao độ
nền khá thấp, nên việc đối mặt với sự phát triển đô thị mà vẫn có thể ứng phó với
việc biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cụ thể là ngập lụt thường xuyên là rất cấp
bách. Để giải quyết được việc ngập lụt thì phải tôn trọng hệ thống sông rạch tự
nhiên hiện có của Nhà Bè như là hệ thống thoát nước, điều hòa khí hậu tự nhiên để



2

giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện nay. Vì vậy, phải phát triển đô
thị sao cho diện tích lấn chiếm địa hình tự nhiên là nhỏ nhất và hiệu quả nhất. Đồng
thời để thỏa mãn nhu cầu của đô thị cảng trong tương lại thì đòi hỏi các dịch vụ,
tiện ích, hiện đại tại trung tâm đô thị là rất quan trọng. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài
“Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000: Khu trung tâm đô thị Hiệp Phước, huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh (theo mô hình TOD)”.

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài như sau:
Tận dụng tuyến đường sắt đô thị chạy qua xã Hiệp Phước để định hướng phát triển
đô thị theo mô hình TOD.
Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý; tiết kiệm chi phí đi lại, chi phí đầu tư và
quản lý hạ tầng.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường khói bụi từ phương tiện giao thông cá nhân, đẩy
mạnh hệ thống giao thông công cộng.
Tạo cộng đồng dân cư gần gủi và gắng kết với nhau, thuận tiện cho việc lan truyền
kiến thức và tư duy đổi mới
Đáp ứng nhu cầu vui chơi giả trí, mua sắm, nhà ở, thuận tiện cho người dân trong
khu đô thị.
Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước về cơ hội phát triển trong tương lai. Tạo
cảnh quan hấp dẫn cho khu vực trung tâm Khu đô thị cảng Hiệp Phước.

1.4.

Phạm vi nghiên cứu.


Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua các yếu tố sau:
Về không gian: Quy hoạch khu trung tâm đô thị Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh. Khu quy hoạch trên tuyến đường Nguyễn Văn Tạo và cạnh rạch
Giồng Chồn.


3

Về thời gian: Các số liệu thông tin về đề tài nghiên cứu chủ yếu được lấy trong
những năm từ cuối thế kỷ XX trờ lại đây. Cụ thể ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè
chủ yếu sử dụng số liệu trong các năm gần đây.
Về nội dung: Nội dung đề tài nghiên cứu quy hoạch phân khu Khu trung tâm đô thị
Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất của huyện Nhà
Bè phù hợp với nhu cầu phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước và nhằm mục đích
phục vụ cho người dân ở khu đô thị và các dân cư ở vùng lận cận.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu.

Các phương pháp tác giả đã áp dụng vào trong đề tài nghiên cứu này:
Phương pháp phân tích và tổng hợp;
Phương pháp khảo sát thực tế;
Phương pháp định tính;
Phương pháp định lượng;
Thứ nhất, tiến hành lựa chọn khu đất, tìm hiểu mối liên hệ vùng với khu vực lân
cận, chuẩn bị kế hoạch để đi khảo sát hiện trạng dựa trên bản đồ hiện trạng khu vực
(đã được phê duyệt) và khảo sát thực tế. Thứ 2, căn cứ việc khảo sát thực tế để phân
tích và tổng hợp dữ liệu đã thu thập được. Thứ 3, tìm hiểu và nghiên cứu các cơ sở

để áp dụng vào đề tài nghiên cứu. Thứ 4, lên sơ đồ ý tưởng cho khu vực nghiên cứu
qua quá trình đi khảo sát và tìm hiểu cơ sở. Thứ 5, căn cứ vào quy hoạch chung xây
dựng huyện Nhà Bè đến năm 2020 (được phê duyệt theo Quyết định số 6013/QĐUBND ngày 26/11/2012 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh), và đồ án quy hoạch
chung khu đô thị Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (theo Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quyết định số 5328/QĐ-UBND về duyệt đồ án quy hoạch
chung khu đô thị Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, tỷ lệ 1/5.000, ngày
26/9/2013) xác định chỉ tiêu sử dụng đất của khu vực từ đó tính được dân số, diện
tích đất ở, thương mại dịch vụ, cây xanh, giao thông,…sau đó tiến hành lập quy
hoạch cho khu vực nghiên cứu. Thứ 6, đề xuất các quy chế quản lý, thực thi, chính
sách, các giải pháp. Sau đó đi đến kết luận và đề xuất kiến nghị.


4

1.6.

Cấu trúc bài thuyết minh đồ án tốt nghiêp.

Chương 1. Giới thiệu chung.
Chương 2. Tổng quan về khu vực quy hoạch.
Chương 3. Cơ sở nghiên cứu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
Chương 4. Giải pháp quy hoạch.
Chương 5. Quản lý quy hoạch xây dựng.
Chương 6. Kết luận và kiến nghị.


5

Chương 2. Tổng quan về khu vực quy hoạch.


2.1.

Vị trí và giới hạn khu đất.

Vị trí khu đất nghiên cứu nằm ở trung tâm xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh. Khu đất nghiên cứu giáp với phía Tây và phía Bắc là dự án các
khu dân cư mới là động lực cho việc hình thành khu trung tâm, phía Nam giáp với
rạch Giồng Chồn tạo nên cảnh quan và điều hòa khí hậu cho khu đất, phía Đông
giáp với đường Nguyễn Văn Tạo hiện trạng. Có tuyến Metro, khu công nghiệp Hiệp
Phước tạo nên động lực về sự phát triển của đô thị và hình thành khu vực trung tâm
Quy mô khu đất nghiên cứu: 1.156.700 m2 (115,67ha) (hình 2.1)

Hình 2.1. Khu đất nghiên cứu quy hoạch.
Nguồn: UBND thành phố Hồ Chí Minh, 2013

2.2.

Mối liên hệ vùng.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả thấy được khu vực lựa chọn có nhiều động lực để
phát triển và hình thành khu trung tâm đô thị được thể hiện qua hình vẽ (hình 2.2)


6

Hình 2.2. Liên hệ vùng của khu vực.
Nguồn: UBND thành phố Hồ Chí Minh, 2012


7


Trong bán kính 2,5km và trong bán kính 6,0km có khu công nghiệp Hiệp Phước,
khu dịch vụ cảng, khu cảng hạ lưu, khu công nghiệp Long Hậu của tỉnh Long An,
khu cảng quốc tế Long An, khu trung tâm hành chính của huyện Nhà Bè, khu làng
đại học huyện Nhà Bè,… điều kiện đi lại của người dân và công nhân rất thuận lợi.

2.3.

Điều kiện tự nhiên.

Phân tích về điều kiện tự nhiên khu vực quy hoạch qua các yếu tố sau:
Về địa hình: Khu đất quy hoạch thuộc xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè có tổng diện
tích 115,67 ha với địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình từ 0,8m –
1,5m, bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằn chịt nên có nhiều vùng trũng và sình
lầy.
Về địa chất: Khu đất thuộc vùng đất yếu, chủ yếu là bùn hữu cơ và bùn sét, trạng
thái mềm, khả năng chịu lực thấp, độ lún lớn. rất không thuận lợi cho việc xây dựng
công trình.
Khí hậu: khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu của thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là vùng có điều kiện khí hậu ôn hòa, biến động giữa các thời điểm trong
năm. Độ ẩm không quá cao, không bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm: 27 độ C. Độ ẩm trung bình là 75%, lượng
mưa trung bình là 1.614,3 mm/năm.
Thủy văn: Khu đất nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều 6 tháng mặn 6 tháng ngọt, nước mặn từ biển Đông theo các sông xâm nhập sâu
trong xã gây ảnh hưởng nặng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt người dân.

2.4.

Hiện trạng dân cư.


Theo thống kê thì dân số của toàn xã Hiệp Phước là 14.595 nhân khẩu với 3.355 hộ
gia đình. Nhưng dân cư hiện đang sinh sống trong khu vực nghiên cứu không nhiều
(hình 2.3). Nền kinh tế chính của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp (hình
2.4) nhưng vì sản xuất nông nghiệp không mang lại hiểu quả nên hầu hết người dân


8

nơi đây đã bỏ đất trống và chuyển sang nuôi thủy sản, nên đời sống vẫn còn khó
khăn.

Hình 2.3. Hiện trạng dân cư khu vực nghiên cứu.

Hình 2.4. Hiện trạng đất nông nghiệp.


9

2.5.

Hiện trạng sử dụng đất đai và xây dựng.

Hiện trạng sử dụng đất đai tại khu vực đã được khảo sát thể hiện qua bảng thống kê
(bảng 2.1) và hình vẽ (hình 2.5).

Hình 2.5. Hiện trạng sử dụng đất.
Bảng 2.1. Bảng thống kê sử dụng đất đai.
Loại đất


Stt
1

Đất ở

2

Đất công cộng

3

Diện tích
(ha)

Tỉ lệ
(%)

12.42

10.74

4.05

3.50

Đất nông nghiệp

13.22

11.43


4

Đất trống

70.02

60.53

5

Giao thông đường đất

0.64

0.55

6

Giao thông đường nhựa

0.90

0.78

7

Giao thông đường bê tông

0.78


0.68

8

Sông rạch

13.64

11.79

9

Tổng cộng

115.67

100.00


10

Nhìn chung ở khu vực nghiên cứu chiếm phần lớn là đất trống với cỏ, cây bụi mọc
hoang sơ. Ngoài ra, còn có đất nông nghiệp, đất ruộng, vườn, trồng lúa, trồng hoa
màu các loại rau củ nhưng năng suất và sản lượng đem lại không cao nên người dân
đã bỏ đất trống (hình 2.6) và chuyển sang nuôi thủy sản trong ao hồ nhân tạo hoặc
tự nhiên (hình 2.7).

Hình 2.6. Đất nông nghiệp bị bỏ trống.


Hình 2.7. Ao nuôi thủy sản.


11

Nhà ở đa phần là nhà bán kiên cố và nhà tạm, tập trung chủ yếu ở gần đường và ven
kênh rạch, còn lại phân bố rải rác trong các khu nuôi trồng thủy sản (hình 2.8, hình
2.9).

Hình 2.8. Nhà ở hiện hữu giáp đường.

Hình 2.9. Nhà ở tại các ao nuôi thủy sản.


12

2.6.

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật.

Hạ tầng kỹ thuật tại khu vực còn sơ sài, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân
sinh sống tại đây, được thể hiện qua các yếu tố sau:
2.6.1. Thoát nước mưa.
Khu quy hoạch có chủ yếu là đất nông nghiệp, kênh mương, ruộng vườn, ao hồ,…
tạo nên các vùng trũng tồn đọng nước, nên khi mưa xuống việc thoát nước sẽ phải
mất nhiều thời gian.
2.6.2. Cấp nước.
Hiện tại đường Nguyễn Văn Tạo đã có tuyến đường ống cấp nước đường kính
300. Đường Bàu Le và các hẽm chính đã được xây dựng ống cấp nước 100 tới


từng hộ gia đình. Áp lực và lưu lượng nước còn thấp nên không đủ phục vụ.
Dân cư xung quanh khu vực sử dụng giếng khoang làm nước để sinh hoạt, ăn uống
ở độ sâu H > 200m, tuy nhiên chất lượng nước không được đảm bảo vì bị nhiễm
phèn, mặn, tùy vào vào độ sâu của giếng khoang
2.6.3. Thoát nước và vệ sinh môi trường.
Hiện khu vực chưa có hệ thống thoát nước đô thị nên toàn bộ nước sinh hoạt và
nước mưa được thải ra tự nhiên, chảy vào các vùng trũng hoặc các sông rạch xung
quanh.
Các hộ gia đình thải nước bẩn và rác thải sinh hoạt trực tiếp ra môi trường. Một số
hộ đã xây dựng hầm hoại nhưng nước thải sinh hoạt vẫn thải ra môi trường gây mất
vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. môi trường sẽ sớm bị ô nhiễm
nghiêm trọng nếu không có các giải pháp hệ thống giải quyết vấn đề về rác thải,
nước thải.


13

2.6.4. Cấp điện và thông tin liên lạc.
Hiện tại khu vực đang sử dụng nguồn điện của quốc gia (trạm biến áp 110/22kV
2x63 MVA Nguyễn Hữu Thọ) thông qua tuyến đường dây 22kV dọc đường
Nguyễn Văn Tạo đi vào đường Bàu Le cung cấp từng hộ gia đình.
Hiện tại khu vực quy hoạch có cáp thông tin chính trên đường Nguyễn Văn Tạo đi
vào đường Bàu Le, cung cấp dịch vụ thông tin cho người dân.

2.6.5. Giao thông.
Khu đất có, các đoạn đường hướng vào nhà dân là đường đất, chỉ có đường Bàu
Dừa là tuyến đường chính kết khu vực nghiên cứu với tuyến đường Nguyễn Văn
Tạo. (bảng 2.2 và hình 2.10, hình 2.11, hình 2.12).
Hệ thống giao thông đường thủy trên rạch Bàu Le và Rạch Bến Tranh chưa phát
triển.

Tuy nhiên theo định hướng giao thông được cải thiện đáng kể với tuyến đường
Nguyễn Văn Tạo sẽ giáp với khu đất quy hoạch và có lộ giới là 60m.
Bảng 2.2. Bảng thống kê hiện trạng giao thông.
Loại đường
Đường nhựa

Chiều dài
(m)

Diện tích
(ha)

2060,28

0,9

Đường bê tông

2362,855

0,78

Đường đất

2547,371

0,64


14


Hình 2.10. Hiện trạng giao thông khu vực.

Hình 2.11. Hiện trạng giao thông đường đất.


15

Hình 2.12. Hiện trạng giao thông đường nhựa.

2.7.

Phân tích chung hiện trạng.

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu hiện trạng khu vực quy hoạch, áp dụng phương
pháp SWOT nêu ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của khu vực nghiên
cứu. (bảng 2.3)
Bảng 2.3. Bảng phân tích hiện trạng theo phương pháp SWOT.
Nằm ở vị trí khu công nghiệp và khu cảng.
Khí hậu ôn hòa, địa hình tương đối bằng phẳng, khả năng thoát
nước mặt tốt.
Điểm mạnh

Diện tích đất trống khá nhiều, đất ở ít.

(Strengths)

Nhà ở đa phần là nhà tạm và nhà bán kiến cố, thành phần dân cư
chủ yếu là công nhân, dân cư địa phương.
Nằm ở vị trí thuận giao thông thuận lợi, dễ dàng liên kết với các

huyện lân cận bằng đường bộ và đường thủy
Nền đất yếu, sức chịu tải kém, sông rạch chằn chịt dễ sụt lún

Điểm yếu
(Weaknesses)

đất.
Hoạt động kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp chưa đem lại
hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cuộc sống thấp.


16

Các khu cộng cộng và các dịch vụ phục vụ đời sống người dân
còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện.
Khu vực được định hướng phát triển với chức năng giãn dân.
Có tuyến đường sắt đô thị và trạm dung tại vị trí khu vực nghiên
cứu được tận dụng để định hình cấu trúc đô thị với giao thong
công cộng
Cơ hội
(Opportunities)

Vị trí thuận lợi để phát triển mở rộng đô thị về sau
Môi trường lý tưởng để kết nối cộng động, xã hội, văn hóa.
Thuận lợi cho việc xây mới với chi phí giải tỏa thấp.
Tận dụng thế đất đẹp môi trường tự nhiên phong phú cảnh quan
đặc trưng cho khu vực.
Xây dựng cơ sở hạ tầng mới đạt tiêu chuẩn.
Tạo được sức hút cho khu vực với nhiều tầng lớp người dân

khác nhau.
Tốn nhiều chi phí cho việc san nền xây dựng.
Các công trình kiến trúc trong khu vực phải tạo được điểm nhấn

Thách thức
(Threats)

và nổi bậc đặc trưng của đô thị cảng.
Đưa giao thông cộng cộng và đi bộ làm phương thức vận
chuyển chính của người dân ở đây và khách vãn lai.
Cơ sở hạ tầng phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi đô thị mở
rộng.
Hài hòa giữa việc xây dựng đô thị và môi trường cảnh quan tự
nhiên có sẵn.


×