Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần sao thái dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 58 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ

.................................................................................................... ii
....................................................................................................... iii

Mở đầu ... ...........................................................................................................................
Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP SAO THÁI DƯƠNG ............... 1
1.1
1.2
1.3
1.4

Giới thiệu khái quát về công ty CP Sao Thái Dương
................................... 1
Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty ..................................... 2
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
35 ......................................................... 7
Tổ chức công tác kế toán tại công ty
............................................................ 16

Phần 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ KẾT QUẢ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
2.1 Đặc điểm về tổ chức và quản lý TSCĐ ..... ...........................................................16
2.2 Kế toán chi tiết bán hàng .................................................................................... 38
2.3 Kế toán xác định kết quả bán hàng……………………………………………….54
Phần 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CP SAO THÁI DƯƠNG
3.1 Nhận xét chung về kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty…………..56
3.2 Một số ý kiến đề xuất và hoàn thiện kế toán bán hàng và kết quả bán


hàng tại công ty………………………………………………………………......57
Kết luận .......................................................................................................................... 58
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................................... 59
Phụ lục ........................................................................................................................... 60
Nhận xét của đơn vị thực tập ......................................................................................... 61


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Bảng kết quả bán hàng của công ty trong năm 2019 ....... ................................ 6

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 01: Bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ....... ............................................ 6
Đồ thị 02: Cơ cấu bộ máy tổ chức .... ............................................................................... 7
Đồ thị 03: Tổ chức bộ máy kế toán

........................................................................... 12

Đồ thị 04: Trình tự ghi sổ kế toán ...... ........................................................................... 28

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
GTGT: Giá trị gia tăng
VNĐ: Việt Nam Đồng
CPSX: Chi phí sản xuất

KC: Kết chuyển


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, nhất định phải
có phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững và phát triển trong điều
kiện: có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu
cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong
phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình
từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc bảo toàn và tăng nhanh tốc
độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp đảm bảo có
lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.
Hơn thế nữa nhu cầu tiêu dùng trên thị trường hiện nay đòi hỏi Doanh nghiệp phải tạo ra
doanh thu có lợi nhuận.Muốn vậy thì Doanh nghiệp phải sản xuất cái thị trường cần chứ
không phải cái mà doanh nghiệp có và tự đặt ra cho mình những câu hỏi”Sản xuất cái gì,
sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu?
Để đạt được mục tiêu lợi nhuận: Đạt lợi nhuận cao và an toàn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý, trong đó hạch toán
kế toán là công cụ quan trọng, không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế,
kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, hàng hoá nhằm đảm bảo tính năng động, sáng tạo
và tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động
sản xuất kinh doanh làm cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh.
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, nước ta đã và đang từng bước hội
nhập phát triển song hành cùng nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Việc chuyển sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoạt động sản
xuất kinh doanh của các ngành sản xuất vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vi
mô của nhà nước. Trong đó không thể không kể đến đóng góp của ngành sản xuất và
thương mại, ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước tạo tiền đề
thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nước ta.

Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng tới lợi nhuận nên bên cạnh
các biện pháp quản lý chung,việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng là rất cần thiết
để doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Khi đi vào sản xuất doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình để bảo toàn vốn và kinh
doanh có lãi, có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước.
Ngoài ra, việc tìm hiểu nghiên cứu công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng
trong đơn vị sản xuất và dịch vụ sẽ giúp em có điều kiện bổ sung và hoàn thiện hơn nữa
các kiến thức đã được trang bị tại nhà trường.
Xuất phát từ những vai trò và ý nghĩa thực tiễn nêu trên, em đã quyết định chọn đề
tài “Kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty Cổ phần Sao Thái Dương”
làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Nội dung chính của báo cáo được chia làm 3 phần:
Phần 1: Khái quát chung về đơn vị thực tập
Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán tại công ty
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tại công ty


Trong khoảng thời gian thực tập vừa qua, mặc dù đã được các cô, chú, anh, chị tại
phòng kế toán tài chính của công ty tạo điều kiện trong việc tìm hiểu và học hỏi về hoạt
động công ty cùng với sự nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn nhưng thời gian thực tập có
hạn nên điều kiện đi sâu tìm hiểu về đề tài còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa do trình độ
còn chưa đầy đủ và sâu sắc nên dù đã rất cố gắng báo cáo thực tập của em vẫn không
tránh khỏi một số thiếu sót nhất định.
Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô để báo cáo
thực tập của em được hoàn thiện tốt nhất.
Hà Nội,ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Ánh



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN SAO THÁI DƯƠNG
1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
1.1.1 Tên doanh nghiệp
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI DƯƠNG
- Tên giao dịch: Sunstar Joint Stock Company
- Tên viết tắt: SUNSTAR.JSC
- Mã số thuế: 0101252356
- Logo:
1.1.2 Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp
- Ông: Nguyễn Hữu Thắng
Chức vụ: Tổng giám đốc
- Bà : Nguyễn Thị Trang
Chức vụ: Kế toán trưởng
1.1.3 Địa chỉ
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 92 phố Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội.
- Số điện thoại: 6444219
- Số fax: 5113551
- Website: saothaiduong.com.vn
1.1.4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
- Ngày cấp phép: 25 tháng 5 năm 2002
- Ngày thành lập: 15 tháng 7 năm 2002
- Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng
1.1.5 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và dịch vụ
- Ngành nghề kinh doanh:
 Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu: Chế biến dược liệu, sản xuất dược phẩm
(thuốc uống: thuốc viêm nang cứng, thuốc cốm, thuốc bột, thuốc nước), thuốc
dùng ngoài (thuốc nước, dầu xoa, cao xoa, thuốc mỡ)
 Sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chăm sóc sức khỏe.
1.1.7 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Công ty cổ phần Sao Thái Dương, tiền thân là cơ sở Thái Dương, được thành lập ngày
17/4/2000 dưới sự dẫn dắt của DS.Nguyễn Hữu Thắng và ThS.DS Nguyễn Thị Hương
Liên được hình thành ban đầu với một số vốn rất khiêm tốn. Năm 2002 khi mới thành lập
số vốn điều lệ của công ty là 500.000.000 đến tháng 9/2003 số vốn điều lệ của công ty tăng
lên 2.000.000.000 đồng và đến tháng 2/2008 số vốn điều lệ của công ty tăng lên
5.000.000.000 đồng do có sự tăng vốn và đầu tư vốn của các cổ đông mới. Sau nhiều năm
thành lập, ban đầu công ty chỉ có 10 người, nay tổng số cán bộ nhân viên đã trên 600
người, trong đó cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và hai bằng đại học chiếm 16%,
trung cấp chiếm 10%, sơ cấp công nhân kỹ thuật chiếm hơn 50%. Đến nay, Sao Thái
Dương đã và đang phát triển lớn mạnh với các sản phẩm đã trở thành thương hiệu nổi tiếng
SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

của công ty trên thị trường như: Kem nghệ Sao Thái Dương, Gót Sen, dầu gội dược liệu
Thái Dương,…và nhiều sản phẩm khác. Đây là thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam về sản
xuất kinh doanh dược mỹ phầm và thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược.

Sau 19 năm ra mắt thị trường với hơn 70 sản phẩm,thương hiệu, Sao Thái Dương đã
vững chắc tạo dựng được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước.Là công ty có
lịch sử lâu đời tập trung sản xuất các sản phẩm từ thiên nhiên, Sao Thái Dương luôn xem
dược liệu là những vị thuốc quý báu vừa an toàn lại có hiệu quả bảo vệ sức khỏe của con
người.
Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, Sao Thái Dương luôn tin tưởng, duy
trì, và phát huy những giá trị cốt lõi, là điểm tựa nội lực cho sự phát triển trường tồn của
công ty.
Khẳng định chất lượng Việt – Nâng tầm cuộc sống.
1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sao Thái Dương
1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: Mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chăm sóc sức
khỏe, công ty cổ phần Sao Thái Dương luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu và phát triển
sản phẩm, không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt nhất,
dịch vụ tư vấn tốt nhất, để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
 Sản xuất và buôn bán dược phẩm: Nước súc miệng, dầu gió gừng, dầu phong thấp
gừng,….
 Sản xuất và buôn bán mỹ phẩm: Kem nghệ thái dương, kem dưỡng da Tây Thi,
dầu gội đầu, sữa rửa mặt,…
 Gieo trồng chế biến thu mua, buôn bán dược liệu
 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
 Sản xuất và buôn bán hóa chất (trừ những loại hóa chất nhà nước cấm)
- Mục đích:
 Nhiệm vụ của công ty Sao Thái Dương là sản xuất kinh doanh các sản phẩm dược
phẩm, mỹ phẩm có chất lượng tốt để đáp ứng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
và ngoài nước. Ngoài ra, còn hướng tới xuất khẩu đi một số nước có thị trường
tiêu thụ lớn.
 Đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hòa nhập với một trường cộng
đồng, đảm bảo việc sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường.
 Đảm bảo quyền lợi và lương bồng, quan tâm đời sống nhân viên và công nhân,bồi

dưỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân để nâng cao khả năng cạnh tranh của
công ty đối với đối thủ trong và ngoài nước cùng ngành.
- Tiêu chí hướng tới:
 Hạnh phúc cho khách hàng:
Sao Thái Dương sẵn sàng cam kết đem đến những sản phẩm an toàn,tự nhiên và
chất lượng nhất cho khách hàng. Công ty sẵn sàng tư vấn miễn phí, hết lòng phục
vụ khách hàng với sự trân trọng như với cha mẹ của mình. Nhân viên Sao Thái
Dương sẵn sàng gặp gỡ trực tiếp khách hàng nếu khách hàng không hài lòng về tác
SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

dụng không mong muốn của sản phẩm hay về chất lượng dịch vụ.
Còn đối với các khách hàng đại lý, công ty sẵn sàng san sẻ lợi ích, luôn bảo đảm
các quyền lợi hấp dẫn, chính sách ưu đãi đặc biệt.
 Hạnh phúc cho cộng đồng:
Công ty cổ phần Sao Thái Dương luôn có các hoạt động hướng tới cộng đồng, san
sẻ lợi ích tới những mảnh đời kém may mắn như người khuyết tật, nạn nhân chiến
tranh, nạn nhân lũ lụt, động đất, sóng thần, trẻ em nghèo hiếu học…
1.2.2 Quy trình sản xuất - kinh doanh

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT DẦU GỘI THÁI DƯƠNG 3

Sơ chế nguyên
liệu


Chưng cất

Nấu cô đặc nhiều
ngày

Kiểm tra, đóng
gói

Thành phẩm

 Quy trình thực hiện:
Bước 1: Nguyên vật liệu đầu vào gồm Hương Nhu, Tang bạch bì, Bồ kết, cây cỏ
ngũ sắc, cỏ mần trầu… Nguyên vật liệu được rửa sạch, chọn kỹ lưỡng sau đó đem
đi sao khô.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Bước 2: Nguyên vật liệu sau khi sao khô được mang đi nấu chưng cất để làm sạch
các hợp chất trong thảo dược không tốt cho sức khỏe.
Bước 3: Chuyển từ chế độ nấu chưng cất sang chế độ nấu cô đặc để lấy tinh dầu
từ dược liệu.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra tinh dầu của dược liệu đảm bảo nồng độ, mùi thơm và

các thông số cần thiết và đóng gói bao bì.
Bước 5: Đưa sản phẩm ra thị trường.

1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty cổ phần Sao Thái Dương được tổ chức tập trung
và tương đối đơn giản theo sơ đồ:

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc

Quản Đốc Phân Xưởng

Tổ Sản Xuất,
Kiểm Tra
Chất Lượng

Ghi chú:

Tổ Đóng Gói
Thành Phẩm

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ tương hỗ

Khi nhận được đơn hàng, hội đồng ban giám đốc sẽ gửi yêu cầu xuống cho quản đốc
phân xưởng. Sau đó, quản đốc phân xưởng sẽ chỉ đạo công việc cũng như yêu cầu đơn
hàng cho tổ sản xuất. Khi sản phẩm đã sản xuất xong sẽ được đưa đi kiểm tra chất lượng
sản phẩm tại phòng chất lượng, nếu sãn phẩm đạt yêu cầu sẽ chuyển sang cho tổ đóng gói
thành phẩm. Trong quá trình sản xuất, cả hai tổ sản xuất và đóng gói hỗ trợ cho nhau để

đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu, số lượng và hạn giao cho khách hàng.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Các sản phẩm tại công ty được bán trực tiếp qua khách hàng và phân phối qua đại lý hoặc
nhà thuốc thuộc Sao Thái Dương.
Hiện nay, công ty cổ phần Sao Thái Dương đã có rất nhiều nhà thuốc trực thuộc của công
ty tại 63 tỉnh hành trên cả nước.Tạo điều kiện để tất cả mọi người đều có thể tìm được các
sản phẩm chính hãng,bên cạnh đó còn là chiến lược để công ty quảng bá thương hiệu và
mở rộng thị trường.

Công ty cổ phần Sao Thái Dương

Khách hàng
trực tiếp

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

Nhà thuốc Sao
Thái Dương
trên toàn quốc

5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

1.2.3 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Sao Thái Dương trong thời gian gần đây
1.2.4
BẢNG 01: BẢNG KẾT QUẢ SX & KD CỦA DOANH NGHIỆP

Đơn
vị
tính

Năm 2014

Năm 2015

vnđ

312,102,265,221

363,060,880,300

398,022,561,273 430,860,273,693 423,034,398,958

vnđ

575,091,203,532


583,299,321,092

602,230,121,002 626,638,731,078

SP

8,674,239

9,002,865

vnđ

467,304,394,392

501,209,390,000

vnđ

5,980,453,765

6,546,342,096

7,203,503,098

7,882,265,102

8,413,884,837

6. Lợi nhuận khác
7. Lợi nhuận sau thuế

TNDN

vnđ

(210,203,290)

(329,849,050)

(250,384,289)

(228,312,214)

(132,829,320)

vnđ

2,903,209,908

3,789,095,390

4,560,389,097

2,170,429,076

5,313,347,609

8. Thuế thu nhập DN

vnđ


1,565,230,450

1,678,980,390

1,700,450,897

1,782,309,390

Chỉ tiêu
1. Tổng vốn kinh doanh
2.Tổng chi phí sản xuất
kinh doanh
3.Sản lượng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ cung
cấp hàng năm
4. Doanh thu bán hàng
và CCDV
5. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

Năm

6

Năm 2016

11,124,432


Năm 2017

12,684,890

Năm 2018

669,698,883,751

15,785,309

560,598,231,329 616,485,051,635 668,638,078,731

1,967,707,908


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Biểu đồ kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty
cổ phần Sao Thái Dương

8E+11
7E+11
6E+11
5E+11
4E+11
3E+11
2E+11
1E+11

0
Năm 2014

Năm 2015

Tổng vốn kinh doanh

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Doanh thu bán hàng và ccdv

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Biểu đồ kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty
cổ phần Sao Thái Dương
9E+09
8E+09

7E+09
6E+09
5E+09
4E+09
3E+09
2E+09
1E+09
0
Năm 2014

Năm 2015

SL SPHH và CCDV

Năm 2016

LN từ HĐKD

Năm 2017
LN sau thuế

Năm 2018
Thuế TNDN

Từ kết quả bảng trên, ta có thể thấy rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
Sao Dương Thái trong 5 năm gần đây từ 2014 đến 2018, cụ thể như sau:









Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng mạnh vào năm
2018,2019 so với các năm 2014,2015,2016, cụ thể đến cuối năm 2018 doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã tăng 43% so với năm đầu 2014, tăng
33.4% so với năm 2015.
Tổng vốn kinh doanh của công ty tăng mạnh khá đều từ năm 2014 đến 2017
nhưng sang năm 2018 lại có xu hướng giảm,tổng vốn kinh doanh của năm 2018 là
423,034,398,958 đồng so với năm 2017 đã giảm 1.82%.
Về mặt chi phí và giá vốn từ năm 2014 đến năm 2018 luôn thấp hơn với tổng
doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn phát triển bền vững, giữ được thị trường
riêng của mình, tiết kiệm chi phí tốt. Vì doanh thu 2017, 2018 tăng lên nên lượng
vốn và chi phí cho hai năm này cũng cao hơn so với các năm.
Về mặt lợi nhuận, công ty luôn đảm bảo đạt được lợi nhuận an toàn để doanh
nghiệp duy trì và hoạt động tốt,lợi nhuận sau thuế tăng đều từ năm 2014 đến năm
2016 bình quân khoảng 1 tỉ đồng,năm 2017 lợi nhuận có phần giảm mạnh do có
sự xuất hiện một số mặt hàng mới trên thị trường nhưng công ty đã có phương án
chiến lược tốt ngay sau đó năm 2018 lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng ổn
định trở lại,tăng cao đến 5,313,347,609 đồng, tăng 11,3% so với năm 2016,

tăng hơn gấp đôi so với năm 2017.


Sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ tăng dần theo từng năm đỉnh điểm là năm
2018 đạt ngưỡng 15,785,309 sản phẩm,lớn hơn năm 2017 là 3,100,419 sản

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1


8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

phẩm chiếm 24,4%. Cao hơn rất nhiều so với những năm 2014 và 2015,cụ
thể là cao hơn năm 2014 là 81,9


Từ kết quả trên ta thấy, trong nền kinh tế thị trường đang có sự biến động và đang
trong đà phát triển với nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường công ty đã
biết tận dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, chiến lược marketing trong khâu
bán hàng ứng phó kịp thời và duy trì ổn định trong sản xuất kinh doanh. Từ đó
nâng cao hiệu quả sản xuất tăng lợi nhuận nâng cao đời sống cho công nhân viên
làm việc tại công ty.

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
SƠ ĐỒ 02: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY DOANH NGHIỆP

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH

DOANH

PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

XƯỞNG
SẢN XUẤT
DƯỢC
PHẨM

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

XƯỞNG
SẢN
XUẤT MỸ

PHẨM

PHÒNG
KẾ HOẠCH

KHO
NGUYÊN
VẬT

LIỆU

PHÒNG
CHẤT
LƯỢNG

KHO
THÀNH
PHẨM

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị: là những người nắm số cổ phần chi phối. Hội đồng quản trị có
quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về những sai
phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm luật pháp, gây thiệt hại cho công ty. Chủ
tịch hội đồng quản trị là người lập ra chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng
quản trị và theo dõi quá trình các bộ phận tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng
quản trị.
- Giám đốc bao gồm:
+ Giám đốc: Do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người đại diện
cho pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách và
pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm về đời sống của cán bộ công nhân viên trong
công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm

vụ được giao.
+ Phó giám đốc: Do giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Phó giám đốc được
giám đốc ủy quyền điều hành một số lĩnh vữ hoạt động cảu công ty và chịu trách nhiệm
về kết quả công việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty.
+ Kế toán trưởng: Do giám đốc công ty bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm cụ thể ở đây là bà
Nguyễn Thị Trang. Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và
là người điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác hoạch toán thống kê của công ty. Chỉ đạo
kiểm tra đôn đốc công việc của các kế toán viên trong phòng kế toán.
- Các phòng chức năng bao gồm:
+ Phòng kinh doanh: Do trưởng phòng phụ trách và phó phòng phụ giúp công việc.
Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát
thị trường để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh
doanh quý và năm cho toàn công ty, đề xuất các biện pháp điều hành, chỉ đạo kinh doanh,
hợp đồng thời còn thu mua nguyên vật liệu hóa chất, bao tiêu sản phẩm.
+ Phòng online: Gồm gần 100 nhân viên phụ trách tìm nguồn khách hàng tiềm năng mới
và chăm sóc các khách hàng cũ, bên cạnh đó tư vấn chốt các đơn hàng khi khách hàng
muốn liên hệ đặt hàng,phòng online sau đó lên đơn và gửi xuống để chuẩn bị sản phẩm
giao đến tay khách hàng.
+ Phòng chất lượng: ( Bao gồm Nghiên cứu – Kiểm tra – Kiểm nghiệm ): Có nhiệm vụ
nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường sau đó thực hiện việc
kiểm tra chất lượng sản phẩm và đưa sản phẩn đi kiểm nghiệm đánh giá chất lượng tại
Cục quản lý Dược Việt Nam.
+ Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản bộ tài vốn tài sản của công ty, tổ chức kiểm
tra thực hiện chính sách kinh tế, tài chính, thống kê kịp thời, chính xác tình hình tài sản,
nguồn vốn của công ty. Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các nghiệp vụ phát
sinh trong toàn công ty đồng thời kiểm tra thường xuyên hoạt động của toàn bộ hoạt động
của Công ty để sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1


10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

+ Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách công tác về tổ chức và công việc hành chính của
công ty.

+ Phòng kế hoạch: Lên kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm với số lượng cụ thể,
dự kiến số lượng từng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và dự trữ trong trường
hợp nguyên vật liệu khan hiếm. Lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu chuẩn bị
cho toàn bộ quá trình sản xuất công ty.
Chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và các phòng chức năng là hệ thống
kho, xưởng sản xuất dược phẩm, xưởng sản xuất mỹ phẩm và một số các sản
phẩm thiết yếu khác.
- Hệ thống kho gồm có: Một kho thành phẩm và một kho nguyên vật liệu.
+ Kho thành phẩm: Sau khi sản xuất, kiểm tra, đóng kiện thành phẩm được tập kết vào
dưới dự quản lý của thủ kho thành phẩm. Thủ kho còn có nhiệm vụ xuất hàng khi có
phiếu xuất cho khách hàng, cho nội bộ để nghiên cứu và kiểm kê thường xuyên số lượng
thành phần báo cáo cho phòng kế toán. Ngoài ra thủ kho còn có nhiệm vụ nhận và quản
lý hàng trả về từ các tỉnh.
+ Kho nguyên vật liệu: Dưới sự quản lý của thủ khi nguyên vật liệu, các nguyên liệu khi
về công ty được tập kết, phân loại và sắp xếp, khoa học. Khi có lệnh yêu cầ xuất tư từ bộ
phận sản xuất thủ khi xuất nguyên vật liệu với đúng chủng loại và số lượng.
- Xưởng sản xuất Dược Phẩm: Chuyên sản xuất các loại dược phẩm khác nhau nhưng
đều tuân thủ chặt chẽ theo một quy trình chung đảm bảo quản lý nghiêm ngặt chặt chẽ
chất lượng cuả từng sản phẩm.
- Xưởng sản xuất mỹ phẩm: Chuyên sản xuất các loại mỹ phẩm khác nhau nhưng đều

tuân thủ chặt chẽ theo một quy trình chung.
1.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý công ty
Có thể thấy sơ đồ bộ máy tổ chức, bộ máy quản lý của công ty cổ phần Sao Thái
Dương phù hợp và hợp lý với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Hoạt động một cách hiệu quả
với những bộ phận cần thiết và có môi tương quan qua lại mật thiết với nhau hỗ trợ nhau
một cách có hiệu quả nhất.
Các bộ phận trong công ty hoạt động như một dây chuyền sản xuất, theo quy trình
nhất định. Phòng kinh doanh tìm hiểu thị trường và lập báo cáo trình lên phó giám đốc,
giám đốc và hội đồng quản trị để xem xét, sau đó giám đốc và hội đồng quản trị đưa ra
phương án sản xuất cho các phân xưởng.
Tất cả các số liệu, báo cáo, giấy tờ từ các phòng đều được tổng hợp và trình lên cho
phó giám đốc sau đó là tổng giám đốc và hội đồng quản trị. Nói cách khác tất cả các bộ
phận đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc và tổng giám đốc.
1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, vì toàn bộ các
công việc kế toán đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy
kế toán đươc thể hiện ở mô hình sau:

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

SƠ ĐỒ 03: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN


 Với sơ đồ trên nhiệm vụ của mỗi bộ phận kế toán như sau:
Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo toàn bộ các công tác kế toán, tổ chức kiểm
tra công tác hoạch toán kế toán ở văn phòng công ty, là trợ thủ của phó giám đốc trong
kinh doanh và chịu trách nhiệm trước phó giám đốc về mọi mặt tổ chức kế toán trong
công ty.
Kế toán tổng hợp: là người có khả năng phối hợp số liệu của các bộ phận để lập ra báo
cáo tài chính. ... Kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số liệu và lập báo cáo tài chính và các báo
cáo cần thiết khác đồng thời chịu trách nhiệm giải trình các số liệu đối với các báo cáo đã
lập.
Kế toán thu-chi có nhiệm vụ quản lý tiền thực có trong quỹ và trực tiếp thu chi quỹ tiền
mặt của công ty. Căn cứ vào các chứng từ phát sinh của kế toán để thu, chi tiền mặt vào
sổ quỹ. Sổ quỹ được khóa chốt vào cuối mỗi ngày. Hàng tháng thủ quỹ còn căn cứ vào
ghi chép công nợ để ghi chép sổ sách, lên bảng số dư để theo dõi thu hoàn tạm ứng của
từng người.
Kế toán thuế: có trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng
kê thuế đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, kế toán thuế có trách nhiệm kiểm tra đối
chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu. Hàng tháng kế toán thuế phải lập báo cáo Tổng
hợp thuế GTGT đầu ra của công ty và phân loại theo thuế suất.
Kế toán tiền lương: Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. ... Tính
chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao
động. Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung
cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.
Kế toán bán hàng: Lập hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng căn cứ theo hợp đồng kinh tế
và đơn đặt hàng đã ký khi đầy đủ điều kiện ghi nhận doanh thu. - Cập nhật giá cả, sản
phẩm mới. ... - Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công
nợ của khách hàng.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Kế toán công nợ: Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong
và ngoài nước của các bộ phận. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin
chung về công nợ. Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng
khách hàng, từng nhà cung cấp.
Kế toán kho: Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai
thuế đầu vào đầu ra. - Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ. - Tính giá nhập xuất vật tư
hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan.
Bên cạnh đó còn có các kế toán viên khác có nhiệm vụ làm các công việc chi tiết giúp đỡ
các kế toán trên do lượng công việc khá nhiều.

1.4.2 Đặc điểm tổ chức của bộ sổ kế toán
SƠ ĐỒ: KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc
biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ Cái


Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo Cáo Tài Chính

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:
Ghi hệ đối chiếu, kiểm tra:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra ghi vào sổ Nhật ký chung, sổ kế toán
chi tiết nếu sử dụng sổ kế toán đặc biệt thì ghi vào sổ nhật ký đặc biệt sau đó căn cứ vào
số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối phát sinh. Sau
khi kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết để lập
Báo Cáo Tài Chính.
1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông
tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014 thay thế cho Quyết

định số 15/2006/QB-BTC ngày 20/03/2006.
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán: Đồng Việt Nam ( Ký hiệu quốc gia là ‘’Đ’’, ký hiệu quốc
tế là “VNĐ’’)
- Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện báo cáo kế toán theo hình thức Nhật ký chung
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho và hạch toán hàng tồn kho
+ Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: được ghi chép và đánh giá theo nguyên tắc giá
gốc.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền, phương pháp xác định
giá trị sản phẩm dở dang: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được tập hợp theo chi phí
phát sinh thực tế cho từng giai đoạn sản xuất trong dây chuyền.
+ Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dựa trên số chênh lệch giữa giá
gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp đánh giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên
giá và giá trị hao mòn lũy kế.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SAO THÁI
DƯƠNG


2.1 Đặc điểm hàng hóa và tổ chức bán hàng tại công ty
2.1.1 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh tại công ty
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu
- Mỹ phẩm
- Chưng tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
- Sản xuất rượu vang
- Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
- Bán buôn đồ uống
- Sản xuất giấy nhăn, bao bì từ giấy và bia
- Sản xuất thiết bị dụng cụ, y tế.........
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bán hàng tại công ty
Công ty cổ phần Sao Thái Dương có đa dạng khách hàng từ các công ty tư nhân, các
doanh nghiệp, các đại lý bán buôn bán lẻ trên toàn quốc
Công ty áp dụng hai phương thức bán hàng chủ yếu sau:
 Phương thức bán buôn qua kho: Bên mua nhận hàng trực tiếp tại kho của công ty
hoặc tại kho của bên mua, tùy theo hợp đồng thỏa thuận của hai bên.
 Phương thức bán lẻ: Nhân viên bán hàng trực tiếp cho khách hàng qua các đại lý
phân phối của công ty ở các tỉnh thành trên cả nước và thu tiền luôn. Cuối ngày nhân
viên làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ ở các đại lý đồng thời xác định số
lượng hàng đã bán trong ngày và lập báo cáo bán hàng. Cuối tháng các đại lý lên
danh sách báo cáo doanh số gửi về công ty.

2.2 Kế toán quá trình bán hàng
2.2.1 Chứng từ sử dụng
- Công ty cổ phần Sao Thái Dương là một đơn vị sản xuất, thương mại khi có khách hàng
liên hệ đặt hàng với bộ phận bán hàng, bộ phận bán hàng sẽ chuyển đơn hàng sang bộ
phận sản xuất và bộ phận kho để kiểm tra về lượng hàng tồn kho cũng như thời gian sản
xuất nếu cần để đảm bảo tiến độ giao hàng theo yêu cầu khách hàng, đồng thời liên hệ

với bộ phận kế toán để nắm được tình hình đơn hàng lập hóa đơn,hợp đồng(với các đơn
SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

hàng giá trị lớn) sau khi KH thanh toán tiền hàng, bộ phận kho sẽ tiến hành xuất hàng
theo hóa đơn giá gtgt đồng thời là phiếu xuất kho, số lượng hàng xuất sẽ theo đúng số
lượng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng( phiếu xuất kho), Hóa đơn giá trị gia tăng( phiếu
xuất kho) sẽ được gửi sang bên KH sau khi hàng được vận chuyển đi, hóa đơn đầu vào
của công ty cổ phần sao thái dương sẽ là các hóa đơn mua nguyên vật liệu, thiết bị sản
xuất, hóa đơn các chi phí vận hành công ty như: hóa đơn tiền điện, mạng,chi phí mua
các thiết bị văn phòng,v..v.., chi phí vận chuyển hàng hóa, các hạng mục mua bán phải
đóng thuế. Hóa đơn công ty cổ phần Sao Thái Dương xuất cho khách hàng có hiệu lực
như hóa đơn đầu vào, và KH có thể xuất hóa đơn cho bên thứ 3 dựa trên giá trị của hóa
đơn đầu vào.
 Về quy trình luân chuyển chứng từ:
Lập, tiếp nhận, xử


Kiểm tra, trình ký
duyệt

Sắp xếp, định
khoản, ghi sổ kế
toán


Lưu trữ, bảo quản
chứng từ

Tại công ty cổ phần Sao Thái Dương phiếu xuất kho(căn cứ để ghi giá vốn) được lập sử
dụng đồng thời làm hóa đơn giá trị gia tăng(căn cứ để ghi giá bán).Do công ty sử dụng
phần mềm để quản lý,giá vốn thực tế được lưu trữ trên phần mềm của công ty tính theo
công thức trung bình nhập vào,nhưng khi xuất hóa đơn chỉ phản ánh số lượng sản phẩm
bán ra và giá bán.Phần mềm sẽ tự động xuất hóa đơn giá trị gia tăng đồng thời là phiếu
xuất kho luôn nên hóa đơn GTGT và phiếu xuất kho được lập cùng thời điểm
 Giống như nhiều công ty khác hiện nay công ty cổ phần Sao Thái Dương đang sử
dụng hóa đơn điện tử có chữ kí số,quản lý sổ sách trên phần mềm.Mục đích của việc
xuất hóa đơn và sử dụng hóa đơn là để ghi nhận doanh thu của đơn vị mình, làm căn
cứ để khách hàng thanh toán và công ty cũng dễ dàng kiểm soát công nợ khách hàng.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

 Vì tại công ty hóa đơn cũng được sử dụng làm phiếu xuất kho nên hóa đơn là giấy tờ
để kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng, giúp doanh nghiệp nắm bắt được số lượng tồn
kho mỗi loại từ đó lên kế hoạch gửi bộ phận sản xuất dựa trên số lượng đơn hàng.
Trên hóa đơn sẽ thể hiện :
- Ngày tháng năm viết hóa đơn
- Tên khách hàng, đơn vị mua hàng

- Địa chỉ, mã số thuế,
- Tên sản phẩm,hàng hóa, số lượng sản phẩm,
- Đơn giá và tổng giá trị đơn hàng trước và sau thuế (VAT10%).
- Chữ kí của người mua hàng,thủ kho
Thông tin trên hóa đơn sẽ được bên kế toán Sao Thái Dương và bên Khách hàng
kiểm tra trước khi xuất hóa đơn điện tử có chữ ký số điện tử đi kèm.
Số liệu trên chứng từ được ghi chép vào sổ nhật ký chung.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Ví dụ: Ngày 05 tháng 02 năm 2020 xuất kho bán hàng cho nhà thuốc Trần Đức chưa
thanh toán với tổng số tiền 1.880.008đ (cả thuế VAT 10%)

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

Giấy báo có là giấy báo của ngân hàng ghi nhận các phát sinh tăng của tài khoản, nhận

được tiền từ nơi khác chuyển về hoặc nộp tiền vào tài khoản.
Ngày 22/02/2020 nhận được giấy báo có của ngân hàng vietinbank về việc công ty
TNHH dịch vụ EB chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng cho công ty.

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

2.2.2 Kế toán chi tiết quá trình bán hàng
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0588758 ngày 05/02/2020 ở trên ta có định khoản kế
toán như sau:
Nợ TK 131:
1.880.008
Có TK 511:

1.709.098

Có TK 33311: 170.910
 Phần hạch toán này làm căn cứ để phản ánh vào sổ theo dõi công nợ 131.

 Sổ chi tiết công nợ phải thu của công ty cổ phần Sao Thái Dương được
mở để theo dõi công nợ phải thu của tất cả các khách hàng, theo dõi các đối
tượng chi tiết của tài khoản 131. ... Đối với việc quản lý công nợ của khách hàng,
nếu cuối kỳ vẫn còn số dư thì phải lập biên bản đối chiếu công nợ và các chứng từ
liên quan đến công nợ.

- Ghi chép:
 Ngày, tháng chứng từ: Ngày của chứng từ
 Mã chứng từ
 Số chứng từ
 Mã khách hàng
 Diễn giải: Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
 TK đối ứng: Tài khoản đối ứng với TK 131 trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
 Tên tài khoản đối ứng
 Số phát sinh Nợ
 Số phát sinh Có
 Sổ này đối chiếu với sổ cái TK 131

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS.Trần Thị Thu Phong

SV: Đào Thị Ánh – K25KT1

22


×