Chuyên đề thực tập chuyên ngành
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU..........................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 1.......................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 1..............................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 1 1....................................................3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
HĐQT : Hội đồng quản trị
TK : Tài khoản
CT : Công trình
HB : Hồ Bốn
NC : Nậm Chim
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TSCĐ : Tài sản cố định
VPP : Văn phòng phẩm
CP NVL TT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NC TT : Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC : Chi phí sản xuất chung
LNCPP : Lợi nhuận chưa phân phối
VNĐ : Việt Nam đồng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU..........................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1.................................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 1.......................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 3..............................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 1 3....................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 1 3...........................................................1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 1 1 3.................................................1
MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh
tế thế giới diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ, để khẳng định được vị
thế, vai trò của mình trên thị trường cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập và
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
cần phải tìm cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Hệ
thống thông tin kế toán tài chính trong các doanh nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong việc giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp đưa ra được các
chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Việc tổ chức thực hiện hệ
thống thông tin kế toán khoa học, hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời
cũng quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Trong
hệ thống thông tin kế toán, kế toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại các doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý trong doanh nghiệp
chú trọng đến đầu tiên bởi các thông tin của kế toán về doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh đem lại giúp họ có thể đánh giá được thực tế hoạt động
của doanh nghiệp mình ra sao, để từ đó đưa ra được những quyết định chính
xác và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, chế độ kế toán được Bộ Tài chính ban hành những quy định cụ
thể và thống nhất về việc hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh, đồng thời Bộ Tài chính cũng ban hành các Thông tư hướng dẫn nhằm
giúp các doanh nghiệp có thể vận dụng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào đặc thù của từng doanh nghiệp mà việc tổ chức hạch toán kế toán
về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra
tương đối khác nhau. Để thấy rõ hơn tầm quan trọng của kế toán doanh thu,
chi phí và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp em đã đi sâu vào đề tài: Hoàn
thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 từ việc lập,
luân chuyển chứng từ đến việc ghi sổ kế toán, tài khoản sử dụng và phương
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
pháp kế toán các nghiệp vụ về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu của em còn nhiều hạn chế, các kiến nghị đưa
ra mới chỉ dựa trên những kiến thức cơ bản được học ở trường và những hiểu
biết có được trong quá trình thực tập tại Công ty.
3. Kết cấu của để tài
Đề tài của em ngoài mở đầu và kết luật bao gồm:
Phần 1 : Tổng quan về Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36
Phần 2 : Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36
Phần 3 : Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ
ĐẦU TƯ VINACONEX 36
1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ
VINACONEX 36 CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ
VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Xuất phát từ chính yêu cầu đặt ra cho các chủ đầu tư, chủ dự án về các
công trình thủy lợi, thủy điện, các công trình công nghiệp, dân dụng là phải
đảm bảo được chất lượng, sự bền vững của các công trình, đem lại lòng tin
cho những người sử dụng công trình. Chính vì thế việc tư vấn, thiết kế, khảo
sát các công trình đó được các chủ đầu tư, chủ dự án đánh giá là giai đoạn
quan trọng đầu tiên trong việc tiến hành xây dựng các công trình. Do vậy,
cuối năm 2002 các thành viên sáng lập của Công ty đã làm văn bản trình bày
với các cơ quan chức năng xin cấp giấy phép kinh doanh. Đến ngày 19 tháng
11 năm 2002 Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội đã chính thức công
nhận sự ra đời của Công ty với tên gọi Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Chu
Linh. Công ty được sáng lập bởi 4 cổ đông, số vốn điều lệ ban đầu là
7.500.000.000 VNĐ, với trụ sở chính tại E10, Phường Thanh Xuân Bắc,
Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, để khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực xây lắp
và thể hiện được Công ty là một trong những Công ty trực thuộc Tổng công ty
Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thì đến ngày 11 tháng 5
năm 2004, căn cứ vào Biên bản họp Đại hội Đồng cổ đông Công ty Cổ phần
Tư vấn Đầu tư Chu Linh (lần 3), Đại hội thống nhất đổi tên Công ty thành
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 theo Quyết định số 166
QĐ/CTCL-TCHC, với tên giao dịch là Vinconex 36 Investment and
Cunsultancy Joint Stock Company. Theo giấy phép kinh doanh được Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội thì Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư
Vinconex 36 là Công ty hoạt động và hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách
pháp nhân và kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Tư vấn đầu tư công trình dân
dụng, thủy lợi, công nghiệp, Mua bán thiết bị, dụng cụ hệ thống điện, Tư vấn
đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Dịch vụ tư vấn về bất động sản, Môi giới
về bất động sản, dịch vụ nhà đất…
Sau năm năm xây dựng và trưởng thành cùng với phương châm yếu tố
con người đặt lên hàng đầu, Công ty đã thu hút được nguồn nhân lực từ khắp
nơi với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ cao với hơn 90 kỹ sư;
30 cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp có kinh nghiệm trong các
lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Mặc dù là Công ty mới thành lập nhưng
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 đã có thị trường rộng lớn
trên khắp mọi miền trong cả nước, với những đóng góp đáng kể vào công
cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tham gia vào việc tư vấn xây
dựng nhiều công trình lớn trọng điểm của Quốc gia trong các lĩnh vực tư vấn,
khảo sát thiết kế như: Tư vấn lập báo cáo cơ hội đầu tư: Thủy điện Nậm
Chanh, Thủy điện Chiềng San…, Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình thủy
điên, thủy lợi: Minh Lương, Hồ Bốn, Nậm Chim 1, Nậm Pia, Nậm Giôn…,
Tư vấn thẩm định: Thủy điện Phú Mậu,Thủy điện IAHIAO, tham gia thiết kế
phản biện Hồ Tả Trạch…, Tư vấn giám sát: Thủy điện Cửa Đại, Thủy điện
SESAN 4, Trung tâm văn hóa hội nghị văn hóa tỉnh Lai Châu, Thủy điện
Nậm Đông, thủy điện Trà Linh… Ngoài việc tham gia hợp tác với các chủ
đầu tư trong nước Công ty đang phấn đấu mở rộng hợp tác với các Công ty
nước ngoài như năm 2006 Công ty hợp tác với tập đoàn RSWI (Canađa)
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
trong việc thiết kế xây dựng nâng cấp nhà máy thuỷ điện Ngòi Phát. Để đạt
được những thành công đó Công ty không ngừng nâng cao năng lực máy móc
thiết bị, mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tiên tiến phục vụ cho
việc thiết kế các công trình xây dựng. Công ty đã trang bị hàng loạt các máy
móc hiện đại như: máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn, máy khoan khảo
sát, Nova, Slope, các phần mềm tính toán thuỷ lực, phần mềm tính kết cấu...
Ngày nay, với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, tốc độ tăng
trưởng cao, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, Vinaconex 36 đang
ngày càng khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường. Công
ty đang dần nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn xây dựng thủy lợi –
thủy điện, cùng với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, với năng lực và các
trang thiết bị hiện đại, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36
hoàn toàn có thể đảm nhận các công trình vừa và lớn, đem lại an tâm tin
tưởng cho các nhà đầu tư. Với chính sách kinh doanh hợp lý Công ty đã thu
được những kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
trong 03 năm gần đây như sau:
(Đơn vị: 1000 VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Doanh thu cung cấp dịch vụ 5.595.000 6.109.000 6.903.000
2.Lợi nhuận trước thuế 142.600 155.800 174.550
3. Các khoản thanh toán ngân sách 44.445 48.550 53.875
4.Thu nhập bình quân/tháng/người 1.350 1.478 1.650
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
Biểu 1.1: Các chỉ tiêu kinh doanh năm 2005, 2006, 2007
Các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu hàng năm của Công ty nhìn
chung đều tăng qua các năm, bình quân mỗi năm doanh thu của Công ty
tăng từ 9 – 12 %: doanh thu của năm 2006 tăng 9,2% so với năm 2005,
doanh thu của năm 2007 tăng 13% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
việc kinh doanh của Công ty đang ngày càng phát triển, tạo dựng được uy
tín trên thị trường. Việc doanh thu cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên là
nhân tố quan trọng góp phần vào việc làm tăng lợi nhuận của Công ty cũng
như tăng thu nhập bình quân của một nhân viên trong Công ty cụ thể là:
Lợi nhận chưa phân phối năm 2006 tăng 9,3% so với năm 2005, năm 2007
tăng 12% so với năm 2006; thu nhập bình quân một nhân viên năm 2006
tăng 9,5% so với năm 2005, năm 2007 tăng 11,6% so với năm 2006. Doanh
thu của Công ty tăng là điều kiện để Công ty phát triển mở rộng quy mô,
tăng lợi nhuận và góp phần nâng cao đời sống cho người lao động trong
Công ty. Đời sống người lao động được cải thiện là một trong những yếu tố
thúc đẩy người lao động cố gắng hơn trong quá trình làm việc, tăng năng
suất lao động từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Ngay từ khi Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 mới đi
vào hoạt động, Công ty đã thực hiện tốt việc chỉ đạo quản lý từ cấp trên
xuống cấp dưới. Bộ máy quản lý của Công ty được thiết kế theo phương thức
tập trung. Tức là việc quyết định đến hoạt động của Công ty cũng như lập kế
hoạch, đề ra những chiến lược của Công ty sẽ do Hội đồng quản trị và Giám
đốc của Công ty thực hiện. Điều hành hoạt động của Công ty, bảo đảm cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tuân thủ theo đúng những quy định
của pháp luật và những quy định có liên quan khác là Giám đốc Công ty, giúp
việc cho Giám đốc là các phó giám đốc, phía dưới là các phòng ban chuyên
môn. Mỗi phòng ban được phân chia cụ thể theo chức năng của mình và phải
thực hiện công việc của mình, chịu trách nhiện trước ban lãnh đạo về các công
việc của mình. Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao
nhất của Công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
quyết định mọi vấn đề liên quan mục đích, quyền lợi của Công ty, phù hợp
với pháp luật Việt Nam; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ
Công ty; Quyết định chiến lược phát triển Công ty, các phương án đầu tư, các
giải pháp phát triển thị trường; Bổ nhiệm, miễn nhiêm, cách chức Giám đốc,
Kế toán trưởng, duyệt phương án tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự trong
Công ty…
- Giám đốc công ty là người có quyền quyết định về tất cả các vấn để liên
quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty. Chịu trách nhiệm về quản lý,
điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty trước Tổng công ty và hội
đồng quản trị của Công ty; Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết, quyết định của HĐQT, Điều lệ
Công ty và tuân thủ pháp luật; Xây dựng và trình HĐQT cơ cấu tổ chức, bộ
máy giúp việc và quy chế quản lý nội bộ Công ty…
- Các phó giám đốc là những người giúp giám đốc điều hành một hoặc một
số lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
+ Phó giám đốc kinh tế: Chịu trách nhiệm phụ trách phòng kinh tế kế
hoạch, phụ trách việc quan hệ đối ngoại, mở rộng và phát triển thị trường sản
xuất kinh doanh của Công ty
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm phụ trách về mặt kỹ thuật
của Công ty. Giám sát trực tiếp việc thực hiện các bản thiết kế dưới các
xưởng, tổ, đội
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về
công tác tổ chức sản xuất từ các phòng ban của Công ty, xây dựng các chức
năng nhiệm vụ của các phòng ban, sắp xếp, bố trí, điều động, thuyên chuyển,
tiếp nhận, đề xuất, bổ nhiệm cán bộ trong toàn Công ty.
- Phòng kinh tế kế hoạch : Tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồng
kinh tế với các đơn vị khác. Lập, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng với khách
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hàng. Thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với cấp trên trong và ngoài ngành để
tìm việc làm thường xuyên. Giúp giám đốc lập các hợp đồng khoán nội bộ
theo công việc cụ thể và theo chuyên môn của từng xưởng. Thống kê tổng
hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh tháng, quý, năm.
- Phòng tài chính kế toán: Có trách nhiệm tổng hợp, ghi chép kịp thời
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, phân tích đánh giá tình hình
thực tế nhằm cung cấp thông tin cho giám đốc ra các quyết định. Phòng có
trách nhiệm áp dụng đứng chế độ kế toán hiện hành về chứng từ, tài khoản, sổ
sách kế toán và các báo cáo tài chính của đơn vị….
- Đội khảo sát: Có nhiệm vụ khảo sát địa chất, thủy văn các công trình
thủy lợi, dân dụng. Có nhiệm vụ thí nghiệm các mẫu khoan khảo sát để cung
cấp các thông số kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế và thẩm định.
- Xưởng thiết kế số 1 và số 2: Nghiên cứu lập dự án và thiết kế kỹ thuật
thi công các công trình dân dụng, thủy lợi.
- Tổ giao thông xây dựng: Nghiên cứu, quy hoạch, thiết kế hệ thống
đường giao thông nội bộ trong tổng thể công trình.
- Tổ thủy năng, thủy văn: Nghiên cứu, đo đạc, tính toán thủy văn, môi
trường các công trình thủy lợi.
- Tổ dự toán: Lập dự án đầu tư các công trình, kiểm tra các dự án, giám
sát chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng. Xây dựng dự toán các công
trình, hạng mục công trình trên cơ sở định mức ban hành của nhà nước.
Các phòng bộ phận, phòng ban đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, và
sự mật thiết này được mô hình hóa bởi sơ đồ sau:
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SƠ ĐỒ 1.1: BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kinh tế
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
kinh
tế kế
hoạch
Đội
khảo
sát địa
chất
Xưởng
thiết
kế 1
Xưởng
thiết
kế 2
Tổ
giao
thông
xây
dựng
Tổ
thủy
văn
thủy
năng
Tổ dự
toán
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.1.3. Đặc điểm dịch vụ và thị trường tiêu thụ
Tuy Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 là Công ty trực
thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
(VINCONEX) – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp các công trình, hạng
mục công trình nhưng hoạt động tư vấn, thiết kế xây dựng lại chính là hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty. Do chính đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh khác biệt của Công ty so với các Công ty khác trong lĩnh
vực xây lắp mà sản phẩm làm ra của Công ty là sản phẩm mang tính chất xám
với những bản thiết kế kỹ thuật, những ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong
Công ty về các công trình thủy lợi, thủy điện, dân dụng, những hồ sơ mời
thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ quản lý dự án được lập theo đơn đặt hàng của
khách hàng ( thường là chủ đầu tư, chủ dự án ) thay vì sản phẩm làm ra là các
công trình, hạng mục hoàn thành bàn giao như các Công ty trong cùng lĩnh
vực xây lắp khác. Những bản thiết kế kỹ thuật, những ý kiến tư vấn về các
công trình mang tính chất xám, được thực hiện theo từng giai đoạn của các
công trình và để hoàn thành được những bản thiết kế kỹ thuật phải được thực
hiện ở nhiểu xưởng, phải mất rất nhiều thời gian để tính toán, đo đạc và hoàn
thành. Những bản thiết kế kỹ thuật đó chính là nhân tố đầu tiên và quyết định
lớn tới việc tiến hành thi công công trình, hạng mục. Chính vì thế sản phẩm
dịch vụ của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 được khách
hàng ( các chủ đầu tư, chủ dự án ) đánh giá là nhân tố quan trọng trong việc
tiến hành thi công các công trình, hạng mục của mình
Sản phẩm của Công ty mang tính đặc thù khác biệt làm cho thị trường
tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng mang tính khác biệt so với các thị trường
khác. Tuy là Công ty mới đi vào hoạt động trong vài năm gần đây nhưng đến
nay Công ty đã có thị trường rộng lớn trên khắp mọi miền trong cả nước như:
Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lâm Đồng... và đã
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
ký kết hợp đồng về tư vấn, khảo sát, thiết kế với các chủ đầu tư, chủ dự án có
tên tuổi trong thị trường xây dựng trong nước như: Tổng công ty Vinaconex,
Công ty NEDI 3, Công ty TNHH Lam Sơn, Công ty Cổ phần Xây dựng 699,
Công ty TNHH Sông Lam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tây Bắc…
Mặc dù thị trường của Công ty trải dài trên khắp mọi miền trong cả nước
nhưng thị trường của Công ty cũng chỉ dừng lại ở thị trường trong nước chứ
chưa thực sự vươn ra được thị trường các nước trong khu vực cũng như thị
trường thế giới, điều này cũng một phần là do sự phát triển về thị trường xây
dựng trong nước chưa thực sự phát triển, chưa có được sự quan tâm của nhà
nước như nhiều thị trường khác trong nước, chưa tạo được chỗ đứng trên thị
trường xây dựng ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 mong muốn ngày càng
tạo dựng được uy tín và vị thế của mình thỏa mãn được những yêu cầu của
các chủ đầu tư đưa ra và ngày càng mở rộng thêm thị trường cả trong và ngoài
nước. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ, thông tin,
kinh tế thì yêu cầu của các chủ đầu tư ngày càng cao trong việc thiết kế, tư
vấn và khảo sát các công trình. Để đáp ứng được những yêu cầu của các chủ
đầu tư cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Lãnh đạo
Công ty, Ban chỉ đạo và Ban cải tiến chất lượng Công ty cam kết rằng: Hệ
thông quản lý chất lượng sẽ được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên duy trì
và cải tiến liên tục để đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu
của khách hàng đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững và hội nhập.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VINACONEX 36
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ chính yêu cầu của công tác kế toán tài chính mà bộ máy kế
toán của Công ty được tổ chức phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động kinh
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
doanh tại Công ty. Hiện tại, Công ty đã áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế
toán tập trung, tức là toàn bộ công tác kế toán đều được tiến hành tập trung tại
phòng Kế toán – Tài chính của Công ty, còn các tổ, đội, xưởng phải tập hợp
các chứng từ chuyển về phòng kế toán tài chính để tiến hành việc hạch toán.
Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ
thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và
tổng hợp đến việc lưu trữ các chứng từ, số liệu của Công ty. Phòng kế toán –
tài chính của Công ty hiện nay được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện
của Công ty. Không những thế phòng kế toán còn thể hiện được mối liên hệ
mật thiết với các phòng ban khác trong Công ty.
Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty gồm có 06 người trong đó có 01
thủ quỹ. Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ năng lực tốt và có kinh
nghiệm nhiệt tình trong công việc, đảm bảo được toàn bộ thông tin kế toán
của Công ty, giúp ban lãnh đạo đánh giá được hiệu quả kinh doanh của Công
ty một cách chính xác nhất. Mỗi người được phân công đảm nhận từng phần
hành kế toán cụ thể. Giữa các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ qua
lại đối chiếu các thông tin, các số liệu thống nhất với nhau.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong phòng Kế toán –
Tài chính được cụ thể hóa như sau:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty, Nhà nước về mọi hoạt động của phòng Kế toán – Tài chính. Chỉ đạo
thực hiện toàn bộ công việc kế toán, tài chính, tín dụng, thống kê, thông tin kế
toán đồng thời kiểm tra công việc của các nhân viên…
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp và phân bổ chi phí, tính giá
thành cho từng công trình, xác định kết quả kinh doanh cho toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh trong Công ty theo chỉ đạo của kế toán trưởng qua việc
thực hiện những công việc sau:
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Lập báo cáo tình hình tài chính của các công trình đang thi công
trong năm.
+ Lập báo cáo tình hình công nợ số phải thu, phải trả theo tháng, quý, năm.
+ Tổng hợp thuế giá trị gia tăng tháng, quyết toán thuế hàng năm.
+ Làm báo cáo quyết toán tài chính Công ty theo niên độ kế toán hoặc
theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty.
+ Kiểm tra hướng dẫn kế toán chi tiết, xử lý mọi sai sót trước khi lên
bảng tổng hợp phân tích chi phí giá thành, lên tổng hợp giá thành.
- Kế toán tiêu thụ sản phẩm: Theo dõi tình hình biến động về tiêu thụ sản
phẩm, quan hệ với bên A và khách hàng để thu hồi vốn công trình, dự án, các
dịch vụ thuộc lĩnh vực Công ty hoạt động, kiêm thực hiện các chế độ quản lý
tài chính ở các xưởng trong việc thực hiện hợp đồng khoán việc. Giúp cho các
xưởng lập kế hoạch thu chi tài chính hàng tháng, quý, và theo dõi việc thực
hiện kế hoạch thu chi tài chính.
- Kế toán tài sản cố định, đầu tư, lao động tiền lương, BHXH, BHYT,
KPCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi nắm vững tình hình biến động tăng, giảm, tính
và trích khấu hao, công tác sửa chữa TSCĐ trong toàn Công ty. Lập báo cáo
tổng hợp kiểm kê tài sản theo niên độ kế toán và kiểm tra đột xuất phục vụ
công tác quản lý; dõi biến động lao động trong Công ty, tính lương của các
đội, tổ công trình chuyển về, tính lương phải trả CBCNV và các khoản trích
theo lương, lưu trữ hồ sơ tài liệu về lao động, làm kế toán chi tiết các công
trình được giao theo từng thời điểm.
- Kế toán thanh toán và ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi với ngân hàng
về tiền gửi, tiền vay ký quỹ. Căn cứ vào ủy nhiệm chi, séc, khế ước vay kế
toán ghi sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan, báo cáo trưởng phòng.
Theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng của các nhân viên để
có kế hoạch thanh toán và thu hồi nợ kịp thời
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kiêm quỹ: Có nhiệm vụ theo
dõi chi tiết tổng hợp tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ. Trực tiếp thực hiện thu, chi tiền mặt sau khi đã kiểm tra và
đảm bảo các chứng từ thu chi hợp lệ, đầy đủ chữ ký, kiểm kê quỹ hàng ngày,
theo dõi sổ quỹ, lập báo cáo quỹ hàng ngày.
Mối quan hệ giữa các phần hành kế toán được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
SỐ ĐỒ 1.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Nhìn chung do quy mô sản xuất của Công ty hiện còn khá khiêm tốn nên
bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức tương đối đơn giản, khối lượng công
việc kế toán mà các kế toán viên phải làm nhiều, một kế toán viên phải đảm
nhận nhiều phần hành kế toán. Tuy nhiên, để làm giảm nhẹ và nâng cao hiệu
quả công việc Công ty đã không ngừng hoàn thiện hơn công tác kế toán bằng
cách tổ chức các chương trình, lớp tập huấn chế độ cho cán bộ nhân viên kế
toán về nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ… chính vì vậy mà trách nhiệm kế toán
của từng nhân viên được nâng cao hơn, trình độ vững vàng hơn.
Kế toán
trưởng
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán
tiêu thụ
sản
phẩm
Kế toán
tài sản cố
định, đầu
tư, lao
động tiền
lương
Kế toán
thanh
toán và
ngân
hàng
Kế toán
nguyên vật
liệu, công
cụ dụng cụ
kiêm quỹ
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính đã pháp sinh theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian có
liên quan đến Công ty. Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán trong
Luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/05/2005 của Chính
phủ chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh
vực kinh doanh. Do tình hình hoạt động của mình nên Công ty Cổ phần Tư
vấn và Đầu tư Vinaconex 36 sử dụng hình thức hệ thống sổ Nhật ký chung để
thực hiện quá trình hạch toán. Tùy theo từng phần hành kế toán mà mỗi kế
toán phụ trách các phần hành tiến hành ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
của các phần hành cụ thể theo trình tự thời gian của các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, sổ sách kế toán được phòng kế toán sử dụng theo hình thức sổ tờ
rời giúp cho việc đối chiếu, luân chuyển và kiểm tra được tiến hành thuân lợi
hơn. Hiện tại với quá trình hiện đại hoá, công tác kế toán tại Công ty đuợc
tiến hành thực hiện trên máy vi tính với việc cài đặt chương trình phần mềm
kế toán chuyên dụng được mã hoá các đối tượng hạch toán cụ thể ở Công ty.
Phần lớn tất cả các chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty đều được tập
hợp theo từng công trình, hạng mục công trình mà Công ty tham gia thiết kế,
tư vấn và khảo sát. Sau khi chủ đầu tư, chủ dự án cùng Công ty ký kết hợp
đồng tư vấn, khảo sát, thiết kế tại các xưởng tiến hành thực hiện theo các giai
đoạn nêu trong hợp đồng. Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh tại
các xưởng, tổ, đội xưởng trưởng tiến tập hợp và phân loại các hóa đơn chứng
từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như : Hóa đơn mua hàng, giấy đề
nghị thanh toán tạm ứng, các chứng từ phát sinh tại các xưởng, tổ, đội trong
quá trình tham gia thiết kế, khảo sát các công trình, hạng mục công trình.
Định kỳ hàng tháng, các xưởng trưởng tiến hành tập hợp các chừng từ phát
sinh chuyển lên phòng kế toán. Tại phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra tính
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hợp lý, hợp lệ của các chứng từ đó, kế toán tiến hành phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trong các chứng từ đó vào các chứng từ gốc trong phần mềm
kế toán theo quy định của Công ty. Hàng tháng, căn cứ vào các chứng từ gốc,
các bảng thanh toán hóa đơn …chương trình sẽ tự động cập nhật số liệu lên sổ
Nhật ký chung và sổ chi tiết các tài khoản 154,621,622,627…phần lớn được
tập hợp theo từng công trình.Với đặc điểm hoạt động tư vấn, thiết kế, khảo sát
một công trình, hạng mục công trình được chia ra làm nhiều giai đoạn thực
hiện, mỗi giai đoạn khối lượng công việc hoàn thành tại các xưởng tổ đội
được kế toán xác định theo từng quý nên hàng tháng những phát sinh chủ yếu
đều liên quan đến các chi phí trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các
giai đoạn của từng công trình. Trên cơ sở là Sổ Nhật ký chung, các sổ chi tiết
tài khoản mà kế toán lập hàng tháng thì đến cuối quý chương trình sẽ tự động
tổng hợp Nhật ký chung, tiến hành lập Bảng tổng hợp chi phí theo quý của
từng công trình thiết kế, tư vấn. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí theo quý
của từng công trình, vào biên bản nghiệm thu công trình do bên chủ đầu tư
lập kế toán tiến hành tính toán giá thành giai đoạn công trình thực hiện được
trong quý, ghi nhận doanh thu. Do đặc điểm doanh thu phát sinh vào cuối quý
nên đối với tài khoản 5113 kế toán sẽ thực hiên vào sổ nhật ký chung, lập sổ
chi tiết tài khoản 5113 vào cuối mỗi quý. Cũng vào cuối quý, kế toán thực
hiện các bút toán kết chuyển cần thiết để tiến hành xác định kết quả kinh
doanh của Công ty, sau cùng là lên Sổ Cái các tài khoản 131, 154, 5113, 621,
622, 627…. Sau khi kế toán kiểm tra, đối chiếu thấy đúng giữa sổ Cái với các
sổ chi tiết kế toán tiến hành cộng số liệu trên các Sổ cái, lập Bảng cân đối để
kiểm tra. Từ các sổ chi tiết tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết theo dõi và đối
chiếu số phát sinh, số dư các tài khoản với bảng tổng hợp chi tiết. Cuối cùng,
kế toán tiến hành lập các báo cáo liên quan. Có thể khái quát quá trình kế toán
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty như sau:
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
SƠ ĐỒ 1.3: TỔ CHỨC BỘ SỔ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
Các chứng từ như:
Hóa đơn mua hàng, giấy đề nghị
thanh toán tạm ứng, các chứng từ
phát sinh tại các xưởng tổ đội
Chứng từ gốc theo quy đinh của
Công ty
NHẬT KÝ CHUNG
Sổ chi tiết các tài
khoản : 131, 154, 511,
621, 622, 627, 632…
Sổ cái các tài khoản: 131, 154, 511,
621, 622, 627, 632…
Bảng cân đối số phát
sinh
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi phí
theo quý cho từng
công trình
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
VÀ ĐẦU TƯ VINACONEX 36
2.1. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN VÀ ĐẦU TƯ VINACONEX 36
2.1.1. Đặc điểm về doanh thu và tài khoản sử dụng
Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn,
khảo sát, thiết kế xây dựng vì thế doanh thu của Công ty được xác định chủ
yếu từ lĩnh vực này. Với đặc điểm của hoạt động tư vấn, thiết kế các công
trình, hạng mục công trình là thời gian thực hiện dài, thường là từ 6 tháng đến
12 tháng hoặc tùy theo từng công trình, hạng mục công trình nên tại Công ty,
các công trình, hạng mục công trình mà Công ty tham gia thiết kế, tư vấn
được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn để tiến hành thực hiện được dễ dàng hơn
và được nghiệm thu, bàn giao cho khách hàng theo từng giai đoạn hoàn thành
của công trình. Vì vậy, một hợp đồng tư vấn, một bản thiết kế được coi là
hoàn thành khi có biên bản nghiệm thu theo từng giai đoạn công trình hoàn
thành với chủ đầu tư. Các giai đoạn của từng công trình có thể được xác định
theo từng quý tùy theo thời gian thực hiện và mức độ công việc của từng công
trình mà Công ty tham gia thiết kế.
Doanh thu của Công ty được xác định theo từng giai đoạn của các công
trình mà Công ty tham gia vào thiết kế, tư vấn và khảo sát sau khi đã bàn giao
cho khách hàng, chủ đầu tư, chủ dự án của công trình đó. Doanh thu được ghi
nhận ngay khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình theo giai đoạn công
trình hoàn thành do chủ đầu tư lập. Do doanh thu của Công ty được xác định
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
trong hoạt động dịch vụ tư vấn, thiết kế và khảo sát của các công trình do đó
không có các trường hợp giảm trừ doanh thu như : chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại.
Kế toán tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex 36 sử dụng tài
khoản 5113 để tiến hành hoạch toán doanh thu cho các công trình, hạng mục
công trình mà Công ty tham gia thiết kế. TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch
vụ, được chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình; TK 131 – Phải
thu khách hàng, tài khoản này cũng được chi tiết theo từng công trình, hạng
mục công trình mà Công ty tham gia thiết kế; Ngoài ra Công ty sử dụng
những tài khoản phục vụ trong quá trình xác định doanh thu và thanh toán với
chủ đầu tư, chủ dự án như tài khoản 111, 112,..
Sơ đồ kế toán về doanh thu cung cấp dịch vụ trong Công ty như sau:
SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ
Do phương thức thanh toán chủ yếu giữa Công ty với các chủ dự án,
chủ đầu tư là thanh toán 100% bằng chuyển khoản, do đó với hoạt động
doanh thu của Công ty còn có thêm tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài
chính. Hàng tháng, kế toán thực hiện việc hạch toán lãi của tiền gửi ngân
TK 5113 TK 131 TK 112
TK 3331
Chủ đầu tư
ứng trước, trả
tiền
Sản phẩm hoàn thành
VAT phải
nộp
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
hàng vào doanh thu hoạt động tài chính và đến cuối mỗi quý tiến hành tổng
hợp lại để tiến hành xác định kết quả kinh doanh
Quá trình hạch toán doanh thu, thu nhập của Công ty, Công ty còn sử
dụng tài khoản 711 – Thu nhập khác để phản ánh các những khoản thu nhập
ngoài doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính. Tuy nhiên, do hoạt
động chủ yếu của Công ty là hoạt động tư vấn, thiết kế và khảo sát các công
trình, hạng mục công trình nên các khoản thu nhập khác phát sinh trong Công
ty thường chiếm một tỷ trọng ít khoảng 1% đến 2% so với lợi nhuận chưa
phân phối của cả quý và chủ yếu thu được do chủ đầu tư, chủ dự án vi phạm
hợp đồng chậm thanh toán nhưng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hàng
tháng, kế toán tiến hành xác định các thu nhập (nếu có) và đến cuối mỗi quý
tiến hành tổng hợp lại để tiến hành xác định kết quả kinh doanh
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Vinaconex
36 đã tham gia thiết kế, tư vấn nhiều công trình, hạng mục công trình. Để hiểu
rõ hơn thực tế cách hạch toán về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại
Công ty, em xin lấy ví dụ minh họa là công trình thủy điện Hồ Bốn – Lào Cai
với thời gian thực hiện 9 tháng, giá trị hợp đồng 1.5 tỷ đồng do Công ty Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 3 là chủ dự án. Dưới đây là số liệu
của quý 4 năm 2007 để minh họa quy trình kế toán về doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh của Công ty.
2.1.2. Phương pháp kế toán
Khi chủ dự án, chủ đầu tư cần khảo sát, tư vấn và thiết kế về các công
trình, hạng mục công trình tham gia xây dựng thì các chủ đầu tư, chủ dự án
tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty về việc khảo sát, tư vấn và thiết kế các
công trình, hạng mục công trình đó. Phương thức thanh toán và tổng số tiền
thanh toán cùng một số điều kiện thanh toán, tạm ứng khác sẽ được thỏa
thuận trên hợp đồng. Thông thường, việc tư vấn, thiết kế các công trình
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
thường được thực hiện với tổng số vốn lớn và thời gian dài. Do đó, Công ty
và chủ đầu tư thường thỏa thuận thanh toán với nhau theo từng giai đoạn dựa
trên cơ sở khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu tại Công ty. Việc bàn
giao thông qua biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng theo quy định hiện
hành và hóa đơn thuế giá trị gia tăng và hai bên thanh toán với nhau dưới hình
thức chuyển khoản 100%. Hợp đồng của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư
Vinaconex 36 với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 3
(phụ lục 1.1)
Do việc khảo sát, tư vấn, thiết kế thường đòi hỏi một số lượng vốn lớn
nên trước mỗi giai đoạn chủ đầu tư cần phải ứng trước cho Công ty một
khoản tiền theo thỏa thuận để Công ty tiến hành thực hiện các giai đoạn của
việc khảo sát, tư vấn và thiết kế. Khi chủ đầu tư tạm ứng bằng cách chuyển
khoản, tại Công ty khi nhận được giấy báo có của ngân hàng, kế toán tiến
hành vào sổ nghiệp vụ trên :
Nợ TK 112
Có TK 131- CT
Doanh thu của Công ty được xác định theo từng giai đoạn thực hiện của
từng công trình, hạng mục công trình. Khi có biên bản nghiệm thu bàn giao
theo giai đoạn của từng công trình do chủ đầu tư lập thì kế toán của Công ty
tiến hành ghi nhận doanh thu. Một giai đoạn của công trình thường được xác
định theo quý, do vậy kế toán của Công ty tiến hành lập Sổ chi tiết và Sổ cái
tài khoản 511 định kỳ vào cuối quý
Vào ngày 1/10 Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 3
ký kết hợp đồng và ứng trước cho Công ty để tiến hành thực hiện giai đoạn
đầu tiên của việc khảo sát, thiết kế, tư vấn công trình Hồ Bốn là 150.000.000
đồng. Kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy và lên Sổ Nhật ký chung, Sổ
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
chi tiết và Sổ cái tài khoản 112, 131- HB. Cuối quý, sau khi các trưởng xưởng
và cán bộ kỹ thuật chuyển lên phòng kế toán biên bản kiểm kê khối lượng
công trình hoàn thành trong quý, kế toán sẽ tiến hành tính giá thành giai đoạn
thực hiện và thông báo cho chủ đầu tư, chủ dự án biết. Bên Công ty Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Điện Miền Bắc 2 sẽ lập Biên bản nghiêm thu theo giai
đoạn của Công trình thủy điện Hồ Bốn và chuyển cho Công ty Cổ phần Tư
vấn và Đầu tư Vinaconex 36 (Phụ lục 1.2.)
Sau khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình theo giai đoạn do chủ
đầu tư gửi, kế toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng, Bảng tính tổng hợp
giá trị khối lượng và Bảng thanh toán chi phí giao cho chủ đầu tư đồng thời
tiến hành ghi nhận doanh thu theo giai đoạn cho công trình Hồ Bốn vào tài
khoản 5113. Kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy, chương trình sẽ tự động
chuyển vào sổ Nhật ký chung, lập sổ chi tiết tài khoản 5113 theo công trình
thủy điện Hồ Bốn và sổ cái tài khoản 5113. Đồng thời, chương trình cũng tự
động kết chuyển tài khoản 5113 vào tài khoản 911- Xác đinh kết quả kinh
doanh vào cuối mỗi quý theo từng công trình, hạng mục công trình mà Công
ty thực hiện.
Đối với doanh thu hoạt động tài chính, hàng tháng sau khi tính toán số
tiền lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng, kế toán tiến hành nhập số liệu vào
máy chương trình sẽ tự động lên Sổ Nhật ký chung, lập sổ Chi tiết tài khoản
515. Cuối quý, phần mền kế toán sẽ tự động tổng hợp số liệu của từng tháng
lên Sổ cái tài khoản 515 và tự động kết chuyển sang tài khoản 911 – Xác định
kết quả kinh doanh
Đối với thu nhập khác do chỉ chủ yếu phát sinh do chủ đầu tư, chủ dự
án vi phạm hợp đồng thanh toán chậm nên trong quý 4 năm 2007 không phát
sinh thu nhập khác trong Công ty.
HÓA ĐƠN
Mẫu số : 01 GTKT – 3LL
25