Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thiết bị điện phú giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.81 MB, 102 trang )

Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................... 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 6
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN PHÚ
GIANG ............................................................................................................................... 7
1.1.

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang. .............. 7

1.2. Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị
điện Phú Giang. ........................................................................................................... 10
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú
Giang ............................................................................................................................ 15
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế hoán của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú
Giang. ............................................................................................................................ 18
PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN PHÚ GIANG .......................... 22
2.1.

Đặc điểm chung về sản phẩm và tổ chức sản xuất tại công ty ...................... 22

2.2.

Thực tế kế toán chi phí sản xuất tại công ty................................................... 30

2.3.



Phương pháp tính giá thành phẩm sản phẩm tại công ty ............................. 88

PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN PHÚ GIANG................................................................... 94
3.1. Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính già thành sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang ................................................................ 94
3.2. Một số ý kiến hoàn thiện nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang. ............................. 96
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 99
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 101

Phạm Mai Linh

2

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng khái quát tình hình sản xuất, kinh doanh ................................................ 13
Bảng 1.2: Bảng tỷ lệ phần trăm khuynh hướng của doanh thu BH và CCDV ................. 14
Bảng 1.3: Bảng tỷ lệ phầm trăm khuynh hướng của chi phí sản xuất kinh doanh ........... 15
Bảng 2.1: Bảng giá hợp đồng đi kèm phụ lục 03 – Dự án Cư Jut 03 ............................... 28

Bảng 2.2: Bảng chấm công tháng 3 .................................................................................. 45
Bảng 2.3: Bảng thanh toán lương tháng 3 ........................................................................ 46
Bảng 2.4: Bảng phân bổ CCDC tháng 3 ........................................................................... 56
Bảng 2.5: Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 3................................................................... 61
Bảng 2.6: Bảng khai báo định mức phân bổ chi phí theo công trình................................ 89
Biểu mẫu 1.1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ....................................................... 8
Biểu mẫu 1.2: Phần mềm kế toán Misa doanh nghiệp sử dụng ....................................... 21
Biểu mẫu 2.1: Phụ lục 03 – Dự án Cư Jut 03 ................................................................... 26
Biểu mẫu 2.2: Hóa đơn mua hàng số 127 ......................................................................... 31
Biểu mẫu 2.3: Thông báo giao hàng ................................................................................. 32
Biểu mẫu 2.4: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tài khoản 621 .......................................... 33
Biểu mẫu 2.5: Sổ Cái tài khoản 621 ................................................................................. 37
Biểu mẫu 2.6: Sổ nhật ký chung tài khoản 621 ................................................................ 40
Biểu mẫu 2.7: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tài khoản 622 .......................................... 47
Biểu mẫu 2.8: Sổ Cái tài khoản 622 ................................................................................. 49
Biểu mẫu 2.9: Sổ nhật ký chung tài khoản 622 ................................................................ 51
Biểu mẫu 2.10: Hóa đơn mua CCDC số 1864 .................................................................. 55
Biểu mẫu 2.11: Hóa đơn mua TSCĐ số 57 ...................................................................... 60
Biểu mẫu 2.12: Hóa đơn dịch vụ thuê ngoài số 435 ......................................................... 62
Biểu mẫu 2.13: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tài khoản 627 ........................................ 63
Biểu mẫu 2.14: Sổ Cái tài khoản 627 ............................................................................... 67
Biểu mẫu 2.15: Sổ nhật ký chung tài khoản 627 .............................................................. 70
Biểu mẫu 2.16: Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh tài khoản 154 ........................................ 77
Biểu mẫu 2.17: Sổ Cái tài khoản 154 ............................................................................... 81
Biểu mẫu 2.18: Sổ nhật ký chung tài khoản 154 .............................................................. 83
Phạm Mai Linh

3

K25KT2



Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Biểu mẫu 2.19: Thẻ tính giá thành dự án Cư Jut 03 quý I ................................................ 90
Biểu mẫu 2.20: Thẻ tính giá thành dự án Cư Jut 03 quý III ............................................. 92
Biểu mẫu 2.21: Biên bản giao nhận và nghiệm thu dự án Cư Jut 03................................ 93
Biểu mẫu 3.1: Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ .......................................................... 97

Phạm Mai Linh

4

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất – kinh doanh ..................................................................11
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp ................................................16
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty .................................................... 19
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm MISA SME ............................ 20
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất tủ điện của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang ...22
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ..................... 35
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................. 48

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung ....................................65
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ................................ 80

Phạm Mai Linh

5

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc sản xuất kinh doanh càng trở nên
khó khăn. Để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được lâu dài, thì sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao
luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Muốn được như vậy, ngoài việc nắm bắt
nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản xuất và hạ giá thành
sản phẩm.
Doanh nghiệp phải sản xuất ra sản phẩm với giá thành hợp lý, chất lượng tốt, mẫu
mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Nhưng muốn có giá cả hợp lý thì doanh nghiệp
phải tính toán sao cho tạo cho sản phẩm mình tạo ra có giá cả thấp nhất. Do đó chi phí sản
xuất sản phẩm phải thấp nhất thì doanh nghiệp mới ngày càng đi lên và phát triển.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần thiết bị điện Phú Giang đã
không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đứng vững và tồn tại trên thị trường. Đặc biệt công tác
kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp
là “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị

điện Phú Giang.”
Khi chọn đề tài này, em muốn được hiểu rõ hơn những vấn đề cơ bản về khái niệm,
bản chất của Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; phương pháp tập hợp chi
phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm thông qua nghiên cứu lý thuyết và
tìm hiểu thực tế áp dụng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại một doanh
nghiệp sản xuất – Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang. Cũng như qua việc nghiên cứu
này em có thể kiến nghị một số biện pháp góp phần kiểm soát quản lý chi phí hiệu quả hơn
cho công ty.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, Báo cáo thực tập tốt nghiệp có kết cấu gồm 3
phần:




Phạm Mai Linh

Phần 1: Khái quát chung về Công ty.
Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang.
Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ Kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị
điện Phú Giang.

6

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội


GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN PHÚ
GIANG
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang.
1.1.1. Tên doanh nghiệp:
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang.
- Tên quốc tế: Phu Giang Electric Joint Stock Company (PGE).
1.1.2. Chủ tịch hội đồng quản trị, Kế toán trưởng của doanh nghiệp:
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Bùi Bảo Hưng.
- Kế toán trưởng: Lê Thị Thoa.
1.1.3. Địa chỉ, số điện thoại:
- Văn phòng Hà Nội
Tầng 7, số 128 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Tel: (+84) 24 3227 2575
Fax: (+84) 24 3227 2563
Website: www.pge.vn
- Nhà máy Bắc Ninh
Đường N2-2, Khu công nghiệp Đại Đồng Hoàn Sơn, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh.
Tel: (+84) 24 3227 2575
Fax: (+84) 24 3227 2563
Website: www.pge.vn

Nhà máy của PGE tại tỉnh Bắc Ninh
1.1.4. Cơ sở pháp lý của Doanh nghiệp:
- Quyết định thành lập: 24/12/2009
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (bằng chữ: Năm tỷ đồng)
- Mã số thuế: 0104336646
Phạm Mai Linh


7

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Biểu mẫu 1.1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Phạm Mai Linh

8

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

1.1.5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
1.1.6. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
• Sản xuất tủ điện
Lĩnh vực sản xuất tủ điện là thế mạnh của PGE với các sản phẩm điển hình:
- Tủ điện trung thế
- Tủ điều khiển bảo vệ
- Tủ điện hạ thế
- Tủ thông tin và SCADA

- Tủ đo đếm điện năng
• Cung cấp sản phẩm thiết bị đo rung Vibrometer
- Các loại tuabin khí công suất lớn
- Các tuabin khí trong công nghiệp và hàng không
- Tuabin hơi
- Các loại máy phát công suất lớn
- Các loại máy bơm, máy nén, quạt công suất lớn
- Các loại động cơ công suất lớn, chân vịt hoặc cánh quạt máy bay
- Hệ thống giám sát rung và hoạt động cho các loại tuabin khí, hơi, thủy
điện, các loại máy nén, máy bơm bằng kỹ thuật số. Bảo vệ, thu tập dữ liệu
giám sát và phân tích các điều kiện làm việc của máy móc.
• Dịch vụ lắp đặt và thí nghiệm
• Tư vấn đo lường – thử nghiệm
1.1.7. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ
Công ty Cổ phần thiết bị điện Phú Giang được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực
năng lượng từ năm 2009. Từ khi thành lập cho đến nay Ban quản trị cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên trong công ty đã dồn hết tâm huyết cho việc phát triển và mở rộng hoạt động
kinh doanh của công ty.
Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh tích cực, hiện nay Công ty Cổ phần Thiết bị
điện Phú Giang đã sản xuất và kinh doanh, cung cấp giải pháp toàn diện và đồng bộ như:
Thiết kế, Sản xuất, Cung cấp, Lắp đặt, Thí nghiệm và các Thủ tục đóng điện cho các Nhà
máy điện, Trạm biến áp, Công nghiệp, Cơ sở hạ tầng, Xây dựng,... Ngoài ra Công ty còn là
đại diện của hãng Vibro-Meter Thụy Sỹ tại thị trường Đông Dương, chuyên cung cấp các
cảm biến, sản phẩm thay thế và các hệ thống tích hợp hoàn chỉnh trong việc giám sát, đo
lường và bảo vệ rung, di, đảo trục cho máy điện quay công suất lớn, máy phát điện trong các
nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
Với đội ngũ kỹ sư chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ, nhiều kinh nghiệp và đạt
chứng chỉ đào tạo quốc tế Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Công ty đã triển khai nhiều công
trình trọn gói hoặc từng phần trong lĩnh vực như tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt và
thí nghiệm hệ thống điện, đều đảm bảo đưa vào vận hành an toàn tin cậy và đúng tiến độ cho

các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy xi măng, trạm biến áp cũng như tòa nhà khu đô
thị và các nhà máy sản xuất công nghiệp trên toàn quốc.
Mục tiêu của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang là luôn đem lại sản phẩm chất
lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, tin cậy đáp ứng đầy đủ và đem lại sự thỏa mãn tối đa yêu
cầu của khách hàng.

Phạm Mai Linh

9

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

1.2. Khái quát hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú
Giang.
1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất- kinh doanh
Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung
cấp tủ điện hạ áp, trung áp đến cấp điện áp 40kV, cung cấp điều khiển, bảo vệ cho cấp điện
áp đến 500kV và hệ thống SCADA trong các nhà máy điện, trạm biến áp. Bên cạnh đó Công
ty còn cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trong ngành điện bao gồm thiết kế, lắp đặt, thí nghiệm
thiết bị, chuyên gia kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hệ thống năng lượng trong các
nhà máy thủy điện, nhiệt điện, năng lượng tái tạo, tòa nhà dân dụng đến các trạm biến áp, các
hệ thống điều khiển tự động trong hệ thống điện, nhà máy...
Trong lĩnh vực thương mại Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang là đại diện của
hãng MEGGITT VIBRO – METER – Thụy Sĩ ở Việt Nam. Công ty chuyên về cung cấp
những sản phẩm và dịch vụ của hệ thống giám sát rung (VMS) cho động cơ công suất lớn

cùng với thiết bị đo lường và giám sát rung VIBRO – METER. Cảm biến của Công ty đã vận
hành thành công trên máy công suất lớn như:
• Tua bin khí công suất lớn.
• Tua bị khí cho công nghiệp và hàng không.
• Tua bị khí gas.
• Máy phát điện công suất lớn.
• Bơm, máy nén khí, quạt công suất lớn.
• Động cơ công suất lớn, trục cánh quạt.

Phạm Mai Linh

10

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

1.2.2. Quy trình sản xuất – kinh doanh
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất – kinh doanh
SX: Lập kế hoạch sản xuất năm

KD: Dự báo nhu cầu trong năm

KD: Thông tin
bán hàng

QLCL: Điều chỉnh

và phòng ngừa

KH: Yêu cầu
KH

KD: Kiểm tra

KH: Lắp đặt và
chạy thử

SX: Xuất hàng
Chú thích:

TK&MH:
Kiểm tra
TK&MH: Ước
lượng báo giá








QLCL: Kiểm tra
đóng gói

KD: Kinh doanh
TK: Thiết kế

QLCL: Quản lý chất lượng
MH: Mua hàng
SX: Sản xuất
KH: Khách hàng

SX: Đóng gói
QLCL: Kiểm tra
cuối cùng

KD: Kiểm tra
QLCL: Kiểm
tra công đoạn
KH: Đấu thầu

SX: Gia công

KH: Hợp đồng

MH: Nhập kho

KD: Nhận
hợp đồng

KD: Nhận hợp
đồng

KD: Yêu cầu
sản xuất

SX: Lắp ráp


MH: Kiểm
tra
SX: Lập kế hoạch
sx của dự án

TK: Lập kế
hoạch thiết kế

QLCL: Kiểm
tra

QLCL: Nhận
vật tư
TK: Thiết kế

TK: Kết
quả thiết kế

MH: Đề nghị
mua hàng

Sơ lược quy trình sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú
Giang gồm các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu, bộ phận kinh doanh dự báo nhu cầu trong năm để bộ phận
sản xuất lập kế hoạch.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này bộ phận kinh doanh có trách nghiệm đưa ra thông tin bán
hàng để bộ phận thiết kế và bộ phận mua hàng kiểm ra và ước lượng báo giá. Dựa giá
báo đó bộ phận kinh doanh tham gia đấu thầu và ký kết hợp đồng với khách hàng.
Phạm Mai Linh


11

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Giai đoạn 3: Sau khi hợp đồng hai bên được ký kết, bộ phận kinh doanh yêu cầu bộ
phận sản xuất lập kế hoạch sản xuất của dự án. Bộ phận thiết kế có nhiệm vụ lên kế
hoạch thiết kế, thiết kế và đưa ra kết quả. Sau đó bộ phận mua hàng lập đề nghị mua
hàng, nhận vật tư từ bên quản lý chất lượng để kiểm tra và tiến hành nhập kho. Vật tư
sẽ được chuyển sang cho bộ phận sản xuất để gia công và lắp ráp, trong quá trình sản
xuất sẽ được phòng quản lý chất lượng kiểm tra gắt gao từng công đoạn để tránh gây ra
nhầm lẫn và sai sót. Sau khi bước kiểm tra cuối cùng kết thúc, bộ phận sản xuất tiến
hành đóng gói và xuất hàng cho khách hàng.
- Giai đoạn 4: Khách hàng kiểm tra, lắp đặt và chạy thử. Bộ phận quản lý chất lượng
phụ trách việc điều chỉnh và phòng ngừa theo yêu cầu của khách hàng.
1.2.3. Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị điện
Phú Giang
-

Phạm Mai Linh

12

K25KT2



Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Bảng 1.1. Bảng khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. Tổng vốn kinh doanh

VND

5.000.000.000

5.000.000.000


5.000.000.000

5.000.000.000

5.000.000.000

2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

VND

3.531.571.762

3.897.158.225

13.912.483.951

13.605.487.754

13.548.966.576

3. Tổng số lượng lao động bình quân

Người

16

16

16


17

17

4. Sản lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
cung cấp hàng năm

Dự án

15

16

20

17

17

5. Doanh thu bán hàng và CCDV

VND

3.592.433.569

3.925.406.158

14.177.098.446


13.638.430.604

12.717.621.951

6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

VND

62.852.009

36.397.897

276.977.629

38.530.263

(797.860.714)

7. Lợi nhuận khác

VND

(77.502)

253.944

8.783.596

(3.628.894)


(11.970.706)

8. Lợi nhuận sau thuế TNDN

VND

50.219.607

28.361.964

203.773.050

26.683.682

(809.901.310)

9. Thuế TNDN

VND

12.554.900

8.289.877

64.420.983

8.217.687

69.890


10. Thu nhập bình quân người lao động

VND

6.250.000

6.500.000

7.000.000

7.350.000

7.800.000

Phạm Mai Linh

13

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ
phần Thiết bị điện Phú Giang trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 có sự biến động
theo xu hướng giảm mạnh. Đặc biệt là năm 2019 có sự giảm rõ rệt so với các năm 2015,
2016 và 2018. Cụ thể:





Tổng vốn kinh doanh:
Từ năm 2015 đến năm 2019 doanh nghiệp không có sự biến đổi về tổng vốn kinh
doanh là 5.000.000.000 đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả,
sử dụng lợi nhuận của năm trước để quay vòng duy trì hoạt động sản xuất – kinh
doanh cho năm sau.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất hay có thể nói
là hầu như toàn bộ tổng doanh thu của công ty. Để hiểu rõ hơn ta có bảng sau:

Bảng 1.2. Bảng tỉ lệ phần trăm khuynh hướng của Doanh thu bán hàng và CCDV
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và CCDV



Năm
Năm
2015
2016
100% 109,27%

Năm
Năm
2017
394,64%

Năm

2018
379,64%

Năm
2019
354,01%

Thông qua tính toán sơ bộ ở các bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận
thấy rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng trưởng mạnh
mẽ qua các năm.
Nếu như vào năm 2015 doanh thu bán hàng và CCDV của công ty đạt
3.592.433.569 đồng thì sang năm 2016 doanh thu đã tăng nhẹ lên 3.925.406.158
đồng, tăng 332.972.589 đồng tương ứng 9,27%. Nhưng đến năm 2017 doanh thu lại
có bước nhảy vọt đạt 14.177.098.446 đồng, tăng 10.584.664.880 đồng tương ứng
294,64% so với năm 2015. Và nếu so những năm tiếp theo với năm 2015, doanh thu
bán hàng của công ty vẫn trên đà tăng trưởng. Cụ thể năm 2018 tăng
10.045.997.040 đồng tương ứng 279,64%, năm 2019 tăng 9.125.188.382 đồng
tương ứng 254,01%.
Để đạt được điều này công ty đã không ngừng đẩy mạnh giới thiệu quảng bá
thương hiệu của công ty cũng như những sản phẩm của công ty đến với các đơn vị
đấu thầu trên cả nước, mục đích để thương hiệu và hình ảnh của công ty được biết
đến nhiều hơn, giúp công ty có thêm những khách hàng mới. Trong những năm qua
công ty đã tích cực nghiên cứu phát minh ra các loại tủ điện phù hợp với yêu cầu
của khách hàng. Nhờ vậy mà số lượng dự án công ty ký kết hợp đồng thành công
cũng tăng theo từng năm. Công ty cũng đã tăng cường hoạt động quảng bá sản
phẩm một cách có hiệu quả đặc biệt như xây dựng một trang web dành riêng cho
công ty, nó có đầy đủ thông tin về công ty cũng như các sản phẩm để khách hàng có
thể thuận tiện tìm hiểu, tham khảo sản phẩm của công ty.
 Như vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty luôn tăng trưởng
qua các năm là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn được duy trì

và mở rộng qua các năm.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh:

Phạm Mai Linh

14

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Bảng 1.3. Bảng tỉ lệ phần trăm khuynh hướng của chi phí sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Năm
2015
100%

Năm
2016
110,35%

Năm
Năm
2017
393,95%


Năm
2018
385,25%

Năm
2019
383,65%

Theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu tăng thì chi phí cũng tăng theo. Nếu như năm
2015 tổng chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải bỏ ra là 3.531.571.762
đồng thì sang năm 2016 công ty phải bỏ thêm 365.586.463 đồng tương ứng 10,35%.
Năm 2017 công ty phải bỏ ra 13.912.483.951 đồng để phù hợp với khoản doanh thu
là 14.177.098.446 đồng mà công ty nhận về, tăng 10.584.664.880 đồng tương ứng
293,95%. Và những năm tiếp theo tổng chi phí sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng so
với năm 2015. Năm 2018 tăng 10.073.915.990 đồng tương ứng 285,25% và năm
2019 tăng 10.017.394.810 đồng tương ứng 283,65%.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác. Trong
tổng chi phí sản xuất kinh doanh thì giá vốn hàng bán luôn chiếm một tỉ trọng lớn
nhất và luôn có xu hướng tăng qua các năm. Lý do của sự tăng trưởng mạnh của giá
vốn hàng bán trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 là do năm 2017 công ty đi vào
sản xuất ổn định với số lượng dự án tăng hằng năm khiến cho chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tăng theo.


Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Nhìn chung trong 5 năm qua lợi nhuận thần từ hoạt động kinh doanh của công ty
giảm qua từng năm. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty năm
2016 so với năm 2015 giảm 26.454.112 đồng, năm 2018 so với năm 2015 giảm

24.321.746 đồng. Đặc biệt đến năm 2019 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
của công ty giảm mạnh tới từ mức dương 62.852.009 đồng xuống còn mức âm
797.860.714 đồng. Nguyên nhân này là do tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí sản
xuất kinh doanh mà công ty phải bỏ ra nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ mà công ty thu về.
 Chi phí tăng nhanh hơn doanh thu điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng
vốn chưa được hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn tác động xấu tới việc làm hồ sơ
vay tại các ngân hàng không có lợi thế và ảnh hưởng không nhỏ tới hồ sơ dự
thầu.
 Từ những số liệu trên cho thấy đến năm 2019 doanh nghiệp kinh doanh chưa
được tốt. Công ty cần có những phương án kinh doanh khắc phục để doanh
nghiệp hoạt động được hiệu quả hơn.
• Số lượng lao động và thu nhập bình quân người lao đông:
Từ năm 2015 đến năm 2019 số lượng lao động bình quân chỉ có biến động nhỏ từ
16 người lên 17 người. Bên cạnh đó thu nhập bình quân tăng đều qua các năm,
chứng tỏ công ty rất chú trọng đến đời sống của công nhân viên
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Phạm Mai Linh

15

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh


Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Chủ tịch Hội đồng quản trị

Giám đốc kỹ
thuật

Giám đốc điều
hành

Phòng Kinh
doanh

Phòng Kế
toán – Hành
chính

Phòng
Thiết kế Kỹ thuật

Phòng
mua hàng

Phòng Quản
lý dự án

Phòng sản
xuất

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
• Chủ tịch Hội đồng quản trị:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị là người lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của công
ty, đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước
nhà nước và trước người lao động của công ty.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch trong từng giai đoạn.
- Có quyền khen thưởng, kỷ luật, điều hành cấp dưới và ký kết các hợp đồng của
công ty.
• Giám đốc kỹ thuật:
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về công tác quản lý kỹ thuật, thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
- Tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm, năng suất.
- Triển khai xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng kỹ thuật trong sản xuất,
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn kiểm tra, đề
xuất các phương án chỉ đạo, uốn nắn những sai lệch không phù hợp.
• Giám đốc điều hành:
- Phối hợp với Ban điều hành xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu
dài hạn. Điều hành các phòng ban công ty để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng
bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của công ty.

Phạm Mai Linh

16

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh


Giám sát dự án và đưa ra những quyết định, đề xuất đúng đắn, xây dựng hệ thống
quy trình quy định cấp công ty và các bộ phận để đảm bảo công ty hoạt động hiệu
quả.
- Xây dựng ngân sách, định mức chi phí về dự án. Định kỳ theo dõi kiểm soát và
đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
• Phòng Kế toán – Hành chính:
- Đảm nhiệm công tác kế toán tài chính của công ty, phản ánh tổng hợp, chính xác
chi phí sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, hạch toán tiêu thụ, tính lãi lỗ
và lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ...
- Bộ phận kế toán phải đảm bảo thông tin liên tục, đầy đủ, chính xác giúp Ban quản
trị quản lý quá trình sản xuất chặt chẽ, hiệu quả và từ đó đề ra phương hướng kinh
doanh, đầu tư đúng đắn, kịp thời...
- Có trách nhiệm về mặt nhân sự như sắp xếp, bố trí lao động hợp lý trong công ty,
theo dõi việc chấm công, quản lý công tác văn thư, lưu trữ.
- Ban hành các thông báo, quyết định của công ty theo chỉ thị của Ban quản trị.
- Tổ chức các phong trào thi đua, khen thưởng...
• Phòng Kinh doanh:
- Là bộ phận trực tiếp thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của dự án. Báo cáo kế
hoạch thường niên về các hoạt động của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả những
nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.
- Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc về công tác bán các sản phẩm của công ty
- Thực hiện việc tiếp cận và nghiên cứu thị trường khách hàng. Lên kế hoạch và tổ
chức các hoạt động kinh doanh. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách
hàng, lập hợp đồng với khách hàng.
- Đề xuất các chiến lược marketing cùng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh trong từng thời điểm.
• Phòng Thiết kế - Kỹ thuật:
- Khảo sát hiện trường và báo cáo kết quả khảo sát các dự án.
- Thiết kế, kiểm tra thiết kế lập và hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật các dự án theo đúng

yêu cầu về chất lượng và tiến độ được giao, đề xuất giải pháp xử lý các sự cố...
- Lập dự toán khối lượng, dự toán tổng thể hoặc chi thiết cho các dự án. Bóc tác
khối lượng để thi công hoặc đấu thầu.
• Phòng Quản lý dự án:
- Tham mưu cho Ban quản trị về công tác đầu tư xây dựng các dự án, công tác quản
lý tiến độ, chất lượng xây dựng các dự án của công ty.
- Lập dự toán các chi phí quản lý dự án, tiến độ thực hiện, kế hoạch vốn đầu tư xây
dựng, kế hoạch giải ngân hàng năm các dự án.
- Chủ trì, thẩm tra và giám sát hạng mục dự án trong từng giai đoạn sản xuất. Trình
duyệt các chi phí phát sinh và các vướng mắc về kinh tế trong quá trình thực hiện
dự án.
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.
• Phòng Mua hàng:
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và
cung ứng vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét, đề xuất và thực
hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cho hoạt động sản xuất – kinh
-

Phạm Mai Linh

17

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

doanh trên cơ sở Ban giám đốc đã phê duyệt một cách nhanh chóng, chủ động và

hiệu quả.
- Quản lý các nhà cung ứng theo quy trình của công ty. Kiểm tra chất lượng và tiến
độ cung ứng của toàn bộ vật tư đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động nhập – dự trữ - xuất – kiểm kê vật tư của
hệ thống kho của công ty theo quy trình.
- Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ và kịp thời theo quy định của công ty.
• Phòng sản xuất:
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra,
giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất chế tạo tại nhà máy.
- Theo dõi tình hình sản xuất của công ty đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.
- Nghiên cứu, cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiến
hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm để tìm ra những nguyên nhân không
đạt và đưa ra biện pháp khác phục.
- Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế hoán của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú
Giang.
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để phục vụ cho việc hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi tình
hình hoạt động của công ty, thực hiện tình hình nghĩa vụ với nhà nước Công ty tổ chức
phòng kế toán riêng theo hình thức tập trung với 4 người phụ trách. Phòng kế toán được đặt
dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra
toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn doanh nghiêp, tổ chức các thông tin
kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận trong công ty, thực hiện đầy đủ sự ghi
chép ban đầu và chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Do công ty thực hiện
công tác kế toán tập trung, không có đơn vị trực thuộc vì vậy để đảm bảo và chỉ đạo tập
trung, thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm và tổ
chức quản lý sản xuất, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng

(Kiêm kế toán tổng hợp và kế toán thuế)

Kế toán tiền lương



Kế toán công nợ

Kế toán giá thành

Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Ban quản trị
về tài chính và kế toán của công ty. Phụ trách chung, điều hành, chỉ đạo và giám sát
mọi hoạt động trong phòng Kế toán – Hành chính. Xây dựng mô hình bộ máy kế toán

Phạm Mai Linh

18

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

ở công ty giúp công ty hoạt động hiệu quả. Chịu trách nhiệm với kiểm toán viên về các
sổ sách tài liệu của doanh nghiệp.
• Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu từ các bộ phận kế
toán, lập báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.

• Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh. Kiểm tra đối chiếu
hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở. Hàng quý lên tờ khai
thuế cho công ty và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ. Theo dõi báo cáo tình
hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty.
• Kế toán tiền lương: hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương giúp doanh
nghiệp quản lý hiệu quả hợp lý quỹ tiền lương, bảo đảm việc trả lương và trợ cấp
BHXH, BHYT đúng nguyên tắc, đúng chế độ cho người lao động để từ đó kích thích
người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời là cơ sở cho việc phân
bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm được chính xác.
• Kế toán công nợ: Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ
thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời
hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán để tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau. Định kỳ
kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. Tổng hợp
và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho Ban quản trị để có
biện pháp xử lý.
• Kế toán giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và đối tượng giá thành sản
phẩm phát sinh trong kỳ. Vận dụng các phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và xác
định giá thành thực tế của các loại sản phẩm đã hoàn thành, các loại sản phẩm còn dở
dang, tiến hành tổng kết hạch toán theo từng nhóm. Ngoài ra, kế toán giá thành còn
phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hạch giá thành sản
phẩm.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán:
Sơ đồ 1.4. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên phần mềm MISA SME

Chứng từ kế
toán

Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại


Sổ kế toán:
Phần mềm
Kế toán

-

Máy vi tính

Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
quản trị

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, công ty càng ngày càng mở rộng
quy mô sản xuất nên các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ ngày càng nhiều. Để thuận tiện hơn
trong việc ghi chép, giảm bớt lượng công việc tại phòng kế toán, hạn chế sai sót trong việc

Phạm Mai Linh

19

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh


xử lý số liệu hiện nay công ty đã sử dụng phần mềm kế toán MISA SME do Công ty Cổ
phần Misa sản xuất. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính như sau:


Hàng ngày: Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán
cùng loại đã được kiểm tra, được dùng là căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài
khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên
phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động
nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
• Cuối quý (hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào): Kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ
(cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi
tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã
được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán
với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo
quy định.
1.4.3. Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Biểu mẫu 1.2. Phần mềm kế toán Misa doanh nghiệp sử dụng

-

-

Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban
hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014, các chuẩn mực
kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa lỗi, bổ sung, hướng
dẫn thực hiện kèm theo.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (Bình quân tức
thời).
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao đường thẳng.

Phạm Mai Linh

20

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

-

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
Kỳ kế toán: kỳ kế toán quý là ba tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày
cuối cùng của tháng cuối quý đó.
Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kế thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND).

Phạm Mai Linh

21

K25KT2



Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN PHÚ GIANG
2.1. Đặc điểm chung về sản phẩm và tổ chức sản xuất tại công ty
2.1.1. Đặc điểm sản phẩm sản xuất tại công ty
Lĩnh vực sản xuất tủ điện là thế mạnh của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang
với các sản phẩm điển hình như: Tủ điện trung thế, tủ điện hạ thế, tủ điều khiển bảo vệ, tủ
đo lường, tủ thông tin… Mỗi loại tủ đều có những ưu điểm riêng nhưng chúng đều có
những đặc điểm chung là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp
hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến
các nơi tiêu thụ điện. Tủ điện được dùng làm nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng cắt
điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách
ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất tủ điện của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang

Gá các
thiết bị lên
thanh gá
Nguyên vật
liệu, bán
thành phẩm
mua ngoài
(Vỏ tủ, rơ
le,...)

Gắn máng

đi dây dẫn
điện

Kiểm tra kỹ
trước khi xuất
hàng

Hoàn
thiện tem
nhãn, tên
tủ...

Vệ sinh và
đóng gói
giao thành
phẩm cho
khách hàng

Đấu nối các
mạch điện
theo sơ đồ
Quy trình sản xuất tủ điện của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang gồm các
giao đoạn chủ yếu:
-

-

Giai đoạn 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng, lên phương án thiết kế bản vẽ. Đây là khâu
rất quan trọng bởi vì toàn bộ yêu cầu của khách hàng sẽ được phòng thiết kế tổng hợp
lại và thiết kế theo ý tưởng của khách hàng. Phòng thiết kế kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế

mạch điện, danh sách thiết bị cần có trong tủ điện rồi báo lại cho phòng mua hàng
mua nguyên vật liệu cần thiết.
Giai đoạn 2: Nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, gia công sẽ được chuyển
trực tiếp đến nơi thi công công trình mà không nhập kho. Tại đó nhân viên kỹ thuật sẽ
gá các thiết bị lên thanh gá hoặc tấm panel có trong tủ điện. Gắn máng đi dây dẫn
điện trong tủ sao cho gọn gàng và khoa học nhất.

Phạm Mai Linh

22

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

-

-

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Giai đoạn 3: Sau khi các thiết bị như: Rơ le, bộ chuyển mạch, aptomat… được lắp đặt
đúng vị trí. Nhân viên sẽ tiến hành đấu nối các mạch điện trong tủ điện theo sơ đồ đã
được phê duyệt.
Giai đoạn 4: Sau khi đấu nối xong, phòng kỹ thuật và phòng quản lý dự án sẽ kiểm
tra thật kỹ trước khi giao cho khách hàng.
Giai đoạn 5: Khâu cuối cùng là hoàn thiện tem nhãn, tên tủ, tên các thiết bị trên mặt.
Vệ sinh và đóng gói giao thành phẩm cho khách hàng.


Về tổ chức sản xuất, là một công ty chuyên sản xuất các loại tủ điện, hiện nay Công
ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang đã sản xuất và thi công rất nhiều công trình. Các sản
phẩm đều được hình thành nên từ việc lắp ráp rất nhiều chi tiết đòi hỏi kỹ thuật và độ
chính xác cao. Các chi tiết để hình thành nên thành phẩm cuối cùng phải trải qua các giai
đoạn chế biến, mỗi giai đoạn này đều được giao cho phân xưởng sản xuất tại nhà máy ở
Bắc Ninh. Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang tiến hàng sản xuất chủ yếu là theo
công trình, một số công trình tiêu biểu như: Dự án nhà máy điện mặt trời Cư Jut, dự án
nhiệt điện Quảng Ninh, dự án thủy điện Suối Chăn 1… Nổi bật nhất là dự án nhà máy
nhiệt điện mặt trời Cư Jut. Công ty đã hoàn thành những công việc như: Thiết kế, sản xuất,
lắp đặt và đưa vào vận hành thành công các sản phẩm: Tủ hợp bộ đo lường, bảo vệ, điều
khiển, tủ công tơ đo đếm, tủ đấu dây phía 110kV, tủ Inverter… cho dự án điện mặt trời Cư
Jut với công suất 50MW. Dự án đã hoàn thành vào tháng 4 năm 2019 sớm hơn tiến độ của
chủ đầu tư.
2.1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất sản phẩm tại công ty
Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh
các loại tủ điện. Chính vì vậy để thuận tiện cho việc hạch toán cũng như quản lý chi phí,
công ty tiến hành phân loại chi phí theo từng khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty là các tủ điện có cấu tạo phức tạp, do
nhiều bộ phận chi tiết hợp thành nên vật liệu để sản xuất mặt hàng này rất đa dạng và
phong phú, một số nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra tủ điện như: rơ le, cầu đấu,
bộ mạch chuyển đổi, đồng hồ đo điện …

Phạm Mai Linh

23

K25KT2



Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Do công ty sản xuất sản phẩm theo công trình, dự án nên nguyên vật liệu mua về
phục vụ cho công trình, dự án nào sẽ được chi tiết vào công trình, dự án đó. Thông
thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 62% giá thành sản xuất sản
phẩm. Nguyên vật liệu chủ yếu được mua ở các công ty như: Công ty Cổ phần kỹ thuật
Khải Minh, Công ty TNHH phát triển thương mại Việt Nhật, Công ty TNHH gia công
kim loại tấm, Công ty TNHH kỹ thuật điện Tân Thành Phong, Công ty Cổ phần Công
nghệ Hợp Long, Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và kỹ thuật cao THT…
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
-

Chi phí nhân công trực tiếp:
Tiền lương là một trong những yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm. Toàn bộ
công ty có 4 công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất. Hàng tháng công ty tiến hành
chi trả lương cho công nhân viên ở phân xưởng sản xuất theo thời gian. Chi phí nhân
công trực tiếp bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ
cấp và các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. Thường thì các khoản
này chiếm khoảng 13% giá thành sản phẩm sản xuất.
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung:
Để duy trì hoạt động sản xuất thì ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí
nhân công trực tiếp thì doanh nghiệp còn phải trả những khoản chi phí liên quan đến
phục vụ và quản lý quá trình sản xuất như lương của quản lý phân xưởng, công cụ
dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí trả trước,
chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Chi phí sản xuất chung chiếm
khoảng 25% giá thành sản phẩm.

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung. Kế toán đã chi tiết
chi phí này theo khoản mục:
• Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
• Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu
• Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
• Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
• Tài khoản 6275 – Chi phí lãi vay dự án
• Tài khoản 6276 – Chi phí thuê phân xưởng
• Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
• Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác
2.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là bước đầu tiên để hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty Cổ phần Thiết bị điện Phú Giang là sản xuất sản
phẩm theo công trình, dự án. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là công
trình, dự án.
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ được kế toán hạch toán trên phần
mềm. Vì công ty sản xuất sản phẩm theo công trình, dự án nên chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp mua phục vụ cho công trình nào sẽ được tập hợp trực tiếp vào công trình đó. Còn chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phần mềm sẽ tự động tổng hợp vào sổ
Phạm Mai Linh

24

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh


Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản, hàng quý kế toán sẽ phân bổ chi phí này
theo phần trăm hoàn thành công trình. Đồng thời kết chuyển tất cả các loại chi phí đó sang
tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Giá trị công trình hoàn thành trong
năm được xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí từ khi phát sinh đến khi hoàn thành
ở sổ chi tiết để tính giá thành.
Ngày 29 tháng 1 năm 2019 có phụ lục số 03 đi kèm với hợp đồng kinh tế số
073118/ALP – PGE của Công ty Cổ phần Alphanam E&C yêu cầu sản xuất một số loại sản
phẩm như sau:

Phạm Mai Linh

25

K25KT2


Trường đại học Mở Hà Nội

GVHD: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Biểu mẫu 2.1. Phụ lục 03 - dự án Cư Jut 03

Phạm Mai Linh

26

K25KT2



×