Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần lavis miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 74 trang )

MỤC LỤC

Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... ii
Danh mục hình vẽ ........................................................................................................... iii
Phần 1: Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
1.2.
1.3.

Mục đích, lý do ....................................................................................... 1
Phạm vi thực tập ...................................................................................... 2
Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo ............................................. 2

Phần 2: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ..................................... 4
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ...................... 4
Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ Phần Lavis Miền Bắc .......................... 7
Quy trình kinh doanh ............................................................................... 10
Khái quát hoạt động SXKD của Công ty Cổ Phần Lavis Miền Bắc ........ 16

Phần 3: Phân tích hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Lavis Miền
Bắc ..................................................................................................................................29
3.1. Thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Lavis Miền Bắc ................................................................................................... 29
3.2. Đánh giá thực trạng hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ
phần Lavis Miền Bắc .......................................................................................... 59
Phần 4: Xu hướng, triển vọng phát trieienr của công ty đến năm 2020 và khuyến nghị


nhằm thúc đẩy hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Lavis Miền
Bắc ..................................................................................................................................62
4.1. Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty đến năm 2020 ........................ 62
4.2. Đề xuất và khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phân phối và tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ........................................................ 63
Phần 5: Kết luận .............................................................................................................. 68
Danh mục tài liệu tham khảo ..........................................................................................
Nhận xét của đơn vị thực tập ..........................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc ............. 5
Bảng 2.2. Bảng kê khai về cơ sở vật chất trang thiết bị của Công ty Cổ phần Lavis Miền
Bắc ..................................................................................................................................16
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, phòng ban, giới tính, độ tuổi của
Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ................................................................................... 18
Bảng 2.4. Bảng so sánh cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, phòng ban, giới tính, độ
tuổi của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc ...................................................................... 18
Bảng 2.5. Bảng cân đối kế tóa của Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ........................... 21
Bảng 2.6. Bảng so sánh Tài sản/Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ...... 23
Bảng 2.7. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc ..27
Bảng 3.1. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc ............... 30
Bảng 3.2. Sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối trực tiếp của Công ty cổ phần Lavis
Miền Bắc ......................................................................................................................... 34
Bảng 3.3. Sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối gián tiếp của Công ty cổ phần Lavis
Miền Bắc ......................................................................................................................... 35
Bảng 3.4. Bảng thống kê Doanh thu/Sản lượng tiêu thụ của Công ty cổ phần Lavis Miền
Bắc ..................................................................................................................................40
Bảng 3.5. Bảng so sánh Doanh thu/Sản lượng tiêu thụ của Công ty cổ phần Lavis Miền
Bắc ..................................................................................................................................42

Bảng 3.6. Bảng giá Base sơn Lavisson Amsterdam 2020 .............................................. 50
Bảng 3.7. Bảng giá Base sơn Lavisson Amsterdam 2019 .............................................. 53
Bảng 3.8. Bảng chính sách giá bán hàng dành cho đại lý 2020 của Công ty cổ phần
Lavis Miền Bắc ............................................................................................................... 54
Bảng 3.9. Tỷ lệ chiết khấu dựa trên khả năng thanh toán của Công ty cổ phần Lavis
Miền Bắc ......................................................................................................................... 55
Bảng 3.10. Danh sách hỗ trợ vận chuyển theo vùng của Công ty cổ phần Lavis Miền
Bắc .................................................................................................................................57
Bảng 4.1. Bảng chính sách giá chiết khấu cho khách hàng tiêu dùng ............................ 65


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1. Đồ thị biểu diễn cơ cấu lao động theo số năm kinh nghiệm .............. 21
Đồ thị 2.2. Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng Doanh thu/Lợi nhuận từ năm 2015
đến 2019 của công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc .................................................. 28
Đồ thị 3.1. Đồ thị Doanh thu tiêu thụ theo thị trường của Công ty Cổ phần Lavis
Miền Bắc từ năm 2015 đến năm 2019 ................................................................. 43


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1.
-

Mục đích, lý do
Tầm quan trọng của việc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp:

Mong muốn sau khi hoàn thành báo cáo thực tập là có cái nhìn khái quát về nền

kinh tế. Ít nhất là trong đơn vị thực tập, hiểu rõ được tầm quan trọng của một hệ
thống làm việc, những quy định và chính sách thưởng phạt. Hơn nữa còn có cơ hội
vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế tại doanh nghiệp.
Từ đó, rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình để sau này ra làm việc và hoàn
thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
-

Lý do chọn nghiệp vụ thực tập: “Phân phối và tiêu thụ sản phẩm”:
Mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều có những mối liên quan đến nhau.

Mỗi hoạt động này dù ít hay nhiều thì cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh
nghiệp, gây ra những hậu quả cũng như những tổn thất cho doanh nghiệp và điều
này thì không một doanh nghiệp nào mong muốn cả. Phân phối và tiêu thụ sản
phẩm đóng một vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động và
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản
xuất kinh doanh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vấn
đề đặt ra là làm sao có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, hàng hóa. Dù là doanh
nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại để làm điều đó thì cần phải nghiên
cứu thị trường, từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh, chiến lược phân phối
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Vật liệu sơn trang trí là nguyên liệu không thể thiếu trong các công trình xây
dựng. Không có sơn trang trí chúng ta không thể hoàn thiện được những ngôi nhà
khang trang, trường học, công viên… Năm qua thị trường vật liệu sơn trang trí
không ngừng biến động. Từ đó ta có thể nhận thấy, việc lựa chọn doanh nghiệp
của mình phương thức để hoạt động và phát triển thị trường nhằm tăng doanh thu
và vị thế của sản phẩm và Công ty trên thị trường là việc làm hết sức quan trọng.
Việc xây dựng và phát triển mở rộng thị trường cho sản phẩm (Ở đây là sản phẩm
sơn trang trí) này không phải chỉ là một phương thức cụ thể mà là một quá trình
lâu dài bao gồm kết hợp các chiến lược kinh doanh và đường lối phát triển của

1


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
doanh nghiệp, từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm giữ ổn định thị trường, góp phần
nâng cao năng lực phát triển và xây dựng thị trường cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại
Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu
Hương và các anh chị phòng kinh doanh của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc em
đã chọn đề tài: “Phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Lavis
Miền Bắc”.
-

Lý do chọn đơn vị thực tập: “Công ty cổ phần LAVIS MIỀN BẮC”

Nhận ra tầm quan trọng của sơn, Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc là nơi giúp
những con người hạnh phúc hơn nhờ màu sắc của căn nhà tuyệt đẹp đem lại niềm
tự hào và sang trọng cho mỗi gia đình.
-

Ý nghĩa, tầm quan trọng của báo cáo:

▪ Góp phần nâng cao, hoàn thiện kiến thức chuyên môn.
▪ Vận dụng kiến thức lý thuyết để phân tích, đánh giá đình tình sản xuất kinh
doanh chung của doanh nghiệp cũng như một số nghiệp vụ quản trị kinh
doanh cụ thể của doanh nghiệp.
▪ Tìm kiếm một số khuyến nghị để hoàn thiện, khắc phục hạn chế, bất cập
trong hoạt động quản trị một nghiệp vụ cụ thể tại doanh nghiệp.
1.2.
-


Phạm vi thực tập
Phạm vi thực tập tại Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc, cụ thể là thực tập
sinh phòng kinh doanh trong công ty.

-

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động

phân phối và tiêu thụ sản phẩm của

Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc.
-

Thời gian thực tập từ ngày 2 tháng 01 năm 2020 đến ngày 5 tháng 02 năm
2020.

1.3.
-

Tên nghiệp vụ thực tập và kết cấu báo cáo
Tên nghiệp vụ thực tập:

Phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
-

Kết cấu báo cáo được chia làm 5 phần:

Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc.


2


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Phần 3. Phân tích hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Lavis Miền Bắc.
Phần 4. Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty đến năm 2020 và khuyến nghị
nhằm thúc đẩy hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Lavis Miền Bắc.
Phần 5. Kết luận.

3


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
PHẦN 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP LAVIS MIỀN BẮC
2.1. Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
2.1.1. Tên doanh nghiệp, giám đốc hiện tại của doanh nghiệp
-

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN LAVIS MIỀN BẮC

-

Tên giao dịch: NORTH LAVIS., JSC

-

Điện thoại: 0246684262


-

Website: www.lavisson.com

-

Giám đốc hiện tại: Bà Nguyễn Thị Trang

2.1.2. Địa chỉ:
-

Lô CN-09-2, Cụm CN Ninh Hiệp - Xã Ninh Hiệp – Huyện Gia Lâm –
Thành phố Hà Nội

2.1.3. Cở sở pháp lý của doanh nghiệp
-

Quyết định thành lập:
Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc được thành lập theo giấy phép đăng ký
kinh doanh số 0106530617 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
cấp ngày 07/05/2014.

-

Ngày hoạt động: 07/05/2014

-

Mã số thuế: 0106530617


-

Cơ quan thuế quản lý: Chi cục Thuế Huyện Gia Lâm

-

Người đại diện: Nguyễn Nhật Anh

-

Địa chỉ người đại diện: 149 Phan Đình Phùng, Phường Quang Trung, Tp.
Vinh, Nghệ An

-

Vốn điều lệ: 13.000.000.000 đồng (Bằng chữ: mười ba tỷ đồng).

2.1.4. Loại hình doanh nghiệp:
-

Công ty cổ phần

2.1.5. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc được thành lập từ ngày 7 tháng 5 năm 2014.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác
trong xây dựng như: sơn trang trí, máy pha màu sơn... Sau hơn 5 năm thành lập,
Công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong thị trường buôn bán vật liệu, thiết
bị lắp đặt khác trong xây dựng tại Việt Nam.
4



GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Các ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:
Bảng 2.1. Bảng ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc
Mã ngành

Mô tả

Ngành chính

23920

Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét

N

41000

Xây dựng nhà các loại

N

4210

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

N

42200


Xây dựng công trình công ích

N

42900

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

N

43210

Lắp đặt hệ thống điện

N

4322

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều
hòa không khí

N

43290

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

N


4610

Đại lý, môi giới, đấu giá

N

4663

4669
74100

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân
vào đâu
Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Y

N
N

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt
4752

khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên

N

doanh

82920
2022

Dịch vụ đóng gói
Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương
tự; sản xuất mực in và ma tít

N
N

(Nguồn: Tài liệu Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc)
2.1.6. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Năm 1993:
Năm 1993 Lavis thành lập.
• Lavis trực tiếp thi công và kinh doanh các thương hiệu sơn tại thị trường
Việt Nam.
Năm 2008:
5


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Năm 2008 Lavis thành lập thương hiệu sơn Lavisson và Sammy.
• Trải qua hơn 15 năm kinh doanh các mặt hàng sơn và trở thành một trong
nhưng nhà phân phối sơn lớn tại Việt Nam. Năm 2008, Lavis thành lập
thương hiệu Lavisson và Sammy.
• 2008: 20 nhân lực.
Năm 2014:
Năm 2014 chuyển thành công ty cổ phẩn và thành lập Lavis miền Bắc.
• Sau 20 năm hình thành và phát triển năm 2014 Lavis thành lập công ty cổ
phần Lavis miền Bắc trụ sở tại KCN Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.

• 2014: 44 nhân lực.
Năm 2017:
13/10/2017 hoàn thành xây dựng nhà máy Lavis Brothers tại KCN VSIP 2A,
Bình Dương, Việt Nam.
• Sau 4 năm từ thời điểm chuyển đổi thành công ty cổ phần và sau 24 năm
hình thành và phát triển, nhà máy Lavis Brothers được hoành thành xây
dựng và Lavis hoàn toàn chủ động vè sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm. Lavis Brothers tập trung về nghiên cứu và phát triển các sản phẩm
mới, cung cấp các sản phẩm tốt hơn và phù hợp hơn với thị trường.
• 2017: 70 nhân lực.
Năm 2018:
Năm 2018 thành lập Lavis miền Trung và Tây Nguyên.
• Tháng 6/2018 thành lập Lavis Highland & Central (Lavis HC) tại Thành
phố Đà Nẵng, Việt Nam. Lavis HC cung cấp sản phẩm và dịch vụ của các
sản phẩm sơn Lavisson & Sammy tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên
của Việt Nam.
• 2018: 92 nhân lực.
Năm 2019:
• Năm 2019: Thành lập Lavis Miền Nam
• Lavis miền Nam trụ sở đóng tại Nhà máy Lavis Brothers KCN VSIP 2A,
Tân Uyên, tình Bình Dương. Lavis miền Nam cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ tại toàn bộ các tỉnh thành miền Nam.
6


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
• 2019: 149 nhân lực.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Lavis Miền Bắc.


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
-

Hội đồng quản trị: Công ty cổ phần Lavis

Tham gia vào bộ máy lãnh đạo của công ty, có trách nhiệm, quyền hạn cao nhất;
có quyết định trong việc ra quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền
lợi của công ty, lập chương trình hoạt động, yêu cầu đối với các phòng ban cấp
dưới. Là phòng ban có trách nhiệm cao nhất trong công ty nên vai trò, trách nhiệm
cũng rất cao trong các quyết định của toàn công ty. Hội đồng quản trị có cơ sở,
quyền hạn của các thành viên trong công ty trong việc phân chia quyền lợi và cổ
tức.
-

Ban kiểm soát: Công ty cổ phần Lavis

Thay mặt Hội đồng quản trị kiểm soát hoạt động tài chính của công ty và hoạt động
điều hành của Tổng giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác được quy định
tại điều lệ của công ty.
7


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
-

Tổng giám đốc: Công ty cổ phần Lavis

Thay mặt Hội đồng quản trị để quản lý và điều hành công ty. Tổng giám đốc công
ty là đại diện pháp nhân của công ty.

-

Giám đốc điều hành Lavis Miền Bắc:

CEO Nguyễn Thị Trang là người điều hành cao nhất của công ty Cổ phần Lavis
Miền Bắc, chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh trong công ty từ việc xây dựng chiến
lược, tổ chức thự hiện kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh là lựa chọn các phương án
hủy động nguồn lực để tổ chức thực hiện. Bà là người chịu trách nhiệm về hoạt
động quản lý và các cán bộ do bà ký bổ nhiệm. CEO Nguyễn Thị Trang là đại diện
cao nhất về pháp nhân cho công ty, là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản và
chịu trách nhiệm toàn bộ trước Nhà nước và toàn công ty.
-

Phòng kinh doanh:

▪ Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh
▪ Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm
▪ Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm nhằm mang đến khách
hàng chất lượng dịch vụ cao
▪ Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh
▪ Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết
▪ Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh
▪ Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế
và cách hợp tác với khách hàng
▪ Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh
▪ Xây dựng các chiến lược PR, Marketing cho các sản phẩm theo từng giai
đoạn và đối tượng khách hàng
▪ Xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu.
-


Phòng kế toán:

▪ Xây dựng hệ thống kế toán của công ty
▪ Cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành nhằm đáp
ứng đúng theo quy định của pháp luật
▪ Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra của công ty
▪ Có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo khi có
yêu cầu
8


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
▪ Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo trong
việc đưa ra các quyết định
▪ Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản…
▪ Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định…
▪ Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế.
-

Phòng hành chính:

▪ Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến nhân sự,
công văn, hợp đồng, các quy chế áp dụng cho công ty
▪ Tham mưu về cách tổ chức các phòng ban, nhân sự theo mô hình công ty
▪ Lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân lực
▪ Lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng
▪ Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ và gửi cho
khách hàng
▪ Đón tiếp khách, đối tác
▪ Quản lý tài sản cố định và bảo dưỡng tài sản của công ty

▪ Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra các công tác liên quan đến trật tự, phòng
cháy chữa cháy, vệ sinh…
-

Kho – vận chuyển:

▪ Chịu trách nhiệm chính về hàng hóa trong kho và vận chuyển hàng hóa của
công ty.
-

Bộ phận kỹ thuật:

▪ Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo
an toàn, tiến độ, chất lượng trong công ty.
▪ Quản lý sử dụng, sửa chữa, đề xuất mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt
động kinh doanh của công ty.
-

Phòng Marketing:

▪ Nghiên cứu dự báo thị trường.
▪ Tổ chức triển khai phát triển sản phẩm mới.
▪ Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu.
▪ Phát triển sản phẩm mới.
▪ Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược Marketing.
▪ Thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền thông.
9


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương

-

Kinh doanh KV1, Kinh doanh KV2, Kinh doanh Miền Trung và Tây
Nguyên:

▪ Chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động kinh doanh tại khu vực của mình,
dưới sự kiểm soát của phòng kinh doanh.
2.2.3. Mối quan hệ giữa các bộ phân trong hệ thống quản lý Lavis Miền Bắc:
-

Giám đốc điều hành bà Nguyễn Thị Trang chịu trách nhiệm về mọi quản lý
và kinh doanh của công ty trước pháp luật và toàn bộ nhân viên trong công
ty.

-

Phòng kinh doanh: công việc chính là nghiên cứu nhu cầu thị trường cũng
như khách hàng để mang lại sản phẩm và dịch vụ tốt nhất thỏa mãn mọi nhu
cầu, mang doanh thu về cho công ty. Đưa ra các chiến lược kinh doanh đến
Giám đốc điều hành.

-

Phòng kế toán: Có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính cho Giám đốc
nhằm giúp Giám đốc đưa ra quyết định. Giải quyết, chi trả tiền lương cho
các nhân viên trong công ty. Thanh toán các chi phí của bộ phận kỹ thuật,
phòng marketing và phòng kinh doanh.

-


Phòng hành chính: báo cáo cho Giám đốc điều hành về tình hình nhân sự
của công ty, lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân sự trước lãnh đạo.

-

Kho – vận chuyển: chịu trách nhiệm báo cáo các vấn đề về hàng hóa và vận
chuyển cho kế toán

-

Bộ phận kỹ thuật: hỗ trợ nhân kinh doanh sửa chữa máy móc pha màu, cài
đặt phần màu cho các đại lý, sữa chữa máy móc tại các phòng ban

-

Phòng marketing: đưa ra các chiến lược marketing để thúc đẩy hoạt động
kinh doanh, hỗ trợ phòng kinh doanh. Báo cáo chi phí làm marketing với
phòng kế toán. Chịu trách nhiệm về hoạt động marketing trước Giám đốc.

2.3. Quy trình kinh doanh
Hiện tại em đang làm thực tập sinh phòng kinh doanh của công ty Cổ phần Lavis
Miền Bắc nên em sẽ khái quát qua về quy trình bán hàng bán hàng của phòng kinh
doanh. Sản phẩm kinh doanh ở đây là sơn nhà.
2.3.1. Sơ đồ quy trình kinh doanh của công ty

10


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương


B1. Chuẩn bị
B3. Tiếp cận
KH

B2. Tìm kiếm KH tiềm năng

B5. Báo giá và thuyết
phục KH

B4. Giới thiệu,
trình bày về SP
B6. Chốt đơn

B7. CSKH
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình kinh doanh của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc
2.3.2. Thuyết minh quy trình kinh doanh
-

Bước 1: Chuẩn bị

Bước đầu tiên trong quy trình bán hàng của công ty đó chính là chuẩn bị. Chúng
ta thường nghe câu “Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại”. Đó là nguyên
tắc bất di bất dịch của bất cứ ngành nghề, công việc nào. Ở công ty Cổ phần Lavis
Miền Bắc cũng vậy chuẩn bị là giai đoạn rất quan trọng được công ty chú trọng
đến trong hoạt động bán hàng.
Để việc bán hàng đạt hiệu quả thì cần chuẩn bị:
▪ Các thông tin về sản phẩm cung cấp cấp cho khách hàng và quan trọng là
“lợi ích” khách hàng nhận được.
▪ Nhân viên ở đây phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định
đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào

là hợp lý. Có được kế hoạch rồi mới bắt đầu tiến hành tìm kiếm danh sách
những khách hàng cần phải tiếp cận để tìm kiếm khách hàng tiềm năng,
khách hàng ở đây được tìm kiếm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người
thân, đối thủ, các công ty bán data khách hàng…
▪ Chuẩn bị các bảng báo giá, giấy giới thiệu và card visit.
▪ Là nhân viên kinh doanh, có thể gặp khách hàng bất cứ lúc nào nên mọi
người phải chuẩn bị cho mình trang phục lịch sự, chuyên nghiệp và phải
luôn giữ vững tâm lý tự tin khi gặp khách hàng.
11


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
-

Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sau khi chuẩn bị, bước tiếp theo trong quy trình bán hàng của công ty chính là
tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường
nào và tiếp cận ai. Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và
khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.
Nhân viên tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua các phương tiện truyền thông
như báo chí, website… Công việc tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng
được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào và trong mọi tình huống.
“Bạn phải không ngừng tìm kiếm và tạo nguồn khách hàng tiềm năng”.
-

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Sau khi tìm kiếm được khách hàng tiềm năng rồi, chúng ta sẽ đến bước tiếp theo

trong sơ đồ quy trình bán hàng của công ty đó là bước tiếp cận khách hàng đã tìm
được ở bước trên.
Đây là nơi cung gặp cầu trong quá trình bán hàng, là bước chúng ta bắt đầu xây
dựng một mối quan hệ và tiếp tục thu thập thêm thông tin. Một bước tiếp cận tốt
là điều rất quan trọng để bán hàng thành công bởi nó sẽ xác định bạn có phải là
một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp và có tâm hay không, liệu có mang đến
cho khách hàng một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, đáng để mua hay có thể kích
thích được nhu cầu của khách hàng đạt đến mức cấp thiết. Hãy nhớ, luôn tự tin và
hãy là chính mình. Mọi người đều có một đặc tình riêng của mình, các phương
pháp người khách dùng có thể rất tốt cho họ, nhưng chưa chắc đã tốt với mình.
Đừng nên cố gắng sao chép của người khách mà hãy tạo ra cái “độc” của riêng
mình. Cách tốt rất là chỉ học hỏi và cải tiến, sửa đổi để phát triển theo phong cách
riêng của mình, phù hợp với cá nhân của mình.
Để tiếp cận khách hàng thành công, nhân viên phải tìm hiểu thông tin về khách
hàng trước, qua nhiều kênh: internet, báo chí, thực tế hay người thân, người quen.
Sau đó, gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại chào hàng, thăm dò một số
thông tin và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng rồi thiết lập cuộc hẹn
trực tiếp để trao đổi và trình bày về sản phẩm của công ty. Trong trường hợp nhân
viên có địa chỉ cụ thể hoặc đi thực tế thì có thể trực tiếp gặp khách hàng xin trao
đổi và trình bày về sản phẩm.
12


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, ta sẽ biết được nhu cầu chính của khách
hàng và đánh giá được khách hàng. Điều này được cho là quan trọng nhất của của
bước tiếp cận khách hàng trong quá trình bán hàng, vì nó sẽ giúp nhân viên xác
định cách cung cấp sản phẩm tốt nhất.
Nhân viên ở đây được dạy phải luôn nhớ một điều là “Một nhân viên bán hàng
thành công là nhân viên bán sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng”.

-

Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm

Khi những bước trên đã được diễn ra theo đúng quy trình và diễn biến thuận lợi
thì để bước tiếp theo là: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm.
Nhân viên trình bày, giới thiệu sản phẩm về khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì
cho khách hàng chứ không phải là bài độc thoại của riêng nhiên viên khi nhân viên
đang thao thao bất tuyệt về các tính năng của sản phẩm của mình. Trong cuộc gặp
gỡ, giới thiệu sản phẩm của mình mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý
kiến, thắc mắc của họ thì nhân viên đã thành công được 70%.
Nhân viên phải luôn “chân thật”. Lắng nghe cẩn thận, tìm hiểu nhu cầu khách
hàng và đưa cho khách hàng những giải pháp tốt nhất trong khả năng của mình.
Giải pháp đó có thể không phải là giải pháp tốt nhất theo quan điểm của khách
hàng, nhưng đó chính là điều tốt để nhân viên đưa cho họ. Nếu nhân viên không
thể đưa ra bất kỳ giải pháp nào để giải quyết các nhu cầu của khách hàng, thì hãy
nói thật cho khách hàng biết. Nói dối về sản phẩm của mình có thể thực hiện, mà
mình không thể chuyển giao, điều đó sẽ là một sự hủy diệt. Tức thời nhân viên có
thể hiểu được khách hàng, nhưng nhân viên sẽ chẳng bao giờ có cơ hội gặp họ lần
thứ hai. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, nếu khách hàng gặp phải một điều giả dối,
một trải nghiệm xấu từ chúng ta, họ sẽ chia sẻ điều đó cho người khác gấp 10 lần
so với khi họ thỏa mãn.
Với vai trò là nhân viên bán hàng, nhân viên phải thu thập càng nhiều thông tin
của khách hàng càng tốt. Do đó nhân viên ở đây được khuyên nên hỏi những câu
hỏi mở. Câu hỏi mở là câu hỏi mà người trả lời cần phải trả lời nhiều thông tin hơn
là câu hỏi đóng (câu hỏi đóng là câu hỏi bạn chỉ nhận được câu trả lời là CÓ hoặc
KHÔNG).
-

Bước 5: Báo giá và thuyết phục khách hàng


13


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Bước kế tiếp trong sơ đồ quy trình bán hàng của công ty Lavis Miền Bắc là:
Báo giá và thuyết phục khách hàng.
Nếu cuộc nói chuyện của nhân viên đã thành công và nhân viên nhận được báo
giá chính thức về sản phẩm như đã thảo thuận với khách hàng. Nhân viên sẽ hỏi
khi nào khách hàng cần báo giá và đảm bảo họ nhận được nó đúng thời điểm.
Trong báo giá nhân viên phải tập trung vào những điều đã thảo luận cùng khách
hàng, nhấn mạnh vào những nhu cầu của họ và viết về những điều khách hàng
phản ánh tích cực và thích thú với sự chào hàng của mình. Nên sử dụng ngôn ngữ
thông thường và dễ hiểu nhất, tránh sử dụng ngôn ngữ quá thiên về kỹ thuật,
chuyên môn quá khó. Tốt nhất là sử dụng các cụm từ tích cực mà khách hàng đã
nói trong quá trình thảo luận với mình. Việc này, sẽ giúp cho khách hàng nhớ đến
tâm trạng phấn khích mà họ đã thể hiện.
Hãy luôn luôn tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua và đừng bao giờ nghi ngờ
ý định của khách hàng. Thái độ tự tin của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến sự tự tin và
thái độ của khách hàng trong khi đưa ra quyết định. Vì lẽ ấy, nhân viên hãy giúp
khách hàng tiềm năng cảm nhận rằng không hề có vấn đề gì đối với mình bất kể
họ mua hay không (đó là quyết định của họ chứ không phải là quyết định của
mình). Nhân viên nên giảm nhẹ sự căng thẳng, nhưng cùng lúc ấy phải làm tất cả
mọi điều để giúp họ thấy sản phẩm của mình sẽ đáp ứng họ như thế nào, hãy chỉ
ra các lợi ích, lợi ích họ đạt được sẽ nhiều hơn so với chi phí họ bỏ ra.
-

Bước 6: Chốt đơn hàng

Tiếp theo là chốt đơn hàng. Một trong các bước quan trọng nhất của quá trình

bán hàng đó chính là việc chốt sale. Bởi lẽ chốt sale là quá trình giúp cho khách
hàng đưa ra quyết định ảnh hưởng đến việc hành công hay thất bại của một nhân
viên kinh doanh, nên nhân viên luôn phải nhớ rằng mọi điều mình nói trong khi
tiếp cận, trong khi thuyết mình và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc
chốt sale. Nhân viên kinh doanh phải có cái nhìn chính xác như lời nói, cử chỉ,
những lời nhận xét về sản phẩm của khách hàng trong bước tiếp cận với khách
hàng.

14


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
-

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng của Lavis Miền
Bắc mà bắt buộc không một nhân viên kinh doanh nào được quên đó là chăm sóc
khách hàng sau bán hàng.
Nhân viên kinh doanh chủ động liên hệ trực tiếp với khách hàng để chăm sóc
cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng trong quá trình kinh doanh, sử dụng
sản phẩm của công ty.
Tuy đây là quá trình diễn ra sau khi đã bán hàng thành công nhưng nó chính là
một bước không thể thiếu được trong quy trình bán hàng. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm mà mình cung cấp hay
không, có thể tiếp tục hợp tác lâu dài hay không (đối với các đại lý phân phối).
Có được khách hàng đã khó, giữ chân được khách hàng còn khó hơn. Nhân viên
sẽ luôn gọi điện chăm sóc sau bán hàng, thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp
với khách hàng. Để chính những khách hàng đó là những người giúp chúng ta bán
được hàng cho những đơn hàng tiếp theo, họ sẽ “PR” miễn phí và có hiệu quả rất

cao cho mình.
“Hãy luôn chăm sóc khách hàng và tạo mối quan hệ kinh doanh lâu dài”.
2.3.3. Tổ chức kinh doanh
Sơ đồ tổ chức kinh doanh tại Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc
Nghiên cứu thị trường

Tìm kiếm khách hàng

Xác nhận hợp đồng
với khách hàng

Phân phối sản phẩm
tới khách hàng

Tìm kiếm
nhà cung ứng

Ký hợp đồng với
nhà cung ứng

Nhập kho

15


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Thuyết minh sơ đồ:
Công ty sau khi nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn hàng (nhà cung ứng) đáp
ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm và giá cả thì sẽ tiến hành ký kết hợp
đồng với nhà cung ứng. Sau khi ký kết hợp đồng xong thì nhà cung ứng sẽ vận

chuyển hàng tới cho công ty, công ty nhận hàng và tiến hành nhập kho.
Nghiên cứu thị trường đồng thời giúp công ty tìm được nguồn khách hàng cho
mình. Sau khi tìm kiếm cho mình được nguồn khách hàng và qua các bước như
giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng sẽ đến bước tiếp theo là ký hợp
đồng với khách hàng. Tiếp đến cuối cùng là phân phối sản phẩm tới khách hàng.
2.4. Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Cổ phần Lavis
Miền Bắc
2.4.1. Đối tượng lao động
Trang thiết bị:
Bảng 2.2. Bảng kê khai về cơ sở vật chất trang thiết bị của Công ty Cổ phần
Lavis Miền Bắc
Loại thiết bị
Bộ cổng cửa
co giãn Inox
Máy in HP
LaserJet Pro
M402dne
Máy
Photocopy
Toshiba eStudio 856
Máy tính xách
tay Asus
TP410UAEC227T (Mr
Nhật)
Bộ máy vi tính
(PM)
Ổn áp 3KVA
SP-ROBOT -

Tình trạng


Nước
sản
xuất
Việt
Nam

Năm
sản xuất

Số
lượng

Giá trị
(1000đ)

Tốt

1

10.300

x

5

27.000

x


Nhật
Bản

2014

1

35.150

x

Nhật
Bản

2014

4

30.000

x

Nhật
Bản

2014

2

20.000


x

1

2.800

x

Hỏng

Trung
Quốc
Trung
Quốc

2014

2014
2014

16


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
ĐL Quang
Anh
Ổn áp 3KVA
SP-ROBOT ĐL Khả Thủy
Bộ máy tính +

máy in nhãn
(Giao các đại
lý)
Bộ máy tính Văn Phòng
Máy pha màu
Ô tô bán tải
Ô tô tải
Tivi
Điều hòa
Tủ
Bàn làm việc
Đèn
Bộ phát wifi
Máy chấm
công

1

2.700

x

Trung
Quốc

2014

20

80.000


x

Hàn
Quốc

2014

Hàn
2014
Quốc
Nhật
20
600.000
x
2018
Bản
Nhật
5
3.000.000
x
2014
Bản
Nhật
1
700.000
x
2014
Bản
Hàn

3
24.000
x
2014
Quốc
Nhật
5
30.000
x
2014
Bản
Việt
7
98.000
x
2014
Nam
Việt
7
4.200
x
2014
Nam
Việt
25
2.500
23
2
2014
Nam

Việt
5
1.600
x
2014
Nam
Việt
1
2.400
x
2014
Nam
(Nguồn: Phòng kế toán của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc)
6

42.000

x

Nhận xét:
Cơ sơ vật chất trang thiết bị của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc đa phần đều
trong trình trạng sử dụng tốt, tuy nhiên bên cạnh đó thiết bị đèn chiếu sáng còn
đang bị hỏng cụ thể là hỏng 1 chiếc phòng vệ sinh và 1 chiếc nhà ăn cần phải được
khắc phục sửa chữa. Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tất cả đều được mua
mới khi thành lập công ty. Thiết bị máy pha màu được quan tâm nhất, được mua
cập nhật với phiên bản mới nhất 2018 nhằm đáp ứng trong việc pha màu sơn để
17


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương

tạo ra những màu sơn mới, đẹp và chất lượng góp phần cạnh tranh trực tiếp với
các đối thủ cùng ngành trên thị trường.
2.4.2. Lao động
Bảng 2.3. Bảng cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, phòng ban, giới tính,
độ tuổi của Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc (Tính từ ngày 31/12/2015 đến
ngày 31/12/2019)
31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017
31/12/2018
31/12/2019
Số
Số
Số
Số
Cơ cấu theo chỉ tiêu Số
lượn
%
lượn
%
lượn
%
lượn
%
lượn
%
g
g
g
g
g
Ban giám

3 20.00% 3 11.54% 3 10.71%
3
8.33%
3
8.82%
đốc
Bộ phận
Theo
văn
7 46.67% 12 46.15% 13 46.43% 15 41.67% 15 44.12%
phòng ban phòng
Bộ phận
kinh
5 33.33% 11 42.31% 12 42.86% 18 50.00% 16 47.06%
doanh
Trên đại
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
học
Trình độ Đại học
12 80.00% 19 73.08% 21 75.00% 28 77.78% 27 79.41%
học vấn Cao

2 13.33% 2
7.69%
2
7.14%
1
2.78%
0
0.00%
đẳng
Khác
1
6.67%
5 19.23% 5 17.86%
7
19.44% 7 20.59%
Nam
11 73.33% 17 65.38% 18 64.29% 24 66.67% 22 64.71%
Giới tính
Nữ
4 26.67% 9 34.62% 10 35.71% 12 33.33% 12 35.29%
Tuổi dưới
13 86.67% 24 92.31% 26 92.86% 32 88.89% 30 88.24%
35
Tuổi từ
Độ tuổi
2 13.33% 2
7.69%
2
7.14%
4

11.11% 4 11.76%
35 - 50
Tuổi trên
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
0
0.00%
50
Tổng
15
100%
26
100%
28
100%
36
100%
34
100%

(Nguồn: Phòng hành chính của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc)
Bảng 2.4. Bảng so sánh cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, phòng ban,
giới tính, độ tuổi của Công ty cổ phần Lavis Miền Bắc (Từ năm 2015 đến năm
2019)


18


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
2016/2015
2017/2016
2018/2017
2019/2018
Số
Số
Số
Cơ cấu theo chỉ tiêu Số
lượn
%
lượn
%
lượn
%
lượn
%
g
g
g
g
Ban giám
0
0.00%
0
0.00%

0
0.00%
0
0.00%
đốc
Bộ phận
Theo
văn
5
71.43%
1
8.33%
2
15.38%
0
0.00%
phòng ban phòng
Bộ phận
kinh
6 120.00%
1
9.09%
6
50.00%
-2
-11.11%
doanh
Trên đại
0
0

0
0
học
Trình độ Đại học
7
58.33%
2 10.53% 7
33.33%
-1
-3.57%
học vấn Cao
0
0.00%
0
0.00%
-1 -50.00%
-1 -100.00%
đẳng
Khác
4 400.00%
0
0.00%
2
40.00%
0
0.00%
Nam
6
54.55%
1

5.88%
6
33.33%
-2
-8.33%
Giới tính
Nữ
5 125.00%
1 11.11% 2
20.00%
0
0.00%
Tuổi dưới
11 84.62%
2
8.33%
6
23.08%
-2
-6.25%
35
Tuổi từ
Độ tuổi
0
0.00%
0
0.00%
2 100.00%
0
0.00%

35 - 50
Tuổi trên
0
0
0
0
50
Tổng
11 73.33%
2
7.69%
8
28.57%
-2
-5.56%

(Nguồn: Phòng hành chính của Công ty phần Lavis Miền Bắc)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 và 2.4 ta thấy:
Nhìn chung số lượng nhân viên của công ty tăng theo từng năm, cao nhất là 36
nhân viên vào năm 2018. Tuy nhiên lại có sự giảm nhẹ vào năm 2019 (34 nhân
viên giảm 2 nhân viên). Nguyên nhân của sự nghỉ việc này là do việc 2 nhân viên
kinh doanh đã gian lận vi phạm quy định của công ty trong quá trình làm việc (chi
tiết vụ việc không được phép tiết lộ). Công ty có 34 nhân viên vào năm 2019, đây
không phải là một con số lớn nhưng nó phù hợp với doanh thu và hoạt động của
công ty hiện tại. Bộ phận thay đổi nhân sự chủ yếu của Công ty là bộ phận kinh
doanh và bộ phận văn phòng, riêng bộ phận ban Giám đốc không thay đổi vẫn là
3 người. Trong đó, bộ phận phòng kinh doanh là thay đổi lớn nhất tăng 6 người
trong 2 năm là năm 2016 (tức 120% so với năm 2015) và năm 2018 (tức 50% so
với năm 2017). Bộ phận kinh doanh là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu

19


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
của công ty. Một công ty hay một doanh nghiệp đều muốn có một đội nhân viên
kinh doanh hùng hậu giàu kinh nghiệm để đem lại khối lượng tài sản kếch sù cho
mình. Do đó cần phải có công tác đạo tạo, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cũng
như giao tiếp với khách hàng để nâng cao chất lượng kinh doanh góp phần tăng
doanh thu và phát triển công ty.
Tuổi cao nhất của lao động tại công ty là 37 tuổi, thấp nhất là 22 tuổi và độ tuổi
trung bình là 28 tuổi. Cho thấy kết cấu độ tuổi lao động tại công ty tương đối trẻ,
phù hợp với đặc tính ngành nghề của công ty. Độ tuổi lao động dưới 35 tuổi chiếm
tỷ lệ khá cao qua các năm, cao nhất là 92.86% năm 2017.
Do tính chất của ngành kinh doanh phải đi thị trường tìm kiếm và tiếp xúc khách
hàng rất nhiều nên cần nhân viên phải là một người năng động, chịu khó, chịu được
áp lực cao; bên cạnh đó cũng cần sự tự tin, giao lưu rộng. Điều đó có nghĩa trong
công ty số lượng nhân viên nam chiếm ưu thế về số lượng số với nhân viên nữ (tỷ
lệ nhân viên nam là 73.33%, nữ là 26.67% năm 2015). Nhưng đang có dấu hiệu
giảm dần qua các năm (tới năm 2019 tỷ lệ lao động nam chiếm 64.71%, lao động
nữ chiếm 35.29%). Nguyên nhân do mềm mỏng, nhẹ nhàng, ân cần, chu đáo của
các chị em phái nữ; đã chứng minh được răng không chỉ nam mới làm nhân viên
kinh doanh tốt, phụ nữ chúng tôi cũng có thể làm tốt được và làm tốt hơn.
Nhìn chung trình độ học vấn của các cán bộ nhân viên trong công ty khá cao.
Tỷ lệ trình độ đại học đạt 79.41% năm 2019. Tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp cấp ba
chiếm 20.59% chủ yếu phân bố ở bộ phận phụ như bảo vệ. Tỷ lệ trình độ đại học
khá cao cho thấy các cán bộ nhân viên trong công ty đa phần đều có kỹ năng, kiến
thức và sự hiểu biết tuy nhiên, vẫn cần phải mở thêm các lớp đào tạo kỹ năng cũng
như cần tạo điều kiện cho nhân viên trình độ còn thấp có điều kiện được rèn luyện,
học tập để phát triển thêm về nghiệp vụ (như các lớp học về sản phẩm, cách pha
chế màu sơn…).


20


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Đồ thị 2.1. Đồ thị biểu diễn cơ cấu lao động theo số năm kinh
nghiệm

5%
25%

21%

49%

Không có kinh nghiệm

1 năm kinh nghiệm

2 năm - 5 năm kinh nghiệm

Trên 5 năm kinh nghiệm

Nhận xét:
Theo đồ thị 2.1 thì người lao động có 1 năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ lớn đạt
49%, người lao động chưa có kinh nghiệm chiếm 25%. Điều này cho thấy công ty
cần phải nhanh chóng mở các lớp đào tạ, các lớp kỹ năng để cho những người lao
động có điều kiện để học tập, rèn luyện kiến thức về sản phẩm cũng như chuyên
môn nghiệp vụ góp phần đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Tỷ lệ người lạo động có 2 năm đến 5 năm kinh nghiệp chiếm tỷ lệ cũng khá cao

21% góp phần bù đắp vào tỷ lệ người chưa cho kinh nghiệm giúp công ty vẫn có
được khoản thu nhập duy trì trong khi những người chưa có kinh nghiệm đang
trong quá trình học tập.
Tỷ lệ người lao động có kinh nghiệm trên 5 năm thấp chiếm 5%. Những người
này chính là lòng cốt của công ty giúp công ty đào tạo chia sẻ về kiến thức và kinh
nghiệm cho những người chưa có kinh nghiệm và kinh nghiệm mới chỉ có một
năm.
2.4.3. Vốn
Bảng 2.5. Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Lavis Miền Bắc
TÀI
SẢN

31/12/2015
Trđ

%

31/12/2016
Trđ

%

31/12/2017
Trđ

%

31/12/2018
Trđ


%

31/12/2019
Trđ

21

%


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hương
A – TÀI
SẢN
NGẮN
HẠN

8,276

59.26%

9,902

59.39%

8,965

51.55%

9,230


52.96%

15,150

65.90%

I. Tiền
và các
khoản
tương
đương
tiền

502

3.59%

449

2.69%

771

4.43%

206

1.18%

255


1.11%

III. Các
khoản
phải thu

4,878

34.93%

6,231

37.37%

4,673

26.87%

6,088

34.93%

10,078

43.83%

1. Phải
thu của
khách

hàng

3,001

21.49%

3,669

22.01%

4,673

26.87%

3,825

21.95%

3,550

15.44%

1,877

13.44%

2,562

15.37%


-

-

2,263

12.99%

6,528

28.39%

2,883

20.64%

3,036

18.21%

3,363

19.34%

2,936

16.85%

4,684


20.37%

14

0.10%

186

1.12%

158

0.91%

-

-

133

0.58%

5,690

40.74%

6,771

40.61%


8,427

48.45%

8,197

47.04%

7,841

34.10%

737

5.28%

1,860

11.16%

3,993

22.96%

3,881

22.27%

3,560


15.48%

823

5.89%

2,322

13.93%

4,971

28.58%

5,036

28.90%

5,314

23.11%

- Giá trị
hao mòn
lũy kế

(86)

-0.62%


(462)

-2.77%

(978)

-5.62%

(1,155)

-6.63%

(1,754)

-7.63%

VIII. Tài
sản dài
hạn khác

4,953

35.46%

4,911

29.45%

4,434


25.49%

4,316

24.77%

4,281

18.62%

TỔNG
CỘNG
TÀI
SẢN

13,966

100%

16,673

100%

17,392

100%

17,427

100%


22,991

100%

C – NỢ
PHẢI
TRẢ

6,603

47.28%

8,504

51.00% 10,496 60.35%

12,690

72.82%

22,132

96.26%

2. Trả
trước
cho
người
bán

IV. Hàng
tồn kho
V. Tài
sản ngắn
hạn khác
B – TÀI
SẢN
DÀI
HẠN
I. Tài
sản cố
định
-Nguyên
giá

22


×