Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

báo cáo thực tập tại hội đồng nhân dân uỷ ban nhân dân phường hương sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.23 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
---------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Sinh viên thực hiện:
Lớp:

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hoàng Thị Ngọc Hà


MỤC LỤC


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu cơ sở thực tập
- Tên chính thức: Hội Đồng Nhân Dân Uỷ Ban Nhân Dân Phường Hương Sơ
- Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh
Chủ tịch ủy ban: Nguyễn Văn Tài
Mã số thuế: 3300852385
- Lĩnh vực hoạt động
+ Điều hành, xây dựng, hoach định các kế hoạch tại Địa Phương
+ Giải đáp thắc mắc, kiến nghị của người dân
+ Là Uỷ Ban chịu trách nhiệm quản lý dân cư sinh sống, làm việc hoặc từ nơi
khác đến…
- Điện thoại cơ quan: 0234. 3588088
- Fax: 0234. 3588088
- Email:


- Địa chỉ: Đường Nguyễn Văn Linh
1.2. Bộ phận được phân công
Trong 3 tuần thực tập nghề nghiệp tại Hội Đồng Nhân Dân, Uỷ Ban Nhân Dân Phường
Hương Sơ, em được phân vào bộ phận Đầu Tư Xây Dựng tại Phòng Hành Chính
1.3. Mục đích
1.3.1. Mục đích chung
Tiếp thu và làm quen về tính chất thực mà ngành mình đang học, cụ thể là
ngành Kế Hoạch Đầu Tư. Áp dụng những kiến thức đã học trong 3 năm qua vào thực
tiễn. Từ đó em có thể rút ra bài học kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý giá
khi thực tập nghề nghiệp để hoàn thành bản báo cáo thực tập nghề nghiệp và tích lũy
những kinh nghiệm cho công việc sau này. Không những thế em còn có thể tìm hiểu
về vấn đề Đầu tư công qua thời gian thực tập nghề nghiệp tại Phường, hiểu biết thêm
các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết trong xã hội, quảng bá, giới thiệu những
hoạt động, hình ảnh, xây dựng hình ảnh tốt của Phường
1.3.2. Mục đích cụ thể
1.3.2.1. Về kiến thức


- Sau 3 năm được học, trau dồi kiến thức ở nhà trường nhờ sự giảng dạy của
các thầy cô chuyên ngành, cũng như các môn học có liên quan khác thì khoảng thời
gian 3 tuần thực tế nghề nghiệp tại HĐND UBND Phường Hương Sơ vừa qua là cơ
hội tốt cho em để em có thể va chạm, tiếp xúc cũng như học hỏi được cách làm việc,
hoạt động của quý anh, chị, những nhà lãnh đạo tại Phường.
- Bên cạnh đó, em còn được học hỏi những kiến thức bổ ích và quý báu liên
quan đến ngành học mà mình đang theo đuổi cũng như công việc sau này.
1.3.2.2. Về kỹ năng
- Tiếp thu được cách đối diện với những khó khăn, thách thức, số lượng công
việc được giao để hoàn thành đúng thời hạn mà cấp trên đưa ra.
- Học tập được cách hợp tác, đưa ra ý kiến cá nhân một cách đúng đắn, thuyết
phục trong quá trình làm việc nhóm, làm việc tập thể.

- Không những thế đây còn là một bước ngoặc to lớn trong quãng đời sinh viên
để em có thể đúc kết những kinh nghiệm, nhìn nhận những ưu điểm, nhược điểm của
bản thân, nhằm vận dụng nó để hoàn thành tốt hơn việc Thực Tập chính thức sau này.
- Bên cạnh đó, qua đợt thực tế này, em có thể học hỏi một số hoạt động diễn ra
tại môi trường làm việc chuyên nghiệp. Là hành trang vững chắc đối với em để làm
quen với những điều cần thiết cho nghề nghiệp của bản thân sau này tại các doanh
nghiệp, công ty.
- Làm quen với các máy móc thiết bị ở phường như máy photo, máy fax, máy
scan…
- Học được cách đóng con dấu lên chữ ký, cách đóng dấu giáp lai, cách sao y bản
chính…
- Học được cách xã giao, cách điều hành của lãnh đạo đối với chuyên viên cấp
dưới…
- Tác phong các anh, chị khi đang làm việc (cách tiếp dân, cách xử lý yêu cầu của
dân…)
- Cách bố trí, lưu trữ chứng từ…
- Học được cách tổ chức 1 sự kiện của phường …


1.4. Yêu cầu
- Thực hiện đúng với nội quy mà Phường đưa ra.
- Có tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc, tránh gây ảnh hưởng không tốt cho
bản thân nói riêng và hình ảnh, uy tín của nhà trường nói chung.
- Tích cực học hỏi, chủ động, vận dụng các kiến thức đã được học tại trường để
hoàn thành tốt công việc, hạn chế thụ động, lười nhác, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ
được giao.
- Có thái độ học hỏi tích cực, trung thực, khiêm nhường, lễ phép.
- Ko gây ảnh hưởng gì đến công việc của các anh/chị chuyên viên khi đang thực tập.
1.5. Thời gian thực tập nghề nghiệp tại HĐND, UBND Phường Hương Sơ
Từ ngày 17/7/2017 đến ngày 6/8/2017

- Người hướng dẫn tại cơ sở thực tập: Chị Huỳnh Thị Tường Vân
- Số điện thoại: 0906464990


PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC TẬP

2.1. Kết quả thứ nhất
Với sự quan tâm, mong muốn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên có thể
tích lũy, học hỏi kinh nghiệm đồng thời nâng cao tầm hiểu biết về những kiến thức
kinh tế. Chiều ngày 18/7/2017, Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế đã mời Ông
Nguyễn Ái Thành – Phó trưởng phòng xây dựng cơ bản Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư,
Ông Đào Xuân Ky – Phó Chi Cục Trưởng Chi Cục quản lý thị trường của Sở Công
Thương Tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lê Văn Thu giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư
tỉnh Thừa Thiên Huế đến buổi gặp mặt, giao lưu trao đổi với toàn thể sinh viên Khóa
48 Khoa Kinh Tế Phát Triển cụ thể là ngành Kế Hoạch Đầu Tư tại Trường Đại Học
Kinh Tế. Trong buổi gặp mặt, bằng những kinh nghiệm, kiến thức cũng như những
hiểu biết vốn có của mình, các chuyên gia đã trực tiếp trao đổi tận tình các vấn để kinh
tế, đặc biệt là ba chủ đề đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay đó là thực trạng
đầu tư công, quản lý thị trường, tình hình xúc tiến đầu tư.
2.1.1. Báo cáo chuyên đề về vấn đề đầu tư công của Ông Nguyễn Ái Thành – Phó
trưởng phòng xây dựng cơ bản Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1.1. Thực trạng đầu tư công hiện nay
Trước khi đi vào thực trạng đầu tư công tại Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, em
xin trình bày đôi nét về Đầu Tư Công
+ Thứ nhất:
Khái niệm Đầu Tư Công:
- Đầu tư công là việc sử dụng vốn Nhà nước (bao gồm cả vốn ngân sách nhà
nước, vốn tín dụng nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà nước) để đầu tư vào
các chương trình, dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng
hoàn vốn trực tiếp.

Theo Luật Đầu tư sửa đổi bổ sung năm 2014: Đầu tư công là hoạt động đầu tư
của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và
đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội.


+ Đầu tư công là động lực tạo đà phát triển cho nền kinh tế với những đóng góp
quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho
quốc dân. Mặt khác đầu tư công trong các chương trình quốc gia đang làm thay đổi
dần cở sở vật chất, hạ tầng cũng như các dịch vụ công cộng được nâng lên. Những
điều đó đang làm cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao và an sinh xã hội
ngày càng được cải thiện.
+ Ngoài những mặt tích cực cũng như những đóng góp thành công của đầu tư
công đem lại cho Đất Nước trong thời gian qua thì bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng rất
nhiều mặt hạn chế chẳng hạn như: Lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả đang là những
câu nói thường xuyên được nhắc đến khi nói về đầu tư công ở Việt Nam hiện nay.
+ Chính vì việc đầu tư công ngày càng mở rộng khiến cho không ít những vấn
đề bất ổn trong nền kinh tế Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều. Điều này đã để lại
những hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sự phát triển nền kinh tế, mà hiện
hữu là hàng loạt các khủng hoảng mà việt nam đang phải đối mặt: Bất cập trong lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Quá trình quản lý dự án đầu tư công, từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào vận
hành thực sự chưa hiệu quả, Cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện đầu tư công chưa
được chú trọng đúng mức, việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn
trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm thấp,…
+ Thứ hai là một vài nét về thực trạng Đầu Tư Công tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
hiện nay:
- Thời gian qua, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2017, hoạt động Đầu Tư Công ở
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều mặt tích cực cụ thể là: có nhiều công trình
được thực hiện, đồng thời đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
một số công trình chuyển tiếp đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đang phát huy hiệu

quả. Từ nguồn vốn địa phương quản lý và vốn đầu tư qua Bộ, ngành Trung ương, trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều dự án. Tỉnh đã thực hiện 14 dự án
ODA, gồm 6 dự án do tỉnh quản lý và 8 tiểu dự án thuộc các Bộ chuyên ngành tập
trung vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công cộng, y tế và giáo dục... Tỉnh cũng đã
quyết định chủ trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 21 dự án với
tổng mức đầu tư 2.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó một số dự án lớn đã được triển khai như:


các dự án về giao thông; dự án trùng tu, tôn tạo di tích Cố đô Huế; dự án thủy lợi, hạ
tầng nông nghiệp và phát triển nông thôn; chỉnh trang phát triển đô thị; các dự án khu
đô thị mới An Vân Dương; trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; các dự án văn hóa
xã hội...
- Tuy nhiên, đằng sau những gì đã đạt được thì Tỉnh vẫn chưa đáp ứng được
nhiệm vụ đề ra, công tác giải ngân chưa đảm bảo theo yêu cầu do vẫn còn một số yếu
tố bất lợi như nguồn vốn vay doanh nghiệp khó khăn, năng lực các nhà đầu tư chưa
được cao, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn bất cập, công tác giải phóng mặt
bằng còn nhiều vướng mắc.
2.1.1.2. Nguyên nhân của việc đầu tư công kém hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc đầu tư công kém hiệu
quả. Trong đó, có thể kể đến một vài lí do gây ra những vấn đề tiêu cực chủ yếu chẳng
hạn như:
- Vốn đầu tư tăng nhưng hiệu quả vẫn chưa song hành
Trước hết là do phân cấp đầu tư quá rộng, lại thiếu các biện pháp quản lý đồng
bộ dẫn tới tình trạng bộ, ngành, địa phương… phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả
năng cân đối vốn ngân sách nhà nước. Do đầu tư phân tán, vốn được phân bổ vào quá
nhiều dự án nên các dự án thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu
tư và chậm đưa công trình vào sử dụng, gây lãng phí.
Do đầu tư phân tán, vốn được phân bổ vào quá nhiều dự án nên các dự án
thường bị thiếu vốn và kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí đầu tư và chậm đưa công trình
vào sử dụng, gây lãng phí.

Tình trạng các địa phương cùng cạnh tranh để thu hút đầu tư công dẫn đến đầu
tư dàn trải, phân tán, manh mún và hiệu quả đầu tư không cao. Với quy mô của nền
kinh tế chỉ hơn 120 tỉ USD nhưng cả nước có đến 100 cảng biển, 28 sân bay, 18 khu
kinh tế ven biển, 260 khu công nghiệp, 27 khu kinh tế cửa khẩu và khoảng 650 cụm
công nghiệp, hơn 100 ngân hàng…
- Thiếu và yếu về quản lý, giám sát
Nhiều gói thầu khi triển khai thi công không đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu về
tiến độ và chất lượng; chợ xây xong không có người sử dụng, khu công nghiệp không
có nhà ở cho công nhân, nhiều biệt thự ở các khu đô thị mới bỏ hoang, nhưng lại thiếu


trường học, bệnh viện, trường mẫu giáo… cho thấy nguồn vốn đổ vào các dự án này
bị lãng phí nghiêm trọng...
2.1.1.3. Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng đầu tư công kém hiệu quả
Để việc Đầu Tư Công mang lại nhiều thành công, cũng như những kết quả tích
cực. Bản thân em xin đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng đầu tư công kém
hiệu quả như sau:
Trước tiên, cần phải thực hiện triệt để nguyên tắc công khai, minh bạch, giám sát
độc lập. quy chế độ trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình đầu tư, thiết kế,
thẩm định, thi công, giám sát…
Tiếp theo, cần nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong toàn bộ quá trình
thực hiện đầu tư công. Giúp mang lại lòng tin vào các hệ thống quản trị và chi tiêu
công; vì thế, điều tối quan trọng là các quốc gia cần phải có một hệ thống kiểm toán
đáng tin cậy và có trách nhiệm cao.
Thứ ba, xây dựng quy hoạch phát triển Quốc gia tổng thể, có tầm nhìn. Đây là cơ
sở để quyết định khung khổ đầu tư công. Do sự khan hiếm vốn và tình trạng thâm hụt
ngân sách nghiêm trọng, phải và chỉ có thể tập trung nguồn lực cho một số tọa độ đột
phá mạnh, có khả năng lan tỏa rộng và mang lại hiệu ứng phát triển cao nhất. Đồng
thời, phải thiết kế lộ trình đầu tư công theo một trật tự nghiêm ngặt.
Kế đến, cần ban hành Luật Đầu tư công, Luật mua sắm công, thu hút nguồn vốn

từ khu vực tư nhân cùng đầu tư với nhà nước theo nguyên tắc công tư kết hợp.
Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công cần có sự đảm bảo đồng bộ trong
đột phá thể chế, thúc đẩy cải cách thể chế từ vĩ mô đến vi mô, tạo động lực về chất cho sự
phát triển của đất nước. Có như vậy việc sử dụng hiệu quả và khơi thông dòng chảy vốn
đầu tư công mới triệt để và bền vững trong nền kinh tế xã hội Việt Nam.
2.1.2. Báo cáo chuyên đề của Chuyên gia Đào Xuân Ky – Phó Chi Cục Trưởng Chi
Cục quản lý thị trường của Sở Công Thương Tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục Quản lý thị trường
Chi cục Quản lý thị trường có những chức năng và vai trò quan trọng trong việc
điều tiết, kiểm tra các hoạt động ở thị trường nhằm bảo đảm thị trường luôn ở trạng
thái ổn định. Trong đó không thể không kể đến các chức năng cụ thể như:


- Thực hiện chức năng phòng chống, xử lý các hoạt động kinh doanh hang hóa
nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất
xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng,
đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại, hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng cách kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu
tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, các lĩnh
vực khác được pháp luật quy định và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Chi cục Quản lý thị trường có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; có
trụ sở và là đơn vị dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật.
- Được mở các tài khoản giao dịch, tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước, được
trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
2.1.2.2. Tình trạng quản lý thị trường hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, nền kinh tế của tỉnh nhà đã và đang phát triển mạnh mẽ nền kinh
tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Số lượng doanh nghiệp, hộ kinh
doanh tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng lên với đa dạng ngành

nghề cung ứng cho thị trường khối lượng hàng hóa, dịch vụ vô cùng phong phú, đa
dạng, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Qua buổi trao đổi, báo cáo của chuyên gia về tình hình phạm tội cũng như những
vấn đề tiêu cực vẫn còn tồn đọng trong quá trình quản lý thị trường hiện nay, chúng ta
có thể nhận thấy rằng số lượng xử lý vi phạm của Chi Cục Quản lý thị trường không
ngừng tăng lên trong những năm qua, tình trạng kinh doanh không đăng ký, không có
giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề có điều kiện khá phổ biến; kinh doanh
hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về an toàn
thực phẩm… vẫn còn diễn ra.
Không những vậy, công tác Quản lý vẫn còn nhiều bất cập chưa được xử lý đã
để lại nhiều hậu quả tiêu cực, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế
đất nước. Đặc biệt, tình hình vi phạm vẫn đã và đang ngày một gia tăng.
2.1.2.3. Nguyên nhân việc quản lý thị trường chưa đạt hiệu quả


Sau khi lắng nghe phân tích của chuyên gia qua buổi học, có thể tóm tắt một số
nguyên nhân chủ yếu gây nên những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến việc Quản lý thị
trường như là:
- Cán bộ quản lý địa bàn chưa thực sự chú trọng công tác quản lý địa bàn theo
phân công nhiệm vụ.
Cán bộ phụ trách địa bàn không tổng hợp và phản ánh kịp thời diễn biến tình
hình thị trường, giá cả, đối với các mặt hàng thiết yếu, địa bàn trọng điểm và các biến
động bất thường của thị trường; không đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ; chưa dành
nhiều thời gian để điều tra, trinh sát địa bàn nhằm phát hiện những vụ việc điển hình
báo cáo cho lãnh đạo Đội.
- Kỹ năng, phương pháp quản lý địa bàn của các cán bộ QLTT phụ trách địa bàn
còn hạn chế.
Chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương ở một số
phường, xã và các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn được phân công.

Việc phối hợp với các cơ quan cấp Giấy phép, cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường và các cơ quan quản
lý nhà nước có liên quan trên địa bàn còn thụ động.
2.1.2.4. Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng quản lý thị trường kém hiệu quả
Từ những hậu quả cũng như những mặt còn thiếu sót chưa được tốt của việc
quản lý thị trường, qua buổi đánh giá và báo cáo của chuyên gia và kiến thức tìm hiểu
được, có thể đưa ra một số giải pháp để việc quản lý thị trường trở nên linh động, chặt
chẽ và có hiệu quả hơn
Thứ nhất, quản lý địa bàn cần phải nghiêm túc trong việc điều tra, xử phạt
nghiêm khắc những trường hợp phạm tội mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng...
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của nhân dân cũng như để lại những
hậu quả to lớn cho nền kinh tế.
Thứ hai, cần minh bạch, rõ ràng trong việc điều tra, quản lý... tránh những
trường hợp tham nhũng, quan liêu gây ảnh hưởng xấu cho nhà nước, ảnh hưởng đến
hình ảnh, uy tín của những cán bộ gương mẫu khác.


Cán bộ quản lý cần kịp thời thông báo và phản ánh tình hình thị trường, giá cả, tỉ
lệ cung, cầu... để cấp trên có thể đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm
duy trì sự ổn định của thị trường.
Cán bộ quản lý cần chủ động liên hệ, hợp tác với các cơ quan ban ngành tại xã,
phường, địa phương để cấp Giấy phép, cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ
quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước có
liên quan.
2.1.3. Báo cáo chuyên đề của ông Lê Văn Thu giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.3.1. Thực trạng tình hình xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư của tỉnh Thừa Thiên
Huế
Sau khi nghe phân tích cũng như báo cáo của chuyên gia, thì em rút ra được một
số vấn đề về tình hình xúc tiến đầu tư tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể đã có nhiều

biến chuyển rõ rệt. Tình hình triển khai các dự án đầu tư lớn có triển vọng tốt, nhất là
các dự án của tập đoàn VinGroup, BRG, PSH Tây Ban Nha đang tạo ra những hiệu
ứng tốt trong xúc tiến đầu tư.
Từ năm 2000 đến nay:
+ Thu hút 548 dự án, tổng vốn đăng ký 168,259 tỉ đồng
+ 92 dự án FDI
Trong năm 2016:
Thu hút 47 dự án, vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng
+ 4 dự án FDI, vốn 15,9 triệu USD
6 tháng đầu năm 2017
+ Thu hút 21 DDI, vốn đầu tư 2.200,2 tỉ đồng
+ 2 dự án FDI, vốn đăng ký 64,850 USD.
Nhìn chung tình hình xúc tiến đầu tư ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều mặt tích
cực và phát triển qua từng năm.
2.1.3.2. Nội dung của hoạt động xúc tiến đầu tư
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Xây
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động Xúc Tiến Đầu Tư.
- Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư


- Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT
- Các hoạt động tuyên truyền quảng bá giới thiệu về môi trường, chính sách tiềm
năng, cơ hội và tiếp nối đầu tư.
Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT.
- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật,
chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư.
2.2. Kết quả thứ hai
2.2.1. Những hoạt động công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập nghề
nghiệp tại HĐND, UBND Phường Hương Sơ
- Những hoạt động công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập tại phường.

Qua ba tuần thực tập tại phường, dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của chị Huỳnh Thị
Tường Vân em đã được làm quen với một số công việc của quý anh, chị tại cơ quan.
- Tuần đầu tiên từ ngày 17/7/2017 đến 22/7/2017, em được hướng dẫn cũng như
thực hành cách đánh máy, scan, photo tài liệu, chứng từ của cấp trên bàn giao lại cho
cấp dưới.
Bên cạnh đó, em được giao nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn người dân đến làm
việc tại Phường
Tổ chức sự kiện Gặp mặt các cựu thương binh, liệt sĩ, gia đình văn hóa, gia đình
có công với cách mạng
- Tuần thứ 2 thực tập tại Phường từ ngày 24/7/2017 đến ngày 29/7/2017
Sau khi đã làm quen được cách làm việc tại Phòng hành chính cũng như một số
hoạt động diễn ra hàng ngày.
Em được giao nhiệm vụ cùng 1 số anh chị tại cơ quan tiến hành điều tra về tình
hình cung cầu lao động tại một số doanh, nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động tại Phường.
Việc điều tra diễn ra trong bảy ngày với hơn 200 hộ kinh doanh, công ty, tiểu thương
tại chợ Hương Sơ.
Kế đến, em được phân công việc phân chia từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh
theo danh mục; mặt hàng sản xuất, quy mô lớn hay nhỏ, vị trí…
- Những ngày cuối cùng của đợt thực tế tại Phường từ ngày 31/7/2017 đến ngày
5/8/2017, sau khi việc xây dựng Bia Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ được khánh
thành, sáng ngày 2/8/2017 đã tổ chức buổi lễ khánh thành với sự góp mặt của rất


nhiều khách mời trong đó có các ban ngành lãnh đạo, cựu chiến binh, những người có
công với cách mạng, người dân... em được giao nhiệm vụ hướng dẫn các em học sinh
bên đoàn thanh niên thực hiện một số nghi thức cần thiết cho buổi lễ.
2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Phường Hương Sơ
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nước đã và đang bước vào
quá trình hội nhập quốc tế, giao lưu với các nước khác trên Thế Giới, Việt Nam hiện
đang rất cần cải thiện một số công trình cũng như nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

nhằm quảng bá, thúc đẩy hình ảnh đất nước đến với bạn bè Quốc Tế. Để thực hiện
được điều này thì Chính Phủ cũng như các cơ quan ban ngành có liên quan đã đưa ra
những quyết đinh, ban hành những chính sách đến toàn thể các Phường, Xã, Huyện.…
với mục đích đầu tư, xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở Hạ Tầng tại địa phương.
Chính vì điều này, qua 3 tuần thực tập nghề nghiệp tại HDND, Uỷ Ban Nhân Dân
Phường Hương Sơ, em quyết định tìm hiểu về việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa
phương này.
2.2.2.1 Phân tích tình hình đầu tư xây dựng công trình Nhà bia tưởng niệm các
anh hùng liệt sĩ Phường Hương Sơ
2.2.2.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” ngoài chăm lo
gia đình chính sách thì xây dựng nhà bia ghi nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt
sĩ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước là rất cần thiết. Qua đó, giáo
dục truyền thống cho các thế hệ sau về tinh thần chiến đấu anh dũng của cha ông.
Nhiều năm từ sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước hai miền Nam Bắc đoàn
tụ, nhà nhà đoàn tụ, các chiến sĩ còn lại tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh với niềm
thương tiếc vô hạn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trên cả nước đã xây
dựng một số nhà bia tưởng niệm để nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc cao cả. Trên tinh thần đó tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và
UBND phường Hương Sơ tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đưa ra ý tưởng phải có một
nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để có nơi thắp hương tưởng nhớ và
tôn vinh các người lính đã ra đi vì sự nghiệp hòa bình của Đất Nước. Sự hình thành ý
tưởng xây dựng nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ phường Hương Sơ tỉnh Thừa
Thiên Huế xuất phát từ đó.


Vì vậy, để đáp ứng được nguyện vọng của các chiến sĩ còn lại và con cháu của
các anh hùng liệt sĩ đã mất việc đầu tư xây dựng Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt
sĩ Phường Hương Sơ là một việc làm cần thiết và cấp bách.
2.2.2.1.2. Mục tiêu đầu tư

Để nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từng bước hoàn chỉnh cơ sở vật chất, kiến thiết cơ bản đáp ứng nhu cầu cấp
thiết cho việc phát triển hình ảnh của Phường.
-Vài nét khái quát về vị trí địa lý tại Phường Hương Sơ
Phường Hương Sơ nằm ở phía Đông Bắc, thành phố Huế.
+ Phía Bắc giáp xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà.
+ Phía Đông giáp xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà.
+ Phía Tây giáp phường An Hoà (phường mới được tách ra từ xã Hương Sơ cũ),
thành phố Huế.
+ Phía Nam giáp phường Phú Thuận, thành phố Huế.
- Diện tích tự nhiên: 3,62 km2
- Dân số: 11.549 người (năm 2015)
- Một số đặc điểm địa hình tại nơi được chọn để xây dựng Nhà bia tưởng niệm
các anh hùng liệt sĩ Phường Hương Sơ
- Đất đai bằng phẳng, không gập ghềnh, trắc trở
- Gần đường Quốc Lộ, xe cộ, giao thông đông đúc
- Sau lưng là đất canh tác nông nghiệp
- Tọa lạc sát đường Nguyễn Văn Linh, cách Trụ Sở Uỷ Ban Phường khoảng tầm
50m. Cách Trường Tiểu Học, Trung Học Cơ Sở tầm 30 mét – 50 mét. Nằm gần nơi đông
dân cư cùng một số Uỷ Ban khác như là: Công an Phường Hương Sơ, Trạm Y Tế…
2.2.2.1.3. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư là xây dựng mới hoàn toàn từ khu đất trống (trước đây là đất
canh tác nông nghiệp )
2.2.2.1.4. Tổng mức đầu tư
Nguồn vốn đầu tư:
+Nguồn vốn đấu giá quỹ đất xen ghép của địa phương.
+ Nguồn kinh phí của tỉnh và thành phố


Bảng 2.1: KHÁI QUÁT TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ BIA

TƯỞNG NIỆM
STT
A
1
2
3
4
5
6
B
C

Hạng mục
Chi phí xây dựng
Đền bù
San nền
Nhà bia

Đơn

Khối

vị

lượng
Gxd
2.000
3.000

M2

M3
M2

Cổng – tường rào

280

M2

Giao thông
Sân vườn
Chi phí QLDA, tư vấn ĐTXD, khác
Dự phòng phòng phí
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

177

M2
M2

Đơn giá

140.000
8.000.00
0
2.000.00
0
500.000
500.000


Thành tiền
3.739.000.000
300.000.000
420.000.000
2.240.000.000
354.000.000

250
125.0000.000
600
300.000.000
10%Gxd
373.900.000
10%(A+B)
411.290.000
A+B+C
4.524.190.000
(Nguồn: Bộ phận Đầu Tư và Xây Dựng)

Theo như bảng khái quát tổng chi phí đầu tư và xây dựng và bia tưởng niệm
được thể hiện ở bên trên, chúng ta có thể thấy chi phí đầu tư khá lớn, cụ thể chi tiết
thực hiện từng mục, từng đơn vị, khối lượng, giá thành của phần nguyên, vật liệu, lao
động, bồi thường… được trình bày rõ ràng. Điều này chứng tỏ rằng Phường, Tỉnh,
Thành Phố đã quan tâm đầu tư đến việc xây dựng, sữa chữa cơ sở hạ tầng tại Phường
cụ thể là việc xây dựng Nhà Bia Tưởng Niệm Các Anh Hùng, Liệt Sĩ, nâng cấp hình
ảnh của Địa Phương, tạo dựng ấn tượng tốt trong lòng người dân cũng như nhữnngười
có người thân đã ngã xuống trong chiến tranh.
Bảng 2.2: Bảng khái toán đầu tư giai đoạn 1
ST


Hạng mục

Đơn

T
A Chi phí xây dựng

vị
Gxd

1
2

Đền bù
Sàn nền

m2
m3

3

Nhà bia
m2
Chi phí QLDA, tư vấn ĐTXD,

B khác:
C Dự phòng phí:

Khối
lượng


Đơn giá

Thành tiền
2.960.000.000

2.000
3.000 140.000
8.000.00
280
10%Gxd
10%(A+B)

0

300.000.000
420.000.000
2.230.000.000
296.000.000
325.600.000


A+B+C
3.581.600.000
(Nguồn: Bộ phận Đầu Tư và Xây Dựng)
Bảng 2.3: Bảng khái toán đầu tư giai đoạn 2
ST
T

Hạng mục


Đơn
vị

Khối lượng Đơn giá Thành tiền
779.000.00

A
1
2

Chi phí xây dựng
Cổng – tường rào
Giao thông

3
B
C

Sân vườn
m2
Chi phí QLDA, tư vấn ĐTXD, khác:
Dự phòng phí:

Gxd
0
177 2.000.000 354.000.000
250 500.000 125.000.000
300.000.00


m2
m3

600 500.000
0
10%Gxd
77.900.000
10%(A+B)
85.690.000
942.590.00
A+B+C
0
(Nguồn: Bộ phận Đầu Tư và Xây Dựng)

Bảng khái quát đầu tư giai đoạn 1 và bảng khái toán đầu tư giai đoạn 2 chứng
minh chi tiết cụ thể từng loại chi phí cho các hạng mục khái quát ở Bảng 1, việc đầu
tư được diễn ra trong hai lần, lần đầu là sườn dự án, lần kế đến đi sâu vào việc sử
dụng các loại chi phí mà chủ yếu là việc tiến hành xây dựng, giao thông, sân vườn...
Tổng mức đầu tư ở lần 2 là 942.590.000 triệu đồng.
Những năm qua, phường Hương Sơ đã xây dựng và sửa chữa rất nhiều công
trình, khôi phục những cơ sở hạ tầng xuống cấp, tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm tỉ
đồng. nổi bật nhất trong đó có thể kể đến việc Xây Dựng Khu Tái Định Cư cho người
dân vạn đò đến từ các Phường Phú Hội, Phú Bình, Phường Đúc có nơi ở ổn định,
tránh các tệ nạn xã hội, xây dựng Chợ Hương Sơ, cải thiện hệ thống phòng cháy chữa
cháy tại chợ, xây dựng Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh…
- Các khu ở mới: bố trí các khu ở dọc theo các đường trục chính của khu ở. Tại
mỗi khu ở có đầy đủ hệ thống các công trình thương mại, văn phòng, các trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở….
- Các khu dân cư hiện trạng và tái định cư: chỉnh trang các khu dân cư hiện
trạng theo các tiêu chí đô thị. Xây dựng các khu tái định cư đồng bộ phục vụ ổn định

cuộc sống người dân.


+ Theo tìm hiểu, đây là dự án được xây dựng nhằm mục đích tái định cư cho
hơn 100 hộ dân sống ở khu vực Thượng Thành - Eo Bầu do Ban đầu tư và Xây dựng
TP Huế làm chủ đầu tư và đã bàn giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế quản
lý với 3 dãy chung cư 4 tầng với 98 căn hộ có giá trị gần 60 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khu định cư
Hương Sơ giai đoạn 4 do Ban Đầu tư và Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu
tư với tổng mức đầu tư gần 118,7 tỷ đồng cũng được thực hiện.
2.2.2.2. Phân tích tình hình đầu tư xây dựng công trình hệ
thống phòng cháy chữa cháy tại chợ Hương Sơ
- Tên công trình: Hệ thống PCCC chợ Hương Sơ.
Địa điểm xây dựng: Đường Tản Đà, phường Hương Sơ, thành phố Huế.
Chủ đầu tư: Ủy ban Nhân dân phường Hương Sơ.
Quy mô đầu tư:
-

Bể nước PCCC dung tích 26,45 m3.
Hệ thống đường ống chữa cháy vách tường và các phụ kiện.

-

Mua sắm thiết bị PCCC:
+ 01 máy bơm chữa cháy động cơ Diesel HyunDai MB50-250H, Q=72m 3/h,

-

H=70m, CS 22,5Kw-30HP.
01 máy bơm động cơ điện 3 pha Pentax, H=75,2m, Q=72m3/h, công suất


-

22,5Kw-30HP.
01 bình duy trì áp lực 100 lít.
Bình bọt chữa cháy: 15 bình.
Nội quy tiêu lạnh PCCC: 6 cái.
Tổng mức đầu tư dự kiến: Khoảng 616 triệu.
Nguồn vốn đầu tư: Nguồn thu kinh phí đấu giá và thuê lô tại chợ Hương Sơ.

-

Thời gian thực hiện: Năm 2014
-Các công trình thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác được bố trí tại
khu trung tâm đô thị, trong các khu ở, Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.
- Các công trình quảng trường, công viên cây xanh, mặt nước cũng được quy
hoạch đồng bộ theo các khu vực tập trung, khu trung tâm và phân bố đều trong các
khu ở, khu công cộng.
2.2.6. Đánh giá tình hình xây dựng Cơ Sở Hạ Tầng tại Phường Hương Sơ
Trong những năm qua, Phường Hương Sơ đã tạo ra một sự vượt bậc trong việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương cũng như thu hút đầu tư từ các doanh


nghiệp lớn nhỏ trong nước và quốc tế, với phương châm ‘Vì cuộc sống của người dân’
phường đã thực hiện nhiều dự án thiết thực giúp người dân an cư lạc nghiệp, các tệ
nạn xã hội ngày càng giảm, tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân, khuyến khích phát
triển các công trình sản xuất các mặt hàng truyền thống. Chính nhờ những đóng góp
thiết thực mà Hương Sơ giờ đây là một trong những nơi có nhiều văn phòng, công ty
lớn tập trung. Có thể kể đến một vài doanh nghiệp như: Nhà hàng Thiên Phú, Bệnh
Viện Thanh Sơn…

Ngoài ra còn có những văn phòng đại diện của nhà nước mà Tỉnh đã quan tâm
hỗ trợ xây dựng tại địa phương cụ thể như: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thừa
Thiên Huế, Công Ty Cổ Phần Tu Bổ Di Tích Huế…
Nói tóm lại, việc đầu tư tại Phường Hương Sơ ngày càng được chú trọng và phát
triển, không chỉ dừng lại ở việc đầu tư công mà đây còn là nơi thu hút các doanh
nghiệp lớn tìm đến. Hi vọng trong những năm tiếp theo, Hương Sơ tiếp tục giữ vững
vị thế và phát triển nhiều mặt để có thể trở thành một nơi năng động, nhộn nhịp với
những công trình kiến trúc lớn hơn, được đầu tư bài bản hơn, những trung tâm thương
mại có thể sẽ mọc lên ngày một nhiều, tạo ra những thành tựu không chỉ cho địa
phương mà còn cho người dân sinh sống ở nơi đây nói riêng và Tỉnh Thừa Thiên Huế
nói chung.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Qua ba tuần thực tập tại Phường Hương Sơ với sự hướng dẫn tận tình của chị
Huỳnh Thị Tường Vân và nhờ sự giúp đỡ, chỉ dạy cụ thể của giáo viên hướng dẫn cô
Hoàng Thị Ngọc Hà em đã hoàn thành xong đợt thực tế nghề nghiệp của mình với
những kinh nghiệm quý báu được đúc kết, cũng như học được những bài học mới mà
trước đây vẫn chưa được biết. Bên cạnh đó, em cũng đã tiếp thu, tìm hiểu được nhiều
kiến thức thực tế, phương thức làm việc trong môi trường công sở, xây dựng cho mình
một hành trang vững chắc trong tương lai sau này
Trong suốt thời gian thực tập nghề nghiệp tại HĐND, UBND Phường Hương Sơ
em nhận thấy bản thân mình có nhiều cơ hội để có thể hoàn thành đợt thực tập một
cách thuận lợi
+ Thứ nhất, chính nhờ sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các anh, chị tại cơ
quan ủy ban và sự hỗ trợ, chỉ đạo của nhà trường cũng như những lời nhắc nhở, thăm
hỏi của giáo viên hướng dẫn trong thời gian thực tập mà em có thể tự tin thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao

+ Thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, những lời động viên, ủng hộ cũng như lời
khuyên tích cực, em có thể hoàn thành đúng hạn bài báo cáo thực tế nghề nghiệp của
mình.
+ Học hỏi được những kiến thức, kinh nghiệm quý báu từ đợt thực tập nghề
nghiệp này giúp em phần nào làm quen với một môi trường làm việc năng động, chịu
được những áp lực trong công việc, trang bị những kỹ năng cần thiết cho công việc
sau này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập em cũng gặp phải một số vấn đề như:
+ Thời gian đầu còn khá bỡ ngỡ với công việc tại địa phương nên còn hơi lúng
túng, bị động
+ Chưa học được cách xử lý các tình huống một cách nhạy bén và chính xác, còn
phụ thuộc quá nhiều vào sự giúp đỡ của các anh, chị tại cơ quan


+ Còn thiếu nhiều kinh nghiệm, va chạm, tiếp xúc với thực tế nên chưa phát huy
được khả năng của bản thân
3.2. Kiến nghị
Tuy rằng thời gian thực tế tại Phường còn ngắn, chưa đủ để em có thể đưa ra
những ý kiến của cá nhân, tuy vậy em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị
giúp tăng hiệu quả cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triể hình ảnh
tại Phường như sau:
+ Thứ nhất, cần có sự phân công chặt chẽ từng mảng, từng bộ phận để có thể
hoàn thành đúng hạn tiến độ các dự án, tránh trì trệ, bỏ hoang công trình
+ Kế đến, cần phát huy tinh thần động viên, thăm hỏi, quan tâm đến người dân
tại địa phương, những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn… để cùng nhau xây dựng
một địa phương văn hóa, điều này giúp thu hút các nhà đầu tư an tâm đến xây dựng
các công trình kiến trúc, các công ty, trung tâm lớn…
+ Không những thế, Phường cũng cần vạch ra các kế hoạch dài hạn trong tương
lai để phấn đấu, triển khai thực hiện, nâng cao hình ảnh của địa phương
+ Xây dựng rõ ràng, cụ thể chi tiết các kế hoạch đầu tư công trình cơ sở hạ tầng,

tránh tình trạng tham nhũng, không minh bạch trong quá trình đầu tư.



×