Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

So sánh trật tự thành tố trong danh ngữ tiếng hàn và tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.15 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI – ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
*****

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: SO SÁNH TRẬT TỰ CÁC THÀNH TỐ
TRONG DANH NGỮ TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Yến
Lê Thị Thùy Linh
Nguyễn Thị Nhung
Lớp

:

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU...........................................................................3
I.

Lí do chọn đề tài..............................................................................3

II.

Lịch sử vấn đề.................................................................................4

III.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.........5


1.Đối tượng nghiên cứu........................................................................5
2.Phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
3.Phương pháp nghiên cứu...................................................................6

CHƯƠNG II. NỘI DUNG........................................................................6
I.

Nhận xét mở đầu về danh ngữ..........................................................6
1.Khái lược về đoản ngữ......................................................................6
2.Định nghĩa về danh ngữ....................................................................6
3.Khái quát về danh ngữ trong tiếng Hàn............................................7
4.Khái quát về danh ngữ trong tiếng Việt............................................7

II.

So sánh trật tự các thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
1.Từ chỉ định – Danh từ trung tâm (D-N)............................................8
2.Động từ hạn định – Danh từ trung tâm(V-N)....................................9
3.Tính từ hạn định – Danh từ trung tâm (A-N)....................................9
4.Danh từ hạn định – Danh từ trung tâm (N- N)................................10
5.Số từ hạn định – Danh từ trung tâm (Num-N)................................10
6.Hoán đổi vị trí thành phần phụ trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng
Việt.....................................................................................................11

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN...................................................................12
THƯ MỤC THAM KHẢO......................................................................14

2



CHƯƠNG I.

MỞ ĐẦU

I/ Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, ngoại ngữ được nhắc đến như một
yếu tố thiết yếu tạo tiền đề cho quá trình phát triển đất nước. Nó trở thành cầu nối
cho các mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác trên thế
giới. Trong mấy năm trở lại đây, Hàn Quốc cũng đã và đang không ngừng mở
rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác với Việt Nam về mọi mặt của đời sống xã hội.
Đó cũng là một trong những lí do tiếng Hàn đang trở thành ngôn ngữ được rất
nhiều người Việt quan tâm và theo học . Tuy nhiên trong quá trình học tập và
nghiên cứu môn ngoại ngữ này, không ít học viên gặp trở ngại trong việc sử dụng
ngữ pháp cũng như phương thức biểu hiện sao cho đúng, phù hợp và tự nhiên
nhất. Trong ngữ pháp tiếng Việt, một trong những phương thức quan trọng nhất
có thể kể đến đó chính là trật tự từ. Chính vì thế khi học tiếng Hàn, chúng ta cũng
cần phải hiểu rõ cách thức sắp xếp từ trong tiếng Hàn, nắm rõ điểm tương đồng
cũng như điểm khác biệt trong cách sử dụng từ của ngôn ngữ hai nước để từ đó
nâng cao hiệu quả việc học ngoại ngữ . Trong khi tìm hiểu về cách thức trật tự từ
trong tiếng Hàn và tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy trật tự thành tố trong danh ngữ
là một yếu tố rất quan trọng. Đây cũng là một trong những lỗi cơ bản mà người
Việt Nam khi học tiếng Hàn hay mắc phải vì lí do chưa hiểu rõ bản chất và qui
luật. Chính vì thế chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ So sánh trật tự thành tố
trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu. Thực hiện đề tài
này, chúng tôi mong muốn được góp ý kiến, làm rõ thêm về ngữ pháp tiếng Hàn
và tiếng Việt, đặc biệt là vấn đề về trật tự từ trong danh ngữ. Qua việc thực hiện

3



đề tài này, chúng tôi hi vọng có thể bổ sung thêm tài liệu cho người học tập và
nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Hàn nói chung, về trật tự thành tố trong danh ngữ
nói riêng.
II/ Lịch sử vấn đề
Khi nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ thường tập trung nghiên cứu
ở 3 phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trật tự thành tố trong danh ngữ
thuộc về phương diện ngữ pháp. Cho đến nay, các bài viết, các công trình nghiên
cứu về trật tự thành tố trong danh ngữ vẫn còn hạn chế. Ở Việt Nam, trong cuốn “
Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của ba tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến cũng chỉ đề cập sơ qua về danh ngữ và trật tự các
thành tố. Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt” của mình
cũng khiêm tốn đưa ra vấn đề danh ngữ trong phần giới thiệu về cụm danh từ.
Người tập trung nhiều hơn cả về vấn đề danh ngữ có thể kể đến tác giả Nguyễn
Tài Cẩn. Trong cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt”, ông đã đề cập tương đối kỹ về vấn
đề danh ngữ trong sự giới thiệu chi tiết về đoản ngữ. Còn ở Hàn Quốc, các bài
viết về danh ngữ tiếng Hàn cũng có thể kể đến như tác giả như An Kyung Hoan,
Sin Gae Jeong, Bak I Jeong, Seong Gi Cheol....Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu đó
mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê, và nghiên cứu riêng lẻ từng ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu so sánh, đối chiếu về trật tự thành
tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt cũng rất ít và chưa hệ thống. Trước
nghiên cứu của chúng tôi đã có một số nghiên cứu về đề tài liên quan như luận
văn tiến sĩ “ 베베베베베 베베베베 베베 베베 – So sánh trật tự từ trong tiếng Hàn và tiếng
Việt” của tác giả An Kyung Hoan, luận văn tốt nghiệp của sinh viên Bùi Xuân
Giang... Tuy nhiên ở trong đó chỉ đề cập khái quát về danh ngữ trong tiếng Hàn

4


và tiếng Việt chứ không đi sâu phân tích về trật tự thành tố trong danh ngữ của
hai ngôn ngữ

Như vậy, số lượng công trình, bài viết trước giờ về vấn đề so sánh trật tự
thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt vẫn còn hạn chế,thiếu hụt so với
nhu cầu ngày càng tăng của những người quan tâm yêu mến tới tiếng Hàn cũng
như tiếng Việt.Qua việc tham khảo các nghiên cứu, các tài liệu hiện có, chúng tôi
quyết định chon đề tài nghiên cứu“ So sánh trật tự thành tố trong danh ngữ tiếng
Hàn và tiếng Việt” và chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ trở thành tài
liệu hữu ích,có thể được góp một phần nhỏ vào khối kiến thức rộng lớn đang
chuyển biến,lớn thêm mỗi ngày.
III/ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung so sánh trật tự thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng
Việt để từ đó thấy được sự giống và khác nhau trong việc tổ chức, sắp xếp trật tự
từ của hai ngôn ngữ nói chung và trật tự thành tố trong danh ngữ nói riêng.
2. Phạm vi nghiên cứu
Cùng là hình thức nêu ra những đặc điểm cấu trúc của danh ngữ trong
tiếng Hàn và tiếng Việt nhưng trong đề tài này chúng tôi không chỉ nêu ra những
đặc điểm đó một cách chung chung mà còn phân tích, chỉ ra điểm giống và khác
nhau trong cách tổ chức, sắp xếp thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng
Việt.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng cuốn “ Ngữ pháp
tiếng Việt” của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, luận văn “ So sánh trật tự từ trong tiếng
Hàn và tiếng Việt” của tác giả An Kyung Hoan, cuốn “ Nghiên cứu ngữ pháp

5


tiếng Hàn” của tác giả Seong Gi Cheol làm tài liệu khảo sát chính. Bên cạnh đó
chúng tôi còn sử dụng một số tài liệu khác để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
của chúng tôi có hiệu quả.
3. Phương pháp nghiên cứu

Trong tiểu luận này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
so sánh đối chiếu, trong đó chú trọng ở các thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai
chiều , thủ pháp đối chiếu trường và thủ pháp đối chiếu logic. Ngoài ra còn sử
dụng phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp.

CHƯƠNG II. NỘI DUNG
I- Khái quát về đoản ngữ và danh ngữ
1. Khái lược về đoản ngữ
Theo Nguyễn Tài Cẩn, khi kết hợp thành tố với thành tố để tạo thành một
tổ hợp tự do, có thể kết hợp theo ba mối quan hệ chính sau đây: Kết hợp theo
quan hệ đẳng lập (Ví dụ: ngoan ngoãn và lễ phép), Kết hợp theo quan hệ tường
thuật (Ví dụ: Nó ngủ), Kết hợp theo quan hệ chính phụ (Ví dụ: lớp ấy)
Với 3 kiểu quan hệ khác nhau đó sẽ có 3 loại tổ hợp tự do khác nhau:
Loại tổ hợp gồm nhiều trung tâm nối liền nhau bằng quan hệ đẳng lập gọi là
“liên hợp”, loại tổ hợp gồm hai trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ tường
thuật gọi là “mệnh đề” và loại tổ hợp gồm một trung tâm nối liền với các thành
tố phụ bằng quan hệ chính phụ gọi là “đoản ngữ”
2. Định nghĩa về danh ngữ
Trong đoản ngữ, thành tố quan trọng nhất là thành tố trung tâm. Trung
tâm có vai trò đại diện cho toàn đoản ngữ. Thành tố trung tâm của đoản ngữ có

6


thể là danh từ, động từ, tính từ...Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm có thể
gọi tắt là “danh ngữ”. Định nghĩa này có thể sử dụng phù hợp cho cả hai ngôn
ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt về danh ngữ.
3. Khái quát về danh ngữ trong tiếng Hàn

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy danh ngữ

trong tiếng Hàn gồm có thành tố phụ và một thành tố chính là danh từ trung tâm
tạo thành. Có thể tham khảo sơ đồ sau đây:
Trong tiếng Hàn: thành tố phụ + thành tố chính(danh từ) (0) = Danh ngữ
Theo như sơ đồ trên thì thành tố chính trong danh ngữ tiếng Hàn luôn
nằm ở vị trí cuối cùng của danh ngữ, sau thành tố phụ. Một điều cần lưu ý đó là
trong tiếng Hàn nếu có một thành tố là danh từ chung ( 베베 베베베) kết hợp với một
thành tố là danh từ chỉ đơn vị đứng sau danh từ chung (베베 베베베) tạo thành danh
ngữ thì danh từ chỉ đơn vị đó sẽ trở thành thành tố chính, và danh từ chung trở
thành thành tố phụ của danh ngữ.
베베 베 베

VD:

-2 -1 0

Ba em học sinh
-1 0

+1

(Kí hiệu 0 là thành tố chính của danh ngữ, -....là thành tố phụ trước,
+.....là thành tố phụ sau)
Trường hợp danh từ chỉ đơn vị đứng trước danh từ chung thì danh từ chỉ
đơn vị phải đi kèm với kết từ “베 - của ” và danh từ chung đứng cuối cùng trong
vị trí danh ngữ và trở thành thành tố chính của danh ngữ .
VD:

베베 베베 베베
-2


Bảy tờ giấy

-1 0

-1 0 +1

7


4. Khái quát về danh ngữ trong tiếng Việt
Sơ đồ danh ngữ trong tiếng Việt dạng đầy đủ
Thành tố phụ đầu
VD: Tất cả

thành tố chính(0)
những học sinh

-1

thành tố phụ cuối
này

0

+1

Tuy nhiên trong thực tế danh ngữ tiếng Việt còn có thể xuất hiện cả dưới
những dạng chỉ có hai phần:
a) Dạng chỉ có thành tố phụ đầu và thành tố chính
VD: Ba

-1

bát
0

b) Dạng chỉ có thành tố chính và thành tố phụ cuối
VD: Bát
0

này
+1

c) Dạng chỉ có phần đầu và phần cuối
VD: Ba sôi , hai lạnh ( = ba phần nước sôi, hai phần nước lạnh)
-1 1 , -1 1
Trong 3 dạng chỉ có hai phần trên , thì hai dạng đầu thường gặp nhất.
Dạng thứ ba ( vắng mặt thành tố chính) là dạng hãn hữu, chỉ dùng trong một số
hoàn cảnh thật đặc biệt.
II/ So sánh trật tự các thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
Xét kiểu danh ngữ có một thành phần trung tâm và thành phần phụ hạn
định ( lấy tiếng Hàn làm ngôn ngữ chính để đối chiếu)
1. Từ chỉ định – Danh từ trung tâm / thành tố chính (매매매 – 매매매) ( D
– N)
VD : (베)

(베)

8



a) 베 베베

Người kia

-1 0

0

b) 베 베베베베
-1

+1

Những con mèo này

0

0

+1

Theo ví dụ trên thì trật tự từ của danh ngữ trong tiếng Hàn và tiếng Việt ở
trường hợp (D – N) đối lập nhau. Tiếng Hàn, thành tố chính đứng sau từ chỉ định
còn trong tiếng Việt, thành tố chính đứng trước từ chỉ định.
2. Động từ hạn định – dạnh từ trung tâm(매매매 매매매 – 매매매) (V-N)
VD:

(베)

(베)


a) 베베 베
-1
b) 베

Cơm

0
베베

-1

0

đã ăn

+1

Khách sẽ đến

0

0

+1

Trong trường hợp ( V – N) này, trật tự từ của danh ngữ trong tiếng Hàn
và tiếng Việt vẫn đối lập nhau. Tiếng Hàn, thành tố chính đứng sau từ chỉ định và
đứng ở vị trí cuối cùng, còn trong tiếng Việt, thành tố chính đứng trước từ chỉ
định.

3. Tính từ hạn định – danh từ trung tâm ( 매매매 매매매 – 매매매) ( A – N)
VD:

(베)

(베)

a) 베베 베

Ước mơ

-1 0

0

+1

b) 베베 베베
-1

Cô gái

0

0

xanh

xinh


+1

Ở trường hợp này, trật từ từ của các thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và
tiếng Việt vẫn đối lập nhau, giống như ở 2 trường hợp trên.

9


4. Danh từ hạn định – Danh từ trung tâm (매매매 – 매매매) ( N – N)
VD: (베)

(베)

E1: 베베베 베베

Giảng đường đại học

-1

0

0

+1

E2: 베베 베베
-1

Tình yêu
0


0

Tổ quốc

+1

Trật tự N – N trong trường hợp này của danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt
cũng tương tự hai trường hợp trên.
5. Số từ hạn định - danh từ trung tâm (매매 – 매매매) ( Num – N)
VD: (베)

(베)

F1: 베베 베
-1 0

-1

F3: 베 베베베베
-1

0

-1

Mỗi

ngày


0

Các tầng lớp nhân dân
-1

0

F4: 베베 베베
-1 0

người

0

F2: 베 베
-1 0

Năm

Tất cả mọi người
-1

0

Trong trường hợp này, nếu danh ngữ có gắn thêm số từ thì trật tự các
thành tố trong tiếng Hàn và tiếng Việt giống nhau, đó là vị trí số từ/thành tố phụ
sẽ đứng trước danh từ trung tâm/ thành tố chính.
Tuy nhiên, trong trường hợp số từ xuất hiện số lượng hay số thứ tự trong
loại danh ngữ ( Num – N) của tiếng Việt thì vị trí của số từ đó sẽ đứng sau thành
tố chính


10


VD: - 매매매 베 베



-2 -1 0

lớp thứ năm năm thứ 3
0

1

2

6. Khả năng hoán đổi vị trí thành phần phụ trong danh ngữ
Xét trường hợp vị trí các từ hạn định hoán đổi cho nhau, để từ đó nhận ra
sự đa dạng, phong phú của mỗi ngôn ngữ.
* Tiếng Hàn:
베. 베베 베베 베베 베베베베 베 베베베
Num1-num2-N1-A-D-N2
베. 베베 베베 베베 베 베베베베 베베베
Num1-num2-N1-D-A-N2
베. 베베 베베베베 베베 베베 베 베베베
Num1-A-num2-N1-D-N2
베. 베베 베베 베베 베베베베 베 베베베
Num2-N1-num1-A-D-N2
베. 베 베베 베베 베베 베베베베 베베베

D-num1-num2-N1-A-N2
베. 베베 베 베베 베베 베베베베 베베베
Num1-D-num2-N1-A-N2
* Tiếng Việt:
a. Tất cả tám quyển tiểu thuyết hay ấy.
Vị trí các từ hạn định trong tiếng Hàn có thể thay đổi giống như ở ví dụ
từ 베 →베. Còn trong tiếng Việt, vị trí các thành tố phụ của danh ngữ cố định. Đặc
điểm này khác với danh ngữ tiếng Hàn- có thể hoán đổi vị trí các thành phần phụ
cho nhau nếu như đã có thành tố chính. Do sự khác nhau về hình thái câu của hai
ngôn ngữ dẫn đến sự khác biệt này.
Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính, mà hình vị trong các ngôn ngữ chắp dính có

11


tính độc lập lớn và mối liên hệ giữa các hình vị không chặt chẽ nên việc thay đổi
trật tự các thành tố không ảnh hưởng tới ý nghĩa, sắc thái của danh ngữ cố định.
Ngược lại, tiếng Việt là một ngon ngữ đơn lập, mỗi thành tố trong danh ngữ
mang trong mình những thuộc tính liên quan đến ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ
âm. Các thành tố này đều có quan hệ đa phương với các thành tố khác trong hệ
thống, đặc biệt là mối quan hệ với danh từ trung tâm, chính các quan hệ nhiều
mặt của các yếu tố này khiến cho vị trí của các thành tố trong danh ngữ bị chi
phối, chính vì vậy mà các thành tố đều có sự phụ thuộc lẫn nhau và việc thay đổi
vị trí của các thành tố này gần như là không thể.
Tiểu kết: Như vậy, trong tất cả các loại hình danh ngữ trên chỉ có loại
hình danh ngữ (Num – N) có từ hạn định là số từ thì trật từ từ các thành tố trong
cả tiếng Hàn và tiếng Việt đều giống nhau, các loại hình còn lại , trật từ các thành
tố hoàn toàn trái ngược nhau.
Ngoài ra, trong tiếng Hàn, vị trí các thành phần phụ - từ hạn định có thể
hoán đổi cho nhau một cách tự nhiên chỉ có điều thành phần trung tâm luôn đứng

sau cùng của danh ngữ, trái lại ở tiếng Việt các từ hạn định D, V, A, N có vị trí ở
sau thành tố chính hay còn gọi là thành tố phụ sau danh ngữ. Còn số từ - định tố
chỉ lượng, thì trật tự của chúng trong cả tiếng Hàn và tiếng Việt là giống nhau,
đứng trước thành tố chính hay còn gọi là thành tố phụ trước danh ngữ.

CHƯƠNG III . KẾT LUẬN
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước đồng văn, do vậy về văn hóa và ngôn
ngữ , ngoài những yếu tố đặc trưng khác biệt thì vẫn có những điểm chung. Khi
tìm hiểu về danh ngữ, chúng tôi cũng đã phân tích tìm ra những điểm giống và

12


khác nhau.
Có thể tóm tắt một cách ngắn gọn về điểm giống và điểm khác trong việc
tổ chức, sắp xếp trật tự thành tố trong danh ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt như sau:
Về điểm giống: Trong danh ngữ, nếu thành tố phụ là các từ chỉ lượng, số
từ (ngoại trừ từ chỉ thứ tự) thì vị trí của nó có ở trước thành tố chính. Nhận xét
này dùng chung cho cả tiếng Hàn và tiếng Việt.
Về điểm khác: Trong danh ngữ tiếng Việt, khi các thành phần phụ là các
số từ chỉ thứ tự, danh, động, tính từ hay các từ chỉ định thì vị trí của nó nằm sau
thành tố chính. Trong tiếng Hàn, trật tự này ngược lại so với tiếng Việt, nằm
trước thành tố chính. Trong bất kì một trường hợp nào thì thành tố chính trong
danh ngữ tiếng Hàn cũng nằm ở vị trí cuối cùng của danh ngữ.
Khi tìm hiểu, nghiên cứu so sánh về trật tự thành tố danh ngữ trong tiếng
Hàn và tiếng Việt giúp chúng tôi hiểu được cách sắp xếp, phân bổ vị trí hay trật
tự các thành tố trong danh ngữ của ngôn ngữ hai nước, tìm ra được sự giống và
khác nhau trong cách sử dụng, từ đó giúp cho việc học cũng như nghiên cứu về
tiếng Hàn của chúng tôi có hiệu quả hơn.
Khi đọc và nghiên cứu đề tài này của chúng tôi, hẳn mỗi các bạn cũng có

thể tự rút ra những kinh nghiệm hay phương pháp học hiệu quả cho riêng mình.
Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng, dù các bạn học bằng bất cứ phương pháp nào thì
điều quan trọng nhất vẫn là đọc – hiểu – đánh giá - thực hành và lặp lại quá trình
đó nhiều lần và liên tục. Và chúng tôi cũng hy vọng, đề tài nghiên cứu này của
chúng tôi sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho tất cả các bạn, cũng như tất cả những
người đang theo học, tìm hiểu và nghiên cứu về tiếng Hàn.

13


THƯ MỤC THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng – từ ghép – đoản ngữ), NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, in lần thứ 7, 2004
[2] Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở Ngôn ngữ học
và tiếng Việt, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ 7, 2006
[3] Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt tập 2, NXB Giáo dục, 2009
[4] An Kyung Hoan, So sánh trật tự từ trong tiếng Hàn và tiếng Việt, luận văn
tiến sĩ, thành phố Hồ Chí Minh.
[5] Seong Gi Cheol, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Hàn, NXB Geulnurim, 2007
[6] Sin Gae Jeong, Ngữ pháp tiếng Hàn dành cho người nước ngoài, NXB trường
ĐH Yeonse.

14



×