Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

hãy phân tích mối liên hệ giữa vật chất , chất liệu và xu hướng , phong cách thiết kế nội thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.74 MB, 30 trang )


A.

Minimalism – phong cách tối giản

Minimalism hay còn gọi là phong cách tối giản, là một phong trào nghệ thuật
nổi lên tại thành phố New York – Mỹ vào đầu những năm 1960. Tối giản được
hiểu là đơn giản hóa trong phong cách thiết kế ở nhiều lĩnh vực khác nhau và
đơn giản đi nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí.
Tuyên ngôn: “Less is more”
Bản chất của thiết kế nội thất là không gian, điều mà ít ai nhận thấy và cảm
được. Nhưng Tối giản nhận ra và hướng đến vẻ đẹp bản chất ấy. Nó tạo nên một
không gian thoáng đãng nhất có thể, cô đọng và tĩnh tại, thuần khiết. Người
thiết kế cho rằng, chính không gian tạo nên cảm hứng sống chứ không phải là
các vật dụng trang trí khác.


Các đặc điểm nổi bật:
- Thiết kế nội thất theo phong cách tối giản truyền đi mong muốn thoát
khỏi sự phân chia rành mạch giữa các không gian.
- Thường được sử dụng các cửa sổ, cửa đi lớn để đưa một lượng ánh sáng
tự nhiên vừa đủ vào không gian sống.
- Màu sắc sử dụng thường được dùng nửa tông.
- Vật liệu: thép mạ crôm, thủy tinh, nhựa, gốm sứ, đá nhân tạo và tự nhiên,
gỗ.
- Đồ nội thất theo phong cách tối giản có hình dạng hình học đơn giản với
màu sắc có tỉ lệ nghiêm ngặt.
- Các họa tiết trang trí thường bị giảm thiểu, tường có thể được trang trí với
một vài bức tranh tối giản.
- Sử dụng các bề mặt phản chiếu phẳng.
- Thay vì rèm đặc ( curtains ), các loại rèm mờ ( blinds ) được sử dụng để


giảm ánh sáng trực tiếp nhưng cho ánh sáng đi vào trong không gian một
cách gián tiếp.
- Sử dụng đèn neon hoặc halogen để ảnh sáng bị tán xạ.

Màu sắc đơn giản nhã nhặn, sử dụng rèm mờ, đồ nội thất đơn giản với hình khối kỉ hà


Nội thất theo phong cách tối giản là không gian lý tưởng cho những
người mệt mỏi bởi sự tự phụ và khao khát sự đơn giản, thanh lịch.

Không gian này có thể tạo ra nhờ sự lược bỏ những bộ phận rường rà vô năng, chi phối bởi sự rộng rãi và một lượng lớn ánh
sáng.

Tường
Được hoàn thiện bằng thạch cao và có thể được ốp bởi gạch bóng bản
rộng, sơn hoặc giấy dán tường. Tường có thể được thay bằng chất liệu kính,
bê tông trần hoặc đá tự nhiên, phù điêu.


Trần
Trần nhà nên được xử lý nhẹ nhàng không nên trang trí phức tạp.
Nên phủ bằng một lớp sơn sáng màu hoặc giữ màu của bê tông.

Sàn
Cách đơn giản nhất để thể hiện được phong cách tối giản là sử
dụng các màu sắc tự nhiên. Có một số lựa chọn cho sàn như là gỗ dán,
phủ polymer, sàn gỗ, thảm trơn, sàn tự san phẳng và gạch granite. Các
phòng với chức năng khác nhau có thể sử dụng các loại sàn khác
nhau. Phòng ngủ sẽ trở nên thoải mái và ấm cúng với tấm thảm trải dài.



Moodboard cá nhân thực hiện:


B.

Scandinavian – phong cách Bắc Âu

Vùng Scandinavia (bán đảo Scandinavie) được bao bọc bởi biển Baltic, biển
Bắc, biển Na Uy của Đại Tây Dương và biển Barents của Bắc Băng Dương,
gồm Na Uy Thụy Điển và Đan Mạch.
Mặc dù có nhiều điểm tường đồng về lịch sử và văn hóa của giữa các quốc
gia này, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. Câu chuyện về cách
họ thống nhất chung một phong cách về việc trang trí nhà thật sự rất thú vị,
được giới thiệu với thế giới ngày càng nhiều. Bắt đầu với thời kỳ xã hội Bắc Âu
thay đổi vào cuối những 1800.
Poster đồ nội thất theo phong cách Scandinavian
Phong
cách Bắc
Âu trở nên đã
xuất hiện từ
1940
nhưng
theo phong cách
hiện đại. Đến
những năm 1950, xu hướng này dần trở
nên rõ rệt, trở thành một thực thể dễ
nhận biết và đã trở thành một phong
cách thiết kế ưu việt hàng đầu vào cuối
thế kỷ XX. Một trong những bước quan

trọng đầu tiên là sự ra đời của giải

thưởng Lunning Prize, được đặt theo tên của
Frederik Lunning – chủ của một hãng đồ
dùng nổi tiếng ở New York dựa trên các
thiết kế của Đan Mạch.
Nguyên tắc: Sự cân bằng giữa cái đẹp, sự
tiện dụng và tối giản.
Những người dân vùng Đan Mạch nổi
tiếng với lối sống hanh phúc “Hygge” – gần
nghĩa nhất với “cảm giác ấm áp”. Đây là lối
sống tập trung vào sự thoải mái, sự gần gũi
giữa người với người, con người với thiên
nhiên và sự giản dị. Chính lối sống “Hygge”
này đã được phần nào phản ánh trong phong


cách nội thất Scandinavian, khiến nó không chỉ dừng lại ở một phong cách trang
trí nội thất mà còn là một lối sống hạnh phúc.

Các đặc điểm nổi bật
- Màu sắc đơn giản, chủ yếu là các màu trung tính, màu lặng, đặc biệt

-

-

thường sử dung các bước tường sơn trắng do sự ảnh hưởng của màu
tuyết.
Nội thất đơn giản, tập trung vào công năng, sử dụng các hình khối kỉ hà,

đặc biệt là các đường thẳng.
Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, không gian mở. Không sử dụng quá
nhiều đồ nội thất đem lại một cảm giác sạch sẽ từ những bước tường
trắng.
Dùng các chất liệu tự nhiên gỗ, len, nỉ, lông thú, bông. Có thêm một số
vật dụng được đan bằng mây, cói, cây gai dầu, da, đồng thau, mạ đồng…
Luôn tạo ra cảm giác ấm áp bằng việc không thể thiếu thảm và lò sưởi. Ở
Việt Nam có khí hậu khác biệt nên đã có sự điều chỉnh về sự xuất hiện
của lò sưởi ở các vùng nóng quanh năm.


Tường
Phần lớn nhà theo phong cách này có tường sơn màu trắng và các tông
màu gần với trắng. Trên nền tường sáng, bạn có thể sử dụng khung ảnh treo
tường để tạo điểm nhấn. Thường có những cửa sổ lớn để tối đa hóa khả năng
chiếu sáng tự nhiên vì vốn ở các nước ở Bắc Âu, những tháng mùa đông thường
kéo dài và khá tối.


Trần
Trần thường được sơn màu trắng một phần để phản sáng vào trong không
gian và tạo cảm giác sạch sẽ. Để bổ trợ cho khả năng chiếu sáng, người dân
Scandinavian thường chọn các loại thả treo trải dài.

Sàn
Sàn gỗ màu
sử dụng nhiều hơn
này. Ngoài ra sàn đá
tông màu trắng sáng,
màu gỗ hoặc màu ghi

xám cũng thường
được sử dụng nhiều

phong
cách
Scandinavia.

sáng thường được
cả trong phong cách
tự nhiên, gạch lát với


Moodboard cá nhân thực hiện:


C.

Indochine – phong cách Đông Dương

Indochine ( bán đảo Đông Dương ) bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia,
Myanmar, Thái Lan, Malaysia. Bán đảo Đông Dương còn được gọi là bán đảo
Trung-Ấn, là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Cảnh trích trong bộ phim "Mùi đu đủ xanh" thể hiện đậm chất phong cách nội thất Indochine.

Phong cách Đông Dương xuất
hiện từ giữa thế kỷ XX cuộc chiến
tranh Đông Dương nổ ra. Tuy
người Pháp đã để lại đau thương
nhưng cũng đã để lại một kho tàng

nghệ thuật. Những nhà thiết kế
người Pháp sinh sống tại Việt
Nam đã để lại là một phong cách
thiết kế thể hiện được vẻ đẹp
truyền thống của đất nước ta, phù
hợp với phong cách sống, phong
tục tập quán, văn hóa, quan niệm
mỹ thuật, cảnh quan và khí hậu
của người Việt.


Nguyên tắc thiết kế: Mang hơi thở Á Đông và sự lãng mạn của kiến trúc
Pháp.
Ở Việt Nam, phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất chịu nhiều ảnh
hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ, còn Lào và Campuchia thì
chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ. Với phong cách kết hợp đầy sáng tạo đã tạo nên
một phong cách Indochine mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được tinh hoa văn

hóa 2 khu vực thế giới cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.
Thay vì sử dụng bàn ghế, phong cách này được thu hút bởi nét mộc mạc, dân
giã với các trang bị tối giản nhất khi giường, phản,… Pha trộn vào đó là sự kết
hợp giữa nét đẹp hiện đại, và phong cách cách tân của Pháp khi được nhiệt đới
hóa bởi bản sắc bản địa, phù hợp với khí hậu, …
Các đặc điểm chính:
- Sử dụng các gam màu trung tính vàng nhạt, vàng kem, trắng, … hoặc các
gam màu nhiệt đới đỏ, vàng cam, ….
- Các vật liệu tự nhiên mang chất Á Đông: gỗ, tre, gạch bông, gạch nung.
- Sử dụng các họa tiết truyền thống như: họa tiết kỉ hà, hình chữ nhật, tĩnh
vật, hoa lá, động vật.



- Sử dụng phù điêu, tượng tròn mang ý nghĩa văn hóa như tượng Phật, bồ
đề, hoa sen, hoa cúc, con giống, tứ linh,… Bên cạnh đó là bình phong,
sập gụ mang nét văn hóa Á Đông.

Tường
Tường thường được sơn các màu trung tính để tạo ra cảm giác mát
mẻ, kết hợp với các màu sắc mộc mạc của đồ gỗ để tạp ra một tổng thế
hoàn chỉnh hài hòa. Bên cạnh đó, có một số không gian được sơn màu
gam nóng để tạo điểm nhấn hoặc được giữ nguyên sự thô mộc của những
bức tường gạch nung. Thường sử dụng các bức vách để phân chia không
gian mà không bị hạn chế về ánh sáng, thông gió.



Trần
Trần nhà thường được sơn màu đơn giản, có thể sử dụng các họa
tiết kỷ hà để trang trí. Đôi khi, phần xà nhà được giữ nguyên, không biến
tấu.

Sàn


Sàn nhà thường được lát gạch bông, gạch nung với các họa tiết
truyền thống để tạo ra một nét rất riêng của phong cách Indochine


Moodboard cá nhân thực hiện



D.

Wabi Sabi – phong cách “bất toàn”

Nền văn hóa Nhật Bản vốn luôn khác biệt và đầy huyền bí. Trong số rất
nhiều triết lý có nguồn gốc từ xứ sở mặt trời mọc, Wabi Sabi được nhận xét là
một triết lý quan trọng bậc nhất, thậm chí còn so sánh như vai trò của phong
thủy đối với người Trung Hoa.
Wabi sabi là một triết lý của Nhật Bản đã có từ thế kỷ 15. Nó xuất hiện như
một phản ứng đối với những xu hướng chủ đạo của thời đại.

Theo Le Vườn thiền ở Ryōan-ji. Công trình này được tạo dựng trong thời kì Higashiyama. Bức tường đất sét, ám màu theo thời gian
với hai tông màu nâu và cam tinh tế, phản ánh về "wabi", và vườn đá phản ánh "sabi"
onard
Koren, wabi-sabi có thể
được định nghĩa là "điểm
đáng chú ý và đặc trưng
nhất của vẻ đẹp truyền
thống Nhật Bản, và nó gần
như chiếm vị trí tương
tự đền Pantheon của các
giá trị thẩm mỹ của Nhật
Bản như với các lý tưởng
về cái đẹp và sự hoàn hảo
của Hy Lạp ở phương
Tây."


Triết lý: “Wabi Sabi là vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, vô thường và
dở dang”.

Đặc điểm của thẩm mỹ Wabi Sabi bao gồm sự bất đối xứng, sự không bằng
phẳng, sự lược giản hoá, sự cần kiệm, sự khắc khổ, sự khiêm nhường, sự gần
gũi và sự am tường tính nguyên vẹn đơn sơ mà cách tự nhiên và vạn vật vận
hành. Triết lý về sự mộc mạc cân xứng đã được truyền đạt trược tiếp vào trong
phong cách nội thất Wabi Sabi.

Các đặc điểm chính:
- Dùng các màu sắc tự nhiên, chân thực nhất như màu của bê tông, đá, gỗ.
Bên cạnh đó là các tông màu trung tính và xám, tự bổ trợ lẫn nhau, không
cố gắng làm nổi bật.
- Vật liệu tự nhiên, hữu cơ gần như loại bỏ các công đoạn gia công làm
sạch, đánh bóng như gỗ mộc, kim loại thô, thổ cẩm, đá, đất sét truyền tải
sự thái hóa của thời gian. Một số vật liệu ưu chuộng là vải lanh, đồ sứ, đồ
gốm, đồng thau.
- Sự đơn giản, tiết chế trong các thiết kế đồ để giữ nguyên trọn vẹn kiểu
dáng, thiết kế nguyên thủy, không cố gắng truyền đạt vào tính biểu tượng.
- Ánh sáng tự nhiên được đưa vào trong nhiều nhất có thể, thường không
hoặc hạn chế sử dụng các loại rèm.


Tường
Tường thường được
giữ nguyên màu sắc tự nhiên
của bê tông, gạch hoặc được
cố tình được chà đi, sơn xịt
để tạo các bề mặt loang lổ
không đồng đều màu sắc.
Đôi khi tường được ốp bằng
những ván gỗ hoặc sử dụng
sơn mài thủ công ‘urushi’,

được làm từ nhựa cây urushi
đóng vai trò như là giấy dán
tường để thay thế. Các bức
vách ngăn thường rỗng và
hạn chế dùng rèm để cho ánh
sáng tự nhiên tràn vào nhiều
nhất có thể.



Trần
Trần nhà được giữ nguyên kết cấu hoặc được ốp ván gỗ để phô bày sự thô
ráp, sần sùi. Ngoài ra, đền thả trần thường được sử dụng để chiếu sáng nhân tạo,
tạo sự ấm áp cho căn phòng.

Sàn
Sàn gỗ, sàn đá trơn, sàn bê tông trần
thường là những lựa chọn hàng đầu cho
phong cách Wabi Sabi.


Moodboard cá nhân thực hiện:

D. Art Deco - phong cách nghệ thuật Deco
Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính chiết
trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn
thế giới trong thập niên 1930.


Các mô típ trang trí Art Deco


Khái niệm "Art deco" được nhắc đến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1966
sau một cuộc triển lãm tại Paris mang tên 'Les Années 25' và đề dưới 'Art Deco',
kỷ niệm Triển lãm thế giới về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ năm 1925.
Nguyên tắc thiết kế: thanh lịch, quyến rũ, bóng bẩy.
Phong cách Art Deco hướng đến những tuyến hình đơn giản, những khối hình
học kinh điển trong không gian, lấy cảm hứng từ chủ nghĩa lập thể, tạo nên


×