Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tiêu chảy cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.89 KB, 7 trang )

TIÊU CHẢY CẤP
Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các đặc điểm dịch tễ học của bệnh tiêu chảy.
2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của tiêu chảy cấp
3. Trình bày được cách phân loại và xử trí trẻ bị tiêu chảy cấp
4. Trình bày được những biện pháp hướng dẫn cộng đồng phòng bệnh tiêu chảy
cấp
5. Hướng dẫn được cho cộng đồng cách phòng tiêu chảy cấp và cách pha oresol.
1. ĐẠI CƯƠNG
- Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em
các nước đang phát triển, là nguyên nhân chủ yếu gây suy dinh dưỡng ở
trẻ em.
- Là gánh nặng kinh tế đối với các nước đang phát triển: kinh phí cho trẻ
em nằm viện điều trị, người mẹ phải nghỉ làm để chăm sóc, người lớn
bị tiêu chảy giảm sức lao động ...
- Việc phát hiện và xử trí kịp thời tại cộng đồng góp phần quan trọng
giảm tỷ lệ tử vong của trẻ bị mắc tiêu chảy cấp.
2. PHÂN LOẠI TIÊU CHẢY:
- Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 2 lần trong 24 giờ.
Với trẻ bú mẹ, việc xác định tiêu chảy thực tế phải dựa vào tăng số lần,
tăng mức độ lỏng của phân mà bà mẹ cho là bất thường.
- Phân loại:
+ Tiêu chảy cấp: là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 14
ngày (thường dưới 7 ngày), phân lỏng tóe nước.
+ Hội chứng lỵ: phân có nhầy, máu

1


+ Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài bất


thường, ít nhất là 14 ngày.
3. DỊCH TỄ HỌC BỆNH TIÊU CHẢY
3.1.

Đường lây truyền:

Qua đường phân – miệng như:
- Thức ăn, nước uống bị ô nhiễm
- Tiếp xúc trực tiếp với phân bị nhiễm khuẩn gây bệnh
3.2.

Yếu tố nguy cơ:

- Yếu tố vật chủ làm tăng tính cảm thụ với bệnh:
+ Tuổi
+ Tình trạng suy dinh dưỡng
+ Tình trạng suy giảm miễn dịch
- Các tập quán tạo điều kiện lây lan tác nhân gây bệnh:
+ Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu
+ Cai sữa sớm trước 1 tuổi
+ Cho trẻ bú bình/chai
+ Cho trẻ ăn thức ăn đã nấu chín để lâu ở nhiệt độ phòng
+ Nước uống bị nhiễm bẩn
+ Không rửa tay sạch sau khi đi ngoài, dọn phân, chuẩn bị thức ăn
+ Không xử lý phân hợp vệ sinh
3.3.

Tác nhân gây bệnh:

- Virus: Rotavirus

- Vi khuẩn: E. Coli, Shigella, Salmonella, VK tả
- Ký sinh trùng: a míp, Giardia lamblia ...
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TIÊU CHẢY CẤP
- Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, nhiều lần/ngày, phân có thể lẫn nhầy,
máu
- Nôn
- Kém ăn, bỏ bú
2


- Triệu chứng mất nước:
+ Tri giác: Trẻ vật vã hoặc mệt lả, li bì
+ Khát nước: háo hức, không uống được
+ Da nhợt, ẩm , lạnh
+ Mắt: trũng, khô, không có nước mắt
+ Miệng khô
+ Giảm độ chun giãn da (nếp véo da mất chậm)
+ Thóp trũng (trẻ nhỏ)
+ mạch có thể nhanh, yếu
+ Mạch có thể nhanh, yếu; thở nhanh
5. PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP
Bảng phân loại và xử trí trẻ bị tiêu chảy cấp
Các dấu hiệu

Phân loại

Xử trí

Có 2 trong các dấu hiệu


- Chuyển gấp đi bệnh viện

sau:

- Cho uống liên tục từng

- Li bì hoặc khó đánh MẤT NƯỚC NẶNG thìa oresol (ORS) trên
thức

(mất nước độ C)

- Mắt trũng

đường đi
- Cho bú nếu trẻ bú được

- Không uống được hoặc
uống kém
- Nếp véo da mất rất
chậm
Có 2 trong các dấu hiệu

- Chuyển gấp đi bệnh viện

sau:

- Cho uống liên tục từng

- Vật vã, kích thích


CÓ MẤT NƯỚC

thìa ORS trên đường đi

- Mắt trũng

(mất nước độ B)

- Cho bú nếu trẻ bú được

- Uống háo hức, khát
- Nếp véo da mất chậm
Không có đủ các dẫu

KHÔNG MẤT

hiệu để phân loại có mất

NƯỚC
3

Xử trí tại nhà


nước hoặc mất nước nặng

(mất nước độ A)

Cách kiểm tra độ chun giãn da của trẻ


Hướng dẫn xử trí tiêu chảy tại nhà (với những trường hợp mất
nước mức độ A)
1. Ba nguyên tắc điều trị tiêu chảy tại nhà
 Nguyên tắc 1: Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường
phòng mất nước
 Nguyên tắc 2: Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng để
phòng suy dinh dưỡng
 Nguyên tắc 3: Đưa trẻ đi khám nếu trẻ không khá lên sau 3
ngày hoặc có 1 trong các dấu hiệu sau:
+ Đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước
+ Nôn liên tục
+ Khát nhiều
+ Ăn uống kém
+ Sốt
+ Có máu trong phân
2. Hướng dẫn bà mẹ bù dịch tại nhà cho trẻ
4


 Các dung dịch có thể dùng: nước gạo rang, nước cháo muối,
dung dịch ORS, nước đã được đun sôi ...
 Cách pha ORS: 1 gói ORS pha với 1 lít nước hoặc 200ml
nước tùy theo hướng dẫn ghi bên ngoài gói ORS. Dung dịch
đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.

5


 Cách nấu cháo muối: 1 nắm vừa gạo, 2 bát con nước, 1 nhúm
muối. Nấu nhừ và cho ăn cả nước cả cái.

 Cách cho trẻ uống ORS:
+ Trẻ dưới 2 tuổi cho uống từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút
+ Trẻ lớn cho uống từng ngụm bằng cốc
+ Nếu trẻ nôn, đợi sau khoảng 10 phút cho uống lại, uống
chậm hơn
+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu chưa ăn sam thì nên cho uống
ORS hoặc nước trắng hơn là cho uống dung dịch pha chế từ
thức ăn
 Lượng dung dịch ORS cần cho trẻ uống:
Tuổi
Dưới 24 tháng
2 -10 tuổi
10 tuổi trở lên

Lượng ORS cần cho uống

Lượng ORS cần

sau mỗi lần đi ngoài
50 – 100 ml
100 – 200 ml
Uống theo nhu cầu

dùng tại nhà
500 ml/ngày
1000 ml/ngày
2000 ngày

6. PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
Phòng bệnh tiêu chảy có vai trò rất quan trọng, giúp tránh được tử vong tại

những nơi không có khả năng điều trị kịp thời. Bao gồm 7 biện pháp
hướng dẫn cộng đồng:
6.1.

Nuôi con bằng sữa mẹ

- Cho con bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu và tiếp tục tới 2
tuổi
- Cho bú theo nhu cầu của trẻ
- Khi ở xa trẻ cần vắt sữa cho trẻ
6


- Trong và sau khi trẻ ốm, đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy phải tiếp tục cho
trẻ bú mẹ.
6.2.

Cho trẻ ăn sam đúng

- Cho ăn sam sau 4 – 6 tháng nếu mẹ đủ sữa
- Thức ăn có đầy đủ các thành phần: tinh bột, dầu ăn, rau, trứng, thịt, cá
và các sản phẩm từ sữa
- Rửa tay sạch trước khi chế biến và cho trẻ ăn
- Chế biến thức ăn nơi sạch sẽ
- Nấu xong nên cho ăn ngay
- Thức ăn được che đậy, để nơi mát, nếu để quá 2 giờ cần hâm nóng trước
khi ăn
- Thức ăn phải được rửa kỹ, nấu kỹ
6.3.


Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống

- Sử dụng nguồn nước sạch nhất cho ăn uống và sinh hoạt
- Bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm: không nuôi nhốt súc vật gần
nguồn nước, xây nhà xí cách xa ít nhất 10 mét.
- Chứa nước bằng thùng sạch
- Nước uống phải được đun sôi
6.4.

Rửa tay

- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau mỗi lần đi ngoài, sau khi dọn phân và
vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và trước khi
cho trẻ ăn.
6.5.

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh

6.6.

Xử lý an toàn phân trẻ nhỏ

6.7.

Tiêm phòng đầy đủ, trong đó có sởi.

7




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×