Tải bản đầy đủ (.doc) (273 trang)

Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 273 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------***------------------

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ HỘI

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 934.03.01
Luận án tiến sỹ kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đỗ Minh Thành
2. TS Nguyễn Tuấn Duy


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương


i



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau Đại học, Khoa Kế
toán – Kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong
suốt quá trình đào tạo, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các thành viên của các công
ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, các chuyên gia tại các trường Đại
học, viện nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp các số liệu, cho ý
kiến đóng góp trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn phục vụ thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn đã có những
ý kiến đóng góp sửa chữa quý báu để luận án ngày càng được hoàn thiện.
Sau cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn
bè đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Hương


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................... I
MỤC LỤC....................................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................................... VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................................... IX
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.........................................................................................................1

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................................................................................3

2.1. Các nghiên cứu về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT......................... 3
2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT và tổ chức
HTTT KTQT............................................................................................................. 8
2.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................. 13
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................................14
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................................................15

4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 15
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 15
5. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN........................................................................................................15
6. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................16

6.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 16
6.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 17
6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 17
6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................ 20
7. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LUẬN ÁN...............................................................................20
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN......................................................................................................................................21

CHƯƠNG 1.................................................................................................................................... 23
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................................................................ 23


iii

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT...........................................................................................................................................23


1.1.1. Khái niệm và bản chất hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất........................................................................................................ 23
1.1.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản
xuất.......................................................................................................................... 27
1.1.3. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất........................................................................................................ 29
1.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT.............................................................................................................................................................34

1.2.1. Khái niệm tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị..................................34
1.2.2. Yêu cầu tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
sản xuất................................................................................................................... 35
1.2.3. Nguyên tắc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp sản xuất........................................................................................................ 39
1.2.4. Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
sản xuất................................................................................................................... 40
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT................................................................................................67

1.3.1. Một số lý thuyết nền tảng.............................................................................. 67
1.3.2. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất......................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 75
CHƯƠNG 2.................................................................................................................................... 76
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI................76
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI...................................................................................................................................................................76


2.1.1. Lịch sử hình thành và xu thế phát triển của ngành sản xuất bánh kẹo Việt
Nam......................................................................................................................... 76


iv

2.1.2. Khái quát chung về các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn
Hà nội...................................................................................................................... 78
2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý trong các
doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội................................78
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất
bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội.................................................................................. 84
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI................................86

2.2.1. Thực trạng tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị...................................... 86
2.2.2. Thực trạng tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị.......................88
2.2.3. Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế
toán quản trị............................................................................................................ 95
2.2.4. Thực trạng tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị.................96
2.2.5. Thực trạng tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị...................97
2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI.........................................................................................................................................................98

2.3.1. Mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội
98
2.3.2. Thang đo các biến........................................................................................ 101
2.3.3. Mẫu nghiên cứu........................................................................................... 103

2.3.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống
thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa
bàn Hà Nội............................................................................................................ 105
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI....................119

2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 119
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế............................................... 121


v

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................................. 126
CHƯƠNG 3.................................................................................................................................. 127
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI................................................................................................................................................ 127
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO VÀ
YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI..............................127

3.1.1. Định hướng phát triển các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo..........127
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội..............................128
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI....................129


3.2.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức dữ liệu đầu vào kế toán quản trị....................129
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức xử lý, cung cấp thông tin kế toán quản trị.....134
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống
thông tin kế toán quản trị....................................................................................... 153
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm soát hệ thống thông tin kế toán quản trị 157
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức nhân lực hệ thống thông tin kế toán quản trị . 158
3.3. KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRÊN
ĐỊA BÀN HÀ NỘI..............................................................................................................................................161

3.3.1. Về phía Nhà nước, cơ quan chức năng và các trường đại học.....................161
3.3.2. Về phía các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội . 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................. 164
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 165


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ gốc

AIS

Accounting Information System

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


CCDC

Công cụ dụng cụ

CĐKT

Cân đối kế toán

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

DNN&V

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ERP

Enterprise Resourse Plan

FASB

Financial Accounting Standards Board

HTTT


Hệ thống thông tin

IASB

International Accounting Standards Committee

KQKD

Kết quả kinh doanh

KT

Kế toán

KTQT

Kế toán quản trị

KTTC

Kế toán tài chính

LCTT

Lưu chuyển tiền tệ

NC

Nhân công


NVL

Nguyên vật liệu

NXB

Nhà xuất bản

SXC

Sản xuất chung

TSCĐ

Tài sản cố định


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá thông tin KTQT chất lượng........................................37
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá dịch vụ chất lượng...................................................... 38
Bảng 1.3: Tiêu chí đánh giá hiệu quả...................................................................... 38
Bảng 1.4: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các
doanh nghiệp........................................................................................................... 71
Bảng 2.1: Bảng mô tả bộ mã của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.......................88
Bảng 2.2: Bảng mô tả báo cáo KTQT của công ty cổ phần Tràng An.....................94
Bảng 2.3: Tổng hợp khảo sát chuyên gia................................................................. 99
Bảng 2.4: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Đặc điểm tổ chức SXKD”.....106

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Cơ cấu tổ chức DN”..............106
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Nhà quản trị cấp cao”...........107
Bảng 2.7: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Nhà tư vấn bên ngoài”..........107
Bảng 2.8: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “CNTT”.................................. 108
Bảng 2.9: Kết quả kiểm định chất lượng thang đo “Tổ chức HTTT KTQT”.........109
Bảng 2.10: Bảng phân tích các yếu tố mới............................................................ 110
Bảng 2.11: Bảng phân tích yếu tố khám phá (EFA)............................................... 110
Bảng 2.12: Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội.................................... 112
Bảng 2.13: Bảng ANOVA..................................................................................... 112
Bảng 3.1: Tài khoản và bộ mã chi tiết đối với chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội............133
Bảng 3.2: Báo cáo phân tích điểm hòa vốn của sản phẩm bánh quy kem sữa.......140
Bảng 3.3: Dữ liệu phục vụ xác định chi phí tại công ty CP bánh kẹo Hải Hà........143
Bảng 3.4: Tổng hợp chi phí theo các hoạt động và tính hệ số phân bổ tại công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà........................................................................................... 143


viii

Bảng 3.5: Tính giá thành đơn vị theo phương pháp ABC tại công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà............................................................................................................. 144
Bảng 3.6: Tính giá thành đơn vị theo phương pháp truyền thống tại công ty cổ phần
bánh kẹo Hải Hà.................................................................................................... 144
Bảng 3.7: So sánh giá thành đơn vị giữa phương pháp ABC và phương pháp truyền
thống của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà......................................................... 145
Bảng 3.8: Các chỉ tiêu đo lường và nội dung đánh giá chỉ tiêu của các trung tâm
trách nhiệm............................................................................................................ 147
Bảng 3.9: Báo cáo kết quả kinh doanh mặt hàng bánh quy kem sữa.....................150
Bảng 3.10: Báo cáo phân tích giá trị thuần đầu tư dây chuyền sản xuất bánh quy
kem sữa................................................................................................................. 151



ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.0: Quy trình nghiên cứu của đề tài............................................................. 17
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức HTTT KTQT trong các doanh nghiệp sản xuất...........41
Sơ đồ 1.2: Tổ chức thu thập và hệ thống hóa dữ liệu.............................................. 41
Sơ đồ 1.3: Nhu cầu thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp...................42
Sơ đồ 1.4: Tổ chức xử lý dữ liệu KTQT.................................................................. 46
Sơ đồ 1.5: Trình tự lập các nội dung trong dự toán tổng thể của doanh nghiệp.......48
Sơ đồ 1.6: Các bước thực hiện phương pháp chi phí ABC...................................... 52
Sơ đồ 1.7: Các bước thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu................................53
Sơ đồ 1.8: Các bước thực hiện chi phí Kaizen........................................................ 54
Sơ đồ 1.9: Tổ chức cung cấp thông tin KTQT......................................................... 57
Sơ đồ 1.10: Quy trình phản hồi thông tin KTQT..................................................... 59
Sơ đồ 1.11: Tổ chức ứng dụng CNTT trong HTTT KTQT...................................... 60
Sơ đồ 1.12: Tổ chức kiểm soát HTTT KTQT.......................................................... 62
Sơ đồ 1.13: Tổ chức nhân lực HTTT KTQT........................................................... 64
Sơ đồ 1.14: Mô hình kế toán tài chính và KTQT tách biệt...................................... 64
Sơ đồ 1.15: Mô hình KTTC và KTQT kết hợp....................................................... 65
Sơ đồ 1.16: Mô hình kế toán tài chính và KTQT hỗn hợp....................................... 65
Sơ đồ 1.17: Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng trong HTTT KTQT.............66
Sơ đồ 1.18: Mô hình lý thuyết ngẫu nhiên đơn giản trong nghiên cứu tổ chức.......68
Sơ đồ 1.19: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh
nghiệp sản xuất........................................................................................................ 72
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kẹo........................................................................... 81
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất bánh......................................................................... 81



x

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý của các công ty cổ phần sản xuất bánh kẹo trên
địa bàn Hà Nội........................................................................................................ 82
Sơ đồ 2.4: Quy trình xử lý thông tin định mức chi phí tại công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Châu................................................................................................................. 89
Sơ đồ 2.5: Quy trình xử lý thông tin KTQT phục vụ dự toán tổng thể tại các công ty
cổ phần thực phẩm Hữu Nghị................................................................................. 91
Sơ đồ 2.6: Mô hình yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT trong các doanh
nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội......................................... 100
Sơ đồ 3.1: Quy trình xác định loại dữ liệu KTQT cần thu thập.............................130
Sơ đồ 3.2: Nguồn dữ liệu HTTT KTQT dựa trên Hệ thống ERP..........................131
Sơ đồ 3.3: Quy trình thông tin định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại các
doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội..............................135
Sơ đồ 3.4: Quy trình thông tin định mức chi phí nhân công trực tiếp tại các doanh
nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội......................................... 137
Sơ đồ 3.5: Quy trình thông tin định mức chi phí sản xuất chung tại các doanh
nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội......................................... 138
Sơ đồ 3.6: Quy trình thông tin xác định điểm hòa vốn tại các DN CPSX bánh kẹo
trên địa bàn Hà Nội............................................................................................... 139
Sơ đồ 3.7: Quy trình thông tin dự toán tổng thể từng loại sản phẩm tại các doanh
nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội......................................... 141
Sơ đồ 3.8: Trung tâm trách nhiệm trong các DNCP SX bánh kẹo trên địa bàn Hà
Nội......................................................................................................................... 146
Sơ đồ 3.9: Quy trình thông tin phân tích phục vụ ra quyết định tại các DN CPSX
bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội................................................................................ 149
Sơ đồ 3.10: Quy trình cung cấp thông tin KTQT tại các DN CPSX bánh kẹo trên địa
bàn Hà Nội............................................................................................................ 152



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kế toán, KTQT cũng từng bước phát
triển và thông tin do HTTT KTQT cung cấp ngày càng trở nên hữu ích. HTTT
KTQT cho thấy vai trò không thể thiếu trong hoạt động quản lý của mỗi doanh
nghiệp. HTTT KTQT trước hết được xem như là công cụ giúp các nhà quản trị xây
dựng kế hoạch và lập dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tổ chức các
nguồn lực để thực hiện các kế hoạch và dự toán đã lập. Bên cạnh đó, HTTT KTQT
là biện pháp giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động,
nhận diện các sai lệch, từ đó xác định nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. HTTT KTQT còn là nguồn thông tin giúp ích
cho các nhà quản trị ra các quyết định đúng đắn và kịp thời, nắm bắt những cơ hội
mà thị trường mang lại. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang đón nhận một
làn sóng công nghệ mới do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đem lại, HTTT
KTQT cần có sự thích nghi, đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông
tin của nhà quản trị doanh nghiệp. Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy, tuy
nhiên tổ chức KTQT nói chung và tổ chức HTTT KTQT nói riêng vẫn chưa thực sự
được quan tâm một cách đúng mức cả từ phía các cơ quan ban hành luật Nhà nước
cũng như tại các doanh nghiệp.
Về phía các cơ quan Nhà nước, năm 2003, tại Quốc Hội khóa XI kỳ họp thứ
3, lần đầu tiên thuật ngữ KTQT được đề cập trong Luật kế toán ngày 17/6/2003 và
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004. Luật kế toán đã quy định về KTQT ở các đơn vị
như sau: KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật
Kế toán Việt Nam - điều 3, khoản 4). Năm 2006, Bộ tài chính ban hành thông tư Số:
53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp. Từ đó đến nay,
không có bất kỳ văn bản nào quy định, hướng dẫn cũng như định hướng phát triển
từ phía các cơ quan nhà nước đối với KTQT nói chung và tổ chức HTTT KTQT nói

riêng.
Còn về phía các doanh nghiệp, mặc dù các thông tin liên quan đến tài chính
và phi tài chính rất quan trọng nhưng vấn đề tổ chức HTTT KTQT để cung cấp các
thông tin đó chưa được chú trọng, quan tâm thực hiện. Vấn đề tổ chức HTTT KTQT


2

vẫn còn nhiều bất cập, do đó thông tin do hệ thống cung cấp chưa đáp ứng được đầy
đủ yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
Đối với ngành sản xuất bánh kẹo, hiện tại Việt Nam có khoảng 30 doanh
nghiệp trong nước và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Đây là một trong những ngành
có mức tăng trưởng cao từ 8 – 10%/năm. Trên địa bàn Hà Nội, những doanh nghiệp
cổ phần sản xuất bánh kẹo chiếm thị phần lớn phải kể đến công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà, công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị với thị phần lần lượt là 5% và 3%.
Bên cạnh đó còn có một số công ty có bề dày lịch sử kinh doanh trong ngành bánh
kẹo như là công ty cổ phần Tràng An, công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội, công
ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh
kẹo trên địa bàn Hà Nội đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ thị trường nội
địa và đặc biệt là thị trường ngoại nhập. Những thương hiệu bánh kẹo nội địa có uy
tín cũng dần bán lại cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài. Năm 2016, thương hiệu
bánh kẹo nổi tiếng Kinh Đô cũng đã chuyển nhượng hoàn toàn cổ phần mảng bánh
kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International, chấm dứt hoạt động trong mảng này. Tập
đoàn Lotte nắm giữ hơn 40% cổ phần của công ty cổ phần BIBICA. Trong cuộc
cạnh tranh khốc liệt này, để có thể tồn tại và phát triển được, các nhà quản trị doanh
nghiệp rất cần những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung để đưa ra các quyết định đúng đắn trong chỉ đạo kinh
doanh. Một trong những công cụ có thể cung cấp thông tin hữu ích đó là KTQT. Tổ
chức HTTT KTQT tốt sẽ giúp xử lý, phân tích số liệu và cung cấp thông tin một
cách nhanh chóng hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, tại các doanh nghiệp cổ phần sản xuất bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội hiện nay,
tổ chức HTTT KTQT vẫn còn nhiều hạn chế như là việc bố trí, sắp xếp con người
thực hiện các nhiệm vụ trong hệ thống còn chồng chéo; sự phối kết hợp giữa các cá
nhân, phòng ban trong doanh nghiệp chưa có sự nhịp nhàng; các quy trình thực hiện
công việc thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin vẫn còn chưa cụ thể, rõ ràng;
ứng dụng CNTT trong hệ thống vẫn còn chưa có sự đổi mới để bắt kịp với xu
hướng công nghệ 4.0… Những hạn chế này dẫn đến các thông tin mà hệ thống cung
cấp chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời và chính xác giúp các nhà quản trị đưa ra quyết
định nhanh chóng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Các nhà quản trị trong
doanh nghiệp vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức HTTT KTQT.
Chính vì vậy, khi nhà quản trị cần các thông tin phục vụ việc ra


3

quyết định hay lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, hầu như không có cơ sở tin cậy từ
thực tiễn.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Tổ chức
hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất
bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội” làm luận án của mình, với mong muốn thiết lập
được HTTT KTQT trong các doanh nghiệp cổ phần sản xuất kinh doanh bánh kẹo
để giúp nhà quản trị có cơ cở vững chắc đưa ra các quyết định kinh doanh một cách
nhạy bén và kịp thời, nâng cao được lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT
Vấn đề tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT được các tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: sách tham khảo,
chuyên khảo, luận án và bài báo.
Các nghiên cứu là sách tham khảo, chuyên khảo về tổ chức HTTT KT và
tổ chức HTTT KTQT

Về tổ chức HTTT KT, có những công trình nối bật như: Sách tham khảo
“Accounting Information System” của tác giả J.L Boockholdt; cuốn “Accounting
Information System” của tác giả Marshall B, Romney, Pauljohn Steinbart; sách
“Hệ thống thông tin kế toán” (2008) của tác giả Nguyễn Thế Hưng; sách “Hệ
thống thông tin kế toán” (2010) của các tác giả Ngô Hà Tấn và Nguyễn Hữu
Cường; sách “Hệ thống thông tin kế toán” của các tác giả Nguyễn Mạnh Toàn,
Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011); sách “Hệ thống thông tin kế toán” (2014) của các
tác giả Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng hiệu đính (2014). Tất cả các cuốn sách trên đều có sự thống nhất về khái niệm
HTTT KT đó là hệ thống thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trong
doanh nghiệp và HTTT KT bao gồm hai hệ thống con đó là HTTT KTTC và HTTT
KTQT. HTTT KTTC nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho những đối tượng ở bên
ngoài doanh nghiệp còn HTTT KTQT sẽ cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị
nội bộ doanh nghiệp. HTTT KT là phần giao thoa giữa kế toán và HTTT. Trong đó,
phần kế toán nhấn mạnh đến vai trò cung cấp thông tin để ra các quyết định, còn
phần HTTT liên quan đến việc tổ chức, quản lý hệ thống để cung cấp thông tin. Tuy
nhiên, khi đề cập đến các thành phần của HTTT KT thì lại có hai cách tiếp cận khác


4

nhau. Nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh và nhóm tác giả
Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng đã dựa
trên nghiên cứu sẵn có của HTTT với sự phát triển ngày càng nhanh của CNTT để
định hướng cho kế toán. Nhóm tác giả này cũng cho rằng để xây dựng HTTT KT thì
phải có ba thành phần cơ bản đó là Con người, Thủ tục và Dữ liệu. Và trong điều
kiện ứng dụng CNTT, HTTT KT sẽ gồm năm thành phần bao gồm ba thành phần cơ
bản và bổ sung thêm hai thành phần nữa đó là Phần cứng và Phần mềm. Đối với
nhóm tác giả còn lại đã dựa trên các nghiên cứu sẵn có của kế toán định hướng ứng
dụng CNTT. Cụ thể, tác giả J.L Boockholdt, Marshall B, Romney, Pauljohn
Steinbart, tác giả Nguyễn Thế Hưng, HTTT KT sẽ được vận hành theo các chu trình

hoạt động kinh doanh gồm Chu trình doanh thu, Chu trình Chi phí, Chu trình
chuyển đổi và Chu trình Tài chính. Các tác giả Ngô Hà Tấn, Nguyễn Hữu Cường lại
có cách tiếp cận tổ chức HTTT KT theo các phần hành bao gồm TSCĐ, NVL và
CCDC, tiền lương, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tiêu thụ và kết quả kinh
doanh. Như vậy, tổ chức HTTT KT được các tác giả tiếp cận trên 3 góc độ đó là:
theo yếu tố cấu thành, theo các chu trình và theo các phần hành. Các nghiên cứu là
tài liệu tham khảo, chuyên khảo kể trên về HTTT KT đã hệ thống hóa được các vấn
đề lý luận cơ bản và trở thành nguồn tài nguyên được sử dụng rộng rãi phục vụ cho
việc học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập đến lý luận tổ
chức HTTT KT nói chung mà không đi sâu về lý luận tổ chức HTTT KTQT.
Các công trình nghiên cứu lý luận chuyên sâu về tổ chức HTTT KTQT hiện
nay vẫn còn khá hiếm. Đối với tài liệu nước ngoài, hai cuốn được tái bản nhiều lần
đó là cuốn “Management Accounting for Decision Makers, của các tác giả Peter
Atrill and Eddie McLaney (2009) và cuốn “Management Accounting: Information
for Decesion-Making and Strategy Execution” của nhóm tác giả Atkinson, A.,
Kaplan, R., Matsumara, E. and Young, M. (2012) có đề cập đến HTTT KTQT
nhưng rất ít trong tổng thể nghiên cứu. Bên cạnh đó, mặc dù không tái bản nhiều lần
nhưng cuốn “Accounting for Managers: Interpreting accounting information for
decision-making” của tác giả Paul M. Collier (2003) đã cung cấp nền tảng lý thuyết
cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu. Tác giả đã đưa ra mô hình của HTTT KTQT
bao gồm bốn bước là xác định thông tin, ghi nhận thông tin, phân tích thông tin và
báo cáo thông tin. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh HTTT KTQT nhằm phục vụ
cho người ra quyết định bằng việc đặt ra câu hỏi đó là các nhà quản trị doanh


5

nghiệp cần những thông tin gì để từ đó tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Sách tham khảo,
chuyên khảo của các tác giả và nhóm tác giả trong nước chỉ tập trung nghiên cứu về
chức năng của KTQT, chỉ ra sự phân biệt giữa KTTC và KTQT đồng thời xác định

các nội dung của tổ chức KTQT trong doanh nghiệp. HTTT KTQT được đề cập rất
ít trong những nghiên cứu này.
Các nghiên cứu là luận án về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT KTQT
Về lý luận, bên cạnh việc đưa ra các khái niệm, bản chất, vai trò, các công
trình này rất chú trọng việc tìm ra các yếu tố cốt lõi tạo nên HTTT KT và HTTT
KTQT
Với cách tiếp cận theo chức năng của hệ thống, luận án tiến sỹ của Trần Thị
Nhung (2016) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các
doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, Học viện Tài chính đã xác
định, HTTT KTQT bao gồm 4 chức năng, đó là: Thu nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu,
cung cấp thông tin và lưu trữ dữ liệu. Cùng với cách tiếp cận này, Nguyễn Hoàng
Dũng (2017) với luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung”, Học viện
Tài chính đã nhấn mạnh chức năng HTTT KTQT không chỉ có thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin mà cần phải đầy đủ các chức năng, bao gồm: (1) thu nhận dữ
liệu, (2) xử lý thông tin, (3) cung cấp thông tin, (4) sử dụng thông tin KTQT thực
hiện các mục tiêu quản lý, (5) lưu trữ thông tin, (6) kiểm soát thông tin. Tuy nhiên,
tác giả cho rằng, theo xu hướng hiện nay, việc ứng dụng ERP trong HTTT tại các
doanh nghiệp là cần thiết và đang ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, tác giả đã tiếp
cận tổ chức HTTT KTQT theo chức năng hệ thống trong điều kiện ứng dụng hệ
thống ERP. Với cách tiếp cận này, nội dung của tổ chức HTTT KTQT gồm: Tổ chức
hệ thống ERP; Tổ chức con người và bộ máy KTQT; Tổ chức quy trình xử lý HTTT
KTQT. Trần Thị Quỳnh Giang (2018) với đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế
toán trong các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc Tổng công ty thép
Việt Nam”, Học viện Tài chính đã đưa ra các nội dung của HTTT KT chính là thu
nhận, xử lý, cung cấp và kiểm soát thông tin cả về HTTT KTTC và HTTT KTQT
trong điều kiện ứng dụng CNTT và môi trường hoạch định nguồn nhân lực ERP.
Luận án tiến sỹ “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị nhằm tăng cường
quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Sông Đà” của
Hoàng Thị Huyền (2018), Học viện Tài chính đã nghiên cứu và làm rõ tổ chức



6

HTTT KTQT gồm có: (1) tổ chức hệ thống thu nhận thông tin KTQT, (2) tổ chức hệ
thống xử lý thông tin KTQT, (3) tổ chức hệ thống phân tích thông tin KTQT, (4) tổ
chức hệ thống kiểm soát, lưu trữ và bảo mật thông tin KTQT.
Tiếp cận dưới góc độ các yếu tố cấu thành của hệ thống có luận án tiến sĩ
kinh tế của Vũ Bá Anh (2015), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, Học
viện Tài chính. Tác giả đã xác định cấu trúc của HTTT KT trong doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh bao gồm: (1) Con người; (2) Dữ liệu kế toán; (3) Thủ tục kế toán;
(4) Phần cứng; (5) Phần mềm.
Với cách tiếp cận vai trò thông tin KTQT, Hồ Mỹ Hạnh (2013) với đề tài
luận án tiến sỹ về “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp may Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân đã khẳng định HTTT
KTQT chi phí tạo nên một kênh thông tin quản trị hữu ích đối với nhà quản trị trong
môi trường sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều biến đổi. Tác giả đã xem xét
tính đồng bộ ba nội dung quan trọng của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
và chỉ ra rằng có mối liên hệ mật thiết giữa thông tin quá khứ (chi phí thực hiện),
hiện tại (phân tích chi phí) và tương lai (dự toán chi phí trong việc kiểm soát chi
phí. Để xác định trách nhiệm của các bộ phận trong việc thực hiện và kiểm soát chi
phí, luận án đề xuất thiết lập báo cáo phân tích chênh lệch chi phí theo các trung
tâm trách nhiệm. Tại các trung tâm này, hệ thống thông tin dự toán chi phí sẽ là
chuẩn mực để so sánh với HTTT chi phí thực hiện, xác định chênh lệch chi phí và
tìm nguyên nhân của các chênh lệch đó.
Tuy nhiên, có một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận HTTT KT và HTTT
KTQT cùng lúc dưới nhiều góc độ khác nhau. Như là, Luận án tiến sỹ của Đặng Thị
Thúy Hà (2016) về “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam”, đại học Kinh tế Quốc Dân đã khẳng

định các yếu tố cấu thành nên HTTT KT trong các doanh nghiệp dịch vụ Logistics ở
Việt Nam gồm: (1) Con người, (2) Hệ thống chứng từ - Tài Khoản - Sổ và báo cáo
kế toán, (3) Các chu trình kế toán, (4) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, (5) Kiểm
soát nội bộ. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hồng (2016) về “Hoàn thiện hệ thống
thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá
ốp lát ở Việt Nam”, Học viện Tài chính đã đưa ra các nội dung HTTT KTQT chi
phí cần phải hoàn thiện gồm: Lưu đồ luân chuyển thông tin KTQT chi phí; Quy


7

trình hoạt động KTTT KTQT chi phí; Phương tiện kỹ thuật phục vụ phân tích xử lý
và cung cấp thông tin KTQT chi phí; Kiểm soát nội bộ đối với HTTT KTQT chi
phí. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thành Hưng (2017) nghiên cứu về “Tổ chức hệ
thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông Việt
Nam”, đại học Thương Mại cho thấy ngoài việc xác định nội dung của tổ chức
HTTT KTQT chi phí chính là tổ chức quy trình thu thập – xử lý – cung cấp thông
tin KTQT chi phí, tác giả còn cho rằng tổ chức HTTT KTQT chi phí còn cần phải
được tổ chức theo các yếu tố cấu thành khác, đó là: hệ thống phương tiện hỗ trợ; bộ
phận KTQT chi phí; kiểm soát thông tin KTQT chi phí.
Về thực nghiệm, các công trình nghiên cứu về tổ chức HTTT KT, tổ chức
HTTT KTQT hay phạm vi hẹp hơn là tổ chức HTTT KTQT chi phí đã tập trung
nghiên cứu ở rất nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau như là các doanh
nghiệp bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt
Nam, các doanh nghiệp kinh doanh chè trên địa bàn Thái Nguyên, các doanh nghiệp
sản xuất xi măng Bắc Miền Trung, các doanh nghiệp may Việt Nam, các doanh
nghiệp Viễn thông Việt Nam, các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt
Nam hay rộng hơn là các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Các nghiên cứu là các bài báo về tổ chức HTTT KT và tổ chức HTTT
KTQT

Ở khía cạnh hữu ích của HTTT KT và HTTT KTQT, Dr. Zina Gaidienë,
Dr.Rimvydas Skyrius (2006) với bài viết “The usefulness of management
accounting information: Users’ attitudes”, Ekonomika, ISSN 1392-1258 đã tiến
hành điều tra nghiên cứu vai trò và sự phát triển của KTQT cũng như sự hữu ích của
thông tin KTQT. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy tất cả các nhà quản lý doanh
nghiệp được phỏng vấn đều nhận thức được tầm quan trọng của thông tin KTQT (cả
thông tin kinh tế và phi kinh tế). Những nhà quản trị doanh nghiệp yêu cầu những
nguồn thông tin phải đảm bảo kịp về thời gian, chính xác và thích hợp về dữ liệu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ nhận thức về tầm quan trọng của thông tin KTQT
của các nhà quản lý cao hơn so với những người làm kế toán. Mahdi Salehi (2010)
với bài viết “Usefulness of Accounting Information System in Emerging
Economy: Empirical Evidence of Iran”, International Journal of Economics and
Finance; Vol. 2, No. 2 đã nghiên cứu về tính hữu ích của HTTT KT đặt trong sự liên
hệ với nền kinh tế tại Iran. Tác giả khẳng định HTTT KT tập trung vào việc ghi


8

nhận, tổng hợp và đánh giá dữ liệu về các giao dịch tài chính doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng HTTT KT giúp cải thiện sự chính xác của các báo cáo tài
chính tại các doanh nghiệp ở Iran. Nhóm tác giả Ngô Thị Thu Hằng, Lê Thị Kim
Sơn, Nguyễn Thị Thùy Dung (2013) với bài viết “Tác động của hệ thống thông tin
kế toán đến mức độ tồn tại gian lận và sai sót trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11 , số 4, trang 565-573 đã
cho thấy sự hữu ích của HTTT KT thông qua việc góp phần giảm những gian lận và
sai sót trong doanh nghiệp. Bài viết đã đặt ra câu hỏi nghiên cứu đó là những yếu tố
nào trong HTTT KT có ảnh hưởng và mức độ tác động của nó đến khả năng tồn tại
các gian lận, sai sót. Bài viết đã sử dụng cách tiếp cận theo tình huống để thu thập
các thông tin về thực trạng của HTTT KT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNN&V), từ đó xây dựng hàm mô tả mối tương quan giữa hoạt động của HTTT

KT với khả năng tồn tại gian lận, sai sót. Với quy mô mẫu là 47 792 doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội, nhóm tác giả bài viết đã lựa chọn ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp
làm mẫu đại diện thuộc các ngành nghề khác nhau. Kết quả của bài viết cho thấy,
HTTT KT có những ảnh hưởng rất lớn đến tần suất xảy ra gian lận và sai sót trong
các DNN&V, trong đó đáng kể nhất là mức độ sử dụng công nghệ thông tin và vai
trò của nhà quản lý trong kế toán. Từ đó, bài viết đã khẳng định, để giảm mức độ
xảy ra gian lận và sai sót trong doanh nghiệp, cần thiết có sự quan tâm và đầu tư của
Nhà quản lý đến việc xây dựng và hoàn thiện HTTT KT, đặc biệt thông qua các yếu
tố như đẩy mạnh ứng dụng phần mềm kế toán, tăng cường sự tham gia của Nhà
quản lý vào hệ thống kế toán cũng như thúc đẩy việc công khai minh bạch các
thông tin kế toán.
2.2. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT và tổ chức
HTTT KTQT
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài không tiếp cận các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến vấn đề tổ chức hệ thống mà tiếp cận tổ chức hệ thống dưới 2
khía cạnh, đó là: Thiết kế (Design) hay xây dựng (Building) hệ thống; Thực hiện
(Implementation) hay Vận hành (Performance) hệ thống
Theo cách tiếp cận Thiết kế và Xây dựng hệ thống, có các công trình
nghiên cứu điển hình là:
Jong-Min Choe (1998), “The effects of users participation on the design of
accounting information systems”, Information & Management 34 (1998) 185-198.


9

Bài viết xem xét mối quan hệ tương tác giữa những nhiệm vụ bất định (những
nhiệm vụ khó khăn và có nhiều thay đổi), đặc tính của thông tin và sự tham gia của
người sử dụng hệ thống. Tác giả cho rằng, thiết kế HTTT KTQT cần phải xem xét
đầy đủ ở các tiêu chí là các nhiệm vụ bất định trong doanh nghiệp (Task
uncertainty), cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (Structured organization), các đặc

tính của thông tin (Information characteristics) và hiệu quả HTTT KTQT (MAS
performance). Để đưa ra được những đánh giá, tác giả đã tiến hành lựa chọn 100
trong 417 doanh nghiệp có hệ thống máy tính lớn tại Hàn Quốc. 78 doanh nghiệp có
phản hồi thông tin với số phiếu thu thập được là 450. Kết quả thu được từ việc phân
tích các bảng hỏi đã đưa ra các gợi ý sau: Với doanh nghiệp có nhiều những nhiệm
vụ bất định phát sinh, những thông tin đã được tổng hợp và cung cấp kịp thời với sự
tham gia tích cực từ người sử dụng hệ thống sẽ có ảnh hưởng đánh kể đến hiệu quả
HTTT KTQT. Tuy nhiên, khi các nhiệm vụ bất định phát sinh ít, sự tham gia của
người sử dụng không có ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hiệu quả và đặc tính thông
tin. Các doanh nghiệp có tổ chức chưa đầy đủ, phạm vi thông tin rộng, thông tin kịp
thời và tổng hợp, sự đóng góp của người sử dụng hệ thống nhiều sẽ ảnh hưởng tích
cực đến hiệu quả của hệ thống. Trong các doanh nghiệp có tổ chức đã chuẩn hóa,
phạm vi thông tin hẹp, thông tin chưa được tổng hợp thì sự tham gia của người sử
dụng hệ thống càng nhiều thì hiệu quả HTTT KTQT càng cao.
Mahmoud Al-Eqab và cộng sự (2011), “Contingency factors and
accounting information system design in Jordanian companies”, IBIMA
Publishing, Vol. 2011 (2011), article ID 166128, 13 pages. Trong chủ đề này, nhóm
tác giả tiến hành xem xét ảnh hưởng của 3 yếu tố đến việc thiết kế HTTT KT. Các
yếu tố được kiểm chứng đó là các điều kiện môi trường (Enviromental condition),
sự phức tạp của CNTT (IT sophistication) với 4 biến quan sát, chiến lược kinh
doanh (Business strategy) với 2 biến quan sát. Với tổng số 260 danh sách công ty
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman của Jordan, nhóm tác giả đã lựa
chọn 40 công ty để tiến hành khảo sát thử. 220 công ty còn lại sẽ là đối tượng khảo
sát chính thức để phát hiện ảnh hưởng các yếu tố tới việc thiết kế HTTT KT. Kết
quả là, không có mối quan hệ ý nghĩa nào được nhìn thấy giữa các điều kiện môi
trường với việc thiết kế HTTT KT. Trong khi đó, yếu tố sự phức tạp của CNTT và
nhân tố chiến lược kinh doanh đã bộc lộ vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng
mạnh mẽ tới thiết kế HTTT KT.



10

Jihene Ghorbel (2016), “A study of Contingency factors of Accounting
Information System Design in Tunisian SMIs”, Springer Science & Business
Media New York 2017, Accepted 15 Dec 2016, Published online 12 Jan 2017. Bài
viết hướng đến mục tiêu là làm rõ những yếu tố có tác động đến thiết kế HTTT KT.
Để đo lường thiết kế HTTT KT, tác giả sử dụng 3 tiêu chí đó là Đặc tính của thông
tin (Characteristics of information), Các công cụ quản trị kế toán (Accounting
management tools) và Mức độ chuẩn hóa (Degree of formalism). Các yếu tố ảnh
hưởng mà tác giả đề xuất trong bài viết này bao gồm Xuất khẩu (Export), Quy mô
doanh nghiệp (Size of the firm), Số năm thành lập (Age of firm), Tổ chức doanh
nghiệp (Organizational structure), Sự bất định của môi trường kinh doanh
(Uncertainty of environment), Hồ sơ nhà quản trị (Profile of Manager). Mẫu nghiên
cứu được tác giả lựa chọn từ 5731 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Tunisi.
221 doanh nghiệp được khảo sát. Kết quả từ phân tích mô hình cho thấy, Quy mô
doanh nghiệp có ảnh hưởng tới Mức độ chuẩn hóa, Tổ chức doanh nghiệp có ảnh
hưởng tới Đặc tính của thông tin, Hồ sơ nhà quản trị tác động đến Các công cụ quản
trị kế toán.
Theo cách tiếp cận thực hiện và vận hành hệ thống, có các công trình
nghiên cứu điển hình như sau:
Jong-Min Choe (1996), “The relationships among performance of
accounting information systems, influence factors, and evolution level of
information systems”, Journal of Management information systems, Spring (1996),
Vol.12, No.4, pp.215-239. Mục tiêu của bài viết là nhằm xem xét mối quan hệ giữa
những yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả của HTTT KT. Các yếu tố đưa ra trong nghiên
cứu này gồm có Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao (Top management support),
Trình độ công nghệ của nhân viên HTTT (Technical capability of IS personnel), Sự
tham gia của người sử dụng (User involvement), Trình độ học vấn của người sử
dụng (User training & education), Những cam kết trong điều hành (Steering
committeess), Bố trí phòng HTTT (Location of IS department), Chuẩn hóa việc phát

triển hệ thống (Formalization of system development), Quy mô doanh nghiệp
(Organization size). Với tổng số 8 yếu tố được xây dựng, tác giả đã lựa chọn 100
trong 417 doanh nghiệp có hệ thống máy tính lớn tại Hàn Quốc để tiến hành khảo
sát. Có 78 doanh nghiệp có phản hồi thông tin với số phiếu thu thập được là 450.
Phân tích tương quan Pearson được tác giả sử dụng đã cho ra kết quả như sau: Các


11

yếu tố Sự tham gia của người sử dụng, Trình độ công nghệ của nhân viên HTTT,
Quy mô doanh nghiệp, Sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, Chuẩn hóa việc phát
triển hệ thống, Trình độ học vấn của người sử dụng có ảnh hưởng thuận chiều với
hiệu quả HTTT KT. Yếu tố Những cam kết trong điều hành có ảnh hưởng ngược
chiều với hiệu quả HTTT KT. Yếu tố bố trí phòng HTTT không ảnh hưởng tới hiệu
quả HTTT KT.
Siti Kumia Rahayu (2012), “The factors that support the implementation of
accounting information system: A survey in Bandung and Jakarta’s Taxpayer
offices”, Journal of global management, July 2012 Vol. 4, No. 1 đã khảo sát mô
hình gồm 2 yếu tố ảnh hưởng tới việc thực thi HTTT KT là “Cam kết nhà quản trị”
và “Chất lượng dữ liệu”. Kết quả khảo sát tại 31 đơn vị tại Bandung và Jakarta cho
thấy cả hai yếu tố đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện HTTT KT trong
các đơn vị nộp thuế.
Ahmad Al-Hiyari và cộng sự (2013), “Factors that affect accounting
information system implementation and accouting information quality: A survey
in University Utara Malaysia”, American Journal of Economics 2013, 3(1): 27-31.
Mục đích của bài báo này là khảo sát để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc
thực hiện HTTT KT và chất lượng thông tin kế toán theo các quan điểm của những
sinh viên tại trường Đại học Utara Malaysia. Theo đó, nhóm tác giả đưa ra mô hình
gồm 3 yếu tố là Nguồn lực con người, Cam kết nhà quản trị và Chất lượng dữ liệu.
Kết quả cho rằng 2 yếu tố Cam kết nhà quản trị và Chất lượng có ý nghĩa đối với

việc thực hiện HTTT KT nhưng đáng ngạc nhiên là chúng lại không có ý nghĩa đối
với Chất lượng thông tin kế toán. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan nào
giữa Nguồn lực con người với Thực hiện hệ thống.
Widia Astuty (2015), “An Analysis of the Effects on Application
of
Management Accounting Information Systems and Quality
Management
Accounting Information”, Information Management and Business Review Vol. 7,
No. 3, pp. 80-92, June 2015 (ISSN 2220-3796) cũng nghiên cứu những nhân tố ảnh
hưởng đến HTTT KTQT và chất lượng thông tin KTQT. Bài viết đã chứng minh và
phân tích sự ảnh hưởng của các nhóm yếu tố bao gồm: Thứ nhất, ảnh hưởng của
môi trường kinh doanh đến sự ứng dụng HTTT KTQT; Thứ hai, ảnh hưởng của
những vấn đề đạo đức đến sự ứng dụng HTTT KTQT; Thứ ba, sự ảnh hưởng của


12

văn hóa doanh nghiệp đến việc thực hiện HTTT KTQT; Thứ tư, sự ảnh hưởng của
việc ứng dụng HTTT KTQT đến chất lượng thông tin KTQT.
Fitriasari Nurhidayati và cộng sự (2017), “Factors influencing accounting
information system implementation”, International Conference on Information
Technology Systems and Innovation, October 23-24,2017. Nhóm tác giả đã lựa
chọn và tổng hợp 36 bài báo về chủ đề HTTT KT trên Google Scholar cho mục đích
tổng quan nghiên cứu. Có rất nhiều yếu tố thể hiện trong các nghiên cứu được cho
là ảnh hưởng đến chất lượng cũng như việc thực thi HTTT KT như là Chuẩn mực
báo cáo tài chính, Cơ sở hạ tầng và CNTT, Cam kết nhà quản trị, Chất lượng dữ
liệu và thông tin, Thái độ và sự sẵn sàng của nhân viên, Sự phức tạp của hệ thống
và văn hóa doanh nghiệp.
Các công trình nghiên cứu trong nước đã sử dụng cả phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định ảnh hưởng của

các yếu tố.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, có một số nghiên cứu điển hình như
là: Hồ Mỹ Hạnh (2013) với đề tài luận án tiến sỹ về “Tổ chức hệ thống thông
tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt Nam”, Đại học Kinh
tế quốc dân đã chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT chi phí, bao
gồm: (1) Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, (2) Nhu cầu thông tin KTQT chi
phí từ phía nhà quản trị, (3) Đặc điểm tổ chức sản xuất, (4) Trình độ trang bị máy
móc thiết bị, (5) Trình độ nhân viên thực hiện công việc kế toán. Luận án tiến sĩ
kinh tế của Vũ Bá Anh (2015), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin”, Học
viện Tài chính đã nghiên cứu và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KT
trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng CNTT ở Việt
Nam. Theo đó, có 6 yếu tố ảnh hưởng, bao gồm: “Đặc điểm của doanh nghiệp”;
“Nhận thức, trình độ của cán bộ quản lý và nhân viên”; “Xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế”; “Xu hướng sáp nhập doanh nghiệp”; “Mặt bằng ứng dụng CNTT”; “Quản
lý đa tệ trên nhiều thứ tiếng, nhiều chính sách”. Nguyễn Hoàng Dũng (2017) với
luận án tiến sỹ “Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc Miền Trung” cho rằng, các yếu tố “Chiến
lược phát triển của DN”, “Nhu cầu thông tin KTQT của các nhà quản lý”, “Đặc
điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ”, “Môi trường kinh doanh và hội


13

nhập quốc tế”, “Chính sách pháp luật của NN và quy định của ngành nghề”, “Vai trò
của Hội kế toán VN và các trường Đại học” sẽ ảnh hưởng đến tổ chức HTTT KTQT
trong các doanh nghiệp sản xuất.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án tiến sỹ “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học
công lập ở Việt Nam” của Tô Hồng Thiên (2017) Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 7 yếu tố tác động đến tổ chức HTTT KT tại
các trường đại học công lập ở Việt Nam, gồm có: (1) Nhân viên kế toán; (2) Nhà
quản lý kế toán; (3) Công nghệ thông tin; (4) Môi trường làm việc; (5) Hệ thống văn
bản pháp quy; (6) Chuyên gia tư vấn; (7) Ban giám hiệu. Sau khi chạy mô hình hồi
quy, kết quả cho thấy chỉ có 4 nhân tố có tác động đáng kể đến đối tượng nghiên
cứu, đó là: Nhà quản lý kế toán, hệ thống văn bản pháp quy, công nghệ thông tin và
Ban giám hiệu. Nguyễn Thành Hưng (2017) nghiên cứu về “Tổ
chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Viễn
thông Việt Nam” trong đề tài luận án tiến sỹ, đại học Thương Mại đã đưa ra mô
hình với 4 nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức HTTT KTQT chi phí. 4 yếu tố đó là: (1)
Tầm nhìn và cam kết của nhà quản trị; (2) Nguồn nhân lực kế toán; (3) Các phương
tiện hỗ trợ; (4) Chất lượng dữ liệu đầu vào của hệ thống. Kết quả nghiên cứu của tác
giả đã cho thấy nhân tố “Các phương tiện hỗ trợ” không có tác động đến tổ chức
HTTT KTQT chi phí trong các doanh nghiệp Viễn thông.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước, tác giả
nhận thấy, tổ chức HTTT KTQT đã được các nhà khoa học nghiên cứu và đạt được
một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, còn những khoảng trống cần tiếp tục nghiên
cứu và giải quyết.
Thứ nhất, về nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu liên quan đến tổ chức
HTTT KTQT chưa đề cập đến các yêu cầu đặt ra của tổ chức HTTT KTQT. Mặc dù
một số công trình nghiên cứu đã có cách tiếp cận đa chiều nhưng vấn đề tổ chức
HTTT KTQT vẫn chưa được thể hiện đầy đủ, rõ nét. Rất ít các công trình nghiên
cứu đã công bố xem xét tổ chức HTTT KTQT theo xu hướng công nghệ 4.0 như là
hệ thống tích hợp thông tin ERP, hệ thống dữ liệu số lớn.
Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trong nước chủ yếu sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức



×