Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

TRẦN QUỐC HƢNG

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 2 - TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đồng Nai, Tháng 10 Năm 2014


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài.
Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, trong đó
việc tập hợp những phƣơng pháp kế toán, những qui trình nhằm quan sát, nhận
diện, thu thập, đo lƣờng, phân tích và sử dụng những thông tin này nhằm phản ánh
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với định hƣớng chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu thông tin của những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin của kế
toán quản trị có vai trò rất quan trọng nhằm giúp các nhà quản trị thực hiện các
chức năng hoạch định, tổ chức-điều hành, kiểm tra và ra quyết định.
Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai với vai trò là đầu tàu trong việc
phát triển kinh tế nhƣ là tạo thêm nhiều việc làm, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, là
động lực quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng nâng
cao tỷ trọng công nghiệp và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh. Để cụ thể hóa các mục tiêu phát triển kinh tế, và cũng nhƣ gia tăng thêm
hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và các


doanh nghiệp trong khu công nghiệp Biên Hòa 2 nói riêng phải thật sự quan tâm
đến việc tổ chức công tác kế toán quản trị để phục vụ tốt hơn cho việc hoạch định
và tổ chức điều hành doanh nghiệp, và đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế Việt
Nam đã và đang hội nhập vào trong nền kinh tế của thế giới.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa 2
tỉnh Đồng Nai” làm luận văn Thạc sĩ, với mong muốn đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện kế toán quản trị để nó thực sự là công cụ hữu ích cho các nhà quản
trị trong việc điều hành doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán quản trị.

-

Thông qua kết quả khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức

công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa
2, tỉnh Đồng Nai.


2

-

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.

-

Đối tƣợng nghiên cứu: Là những nội dung kế toán quản trị đƣợc thực

hiện tại các doanh nghiệp.
-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên

Hòa 2, tỉnh đồng Nai
+ Thời gian nghiên cứu: khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán
quản trị từ tháng 5/2014 – 8/2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là theo phƣơng pháp định tính, mà cụ
thể là các phƣơng pháp sau:
-

Phƣơng pháp khảo sát: Khảo sát các doanh nghiệp thông qua các câu

hỏi trong bảng khảo sát.
-

Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp.

-

Phƣơng pháp phân tích:Thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu khảo sát.

-


Phƣơng pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu và xử lý số liệu kết quả

bằng phần mềm Excel và SPSS.
5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc.
-

Hệ thống hóa đƣợc những vấn đề lý luận về kế toán quản trị.

-

Phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị

thông qua việc khảo sát các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 tỉnh
Đồng Nai. Đồng thời, nhận xét nguyên nhân các doanh nghiệp chƣa thực sự
quan tâm đến việc tổ chức công tác kế toán quản trị.
-

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.
-

Thông qua đề tài này, tác giả hy vọng sẽ đƣa ra một số giải pháp trong

việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp tại khu
công nghiệp Biên Hòa 2 tỉnh Đồng Nai.


3


6. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần lời cảm ơn, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo,
nội dung chính của đề tài gồm 3 chƣơng:
-

Chương 1: Tổng quan về kế toán quản trị.

-

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.

-

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị
1.1.1 Trên thế giới
Kế toán quản trị đã từng xuất hiện rất lâu trong hệ thống kế toán doanh
nghiệp ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển ở vào những năm cuối thế kỷ
18 và đầu thế kỷ 19. Đến nửa cuối thế kỷ 19 Kế toán quản trị đƣợc áp dụng đầu tiên
ở Anh và Bắc Mỹ trong ngành Dệt, Đƣờng sắt, sau đó đƣợc áp dụng vào ngành
Thuốc lá, Luyện kim, Hóa chất. Và đến năm 1925, kế toán quản trị đƣợc áp dụng
vào hầu hết các ngành kinh tế.

Đầu tiên, kế toán quản trị xuất hiện dƣới hình thức kế toán chi phí trong
doanh nghiệp sản xuất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chủ yếu cho những nhà
quản trị trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất kiểm soát chi phí, định hƣớng sản xuất
để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để doanh
nghiệp chống đ sức ép từ các doanh nghiệp lớn.
Sau đó, với thực tiễn hữu hiệu, hiệu quả, kế toán quản trị bắt đầu đƣợc chú ý,
áp dụng, phát triển rất nhanh trong những loại hình doanh nghiệp khác và cả trong
những tổ chức phi lợi nhuận nhƣ các cơ quan của Nhà nƣớc, bệnh viện, trƣờng học.
Ngày nay, kế toán quản trị có xu hƣớng hình thành, phát triển trƣớc trong
những doanh nghiệp lớn có trình độ khoa học - kỹ thuật - quản trị tiên tiến, điều
kiện cơ sở vật chất hiện đại và sau đó mở rộng sang những doanh nghiệp nhỏ, khoa
học - kỹ thuật - quản trị, điều kiện cơ sở vật chất lạc hậu.
Tƣơng lai, kế toán quản trị chuyển sang một kỷ nguyên mới, rất gần với quản
trị, là một công cụ hợp nhất giữa chiến lƣợc kinh doanh với thị trƣờng, hợp nhất
giữa kiểm soát, thông tin phản hồi với thông tin định hƣớng và là một bộ phận thiết
yếu của quản trị, kế toán chiến lƣợc.
ét về trọng tâm thông tin, quá trình hình thành, phát triển kế toán quản trị
trong doanh nghiệp trải qua 4 giai đoạn cơ bản với các trọng tâm thông tin khác
nhau (Management accounting concepts) :
Giai đoạn 1: Từ năm 1950 – 1965: Nội dung của Kế toán quản trị nhấn mạnh
đến việc xác định chi phí và kiểm soát chi phí
Giai đoạn 2: Từ năm 1965 – 1985: Nội dung của Kế toán quản trị nhấn mạnh
đến việc thực hiện chức năng hoạch định và kiểm soát.


5

Giai đoạn 3: Từ năm 1985 – 1995: Nội dung của Kế toán quản trị nhấn mạnh
đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Từ năm 1995 – Nay: Nội dung của Kế toán quản trị gắn liền với

quản trị chiến lƣợc, nhấn mạnh đến việc tạo ra giá trị gia tăng thông qua việc gia
tăng lợi ích cho khách hàng, cổ đông, sử dụng hiệu quả nguồn lực. Trong giai đoạn
này kế toán quản trị phát triển xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân:
-

Nhóm nguyên nhân thuộc tầm vĩ mô
+ Quá trình toàn cầu hóa
+ Sự phát triển của công nghệ thông tin
+ Sự phát triển của nền kinh tế tri thức
+ Sự thay đổi năng động của thời đại.

-

Các nguyên nhân thuộc về môi trƣờng kinh doanh
+ Sự rút ngắn của chu kỳ sống của sản phẩm
+ Vai trò ngày càng tăng của khách hàng
+ Sự thay đổi cấu trúc doanh nghiệp theo hƣớng linh hoạt dựa trên hệ thống

mạng liên kết
+ Sự nhận thức lại giá trị vô hình.
Mặt khác, sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến hình thành những nhận thức
khác nhau về kế toán tài chính, kế toán quản trị và chính nền kinh tế thị trƣờng đã
làm nổi bật nhu cầu về Kế toán quản trị, thúc đẩy phát triển kế toán quản trị, thông
tin phục vụ cho nâng cao năng lực quản trị - cạnh tranh để bổ sung toàn diện, hoàn
thiện hơn hệ thống thông tin kế toán trong môi trƣờng sản xuất kinh doanh thay đổi
rất nhanh.
Kế toán quản trị đƣợc xem nhƣ là quy trình định dạng, thu thập, kiểm tra,
định tính, định lƣợng để trình bày, giải thích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính
về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp
thực hiện toàn diện các chức năng quản trị doanh nghiệp.

1.1.2 Ở Việt Nam
Kế toán quản trị vào Việt Nam vào những năm đầu 1990, và đƣợc đƣa vào
giảng dạy chính thức vào năm 1993 tại Trƣờng Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí
Minh.


6

Luật Kế toán đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa

ã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

thông qua ngày 17 03 2003, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”và đƣợc cụ thể hóa bằng Thông tƣ 53/2006/TTBTC ngày 12 06 2006
Kế toán quản trị đã xuất hiện ẩn trong kế toán tài chính kế toán chi phí và
tính giá thành, một số lĩnh vực kế toán chi tiết về hàng tồn kho, bán hàng, chi
phí,

trong doanh nghiệp và ngày nay, trong các doanh nghiệp việt nam, kế toán

quản trị chỉ là bƣớc khởi điểm, chƣa có quan điểm r ràng, rời rạc, cục bộ.
Ở Việt Nam, kế toán quản trị gắn liền với sự khởi đầu về lý thuyết, công
nhận của luật pháp và ngày càng đƣợc chú trọng, phát triển, hoàn thiện trong thực
tiễn các doanh nghiệp trong quá trình hình thành, phát triển nền kinh tế thị trƣờng,
trong quá trình tham gia vào cạnh tranh và gia tăng sức ép cạnh tranh trong các
doanh nghiệp Việt Nam.
1.2 Khái niệm về kế toán quản trị
Một số khái niệm về kế toán quản trị
- Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế công bố trong tài liệu tổng kết các khái

niệm kế toán quản trị trên thế giới năm 1998, IFAC (1998), Management
Accounting Concepts, page 84, 99 “Kế toán quản trị được xem như là một quy
trình định dạng, kiểm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và
truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện hoạch định, đánh giá, kiểm soát,
điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả
nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp.”
- Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.kaplan,
S.mark Young (2001), Management accounting, Third edition, Prentice Hall
International, Inc: “Kế toán quản trị là một quy trình cải tiến không ngừng việc
hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính
hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quản trị và
điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết
nhằm đạt chiến lược, chiến thuật và mục tiêu doanh nghiệp.”


7

- Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ (2002):“Kế toán quản trị là
một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin
thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát
hoạt động, ra quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải
tiến và nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt
chẽ việc quản trị và kiểm soát nội bộ.”
- Theo nhóm tác giả Charles T.Horngren, Alnoor Bhimani, Srikant M.Datar,
George Foster (2002), Management and cost Accounting, second edition, Frentice
Hall Europe: “Kế toán quản trị là ứng dụng nguyên tắc kế toán, nguyên tắc quản
trị tài chính để tạo lập, bảo vệ, gìn giữ và gia tăng giá trị cho tổ chức.”
- Theo nhóm tác giả Jan R.Williams, Susan F.Haka, Mark S.Bettner (2005),
Finacial & Managerial Accounting the basic for business decisions, Mc.Graw-Hill

Companies: “Kế toán quản trị là trình bày, giải thích những thông tin kế toán với
định hướng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thông tin của những nhà quản trị trong
nội bộ doanh nghiệp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.”
Tóm lại, từ các khái niệm trên ta có thể hiểu kế toán quản trị là quá trình thu
thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị
và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
a/ Những điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị có cùng đối tƣợng nghiên cứu là các
sự kiện kinh tế - tài chính diễn ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị có cùng hệ thống ghi chép ban đầu
của kế toán. Kế toán tài chính căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu này để xử lý, soạn
thảo các báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tƣợng cần thông tin kế toán ở bên
ngoài của doanh nghiệp. Kế toán quản trị căn cứ hệ thống ghi chép ban đầu để vận
dụng xử lý nhằm tạo thông tin thích hợp cho các nhà quản trị.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng liên quan và phản ánh trách
nhiệm của ngƣời quản lý. Kế toán tài chính thể hiện trách nhiệm của ngƣời quản lý
cấp cao còn kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của các nhà quản trị trong DN.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị cùng là hệ thống thông tin kế toán.
b/ Những điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị


8

Bảng 1.1: Những điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và KTQT
Tiêu chí so sánh

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


Đối tƣợng sử dụng Nhà quản trị bên trong doanh Những đối tƣợng bên ngoài
nghiệp là chủ yếu
doanh nghiệp là chủ yếu
thông tin
Hƣớng về tƣơng lai
Đặc điểm thông tin

Phản ảnh quá khứ

Linh hoạt, theo yêu cầu của Cố định, tuân thủ nguyên tắc
nhà quản trị
kế toán
Biểu hiện thông qua ba loại Biểu hiện dƣới thƣớc đo giá trị
thƣớc đo

Yêu cầu thông tin

Đòi hỏi tính kịp thời cao hơn Đòi hỏi tính chính xác cao
tính chính xác.

Phạm vi cung cấp thông Từng bộ phận, toàn doanh Toàn doanh nghiệp
nghiệp
tin
Các loại báo cáo

Báo cáo theo yêu cầu và mục Báo cáo tài chính nhà nƣớc
đích sử dụng của nhà quản trị
quy định


Kỳ hạn lập báo cáo

Thƣờng xuyên

Định kỳ

Quan hệ với các ngành Quan hệ nhiều

Quan hệ ít

học khác
Tình pháp lệnh

Không có tính pháp lệnh

Có tính pháp lệnh

Nguồn: Giáo trình KTQT, 2008)
1.4 Vai trò của kế toán quản trị
Vai trò của kế toán quản trị đƣợc thể hiện tƣơng ứng với từng chức năng của
nhà quản trị:
-

Cung cấp thông tin cho quá trình hoạch định
Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đƣợc tiến hành theo các chƣơng trình

định trƣớc trong các kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm và kế hoạch tác nghiệp
để hoạt động đạt đƣợc mục tiêu. Việc xây dựng kế hoạch ở các doanh nghiệp là hết
sức cần thiết.
Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng hoạch định là cung cấp thông

tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị, của đối thủ cạnh tranh,
điều kiện thị trƣờng, thị hiếu khách hàng và sáng kiến kỹ thuật

Thông tin do kế


9

toán quản trị cung cấp rất quan trọng trong việc truyền đạt và hƣớng dẫn nhà quản
trị xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
-

Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức và điều hành
Tổ chức là quá trình xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý,

đồng thời tạo ra những điều kiện hoạt động cần thiết bảo đảm cho cơ cấu tổ chức
đƣợc vận hành hiệu quả. Nhà quản trị có thực hiện tốt công việc tổ chức mới tạo
nên một môi trƣờng nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy đƣợc
năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu
chung của tổ chức.
Điều hành là một trong những chức năng chung của quản trị gắn liền với các
hoạt động đôn đốc, động viên, giám sát các công việc hàng ngày, đảm bảo các hoạt
động trong tổ chức đƣợc thực hiện một cách nhịp nhàng, thúc đẩy các thành viên
trong tổ chức hoạt động với một hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng tổ chức–điều hành là cung
cấp thông tin cho việc xây dựng và phát triển một cơ cấu nguồn lực hợp lý trong
doanh nghiệp và những thông tin phát sinh hàng ngày trong doanh nghiệp. Thông
tin do kế toán quản trị cung cấp phải có tác dụng phản hồi về hiệu quả và chất lƣợng
của các hoạt động đã và đang đƣợc thực hiện để giúp nhà quản trị có thể kịp thời
điều chỉnh và tổ chức lại hoạt động của DN.

-

Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra
Kiểm tra là chức năng đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức đi đúng

mục tiêu. Chức năng kiểm tra của nhà quản trị chính là việc so sánh kết quả thực
hiện với kế hoạch để kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm nhằm điều
chỉnh, giúp cho các thành viên trong tổ chức hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình
thực hiện chức năng kiểm tra, nhà quản trị luôn tiếp xúc và ghi nhận thông tin phản
hồi từ thực tiễn và kịp thời chuyển hóa chúng thành thông tin kế hoạch.
Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm tra là cung cấp thông tin
về tình hình thực tế, thông tin chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch của từng bộ
phận trong doanh nghiệp, giúp cho nhà quản trị kiểm soát đƣợc việc thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch và đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong
tƣơng lai.
-

Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra


10

Ra quyết định là việc lựa chọn phƣơng án thích hợp nhất. Có thể nói nội
dung cơ bản của hoạt động quản trị là vấn đề ra quyết định. Ra quyết định là khâu
mấu chốt trong quá trình quản trị, bởi lẽ từ việc điều hành sản xuất kinh doanh hàng
ngày cho đến việc giải quyết các vấn đề mang tính chiến lƣợc đều đƣợc tiến hành
dựa trên cơ sở những quyết định thích hợp. Chức năng này không thực hiện độc lập
mà đƣợc thực hiện đồng thời với các chức năng khác của nhà quản trị.
Vai trò của kế toán quản trị phục vụ chức năng ra quyết định là thu thập, xử
lý và cung cấp các thông tin liên quan đến các phƣơng án kinh doanh nhằm giúp

cho nhà quản trị lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất. Đối với các quyết định có tính
chiến lƣợc, thông tin do kế toán quản trị cung cấp phải hỗ trợ cho nhà quản trị xác
định các mục tiêu của tổ chức và đánh giá các mục tiêu đó có thể thực hiện đƣợc
trên thực tế hay không. Đối với các quyết định tác nghiệp, kế toán quản trị cung cấp
những thông tin để giúp nhà quản trị ra quyết định về sử dụng các nguồn lực của tổ
chức và giám sát các nguồn lực đó đã và đang đƣợc sử dụng nhƣ thế nào.
Vai trò của kế toán quản trị đƣợc thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị
trong tổ chức:
-

Ở cấp độ quản trị cấp cơ sở, kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho

nhà quản trị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phân do họ quản lý.
-

Ở cấp độ quản trị cấp trung gian, kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ

cho nhà quản trị cấp trung gian giám sát và đƣa ra quyết định về các nguồn lực nhƣ
nguyên vật liệu, vốn đầu tƣ, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng.
-

Ở cấp độ quản trị cấp cao, kế toán quản trị cung cấp thông tin đã đƣợc tổng

hợp từ các nghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng ngƣời điều hành, từng khách hàng
và từng bộ phận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ đƣa ra các quyết
định trong ngắn hạn và dài hạn.
1.5 Nội dung của kế toán quản trị
1.5.1 Hệ thống kế toán chi phí và phân tích biến động của chi phí
1.5.1.1 Hệ thống kế toán chi phí
a. Khái niệm về chi phí: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh

nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra
có ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng đặt ra cho nhà quản trị doanh
nghiệp là phải kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Theo kế toán quản trị, chi phí


11

đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Do vậy trong kế toán quản trị, chi phí
đƣợc phân loại theo nhiều cách, tùy theo nhu cầu sử dụng của nhà quản trị trong
từng quyết định.
b. Phân loại chi phí và giá thành
b1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
- Chi phí sản xuất công nghiệp: Gồm 3 yếu tố cơ bản
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là biểu hiện bằng tiền những nguyên
vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí trả cho những ngƣời trực tiếp sản
xuất ra sản phẩm bao gồm tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản trính theo lƣơng
(BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp
sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí
liên quan đến việc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất tại phân xƣởng.
- Chi phí ngoài sản xuất công nghiệp: đƣợc chia thành 2 loại
+ Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo cho
việc thực hiện các đơn đặt hàng, bao gồm các khoản chi phí nhƣ: vận chuyển, bốc
vác, bao bì, lƣơng nhân viên bán hàng, hoa hồng, khấu hao tài sản cố định và những
chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho
việc tổ chức và quản lý chung trong toàn công ty.
b2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh.
- Chi phí sản phẩm: Là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc sản xuất hoặc

mua các sản phẩm.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc tính hết
thành phí tổn trong kỳ để xác định kết qủa kinh doanh của đơn vị.
b3. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp thƣơng mại
Cách phân loại chi phí trong doanh nghiệp thƣơng mại chỉ khác với doanh
nghiệp sản xuất một điểm là: trong doanh nghiệp thƣơng mại không có chi phí sản
xuất công nghiệp mà thay vào đó là chi phí hàng mua giá vốn , nó bao gồm giá
mua và chi phí thu mua. Giá mua và chi phí thu mua là chi phí sản phẩm trong


12

doanh nghiệp thƣơng mại.
b4. Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí khi phát sinh đƣợc tính trực tiếp vào các
đối tƣợng sử dụng, nó đƣợc tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản
phẩm...
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí khi phát sinh không thể tính trực tiếp cho
một đối tƣợng nào đó mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp.
- Chi phí chênh lệch: Là chi phí có trong phƣơng án này nhƣng lại không có
hoặc chỉ có một phần trong phƣơng án khác. Tất cả những sự thay đổi đó hình
thành các chi phí chênh lệch và chính chúng sẽ là căn cứ để ngƣời quản lý lựa chọn
phƣơng án.
- Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được:Chi phí kiểm soát đƣợc đối
với một cấp là những chi phí mà nhà quản lý cấp đó đƣợc quyền ra quyết định,
những chi phí mà ngƣời quản lý cấp đó không đƣợc quyền ra quyết định thì gọi là
chi phí không kiểm soát đƣợc.
- Chi phí cơ hội: Là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phƣơng án
này thay vì chọn phƣơng án khác.
- Chi phí chìm (ẩn, lặn): Là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và nó không

thể tránh đƣợc dù lựa chọn bất kỳ phƣơng án nào. Dễ thấy rằng đó là những khoản
chi phí đã đƣợc đầu tƣ để mua sắm tài sản cố định.
b5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Dựa trên cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động
ngƣời ta chia toàn bộ chi phí thành ba loại :
- Biến phí: Là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng giảm
về mức độ hoạt động. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì
Biến phí lại không đổi trong phạm vi phù hợp.
+ Biến phí tuyến tính:Là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với
mức độ hoạt động.
+ Biến phí cấp bậc: Là những loại chi phí thay đổi khi có sự thay đổi đủ
lớn và r ràng của mức độ hoạt động.


13

+ Biến phí phi tuyến: Trong thực tế ngƣời ta thấy rằng có rất nhiều loại
biến phí không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động. Trong trƣờng hợp
này ngƣời ta phải xác định đƣợc phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động để xem
xét.
- Định phí: Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt
động thay đổi.
Định phí có thể chia thành hai loại nhƣ sau:
+ Định phí bắt buộc: Là những chi phí có liên quan đến những máy móc
thiết bị, nhà xƣởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lƣơng văn phòng ...
+ Định phí không bắt buộc: Là những định phí có thể thay đổi trong từng
kỳ kế hoạch của nhà quản trị công ty. Do hành động của nhà quản trị quyết định số
lƣợng định phí này trong các quyết định của từng kỳ kinh doanh: Thuộc loại này
gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dƣ ng nghiên cứu...
- Chi phí hỗn hợp: Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả

yếu tố định phí và yếu tố biến phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp
thƣờng thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vƣợt quá mức căn
bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần định phí và biến phí
có thể theo những tỷ lệ nhất định.
c. Đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn. Vì vậy, đối tƣợng
tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là các đối tƣợng chịu chi phí
nhƣ: Từng phân xƣởng, từng giai đoạn, từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng.
Trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành, việc xác định đối tƣợng tập
hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên nó làm cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban
đầu và xây dựng hệ thống cơ sở chi tiết của chi phí sản xuất.
Việc xác định đối tƣợng tính giá thành căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức
sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm

Vì vậy đối

tƣợng tính giá thành có thể là : Từng sản phẩm công việc, đơn đặt hàng hoàn thành.
Chúng ta nên căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản
xuất

mà xác định đối tƣợng tính giá thành để cung cấp số liệu tính giá thành sản

phẩm một cách kịp thời. Vì khi chúng ta lựa chọn đối tƣợng tính giá thành thích hợp


14

sẽ là cơ sở tính giá thành thích hợp và chính xác.
d. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi

phí sản xuất để tính giá thành và giá thành đơn vị, thƣờng là hàng tháng, quý, năm
hoặc theo đơn đặt hàng. Việc xác định kỳ tính giá thành tùy thuộc vào đặc điểm
kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu thông tin của mỗi doanh nghiệp.
e. Phƣơng pháp tập hợp chi phí
Phƣơng pháp tập hợp chi phí là một hoặc một hệ thống các phƣơng pháp
dùng để phân tích và ghi nhận chi phí theo từng đối tƣợng kế toán chi phí. Có hai
phƣơng pháp đó là:
- Phƣơng pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Áp dụng cho trƣờng hợp chi phí
phát sinh liên quan tới từng đối tƣợng tập hợp chi phí riêng biệt, chi phí sản xuất
đƣợc tính trực tiếp cho từng đối tƣợng trực tiếp chịu chi phí nên độ chính xác cao.
- Phƣơng pháp tập hợp chi phí gián tiếp: Áp dụng cho trƣờng hợp chi phí
phát sinh liên quan tới nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí nhƣng thể ghi chép riêng lẽ
cho từng đối tƣợng đƣợc nên phải tập hợp chung và tiến hành phân bổ dựa trên các
tiêu thức thích hợp.
f. Phƣơng pháp tính giá thành
f1. Phƣơng pháp trực tiếp còn gọi là phƣơng pháp giản đơn
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản
xuất giản đơn, số lƣợng mặt hàng ít, sản xuất với khối lƣợng lớn và chu kỳ sản xuất
ngắn nhƣ các nhà máy điện, nƣớc, các doanh nghiệp khai thác
Đối tƣợng hạch toán chi phí ở các doanh nghiêp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ.
Giá thành sản phẩm cộng + hoặc trừ - số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở
dang đầu kì so với cuối kì chia cho số lƣợng sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá thành sản phẩm = chi phí S dở dang đầu kỳ + chi phí S phát sinh - Chi
phí S dở dang cuối kỳ
f2. Phƣơng pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm đƣợc thực
hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tƣợng tập hợp chi phí
sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản



15

xuất. Giá thành sản phẩm đợc xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ
phận , chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn , bộ phận sản
xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành = Z1 + Z2 +

+ Zn

f3. Phƣơng pháp hệ số
Đƣợc áp dụng trong những doanh nghiêp mà trong cùng một quá trình sản
xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lƣợng lao động nhƣng thu đƣợc
đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hơp riêng cho từng loại
sản phẩm đƣợc mà phải tập hợp chung cho cả quá trinh sản xuất. Theo đó, kế toán
doanh nghiệp căn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ
đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để
tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị SPtừng loại = Giá thành đơn vị SP gốc x Hệ số quy đổi từng loại

Tổng giá thành S của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + tổng chi phí phát
sinh - giá trị SP dở dang cuối kỳ
f4. Phƣơng pháp tỷ lệ
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách , phẩm
chất khác nhau nhƣ : may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo... để giảm bớt
khối lƣợng hạch toán, kế toán thƣờng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm
sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản
xuất kế hoạch hoặc định mức , kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành
sản phẩm cùng loại.
Giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành kế hoạch Định mức x Tỷ lệ chi phí
f5. Phƣơng pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh
các sản phẩm chính thu đƣợc còn có thể thu đƣợc những sản phẩm phụ các doanh
nghiệp chế biến đƣờng rƣợu, bia, mì ăn liền

, để tính giá trị sản phẩm chính kế

toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong
kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ƣơc tính - Giá trị SP chính dở dang cuối kỳ


16

f6. Phƣơng pháp liên hợp
Là phƣơng pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất ,
tính chất qui trình cơng nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá
thành phải kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ các doanh nghiệp hố chất ,
dệt kim, đóng giầy, may mặc

Trên thực tế , kế tốn có thể kết hợp các phƣơng

pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ , hệ số với loại trừ
sản phẩm phụ.
1.5.1.2 Phân tích biến động chi phí
Biến phí sản xuất là những chi phí nhƣ: chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân cơng trực tiếp và biến phí sản xuất chung. Tất cả những loại chi phí này
đều bị ảnh hƣởng bởi hai yếu tố là lƣợng và giá, đƣợc phân tích theo một mơ hình
chung nhƣ sau:
Lượng thực tế
(×) giá thực tế


Lượng thực tế (×)
giá đònh mức

Lượng đònh mức
(×) giá đònh mức

Biến động lượng
Biến động giá
giá
Tổng biến động
đdđộngđộng

Nguồn: Giáo trình KTQT, 2008)
Sơ đồ 1.1. Mơ hình chung để phân tích biến phí
Đối với từng khoản mục chi phí, tên gọi các biến động có thể thay đổi:
– Chi phí ngun liệu trực tiếp
Biến động giá ngun vật liệu:

(q1p1 – q1p0)

Biến động lƣợng ngun vật liệu: (q1p0 – q0p0)
– Chi phí nhân cơng trực tiếp
Biến động giá lao động:

(h1r1 – h1r0)

Biến động năng suất:

(h1r0 – h0r0)


– Biến phí sản xuất chung
Biến động chi phí:

(h1r1 – h1r0)

Biến động năng suất:

(h1r0 – h0r0)

Trong đó :
q: Số lƣợng ngun vật liệu.
p: Đơn giá ngun vật liệu.
h: Số giờ lao động trực tiếp.


17

r: Đơn giá lao động trực tiếp hay đơn giá hạch toán để phân bổ biến phí sản
xuất chung.
1: Thực tế.
0: Định mức.
Tóm lại: Định mức chi phí là tiêu chuẩn để đo lƣờng thành quả hoạt động về
chi phí. Trong doanh nghiệp, định mức đƣợc lập cho cả giá và lượng của các yếu tố
đầu vào cần thiết để sản xuất sản phẩm.
Khi so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức ta có đƣợc những chênh
lệch goị là các biến động. Các biến động này đƣợc tính toán và báo cáo cho các nhà
quản trị về cả yếu tố lƣợng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và biến phí

sản xuất chung đƣợc phân tích theo cùng một mô hình trong khi định phí sản xuất
chung đƣợc phân tích theo một mô hình khác, mô hình này có liên quan đến dự toán
linh hoạt.
1.5.2 Dự toán ngân sách
1.5.2.1 Khái niệm
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêu
kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt đƣợc trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ
r cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán nhƣ: dự toán tiêu thụ,
dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán chi phí nhân công, dự
toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý
doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tƣ, dự toán tiền, dự toán
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán .
1.5.2.2 Phân loại dự toán ngân sách
a/ Phân loại theo thời gian:
- Dự toán ngân sách ngắn hạn: Là dự toán đƣợc lập cho kỳ kế hoạch là một năm
và đƣợc chia ra từng kỳ ngắn hơn là hàng quí và hàng tháng. Và đƣợc lập hàng năm
trƣớc khi niên độ kế toán kết thúc và đƣợc xem nhƣ là định hƣớng chỉ đạo cho mọi
hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch.


18

- Dự toán ngân sách dài hạn: Là dự toán ngân sách vốn, đây là dự toán đƣợc lập
liên quan đến tài sản dài hạn, điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận
dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài.
b/ Phân loại theo chức năng:
- Dự toán hoạt động: Là dự toán liên quan đến hoạt động chính, cơ bản và cụ
thể của doanh nghiệp.
- Dự toán tài chính: Là các dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn đầu tƣ nhƣ dự toán

bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán tiền
c/ Phân loại theo phƣơng pháp lập:
- Dự toán ngân sách linh hoạt: Là dự toán ƣớc tính chi phí, doanh thu, lợi
nhuận tại nhiều mức độ hoạt động khác nhau, thông thƣờng dự toán linh hoạt đƣợc
lập ở 3 mức độ hoạt động cơ bản là: Mức độ hoạt động bình thƣờng, mức độ hoạt
động khả quan nhất; mức độ bất lợi nhất.
- Dự toán ngân sách cố định: Là dự toán ƣớc tính chi phí, doanh thu, lợi nhuận
tại một mức độ hoạt động, thông thƣờng dự toán cố định đƣợc lập tại mức độ hoạt
động tối ƣu.
1.5.2.3 Trách nhiệm và trình tự lập dự toán ngân sách
Dự toán tiêu thụ luôn là dự toán chủ đạo, dự toán tiêu thụ phải đƣợc lập đầu
tiên. Hầu hết các dự toán khác trong dự toán ngân sách đều phụ thuộc vào dự toán
tiêu thụ. Căn cứ vào dự báo tiêu thụ và kết hợp với dự toán tồn kho sẽ tiến hành lập
dự toán sản xuất, từ dự toán sản xuất sẽ lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung. Căn cứ
vào dự toán tiêu thụ sẽ lập dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
và cuối cùng là lập dự toán tài chính bao gồm dự toán báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, dự toán bảng cân đôí kế toán, dự toán báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.
Mỗi cấp quản lý đều có trách nhiệm với những chi phí thuộc phạm vi kiểm
soát của mình. Nhà quản trị ở mỗi cấp có trách nhiệm về những biến động chi phí
giữa kế hoạch và kết quả thực hiện. Họ phải biết đƣợc họ đã điều khiển những công
việc dƣới sự kiểm soát của họ nhƣ thế nào. Do đó trách nhiệm lập dự toán ngân
sách ở cấp nào do nhà quản trị cấp đó thực hiện, trình tự này đƣợc biểu diễn qua sơ
đồ sau:


19

Ban quản lý cấp cao


Quản lý cấp
trung gian

Quản lý cấp
cơ sở

Quản lý cấp
cơ sở

Quản lý cấp
trung gian

Quản lý cấp
cơ sở

Quản lý cấp
cơ sở

Nguồn: Giáo trình KTQT, 2008
Sơ đồ 1.2: Trách nhiệm, trình tự lập dự tốn ngân sách
Nhƣ vậy, tất cả các cấp đều cùng tham gia lập dự tốn ngân sách. Mỗi cấp
góp phần tốt nhất cho việc lập dự tốn thống nhất. nhà quản trị cấp cao dựa vào các
thơng tin chi tiết từ bên dƣới và phối hợp với cái nhìn tổng quan tồn doanh nghiệp
để quyết định các chính sách trong việc lập dự tốn.
1.5.2.4 Các mơ hình lập dự tốn ngân sách
a/ Mơ hình 1: Mơ hình ấn định thơng tin từ trên xuống.
Theo mơ hình này các chỉ tiêu dự tốn đƣợc định ra từ ban quản lý cấp cao
của tổ chức và truyền xuống cho quản lý cấp trung gian . Sau đó quản lý cấp trung
gian xem xét sẽ chuyển xuống cho quản lý cấp cơ sở .
b/ Mơ hình 2: Mơ hình thơng tin phản hồi.

Các chỉ tiêu dự tốn đầu tiên đƣợc ƣớc tính từ ban quản lý cấp cao nhất, dự
tốn lúc này mang tính dự thảo và đƣợc truyền xuống cho các cấp quản lý trung
gian. Trên cơ sở đó, các đơn vị quản lý trung gian sẽ phân bổ xuống các đơn vị cấp
cơ sở. Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào các chỉ tiêu dự thảo, căn cứ vào
khả năng và điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu dự tốn có thể thực hiện
đƣợc và những chỉ tiêu dự tốn cần giảm bớt hoặc tăng lên. Sau đó bộ phận quản lý
cấp cơ sở bảo vệ dự tốn của mình trƣớc bộ phận quản lý cấp trung gian.
c/ Mơ hình 3: Mơ hình thơng tin từ dƣới lên
Theo mơ hình này, dự tốn đƣợc lập từ cấp quản lý cấp thấp nhất đến cấp
quản lý cấp cao nhất. Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào khả năng và điều


20

kiện của cấp mình để lập dự toán, sau đó trình lên quản lý cấp trung gian. Quản lý
cấp trung gian tổng hợp số liệu của cấp cơ sở và trình lên quản lý cấp cao. Quản lý
cấp cao sẽ tổng hợp số liệu của quản lý cấp trung gian và kết hợp với tầm nhìn tổng
quát, toàn diện về toàn bộ doanh nghiệp , từ đó lập dự toán của DN.
1.5.2.5 Nội dung dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách toàn doanh nghiệp bao gồm hệ thống các dự toán sau đây:
-

Dự toán tiêu thụ sản phẩm.

-

Dự toán sản xuất.

-


Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

-

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

-

Dự toán chi phí sản xuất chung.

-

Dự toán tồn kho thành phẩm hàng hóa.

-

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

-

Dự toán tiền.

-

Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh.

-

Bảng cân đối kế toán dự toán.


Dự toán tiêu thụ SP là quan trọng nhất, nó chi phối toàn bộ các dự toán khác.
Sau khi dự toán tiêu thụ sản phẩm đƣợc lập, nó quyết định khối lƣợng sản
phẩm cần thiết sản xuất để cung cấp cho việc tiêu thụ. Tiếp theo đó dự toán sản xuất
là cơ sở để lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung. Các dự toán này sẽ tác động đến việc lập dự toán tiền.
Dự toán tiêu thụ sản phẩm cũng chi phối dự toán chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh và các dự toán này
cũng tác động đến dự toán tiền.
Dự toán tiền bị chi phối bởi dự toán tiêu thụ sản phẩm, vì việc tiêu thụ tạo ra
nguồn tiền để đáp ứng cho việc chi tiêu. Các dự toán về chi phí đặt ra nhu cầu về
tiền trong kỳ, nó tác động đến dự toán tiền. Ngƣợc lại, các dự toán đó chịu ảnh
hƣởng bởi dự toán tiền, bởi khả năng về lƣợng tiền hiện có đủ thỏa mãn cho các nhu
cầu chi tiêu đó.
Dự toán về vốn cũng nằm trong dự toán ngân sách, nó dự tính chi tiêu để mua
sắm tài sản, nhà xƣởng, thiết bị. Để tránh đi vào chi tiết không cần thiết, dự toán
ngân sách không trình bày dự toán về vốn. Tuy nhiên, việc mua sắm tài sản cố định
trong năm tới sẽ ảnh hƣởng đến dự toán tiền, vì vậy nó cũng đƣợc đề cập để tính
nhu cầu chi tiêu trong năm tới trong dự toán tiền.


21

Kết quả cuối cùng sau một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là tình hình
lợi tức, tình hình tài sản phải đƣợc phản ánh trên dự tốn kết quả hoạt động kinh
doanh và bảng cân đối kế tốn dự tốn.
Tồn bộ mối quan hệ giữa các dự tốn thể hiện qua sơ đồ sau:

Dự toán tiêu thụ
sản phẩm
Dự toán tồn kho

thành phẩm
cuối kỳ

Dự toán sản xuất

Dự toán chi phí
nguyên vật liệu
trực tiếp

Dự toán chi
phí nhân công
trực tiếp

Dự toán chi phí BH
và chi phí quản lý
doanh nghiệp

Dự toán chi phí
sản xuất chung

Dự toán tiền

Bảng kết quả
hoạt động kinh
doanh dự toán

Bảng cân đối kế
toán dự toán

Nguồn: Giáo trình KTQT, 2008

Sơ đồ 1.3 “Mối quan hệ giữa các dự tốn bộ phận trong hệ thống dự tốn
1.5.3 Kế tốn trách nhiệm
1.5.3.1 Khái niệm
Kế tốn trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thơng tin có thể
kiểm sốt theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt đƣợc mục tiêu
chung của tổ chức.
Thơng tin có thể kiểm sốt của một bộ phận là những thơng tin về doanh
thu, chi phí, vốn đầu tƣ... mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đƣa ra các quyết
định tác động lên nó.
Thơng tin có thể kiểm sốt cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào
trách nhiệm quản lý của nhà quản trị đó.


22

1.5.3.2 Nội dung kế toán trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản trị
của nó chịu trách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình
phụ trách.
a/ Trung tâm trách nhiệm:
-

Trung tâm chi phí: Là trung tâm có quyền kiểm soát chi phí nhƣng không

kiểm soát đƣợc lợi nhuận và vốn đầu tƣ . Trong hệ thống tổ chức quản lý , trung
tâm chi phí thƣờng là các phân xƣởng sản xuất. Cơ sở để đánh giá kết quả hoạt
động của trung tâm chi phí là dựa vào tình hình thực hiện các định mức về chi phí.
-

Trung tâm doanh thu: Là trung tâm có quyền kiểm soát doanh thu nhƣng


không kiểm soát đƣợc lợi nhuận và vốn đầu tƣ. Trong hệ thống tổ chức quản lý,
trung tâm doanh thu thƣờng là các cửa hàng hoặc bộ phận bán hàng. Cơ sở để đánh
giá kết quả hoạt động trung tâm về doanh thu là dựa vào tốc độ tăng doanh thu ngày
càng cao qua các kỳ hoạt động, dựa vào sự biến động của doanh thu thực tế so với
dự toán.
- Trung tâm lợi nhuận: Là trung tâm có quyền kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi
nhuận nhƣng không kiểm soát đƣợc vốn đầu tƣ .Trong hệ thống tổ chức quản lý,
trung tâm lợi nhuận thƣờng là các xí nghiệp hoặc công ty. Cơ sở để đánh giá kết
quả hoạt động trung tâm lợi nhuận là dựa vào tốc độ tăng lợi nhuận ngày càng cao
qua các kỳ hoạt động, dựa vào sự biến động lợi nhuận thực tế so với dự toán.
- Trung tâm đầu tư: Là tung tâm có quyền kiểm soát chi phí, doanh thu, lợi
nhuận và vốn đầu tƣ.Trong hệ thống tổ chức quản lý, trung tâm đầu tƣ thƣờng là các
tập đoàn hoặc các tổng công ty. Cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm đầu
tƣ là dựa vào tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ ROI và lợi nhuận còn lại RI .
b/ Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm:
-

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm chi phí
Thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí đƣợc đánh giá

thông qua các chỉ tiêu cấp trên giao và các chỉ tiêu này đƣợc thể hiện trong các báo
cáo, các chỉ tiêu này đƣợc so sánh giữa thực tế và dự toán, để giúp các nhà quản trị
nhận biết đƣợc chênh lệch nào là tốt, chênh lệch nào là xấu.
-

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm doanh thu

Thành quả quản lý của các trung tâm doanh thu thƣờng đƣợc đánh giá thông
qua các chỉ tiêu cấp trên giao, các chỉ tiêu này đƣợc so sánh giữa thực tế và dự toán



23

để các nhà quản trị phân tích các chênh lệch phát sinh.
-

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận

Thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận đƣợc đánh giá
thơng qua các chỉ tiêu trong báo cáo của trung tâm lợi nhuận. Bằng việc so sánh
thơng tin thực tế với thơng tin dự tốn, các nhà quản trị có thể biết đƣợc chênh lệch
nào là có lợi, chênh lệch nào là bất lợi, chênh lệch nào do biến động của khối lƣợng
hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm sốt doanh thu và chi phí mang lại.
-

Đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm đầu tƣ
Đánh giá thành quả quản lý ở các trung tâm đầu tƣ bao gồm:
- So sánh doanh thu và CP có thể kiểm sốt đƣợc giữa thực tế với dự tốn.

- Sử dụng các thƣớc đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tƣ thuộc quyền
kiểm sốt của nhà quản trị ở trung tâm đầu tƣ:
+ Tỷ lệ hồn vốn đầu tƣ ROI
+ Lợi tức còn lại RI
Sau đây, chúng ta lần lƣợt sử dụng từng thƣớc đo thành quả trên.
Cơng thức tính phổ biến là:

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư =

Lợi nhuận hoạt động

Tài sản được đầu tư

ROI= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x số vòng quay tài sản



Tỷ lệ hoàn vốn




RI = Lợi nhuận hoạt động -  Tài sản được đầu tư 
mong muốn tối thiểu 


c/ Báo cáo kế tốn trách nhiệm
-

Báo cáo chi phí: Là tồn bộ chi phí phát sinh trong doanh nghiệp đƣợc tập

hợp lại và phân loại từng chi phí thành một báo cáo để làm cơ sở đánh giá thành quả
của các nhà quản trị của trung tâm chi phí.
- Báo cáo doanh thu: Tồn bộ doanh thu phát sinh và đƣợc tập hợp lại và phân
loại doanh thu theo từng sản phẩm thành một báo cáo để làm cơ sở đánh giá thành
quả hoạt động của các nhà quản trị của trung tâm doanh thu.




24


- Báo cáo lợi nhuận: Là kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh sau một chu
kỳ hoạt động và cũng là thƣớc đo năng lực của các nhà quản trị của trung tâm lợi
nhuận
- Báo cáo đầu tƣ: Là kết quả đầu tƣ vào công trình hay phƣơng án đem lại hiệu
quả cao nhất và cũng là cơ sở để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ.
1.5.4 Thiết lập thông tin cho việc ra quyết định
1.5.4.1Thiết lập thông tin cho việc ra quyết định ngắn hạn
a/ Tiêu chuẩn lựa chọn quyết định.
Tiêu chuẩn về mặt kinh tế của việc lập các quyết định là chọn hành động dự
tính sẽ mang lại thu nhập cao nhất hoặc ít lỗ nhất cho doanh nghiệp. Việc vận
dụng nguyên tắc này để chọn các quyết định đúng đắn không phải lúc nào cũng đơn
giản, do đó cần có 2 nguyên tắc bổ sung, có tác dụng trong quá trình lựa chọn.
Một là: các khoản thu và chi duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định
thƣờng là những khoản thu và chi phí ƣớc tính mà khác với các khoản thu và chi có
trong các phƣơng án sẵn có khác. Những khoản thu và chi phí này thƣờng đƣợc gọi
là các khoản thu và chi phí chênh lệch chúng có thể còn đƣợc gọi là các khoản thu
nhập tăng thêm hoặc chi phí tăng thêm trong các quyết định có mục tiêu làm tăng
thu nhập .
Hai là: các khoản thu đã kiếm đƣợc hoặc các khoản chi đã chi thì không
thích hợp cho việc xem xét quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản
này là căn cứ trên đó để dự đoán các khoản thu và chi tƣơng lai.
b/ Phân tích thông tin thích hợp
Quá trình phân tích thông tin thích hợp đối với việc ra quyết định gồm 4 bƣớc:
Bƣớc 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với các
phƣơng án đƣợc xem xét.
Bƣớc 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí đã chi ra và
không thể tránh đƣợc ở mọi phƣơng án đƣợc xem xét.
Bƣớc 3: Loại bỏ các khoản thu, chi nhƣ nhau ở các phƣơng án đang xem xét.
Bƣớc 4: Những thông tin còn lại sau khi loại bỏ ở bƣớc 2 và bƣớc 3 là những

thông tin thích hợp cho việc lựa chọn quyết định.
Ở đây cần ghi nhận một điều là những thông tin thích hợp trong một tình
huống quyết định này không nhất thiết sẽ thích hợp trong tình huống khác. Nhận
định này xuất phát từ quan điểm những mục đích nghiên cứu khác nhau cần có


×