Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây bù dẻ trơn (uvaria boniana), bù dẻ hoa vàng (uvaria hamiltonii), lãnh công màu hung (fissistigma cupreonitens) và lãnh công xám (fissistigma glaucesens)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.4 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THANH TÂM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CỦA CÂY BÙ DẺ TRƠN (UVARIA BONIANA), BÙ DẺ HOA
VÀNG (UVARIA HAMILTONII), LÃNH CÔNG MÀU HUNG
(FISSISTIGMA CUPREONITENS ) VÀ LÃNH CÔNG XÁM
(FISSISTIGMA GLAUCESENS)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC

Vinh-2020
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THANH TÂM

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CỦA CÂY BÙ DẺ TRƠN (UVARIA BONIANA), BÙ DẺ HOA
VÀNG (UVARIA HAMILTONII), LÃNH CÔNG MÀU HUNG
(FISSISTIGMA CUPREONITENS ) VÀ LÃNH CÔNG XÁM
(FISSISTIGMA GLAUCESENS)
Chuyên ngành : HOÁ HỮU CƠ
Mã số: 9.44.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS HOÀNG VĂN LỰU
TS. NGUYỄN HỮU TOÀN PHAN

Vinh - 2020
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Vinh, ngày 15 tháng 07 năm 2020

Ký tên

Nguyễn Thanh Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc thực hiện tại các phòng thí nghiệm Hóa Hữu cơ, Công nghệ thực
phẩm - Trƣờng Đại học Vinh, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Viện Hoá học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS. Hoàng Văn
Lựu - Trƣờng Đại học Vinh, TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan – Viện Nghiên cứu Khoa học
Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là ngƣời những thầy đã
giao đề tài, tận tình hƣớng dẫn, tạo điều kiện, giúp tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Trần Đình Thắng, PGS. TS. Nguyễn Hoa Du,
PGS. TS. Lê Đức Giang, TS. Đậu Xuân Đức đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên tôi

trong quá trình làm luận án.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các phòng ban chức
năng, các thầy cô, cán bộ khoa Đào tạo Sau đại học, Viện Sƣ phạm Tự nhiên Trƣờng Đại
học Vinh, các bạn đồng nghiệp, học viên cao học, sinh viên, gia đình và ngƣời thân đã
động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Vinh, ngày 15 tháng 07 năm 2020

Nguyễn Thanh Tâm

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
5. Những đóng góp mới của luận án .................................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 4
Chƣơng 1 .............................................................................................................................. 5
TỔNG QUAN....................................................................................................................... 5
I. Tổng quan về chi Uvaria................................................................................................... 5
1.1. Đặc điểm thực vật và phân loại ..................................................................................... 5
1.2. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Uvaria ................................................. 5
1.2.1. Các hợp chất acetogenin ............................................................................................. 6

1.2.2. Các hợp chất đa oxy hóa cyclohexene ....................................................................... 9
1.2.3. Các hợp chất terpenoid ............................................................................................. 11
1.2.4. Các hợp chất dẫn xuất shikimate .............................................................................. 15
1.2.5. Các hợp chất flavonoid ............................................................................................. 16
1.2.6. Các este thơm ........................................................................................................... 22
1.2.7. Các hợp chất đihydroxychalcon và c-benzylated đihydrochalcon ........................... 23
1.2.8. Các hợp chất chalcon và prenylated chalcon ........................................................... 23
1.2.9. Các hợp chất alkaloid ............................................................................................... 24
1.2.10. Các hợp chất steroid ............................................................................................... 26
1.2.11. Các hợp chất khác .................................................................................................. 27
1.3 Sử dụng và hoạt tính sinh học ...................................................................................... 29
1.4. Cây Bù dẻ trơn (Uvaria boniana Fin. & Gagnep). ........................................................ 30
iii


1.4.1. Đặc điểm về hình thái ................................................................................................ 30
1.4.2. Thành phần hóa học.................................................................................................. 31
1.4.3. Sử dụng và hoạt tính sinh học .................................................................................. 32
1.5. Cây Bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii Hook.f. et Thoms ) ..................................... 32
1.5.1. Đặc điểm về hình thái ............................................................................................... 32
1.5.2. Thành phần hóa học.................................................................................................. 33
1.5.3. Sử dụng và hoạt tính sinh học .................................................................................. 34
II. Tổng quan về chi Lãnh công (Fissistigma) .................................................................... 34
2.1. Đặc điểm chung về hình thái ....................................................................................... 35
2.2. Thành phần hóa học..................................................................................................... 35
2.2.1. Các hợp chất alkaloid ............................................................................................... 35
2.2.2. Các hợp chất flavonoid ............................................................................................. 37
2.2.3. Các hợp chất terpenoid ............................................................................................. 42
2.3. Sử dụng và hoạt tính sinh học ..................................................................................... 42
2.4. Cây lãnh công xám (Fissistigma glaucesens (Hance) Merr.), .................................... 43

2.4.1. Đặc điểm về hình thái ............................................................................................... 43
2.4.2. Thành phần hóa học.................................................................................................. 43
2.4.3. Sử dụng và hoạt tính sinh học .................................................................................. 44
2.5. Cây lãnh màu hung (Fissistigma cupreonitens Merr. & Chun) .................................. 44
2.5.1. Đặc điểm về hình thái ............................................................................................... 44
2.5.2. Thành phần hóa học.................................................................................................. 45
Chƣơng 2 ............................................................................................................................ 48
PHƢƠNG PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM ............................................................................ 48
2.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 48
2.1.1. Thu mẫu .................................................................................................................... 48
2.1.2. Các phƣơng pháp xử lý mẫu và chiết ....................................................................... 48
2.1.3. Các phƣơng pháp phân tích, phân tách và phân lập các hợp chất ............................ 48
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất............................................................ 48
2.2. Hoá chất, dụng cụ và thiết bị ....................................................................................... 48
2.2.1. Hoá chất .................................................................................................................... 49
iv


2.2.2. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................................... 49
2.3. Nghiên cứu các hợp chất từ bù dẻ trơn (Uvaria boniana Fin. & Gagnep) ................. 49
2.3.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất ......................................................................... 49
2.3.2. Các dữ kiện vật lý và phổ ......................................................................................... 52
2.4. Nghiên cứu các hợp chất từ bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii) ............................... 54
2.4.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất ......................................................................... 54
2.4.2. Các dữ kiện vật lý và phổ ......................................................................................... 55
2.5. Nghiên cứu các hợp chất từ loài lãnh công màu hung ............................................... 59
2.5.1. Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các hợp chất phân lập đƣợc ....................... 59
2.5.2. Các dữ liệu vật lý ...................................................................................................... 59
2.6. Nghiên cứu các hợp chất từ lá cây lãnh công xám ..................................................... 63
2.6.1. Chiết xuất và phân lập các hợp chất ......................................................................... 63

2.6.2. Các dữ kiện vật lý và phổ ......................................................................................... 63
2.7. Phƣơng pháp thử hoạt tính .......................................................................................... 67
2.7.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định . ................................................................... 67
Chƣơng 3 ............................................................................................................................ 70
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................ 70
3.1. Cây bù dẻ trơn (Uvaria boniana) ................................................................................ 70
3.1.1. Phân lập một số hợp chất .......................................................................................... 70
3.1.2. Xác định cấu trúc ...................................................................................................... 70
3.1.2.1. Hợp chất UBM1 .................................................................................................... 70
3.1.2.2. Hợp chất UBM2 .................................................................................................... 76
3.1.2.3. Hợp chất UBM3 .................................................................................................... 77
3.1.2.4. Hợp chất UBM4 .................................................................................................... 84
3.1.2.5. Hợp chất UBM5 .................................................................................................... 86
3.1.2.6. Hợp chất UBM6 .................................................................................................... 88
3.1.2.7. Hợp chất UBM7 .................................................................................................... 89
3.1.2.8. Hợp chất UBM8 .................................................................................................... 90
3.2. Cây bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamilton) ....................................................................... 92
3.2.1. Phân lập một số hợp chất .......................................................................................... 93
v


3.2.2. Xác định cấu trúc ...................................................................................................... 93
3.2.2.1. Hợp chất UHM1 .................................................................................................... 93
3.2.2.2. Hợp chất UHM2 .................................................................................................... 95
3.2.2.3. Hợp chất UHM3 .................................................................................................... 97
3.2.2.4. Hợp chất UHM4 .................................................................................................... 98
3.3.2.5. Hợp chất UHM5 .................................................................................................. 105
3.2.2.6. Hợp chất UHM6 .................................................................................................. 107
3.2.2.7. Hợp chất UHM7 .................................................................................................. 109
3.2.2.8. Hợp chất UHM8 .................................................................................................. 113

3.3. Cây lãnh công màu hung (Fissistigma cupreonitens Merr, & Chun,) ...................... 115
3.3.1. Phân lập hợp chất ................................................................................................... 115
3.3.2. Xác định cấu trúc .................................................................................................... 116
3.3.2.1. Hợp chất FCM1 ................................................................................................... 116
3.3.2.2. Hợp chất FCM2 ................................................................................................... 116
3.3.2.3. Hợp chất FCM3 ................................................................................................... 118
3.3.2.4. Hợp chất FCM4 ................................................................................................... 119
3.3.2.5. Hợp chất FCM5 ................................................................................................... 120
3.3.2.6. Hợp chất FCM6 ................................................................................................... 120
3.4. Cây lãnh công xám (Fissistigma glaucescens (Hance) Merr.) ................................. 122
3.4.1. Phân lập hợp chất ................................................................................................... 122
3.4.2. Xác định cấu trúc .................................................................................................... 123
3.4.2.1. Hợp chất FGM1 ................................................................................................... 123
3.4.2.2. Hợp chất FGM2 ................................................................................................... 125
3.4.2.3. Hợp chất FGM3 ................................................................................................... 126
3.4.2.4. Hợp chất FGM4 ................................................................................................... 128
3.4.2.5. Hợp chất FGM5 ................................................................................................... 129
3.4.2.6. Hợp chất FGM6 ................................................................................................... 131
3.5. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, hoạt tính chống ôxy hoá .............................. 131
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................ 143
vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Các hợp chất đƣợc tách ra từ cây bù dẻ trơn (Uvaria boniana) ......................... 70
Bảng 3. 2 Số liệu phổ NMR của hợp chất UBM1 ............................................................ 71
Bảng 3.3 Số liệu phổ NMR của hợp chất UBM2 ............................................................. 76
Bảng 3.4 Số liệu phổ NMR của hợp chất UBM3 ............................................................. 78
Bảng 3.5 Số liệu phổ NMR của hợp chất UBM 4 ............................................................. 85

Bảng 3.8 Số liệu phổ NMR của hợp chất UBM7 .............................................................. 89
Bảng 3.9 Số liệu phổ NMR của hợp chất UBM8 .............................................................. 91
Bảng 3.10 Các hợp chất đƣợc tách ra từ lá cây bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii) ....... 93
Bảng 3.11 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM1 ............................................................ 94
Bảng 3.12 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM2 ............................................................ 96
Bảng 3.13 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM3 ............................................................ 97
Bảng 3.14 Số liệu phổ của hợp chất UHM4 và số liệu so sánh ....................................... 103
Bảng 3.15 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM5 .......................................................... 106
Bảng 3.16 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM6 .......................................................... 108
Bảng 3.17 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM7 .......................................................... 110
Bảng 3.18 Số liệu phổ NMR của hợp chất UHM8 .......................................................... 114
Bảng 3.19 Các hợp chất đƣợc tách ra từ cây lãnh công màu hung ........................... 115
Bảng 3.21 Dữ liệu phổ của hợp chất FCM2 .................................................................... 117
Bảng 3.22 Dữ liệu phổ của hợp chất FCM3 .................................................................... 118
Bảng 3.25 Dữ liệu phổ của hợp chất FCM6 .................................................................... 120
Bảng 3.26 Các hợp chất đƣợc tách ra từ cây lãnh công xám ..................................... 122
Bảng 3.27 Dữ liệu phổ của hợp chất FGM1 ................................................................... 123
Bảng 3.28 Dữ liệu phổ của hợp chất FGM2 ................................................................... 125
Bảng 3.29 Dữ liệu phổ của hợp chất FGM3 ................................................................... 127
Bảng 3.30 Dữ liệu phổ của hợp chất FGM4 ................................................................... 128
Bảng 3.31 Dữ liệu phổ của hợp chất FGM5 ................................................................... 130

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bù dẻ trơn- Uvaria boniana Fin. & Gagnep. ...................................................... 31
Hình 1.2 Bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii Hook.f. et Thoms.) ..................................... 32
Hình 1.3 Lãnh công xám - Fissistigma glaucesens (Hance) Merr. ................................... 43
Hình 1.4 Lãnh công màu hung - Fissistigma cupreonitens Merr. & Chun ....................... 45

Hình 3.14 Phổ HSQC của hợp chất UBM3 ....................................................................... 84
Hình 3.15 Phổ 1H-NMR (MeOD, 500 MHz) của hợp chất UHM4 .................................. 99
Hình 3.16 Phổ 13C-NMR (MeOD, 125 MHz) của hợp chất UHM4 ............................... 100
Hình 3.18 Phổ HSQC của hợp chất UHM4 .................................................................... 101
Hình 3.19 Phổ HMBC của hợp chất UHM4 ................................................................... 102
Hình 3.22 Phổ CD của hợp chất UHM7.......................................................................... 112

viii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu, chữ cái viết tắt

1

CC

Column Chromatography (Sắc kí cột)

2

FC

Flash Chromatography (Sắc ký cột nhanh)

3

TLC


Thin Layer Chromatography (Sắc kí lớp mỏng)

4

IR

Infrared Spectroscopy (Phổ hồng ngoại)

5

MS

Mass Spectroscopy (Phổ khối lƣợng)

6

EI-MS

Electron Impact-Mass Spectroscopy (Phổ khối va
chạm electron)

7

ESI-MS

Electron Spray Ionzation-Mass Spectroscopy (Phổ
khối lƣợng phun mù electron)

8


1

H-NMR

Proton Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ
cộng hƣởng từ hạt nhân proton)

9

13

C-NMR

Carbon Magnetic Resonance Spectroscopy (Phổ
cộng hƣởng từ hạt nhân cacbon-13)

10

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation
Transfer

11

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Correlation


12

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

13

NOESY

Nuclear Overhauser Effect Spectroscopy

14

s

Singlet

15

br s

singlet tù

16

t

Triplet


17

d

Doublet

18

dd

doublet của duplet

19

dt

doublet của triplet

20

m

Multiplet

21

TMS

Tetramethylsilan


22

DMSO

Dimethylsulfoxide
ix


23

Đ.n.c

Điểm nóng chảy

24

IZD

Isothiazolidinone

25

HR-ESI-MS:

High Resolution- Electrospray Ionization- Mass
Spectrometry

x



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, hệ thực
vật đa dạng và phong phú. Theo thống kê gần đây hệ thực vật Việt Nam có trên 10.000
loài [7] trong đó có khoảng 3.200 loài cây [5], [10] đƣợc sử dụng trong y học dân tộc
và 600 loài cây cho tinh dầu [2], [3]. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quí báu
của đất nƣớc có tác dụng lớn đối với đời sống và sức khỏe của con ngƣời. Để phòng
ngừa và chữa trị các loại bệnh nguy hiểm này, con ngƣời luôn cần những biệt dƣợc
mới có khả năng điều trị hiệu quả và tránh đƣợc sự kháng thuốc, xu hƣớng tìm kiếm
các hoạt chất từ các loài thực vật có tác dụng chữa bệnh ngày một tăng. Thu hút các
nhà khoa học không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những hoạt chất mới từ nguồn
thực vật để phục vụ cuộc sống con ngƣời trong các lĩnh vực: dƣợc học, dƣợc phẩm,
hƣơng liệu, mỹ phẩm, ... Họ Na (Annonaceae) là một họ lớn, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới của các nƣớc châu Á, châu Úc, châu Phi và châu Mỹ. Trên
thế giới có khoảng 130 chi và khoảng 2300 loài. Nhiều loài trong họ Na đƣợc trồng lấy
quả để ăn hoặc là cây thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau, nhƣ chống nhiễm trùng và
điều trị bệnh ho, viêm gan, tiêu chảy và ung thƣ. Một số loài hoa của họ Na có hƣơng
thơm ngát, đây có thể là nguồn nguyên liệu sản xuất nƣớc hoa và mỹ phẩm [63], [16].
Ở Việt Nam, họ Na (Annonaceae) có 201 loài (29 chi) trong đó nhiều loài đặc
hữu nhƣ Alphonsea sonlaensis Ban, Artabotrys hienianus Ban, Artabotrys
vietnamensis Ban, Artabotrys vinhensis Ast., Fissistigma taynghuyenense Ban,
Fissistigma tonkinense (Fin & Gagnep.) Merr., Goniothalamus donnaiensis
Fin&Gagnep., Goniothalamus vietnamensis Ban., Melodorum kontumense Ban,...[6].
Chi Fissistigma Griff., là một chi quan trọng của họ Na (Annonaceae), với
khoảng 80 loài, phân bố rộng rãi ở châu Á và Australia, đặc biệt ở khu vực Đông Nam
Á nhƣ Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Một số loài thuộc chi Fissistigma là cây thuốc chữa các bệnh teo cơ bắp, gan, gan lách
to, thần kinh tọa, viêm khớp, kháng viêm và chống khối u. Chi bù dẻ (Uvaria L.) một
chi lớn của họ Na (Annonaceae), thế giới có khoảng 175 loài, Việt Nam có khoảng 17
loài. Các cây thuộc chi này chủ yếu là dây leo hay bụi trƣờn, hiếm khi là cây gỗ; Kinh

tế và thƣơng mại của chi này có tầm quan trọng đáng kể, quả một số loài dùng làm
thực phẩm, sử dụng nhƣ chất bảo quản… Nhiều loài thuộc chi Uvaria đƣợc dùng làm
1


thuốc chữa bệnh và thuốc bổ. Mặc dù các cây họ Na (Annonaceae) có giá trị kinh tế
rất cao cũng nhƣ có hoạt tính sinh học quý đƣợc sử dụng rộng rãi trong dân gian, song
việc nghiên cứu về thành phần hóa học của nó vẫn chƣa đƣợc tiến hành nhiều ở Việt
Nam.
Vì lý do đó chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học của cây bù dẻ trơn (Uvaria boniana), bù dẻ hoa vàng (Uvaria
hamiltonii), lãnh công màu hung (Fissistigma cupreonitens) và lãnh công xám
(Fissistigma glaucesens)” từ đó góp phần xác định thành phần hóa học của các hợp
chất và tìm ra nguồn nguyên liệu cho ngành hóa dƣợc.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là dịch chiết từ loài bù dẻ trơn (Uvaria
boniana), bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii), lãnh công màu hung (Fissistigma
cupreonitens) và lãnh công xám (Fissistigma glaucesens) ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chiết chọn lọc với các dung môi thích hợp để thu đƣợc hỗn hợp các hợp chất
từ loài bù dẻ trơn (Uvaria boniana), bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii), lãnh công
màu hung (Fissistigma cupreonitens) và lãnh công xám (Fissistigma glaucesens)
- Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất.
- Thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập đƣợc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp lấy mẫu: mẫu sau khi lấy về đƣợc rửa sạch, sấy khô ở 40OC.
Việc xử lý tiếp các mẫu bằng phƣơng pháp chiết chọn lọc với các dung môi thích hợp
để thu đƣợc hỗn hợp các hợp chất dùng cho nghiên cứu đƣợc nêu ở phần thực nghiệm.
- Phƣơng pháp phân tích, tách các hỗn hợp và phân lập các chất: đã sử dụng các
phƣơng pháp sắc ký cột thƣờng (CC), sắc ký lớp mỏng (TLC), sắc ký cột nhanh (FC)

với các pha tĩnh khác nhau nhƣ silica gel, sephadex LH-20, RP18, sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC) trên các pha đảo và pha silica gel.
- Phƣơng pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất: Cấu trúc hoá học các hợp chất
đƣợc phân lập đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp vật lý hiện đại nhƣ phổ tử ngoại
(UV), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lƣợng va chạm electron (EI-MS), phổ khối lƣợng
phun mù electron (ESI-MS), phổ khối lƣợng phân giải cao (HR-MS), phổ cộng hƣởng

2


từ hạt nhân một chiều (1D NMR) và hai chiều (2D-NMR) với các kỹ thuật khác nhau
nhƣ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, 1H-1H COSY, HSQC và HMBC đã đƣợc sử dụng.
- Thăm dò các hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, hoạt tính oxy hóa.
5. Những đóng góp mới của luận án
Phân lập và xác định cấu trúc một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ bù dẻ
trơn (Uvaria boniana Fin. & Gagnep.), bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii Hook.f. et
Thoms.), lãnh công màu hung (Fissistigma cupreonitens Merr. & Chun) và lãnh công
xám (Fissistigma glaucesens (Hance) Merr.) ở Việt Nam, chúng tôi đã thu đƣợc một
số kết quả nhƣ sau:
1. Từ bù dẻ trơn (Uvaria boniana Fin. & Gagnep) đã phân lập và xác định cấu
trúc của 8 hợp chất bao gồm: uvaridacol G ; 4-methyl-4-[(2Z)-3’-phenylprop-2’-en-1’yl]cyclohex-2-en-1-one; 3,7- dimethoxy quercetin 4’- O- [α-L- rhamnopyranosyl-(1 
2)-β-D-glucopyranoside; -sitosterol; stigmasterol; 6-methoxyzeylenol; aristolactam
AII; stigmasta-4,22-dien-3-on. Các chất này lần đầu tiên đƣợc phân lập từ loài này.
2. Từ bù dẻ hoa vàng (Uvaria hamiltonii Hook.f. et Thoms.) đã phân lập và xác
định cấu trúc của 8 hợp chất bao gồm: quercetin, luteolin-7-O-glucoside, luteolin-4’O-glucoside, rutin, rhoifolin, glutinol, zeylenol, lupeol. Các chất này lần đầu tiên đƣợc
phân lập từ loài này.
3. Từ cây Lãnh công xám (Fissistigma glaucescens (Hance) Merr.) bằng các
phƣơng pháp sắc kí đã phân lập 06 hợp chất trong đó có 04 hợp chất ankaloit:
aristolactam BII, velutinam, aristolactam BI, pukatein và 02 hợp chất flavonoid
apigenin-8-C-β-D-galactopyranoside và rutin. Các chất velutinam, pukatein và

apigenin-8-C-β-D-galactopyranoside này lần đầu tiên đƣợc phân lập từ loài này.
4.

Từ dịch chiết methanol của lá cây lãnh công màu hung (Fissistigma

cupreonitens Merr. & Chun.) bằng các phƣơng pháp sắc kí đã phân lập đƣợc 6 hợp
chất bao gồm 04 hợp chất flavonoid: 6-hydroxy-5,7,8-trimetoxy flavanon, 2’,5’dihydroxy-3’,4’,6’-trimetoxy chalcon, quercetin, rutin và 02 hợp chất steroid: sitosterol; -sitosterol-3-O--D-glucopyranoside. Các chất 6-hydroxy-5,7,8-trimetoxy
flavanon, 2’,5’-dihydroxy-3’,4’,6’-trimetoxy chalcon lần đầu tiên đƣợc phân lập từ
loài này.

3


5. Đã thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính chống oxy hóa của
các hợp chất sạch phân lập đƣợc.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 152 trang với 24 bảng số liệu, 4 hình và 4 sơ đồ với 136 tài
liệu tham khảo. Kết cấu của luận án gồm: mở đầu (4 trang), tổng quan (49 trang),
phƣơng pháp và thực nghiệm (23 trang), kết quả và thảo luận (62 trang), kết luận (2
trang), danh mục công trình công bố (1 trang), tài liệu tham khảo (9 trang). Ngoài ra
còn có phần phụ lục gồm 188 phổ của một số hợp chất.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
I. Tổng quan về chi Uvaria.
1.1. Đặc điểm thực vật và phân loại
Chi Uvaria – Bù dẻ, bù quả là một trong những chi lớn của họ Na (Annonaceae),

phân bố rộng rãi ở châu Á, châu Phi, châu Úc, ở Việt Nam gồm 17 loài đã đƣợc
nghiên cứu [6].
Gồm các loài sau:
U. cordata (Dun) Wall. Ex Alson – Bù dẻ lá lớn
U. microcarpa Cham. Ex Benth – Bù dẻ trƣờn
U. hamiltonii Hook. F. Thoms – Bù dẻ hoa vàng
U. fauveliana (Fin. Gagnep) Ast – Bù dẻ râu
U. rufa Blume – Bù dẻ hoa đỏ
U. flexuosa Ast – Bù dẻ cong queo
U. micrantha (A.DC) Hook. f. Thoms – Kỳ hƣơng
U. pierrei Fin. Gagnep – Bù dẻ lá lõm
U. boniana Fin. Gagnep – Bù dẻ trơn
U. luirda Hook. f. Thoms – Bù dẻ nâu xỉn
U. grandiflora Roxb. Ex Hornem – Chuối con chồng
U. calammistrata Hance – Lá men
U. sphenocarpa Hook. F. Thoms – Bù dẻ gai
U. dac Pierre ex Fin. Gagnep – Bồ quả dác
U. varaigneana Pierre ex Fin. Gagnep – Bù dẻ varaigne
U. hirsuta Jack – Bù dẻ lông dài
Các loài trong chi Uvaria thƣờng là cây dây leo thân gỗ hay thân bụi. Phần non
của cây có lông hình sao. Lá thƣờng có gân bên khá rõ ở mặt dƣới. Hoa lƣỡng tính,
thƣờng đối diện với lá, mọc đơn độc hoặc hợp thành cụm hoa. Cánh hoa thƣờng 6
cánh, phần lớn rời nhau, xếp lợp thành 2 vòng (rất ít khi cánh hoa là 9, xếp thành 3
vòng). Các cánh hoa thƣờng xòe ra khi nở và gần giống nhau về hình dạng kích cỡ.
Quả dạng mọng, thƣờng có cuống rõ (đôi khi cuống rất dài) [9].
1.2. Thành phần hóa học của một số loài trong chi Uvaria

5



Năm 1968 Hollands và cộng sự đã mô tả đặc điểm thực vật các loài thuộc chi
Uvaria đã thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà khoa học [44]. Tính đến nay, có
hơn 30 loài thuộc chi Uvaria đƣợc nghiên cứu về thành phần hóa học các mức độ khác
nhau với hơn 300 hợp chất đã đƣợc phân lập. Các lớp chất chính của chi này là
acetogenin, alkaloid, flavonoid, dẫn xuất đa oxy hóa của cyclohexene. Ngoài ra, các
hợp chất terpenoid, steroid, pyrene cũng đƣợc tìm thấy trong chi này [64], [99].
1.2.1. Các hợp chất acetogenin
Chi Uvaria là một trong 7 chi thuộc họ Na có chứa các acetogenin [93]. Trong
khoảng 30 năm qua đã có hơn 50 acetogenin đƣợc phân lập và xác định cấu trúc từ chi
này.
Năm 1982, một acetogenin có tác dụng kháng u đầu tiên là uvaricin đƣợc phân
lập từ loài U. acuminata bởi Jolad và cộng sự [113]. Sự tạo thành vòng lactone cuối
mạch đƣợc giải thích do phản ứng ngƣng tụ aldol với một hợp chất gồm 3 nguyên tử
carbon. Trong khi sinh tổng hợp của các nhóm THF đƣợc đề nghị từ tetratriaconta15,19,23-trienoic acid thông qua quá trình triepoxide hóa theo sau là phản ứng cộng
hợp với acetic acid. Năm 1985, nhóm tác giả này tiếp tục công bố thêm một
acetogenin khác là desacetyluvaricin đồng thời xác định cấu hình (S) của trung tâm lập
thể tại C-36 cho cả hai hợp chất [56].

R1

R2

R3

Uvaricin

Ac

H


H

Desacetyluvaricin

H

H

H

Năm 1999, ba acetogenin mới, calamistrin AB cùng với uvarigranin đƣợc
phân lập từ U. calamistrata [136]. Tiếp tục nghiên cứu trên đối tƣợng này, các tác giả
đã phân lập đƣợc thêm 5 acetogenin mới khác, calamistrin C-G. Cấu hình tuyệt đối
của các hợp chất calamistrin C-E cũng nhƣ cấu hình của một số trung tâm lập thể của

6


calamistrin F-G đƣợc thiết lập bằng việc phân tích phổ 13C-NMR và áp dụng phƣơng
pháp Mosher [135].

R1

R2

R3

R4

R5


Calamistrin A

H

OH

OH

OH

H

Calamistrin B

OH

H

OAc

OH

H

H

OH

OAc


H

OH

Uvarigranin

Calamistrin C

Calamistrin D

Calamistrin E

Calamistrin F
7


Calamistrin G
Từ năm 1990 đến 1991, Hisham và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc của
8 acetogenin mới gồm uvariamicin I-III [41].

Uvariamicin I

Uvariamicin II

Uvariamicin III
Năm 1996, 7 acetogenin mới khác gồm tonkinin A-C, tonkinesin A-C [24],
tonkinecin cũng đƣợc phân lập từ loài U. tonkinensis thu hái tại Quảng Tây (Trung
Quốc) [25].


Tonkinesin

Tonkinin A

R1

R2

=O

OH

8


Tonkinin B

=O

OH

Tonkinin C

OH

=O

Tonkinesin A

OH


OH

Tonkinesin B

OH

OH

Tonkinesin C

OH

Oac

Tonkinins
1.2.2. Các hợp chất đa oxy hóa cyclohexene
Lớp chất đa oxy hóa cyclohexene (polyoxygenated cyclohexene) là lớp chất
mới, thƣờng gặp ở chi Piper (Piperaceae), chi Uvaria (Annonaceae) hay chi Croton
(Euphorbiaceae) [99]. Các hợp chất thuộc loại này thƣờng chứa khung cơ bản là
hydroxymethylcyclohexene. Các hợp chất PC thƣờng có 1 liên kết đôi và 4 nguyên tử
carbon bất đối xứng trong vòng và mỗi trung tâm lập thể liên kết một nhóm thế chứa
oxy nhƣ benzoxyl, hydroxyl, alkoxyl, epoxyl và acetoxyl. Do sự khác nhau về vị trí
liên kết đôi, số lƣợng, bản chất, vị trí của các nhóm thế dẫn đến sự đa dạng về mặt cấu
trúc của lớp chất này. Chi Uvaria là nguồn tài nguyên rất giàu hợp chất
polyoxygenated cyclohexene. Tính đến nay, có khoảng 82 hợp chất polyoxygenated
cyclohexene đƣợc phân lập và xác định cấu trúc. Năm 1968, hai hợp chất PC đầu tiên,
senepoxyde và seneol, đƣợc phân lập từ loài U. catocarpa [44].

(-)-Senepoxide


Seneol

Năm 1997, các nghiên cứu tiếp theo trên loài U. grandiflora dẫn đến việc xác
định 3 hợp chất gồm zeylenone, grandiflorone và grandifloracin [66]. Trong đó, hợp
chất zeylenone chính là tonkinenin A đã đƣợc công bố trƣớc đó. Cũng trong năm này,
bốn hợp chất mới khác, uvarigranol A-B cũng đƣợc xác định [97].

9


Zeylenone

Grandiflorone

Grandifloracin

R1

R2

R3

Uvarigranol A

H

H

Bz


Uvarigranol B

Ac

Bz

H

Năm 1998, có 3 hợp chất mới, uvarigranol G-I, 2 hợp chất đã biết, 1epizeylenol và zeylenyl 2,6-diacetate, đƣợc phân lập từ loài U. grandiflora [95]. Năm
1999, từ loài U. calamistrata, Zhou và cộng sự đã thành công trong việc phân lập 5
hợp chất PC mới, uvacalol A-E [134].

Uvacalol A

Uvacalol B

Uvacalol E

Uvacalol D

Uvacalol C

Năm 2000, 5 hợp chất mới khác gồm uvarigranone A→D và uvarigranol J
cũng đƣợc xác định từ loài U. grandiflora [129]. Từ lá của loài U. purpurea, các nhà
khoa học Nhật Bản đã phân lập đƣợc hai hợp chất mới, 6-O-methoxyzeylenol, 2acetoxyzeylenone [110] vào năm 2001 và bốn hợp chất mới khác gồm 2-O-acetyl-6-Omethylzeylenol, 2-O-benzoyl-3-O-debenzoylzeylenone, 3-O-debenzoylzeylenone, 3-

10



O-debenzoylgrandiflorone cùng với một PC đã biết là 2-O-acetyl-6-O-benzoylzeylenol
vào năm 2002 [111]. Năm 2003, một hợp chất mới, subglain B đƣợc phân lập từ loài
U. tonkinensis [70]. Năm 2005, 5 hợp chất mới gồm uvamalol A–C từ loài U.
macrophylla [119] cùng với kweichowenol A-B từ lá cây U. kweichowensis [126] đã
đƣợc phân lập và xác định cấu trúc. Năm 2006, bốn hợp chất mới gồm uvarirufone A
và uvarirufol A–C đƣợc phát hiện từ loài U. rufa [132]. Năm 2007, Tudla và cộng sự
đã công bố thêm hai hợp chất PC khác là zeylenol và ellipeiopsol B khi nghiên cứu
loài này. Năm 2009, các nghiên cứu tiếp theo trên loài U. kweichowensis dẫn đến việc
xác định thêm 2 kweichowenol mới, kweichowenol C-D [125]. Năm 2000, Zhou và
cộng sự đã xác định đƣợc thêm 3 hợp chất PC mới, uvacalol F-H từ loài U.
calamistrata [135]. Mƣời một năm sau đó, nhóm nghiên cứu này tiếp tục công bố 3
hợp chất mới khác, uvacalol I-K sở hữu cấu hình trans của các nhóm thế [39].

Uvacalol F

Uvacalol I

Uvacalol G

Uvacalol J

Uvacalol H

Uvacalol K

Năm 2012, các nghiên cứu loài U. dac dẫn đến việc phân lập 9 dẫn xuất PC
mới gồm uvaridacol A-D, uvaridapoxide A [19] và uvaridacol E-H [20]. Mới đây, một
PC mới, bonianol A cũng đã đƣợc phân lập từ loài U. boniana bởi các nhà khoa học
Trung Quốc [26]. Ba dẫn xuất cyclohexene polyoxygenated mới có tên cherrevenisyls
A và B, và ellipeiopsol E, cùng với mƣời lăm hợp chất đã biết, đƣợc phân lập từ rễ của

Uvaria cherrevensis [65].
1.2.3. Các hợp chất terpenoid

11


Terpenoid không phải là thành phần hoá học chính của chi Uvaria. Chỉ mới có
khoảng 20 terpenoid đƣợc xác định từ chi này. Năm 1977, Lasswell và Hufford đã
phân lập đƣợc 5 hợp chất thơm trong đó có một monoterpene bị benzyl hoá,
chamanen, khi nghiên cứu phân đoạn dầu của rễ cây U. chamae [63].

Chamanen
Năm 1988, ba hợp chất mới chứa nhân sesquiterpene, uvarisesquiterpene A-C,
đã đƣợc Muhammad và Waterman xác định từ loài U. angolensis [79]. Đây là lần đầu
tiên các nhà khoa học phát hiện loại hợp chất trong đó nhóm o-hydroxybenzyl liên kết
với

khung

sesquiterpene

Năm

[99].

1990,

một

hợp


chất

bis(benzopyranyl)sesquiterpene, lucidene, đƣợc tách từ loài U. lucida ssp. [121]. Năm
1991, từ loài U. tanzaniae, một spiro benzopyranyl sesquiterpene mới, tanzanene,
đƣợc phân lập bởi Nkunya M. H. H. và cộng sự [84]. Năm 1992, một ketone có khung
sesquiterpene 3 vòng, patchoulenone, đƣợc phân lập từ dịch chiết n-hexane của rễ loài
U. narum [42].

Lucidene

Tanzanene

Patchoulenone

Năm 1995, hai triterpenoid, glutinol và taraxerol, đƣợc thông báo từ thành phần
hoá học của loài U. cordata [75].

12


Glutinol

Taraxerol

Năm 2004, một diterpene khung p-methane là 3,6-dimethoxy-p-mentha-1,3,5trien-2-ol đƣợc tìm thấy trong thành phần hoá học của loài Uvaria.sp. [60]. Cùng thời
gian này, nhóm nghiên cứu của Nkunya đã phân lập thành công một trimeric
monoterpenoid mới là (α)-schefflone từ loài U. scheffleri [81].

3,6-Dimethoxy-p-mentha-1,3,5-trien-2-ol


(α)-Schefflone

Năm 2011, 5 hợp chất diterpenoid khung ent-kaurane gồm ent-kaur-16-en-19oic

acid,

grandifloric

acid,

ent-kaur-15-en-17-ol-19-oic

acid,

ent-16α,17-

dihydroxykauran-19-oic acid và ent-16β,17-dihydroxykauran-19-oic acid đƣợc phân
lập và xác định cấu trúc từ loài U. kurizz [73]. Năm 2012, một sesquiterpene mới,(-)10-oxo-isodauc-3-en-15-oic acid, và một sesquiterpene đã biết, (-)-10-oxo-isodauc-3en-15-al, cũng đƣợc phân lập và xác định cấu trúc từ rễ cây U. lucida [78].

Ent-kaur-16-en-19-oic acid

Grandifloric acid

Ent-kaur-15-en-17-ol-19-oic
acid

13



×