Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc tày ở các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG ĐỨC TRƯỜNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ
CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG ĐỨC TRƯỜNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ ĐẺ
CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH: NGUYỄN VĂN HỘ

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác.
Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn
Hoàng Đức Trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các bạn. Tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ người đã tận tâm,
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình
nghiên cứu luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa

Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp
giảng dạy lớp Thạc sỹ QLGD K2.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện của các
đồng chí trong Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, nhân viên, cha mẹ học
sinh và học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tác giả có được các thông tin
cần thiết, hữu ích để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng luận văn cũng không thể tránh khỏi một số
thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp
và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Hoàng Đức Trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................3
5. Giả thuyết khoa học ...............................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................4
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN
TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................6
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .....................................................6
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ......................................................9
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu .............13
1.2.1. Quản lý ...........................................................................................13
1.2.2. Giáo dục .........................................................................................15
1.2.3. Dân tộc Tày ....................................................................................17
1.2.4. Bảo tồn tiếng mẹ đẻ .......................................................................19
1.2.5. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh ...................................19
1.2.6. Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ..20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở............................................21
1.3.1. Mối quan hệ giữa bảo tồn tiếng mẹ và phát huy các giá trị văn
hóa dân tộc ....................................................................................21
1.3.2. Giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường
trung học cơ sở...............................................................................26

1.4. Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở
trường trung học cơ sở ...................................................................34
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân
tộc Tày ở trường trung học cơ sở ..................................................34
1.4.2. Tổ chức thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở ....................................36
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở............................................37
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở ....................................39
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho
học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở .............................40
1.5.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của các vùng dân tộc thiểu số .........40
1.5.2. Điều kiện kinh tế của các vùng dân tộc thiểu số ...........................40
1.5.3. Chính sách ngôn ngữ dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ...............41
1.5.4. Chương trình giáo dục và sách giáo khoa .....................................41
1.5.5. Đội ngũ giáo viên ...........................................................................41
1.5.6. Cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ...................42
1.5.7. Đặc điểm của HS dân tộc thiểu số .................................................42
Kết luận chương 1 ....................................................................................43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ
ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................44


2.1. Khái quát về giáo dục cấp THCS huyện Định Hóa ..........................44
2.2. Khảo sát về thực trạng ......................................................................46
2.2.1. Mục đích khảo sát ..........................................................................46
2.2.2. Đối tượng khảo sát .........................................................................47
2.2.3. Nội dung khảo sát ..........................................................................47
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu ..........................................47
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................48
2.3. Thực trạng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc
Tày các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .49
2.3.1. Tầm quan trọng của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người
dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ...........................................................................................49
2.3.2. Nội dung thực hiện của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người
dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ...........................................................................................53
2.3.3. Hình thức thực hiện của công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người
dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ...........................................................................................56
2.3.4. Hiệu quả của cách hình thức thực hiện công tác bảo tồn tiếng mẹ đẻ
cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .........................................................59
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân
tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên61
2.4.1. Lập kế hoạch giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc
Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .....61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.4.2. Tổ chức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc
Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ...........................................................................................65
2.4.3. Chỉ đạo giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc
Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên ...........................................................................................68
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa bàn huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên ...........................................................................70
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên............................................................................................74
2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho
học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa bàn huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên ..................................................................77
2.6.1. Kết quả đạt được ............................................................................77
2.6.2. Hạn chế ..........................................................................................78
2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế ..............................................................79
Kết luận chương 2 ....................................................................................81
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN TIẾNG MẸ
ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................82

3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp ...................................82
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ...............................................82
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................82
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng giáo dục ..............83
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................83
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .............................83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................84
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân
tộc thiểu số ở trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....84
3.2.1. Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng tham gia
về hoạt động bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường
THCS .............................................................................................84
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên theo hướng
tiếp cận nội dung bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS
.......................................................................................................87
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp với giáo dục gia đình nhằm giáo dục bảo
tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh THCS là người DTTS ....................90
3.2.4. Hoàn thiện những điều kiện pháp lý về giáo dục bảo tồn tiếng mẹ
đẻ cho học sinh người DTTS ở trường THCS...............................92
3.2.5. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức giáo dục bảo tồn tiếng mẹ
đẻ cho HS người DTTS .................................................................94
3.2.6. Thực hiện truyền thông giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
THCS là người DTTS ....................................................................97
3.3. Mối quan hệ các biện pháp ...............................................................99
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..100
3.4.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................100
3.4.2. Cách thức tiến hành khảo sát .......................................................100
3.4.3. Mục đích, nội dung khảo sát ........................................................101
3.4.4. Kết quả khảo sát ...........................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................110
PHỤ LỤC .....................................................................................................


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

TT

Nội dung viết tắt

1

BTTMĐ

Bảo tồn tiếng mẹ đẻ

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CM

chuyên môn


4

CNTT

Công nghệ thông tin

5

DH

Dạy học

6

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

7

GV

Giáo viên

8

HS

Học sinh


9

HT

Hiệu trưởng

10

KTĐG

Kiểm tra đánh giá

11

PHT

Phó Hiệu trưởng

12

PPDH

Phương pháp dạy học

13

QLGD

Quản lý giáo dục


14

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn

15

TCM

Tổ chuyên môn

16

THCS

Trung học cơ sở

17

THPT

Trung học phổ thông

18

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Quy mô và trình độ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định
Hóa giai đoạn 2016-2018 ........................................................... 44

Bảng 2.2.

Quy mô học sinh, học lực và hạnh kiểm các trường THCS
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ........................................ 45

Bảng 2.3.

Ý nghĩa của điểm số bình quân .................................................. 48

Bảng 2.4:

Kết quả đánh giá về tấm quan trọng của công tác bảo tồn tiếng
mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên
địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên............................... 49

Bảng 2.5:

Kết quả đánh giá về nội dung của công tác bảo tồn tiếng mẹ

đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường trên địa
bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................... 54

Bảng 2.6:

Kết quả đánh giá hình thức thực hiện của công tác bảo tồn
tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường
trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................... 56

Bảng 2.7.

Kết quả đánh giá hiệu quả của các hình thức công tác bảo tồn
tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở một số trường
trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ....................... 59

Bảng 2.8:

Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch giáo dục bảo tồn tiếng
mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa
bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................... 61

Bảng 2.9:

Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện giáo dục bảo tồn
tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên
địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên............................... 65

Bảng 2.10: Kết quả đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện giáo dục bảo tồn
tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên
địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên............................... 68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục bảo tồn tiếng
mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc Tày ở các trường trên địa
bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .................................... 70
Bảng 2.12: Kết quả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục bảo tồn
tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............................................... 74
Bảng 3.1:

Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường
THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............. 102

Bảng 3.2:

Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục BTTMĐ của học sinh dân tộc Tày ở các trường
THCS trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ............. 103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, với 54 dân tộc và
khoảng hơn 90 ngôn ngữ khác nhau. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS)
đều có ngôn ngữ của riêng mình, trong đó sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao
tiếp chung. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập quốc tế đang làm nảy sinh nguy cơ
suy giảm ngôn ngữ các DTTS.
Vấn đề quan hệ giữa các ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ
ở các vùng đồng bào DTTS Việt Nam đã được đặt ra từ lâu và hiện nay vẫn được
coi là cấp thiết, trước hết vì yêu cầu phải thống nhất ý chí và củng cố sức mạnh
đoàn kết dân tộc, đồng thời thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc. Phải bảo tồn
và phát triển những nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi DTTS. Vì
ngôn ngữ không chỉ là một thành tố cơ bản của văn hóa, một biểu hiện của những
giá trị nhân văn, mà còn là phương tiện để hình thành và lưu truyền các hình thái
quan trọng nhất trong đời sống văn hóa tinh thần của một dân tộc. Đồng thời,
điều đó cũng góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng trong văn hóa Việt
Nam.Chung quanh vấn đề giáo dục ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ ở các vùng
đồng bào DTTS Việt Nam, cũng như về vai trò và vị trí của ngôn ngữ các DTTS
hiện nay có rất nhiều điều đáng bàn luận. Đây không chỉ là chuyện riêng của
ngành ngôn ngữ học, mà còn của các ngành giáo dục, dân tộc học, văn học, văn
hóa dân gian, tâm lý học của các nhà hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc
và của chính người dân... Tuy nhiên, vấn đề mai một, tiêu vong đối với tiếng mẹ
đẻ của các DTTS, trong hoàn cảnh hiện nay ở nước ta đang được nhiều người
quan tâm...
Theo chúng tôi có ba nguyên nhân làm mai một tiếng DTTS. (i) Thứ nhất,về
mặt dân số học: Số người nói các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam không nhiều (rất
ít so với tiếng Việt), số người nói được các ngôn ngữ DTTS thường thuộc lứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





tuổi già và trung niên, còn lứa tuổi thanh niên biết tiếng "mẹ đẻ" ít hơn, thậm chí
nhiều trẻ em không biết tiếng mẹ đẻ của mình... Theo lẽ tự nhiên, các ngôn ngữ
có số lượng người nói ít, lại phân tán, không có nhiều độ tuổi sử dụng thì nguy
cơ mai một càng nhanh. (ii) Thứ hai, về nhân tố văn hóa -ngôn ngữ: Hiện nay,
quá nửa số DTTS ở Việt Nam đã có chữ viết, các hệ thống ngôn ngữ nói trên có
phạm vi sử dụng rất hẹp và chưa được nhiều người biết đến. Mặt khác, phần lớn
ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam lâu nay không được truyền dạy có tổ chức mà
chỉ được truyền dạy tự phát, hay dùng dưới dạng khẩu ngữ trong phạm vi gia
đình, làng bản...(iii) Thứ ba, về yếu tố tâm lý - xã hội: Ở nước ta, đồng bào các
DTTS rất trân trọng những nét bản sắc văn hóa do cha ông truyền lại, trong đó
có tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu vì lý do
kinh tế, các bậc cha mẹ phải hướng con cái tới việc nắm vững tiếng Việt và các
ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung, Nhật Bản...) để tìm kiếm việc làm, bảo đảm đời
sống.
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có 14 dân tộc anh em chung sống. Đồng
bào dân tộc thiểu số chiếm 70.13% dân số toàn huyện, trong đó người Tày ở
Định Hóa có số dân trên 43367 người chiếm 49,2% dân số toàn huyện. Những
năm vừa qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện Định Hóa đã nhận được
nhiều sự quan tâm, các chính sách của Đảng và Nhà nước, các dự án nước ngoài
nhằm thực hiện công tác giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh là người dân
tộc thiểu số, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở bậc Mầm non và Tiểu học mà chưa
thực sự quan tâm, chú trọng để duy trì và phát triển công tác giáo dục bảo tồn
tiếng mẹ đẻ cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các cấp học cao hơn từ Trung
học cơ sở trở lên. Từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn vấn đề “Quản lý giáo dục bảo
tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày các trường trung học cơ sở huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh dân tộc Tày, đề tài đề xuất biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ
cho học sinh dân tộc Tày ở một số trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tăng tính hiệu quả và đẩy mạnh
hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số tại các
trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường
trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường
trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho
học sinh dân tộc Tày ở trường trung học cơ sở.
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
dân tộc Tày ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân
tộc thiểu số của người Hiệu trưởng còn nhiều hạn chế. Nếu đề xuất được các biện
pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh phù hợp với đặc điểm
của trường Trung học cơ sở vùng dân tộc thiểu số sẽ góp phần nâng cao chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





lượng giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay, khắc
phục được hiện tượng mai một tiếng nói của người dân tộc thiểu số, đồng thời
bảo tồn được các giá trị văn hóa của tộc người. Bên cạnh đó, nâng cao được tính
hiệu quả và đẩy mạnh hoạt động giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh dân
tộc thiểu số tại các trường trung học cơ sở.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ (tiếng Tày)
cho học sinh là người dân tộc thiểu số trong phạm vi nhà trường.
Đề tài tập trung khảo sát tại 23 trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa
- tỉnh Thái Nguyên với 30 CBQL và 115 giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Chúng tôi sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin khoa
học, các tài liệu về những quan điểm xung quanh vấn đề; các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số. Ở đề tài này
sử dụng các phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích và tổng hợp các tài
liệu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề.
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: Nhằm sắp xếp các tài liệu
khoa học, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ theo từng mặt,
từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:
7.2.1. Phương pháp quan sát: Quan sát các quá trình tổ chức hoạt động
BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày trong các nhà trường THCS nhằm thu nhập
thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài;
7.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát trên

CBQL, GV các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên nhằm thu thập
thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động BTTMĐ cho HS, quản lý hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày ở các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên;
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số CBQL, GV nhằm thu
thông tin phục vụ quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu;
7.2.4. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia là lãnh đạo, chuyên
viên phòng Giáo dục và những nhà QLGD, GV nhằm thu thập thông tin phục vụ
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu;
7.2.5. Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: sử dụng phương pháp quan sát thực
tế tại các đơn vị, trao đổi kinh nghiệm với Hiệu trưởng các trường THCS về cách
thức tổ chức, quản lý hoạt động BTTMĐ cho học sinh dân tộc Tày.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp toán thống kê trên phầm mềm Excel để xử lý
những số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục các tài liệu tham
khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học
sinh dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở.
Chương 2. Thực trạng quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3. Biện pháp quản lý giáo dục bảo tồn tiếng mẹ đẻ cho học sinh
dân tộc Tày ở các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO TỒN
TIẾNG MẸ ĐẺ CHO HỌC SINH DÂN TỘC TÀY Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay có khoảng 6000-7000 ngôn ngữ được sử dụng trên thế giới. Tuy
nhiên, chỉ có khoảng 300 ngôn ngữ là ngôn ngữ chính và được hơn 90% dân số
thế giới sử dụng rộng rãi. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa số ngôn ngữ của loài
người hiện đang gặp nguy hiểm, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 61%
ngôn ngữ đang bị đe dọa. Vì vậy mà việc bảo vệ ngôn ngữ dân tộc thiểu số và sử
dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong giáo dục là một vấn đề phổ biến ở tất cả
các quốc gia trên thế giới, bởi vậy nó được đề cập nhiều trong các bài viết và
sách gần đây.
Vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở Mỹ: trước những năm 1965, Mỹ sử
dụng chương trình giáo dục đơn ngữ, chỉ dạy duy nhất tiếng Mỹ mà không có
một chương trình tiếng nước ngoài hay tiếng dân tộc thiểu số nào được sử dụng
trong nhà trường nhằm hướng tới mục đích thống nhất quốc gia. Điều này khiến
các học sinh thiểu số gặp khó khăn về ngôn ngữ và là một trong những nguyên
nhân làm suy giảm chất lượng giáo dục cũng như bất đồng về chính trị ở nước
này. Từ thập niên 1970 đến nay và nhất là sau sự kiện 9-11-2001, nước Mỹ xem
việc đưa tiếng dân tộc thiểu số vào chương trình giáo dục là một biện pháp để
phát triển giáo dục và bình ổn an ninh quốc gia và có nhiều công trình nghiên
cứu về vấn đề này. Điển hình là ba tập “Handbook of American Indian
languages” (Cẩm nang về các ngôn ngữ bản xứ Mỹ) xuất bản vào các năm 1911,

1922 và 1938 của người sáng lập ngành nhân học Bắc Mỹ, Franz Boas (1858Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1942). Trước nhu cầu cấp bách phải miêu tả các ngôn ngữ và nền văn hoá của
người bản xứ Bắc Mỹ mà phần lớn có nguy cơ diệt vong, Franz Boas trong cuốn
sách trên đã lần đầu tiên phác thảo một phương pháp để nhà nghiên cứu có thể
điều tra và miêu tả các ngôn ngữ mà mình không quen biết, đồng thời cũng cho
thấy thông qua ngôn ngữ, nhà nghiên cứu có thể “đọc” được nền văn hoá của dân
tộc nói ngôn ngữ ấy như thế nào [34].
Về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc của người dân tộc thiểu số (DTTS) ở Trung
Quốc: Nhà nghiên cứu Kondrashkina nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân
tộc trên cơ sở nghiên cứu chính sách ngôn ngữ đối với người DTTS ở trung
Quốc dựa trên việc hệ thống các vấn đề về chính sách ngôn ngữ của nhà nước
Trung Hoa, mối liên hệ giữa chính sách ngôn ngữ và giáo dục song ngữ như là
sự cụ thể của chính sách bảo tồn tiếng mẹ đẻ của học sinh là người DTTS. Trong
công trình nghiên cứu, tác giả cho thấy sự phát triển của hệ thống chính sách
đối với vấn đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ. Dựa trên các công trình nghiên
cứu về vấn đề bảo tồn và phát triển tiếng dân tộc của nhà nước Trung Quốc chủ
trương dạy học được tiến hành theo 2 mô hình: Thứ nhất, hoạt động dạy học
cho học sinh được tiến hành bằng 2 thứ tiếng, giáo viên dạy bằng tiếng Hoa và
sử dụng tiếng dân tộc để giải thích. Tiếng Hoa là ngôn ngữ chính còn tiếng dân
tộc được sử dụng nhằm giúp cho việc học tiếng Hoa được tốt hơn. Thứ hai, học
sinh học tiếng DTTS trước sau đó tiếng Hoa được giới thiệu dần khi họ đã thành
thạo ngôn ngữ của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: Học sinh nhận thấy
dễ học hơn và cũng dễ diễn đạt hơn bằng ngôn ngữ của mình (Shama
Jiaga,1991). Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng vấn đề tiếng dân tộc cần
được bảo tồn và phát huy không chỉ vì người dân tộc thiểu số thông thạo tiếng
dân tộc của mình mà vì cơ hội tiếp nhận tri thức, văn hóa công bằng trong điều

kiện phát triển xã hội hiện nay và sự đa dạng văn hóa trong điều kiện hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc ở một số nước trong khu vực:
Singapore là một đất nước đa ngôn ngữ trong đó có 75% dân số nói tiếng
Trung Quốc, 15% nói tiếng Melay và 7% nói tiếng Ấn Độ. Singapore đã thực
hiện rất thành công những vấn đề và chính sách ngôn ngữ như công bố 4 ngôn
ngữ là ngôn ngữ quốc gia chính thức (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Tamin
và tiếng Melay).
Không giống với Singapore, Thái lan cũng là một nước đa ngôn ngữ nhưng
vấn đề thực hiện chính sách bảo tồn tiếng dân tộc ở Thái Lan lại rất đặc thù trên
cơ sơ quy định tiếng Thái được coi là ngôn ngữ quốc gia độc quyền, còn tiếng
của dân tộc khác lại chỉ được sử dụng trong nội bộ tộc người. L.N.Morev nghiên
cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc theo hướng tiếp cận dưới các chính sách đối
với vấn đề ngôn ngữ của quốc gia Thái Lan.
Ở Philipin, “đối với các dân tộc đã có chữ viết như người Mangyan ở
Mindoro, các dân tộc ở Ifugao thì lại tiến hành dạy tiếng dân tộc, tiếng Philipin
và tiếng Anh”
Mỹ, Trung Quốc, Inđônêxia là các quốc gia đa dân tộc. Tại những quốc gia
này, chính quyền cho phép tổ chức giảng dạy các thứ tiếng của người dân tộc
thiểu số cho học sinh trong trường phổ thông và dạy cho người lớn tuổi dân tộc
thiểu số có nhu cầu học tập.
Theo Marilin Gregerson, một nhà ngôn ngữ học Mỹ, thì người dân tộc có
thể học tiếng phổ thông “dễ dàng nếu trước tiên họ được dạy để đọc cái ngôn
ngữ họ thạo nhất”
F.B. Dawson và Barbara jean Dawson, trong bài viết về sự đóng góp hiện
nay của Viện Ngôn ngữ Mùa hè vào chương trình xóa mù chữ không chính thức

tại Hà Nội: “...dự án thứ hai có mục đích cố vấn cho việc xây dựng tài liệu đọc
cơ bản bằng ngôn ngữ H’Mông để dùng trong một chương trình thí nghiệm dành
cho học sinh bỏ học và người lớn không có cơ hội đi học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác giả Josph Lo Bianco quan niệm rằng: Đối với các nhóm văn hoá có
truyền thống là văn hoá giao tiếp bằng lời nói, ngôn ngữ lại còn quan trọng hơn
như một kiến thức (duy nhất) của văn hoá đó cùng với các giá trị truyền thống
của nó và cũng là hệ quả không thể thay thế được trong việc duy trì và phát triển
chính nền văn hoá đó.
Có thể nhận thấy các chính sách tiếng dân tộc của các nước đều hướng tới
giải quyết mối quan hệ: văn hóa - ngôn ngữ. Quá trình chuyển đổi, bảo tồn và sự
mất dần của ngôn ngôn ngữ tộc người gắn liền với các vấn đề như văn hóa, ngôn
ngữ tộc người, bản sắc văn hóa dân tộc. Các công trình chủ yếu tập trung khai
thác vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc trên cơ sở tiếp cận về chính sách ngôn ngữ đối
với người dân tộc thiểu số, vấn đề giáo dục song ngữ mà tiếng dân tộc như là
tiếng mẹ đẻ còn tiếng phổ thông như là ngôn ngôn ngữ thứ 2.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về tiếng dân tộc và vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh
phổ thông đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Văn Lộc và các cộng sự đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn ngôn
ngữ của dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với bảo tồn và phát triển văn hóa.
Nhóm tác giả xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về bảo tồn và phát triển văn
hóa ngôn ngữ của dân tộc thiểu số, đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn và phát
triển văn hóa, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp và kiến nghị về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa,

ngôn ngữ các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhóm tác giả tiếp
cận vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của tiếp cận các vấn đề về chính sách liên quan
đến ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số nói riêng. Công
trình nghiên cứu cũng đã hệ thống được những đặc trưng văn hóa cơ bản của
người dân tộc Tày, Nùng, H’Mông,… khu vực miền núi phía Bắc trong sinh hoạt
hàng ngày như về các phong tục, lễ tết phổ biến trong năm, quan niệm của con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




người trong cuộc sống và lao động sản xuất. Công trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Lộc và nhóm tác giả là một công trình nghiên cứu công phu về vấn
đề bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số DTTS ở Việt Bắc trên cơ sở
hệ thống một cách đầy đủ các vấn đề về chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa,
ngôn ngữ DTTS, các vấn đề về kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo
tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ các DTTS, đánh giá thực trạng công tác bảo
tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa một số DTTS vùng Việt Bắc; Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, ngôn ngữ của một
số DTTS vùng Việt Bắc hiện nay trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp bảo
tồn và phát triển ngôn ngữ. Bên cạnh đó vấn đề đánh giá thực trạng công tác bảo
tồn tiếng dân tộc của người DTTS mới chỉ được các tác giả khai thác dưới góc
độ tiến hành hệ thống hóa các văn bản quy định việc dạy và học bằng tiếng
DTTS, chưa đánh giá được thực trạng việc thực thi những chính sách này về mặt
hình thức thực hiện, nội dung và biện pháp thực hiện trong các cơ sở giáo dục và
đào tạo. Nghiên cứu của nhóm tác giả là những căn cứ lý luận và thực tiễn cho
công tác bảo tồn và phát triển tiếng dân tộc đối với các DTTS hiện nay [15].
Nghiên cứu về dạy học song ngữ cho người DTTS, nghiên cứu về chính
sách ngôn ngữ cho người DTTS có Trần Trí Dõi với bài viết Bàn về cách thức
tổ chức giáo dục song ngữ trong nhà trường thuộc địa bàn ngôn ngữ Tày - Nùng

ở Việt Bắc Việt Nam, tác giả nhận định: “cảnh huống ngôn ngữ ở địa bàn ngôn
ngữ Tày - Nùng của Việt Bắc là cảnh huống ngôn ngữ đan xen”, vì là địa bàn đa
dân tộc cho nên giáo dục song ngữ ở khu vực này sẽ là giáo dục tiếng phổ thông
và giáo dục tiếng mẹ đẻ của các DTTS do đó “trong môi trường đa dân tộc, người
dân có sự phân biệt mục đích tiếp nhận giáo dục tiếng phổ thông và mục đích
tiếp nhận tiếng mẹ đẻ” [10].
Tác giả Trần Trí Dõi đề cập nghiên cứu vấn đề dạy tiếng dân tộc cho người
dân tộc thiểu số theo hướng tiếp cận các chính sách ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nam, tác giả tập trung vào 2 vấn đề: Thứ nhất, phân tích những yếu tố thuộc vào
nội dung chính sách ngôn ngữ của vùng dân tộc thiểu số của nhà nước Việt nam
đã tác động thế nào đến sự phát triển bền vững của xã hội vùng dân tộc. Thứ 2,
tìm hiểu thực tế việc thực thi chính sách ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số trong mối
quan hệ biện chứng giữa sự phát triển kinh tế xã hội với trình độ sử dụng ngôn
ngữ của địa phương. Trên cơ sở đó tập trung làm rõ vai trò, những tác động tích
cực của chính sách ngôn ngữ của nhà nước Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế
xã hội vùng DTTS của Việt Nam hiện nay [11].
Bên cạnh đó còn một số công trình khoa học khác của tác giả Trần Trí Dõi
quan tâm nghiên cứu như: Một vài nhận xét về giáo dục ngôn ngữ cho vùng dân
tộc miền núi ở Việt Nam trong chặng đường 55 năm qua, Kỉ yếu hội thảo khoa
học Kỉ niệm 55 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội 2001, Tr 152- 159; Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền
núi ba tỉnh phía bắc Việt Nam những kiến nghị và giải pháp, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2004. Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Trần Trí Dõi tiếp
cận phân tích các chính sách ngôn ngữ đối với người DTTS trong điều kiện hiện
nay trên cơ sở những thuận lợi và hạn chế của việc thực thi các chính sách ngôn

ngữ hiện nay trên cơ sở khảo sát nhu cầu tiếp nhận tiếng mẹ đẻ của người DTTS
tại một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam [9].
Đề cập đến bảo tồn tiếng dân tộc như là một vấn đề cấp bách trong xu thế
phát triển của xã hội ngày nay có tác giả Nguyễn Cao Thịnh với bài viết “Bảo
tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát
triển” [24]. Trong bài viết của mình tác giả Nguyễn Cao Thịnh đề cập đến vấn
đề bảo tồn tiếng dân tộc như một nhiệm vụ cấp bách cần thực thi trong giai đoạn
hiện nay, khi mà số lượng ngôn ngữ trên thế giới đang được thu hẹp dần và Việt
Nam không là ngoại lệ.
Tiếp xúc ngôn ngữ là chỗ dựa lý thuyết để nhà nghiên cứu Bùi Khánh Thế
bàn về các vấn đề về chính sách ngôn ngữ, tình hình song ngữ, ngôn ngữ văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




các dân tộc thiểu số, v.v. trong một loạt báo cáo khoa học: "Một vài cứ liệu về
song ngữ và vấn đề nghiên cứu song ngữ ở Việt Nam" (Tạp chí Ngôn ngữ, số
1/1979); "Ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số từ góc nhìn quan hệ ngôn ngữ ở
Việt Nam" (Giáo dục ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số phía
Nam, 1993); "Problems of language contact in Vietnam (The main features of
language change)" (Pan-Asiatic Linguistics - Proceeding of 4th ISSL, Bangkok,
1996); "Lý thuyết tiếp xúc ngôn ngữ và vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
(trường hợp TP. Hồ Chí Minh)" (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, 2005); "Tiếp
xúc ngôn ngữ và việc vận dụng tiêu chuẩn về đặc trưng ngôn ngữ trong khi nghiên
cứu các vấn đề dân tộc ở Việt Nam" (Tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam, 2005); "Từ
ngòi bút sắt đến chiếc máy tính và những vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam
hiện nay" (Tạp chí Khoa học Xã hội, số 08 (96) - 2006).
Một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ Chăm
như: “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính sách ngôn ngữ” của Hoàng

Tuệ (1984); “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển” của Insara (1994); “Ngữ
pháp tiếng Chăm” của Bùi Khánh Thế (1996); “Văn hóa - xã hội Chăm” của
Insara (2003)…Qua các công trình này, cho chúng ta thấy các tác giả đều mong
muốn duy trì và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hoá Chăm. Song, chưa có một công trình khoa
học nào nói về quản lý việc dạy chữ Chăm cổ cho người Chăm lớn tuổi.
Bên cạnh đó nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số cần phải
kể đến các công trình khoa học của các tác giả: Nguyễn Văn Khang, Nguyễn
Xuân Hòa, Hoàng Văn Hành, Bùi Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thế Thắng.
Đối với lứa tuổi tiểu học và đầu trung học cơ sở: Các nghiên cứu chủ yếu
đi theo hướng hình thành và bồi dưỡng kỹ năng đọc và viết - là hai kỹ năng cơ
bản đối với trẻ tiểu học; hoặc kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt, tiếng nước ngoài đối
với trẻ cuối bậc tiểu học và trung học cơ sở nhằm giúp học sinh thích ứng với
hoạt động học tập và đạt chất lượng học tập cao hơn, như nghiên cứu của các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giả Phạm Toàn, Nguyễn Trường (1978), (1982); Phan Thiều (1979), (1990);
Dương Thị Diệu Hoa (1995); Đỗ Thị Châu (1999); Nguyễn Thị Hạnh (2001)...
Ngoài ra, có một số công trình không chỉ nghiên cứu về các kỹ năng ngôn ngữ
mà còn đi sâu vào các thao tác hình thành lời nói cụ thể ở trẻ, như tác giả Ngô
Thị Tuyên (2000).
Hoàng Thị Châu, nhu cầu viết tiếng dân tộc thiểu số thành văn bản là có
thật, là cấp thiết của người lớn tuổi. Vậy chữ dân tộc thiểu số trước tiên phải
được phổ cập cho người lớn tuổi, sau đó mới dạy cho trẻ em. Khi đã có chữ viết,
thì việc đầu tiên là xoá nạn mù chữ dân tộc cho người lớn, và trước tiên là cho
cán bộ để họ ghi chép sổ công tác, chuẩn bị bài nói chuyện trong các cuộc họp
với nhân dân, viết bản tin trước khi phát thanh, ghi chép văn học dân gian, sáng

tác tác phẩm của mình.
Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ của người dân tộc
thiểu số, nhưng chủ yếu tiếp cận nghiên cứu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học, Văn
hóa học, … Nghiên cứu bảo tồn tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông là người
DTTS theo hướng tiếp cận nội dung, hình thức, biện pháp bảo tồn tiếng dân tộc
cho học sinh là người DTTS đến nay chưa được tập trung nghiên cứu giải quyết
một cách thỏa đáng.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý
Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã
được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt
được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối
hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được
mục tiêu đề ra.
K.Marx đã viết: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được
thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự
quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×