ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
MAI THÀNH KHỞI
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ
TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIẾN XƢƠNG
TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh
Hµ Néi - 2011
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………..
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………..……………
4. Các giả thuyết nghiên cứu……………………………..……………
5. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu...........................................................
7. Phương pháp nghiên cứu...………………………………………….
8. Cấu trúc luận văn………………..…………………………………..
1
2
2
2
3
3
3
4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC NHÀ
TRƢỜNG……………………………………………………………
5
1.1. Lịch sử nghiên cứu……………………………………………..
5
1.1.1. Trên thế giới ..........................................................................................
5
1.1.2. Trong nước ............................................................................................
6
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu .....................
8
1.2.1 Khái niệm về quản lý…………………………………………… .........
8
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục ..............................................................
13
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường ..........................................................
15
1.2.4. Khái niệm về tệ nạn ma túy...................................................................
18
1.2.5. Tác động xấu của ma túy đối với sự phát triển nhân cách học
sinh THCS .......................................................................................................
20
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phòng chống ma túy ..............
24
1.3.1. Đảng và Nhà nước với cơng tác giáo dục phịng, chống ma túy
24
1.3.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo với công tác giáo dục phòng, chống
ma túy ..............................................................................................................
25
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy trong các trường
THCS ............................................................................................................................
26
1.4.1. Mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDPCMT trong
trường học .......................................................................................................
26
1.4.2. Vị trí, vai trị của quản lý cơng tác GDPCMT trong các trường
-2-
THCS ...............................................................................................................
29
1.4.3 Nội dung quản lý công tác GDPCMT trong các trường THCS .............
29
Kết luận chương 1 ...........................................................................................
30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƢỜNG THCS
31
HUYỆN KIẾN XƢƠNG TỈNH THÁI BÌNH. ............................................
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Kiến
Xương tỉnh Thái Bình. ....................................................................................
31
2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Kiến
Xương ..............................................................................................................
31
2.1.2. Khái quát đặc điểm tình hình giáo dục huyện Kiến Xương ..................
32
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động GDPCMT tại các trường THCS
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. .................................................................
35
2.2.1. Thực trạng hoạt động GDPCMT cho học sinh THCS huyện
Kiến Xương .....................................................................................................
35
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý GDPCMT của hiệu trưởng các
trường THCS huyện Kiến Xương ...................................................................
46
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng
chống ma túy tại các trường THCS ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái
Bình .................................................................................................................
33
Kết luận chương 2 ...........................................................................................
56
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG
57
HỌC CƠ SỞ HUYỆN KIẾN XƢƠNG TỈNH THÁI BÌNH ............................
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ........................................................
57
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .......................................................
57
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ..........................................................
57
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp ........................................................
57
3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ .......................................................
57
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
tại các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình ...............................
58
3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ
chức trong nhà trường trong hoạt động GDPCMT cho học sinh ....................
58
-3-
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục học sinh
PCMT xâm nhập nhà trường. ..........................................................................
60
3.2.3. Tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội trong hoạt động GDPCMT cho học sinh ..................................
62
3.2.4. Quản lý HĐGD học sinh PCMT xâm nhập vào nhà trường
thông qua hoạt động dạy học của GV .............................................................
69
3.2.5. Quản lý HĐGD học sinh PCMT xâm nhập vào nhà trường
thơng qua các hoạt động GD ngoại khố ........................................................
80
3.2.6. Tăng cường quản lý và xây dựng CSVC, kỹ thuật, kinh phí
phục vụ HĐGD học sinh PCMT .....................................................................
83
3.2.7. Quản lý hoạt động xây dựng các phong trào thi đua ............................
85
3.2.8. Chỉ đạo việc kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm, động viên, khen thưởng .....................................................................
86
3.2.9 Mối liên hệ giữa các biện pháp đề xuất..................................................
87
3.4. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp ....................................
88
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..........................................................................
88
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..........................................................................
88
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ....................................................................
88
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................
89
91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................
1. Kết luận .......................................................................................................
91
2. Khuyến nghị ................................................................................................
93
95
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................
PHỤ LỤC
-4-
DANH MỤC VIẾT TẮT
BGD&ĐT
BGH
CBGV
CBQL
CBQL
CNV
CSVC
CT
ĐDDH
GD
GD&ĐT
GDPCMT
GS.TS
HCM
HĐGD
HĐNK
HS
LHQ
LN
MT
NĐ-CP
NMT
PCMT
PHHS
QL
QLGD
SDVNMT
SKKN
SGK
TDTT
THCS
THPT
TNCS
TNTP
TNMT
TNXH
TW
UBND
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Bộ giáo dục và đào tạo
Ban Giám hiệu
Cán bộ giáo viên
Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý
Công nhân viên
Cơ sở vật chất
Chỉ thị
Đồ dùng dạy học
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục phòng chống ma túy
Giáo sư. Tiến sĩ
Hồ Chí Minh
Hoạt động giáo dục
Hoạt động ngoại khóa
Học sinh
Liên hợp quốc
Liên ngành
Ma túy
Nghị định – Chính
Nghiện ma túy
Phịng chống ma túy
Phụ huynh học sinh
Quản lý
Quản lý giáo dục
Sử dụng và nghiện ma túy
Sáng kiến kinh nghiệm
Sách giáo khoa
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thanh niên cộng sản
Thiếu niên tiền phong
Tệ nạn ma túy
Tệ nạn xã hội
Trung ương
Ủy ban nhân dân
-5-
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua cơng cuộc xây dựng đất nước cùng với nhiều
chính sách của Đảng và Nhà nước và sự hội nhập giao lưu kinh tế thế giới
ngày càng sâu rộng đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống chính
trị, kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước nhằm xây dựng một xã hội có nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy và phát huy những tiềm năng của
dân tộc. Vì thế đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất
lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường ngoài những mặt ưu việt thì
mặt trái của nó để lại cho xã hội cũng hết sức nặng nề, nếu không có sự can
thiệp kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của mọi tổ chức, thành
phần và mọi người dân thì nó sẽ là nguy cơ gây tụt hậu kinh tế và sẽ làm nẩy
sinh các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy.
Tệ nạn ma túy là hiểm họa cho toàn xã hội gây tác hại cho sức khỏe,
làm suy thối nịi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia,
gây nguy hại cho nòi giống của dân tộc về trước mắt mà cả lâu dài, từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì số lượng
người SDVNMT ngày một tăng cao, tỷ lệ tái nghiện rất lớn khoảng 90%, tỷ lệ
nghiện nặng chiếm đa số, các loại ma túy được sử dụng ngày càng đa dạng.
Diễn biến phức tạp của tình trạng nghiện ma túy hiện nay đặt ra cho xã hội
những nhiệm vụ cấp bách. Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống ma túy
năm 2000 và Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết chỉ đạo hoạt động của cơng
tác phịng chống và kiểm soát ma túy. Một số ban ngành chức năng được
thành lập và tiến hành những biện pháp phòng chống ma túy một cách tích
cực trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo. Nhờ đó, tệ nạn nghiện ma túy
trong học sinh, sinh viên đã giảm, song chưa cơ bản, chưa vững chắc.
-1-
Theo báo cáo trong Hội nghị tổng kết 5 năm phòng chống ma túy học
đường 2006 - 2010 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 12/2010 thì đến
hết năm 2009 có 146731 người SDVNMT có hồ sơ, trong đó bao gồm cả cán
bộ, giáo viên và học sinh sinh viên trong ngành Giáo dục; 63/63 tỉnh thành
phố trên cả nước, 90% quận huyện, trên 56% xã phường thị trấn đã có người
SDVNMT. Độ tuổi của các đối tượng SDVNMT ngày càng được trẻ hóa năm
2001 độ tuổi số SDVNMT dưới 30 tuổi chiếm 57,7% năm 2009 tăng lên
68,3%.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong các trường
học phổ thơng về phịng chống ma túy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu"Quản
lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các trường Trung học cơ sở
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình" làm luận văn cao học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở khảo sát thực trạng cơng tác quản lý giáo dục phịng chống
ma túy của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình,
từ đó tìm ra ngun nhân và đề xuất một số biện pháp quản lý có tính khả thi
nhằm ngăn chặn ma túy xâm nhập nhà trường.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Cơng tác quản lí giáo dục phịng chống ma túy của các trường THCS
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục phịng chống ma túy tại các
trường Trung học cơ sở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
4. Các giả thuyết nghiên cứu:
Việc quản lí cơng tác giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập vào nhà
trường trong những năm gần đây đã được các trường học quan tâm, song vẫn
còn một số hạn chế. Nếu có những biện pháp quản lí hợp lí, chỉ đạo chặt chẽ,
tổ chức thực hiện tốt, kiểm tra đánh giá chính xác thì sẽ khắc phục được các
tồn tại và nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh.
-2-
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lí cơng tác giáo dục phịng
chống ma tuý xâm nhập vào nhà trường.
5.2 Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục phòng chống
ma tuý xâm nhập nhà trường tại các trường THCS huyện Kiến Xương tỉnh
Thái Bình.
5.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục phòng chống ma tuý xâm nhập vào
nhà trường.
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu:
6.1 Giới hạn về nội dung:
- Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng chống
ma túy xâm nhập vào trường học tại trường THCS huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình
6.2 Giới hạn về khơng gian
- Nghiên cứu chỉ tiến hành ở 10 trường trong tổng số 36 trường THCS
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình trong các năm học từ năm học 2005 - 2006
đến năm học 2009 - 2010.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
7.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc và phân tích nghiên cứu trong và ngoài nước, các văn bản pháp
quy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của ngành giáo dục và
đào tạo có liên quan đến đề tài quản lí cơng tác giáo dục phịng chống ma túy
nói chung và giáo dục phịng chống ma túy xâm nhập vào nhà trường nói
riêng.
7.1.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân cán bộ lãnh đạo ngành
giáo dục, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại trực tiếp.
-3-
- Phương pháp quan sát.
7.1.3. Các phương pháp phân tích số liệu:
Các phương pháp phân tích định tính: Phân tích nội dung, phân tích câu
chuyện đối thoại.
Các phương pháp phân tích định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê
tốn học.
7.2 Xây dựng công cụ khảo sát thực trạng:
7.2.1 Nguyên tắc xây dựng phiếu khảo sát, điều tra:
- Đảm bảo tính khoa học.
- Phù hợp với nội dung giáo dục phòng, chống ma tuý để giải quyết nhiệm vụ
và mục đích của đề tài.
- Xây dựng phiếu điều tra học sinh: Chủ yếu điều tra, tìm hiểu đời sống tình
cảm, gia đình và nhận thức về giáo dục phịng chống ma tuý của các em học
sinh.
- Xây dựng phiếu điều tra giáo viên: Tìm hiểu về nhận thức, hiểu biết về tác
hại của ma tuý, kết quả các hoạt động giáo dục của nhà trường và các biện
pháp giáo dục phòng, chống ma tuý từ phía giáo viên.
- Đối với Hiệu trưởng, Cơng đồn, Chi đồn, Cha mẹ học sinh, chúng tơi tiến
hành phỏng vấn, trị chuyện, trao đổi về hoạt động giáo dục phịng, chống ma
t.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài
liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động giáo dục phịng chống ma tuý
tại các nhà trường.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy tại các
trường trung học cơ sở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống ma túy
tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.
-4-
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY TẠI CÁC NHÀ TRƢỜNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
Nghiện ma tuý là một hiện tượng xuất hiện từ lâu trong xã hội loài
người. Ngày nay, do tác hại của ma tuý đối với xã hội, gia đình cũng như cá
nhân người sử dụng diễn ra ở mức độ trầm trọng và có tính chất phổ biến nên
hiện tượng này đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế giới, mang tính
tồn cầu. Vì thế, phịng chống ma t là một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra
cho mọi châu lục, mọi quốc gia. Rất nhiều hoạt động được tiến hành nhằm
chống lại các tệ nạn liên quan đến ma tuý khơng chỉ trong lãnh thổ quốc gia
mà cịn mở rộng ra phạm vi quốc tế, phối hợp và mang tính quốc tế sâu sắc.
Liên hợp quốc đã thông qua nhiều công ước về ma tuý.
Năm 1990, 150 nước trên thế giới tham gia Đại hội đặc biệt về cấm ma
túy của LHQ và nhất trí thơng qua Cương lĩnh hoạt động toàn cầu.
Năm 1991, Đại hội chống ma túy cấp Bộ trưởng trên thế giới được tổ
chức với sự nhất trí về hợp tác quốc tế chống ma túy, cũng trong năm này,
chương trình kiểm sốt ma túy quốc tế trực thuộc LHQ được thành lập. Để
tạo sức mạnh toàn cầu chống ma túy, khóa họp đặc biệt lần thứ 20 của Đại
hội đồng LHQ bàn về vấn đề ma túy trên thế giới gồm 138 nước tham dự đã
được tổ chức tại New York từ ngày 08 đến ngày 19 tháng 6 năm 1998. Đây là
cuộc họp đa phương lớn nhất được tổ chức về đề tài đấu tranh chống bn lậu
và lạm dụng ma túy. Khẩu hiệu khóa họp là: "Đoàn kết chống lại thảm họa
hàng đầu của thế giới trong thế kỷ 21".
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành hệ thống những qui định
mang tính luật pháp, thành lập những tổ chức chuyên trách, tăng cường hoạt
động phòng chống ma túy và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Cộng hòa
Pháp và Vương quốc Hà Lan là hai quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong công
-5-
tác giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy mà nước ta đang quan hệ hợp tác
quốc tế về phòng, chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
1.1.2. Trong nước
Ở Việt Nam, thuốc phiện đã thâm nhập vào nước ta từ giữa thế kỷ XVII
dưới triều Vua Minh Mạng, Vua Tự Đức. Ngay từ thời điểm đó, một số đạo
luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn thuốc phiện đã được ban hành.
Đến nay tình trạng nghiện, sử dụng và buôn bán ma túy đang thực sự là
tệ nạn xã hội được mọi người, mọi nhà, mọi ngành đấu tranh phòng chống và
đẩy lùi tệ nạn đang hủy hoại cuộc sống của con người. Theo thống kê của Bộ
Lao động và Thương binh xã hội thì đến ngày 30 tháng 11 năm 2008 trên tồn
quốc có 173.603 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Theo báo cáo của Sở
Lao động Thương binh và Xã hội Thái Bình thì tổng số người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý đến tháng 12 năm 2010 ở Thái Bình là 4007 người trong số
này có 31% người nghiện đang ở độ tuổi thanh thiếu niên. Theo tổng kết của
ngành Công an thì trong số những người nghiện ma túy phát hiện được ở Hà
Nội có tới 70% ở độ tuổi dưới 30. Ngay trong những người nghiện lớn tuổi
cũng dễ mắc nghiện từ khi họ còn ở tuổi thanh niên. Theo thống kê tại Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy năm 2000 độ tuổi phạm pháp từ 14 - 17 tuổi là
40% tổng số vụ phạm pháp bị phát hiện có liên quan đến ma túy. Ở độ tuổi
này các em đang tập làm người lớn, muốn khẳng định mình nhưng lại chưa
nhận thức đầy đủ về các vấn đề, không có kinh nghiệm và khơng tự chủ được
trước những cám dỗ. Rõ ràng ma túy gây hậu quả hết sức nguy hại cho nhân
loại, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay, số đối tượng NMT ngày càng trẻ hóa. Ngày
15 tháng 10 năm 1996 các Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp đề ra kế hoạch
1413 - LN về phòng ngừa và đấu tranh chống NMT trong học sinh, sinh viên
và thanh thiếu niên đã nêu rõ "... nạn NMT phát triển nhanh trong tầng lớp
thanh thiếu niên và bắt đầu lây lan vào trong trường phổ thông, trung học
-6-
chuyên nghiệp - dạy nghề và đại học, cao đẳng. Tác hại của ma túy đã ảnh
hưởng xấu đến việc học tập của học sinh, sinh viên và đạo đức nhân cách của
thanh thiếu niên. Nhiều em nghiện MT phải bỏ học hoặc trở thành tội phạm.
Đây đang là mối lo lắng của toàn xã hội". Nguy cơ ma túy đã thực sự đe dọa
tiền đồ, tương lai của một bộ phận thế hệ trẻ. Bố mẹ, ông bà và gia đình
khơng thể hy vọng gì vào đứa con sức khỏe suy yếu, trí tuệ ngu muội chỉ
"bồng bềnh với ma túy", nhiều gia đình đang điêu đứng vì những đứa con
nghiện ngập. Tương lai của đất nước sẽ đi đến đâu nếu thế hệ trẻ - người chủ
tương lai của đất nước có sức khỏe tàn tạ, khơng có trí tuệ?
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
tệ nạn ma túy như:
- Tác giả Vũ Ngọc Bừng với cuốn: "Phòng chống ma túy trong nhà trường",
đã đề cập các nội dung: TNMT là gì? nguyên nhân phát sinh, phát triển;
những ảnh hưởng của TNMT đối với các mặt đời sống xã hội; những cách
phòng chống [16]
- Tác giả Nguyễn Thị Miến với bài viết: "Vai trị của người vợ, người mẹ với
việc lơi kéo chồng ra khỏi ma túy" [ 30 ]
- Tác giả Phạm Ngọc Cường với cuốn: "Sổ tay phòng chống tội phạm và tệ
nạn xã hội" đã nêu ra một số phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm
ma túy, từ đó chỉ ra nguyên nhân tồn tại cũng như những kiến nghị giải pháp
ngăn ngừa đối với tội phạm về ma túy. [ 17 ]
- Cuốn sách: "Ma túy trong học đường - Thực trạng và giải pháp" chỉ ra:
TNMT đang là nỗi ám ảnh, bức xúc ngày một gia tăng của toàn thể cộng
đồng, làm băng hoại đến đời sống của một bộ phận lớp trẻ hiện nay [ 7 ]
Những nghiên cứu trên đã đóng góp không nhỏ trong việc trang bị
những hiểu biết, những kiến thức cơ bản về TNMT, góp phần tuyên truyền,
giáo dục nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, HS phòng chống và
đấu tranh chống TNMT; mặt khác đây cũng là những lý luận giúp các cấp
quản lý đưa ra những điều luật, những quy định nhằm phòng chống TNMT,
-7-
góp phần đảm bảo an ninh chính trị, sức khoẻ, đạo đức và lối sống cho nhân
dân.
Hiện nay TNMT đang xuất hiện len lỏi vào các lĩnh vực, các môi
trường, các đối tượng,... của xã hội và GD cũng không nằm ngồi thực trạng
ấy.Tuy nhiên các cơng trình kể trên hầu hết đi sâu nghiên cứu những vấn đề
chung về TNMT, rất ít cơng trình dành riêng cho cơng tác phòng chống MT
xâm nhập vào đời sống học đường, nhất là đề cập đến thực trạng TNMT và
các biện pháp quản lí của hiệu trưởng các trường THCS nhằm GD học sinh
phòng, chống MT xâm nhập vào nhà trường. Kiến Xương là một huyện ven
Thành phố, trong những năm gần đây bên cạnh cái được là tốc độ đô thị hố
nhanh thì thực trạng TNMT cũng đang ở mức báo động. Cơng tác quản lý
HĐGD học sinh nhằm phịng chống TNMT xâm nhập vào các nhà trường của
Hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Kiến Xương hiện nay còn gặp nhiều
khó khăn, TNMT có nguy cơ xâm nhập vào các trường ngày càng cao. Một
phần nguyên nhân của thực trạng trên là do đội ngũ CBQL trường THCS của
huyện Kiến Xương chưa có cơ sở lí luận cũng như chưa đầu tư một cách đúng
mức cho công tác này trong việc quản lý nhà trường. Đề tài của tôi là sự tiếp
nối những nghiên cứu về biện pháp quản lý HĐGD học sinh của Hiệu trưởng
các trường THCS nhằm góp phần đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất trong
công tác phòng, chống MT xâm nhập vào nhà trường THCS của huyện Kiến
Xương.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Khái niệm về quản lý
Từ khi con người sống thành xã hội có sự phân cơng hợp tác trong lao
động thì bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay đổi và
phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người, nhằm đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội. Vì thế có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý.
Theo quan niệm truyền thống, quản lý là q trình tác động có ý thức
của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý ) bằng cách vạch ra mục tiêu
-8-
cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục tiêu đã
xác định.
Theo quan niệm hiện nay, quản lý là những hoạt động có phối hợp
nhằm định hướng và kiểm sốt q trình tiến tới mục tiêu.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thuật ngữ "quản lý" được định
nghĩa là: "Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan"
Theo K.Marx: "Quản lý là lao động điều khiển lao động". K. Marx đã
viết: "Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô
lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hồ những hoạt động cá
nhân...Một nhạc sĩ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì
phải có nhạc trưởng" [36, tr.350]
Nhà triết học V.G. Afnatsev cho rằng, quản lý xã hội một cách khoa
học là nhận thức, phát hiện các quy luật, các khuynh hướng vận động của xã
hội và hướng sự vận động của xã hội cho phù hợp với các khuynh hướng đó;
là phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của sự phát triển; là duy trì
sự thống nhất giữa chức năng và cơ cấu của hệ thống; là tiến hành một đưòng
lối đúng đắn dựa trên cơ sở tính tốn nghiêm túc những khả năng khách quan,
mối tương quan giữa các lực lượng xã hội... [22, tr. 326]
Frederick Winslow Taylor (1856 - 1915) là nhà thực hành quản lý khoa
học về lao động đã đưa ra định nghĩa: "Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng
việc một cách tốt nhất" [22, tr. 327]
Harold Koontz thì lại khẳng định: "Quản lý là một hoạt động thiết yếu,
nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục
đích của tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc,
vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất" [22, tr. 327]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý là tác động có mục
đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói
-9-
chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến"[ 22, tr.
341]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: "Quản lý là tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [19, tr. 9]
Từ quan niệm của các học giả đã nêu, chúng ta có thể khái quát lại:
"Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử
dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một
cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất".
Công cụ quản lý
Chủ thể
quản lý
Khách thể
quản lý
Mục
tiêu
QL
Phương pháp quản lý
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ về quản lý
1.2.1.1. Bản chất quản lý
Đó chính là các hoạt động của chủ thể quản lý tác động lên các đối
tượng quản lý để đạt mục tiêu đã xác định. Các hoạt động của chủ thể quản lý
chính là việc dựa vào các nguồn lực, nhân lực để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá hiệu quả đạt được theo mục tiêu
đã đề ra.
1.2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một dạng hoạt động quản lý chun biệt thơng
qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một
mục tiêu nhất định gồm bốn chức năng cơ bản sau đây:
- 10 -
- Dự báo và lập kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Lãnh đạo/Chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá.
Tuy nhiên, xác định các chức năng quản lý khơng thể rạch rịi, riêng
biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp thực hiện mục tiêu cuối
cùng của một quá trình quản lý. Những chức năng trên là phổ biến với mọi
nhà quản lý, quản trị của một tổ chức song có sự khác nhau ở mức độ tầng
cấp quản lý.
1.2.1.3. Các nguyên tắc quản lý
- Nguyên tắc mục tiêu
Mục tiêu là mối quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức, đơn vị ... nên hoạt
động quản lý phải coi mục tiêu là nguyên tắc cơ bản để định hướng, chi phối
các nguyên tắc khác.
Việc tổ chức thực hiện mục tiêu, phải cụ thể hóa mục tiêu chung của tổ
chức thành các mục tiêu cụ thể và phân công cho các cá nhân, bộ phận trong
tổ chức để thực hiện. Chỉ khi tổ chức đạt được mục tiêu thì mới thỏa mãn
được lợi ích.
- Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập thể (Tập trung dân chủ)
Vừa phải tập trung thống nhất trong hoạt động quản lý vừa phải dân
chủ công khai để có thể huy động và khai thác được trí tuệ của tập thể, giúp
cho chủ thể quản lý luôn luôn chủ động trong việc tổ chức điều hành cũng
như đảm bảo sự tác động của chủ thể lên đối tượng quản lý trong bất kỳ hoàn
cảnh điều kiện nào. Mặt khác việc quan tâm thu hút sự tham gia của tập thể
yêu cầu không thể coi nhẹ để tạo ra sự thống nhất ý chí của các chủ thể với
đối tượng để cùng hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Nguyên tắc này tạo cho mối quan hệ giữa các nhà quản lý với đối
tượng quản lý có sự cởi mở và tác động qua lại nhau một cách tích cực. Cần
- 11 -
phải được kết hợp hài hịa các lợi ích ngay từ khi hoạch định và phát triển tổ
chức.
Thông qua giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích sẽ tạo nên tính thống nhất
trong tổ chức, đảm bảo cho tổ chức hoạt động đồng bộ thơng suốt, ít nảy sinh
các mâu thuẫn cục bộ.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả cao
Tiết kiệm và hiệu quả là mục đích của mọi hoạt động quản lý. Hoạt
động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích. Việc đạt được mục
tiêu sẽ làm thỏa mãn những lợi ích mà tổ chức mong muốn. Tuy nhiên để đạt
tới lợi ích một cách tối đa với các chi phí hợp lý nhất thì các nhà quản lý phải
quan tâm đến tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Nguyên tắc thích ứng linh hoạt
Nhà quản lý phải có được tư duy mềm dẻo, linh hoạt, nhậy cảm và
khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá vấn đề, tránh lối tư duy bảo thủ, trì
trệ, cứng nhắc, quan liêu, vì những thói quen này sẽ phá hỏng sự tồn tại của tổ
chức và sự phát triển của tổ chức.
- Nguyên tắc khoa học hợp lý
Hoạt động quản lý không thể dựa theo kinh nghiệm mà phải dựa vào
những căn cứ khoa học.
Dựa trên những vấn đề khoa học, đảm bảo tính khách quan và biện
chứng. Hoạt động quản lý khơng thể cứng nhắc mà phải có sự linh hoạt, đảm
bảo tính hợp lý.
- Nguyên tắc phối hợp hoạt động các bên có liên quan
Nhà quản lý phải biết liên kết phối hợp với các tổ chức khác để khai
thác hết tiềm năng của họ, tăng cường sức mạnh cho mình và hạn chế những
điểm yếu của tổ chức mình. Đặc biệt với địa phương, vùng lãnh thổ của tổ
chức.
1.2.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
- 12 -
Giáo dục là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được
hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ của đời sống xã hội thơng
qua q trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước
cho các thế hệ sau. Cũng như bất kỳ một hoạt động xã hội nào, hoạt động giáo
dục cần được tổ chức và quản lý với cấp độ khác nhau (nhà nước, nhà trường,
lớp học... ) nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích và các mục tiêu giáo dục
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các thể chế chính trị - xã hội ở các
quốc gia.
P.V Khuđôminxky cho rằng: "Quản lý giáo dục là tác động có hệ
thống, có kế hoạch, có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác
nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo việc giáo dục cộng sản
chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển tồn diện và hài hịa của họ
trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật khách quan của quá trình dạy
học và giáo dục, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em"[ 22, tr. 341]
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: "Quản lý giáo dục là những tác động có
hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp
khác nhau đến tất cả các mắt xích của tồn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm
bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình
giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em"[ 22, tr. 341]
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì: "Quản lý giáo dục là hệ thống tác động
có mục đích, có kế hoạch phù hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho
hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá
trình dạy - học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất" [ 22, tr. 341]
Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý.
Các cơng trình nghiên cứu về khoa học quản lý trong những năm gần đây đã
đưa đến một kết luận tương đối thống nhất về 5 chức năng cơ bản của quản
lý là: kế hoạch hóa; tổ chức; kích thích; kiểm tra; điều phối [37, tr.146]
- 13 -
- Kế hoạch hóa: Lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch
- Tổ chức: Tổ chức triển khai, tổ chức nhân sự, phân cơng trách nhiệm
- Kích thích: Khuyến khích tạo động cơ
- Kiểm tra: Kiểm soát, kiểm kê, hạch toán, phân tích
- Điều phối: Phối hợp, điều chỉnh.
Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình
quản lý, nội dung làm việc của chủ thể quản lý, phương pháp quản lý và là cơ
sở để phân cơng lao động quản lý.
Vậy có thể khái quát sự quản lý giáo dục qua sơ đồ sau:
CHỦ THỂ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NỘI DUNG
THÔNG TIN
PHƢƠNG PHÁP
NGƢỢC
MỤC TIÊU
GIÁO DỤC
KHÁCH THỂ QUẢN LÝ
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý giáo dục
1.2.3. Khái niệm về quản lý nhà trường
1.2.3.1. Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức GD, là một đơn vị cấu trúc cơ sở của ngành GD
và ĐT. Nhà trường cũng phải được quản lý. Vậy quản lý nhà trường là gì?
Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giáo dục. Nhà trường
chính là nơi tiến hành các q trình giáo dục có nhiệm vụ trang bị kiến thức
cho một nhóm dân cư nhất định, thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xã hội
là: Thế hệ đi sau phải lĩnh hội được tất cả những kinh nghiệm xã hội mà các
- 14 -
thế hệ đi trước đã tích lũy và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm
những kinh nghiệm đó.
Trong tác phẩm cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
M.I.Kơnđacốp đã viết: "Khơng địi hỏi một định nghĩa hồn chỉnh, chúng ta
hiểu quản lý nhà trường (cơng việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư
phạm chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế
hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà
trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức
- sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành" [22,
tr. 337]
Theo GS.TS. Phạm Minh Hạc "Quản lý nhà trường là thực hiện đường
lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh" [22, tr.
337]
Quản lý trực tiếp trường học bao gồm quản lý tổ chức giảng dạy, học
tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, tài
chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục. [5]
Trong quản lý và thực tiễn quản lý nhà trường gồm 2 loại:
Một là: Quản lý của chủ thể bên trên và bên ngoài nhà trường nhằm
định hướng cho nhà trường, tạo điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát
triển (Các cấp quản lý nhà nước và sự hợp tác, giám sát xã hội/ cộng đồng).
Hai là: Quản lý của chính chủ thể bên trong nhà trường, hoạt động tổ
chức các chủ trương, chính sách giáo dục thành các kế hoạch hoạt động, tổ
chức chỉ đạo và kiểm tra để đưa nhà trường đạt tới những mục tiêu đã đề ra
(thực hiện các chức năng quản lý của một tổ chức).
Tóm lại, quản lý nhà trường là quản lý giáo dục được thực hiện trong
phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm
vụ giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội.
- 15 -
Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâm nhiều đến các thành tố
mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý và kết quả. Đó là các thành
tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động hợp quy luật sẽ
đảm bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường. Dưới đây là mơ hình quản
lý nhà trường theo mục tiêu giáo dục.
Người dạy
Q trình Dạy - Học/Giáo dục
Người học
Mục tiêu
GD
Tổ chức/hành chính
Chương trình/PPGD
Cơ sở vật chất/tài chính
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mơ hình quản lý nhà trƣờng theo mục tiêu giáo dục
1.2.3.2. Quản lý trường THCS
* Vị trí, vai trị của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
Tại Điều 4, Luật giáo dục 2005 quy định: Các cấp học và trình độ đào
tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và
mẫu giáo; Giáo dục phổ thơng có tiểu học, THCS, THPT; Giáo dục nghề
nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; Giáo dục đại học và sau đại
học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ [34, tr. 63]
Vị trí của trường THCS được xác định trong Điều lệ trường trung học
như sau:“Trường THCS là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục
quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”[6, tr.5]
- 16 -
Có thể nói, giáo dục THCS là một bậc học quan trọng trong Hệ thống
giáo dục quốc dân. Đây là cấp học nối tiếp chương trình giáo dục tiểu học và
là bước chuẩn bị để HS có thể tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc học
các trường nghề, hay đi vào đời sống lao động.
* Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục THCS
- Mục tiêu: Điều 27, Luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục THCS nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có
học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học ở THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc
sống lao động” [28, tr. 7]
- Nội dung: Điều 28, Luật giáo dục 2005 quy định: “ Giáo dục THCS phải
củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh
có những hiểu biết phổ thơng cơ bản về tiếng Việt, tốn, lịch sử dân tộc, kiến
thức khác về khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu
biết cần thiết tối thiểu vể kĩ thuật và hướng nghiệp” [28, tr. 8]
- Phương pháp: Luật giáo dục 2005, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo
dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh” [28, tr. 8]
* Người hiệu trưởng trường THCS
Ở trường THCS, Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể quản lý. Hiệu
trưởng là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước
nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi HĐGD của nhà trường. Luật Giáo
dục 2005 quy định trách nhiệm của người Hiệu trưởng tại Điều 54 như sau:
“Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà
trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [28, tr. 19]
1.2.4. Khái niệm về tệ nạn ma túy
- 17 -
Theo "Khoản 8, Điều 2 Luật phòng, chống ma túy " được Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 09 tháng 12 năm
2000 thì tệ nạn ma túy là: Tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và
các hành vi trái phép khác về ma túy [ 29, tr. 2 ]
* Ma túy là gì?
Ma túy là tên gọi chung của chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất,
đờ đẫn, dùng quen thành nghiện [17, tr. 249].
Các chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên hợp quốc cho rằng: "Ma
túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào
cơ thể con người sẽ có tác động làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm
con người bị lệ thuộc vào chúng gây lên tổn thương cho cá nhân và cộng
đồng " [17, tr. 249]. Theo Bộ luật hình sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 - 12 - 1999 ma túy bao gồm:
Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá, hoa, quả cây cần sa; lá cây côca;
quả thuốc phiện khô; quả thuốc phiện tươi; herôin; côcain; các chất ma túy
khác ở thể lỏng; ở thể rắn. [ 8 ]
Có nhiều cách phân loại ma túy, nhưng nhìn chung có một số dạng
phân loại cơ bản sau đây:
- Căn cứ vào nguồn gốc ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm: ma túy tự
nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
- Căn cứ vào mực độ gây nghiện và khả năng lạm dụng, ma túy được chia làm
hai nhóm: ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp.
- Dựa vào tác dụng sinh lý trên cơ thể người, ma túy được chia làm tám
nhóm: chất gây êm dịu, đam mê như thuốc phiện và các chế phẩm, cần sa và
các sản phẩm của cần sa; côca và các sản phẩm của côca, thuốc ngủ có tác
dụng ức chế thần kinh; các chất kích thích gồm amphetamin và các dẫn xuất
của nó, các chất gây ảo giác, dung môi hữu cơ và các chất thuốc xông ...
- Căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động tâm lý, các chuyên gia
Liên hợp quốc chia ma túy làm thành nhiều nhóm: ma túy là các chất từ cây
- 18 -
thuốc phiện; ma túy là các chất từ cây cần sa; ma túy là các chất kích thích,
ma túy là các chất ức chế, ma túy là các chất gây ảo giác [17, tr. 249]
Như vậy từ các quy định của Liên hợp quốc, Luật pháp Việt Nam và
các đặc tính của ma túy chúng ta có thể hiểu: Ma túy là các chất có nguồn gốc
tự nhiên hoặc nhân tạo, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng
làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy,
con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử
dụng và cộng đồng.
* Các chất ma túy thường gặp ở Việt Nam
Có rất nhiều loại ma túy khác nhau, nhưng chúng ta thường gặp là ma
túy dạng thô và ma túy tổng hợp.
Bảng 1.1: Các chất ma túy thƣờng gặp ở Việt Nam
STT Ma túy dạng thô
Ma túy tổng hợp
1
Hoa cây thuốc phiện (Poppy)
2
Quả cây thuốc phiện (Poppy Cocain dạng bột (Pharmacopoelia
Moóc phin (Morphine)
head)
3
cocaine)
Hoa Cooca (Coca flower)
Cocain tinh thể màu trắng (White
cocaine)
4
Cocain bao bì đóng dấu Snow
Lá Cooca (Coca leaf)
(tuyết)
5
Cây ma hồng (nguồn chiết xuất Cocain cục (crack)
Ephidrine)
6
Lá cây cần sa (Cannabis plants)
Hêrôine
7
Lá cần sa khô (Ganija cannabis)
Hêrôine màu nâu
8
Lá cần sa ép thành thỏi (buddha Hêrơine và mc phin
stick cannabis)
9
Thuốc phiện (Opium)
Dolagan
10
Cây khát (Cây Cô ca tha)
Methaphetamine (dạng bột)
- 19 -
Dầu cần sa
11
MDMA – Ecstasy – kích thích
gây ảo giác
Nhựa cần sa
12
Methaphetamine dạng viên
13
Methaphetamine (A)
14
Ephedrine (A)
15
Fenproporex (F)
16
Lyergide (chất gây ảo giác)
(Nguồn: Nghị định số 6767/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính
phủ về việc ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất).
1.2.5. Tác động xấu của ma túy đối với sự phát triển nhân cách học sinh
THCS.
1.2.5.1. Một vài đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS.
Lứa tuổi học sinh THCS bao gồm các em có độ tuổi từ 11, 12 đến 14, 15
tuổi. Đó là những em HS đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở các trường
THCS. Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt
trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng
những tên gọi khác nhau: “thời kì q độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng
hoảng”, “ tuổi bất trị”. Tuổi thiếu niên có những đặc điểm cơ bản về tâm sinh
lý như sau:
*Về mặt sinh lý: Sự phát triển cơ thể có bước nhảy vọt và mất cân đối:
hệ xương phát triển nhanh hơn hệ cơ, dung lượng tim tăng lên, bộ máy sinh
dục đang trưởng thành, hoạt động thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng
biệt,... Tất cả những biến đổi đó gây cho thiếu niên sự tò mò, quan tâm, ý thức
về bản thân, cảm giác mình đang trở thành người lớn. “Sự thay đổi về thể chất
của lứa tuổi học sinh THCS đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách
khác với các em ở lứa tuổi trước. Lứa tuổi này là lứa tuổi có nghị lực dồi dào,
có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao” [25, tr. 26]
*Về tâm lý: Ở giai đoạn này, các em có những thay đổi về mặt nhận
thức, tình cảm cũng như về nhu cầu:
- 20 -