Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thơ mới (1932 – 1945) từ góc nhìn phê bình sinh thái tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.43 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ THU THỦY
THƠ MỚI (1932 -1945) TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH
SINH THÁI

Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 9220120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI, 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lƣu Khánh Thơ
2. TS. Phạm Phƣơng Chi
Phản biện 1: PGS. TS Đỗ Lai Thúy
Phản biện 2: PGS. TS Đoàn Đức Phƣơng
Phản biện 3: PGS. TS Mai Thị Hƣơng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, hà Nội.
Vào hồi


giờ

phút, ngày

tháng

năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

-

Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắt đầu từ cuối thế kỷ XX đến nay, những hiểm họa về suy thoái môi
trường đã trở nên trầm trọng. Điều đó đặt ra những vấn đề liên quan đến sự
tồn vong của nhân loại. Và đây là lí do vì sao trong lĩnh vực kinh tế xuất
hiện khái niệm phát triển bền vững với chủ trương phát triển kinh tế nhưng
không làm tổn hại đến môi trường sinh thái vì các thế hệ tương lai. Trong
địa hạt khoa học xã hội và nhân văn cũng đã xuất hiện khái niệm phê bình
sinh thái. Về bản chất đó là bộ môn nghiên cứu mối quan hệ giữa con người
và tự nhiên. Đây được xem là một hướng nghiên cứu mới có tính liên
ngành, ngày càng có ảnh hưởng lớn.
Phê bình sinh thái còn gọi là nghiên cứu xanh xuất hiện ở Tây Âu rồi
lan rộng ra toàn cầu. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển phê bình sinh thái
thể hiện rõ những tiềm năng và đã được giới nghiên cứu văn học Việt Nam

tiếp cận, giới thiệu, ứng dụng, nghiên cứu
Hiện nay, những nghiên cứu dựa trên nền tảng phê bình sinh thái chủ
yếu hướng đến các sáng tác văn học đương đại, nghiên cứu những sáng tác
văn học trước đó còn hạn chế, đặc biệt tập trung nghiên cứu nhiều vào thể
loại văn xuôi mà chưa có nhiều nghiên cứu về thơ. Với lí do đó, chúng tôi
muốn soi rọi lý thuyết phê bình sinh thái vào tìm hiểu một thực thể quan
trọng của văn học Việt Nam thế kỷ XX là Thơ mới.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài xem xét phê bình sinh thái, một hướng tiếp cận văn học xuất
phát từ phương Tây sẽ có những thích hợp hay sự khác biệt gì khi được
nhìn nhận trong sự tương quan với văn học Việt Nam, đặc biệt là với Thơ
mới.
Đề tài muốn khám phá Thơ mới từ một góc nhìn mới, đó là sự gắn kết
của trường phái thơ này với các vấn đề môi sinh, môi trường và tự nhiên.
Từ đó, đề tài khẳng định giá trị trường tồn và sự đa diện của Thơ mới. Thơ
1


mới có giá trị ngay cả khi được khám phá dưới những cách tiếp cận xuất
hiện sau sự ra đời và phát triển của nó rất nhiều.
Đưa ra các cách hiểu về phê bình sinh thái như vậy, chúng tôi muốn
khẳng định rằng phê bình sinh thái cũng chỉ là một hướng tiếp cận mới đối
với Thơ mới, giống như các cách tiếp cận khác đã từng được dùng để tiếp
cận bộ phận thơ ca này. Luận án của chúng tôi không nhằm xác định Thơ
mới như một chỉnh thể sinh thái. Bởi lẽ trọng tâm của Thơ mới là bộc lộ cái
tôi cá nhân và sự cô đơn của con người. Nhưng nghiên cứu trào lưu văn học
này với công cụ là phê bình sinh thái chúng tôi muốn khám phá thêm các ý
nghĩa, giá trị của Thơ mới. Do vậy, lí thuyết phê bình sinh thái sẽ góp phần
soi tỏ những khía cạnh khác nhau của khuynh hướng văn chương sinh thái

trong Thơ mới. Theo đó, Thơ mới được hình dung như một trường hợp để
chứng minh sự hữu dụng của phê bình sinh thái trong việc nghiên thực tiễn
văn học Việt Nam..
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu lí thuyết phê bình sinh thái trên thế
giới và ở Việt Nam.
- Phân tích sự ra đời và phát triển phê bình sinh thái trên thế giới, từ đó
đưa ra nhận định riêng về sự phát triển và nội hàm của phê bình sinh thái.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong Thơ mới.
- Tìm hiểu ngôn ngữ và biểu tượng trong Thơ mới.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm trực tiếp,
gián tiếp thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngườitrong Thơ mới.
-Vận dụng những tri thức của phê bình sinh thái để cắt nghĩa lý giải
mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngườitrong Thơ mới. Từ đó khẳng định
những đóng góp của Thơ mới một cách đầy đủ, toàn diện hơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2


Luận án của chúng tôi được thực hiện dựa trên sự khảo sát chính ở
tuyển tập:Thơ mới 1932 – 1945 tác giả và tác phẩm, Lại Nguyên Ân (biên
soạn), 1999, NXB Hội nhà văn, Hà Nội - (tập 1, tập 2 - 1401 trang).
Ngoài khảo sát các diễn ngôn phê bình sinh thái trong Thơ mới chúng
tôi cũng khảo sát mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong văn học các
giai đoạn trước và sau nó, nhằm làm nổi bật và rõ hơn sự khác biệt của mối
quan hệ trên trong Thơ mới.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp hệ thống; Phương pháp thống kê; Phương pháp liên
ngành; Phương pháp tiếp cận văn hóa học, Phương pháp tiếp cận thi pháp
học; Phương pháp so sánh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
về Thơ mới từ lý thuyết phê bình sinh thái.
Luận án đã tổng thuật, phân tích, đánh giá chi tiết, cụ thể các công
trình nghiên cứu phê bình sinh thái trên thế giới và Việt Nam, chỉ ra vị trí
và xu hướng phát triển của phê bình sinh thái nước nhà trong thời gian hiện
nay.
Luận án không nhằm trả lời Thơ mới có phải là văn học sinh thái hay
không mà chủ yếu chỉ ra những giá trị đa diện, ý nghĩa của Thơ mới dưới
sự soi chiếu của lý thuyết phê bình sinh thái.
Dưới lý thuyết phê bình sinh thái, luận án lần đầu tiên khám phá trên
những bình diện cơ bản về mối quan hệ con người và tự nhiên trong Thơ
mới: Tự nhiên với tư cách như một khách thể và như là chủ thể; Đồng thời,
luận án đã khám phá hệ thống ngôn ngữ sinh thái cùng các biểu tượng cơ
bản trong Thơ mới: Biểu tượng vườn, biểu tượng rừng...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án tập trung trả lời câu hỏi Thơ mới có thể
đóng góp gì cho phê bình sinh thái, tức là khi được xét trong trường hợp cụ
thể là thơ ca về thiên nhiên của Thơ mới thì phê bình sinh thái có thể cần
phải bổ sung điều gì; từ trường hợp của Thơ mới, có thể quay lại để bình
3


luận, bàn luận thêm về phê bình sinh thái. Một lí thuyết của thế giới, được
sinh ra trong một bối cảnh lịch sử xã hội khác Việt Nam, khi đem quy chiếu
đến thơ ca Việt Nam - vốn cũng được ra đời trong một bối cảnh lịch sử xã
hội đặc trưng - chắc chắn sẽ có nhiều điểm khập khiễng, không phù hợp.

Nghiên cứu Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái để phần nào cho thấy sự
chưa phù hợp này sẽ là một đóng góp về lí luận của đề tài và Thơ mới vì thế
cũng có thêm giá trị lí luận.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là tài liệu tham khảo cho những người quan
tâm và nghiên cứu về phê bình sinh thái cũng như muốn khám phá thêm
những giá trị của Thơ mới (1932 -1945)
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung chính của luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận văn học
Chương 3: Những bình diện sinh thái của mối quan hệ tự nhiên và con
người trong Thơ mới
Chương 4: Ngôn ngữ và biểu tượng sinh thái trong Thơ mới
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Nghiên cứu phê bình sinh thái ở nƣớc ngoài
1.1.1.Phê bình sinh thái ở phương Tây
1.1.1.1. Thời kỳ đầu
Thời kỳ đầu những nghiên cứu về văn học và môi trường đã bắt đầu
được chú ý và ngày càng gia tăng trên thế giới. Song hầu như chỉ tập trung
vào các nghiên cứu ở Anh và Mỹ đặc biệt là miền Tây nước này. Nhiều
công trình tập trung viết về cái hoang dại và sự hiển linh của cá nhân, chỉ ra
sự hài hòa, cân bằng của thiên nhiên và giữa con người với thiên nhiên –
những thứ thực ra là do văn hóa con người và ngôn ngữ con người tạo ra
chứ không phải là thực tế thiên nhiên có như vậy. Chính vì thế, các nhà phê
bình sinh thái gọi đây là giai đoạn tụng ca phê bình sinh thái.
4



1.1.1.2. Thời kỳ phát triển
Khởi nguồn ở Anh và Mỹ, phê bình sinh thái đã mở rộng nghiên cứu ra
toàn cầu. Nếu như phê bình sinh thái manh nha hình thành khoảng từ những
năm 70 của thế kỉ XX, phát triển mạnh khoảng từ năm 1990 đến năm 2007
thì sang khoảng năm 2008 vẫn trên đà phát triển đó phê bình sinh thái đã có
nhiều sự chuyển hướng trong nghiên cứu, mở rộng nhiều hơn tới các vấn đề
giới, chủng tộc và giai cấp cũng như nhấn mạnh đến các góc nhìn liên văn
hóa…Điều đó càng chứng tỏ sự hứa hẹn phê bình sinh thái là một hướng
nghiên cứu phát triển và mang tính toàn cầu.
1.1.2. Phê bình sinh thái các quốc gia ngoài phương Tây
Việc mở rộng kinh điển sinh thái để bao gồm tất cả các nền văn học
trên thế giới với sự đóng góp của các nhà phê bình toàn cầu được coi như là
một cột mốc gần đây nhất trong thực hành phê bình sinh thái, nhằm khám
phá các vấn đề môi trường và hướng đến phê bình môi trường trong các
truyền thống văn học ở Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các
nền văn học tiếng Hán. Điều đó có nghĩa, đây là những nhánh phê bình sinh
thái và chúng có những đặc trưng riêng cho từng nền văn hóa, từng nền văn
học cũng là phê bình sinh thái của riêng nền văn hóa, nền văn học đó.
1.2.Nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam
1.2.1.Cây cối, con vật và những khủng hoảng môi trường trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam
Người viết sẽ khảo sát các tài liệu về phê bình sinh thái Việt Nam và
những công trình dịch, tổng thuật, giới thiệu và viết về lí thuyết phê bình
sinh thái để xác định vị trí của phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học
sinh thái nói riêng và trong đời sống nghiên cứu văn học nói chung ở nước
nhà. Tổng số tài liệu nghiên cứu văn học Việt Nam về phê bình sinh thái từ
góc độ lí thuyết là 27 bài (Bảng 1 đính kèm) và phê bình sinh thái được
khảo sát bao gồm 77 tài liệu (Bảng 2 đính kèm).
Qua khảo sát hai bảng, người viết nhận ra hướng tiếp cận văn học
trong mối liên quan đến môi trường ở Việt Nam có sự tương hợp với nội

dung của phê bình sinh thái ở giai đoạn thứ nhất, đó là sự quan tâm đến
5


quang cảnh thiên nhiên, đến sự đối lập giữa văn hóa (đô thị - hiện đại hóa)
với thiên nhiên (đồng quê - hoang dã). Điều này được thể hiện và cũng là có
nguyên nhân ở sự tiếp nhận phê bình sinh thái ở Việt Nam (dịch thuật, tổng
thuật) chủ yếu hướng tới nội dung thiên nhiên của phê bình sinh thái cổ
điển.
Cụ thể, bảng 1 cho thấy phê bình sinh thái đã được giới thiệu (dịch
thuật, tổng thuật), phân tích (các bài viết mang tính lí luận) ở Việt Nam, dù
không sớm nhưng khá dồi dào và cập nhật...Qua các bản dịch và tổng thuật
ở đây, có thể thấy rằng nội dung được tiếp nhận của phê bình sinh thái ở
Việt Nam chủ yếu là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Theo đó,
các vấn đề liên quan đến sự hòa hợp của thiên nhiên được nhấn mạnh và
quan tâm nhất. Phải đến cuốn sách do Viện văn học thực hiện, những
chuyển biến gần đây của phê bình sinh thái – sự hướng tới các vấn đề thuộc
chính trị, xã hội, lịch sử - mới được giới thiệu. Vì vậy, sự liên đới giữa môi
trường và vấn đề giai cấp, nữ quyền, dân tộc, được quan tâm về mặt lí
thuyết. Và điều này hứa hẹn một xu hướng áp dụng và phát triển phê bình
sinh thái mới ở Việt Nam.
Phân tích sâu hơn vào bảng 2 cho thấy, các công trình lấy đối tượng là
văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại làm chất liệu
nghiên cứu thì hướng tiếp cận chủ yếu theo phê bình sinh thái ở làn sóng
thứ nhất. Đó là những khám phá về sự hòa hợp và sự tôn trọng giữa con
người và tự nhiên. Có thể nói, với lăng kính của phê bình sinh thái, các học
giả ở Việt Nam đã khám phá vị trí làm chủ thể của thiên nhiên trong mối
quan hệ với con người trong văn học Việt Nam. Đây là một hướng đi mới
trong phê bình, nghiên cứu văn học trên một đối tượng vốn thường được
nhìn nhận như là một cấu trúc ngôn từ, nơi khám phá thế giới con người với

tất cả những phức tạp, tinh vi của nó.
Và có thể thấy rõ các học giả Việt Nam khám phá văn học Việt Nam từ
góc nhìn phê bình sinh thái ở làn sóng đầu tiên, đó là cái nhìn có nguồn gốc
sâu xa từ sinh thái bề sâu (deep ecology), nó gắn liền với sự bảo vệ và bảo
tồn thiên nhiên. Các tác giả đề cao sự ổn định tĩnh tại của thiên nhiên và
6


mối quan hệ biện chứng của nó với con người; họ nhận ra và đề cao khái
niệm mang tính phổ quát toàn vũ trụ về thiên nhiên và tập trung vào các văn
bản viết về thiên nhiên, cây cối một cách hiển lộ.
1.2.2.Văn học và công lí môi trường trong nghiên cứu phê bình sinh
thái ở Việt Nam
Phần này của luận án nói về sự hiện diện của phê bình sinh thái trong
đời sống nghiên cứu văn học ở Việt Nam như là một biểu hiện của phê bình
sinh thái ở làn sóng thứ hai. Phê bình sinh thái tiếp tục ở làn sóng thứ hai có
một đặc trưng là rời xa châu Âu trung tâm luận, hướng tới khám phá văn
bản thuộc thế giới bên ngoài châu Âu; phê bình sinh thái trở thành một
hướng tiếp cận văn học phi phương Tây của các học giả phương Tây và ở
ngoài phương Tây. Một đặc trưng của phê bình sinh thái ở làn sóng thứ hai
là việc hướng tới các vấn đề xã hội, chính trị, lịch sử.
Cụ thể, ở Việt Nam, trước và sau khi Hội thảo quốc tế Phê bình sinh
thái Tiếng nói bản địa, Tiếng nói toàn cầu do Viện Văn học (Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức (tháng 12 năm 2017), một loạt các
công trình phê bình sinh thái ở Việt Nam xác định các mối bận tâm thuộc
con người trong mối quan hệ với môi trường sinh thái: đó là vấn đề môi
trường đô thị và khu vực cận đô thị trong các văn bản văn học thuộc tất cả
các thể loại chứ không chỉ là văn học chuyên viết về thiên nhiên và sự
hoang dã. Các học giả Việt Nam không còn nhìn nhận con người và thiên
nhiên đối lập nhau mà cho rằng con người là một bộ phận trong chu trình

thiên nhiên, do đó, mọi sự biến đổi của đời sống con người sẽ tác động đến
thiên nhiên; hàm ẩn trong những luận điểm mang tính phản biện và phân
tích về môi trường của các học giả Việt Nam qua các công trình, dường như
là mối âu lo và nặng lòng về vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên trước sự
hủy hoại của thiên nhiên do tác động của quá trình văn minh hóa.
Như vậy, phê bình sinh thái ở Việt Nam mặc dù phản ánh sự phát triển
của phê bình sinh thái thế giới qua những giai đoạn khác nhau (từ xu hướng
gắn với các văn bản thiên nhiên đến việc xem xét các vấn đề chính trị, xã
hội đặc trưng như chiến tranh, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa)
7


nhưng vẫn có đặc trưng riêng ở việc hướng đến quan điểm truyền thống về
mối quan hệ hợp nhất con người - tự nhiên. Điều này làm nên đặc trưng của
phê bình sinh thái ở Việt Nam trong sự tương quan với phê bình sinh thái ở
một số nước khác trong khu vực.
Điều đó còn cho thấy phê bình sinh thái có khả năng cao được phát
triển hơn nữa trong nghiên cứu văn học Việt Nam. Sự cần thiết về các
nghiên cứu phê bình sinh thái ở Việt Nam càng được nhấn mạnh do sự nhận
thức của cộng đồng trước những thay đổi môi trường đặc biệt liên quan đến
ô nhiễm không khí, vệ sinh thực phẩm, sự phá hủy hệ thống thủy sinh và
lâm sinh.
Tiểu kết
Chương này của luận án khảo sát và phân tích lí thuyết phê bình sinh
thái đã được tiếp nhận và vận dụng trong việc nghiên cứu văn học nói
chung và Thơ mới nói riêng ở Việt Nam. Luận án đặt diện mạo và sự phát
triển của phê bình sinh thái ở Việt Nam trong dòng chảy của phê bình sinh
thái thế giới trên cả hai phương diện lí thuyết và ứng dụng. Nói cách khác,
luận án không liệt kê và tóm tắt các công trình phê bình sinh thái ở Việt
Nam một cách riêng biệt và tràn lan mà phân tích và khảo sát chúng theo

một định hướng và phương pháp nhất định. Bằng cách này, người viết hi
vọng phần tổng quan về phê bình sinh thái ở Việt Nam sẽ là một đóng góp
cho những tổng kết về mặt lí luận đối với hướng tiếp cận văn học từ sinh
thái và môi trường, tức phê bình sinh thái.
Chƣơng 2:
PHÊ BÌNH SINH THÁI NHƢ LÀ MỘT HƢỚNG TIẾP CẬN VĂN
HỌC
2.1. Phê bình sinh thái lấy trái đất làm trung tâm trong nghiên cứu
văn học
2.1.1. Tiền đề triết học của phê bình sinh thái
Đặt thiên nhiên như là hệ quy chiếu trung tâm trong nghiên cứu tác
phẩm văn học. Thể hiện rõ nhất cho điều này là khi các nhà lí thuyết về phê
8


bình sinh thái chỉ ra các tiền đề triết học của hướng tiếp cận văn học: Ý thức
sinh thái (Ecological consciousness); Triết học sinh thái (Ecological
philosophy); Sinh thái học bề sâu(Deep ecology); Luân lí học trái đất (The
land ethic); Thuyết giải phóng động vật (Animal liberation theory);Tư
tưởng sinh thái học chủ nghĩa Marx và Engels.
Từ các nền tảng triết học trên, có thể nhận ra một luận điểm chung
rằng phê bình sinh thái, với việc đặt thiên nhiên hay sinh thái ở điểm quy
chiếu trung tâm trong nghiên cứu văn học, dựa trên tư duy mang tính kiểu
thân rễ (rhizomic thought) mà Gilles Deleuze và Félix Guattari phát triển
trong công trình Chủ nghĩa tư bản và Tâm thần phân liệt (Capitalism and
Schizophrenia, 1972–1980. Tinh thần thân rễ của phê bình sinh thái thể hiện
ở chỗ các nhà sinh thái học cũng xóa bỏ mối quan hệ thứ tự, chia cắt, cố
định giữa con người và tự nhiên; thay vào đó, phê bình sinh thái đưa lại mô
hình liên kết, tương tác lẫn nhau và mang tính tạo sinh giữa con người và
thế giới tự nhiên.

2.1.2. Phê bình sinh thái và “các câu chuyện có cây cối”
Các nhà phê bình sinh thái thường kể hai câu chuyện mang tính tưởng
tượng nhằm ngầm khẳng định về vai trò của văn học viết về thiên nhiên
trong sự định hình hướng tiếp cận văn học từ góc độ phê bình sinh thái. Từ
đó các câu chuyện đó cho thấy, phê bình sinh thái là cách tiếp cận lấy trái
đất làm trung tâm trong nghiên cứu văn học. Đây là định nghĩa mang tính
tuyên ngôn của phê bình sinh thái, nó xác định đặc trưng của phê bình sinh
thái trong tương quan với các hướng nghiên cứu văn học khác
Luận án tập trung phân tích định nghĩa của Cheryll Glotfelty nêu trong
lời mở đầu của cuốn được gọi là sách giáo khoa về phê bình sinh thái đó là
Sách giáo khoa về phê bình sinh thái: Các dấu mốc trong sinh thái văn học
(The ecocriticism reader: Landmarks in lterary ecology, Athens and
London: University of Georgia, 1996) và công trình Sự tưởng tượng về môi
trường: Thoreau, Văn học tự nhiên và sự tọa thành văn hóa Mỹ xuất bản
năm 1995 của Lawrence Buell (The environmental imagination: Thoreau,
nature writing, and the formation of American culture. Cambridge, MA and
9


London, England: Harvard University Press). Từ đó cho thấy cả Glotfelty
và Buell, những đại diện của các nhà lí luận phê bình sinh thái cổ điển, đều
khám phá văn học thiên nhiên giai đoạn đầu để đưa ra những cách hiểu
mang tính lí thuyết về phê bình sinh thái. Nói cách khác, với phê bình sinh
thái cổ điển, các nhà phê bình sinh thái khám phá lại văn học giai đoạn đầu,
đọc lại các kinh điển từ “một điểm nhìn xanh” (green perspective).
2.2. Diễn trình của phê bình sinh thái
2.2.1. Khủng hoảng của phê bình sinh thái cổ điển
Nghiên cứu cho thấy phê bình sinh thái cổ điển thường tập trung
vào ca tụng tự nhiên và viết chủ yếu về thiên nhiên Mỹ. Nhưng các nhà
nghiên cứu phê bình sinh thái, cụ thể là Dana Phillips hay Cohen đã chỉ ra

rằng : Nhân loại đang phải đối mặt với khủng hoảng môi trường nghiêm
trọng. Vì thế phê bình sinh thái cần chuyển hướng kịp thời các nghiên cứu
văn học để tham gia vào những vấn đề nóng bỏng của nhân loại.
2.2.2. Công lí môi trường trong phê bình sinh thái
Nếu như phê bình sinh thái ở làn sóng đầu tiên đặc biệt nhấn
mạnh vào các không gian làng quê và không gian hoang dã hơn là không
gian đô thị thì phê bình sinh thái ở làn sóng thứ hai lại khẳng định rằng bức
tường tách biệt giữa các không gian đó là sản phẩm của lịch sử, rằng thiên
nhiên là đối tượng do con người định hình nên, và rằng kể từ cuộc cách
mạng công nghiệp, phong cảnh thành phố và môi trường được tạo dựng nói
chung phải là một nền tảng cũng năng sản không kém cho các công trình
sinh thái.
Phê bình sinh thái là một cách tiếp cận văn học lấy sinh thái và
môi trường làm trung tâm. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990 và đầu
những năm 2000, luận điểm lấy sinh thái làm trung tâm của phê bình sinh
thái đứng trước những thách thức, cần phải được nhìn nhận và diễn đạt theo
hướng bao gộp các vấn đề thuộc về xã hội và chính trị - đó là vấn đề công lí
môi trường. Luận án phân tích các công trình lí thuyết tham gia vào cuộc
tranh luận nhằm tạo ra sự chuyển biến trong cách đặt vấn đề “lấy thiên
nhiên là trung tâm” của phê bình sinh thái. Cụ thể luận án chỉ ra phê bình
10


sinh thái gắn kết lý thuyết môi trường với sức khỏe cộng đồng, hướng đến
phong cảnh của đô thị, công nghiệp, vấn đề an toàn lao động, chất thải và
vấn đề đạo đức xã hội.
2.2.3. Phê bình sinh thái với cái toàn cầu, sự tuyệt chủng, động vật
và tính liên ngành
2.2.3.1. Sự manh nha của phê bình sinh thái làn sóng thứ ba
Các nhà lí luận về phê bình sinh thái đã đề cập đến phê bình sinh thái ở

“làn sóng” thứ ba. Song những điều được miêu tả về làn sóng thứ ba của
phê bình sinh thái thường được xem là đang được thử nghiệm và dự đoán;
dù vậy, các nhà lí thuyết phê bình sinh thái vẫn khẳng định đây là hướng
tiếp cận tiếp tục có đóng góp không chỉ trong phạm vi các chuyên ngành
khoa học xã học, nhân văn mà còn cho cuộc đối thoại lớn hơn về cuộc
khủng hoảng môi trường mà con người đang đối mặt.
2.2.3.2. Cái toàn cầu, sự tuyệt chủng, động vật và tính liên ngành
Làn sóng thứ ba của phê bình sinh thái có những đặc điểm riêng, rời
khỏi những đặc trưng của phê bình sinh thái thuộc hai giai đoạn trước.
Trước hết, sự phát triển các khía cạnh chính trị của phê bình sinh thái, các
nhà lí luận và thực hành phê bình sinh thái có xu hướng di chuyển theo
hướng kết hợp phê bình hậu thuộc địa với phê bình sinh thái. Cụ thể, thứ
nhất, phê bình sinh thái có xu hướng gắn bó chặt chẽ với vùng và cộng
đồng, đề cao sự liên minh với nơi chốn địa phương, sự độc đáo về mặt sinh
thái:; Thứ hai, phê bình sinh thái thuộc làn sóng thứ ba mang tính liên
ngành. Các nhà phê bình sinh thái sẽ làm việc với phổ dữ liệu và tài liệu
lịch sử rộng lớn hơn trước:; Thứ ba, phê bình sinh thái đang ngày càng có
sự quan tâm đặc biệt đến sự thể hiện động vật trong quá trình nhận thức lại
của con người.
2.3. Xác định cách tiếp cận văn học từ góc độ phê bình sinh thái
Luận án phân tích các định nghĩa về phê bình sinh thái của Glotfelty,
Richard Kerridge, Scott Slovic, William Howarth. Từ những khái quát đó,
có thể hình dung ra phê bình sinh thái bao gồm hai nội dung cơ bản : Thứ
nhất, đó là phân tích cách biểu đạt và nội dung về sinh thái, về mối quan hệ
11


giữa con người và tự nhiên, về các bài học đạo đức liên quan đến sinh thái,
quá trình nhận thức về sinh thái trong trong tác phẩm văn học. Thứ hai, là
phân tích nội dung đó và cách biểu đạt đó có thể có ảnh hưởng gì trong việc

hình thành ý thức về sinh thái và môi trường trong người đọc và có ảnh
hưởng gì đến chính hiện thực tự nhiên và môi trường.
Tiểu kết
Chương này của luận án xác định nội hàm cụ thể về hướng tiếp cận
phê bình sinh thái của đề tài. Nói cách khác, nội dung chương nhằm trả lời
cho câu hỏi tiếp cận phê bình sinh thái đối với Thơ mới là cách tiếp cận như
thế nào? Phân tích các vấn đềcủa luận án nhằm đi đến đề xuất cách hiểu về
phê bình sinh thái như là một hướng tiếp cận đối với văn học nói chung
trong mối liên hệ với các vấn đề môi trường, môi sinh, sinh thái. Đưa ra các
cách hiểu về phê bình sinh thái như vậy, chúng tôi muốn khẳng định rằng
phê bình sinh thái cũng chỉ là một hướng tiếp cận mới đối với Thơ mới.
Chƣơng 3
NHỮNG BÌNH DIỆN SINH THÁI CỦA MỐI QUAN HỆ TỰ NHIÊN
VÀ CON NGƢỜI TRONG THƠ MỚI
3.1. Tự nhiên nhƣ một khách thể
3.1.1. Tự nhiên như là một sinh thể tồn tại bên ngoài con người
Nếu như trong văn học trung đại thì con người và tự nhiên hô
ứng và gắn bó với nhau thì đến văn học lãng mạn con người và tự nhiên lại
luôn tách ra và lúc này tự nhiên được coi như là một khách thể. Điều này có
thể khẳng định vị trí bên ngoài và trạng thái tôn trọng, không kiểm soát
thiên nhiên của chủ thể trữ tình trong Thơ mới. Từ góc nhìn của phê bình
sinh thái, có thể thấy Thơ mới bộc lộ trạng thái tôn trọng thiên nhiên, một
cái nhìn thiên nhiên như là một chỉnh thể, một thế giới của riêng nó. Đây là
một điểm độc đáo của Thơ mới viết về thiên nhiên dưới góc nhìn của phê
bình sinh thái.
Sự trân trọng với thiên nhiên, vai trò và vẻ đẹp của nó được các
nhà phê bình sinh thái nhấn mạnh trên cơ sở thiên nhiên bao chứa con
12



người như là một phần của nó và trên cơ sở thiên nhiên nâng cao đời sống
tinh thần và sự sống con người nói chung. Nhấn mạnh sự tôn trọng của chủ
thể trữ tình đối với thiên nhiên trong Thơ mới như vậy là một trong những
cách tiếp cận phổ biến của phê bình sinh thái, đó là cách tiếp cận dựa trên
“cấu trúc thẩm mĩ” (aesthetic construction).
Sự tương hợp của quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong Thơ
mới với quan điểm “sinh thái bề sâu” cũng cho thấy ảnh hưởng của tư
tưởng triết học phương Đông, đặc biệt là quan điểm của Đạo giáo, đối với
mối quan hệ này. Chính các nhà triết học môi trường phương Tây cũng bị
ảnh hưởng bởi Đạo giáo, một cách thức sống đạt được bằng cách quan sát
dòng chảy của các sự kiện tự nhiên như nước, sương, lửa, v.v… Các nhà
Đạo giáo nhấn mạnh nguyên tắc phi ngã để hòa hợp với thiên nhiên. Quan
niệm sống theo đạo của thiên nhiên đã tán dương cái quy tắc sinh thái và
tiến hóa rằng con người là một phần của thiên nhiên và phải định hình cách
sống của con người cho phù hợp với các chu trình và vòng quay của tự
nhiên.
3.1.2. Tự nhiên như là phản chiếu những dự cảm bất an sinh thái
của con người
Thơ ca, đặc biệt là Thơ mới lãng mạn, cơ bản được khai thác ở phương
diện là phản ánh, gợi lên, khuyến khích mối quan hệ giao hòa giữa con
người và thiên nhiên; theo đó thiên nhiên là nơi bền vững, là cội nguồn, là
điểm tựa đối lập lại với xã hội, với độ thị, với công nghiệp, với khoa học,
hiện thân vật chất của đời sống tinh thần bất ổn, vướng bận và tham vọng.
Mảng thơ viết về thiên tai và các vấn đề xã hội đi kèm chưa được chú ý
nhiều, đặc biệt là từ góc độ phê bình sinh thái, chưa được tìm hiểu trong các
công trình nghiên cứu về Thơ mới.
Thơ mới trước tiên thể hiện sự ý thức của con người về các hiện tượng
tự nhiên không thuận lợi cho con người. Nói cách khác, nhân vật trữ tình
trong Thơ mới thừa nhận những hiện tượng thiên nhiên không chiều lòng
người của miền đất vùng nhiệt đới gió mùa; những phản ứng sinh lí của con

người trước khí hậu, thời tiết đặc trưng của miền nhiệt đới và ở khu vực
13


nông thôn. Ở mức độ cao hơn nữa, thiên nhiên trong Thơ mới còn trở thành
lực lượng đe dọa đời sống con người; cùng với các lực văn hóa-xã hội, thiên
nhiên tham gia vào phá hủy con người. Đáng chú ý, xu hướng của mối liên
hệ này chủ yếu là những điềm gở, những tai họa. Điều này cho thấy sự bất
an của con người trong vũ trụ.
Nhưng Thơ mới về thiên tai, nhìn từ góc độ sinh thái, không chỉ phản
ánh sự vỡ mộng của con người về bản thân mình trước thiên nhiên và vỡ
mộng về thiên nhiên như là chốn đi về an bình, như là sự bất biến. Thơ mới
về thiên tai, với tứ thơ được phát triển dựa vào sự kiện về thiên tai, phản
ánh và gia nhập vào diễn ngôn về công lý môi trường và công lí xã hội. Có
thể nói, Thơ mới, dường như đồng điệu với các vấn đề liên quan đến công
lý môi trường và công lí xã hội, những vấn đề đang được các nhà phê bình
sinh thái thuộc làn sóng thứ hai tập trung khai thác và phát triển trong tiếp
cận văn học.
3.2. Tự nhiên nhƣ một chủ thể
3.2.1. Tự nhiên như là lực hút và lực đẩy của chốn đô thị
Trong Thơ mới, đô thị trở thành một đề tài chủ đạo. Và nhìn từ góc độ
phê bình sinh thái, đô thị trong Thơ mới là đối tượng của sự phê phán, sự từ
chối để từ đó thi nhân hướng về với thiên nhiên.Với các nhà Thơ mới, đô
thị là giấc mộng phù hoa. Nhưng rồi đô thị chỉ là giấc mộng phù du của thi
nhân. Càng hi vọng bao nhiêu càng thất vọng bấy nhiêu. Bởi đô thị bên
cạnh sự xa hoa, tiến bộ của nó là đầy rẫy những bon chen, lọc lừa, dối
trá…. Cả một xã hội hỗn tạp, ô uế, nhớp nhúa xuất hiện trong đời sống đô
thị. Đó chính là mảng màu tối trong sự tưởng tượng về đô thị vốn vẫn lung
linh, xa hoa, hào nhoáng của các nhà thơ đương thời.
Rõ ràng, từ góc nhìn phê bình sinh thái, có thể thấy đô thị trong

Thơ mới là “một cơn ác mộng đô thị”. Sự đổ vỡ, hụt hẫng, thất vọng với đô
thị là cảm thức chung của các thi sĩ Thơ mới. Bi kịch đô thị đó tỷ lệ thuận
với sự hăm hở của các nhà thơ những ngày đầu nuôi giấc mộng đô thành.
Càng háo hức bao nhiêu thì càng đau đớn, lạc lõng bấy nhiêu. Và nơi chốn
14


bình yên đó với các nhà Thơ mới, thật tương ứng với quan điểm của các
nhà phê bình sinh thái ở làn sóng đầu tiên, đó là thôn dã.
3.2.2. Tự nhiên như là cõi đi về của con người trong thế giới hiện
đại
Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong Thơ mới với tư cách
là những trang viết về thiên nhiên nói chung và về thôn dãnói riêng. Theo
đó, thiên nhiên là quá khứ và là nơi lí tưởng để con người trở về nương náu,
rời khỏi cái hiện đại với những hiện thân đặc trưng của nó là thành phố,
công nghệ, là nỗi lo vật chất và sự hỗn tạp.Thơ về thôn quê cũng là một
biểu hiện về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thời hiện đại
trong Thơ mới.
Thiên nhiên thôn quê trong Thơ mới, giống như trong thơ đồng quê nói
chung, đem lại hình ảnh thi vị về sự trật tự, sự bền vững và các giá trị về
đồng thuận, hài hòa – đó là đời sống ổn định. Các nhân vật trữ tình trong
Thơ mới, vừa trực tiếp và vừa gián tiếp, bộc lộ xu hướng đi về phía thiên
nhiên thôn quê để sống giản dị, để trốn khỏi những căng thẳng của sự văn
minh nơi thành phố. Sự bình dị, an yên là điều trở đi trở lại trong những câu
thơ về bức tranh thôn quê.
Như thế, thiên nhiên trong Thơ mới là cõi đi về của con người hiện đại,
là nơi con người được trở về với quá khứ, với sự bình yên, và sự thức tỉnh
của tâm trí cũng như sự thức dậy của các giác quan cơ thể. Tất cả điều đó
cho thấy sự quan sát và sự cảm nhận của con người về vai trò chính của
thiên nhiên trong những nỗ lực của con người nhằm giải thoát khỏi những

hệ lụy của đời sống hiện đại.
Tiểu kết
Từ cách tiếp cận của phê bình sinh thái, chương 3 của luận án đã khám
phá những phương diện trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trên
cơ sở lý luận về phê bình sinh thái, luận án đã khảo sát, phân tích kiến giải
mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trên một số bình diện cơ bản:
Đó là thiên nhiên trong Thơ mới vừa như một khách thể để cho con
15


người quan sát, chiêm ngưỡng và thụ hưởng. Đồng thời thiên nhiên lại như
là một chủ thể để con người có thể tìm về như tìm nơi an trú ở trong đó.

Chƣơng 4
NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƢỢNG SINH THÁI TRONG THƠ
MỚI 4.1. Ngôn ngữ sinh thái trong Thơ mới
4.1.1. Vấn đề ngôn ngữ sinh thái trong thơ ca
Diễn ngôn của phê bình sinh thái và thơ ca về môi trường, tự nhiên được
nhiều nhà nghiên cứu theo hướng phê bình sinh thái cho là có khả năng tương
hợp, giao thoa nhau. Cả hai đều quan tâm đến ý tưởng. Cách tiếp cận theo
hướng phê bình sinh thái đối với Thơ mới có thể giúp nhìn ra sự tương đồng
hay đối thoại – qua hình ảnh và ngôn ngữ - của Thơ mới đối với các vấn đề môi
trường đương thời và với diễn ngôn của phê bình sinh thái như là một lí thuyết
nghiên cứu văn học và khoa học nhân văn hiện nay.
4.1.2. Hệ thống ngôn ngữ sinh thái trong Thơ mới
4.1.2.1. Thơ mới như là những bảng màu sinh thái
Tính từ chỉ màu sắc, cụ thể là các gam màu sáng và dịu nhẹ tạo thành
một vấn đề nổi bật trong ngôn ngữ các tác phẩm Thơ mới viết về thiên
nhiên. Nói cách khác, ngôn từ trong Thơ mới hầu hết tập trung vào sắc diện
sáng của thiên nhiên và thế giới sinh thái. Phổ biến nhất là các tính từ chỉ

màu xanh, vàng, hồng, trắng. Từ cách tiếp cận sinh thái kinh điển, sự xuất
hiện dày đặc của các tính từ chỉ màu sắc tươi sáng, nhất là màu xanh trong
Thơ mới cho thấy sự trân trọng của con người đối với thiên nhiên. Các tính
từ thiên về màu xanh tươi sáng, trong Thơ mới tạo ấn tượng về thiên nhiên
như là một “nơi chốn” đẹp đẽ và có đời sống tự thân, tách biệt với thế giới
con người. Do đó, dễ dàng nhận thấy tinh thần lấy thiên nhiên và thế giới
sinh thái làm trung tâm của phê bình sinh thái trong sự xuất hiện nhiều các
tính từ chỉ màu sắc tươi sáng của thiên nhiên trong Thơ mới.
Như vậy, thế giới sắc màu trong Thơ mới hiện ra như một sinh thể
sống động, là kết quả của “những ý niệm mang tính xúc giác” (sensory
16


perceptions) của chủ thể trữ tình. Nói cách khác, thế giới màu sắc ở đây như
là một nơi chốn mà ở đó diễn ra sự tương tác phức hợp của các chu trình tự
nhiên và chu trình văn hóa. Có thể nói, ngôn ngữ chỉ màu sắc trong Thơ
mới cho thấy sự không tách rời, hay nói đúng hơn là mối quan hệ trao nhận,
tương tác của chủ thể và khác thể, của tự nhiên và văn hóa trong các bài thơ
về thiên nhiên và sinh thái. Điều này tương đồng với sự phát triển về lí luận
gần đây trong lí thuyết phê bình sinh thái. Đó là việc chấp nhận tự nhiên
không phải là một “nơi” tách biệt và đối lập với con người mà như là một
quá trình trong đó có sự tương tác của các quá trình hình thành ý niệm, sự
vận dụng các mã văn hóa và quá trình tự nhiên được cảm nhận qua giác
quan của con người.
4.1.2.2. Thơ mới như là những khởi đầu của lý thuyết phê bình sinh
thái ở Việt Nam
Trong phong trào Thơ mới, có những bài thơ trực tiếp nói nói về mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên tương ứng với tư tưởng về mối quan
hệ này trong lí thuyết phê bình sinh thái. Nói cách khác, Thơ mới bao gồm
trong nó, thông qua hình thức thơ, với vần, nhịp và cách ngắt câu đặc trưng,

những triết lí và quan niệm đặc trưng của phê bình sinh thái.
Với tính luận đề về sinh thái, trong Thơ mới, ta có thể bắt gặp
những câu thơ hay những cách diễn đạt ngôn từ có thể là tuyên ngôn hay
phương châm của phê bình sinh thái hay các phong trào môi trường. Dường
như tác giả trữ tình dùng các hình ảnh trên chỉ như là một thành ngữ, một
khái niệm phổ quát. Quá trình ý niệm hóa cũng khiến cho các câu thơ đều
có khả năng trở thành những tuyên ngôn về một triết lí sống hướng về thiên
nhiên. Như vậy, Thơ mới, khi được nhìn nhận từ góc độ phê bình sinh thái,
tràn đầy tiềm năng trở thành diễn ngôn sinh thái, tham gia vào diễn ngôn và
tư tưởng về sinh thái của nhân loại ngày nay.
4.1.2.3. Thơ mới như là những tiềm ẩn lý luận bằng thơ về sự chấn
thương sinh thái
Các nhà phê bình sinh thái đã tìm kiếm trong văn học những biểu đạt
gợi ý về sự chấn thương có thể của hệ thống sinh thái. Một chủ đề nổi bật
17


trong thơ viết về rừng nói riêng và thiên nhiên nói chung của Thơ mới là sự
mất mát, tổn thương. Ở những bài thơ này, diện mạo của thiên nhiên hiện ra
rên xiết, đau đớn như là hệ quả của một sự can thiệp thô bạo.
Luận điểm về vấn đề chấn thương sinh thái, hình ảnh muông thú – có
tính nhân cách hóa được phân tích ở trên đặt ra một câu hỏi, liệu việc biểu
đạt những mất mát về thiên nhiên đó có phải là một hiện thân cho sự thống
trị của con người, rằng con người đang không cho thiên nhiên nói tiếng nói
thật sự của nó, rằng con người đang nói hộ, nói cho thiên nhiên theo cái
cách hiểu và giọng nói của mình. Khẳng định rằng một nội dung cơ bản
trong mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên được nhìn nhận trong phê
bình sinh thái. Đó là mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên phi
nhân loại có được đặc trưng chủ yếu là chấn thương.
Và như vậy, Thơ mới với những biểu đạt có tính nhân hóa – hiện thân

của trí tưởng tượng – đã động chạm đến những chấn thương sinh thái và
điều này tương đồng với những chấn thương của con người và của dân tộc
dưới các chính sách bóc lột của thực dân.
4.2. Biểu tƣợng sinh thái trong Thơ mới
4.2.1. Biểu tượng và biểu tượng “vườn” trong phê bình sinh thái
Người đọc thơ đôi khi có thể cảm thấy họ thiếu đi chiếc “chìa khóa” để
mở khóa “ý nghĩa bí mật” của những bài thơ đầy biểu tượng và ký hiệu.
Đúng là có những bài thơ yêu cầu người đọc phải có chìa khóa như vậy.
Nhưng có những bài thơ chứng tỏ rằng có nhiều thứ để nói về biểu tượng
hơn là việc dựa vào công thức tương ứng 1:1 giữa biểu tượng và nghĩa.
Thơ mới có rất nhiều biểu tượng như biểu tượng về nỗi cô đơn, biểu
tượng cho những nỗi tiếc thương quá khứ, biểu tượng về văn hóa cổ truyền,
biểu tượng về dòng sông, biểu tượng về cánh đồng,...Nhưng theo quan sát
của chúng tôi thì “vườn” là biểu tượng thể hiện tính chất sinh thái rõ nhất
của Thơ mới. Nghiên cứu biểu tượng “vườn” chúng tôi hướng tới hai mục
đích. Thứ nhất, biểu tượng “vườn” chỉ nơi chốn và đây là nơi xoa dịu những
đau thương của con người trong môi trường đô thị. Thứ hai, biểu tượng
18


“vườn” còn cho thấy diễn ngôn sinh thái của Thơ mới tương ứng với giai
đoạn đầu của phê bình sinh thái đã chỉ ra.
4.2.2. Biểu tượng “vườn” trong Thơ mới
4.2.2.1. Vườn - tưởng nhớ cảnh sắc bản địa
Từ góc nhìn sinh thái, vườn trong Thơ mới thể hiện ý thức về một nơi
chốn – và đây là sự tương ứng với lí thuyết về sinh thái ở làn sóng đầu tiên.
Xem xét biểu tượng vườn trong Thơ mới có thể coi như sự trở về với
thiên nhiên, tránh xa thành thị phồn hoa. Và cũng từ đây vườn trở thành một
biểu tượng cho vẻ đẹp vùng miền. Khảo sát biểu tượng vườn trong Thơ mới
dưới góc nhìn phê bình sinh thái là một hành trình trở về với thiên nhiên.

Qua những trang thơ của các thi sĩ vẻ đẹp bản sắc vùng miền hiện lên chân
thực, gần gũi, thân thuộc nhưng cũng không kém phần nên thơ, tươi mát.
Có thể thấy hình tượng thiên nhiên trong Thơ mới nói chung và biểu tượng
vườn nói riêng vẫn mang sắc thái địa phương và màu sắc dân tộc cũng như
dấu ấn lịch sử. Những cảnh sắc hiện lên là những gì gần gũi, đáng yêu, sinh
động, tươi nguyên của quê hương đất Việt mà không hề ước lệ, ẩn dụ.
Chúng ta vẫn thừa nhận rằng Thơ mới được xem như thuộc loại hình văn
học lãng mạn. Đằng sau những khu vườn yên bình, đằng sau những bức
tranh phong cảnh tươi xanh phải chăng khi chúng ta nhìn thiên nhiên trong
Thơ mới từ góc nhìn phê bình sinh thái là khi ta đang muốn đối thoại với
hiện thực. Đối thoại với nền văn minh của đô thị hóa, của nền công nghiệp
đang xâm lấn ngày càng rộng vào đời sống mỗi con người. Lúc này đây,
chúng ta dần nhận ra những vườn dâu, vườn đào, vườn trúc, hương hoa
bưởi, hoa cam, dàn thiên lý, khóm chuối, trái ổi, vại nước… trong Thơ mới
thật ý nghĩa.
4.2.2.2. Vườn – nơi cứu rỗi tâm hồn
Như một cách để giải thoát chính mình các nhà Thơ mới có xu hướng
thoát ly thực tại, hoài nhớ quá khứ. Và vườn là nơi để các thi nhân trải lòng.
Vườn – một không gian sinh thái thân thương, một ý niệm trong lòng mọi
người về một nơi chốn thanh sạch, thân thuộc, an lành. Đó có thể là nơi gắn
với nguồn cội sinh ra và lớn lên nhưng cũng có thể là nơi để trở về, xoa dịu
19


tâm hồn sau bao năm tháng tha hương. Khi ấy, trước hết, vườn hiện lên
trong các trang thơ là hình ảnh mảnh vườn xưa – kỷ niệm. Không chỉ vậy,
vườn với các thi sĩ còn là chốn để yêu thương, là khu vườn tình ái.
Khi thi sĩ lãng mạn nếm trải tận cùng nỗi đau thương và sự chán
chường. Vườn như một người mẹ trải lòng đón những đứa con tha hương
trở về để xoa dịu nỗi đau. Có lẽ chỉ khi hòa mình vào tự nhiên con người

mới có cảm giác bình yên, thanh thản, tâm hồn được giải tỏa bởi những bủa
vây của đời sống xô bồ, phồn tạp, đó là nơi ẩn náu an toàn, nơi mà cái hiện
đại không thể xuyên thấu tới. Ở đây, con người không hề thống trị thiên
nhiên mà tìm về thiên nhiên như một nơi để trú ngụ, thanh lọc tâm hồn.
4.2.2.3. Vườn – bám rễ vào trần gian
Triết học sinh thái theo nghĩa rộng cũng quan niệm coi nhân loại với tự
nhiên là một, như là một phần không thể thiếu trong quá trình tiến hóa của
vũ trụ này. Với cách nhìn đó khi soi vào Thơ mới từ khảo sát biểu tượng
vườn, chúng ta nhận ra cả một thế giới tươi mới, non tơ, thanh tân, xuân sắc
hiện ra trong các khu vườn của thi gia. Thiên nhiên trong các khu vườn như
một bữa tiệc trần gian để các thi nhân thưởng ngoạn, tận hưởng, khát khao
bám rễ vào cuộc đời. Đó là những khu vườn tràn ngập sắc xanh, tràn ngập
hương hoa thơm ngát, chim muông reo vui. Ấy là một bầu sinh thái để
không chỉ nhà thơ mà bất kỳ ai cũng khao khát hòa mình tận hưởng.
Vườn trần gian của thi sĩ lãng mạn bao giờ cũng trải đầy muôn hoa và
rộn ràng tiếng chim, ngào ngạt gió thơm và ngập tràn ánh sáng. Đấy là khu
vườn của niềm vui, niềm yêu sống, muốn bám rễ vào cuộc đời để tận
hưởng, tận hiến. Ca ngợi và thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên từ đó tìm
cách sống hài hòa với tự nhiên, gắn bó với cuộc đời là một thái độ sống tích
cực và đó cũng là tinh thần mà phê bình sinh thái hướng tới.
Tiểu kết
Chương 4 tìm hiểu sự tương ứng giữa ngôn ngữ và biểu tượng trong
Thơ mới của phê bình sinh thái. Qua tìm hiểu cho thấy Thơ mới cũng là
một thế giới ngôn ngữ và biểu tượng chứa đựng các yếu tố sinh thái. Từ đó,
20


cũng có thể nói, Thơ mới gợi ý nhiều ý tưởng cho phê bình sinh thái ở Việt
Nam
KẾT LUẬN

1. Phê bình sinh thái ở Việt Nam với tư cách là một hướng tiếp cận văn
học được du nhập vào trong nước từ những năm 2000, một phần là từ Trung
Quốc và phần khác là từ Anh-Mỹ. Phê bình sinh thái ở Việt Nam có thể nói,
với những thành tựu từ các cuốn sách đã được xuất bản, từ những sự kiện
(hội thảo, tọa đàm) mang tính quốc gia và quốc tế, đã là một “mầm” hay
một “bông hoa” của phê bình sinh thái thế giới. Nó có lịch sử và diện mạo
riêng, phê bình sinh thái trải qua ba giai đoạn phát triển: Phê bình sinh thái
ở Việt Nam có xu hướng tập trung vào nghiên cứu viết thiên nhiên hay nói
cách khác là “các câu chuyện có cây cối” trong văn học. Điều này thể hiện
rõ ở các nghiên cứu tập trung vào không gian làng quê, không gian hoang
dã hơn là không gian đô thị. Phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng có một xu
hướng là tập trung vào các vấn đề có tính chính trị, xã hội và kinh tế. Và dù
nằm trong xu hướng phát triển của phê bình sinh thái trên thế giới, phê bình
sinh thái ở Việt Nam dường như vẫn có những nỗ lực nhằm tạo ra
đặc trưng riêng của mình, dựa vào truyền thống văn hóa phương Đông của
người bản địa. Đó là quan niệm truyền thống về thiên nhân hợp nhất.
Khảo sát, tìm hiểu phê bình sinh thái ở Việt Nam bước đầu cho thấy
những nghiên cứu về phê bình sinh thái của nước ta đang nằm trong sự
chuyển mình của phê bình sinh thái trong giai đoạn ba. Không bó hẹp trong
các nghiên cứu Phương Tây, khi hướng nghiên cứu chuyển dịch vào các
quốc gia phi Phương Tây trong đó có Việt Nam cho thấy rõ phê bình sinh
thái là một khuynh hướng phê bình văn học có một sức ảnh hưởng sâu rộng
và hoàn toàn có tiềm năng để phát triển trên toàn cầu. Qua nghiên cứu các
công trình phê bình sinh thái ở Việt Nam cũng góp phần khẳng định phê
bình sinh thái có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong thời đại khủng
hoảng môi trường cấp bách hiện nay.
2. Luận án này, như đã nói ở trên, khảo sát Thơ mới nhằm đưa ra
những thảo luận mang tính lí thuyết về phê bình sinh thái, một hướng
21



nghiên cứu và phê bình văn học ra đời ở phương Tây và dựa trên chất liệu
là văn học cổ điển Anh - Mỹ. Những đặc trưng của Thơ mới, bối cảnh lịch
sử Việt Nam trước Cách mạng và truyền thống viết về thiên nhiên - sinh
thái trong văn chương Việt Nam là những yếu tố hứa hẹn sẽ đem đến những
điểm tương đồng và khác biệt đối với những nội dung kinh điển của phê
binh sinh thái. Cụ thể, điều kiện kinh tế chính trị của một nước hậu thuộc
địa, truyền thống về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong văn
học Việt Nam kể từ thơ ca dân gian đến văn học trung đại, sự kế thừa và
sáng tạo của Thơ mới đối với truyền thống văn chương hiện đại của phương
Tây đương thời (thơ ca lãng mạn, thơ tượng trưng, văn học hiện thực phê
phán): tất cả những điều này đặt ra một vấn đề lí thuyết đối với phê bình
sinh thái. Đó là vấn đề địa phương và vấn đề toàn cầu trong phê bình sinh
thái: những vấn đề thơ ca và vấn đề sinh thái ở các nước bên ngoài phương
Tây đặt câu hỏi về tính toàn cầu của lí luận phê bình sinh thái phương Tây.
Và những phân tích về mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong thơ ca
bên ngoài phương Tây đã phần nào đem lại những tiếng nói phản biện đối
với lí thuyết phê bình sinh thái. Những tiếng nói phản biện, đúng hơn là sự
khác biệt, không ăn khớp, đến từ thế giới văn học bên ngoài phương Tây có
tiềm năng lớn trong việc phát triển phê bình sinh thái từ góc độ lí thuyết. Và
đây cũng là điều mà các lí thuyết gia về phê bình sinh thái đã đề cập đến
trên phương diện lí thuyết và thực hành. Từ đó là tiền đề để chúng tôi đi vào
khảo sát Thơ mới (1932 – 1945) từ góc nhìn phê bình sinh thái.
3. Phê bình sinh thái cũng chỉ là một hướng tiếp cận mới đối với Thơ
mới, giống như các cách tiếp cận khác đã từng được dùng để tiếp cận bộ
phận thơ ca này như: phân tâm học, chủ nghĩa hiện đại, “góc độ quan hệ
văn hóa”, “giọng điệu trữ tình”, hay “cái nhìn so sánh”.. Đề tài này đã làm
sáng tỏ thêm các ý nghĩa, giá trị của Thơ mới với công cụ mới là Phê bình
22



sinh thái và quan trọng hơn là có những kiến giải về phê bình sinh thái từ
góc độ lí thuyết khi được nó được đặt vào một trường hợp cụ thể là Văn học
Việt Nam nói chung và Thơ mới nói ở Việt Nam nói riêng: Trước hết, Thơ
mới nhấn mạnh vị trí bên ngoài của con người so với chỉnh thể thế giới
thiên nhiên; các nét nguyên sơ của thiên nhiên và ý thức của chủ thể trữ tình
về thiên nhiên như là một chỉnh thể mà con người nên ở vị trí đứng ngoài
chứ không can thiệp hay xen vào giữa chúng. Thiên nhiên đối lập với cái
hiện đại, cái văn hóa; con người trốn tránh thế giới đô thị. Thơ mới cũng thể
hiện sự bất an của con người trước các điều kiện không thuận tiện của thiên
nhiên, từ đó phóng chiếu ra các vấn đề về công lý môi trường và công lí xã
hội. Thơ mới đã thể hiện sự tương ứng và tính đối thoại giữa hình ảnh, ngôn
ngữ với diễn ngôn mang tính lí thuyết của phê bình sinh thái. Thơ mới viết
về thiên nhiên đã dung hợp những diễn ngôn khác nhau, đó là diễn ngôn về
thiên nhiên, diễn ngôn về giới và diễn ngôn về vấn đề giai cấp, trong đó
thiên nhiên được xây dựng như là một nhân vật chính dẫn đến sự lộ diện
của các vấn đề nan giải về xã hội và chính trị. Thơ mới có sự đồng thanh
tương ứng của các bài thơ về thiên nhiên với vấn đề môi trường đặt ra trong
thời đại mà phong trào thơ ra đời. Những bài thơ về rừng và vườn (và các
động, thực vật liên quan) thể hiện sự tham gia của Thơ mới vào vấn đề môi
trường của thời đại, mà cụ thể ở đây là vấn đề rừng và bảo vệ rừng ở Việt
Nam thời thuộc địa.
4. Trong xã hội hiện đại hiện nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
phần nào đó đã khiến con người ta có thái độ quay lưng với tự nhiên và tận
diệt tự nhiên quá mức khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt, suy vong
trong đời sống. Bên cạnh đó, trong nhiều năm gần đây, văn học của chúng
ta cũng tập trung đề cập nhiều đến những vấn đề thời thượng, chạy theo thị
hiếu mà dường như ít quan tâm đến truyền thống hòa hợp tự nhiên. Khảo
23



×