Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.69 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Những thập niên gần đây, du lịch ngày càng phát triển, đa dạng hóa một cách sâu
sắc và trở thành ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Theo thống kê của
UNWTO, năm 2015 có 1.184 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đóng góp 1,5 tỷ đô la Mỹ
cho nền kinh tế thế giới. Đến năm 2016 lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng lên từ 3,5 đến
4,5%. Cùng với xu hướng chung của thế giới, du lịch Việt Nam cũng không ngừng phát
triển, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Một trong những điểm du lịch nổi
tiếng, hấp dẫn và thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài là Đà Lạt – Lâm Đồng,
đem lại nguồn thu đáng kể cho kinh tế tỉnh Lâm Đồng cũng như góp phần quảng bá, phát
triển du lịch Việt Nam. Ước tính 9 tháng năm 2015, có 1.398.714 lượt khách đăng ký lưu
trú, tăng 7,45% so với cùng kỳ; 115.628 lượt khách nước ngoài, tăng 7,75%; 1.283.086 lượt
khách trong nước, tăng 7,43%. Những thế mạnh, tiềm năng gì giúp du lịch Đà Lạt cạnh
tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có được những thành tựu như vậy?
Để tìn hiểu vấn đề này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt”.

1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch và điểm đến du lịch
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm “du lịch”
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
- Một số khái niệm tiêu biểu
+ “ Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình
với mục đích giải trí” ( định nghĩa tại Anh- 1811)
+ “ Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ

0



không có chỗ cư trú thường xuyên”( Glusman, Thụy Sỹ, năm 1930)
+ “ Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên , đi đến bằng
các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”( Kuns, Thụy Sỹ)
+ “ Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành
trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú
thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”(Gs.Ts Hunziker và Gs.Ts Krapf)
+ Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản
xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về
đi lại lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng,..trong một khoảng thời gian nhất định.( Trường ĐH
Kinh tế quốc dân Hà Nội)
1.1.1.2. Khái niệm “khách du lịch”
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 quy định:
Tại điểm 2, Điều 10, Chương I: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Tại Điều 20, Chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du
lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước
ngoài du lịch”.
1.1.1.3. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi
sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ
sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), hàng
hóa chiếm tỷ trọng nhỏ.

1



Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch.
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm du lịchtrùng nhau về không
gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường khác.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn, mà có thể chỉ tập
trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng),
trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm ( đối với sản phẩm
của một số loại hình du lịch như: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi,…).
1.1.1.4. Các loại hình du lịch
Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm
giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, dộng cơ du lịch tương tự, hoặc được
bán cho cùng một nhóm khác hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ
chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, du lịch được phân thành du lịch
quốc tế và du lịch nội địa.
+ Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của
khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
+ Du lịch nội địa là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách
cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.
Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, du lịch được phân thành những
loại hình sau:
+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch văn hóa, …

2



1.1.1.5. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn
hóa, công trình sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm 2 nhóm: Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn
+ Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên
về du lịch là: địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu nguồn tài
nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi.
+ Tài nguyên nhân văn là các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh
tế có ý nghĩa đặc trưng của một vùng hoặc một đất nước. Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt
với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau của chuyến du lịch.
1.1.2. Khái niệm về điểm đến du lịch
- “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một
đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút
khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả
năng cạnh tranh trên thị trường”.( Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO)
- Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch”( Luật Du lịch 2005)
1.2. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
1.2.1. Khái niệm
Theo Metin Kozak: “Năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm
đến có thể cung cấp một cách tương xứng các sản phẩm du lịch cho du khách với sự
thỏa mãn cao nhất, khác biệt hơn, với chất lượng cao hơn và tốt hơn so với các điểm
đến khác và có thể duy trì bền vững những kết quả đó”.
Có thể thấy năng lực cạnh tranh điểm đến là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
điểm đến này so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của
du khách để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi
thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn du khách để

3



tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường.
Năng lực canh tranh của điểm đến du lịch được tạo ra từ thực lực tiềm năng
của điểm đến và là các yếu tố nội hàm của mỗi điểm đến. Năng lực cạnh tranh điểm
đến không chỉ được tính bằng các tiêu chí về tài nguyên tự nhiên, nhân văn, dịch vụ,
vận chuyển,… mà còn gắn liền với ưu thế của sản phẩm du lịch điểm đến đó tạo ra
cho thị trường, gắn với với thị phần mà nó nắm giữ.
1.2.2. Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Theo Metin Kozak, các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh điểm đến du
lịch bao gồm:
- Đặc điểm của điểm đến. Đây là một trong những nhân tố quyết định khá lớn
đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Nó bao gồm các yếu tố: nơi lưu trú,
sự sạch sẽ, cảm giác, trang thiết bị/dịch vụ, ẩm thực, điểm tham quan, sân bay, giao
thông địa phương, trung tâm thông tin du khách, mua sắm.
- Đặc điểm của du khách. Bao gồm các yếu tố: thu nhập, khả năng chi tiêu, giới
tính, tuổi tác, trình độ, văn hóa, tôn giáo, thời gian rỗi, sở thích… Những yếu tố này chi
phối lớn đến khả năng lựa chọn điểm đến du lịch của mỗi du khách.
- Hành vi của các công ty lữ hành. Bao gồm việc lựa chọn các điểm đến du lịch
trong chương trình tour của mình, kể cả việc trung thành lựa chọn lại những điểm đến
đó vào những lần sau.
- Các nhân tố bên ngoài. Gồm các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, suy thoái kinh tế,
an ninh, chính trị,… Những yếu tố này tác động khá lớn đến tâm lý du khách cũng như
tác động vào quá trình lựa chọn điểm đến du lịch của họ.
1.2.3. Các phương pháp đo lường và kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
1.2.3.1. Phương pháp đo lường
Có nhiều phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của một điểm đến. Tuy
nhiên chúng em đã lựa chọn đo lường theo các tiêu chí của Metin Kozak
Đo lường theo các tiêu chí của Metin Kozak


4


Theo Metin Kozak, năng lực cạnh tranh điểm đến có thể được đánh giá theo các
tiêu chí định lượng và định tính:
* Theo định lượng
-

Số lượng khách du lịch đến
- Doanh thu du lịch/năm
- Mức chi tiêu của khách
* Theo định tính
- Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
- Nhân khẩu học của khách du lịch
- Mức độ hài lòng, không hài lòng, phàn nàn của du khách
- Nhận xét của các công ty lữ hành, các trung gian môi giới
- Chất lượng nguồn nhân lực du lịch
- Chất lượng các tiện nghi

1.2.3.2. Kỹ thuật đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến
- Đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh
Hiện chỉ có điểm đến du lịch Lào Cai có nhiều sản phẩm du lịch tương đồng
với Đà Lạt, ngoài ra có một số địa phương có sản phẩm du lịch núi như Tam Đảo
(Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Măng Đen (Kon Tom),… Tuy nhiên, Tam Đảo hay
Măng Đen có quy mô nhỏ, khó mà so sánh được với Đà Lạt. Còn Đà Nẵng, mặc dù
có sản phẩm du lịch núi Bà Nà nhưng điểm đến này có thêm các yếu tố từ du lịch
biển, du lịch văn hóa,… hỗ trợ. Vì thế tác giả lựa chọn so sánh chính với Lào Cai và
việc so sánh với điểm đến du lịch Đà Nẵng chỉ có tính chất tham khảo thêm.
Bài nghiên cứu so sánh theo các tiêu chí định lượng của Metin Kozak, bao

gồm: số lượng khách du lịch đến, doanh thu du lịch/năm, mức chi tiêu của khách du
lịch và thời gian lưu lại của khách du lịch.
- Đánh giá theo mô hình SWOT
Phương pháp được đo lường bằng việc phân tích điểm mạnh (Strenghts), điểm
yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) các yếu tố nội tại bên
trong và bên ngoài...
Phương pháp này, cho phép các tổ chức, các doanh nghiệp và các ban ngành du

5


lịch nghiên cứu một cách có hệ thống các điều kiện của SWOT để đưa vào trong tiến
trình phân loại sự lựa chọn chiến lược và chiến thuật kinh doanh có hiệu quả.
Phương pháp này được thực thi qua nội dung sau:
- Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT:
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Bốn ô tương ứng với các giải pháp giữa cơ
hội – điểm mạnh; cơ hội – điểm yếu; thách thức - điểm mạnh và thách thức – điểm yếu.
Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng một
cách rõ ràng.
- Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Tập trung đến những
quan điểm của mọi người.
- Biên tập lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm
riêng biệt, quan trọng.
- Phân tích ý nghĩa của chúng.
- Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại
bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ khỏi các nguy cơ, rủi ro.

2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.1. Khái quát chung về điểm đến du lịch Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên,

thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng
trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết
định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám
hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những
người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công
sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó
khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị
loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

6


Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực
vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh
năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví
như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn
phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam,
mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một
trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện
diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với
những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản
kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù
sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay
"Tiểu Paris".
Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng
các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay
phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình
xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh
thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy

hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và
trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công
trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ.
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt
2.2.1. Đánh giá trên cơ sở so sánh với đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là bất kỳ điểm đến du lịch nào có mục đích thu hút cùng một đối
tượng khách hàng mà điểm đến du lịch Đà Lạt cũng đang muốn thu hút. Điều này có nghĩa
là phải xem xét cả những đối thủ cung cấp các sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế cho
sản phẩm hay dịch vụ của điểm đến du lịch Đà Lạt.
Khi liệt kê đối thủ cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Lạt, chúng em tập trung xem
xét những yếu tố sau:
- Những đối thủ cung cấp sản phẩm du lịch, dịch vụ tương tự như điểm đến du lịch
Đà Lạt. Về cơ bản, sản phẩm du lịch của Đà Lạt chủ yếu là sản phẩm du lịch núi, phần lớn

7


tập trung vào loại hình du lịch nghỉ mát và nghỉ dưỡng. Hiện cả nước có một số điểm đến
du lịch có những sản phẩm du lịch tương tự Đà Lạt để thu hút đối tượng khách nghỉ mát và
nghỉ dưỡng như: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng),… Tuy nhiên,
với Tam Đảo, đây chỉ là một thị trấn nhỏ, ít điểm tham quan, khó kết nối với các sản phẩm
du lịch khác trong tỉnh, do vậy khó mở rộng quy mô du lịch. Với Bà Nà (Đà Nẵng), mặc dù
quy mô không thể bằng Đà Lạt, nhưng nằm trong một thành phố có hoạt động du lịch khá
phát triển, có thể kết hợp nối tuyến với du lịch biển, du lịch văn hóa… Bên cạnh đó, sân
bay quốc tế Đà Nẵng là một trong ba đầu mối giao thông hàng không quan trọng của cả
nước. Trong ba điểm vừa nêu thì Sapa (Lào Cai) có nhiều điểm tương đồng với Đà Lạt, là
đối thủ cạnh tranh lớn của Đà Lạt ở thời điểm hiện tại và tương lai.
- Những đối thủ cạnh tranh cùng cấp. Đây là những đối thủ thu hút khá lớn lượng
khách quốc tế và nội địa. Mỗi tỉnh thành đều có những sản phẩm du lịch đặc trưng, do vậy
phần lớn các tỉnh thành đều có những sức hút nhất định để thu hút du khách. Một trong

những sức hút đó chính là số lượng các khu, điểm du lịch ở địa phương đấy. Có thể thấy Đà
Lạt có thể bị chia sẻ thị trường khách nội địa và một phần khách quốc tế từ các địa phương:
Khánh Hòa (Nha Trang), Bình Thuận (Phan Thiết), Bà Rịa – Vũng Tàu (Vũng Tàu), Kiên
Giang (Phú Quốc),…
- Những điểm đến du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng thay thế sản
phẩm du lịch của Đà Lạt. Trước kia, Đà Lạt là một trong những điểm đến hấp dẫn cho du
khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ. Nhưng xu hướng gần
đây cho thấy, trong các dịp nghỉ lễ, dòng du khách bắt đầu chuyển hướng sang những điểm
đến du lịch mới nổi thời gian gần đây như Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên
Giang).
Như vậy, chúng em chủ yếu tập trung so sánh với các địa phương có sản phẩm du
lịch tương đồng là Sapa (số liệu du lịch Lào Cai) và Đà Nẵng. Có thể xem Sapa có nhiều
sản phẩm tương đồng với Đà Lạt hơn nên các số liệu du lịch của Sapa được lựa chọn để so
sánh chính với Đà Lạt. Với Đà Nẵng, mặc dù có điểm du lịch núi Bà Nà nhưng Đà Nẵng lại
có nhiều sản phẩm du lịch khác bổ trợ như du lịch biển nên Đà Nẵng được đưa vào để tham
khảo thêm. Với số liệu du lịch của Đà Lạt, chúng em sử dụng số liệu du lịch chung của
Lâm Đồng vì phần lớn du khách khi đến với Lâm Đồng đều đến với Đà Lạt.
Các số liệu so sánh được trình bày qua bảng sau:

8


Bảng: Tổng lượt khách, doanh thu và số ngày lưu trú bình quân của du khách đến Đà
Lạt, Lào Cai và Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013:

9


Tiêu chí
Tổng


Điểm đến
lượt Đà Lạt
Lào Cai
khách (nghìn
Đà Nẵng
lượt khách)
Khách quốc tế Đà Lạt
Lào Cai
(nghìn
lượt
Đà Nẵng
khách)
Khách nội địa
Đà Lạt
Lào Cai
(nghìn
lượt
Đà Nẵng
khách)
Doanh thu du Đà Lạt
Lào Cai
lịch (tỉ đồng)
Đà Nẵng
Thời gian lưu Đà Lạt
Lào Cai
trú bình quân
Đà Nẵng
(ngày)
Nguồn:


2009
2.500
700,5
1.350

2010
3.115
888,4
1.780

2011
3.527
969
2.350

2012
3.937
948,6
2.831

2013
4.197
1.260,9
3.090

130
326,9
300


163,5
389
380

181,2
439,6
500

200,6
375,5
675,5

228,5
567
743

2.370
373,6
1.050

2.951,5
499,4
1.400

3.345,8
529,4
1.850

3.736,4
537,1

2.155,5

3.968,5
693,9
2.347

1.020
513
777,7
2,4
3,0
1,7

1.350
823,8
1.239
2,4
3,1
-

1.800
1356,4
1.800
2,4
2,95
2,2

2.007
1.844,3
1.831,5

2,4
3,25
2,3

2.266,5
2.548
2.335
2,45
3,3
-

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013
(Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Đà Nẵng)
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
( Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lào Cai)
Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013.
( Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lâm Đồng.)
So với Sapa và Đà Nẵng, tổng lượt khách của Đà Lạt qua các năm khá cao. Khách
đến Đà Lạt có tốc độ tăng đều qua các năm, và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2013. Với
du lịch Đà Nẵng, mặc dù có thêm các sản phẩm du lịch biển bổ trợ nhưng tổng lượt khách
du lịch vẫn còn thấp. Khách du lịch đến Lào Cai thấp hơn nhiều so với Đà Lạt và giảm đi từ
969 ngàn lượt khách năm 2011 giảm còn 948,6 ngàn lượt vào năm 2012, giảm 0,22%
(lượng khách Trung Quốc giảm).

10


Mặc dù tổng lượt khách của Đà Lạt cao hơn nhiều so với Sapa (gấp 3,3 lần năm
2013) nhưng tổng lượt khách quốc tế và doanh thu du lịch của Đà Lạt lại khá thấp. Số ngày
lưu trú bình quân tại Lào Cai cao hơn và chi phí cho các hoạt động du lịch lại đắt đỏ hơn so

với Đà Lạt kéo theo doanh thu từ hoạt động du lịch của Lào Cai cao hơn Đà Lạt.
Số ngày lưu trú bình quân của Đà Lạt duy trì đều đặn từ 2009 đến 2012 là 2,4, đến
năm 2013 có tăng nhẹ lên 2,45. Trong khi đó, số ngày khách lưu trú bình quân tại Lào Cai
khá cao, mặc dù năm 2011 có giảm nhẹ, nhưng sau đó vẫn duy trì mức tăng đáng kể qua
hàng năm. Tuy thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch tại Đà Lạt thấp hơn Lào Cai
nhưng lại là một con số khá cao so với các tỉnh thành khác (đứng thứ 4 cả nước).
So với Lào Cai, Đà Lạt có nhiều lợi thế để thu hút khách du lịch, đặc biệt là về khí
hậu và cảnh quan. Tuy nhiên, khả năng thu hút khách quốc tế và nội địa của Đà Lạt lại thấp
hơn. Chúng em sẽ phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Đà Lạt để
làm rõ vấn đề này.
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, có diện tích hơn 400 km2,
được bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp. Về khí hậu, do ảnh hưởng của độ
cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung
bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.
Chính những rừng thông giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ. Đà Lạt không bao giờ có bão,
chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Khí hậu mát mẻ, không khí trong lành giúp Đà Lạt trở thành điểm du lịch nghỉ
dưỡng hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Tại Việt Nam một số điểm du lịch có đặc
điểm khí hậu giống Đà Lạt như Sapa, Tam Đảo, Bà Nà cũng là những lựa chọn thay thế đối
với khách du lịch khi đi du lịch với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn hay trải nghiệm khí hậu
miền ôn đới ở một nước nóng ẩm như Việt Nam. Song vì vị trí địa lý, nên Đà Lạt vẫn
chiếm lĩnh được thị trường du lịch phía nam cũng như Việt Nam và quốc tế.
Không chỉ có khí hậu ôn hòa mà Đà Lạt cũng thu hút hàng nghìn lượt khách đến
tham quan, du lịch bởi cảnh quan tuyệt vời với những rừng thông xanh ngát, những đồi
thông thơ mộng cùng rực rỡ sắc màu của rất nhiều loài hoa. Đến với Đà Lạt khách du lịch
sẽ được chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn phong cảnh trữ tình nên thơ của những dải thông

11



xanh mờ ảo trong làn sương mù trắng xóa hay những thung lũng huyền ảo. Những hình ảnh
đó đã đi vào thơ ca nhạc họa và các tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh. Đây cũng là một
phương tiện để quảng du lịch Đà Lạt để nhiều người biết đến thành phố hơn. Đà Lạt –
“Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông” còn được mệnh danh là “Thành phố ngàn
hoa”. Khắp thành phố đâu đâu cũng có sự hiện diện của hoa suốt bốn mùa trong năm. Từ
những vườn hoa được ươm trồng khoa học đến những loài hoa hoang dại, hoa rừng đều tô
điểm cho thành phố lung linh rực rỡ. Những vườn hoa hồng nhiều màu sắc, sắc vàng của
hoa mimosa trên khắp các nẻo đường, những cánh đồng hoa bồ công anh, hoa dã quỳ thu
hút một lượng lớn du khách cho Đà Lạt. Với muôn màu của hoa, khách du lịch sẽ có những
bức ảnh, những thước phim đẹp cho riêng mình cũng như nguồn cảm hứng cho họa sĩ, nghệ
sĩ. Ngoài ra, Đà Lạt còn có nhiều loài hoa quý như: hoa chuông vàng, hoa oải hương, hoa
đậu tía tím, hoa đậu tía trắng, hoa vông kê,… Đây là thế mạnh mà ít điểm đến du lịch nào
có được như Đà Lạt. Dựa vào thế mạnh này, du lịch thành phố có thể phát triển nhiều loại
hình như du lịch vườn, du lịch kết hợp thương mại, kinh doanh các loài hoa.
Đi sâu vào thành phố, du khách sẽ được khám phá một “bảo tàng “ của những thác
nước và những hồ đẹp. Những thác nước đẹp và nổi tiếng phải kể đến là thác Prenn,
Datanla, Hang Cọp, Cam Ly, Voi, Pongour, … Những thác nước này là điểm đến lý tưởng
cho nhiếp ảnh gia và những du khách thích trải nghiệm vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên
nhiên. Đà Lạt cũng có rất nhiều hồ mà nổi bật là biểu tượng của thành phố - hồ Xuân
Hương. Ngoài ra còn nhiều hồ đẹp như hồ Tuyền Lâm, hồ Đa Kia – thung lũng Vàng, hồ
Than Thở, hồ Đa Nhim. Bên cạnh hoạt động tham quan chụp ảnh Đà Lạt cũng thúc đẩy
nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác tận dụng thế mạnh về thác và hồ như hội đua thuyền,
du lịch sinh thái vùng thác suối, các môn thể thao dưới nước.
Lợi thế về địa hình như những con đèo quanh co, những quả đồi liên tiếp, những
thung lũng uốn lượn giúp nhiều loại hình du lịch mới như lịch mạo hiểm hay trekking có cơ
hội phát triển.
Điều kiện tự nhiên đất đai thổ nhưỡng và khí hậu là một trong những nhân tố quan
trọng phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại ở Đà Lạt. Nông sản chất lượng vừa
phục vụ cho địa phương và các thị trường khác vừa phục vụ cho chính hoạt động du lịch

của thành phố. Hoạt động du lịch tham quan nông trại, nhà vườn được phát triển. Khách du
lịch được đến thăm các vườn hoa hồng , các loài hoa đặc trưng khác của Đà Lạt, vườn dâu

12


tây và được trải nghiệm những công việc chăm sóc thu hoạch nông sản khi đến đây. Kết
hợp với du lịch hoạt động thương mại cũng được đẩy mạnh. Việc buôn bán các sản phẩm
nông nghiệp tươi sạch, an toàn cho khách du lịch đã góp phần tăng thêm thu nhập cho
thành phố.
2.2.1.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông liên lạc
Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh Lâm
Đồng. Các tuyến quốc lộ 20, 27, 28, 55; các tỉnh lộ 721, 722, 723, 724, và 725 và đường
Đông Trường Sơn nối liền Lâm Đồng với Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh
thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng nói chung
và Đà Lạt nói riêng tăng cường mối quan hệ kinh tế - xã hội với các vùng kinh tế, các tỉnh
trong khu vực. Trong tương lai khi tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương (đến sân
bay Liên Khương) được đầu tư xây dựng sẽ rút ngắn được thời gian đi từ thành phố Hồ Chí
Minh – Đà Lạt còn 3-4 giờ.
Cảng hàng không sân bay Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28
km về phía Nam, với đường bay dài 3250 m, công suất 1,5-2 triệu khách/năm đạt tiêu
chuẩn quốc tế đáp ứng khai thác được các loại máy bay hàng không dân dụng tầm trung
như A320, A321, Fokker 70 và tương đương. Hàng ngày có các chuyến bay đi Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực
hợp tác xúc tiến các tuyến bay đi Singapore, Simrip,…
Mạng lưới giao thông hiện đại gồm đường bộ, đường hàng không, đường sắt làm
cho hành trình của khách du lịch đến với Đà lạt trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Không
chỉ vậy hệ thống giao thông cũng kết nối Đà Lạt với nhiều điểm du lịch lân cận khác như
Nha Trang, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,… Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt
được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1928, tới năm 1932 bắt đầu khai thác vận tải toàn

tuyến. Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt được sử dụng tới năm 1972, khi chiến tranh Việt
Nam trở nên khốc liệt, tuyến đường buộc phải ngừng hoạt động. Từ năm 1991, thành phố
Đà Lạt cho khôi phục 7 km đường sắt từ Đà Lạt tới Trại Mát, kết hợp cùng nhà ga Đà Lạt
để phục vụ du lịch. Nơi đây ngày nay trở thành một trong những điểm hấp dẫn khách du
lịch của thành phố. Mặc dù không còn kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt Việt Nam,
nhà ga vẫn bán vé tàu cho hành khách và có xe trung chuyển từ ga Đà Lạt đến ga Nha
Trang và Tháp Chàm.

13


Về mạng lưới giao thông vận tải thì du lịch Đà Lạt được đánh giá là ít thuận lợi hơn
so với Sapa và Đà Nẵng. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông
vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và có cửa khẩu với Trung
Quốc phát triển đa dạng du lịch Sapa – Lào Cai với giao lưu văn hóa và hoạt động thương
mại mạnh mẽ. Trong khi đó Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương nước ta, nằm trên
trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam, hiện đại về cả đường bộ , đường sắt, đường biển và
đường hàng không với sân bay quốc tế. Trong ba điểm đến thì Đà Nẵng có ưu thế nhất về
giao thông trong lưu chuyển và thu hút khách du lịch.
2.2.1.3. Đặc điểm kiến trúc
Thành phố Đà Lạt được ví như một bảo tàng kiến trúc phương Tây đầu thế kỷ 20
hay một tiểu Pa-ri với nhiều công trình nổi tiếng và những biệt thự xinh đẹp. Các coong
trình kiến trúc tiêu biểu nơi đây đều chọn lựa bố cục tổng thể theo hình khối nằm ngang ổn
định, gắn kết chặt chẽ với địa hình và hòa hợp với thiên nhiên. Những công trình xây dựng
dưới thời thuộc địa đều có cơ sở thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và
điều kiện sinh hoạt của cư dân. Trải qua một thời gian dài xây dựng thành phố, phong cách
kiến trúc đã có nhiều thay đổi, từ phong cách kiến trúc thuộc địa tiền kỳ đơn giản với
những cửa cuốn vòm và hành lang bao quanh, tới phong cách Tân cổ điển với những trang
trí phong phú, đến phong cách kiến trúc địa phương Pháp của những ngôi biệt thự, và
phong cách kiến trúc Hiện đại với nhiều hình khối, bố cục phi đối xúng ở các dinh thự. Tuy

Đà Lạt mang đậm dấu ấn của những kiến trúc sư người Pháp, nhưng các nhà kiến trúc này
khi thiết kế những công trình cho Đà Lạt cũng chịu ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên,
đặc biệt là các điều kiện về khí hậu thời tiết, cảnh quan môi trường nơi đây. Hiện tượng
giao thoa này đã đem lại cho Đà Lạt một phong cách kiến trúc riêng độc đáo và nhiều bản
sắc thu hút khách du lịch. Những công trình tiêu biểu phải kể đến là trường Cao đẳng Sư
phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, nhà thờ Con Gà, nhà thờ Donamine De Marie, chùa Linh Phước,

Đây là đặc điểm mà chỉ riêng Đà Lạt có được trong ba điểm du lịch, đem lại thế
cạnh tranh cho du lịch Đà Lạt.

14


2.2.1.4. Cơ sơ lưu trú, các khu vui chơi giải trí
Tính đến đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 1.055 cơ sở lưu trú du lịch,
với tổng số 16.746 phòng. Trong đó, có 348 khách sạn từ 1-5 sao với 9.344 phòng, bao gồm
27 khách sạn cao cấp cao từ 3-5 sao với 2.644 phòng, riêng thành phố Đà Lạt có 815 cơ sở
lưu trú du lịch, với tổng số 13.786 phòng, trong đó có 291 khách sạn từ 1-5 sao với 8.207
phòng và 25 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với 2.475 phòng. Các dịch vụ phục vụ trong
khách sạn ngày càng được nâng cao, như: nhà hàng, vũ trường, Spa, karaoke. hồ bơi, chăm
sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, lữ hành,…
Xét về cơ sở lưu trú, du lịch Đà Lạt đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng dịch vụ
đối với du khách. Song các khu vui chơi giải trí hay khu thương mại Đà Lạt còn thiếu, chưa
được đầu tư nhiều. Trong khi Đà Nẵng là trung tâm của các dịch vụ giải trí, còn Sapa thì có
các phiên chợ, lễ hội.
2.2.1.5. Đặc điểm dân cư văn hóa
Đà Lạt mang đậm trong mình bản sắc văn hóa Tây Nguyên đẹp như huyền thoại.
Những người dân hiền lành sống bằng nghề làm rẫy, làm vườn, trồng cà phê, chè, chăn nuôi
gia súc…Vào những ngày hội làng, ngày vui của gia đình, du khách sẽ được xem họ
múa, hát, chơi nhạc bằng những nhạc cụ độc đáo mà âm thanh của nó nghe như tiếng gió

hú, tiếng thác chảy trên ghềnh đá. Thiên nhiên tươi đẹp đã tạo nên những mẫu người Đà
Lạt có phong cách đáng yêu, hiền hòa, thanh lịch và mến khách.
Hiện Đà Lạt có rất ít các loại hình nghệ thuật truyền thống. Tour du lịch mà du khách
thường tham gia vào buổi tối là những show biểu diễn cồng chiêng Tây nguyên tại xã Lát.
Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận và đáp ứng yêu cầu vui từ phía du khách, nhiều cụm biểu
diễn đã dần biếu hóa và thay đổi thành những điệu nhảy hiện đại để sôi động hơn và vui
hơn. Điều này gây phản cảm lớn với đối tượng khách du lịch quốc tế.
Trong khi đó tại Lào Cai, loại hình du lịch cộng đồng lại phát triển mạnh giúp tỉnh
thu hút nhiều du khách quốc tế. Thực tế cho thấy, du khách, đặc biệt là khách nước ngoài
đến Sapa và Bắc Hà thường thích đi thăm những bản làng dân tộc để cùng sống và sinh
hoạt với dân bản, cùng dân bản nấu ăn, thực hiện các công việc nhà nông, thưởng thức các
tiết mục văn nghệ dân gian và mua những sản phẩm thổ cẩm, mỹ nghệ, mây tre đan làm
quà lưu niệm. Đặc biệt, số lượng các hộ gia đình cung ứng dịch vụ homestay liên tục gia

15


tăng ở các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Hiện xã Tả Van (Sapa) có 42 hộ, xã
Bản Hồ (Sapa) có 24 hộ, xã San Sả Hồ (Sapa) có 10 hộ, xã Trung Đô (Bắc Hà) có 14 hộ
đăng ký kinh doanh dịch vụ homestay. Doanh thu của các hộ gia đình này khá cao, bình
quân đạt 25 - 27 triệu đồng/hộ/năm (xã Tả Van), 35 - 40 triệu đồng/hộ/năm (xã Trung Đô).
2.2.1.6. Chính sách của chính quyền địa phương và Nhà nước:
Nhà nước ta từ lâu đã đề ra phương hướng “phát triển ngành công nghiệp không
khói” nhưng hướng đi và sự quyết liệt của mỗi địa phương mỗi khác. Không thể phủ nhận
Đà Nẵng có những khởi sắc hơn hai đối thủ, đó cũng là một trong nhiều lí do Đà Nẵng lấn
át Lào Cai và Đà Lạt về lượt khách quốc tế.
Trong một năm, tỉnh Lâm Đồng có khoảng 11 sự kiện du lịch chính thống tổ chức ra
nhằm thu hút khách. Đó là: Hội hoa xuân, lễ hội thác Pongour, lễ hội tình yêu, giỗ tổ Hùng
Vương, leo núi Bră Yang, lễ hội văn hóa cồng chiêng, hội nghị lữ hành, hội chợ văn hóa –
du lịch, ngày hội văn hóa di sản Việt Nam, Festival Hoa và lễ hội văn hóa Trà,.. nhưng các

sự kiện này kém hấp dẫn và không mấy mới mẻ so với những gì Đà Nẵng tổ chức như cuộc
thi bắn pháo hoa quốc tế hay các cuộc thi hoa hậu.
Trong khi tại Lào Cai và Đà Lạt giá cả leo thang mùa lễ hội hay chèo kéo khách du
lịch mà chính quyền chưa có nhiều biện pháp đối phó thì Đà Nẵng lại có những cách xử lý
vô cùng sáng tạo. Lấy ví dụ bộ ảnh nhằm hướng dẫn người dân "thành phố đáng sống"
những kỹ năng ứng xử để đưa thành phố thành điểm đến du lịch văn minh và hiếu khách.
Bộ quy tắc ứng xử đã được tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức, như văn bản phổ biến,
tờ rơi, băng rôn, áp phích, tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh, truyền thông địa
phương, báo chí... Ngoài ra bộ quy tắc ứng xử còn được chia sẻ trên mạng xã hội, để người
dân có thêm cơ hội tiếp cận.
2.2.2. Đánh giá theo mô hình SWOT
Những điểm mạnh và điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với du lịch Đà
Lạt được thể hiện trong bảng dưới đây. Những kết hợp của điểm mạnh điểm yếu và cơ hội
thách thức đó sẽ cho ra những phương hướng phát triển, biện pháp tận dụng cơ hội phát
huy điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.
Các điểm mạnh (S)

16

Các điểm yếu (W)


1. Khí hậu

1. Giao thông

2. Cảnh quan, kiến trúc

2. Tình trạng nâng giá


3. Nhiều loại hình du lịch

cao vào dịp lễ hội

Cơ hội,

4. Nhân lực phục vụ du

3. Sản phẩm du lịch

Thách thức

lịch
5. Môi trường du lịch/
Người dân địa phương.

trùng lặp, nghèo nàn
4. Hạn chế các hoạt
động vui chơi giải trí
5. Tính thời vụ.

- S1+O4: tăng cường

- O1+W1,3,4: kêu gọi

Điểm mạnh,
Điểm yếu

Các cơ hội (O)


1.
Nhiều dự án du lịch quảng bá yếu tố khí hậu
lớn đầu tư vào Đà Lạt
đến du khách nội địa.

đầu tư vào giao thông,
sản phẩm du lịch, hoạt

2.
Sân bay Liên Khương - S2,5+O2,3,4: tăng
mở chặng bay quốc tế
cường quảng bá, khai
thác hiệu quả tài nguyên,
3. Khách du lịch quốc tế
hình ảnh du lịch
gia tăng
- S3+O3,4: triển khai tour
4. Nhu cầu đi du lịch của
du lịch đặc thù.
người dân tăng.
- S4+ O1,2,3,4: nâng cao
chất lượng phục vụ.

động vui chơi giải trí.
- O1+W5: đầu tư các
sản phẩm du lịch mùa

Các thách thức (T)

- S1,2,3+T1: tăng cường


- Tăng cường công tác

1. Sự phát triển của các
điểm đến mới

xây dựng hình ảnh
lịch Đà Lạt

2. Chặt phá rừng thông để
xây dựng các dự án du
lịch

- S5+T3: tăng cường vai
trò của người dân trong
việc bảo vệ môi trường

3. Ô nhiễm môi trường

- S3+T4: xây dựng các
- Chú trọng, tập trung
loại hình du lịch
với vào chất lượng.

4. Khủng hoảng kinh tế
nhiều mức giá khác nhau.
thế giới.

17


thấp điểm.
- O2+W5: giảm giá vận
chuyển mùa thấp điểm
- O3,4+W2: kiểm soát
chặt chẽ các dịch vụ.

du quản lý
- Tuyên truyền, giáo
dục ý thức của người
dân và những người
làm du lịch


3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ
LẠT
3.1. Mục tiêu phát triển du lịch Đà Lạt
Du lịch là động lực để thúc đẩy phát triền Kinh tế- Xã hội của địa phương, chú
trọng phát triển du lịch mang tính đặc thù thông qua nhiều nghị quyết chuyên đề và phát
triển du lịch định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Mục tiêu phát triển theo hướng
bền vững lấy yếu tố chất lượng dịch vụ môi trường sinh thái làm trọng tâm, phát triển du
lịch vừa là điều kiện vừa là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và ngược lại, gắn
phát triển du lịch với các loại hình dịch vụ khác. Chú trọng khai thác các lợi thế cạnh tranh
và tiềm năng cảnh quan, môi trường khí hậu, kinh tế để phát triển du lịch phù hợp với quy
hoạch của nhà nước. Xây dựng du lịch Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ của cả
nước và khu vực.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
3.2.1. Củng cố phát triển nguồn lực
- Về cơ sở hạ tầng: nâng cấp, tu sửa bảo trì thường xuyên hệ thống giao thông đến các điểm
du lịch khu du lịch, giao thông đường nội bộ giữa các khu, điểm du lịch, tránh tình trạng tắc
nghẽn giao thông lúc cao điểm. Kinh phí thu được từ hoạt động du lịch nên tái đầu tư một

phần để đầu tư thêm nhiều snar phẩm du lịch mới, tao sự phong phú đa dạng của khu du
lịch.
-Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch:
+ Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, tăng cường kết hợp giữa lý
thuyết và thực tiễn. Xây dựng chương trình đào tạo du lịch phù hợp với đặc điểm du lịch
Đà Lạt, dựa trên những kinh nghiệm, phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, tránh những hạn
chế khuyết điểm của chương trình có sẵn . Không để chương trình đào tạo ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của đơn vị.

18


+ Tăng cường năng lực hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nên có những
chính sách ưu đãi khuyến khích người có năng lực tham gia vào quản lý. Khảo sát đánh giá
hiện trạng định kỳ nhằm phát triển, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, dịch vụ du lịch đảm bảo
tính chuyên nghiệp, đủ để cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
+ Hợp tác quốc tế hội nhập và phát triển quốc tế: tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc
gia trên thế giới. Tuyển chọn và đưa những người có năng sang các nước học hỏi kinh
nghiệm trọng các lĩnh vựng: quản lý, phát triển thị trường du lịch, thiết kể tổ chức sự kiện,
… nhằm phục vụ tốt hơn cho cả du khách địa phương và quốc tế.
3.2.2. Chú trọng công tác bảo tồn
Ngoài việc khắc phục những điểm yếu kém, thì cần bảo tồn và duy trì và phát triển những
hình ảnh đẹp vốn có khu du lịch để thu hút khách du lich tiềm năng nước ngoài và nội địa
nên để lại những ấn tượng tốt đẹp về Đà Lạt nói chung và Việt Nam nói riêng, để duy trì
ổn định lượng khách du lịch.
+ Quy hoạch một số vùng chuyên trồng hoa đặc trưng của vùng địa phương, gây ấn tượng
với du khách về cảnh quan thiên nhiên, đặc biệt là vào mùa lễ hội
+ Duy trì, bảo vệ cảnh kiến trúc cảnh quan, công trình nổi tiếng. Cần thu hổi cải tạo các khu
biệt thự đang bị lần chiếm, sử dụng sai mục đích. Quy hoạch khu du lịch phù hợp với cảnh
quan thiên nhiên của khu du lịch Đà Lạt. Đàm bảo quy trình phê duyệt và kiểm định tránh

tình trạng những công trình làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc đặc trưng của khu du lịch Đà
Lạt.
+Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. Tránh để tình trạng rác vứt bừa bãi, rác đọng, thường
xuyên vệ sinh môi trường, trồng nhiều cây xanh nhằm đảm bảo tính mỹ quan và vệ sinh
môi trường. Đối với những trường hợp xả rác bừa bãi cần nhắc nhở xử lý chính đáng.
Thành lập đội cảnh sát để theo dõi xử lý các phương tiện giao thông, cơ sở lưu trú, sản
xuất, ăn uống,… ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên, môi trường đất, nước, không khí.
+Duy trì các hoạt động văn hóa dân gian của vùng, địa phương. Phát triển và lựa chọn một
số lễ hội, văn hóa truyền thống đặc thù với quy mô lớn nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên

19


văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời tránh những tác động tiêu cực và những quan niệm
tư tưởng sai lầm bề lễ hội.
3.2.3. Đa dạng hóa các loại hình du lịch
-Phát triển thương hiệu hoa Đà Lạt: mục tiêu đưa hoa Đà Lạt trở thành sản phẩm du lịch
chính của địa phương. Trồng nhiều loại hoa khác nhau với màu sắc và chủng loại phong
phú đa dạng nhằm hướng tới thương hiệu thành phố hoa Đà Lạt. Trồng hoa thành từng khu,
vườn, trên cửa ngõ vào Đà Lạt,…tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu với khách du lịch. Xây
dựng các chợ hoa và khu bán hoa riêng,… để du khách có thể dễ dàng lựa chọn các loại hoa
về làm kỉ niệm.
-Mở rộng quy mô dịch vu, mua sắm: hiện nay du khách du lịch nhu cầu hàng đầu là ăn
uống, nghỉ ngơi giải trí,.. trong khi ở Đà Lạt lại không đáp ứng đủ nhu cầu của du khách.
Nên cần quy hoạch cung cấp nơi ở và nghỉ ngơi của du khách. Về các mặt hàng lưu niệm,
chính quyền cần có biện pháp xử lý đối với những cơ sở bán mặt hàng kém chất lượng, giá
quá cao,… Có biện pháp khuyến khích các mặt hàng thủ công truyền thống đặc trưng của
địa phương cũng như quảng bá nhiều mặt hàng lưu niệm đến cho khách.
- Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí: hiện nay khu du lịch Đà Lạt các khu dịch vụ giải
trí còn trùng lặp, nghèo nàn. Vì vậy cần phải đa dạng hóa các loại hình du lịch, vui chơi giải

trí. Đối với tour du lịch kiến trúc, nên cho khách tham quan những công trình kiến trúc
Pháp cổ, cho khách cảm nhận được những khác biệt về mặt kiến trúc, vật liệu cũng như
không khí, không gian sống bên trong. Bên cạnh đó, cũng nên kết hợp tham quan những
biệt thự mới có kiến trúc độc đáo để du khách có thể dễ dàng cảm nhận và so sánh. Khai
thác thêm các tour du lịch mạo hiểm như vượt núi, vượt thác,…đây là tour du lịch khá hấp
dẫn đối với du khách trong và ngoài nước cần quảng bả nhiều hơn nữa đối với các khách có
nhu cầu tham gia tour du lịch mạo hiểm. Ngoài ra có thể phát triên thêm loại hình du lịch
nhà vườn với cảm nhận độc đáo về làng quê, con người nơi đây.
- Phát triển các khu ẩm thực: Đà Lạt nổi tiếng với các loại rau củ tươi ngon, ẩm thức phong
phú nên có thể phát triển hệ thống ẩm thực phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Duy trì
thường xuyên các cuộc thi ẩm thực nhằm giới thiệu tới du khách các món ăn truyền thống
độc đáo của vùng. Ngoài ra cần phối hợp với các nhà hàng khách sạn tổ chức các buổi dạy

20


nấu ăn, như vậy vừa giúp du khách hiểu hơn về ẩm thực Việt Nam vừa tạo được những trải
nghiệm thú vị cho du khách.
3.2.4. Tăng cường hoạt động phát triển thị trường
-Tăng cường quảng bá, xúc tiến: hiện nay nhu cầu du lịch của du khách trong và ngoài
nước rất lớn, nên cần duy trì và nâng cao sức cạnh tranh du lịch địa phương. Vì vậy việc
quảng bá điểm đến hình ảnh Đà Lạt tới du khách rất quang trọng. Nên quảng bá hình ảnh
trên nhiều phương tiện khác nhau như báo, đài, internet, các trang mạng xã hội,… Đặc biệt
cần chú ý tới quảng bá hình ảnh đối với du khách nước ngoài vì không chỉ thu hút khách du
lịch nước ngoài mà còn quảng bá hình ảnh Đà Lạt nói chung và đất nước Việt Nam nói
riêng tới các nước trên thế giới,
-Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các vùng miền địa phương trong cả nước cũng như nước
ngoài. Việc liễn kết có vai trò rất quan trọng, giúp phát huy thúc đẩy những thế mạnh của
vùng miền, phát triển ngành du lịch bền vững lớn mạnh. Cần tập trung đầu tư xây dựng hợp
tác với các công ty du lich lữ hành trong và ngoài nước giúp dễ dàng thu hút khách du lich,

làm đa dạng hóa dịch vụ du lịch và giảm bớt sự trùng lặp khi đi du lịch đồng thời cũng làm
giảm sự cạnh tranh với các khu du lịch khác.
3.2.5. Văn hóa du lịch
Xây dựng và hình thành thói quen cư xử văn minh thân thiện đối với khách du lịch góp
phần tạo ấn tượng tốt đối với khách du lịch, đó là chìa khóa quan trọng đem lại sự hài lòng
và thúc đẩy động lực du khách chòn điểm đến du lịch là Đà Lạt nói riêng cũng như Việt
Nam nói chung. Hiện nay vẫn còn một số trường hợp cư xử thiếu văn minh khiến du khách
không hài lòng. Nhiều người có suy nghĩ khách du lịch chỉ đến một lần chứ không quay lại
lần thứ hai, nên nhiều người lợi dụng tăng giá, độn giá hay chèo kéo, ép mua,… chính
những điều này khiến du lịch cảm thấy khó chịu khi tham quan du lịch. Vì vậy cần có sự
can thiệp của các cơ quan xử lý nghiêm các trường hợp này cũng như cần ổn định giá cả và
đảm bảo an ninh khu du lịch đặc biệt là trong các mùa lễ hội số lượng du khách lớn. Các
nhà quản lý cần vào cuộc tích cực hơn để giáo dục văn hóa kinh doanh dịch vụ làm du lịch
từ người dân bởi họ chính là cầu nối văn hóa hiệu quả với du khách. Thường xuyên tổ chức
tuyên truyền, giáo dục ý thức cộng đồng và văn hóa cư xử văn minh. Có như vậy mới giữ
được hình ảnh đẹp thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.

21


22


KẾT LUẬN
Năng lực cạnh tranh có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định lâu
dài của một điểm đến du lịch. Địa phương nào không chú trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh sẽ khó thu hút được du khách và đảm bảo được sự phát triển ổn định trong dài hạn.
Ngược lại, địa phương nào có chiến lược cạnh tranh toàn diện, biết đặt trọng tâm nâng cao
năng lực cạnh tranh. vị thế cạnh tranh của địa phương đó sẽ được khẳng định, hiệu quả thu
hút khách du lịch sẽ ngày càng cao.

Trong xu hướng có nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên thì nghiên cứu năng lực cạnh
tranh là một trong những công việc cần thiết giúp điểm đến du lịch Đà Lạt xác định được
tiềm năng của mình để quy hoạch và có những hướng đi phù hợp.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, điểm đến du lịch Đà Lạt có những lợi thế điểm
mạnh nhất định song còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương, các
công ty lữ hành cần có những giải pháp hiệu quả để thu hút khách du lịch, phát triển du lịch
Đà Lạt như: nâng cấp cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, chú trọng
công tác bảo tồn, cải thiện văn hóa du lịch,…

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa – Giáo trình kinh tế du lịch
2. Michael E. Porter (2008) – Lợi thế cạnh tranh – Nhà xuất bản trẻ
3. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Đà Nẵng. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,
2010, 2011, 2012, 2013.
4. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lào Cai. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,
2010, 2011, 2012, 2013.
5. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Lâm Đồng. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009,
2010, 2011, 2012, 2013.
6. Metin Kozak - Destination Competitiveness Measurement: Analysis of Effective
Factors and Indicators
Website

7. Tổng cục du lịch />8. UNWTO /> />
9. Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch />
10. Tổng cục du lịch tỉnh Lâm Đồng />Act=10&IDNews=590

24



×