Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.88 KB, 34 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người. Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển
một cách mạnh mẽ. Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh
tế mũi nhọn vì cho rằng đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Trong xu thế giao lưu và hội nhập, Việt Nam trở thành điểm đến của bè bạn năm châu.
Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam về nhiều mặt, trong đó có sự phát triển
của ngành du lịch. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là một trong những địa phương
có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch trong và ngoài nước, với bề dày văn hoá,
lịch sử, với việc sở hữu nhiều di tích nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi có tốc độ phát triển
kinh tế, văn hoá rất nhanh so với những địa phương khác trong cả nước. Kể từ năm
2000 - năm đầu tiên của Chương trình hành động quốc gia về du lịch đến nay, ngành du
lịch ở TP. HCM có sự phát triển vượt bậc với những thế mạnh và những cơ hội đến từ
nhiều phía. Tuy nhiên cùng sự phát triển của du lịch và các ảnh hưởng tích cực của nó
đến sự phát triển bền vững của thành phố vẫn tồn tại những khiếm khuyết cần khắc phục
và những tác động tiêu cực cần phải tìm phương pháp giải quyết và hạn chế. Chính vì
vậy, với mong muốn trình bày và đưa ra các đề xuất giải pháp cho vấn đề nêu trên mà
nhóm 8 đã thực hiện bài tiểu luận với chủ đề: “Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới
sự phát triển bền vững của TP. Hồ Chí Minh và các định hướng phát triển”.

5


NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững
1.1. Phát triển
Phát triển là một khái niệm được đề cập đến ở nhiều mặt của cuộc sống, đặc biệt
là trong các lĩnh vực về kinh tế - xã hội với những quan điểm khác nhau. Những nhà


khoa học phương Tây cho rằng khái niệm về “phát triển” mới chỉ xuất hiện vào đầu thế
kỉ XX và lúc đó khái niệm phát triển gắn với khái niệm văn minh. Phát triển theo quan
điểm triết học là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa
dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là
kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn
ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng
ở mức (cấp độ) cao hơn. (Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin 2016)
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính
chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật
chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ
khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập”
Theo GS. Bùi Đình Thanh trong bài viết “Về khái niệm phát triển” có viết: “Phát
triển là một q trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ
thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc
điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc
mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được
những thành quả bền vững và được phân phối cơng bằng cho các thành viên trong xã
hội vì mục đích khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.” (Bùi Đình Thanh
2015)

6


1.2. Phát triển du lịch
a. Du lịch
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu
cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…của dân cư các miền
khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận dựa trên nhiều góc độ tiếp cận.

Tiếp cận dưới giác độ nhu cầu, du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích
kiếm việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được.
Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp, Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau:
“Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại,
cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”.
b. Phát triển du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và phát
triển với tốc độ nhanh và ổn định. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel
and Tourism Council – WTTC) đã công nhận du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới.
Việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề
cao vì tính hiệu quả và khả năng phát triển của “ngành cơng nghiệp khơng khói” này
được đánh giá là mang lại những tác động đáng kể đến với sự phát triển bền vững của
một quốc gia. Phát triển du lịch có thể được hiểu là làm gia tăng sản lượng và doanh thu
cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hồn thiện về
mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.
1.3. Phát triển du lịch bền vững
a. Phát triển bền vững
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Phát triển bền vững là
phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra khái
niệm phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những
7


nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”.

Theo Gro Harlem Brundtlan – Chủ tịch ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát
triển (WCED): “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu
của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa
mãn nhu cầu của chính họ”.
b. Phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai.
Phát triển du lịch luôn gắn với môi trường trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Trong nên
kinh tế - xã hội hiện đại, người ta nhận thấy sự cần thiết của phát triển du lịch theo
hướng bền vững. Phát triển du lịch theo hướng bền vững thực chất cũng là phát triển du
lịch bền vững nhưng sự bền vững chỉ lên định hướng của sự phát triển du lịch, có thể
xem là mục tiêu trong sự phát triển du lịch.
1.4. So sánh giữa phát triển và phát triển bền vững
Phát triển và phát triển bền vững đều là quá trình lâu dài và do các tác nhân nội tại
gây nên và đều làm thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, thay đổi về
cả lượng và chất trong xã hội và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên về bản chất
hai khái niệm này lại có những điểm khác nhau cần phân biệt rõ ràng.
Phát triển hay xét cụ thể là phát triển kinh tế là sự thay đổi về chất trong cơ cấu
nền kinh tế – xã hội và dịch chuyển theo hướng tiến bộ. Phát triển là điều kiện nâng cao
mức sống vật chất của một quốc gia. kinh tế hướng tới là việc xóa đói giảm nghèo, suy
dinh dưỡng, tăng tuổi thọ trung bình, vấn đề việc làm, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế,
nguồn nước…
Phát triển bền vững là khái niệm nâng cao hơn phát triển vì nó khơng chỉ đáp ứng
nhu cầu của hiện tại mà cịn có khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát
triển bền vững được đề cập bên cạnh những vấn đền môi trường, yếu tố xã hội hướng
đến bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên.
Khi đề cập đến ngành du lịch, khai niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững
được sử dụng nhiều hơn và mang lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của
một quốc gia nói chung và của một khu vực cụ thể nói riêng. Thứ nhất, phát triển du
8



lịch theo hướng bền vững giúp cho ngành du lịch có cơ hội phát triển lâu dài và trở
thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều địa phương, thậm chí của cả ngành kinh tế.
Thứ hai, thực hiện phát triển du lịch theo hướng bền vững góp phần tạo việc làm, xóa
đói giảm nghèo, phát triển những vùng đồng bào dân tộc, miền núi, thay đổi tư duy tập
quán của dân cư, khơi phục, tơn tạo, bảo tồn văn hóa bản địa. Thứ ba, nó giúp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phá rừng và tài nguyên khác, khơi phục, tơn tạo, gìn
giữ danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên.
2. Các tiêu chí đánh giá:
2.1. Đối với phát triển bền vững
2.1.1. Về kinh tế
Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Điều
đó địi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những
nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài
nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố
được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập
trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái
cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản sau: Một là,
giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết
kiệm và thay đổi lối sống. Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng
sinh học và môi trường. Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức
sống, dịch vụ y tế và giáo dục. Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối. Năm là, cơng
nghệ sạch và sinh thái hóa cơng nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng
lượng đã sử dụng). Như vậy, có thể nhận định rằng nền kinh tế được coi là bền vững cần
đạt được những yêu cầu sau:
Thứ nhất, tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có
thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng
phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần

tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền
vững về kinh tế.

9


Thứ hai, cơ cấu GDP đồng đều và đi đúng định hướng phát triển. Chỉ khi tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nơng nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt
được bền vững.
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận
tăng trưởng bằng mọi giá.
2.1.2. Về xã hội
Phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như chỉ số phát
triển con người(HDI - Human Development Index), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ
tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngồi ra, bền vững về xã hội
là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội,
bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo khơng quá cao và có xu hướng gần lại;
chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn.
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là
tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ
dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. HDI cho ta
cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo
điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ
hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền
vững về xã hội gồm một số nội dung chính:
Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị
Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đơ thị hóa
Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ
Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa

Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới
Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các q trình ra quyết định.
2.1.3. Về mơi trường
Phát triển bền vững về môi trường là một tiêu chí đánh giá vơ cùng quan trọng
vì mơi trường ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của loài người. Quá trình cơng nghiệp
10


hóa, hiện đại hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng
thơn mới,… đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,
điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất
lượng mơi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch
về khơng khí, nước, đất, khơng gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên
luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu
chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải
thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về mơi trường địi hỏi chúng ta
duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những
nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện
sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. Phát triển bền vững về môi trường
gồm những nội dung cơ bản:
Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo
Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái
Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ơzơn;
Bốn là, kiểm sốt và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ơ nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực
phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm…
Như vậy, phát triển bền vững được đánh giá trên sự phát triển về kinh tế, xã hội

và môi trường. Phát triển du lịch đúng hướng, lâu dài cũng góp phần phát triển bền
vững tại mỗi địa phương hay quốc gia.
2.2. Đối với phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đơi khi được ví như “ba chân” của sự phát
triển bền vững của một quốc gia hay một địa phương cụ thể. (Bien, Amos 2004)
Thứ nhất, phát triển du lịch cần phải thân thiện môi trường. Du lịch bền vững có
tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động

11


thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ơ nhiễm …) và cố
gắng có lợi cho môi trường.
Thứ hai, du lịch phát triển trong sự gần gũi về xã hội và văn hố. Nó không gây
hại đến các cấu trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện.
Thay vào đó thì nó lại tơn trọng văn hố và truyền thống địa phương. Khuyến khích các
bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền)
trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên
liên quan về vai trò của họ.
Thứ ba, hoạt động du lịch mang lại sự phát triển cho nền kinh tế. Nó đóng góp về
mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng
đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt; đồng thời mang lợi
ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Việc thực hiện phát triển du
lịch không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh
doanh nghèo nàn.
Một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ
làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du lịch trong nhiều cách có thể
khơng phá huỷ các nguồn lợi tự nhiên, văn hố và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích
đánh giá cao những nguồn lợi mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực
hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá

cao giá trị văn hoá và mang lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức.

12


II. ĐẶC ĐIỂM DU LỊCH TP. HỒ CHÍ MINH
Với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, vốn và nhân lực, du
lịch TP.HCM đã có những đóng góp lớn vào du lịch Việt Nam.
1. Thực Trạng Nguồn Lực Lu Lịch TP. HCM
TP. HCM có những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, lại là một trung tâm văn hóa,
giáo dục, thương mại, giao thông của cả nước nên đã trở thành một trong những thành
phố đi đầu trong du lịch Việt Nam. Trong giai đoạn 2006-2011, Thành phố đã đón
khoảng 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu du lịch của Thành phố
chiếm 43% doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 11% vào GDP của Thành phố (Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2011).
1.1. Tài nguyên du lịch
Về vị trí địa lý, TP.HCM nằm ở miền nam của Việt Nam, phía Bắc giáp Tây
Ninh, Bình Dương, phía Đơng giáp Đồng Lai, phía Tây giáp Long An, phía Nam giáp
biển Đơng và Tiền Giang. Đây là vị trí thuận lợi giúp TP.HCM trở thành trung tâm trung
chuyển giữa các vùng, kết nối với thế giới.
Khí hậu thành phố chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa
o

khô (tháng 12 đến tháng 4 sang năm), nhiệt độ trung bình năm tầm 27,55 C và ít chịu
ảnh hưởng của gió bão. Đó là điệu kiện lý tưởng để phát triển du lịch quanh năm.
Thành phố có kệ thống kênh rạch lớn, rừng ngập mặn Cần Giờ với 15km đường
biển, 69 cù lao lớn nhỏ với hệ sinh thái đa dạng sinh học cao, vườn cò Thủ Đức với
2000 con,v.v. Bên cạnh đó cịn kết hợp đầu tư xây dựng công viên, hệ sinh thái như
Thảo Cầm Viên, Suối Tiên, Đầm Sen,…Tuy số lượng lớn nhưng do chưa có sự quảng bá
tương xứng, thiếu đầu tư cải tạo nên còn nhàm chán với khách du lịch nội địa, chưa thu

hút được khách du lịch nước ngoài.
Các trung tâm mua sắm cao cấp như Vincom, Diamon Plaza, Parkson Plaza, hệ
thống siêu thị Big C, hệ thống chợ bình dân, cửa hàng lưu niệm, sân khấu, phịng trà.
Các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn như Ngày hội Du Lịch, Ngày hội trái cây Nam Bộ,
“TP.HCM-100 điều thú vị”,…cũng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
nhưng vẫn chưa khai thác xứng với tiềm năng.

13


1.2. Nhân lực du lịch
Theo thống kê năm 2013 của Sở du lịch, số cán bộ, nhân viên có trình độ đại học
về du lịch Thành phố là 7425 người, chiếm 21,63% lao động trong ngành du lịch thành
phố nhưng trong đó chỉ có 825 người được đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch. Tình
trạng trên trong những năm gần đây con số trên đã được cải thiện, các doanh nghiệp
khơng cịn tình trạng thiếu hụt lao động nhưng chất lượng vẫn cần được quan tâm. Đáng
nói đến là trình độ ngoại ngữ có thể coi là ngun nhân chính dẫn đến giảm sự cạnh
tranh du lịch của thành phố.
1.3. Cơ sở lưu trú
Theo thống kê Sở du lịch TP.HCM thì thành phố chỉ có 126 khách sạn từ 3-5
sao, năm 2010 có 655 doanh nghiệp lữ hành và 337 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Thành phố đứng đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã nói lên
lượng khách quốc tế đến TP.HCM lớn nhất trong cả nước. Để đáp ứng nhu cầu khách
tham quan, cơ sở lưu trú, buồng lưu trú tại thành phố ln dứng đầu cả nước, lớn hơn vị
trí thứ hai từ 35-50%. Các khách sạn lớn Renaissance Riverside, Ommi, Lengend,
Sofitel Plaza, Saigon Prince,…đều có hệ thống đặt phịng tồn cầu, trang thiết bị hiện
đại, dịch vụ chất lượng cao, khả năng tổ chức hội nghị, hội thảo lớn. Tuy nhiên đều có
vốn của nước ngồi, các khách sạn từ 3 sao trở xuống thì chất lượng khơng đều. Cịn các
khách sạn, nhà nghỉ chưa được xếp loại thì đa số trang thiết bị cũ, hoạt đông chưa khởi
sắc. (Nguyễn Cao Trí 2011)

Bảng 1. Cơ sở lưu trú-buồng lưu trú tại VN và TP.HCM giai đoạn 2015-2017
Năm
2017
2016
2015

Cơ Sở Lưu Trú
Cả nước TP.HCM
HN
17424
2312
603
14459
2211
570
13029
2084
514

Cả nước
396437
318237
288935

Buồng Lưu Trú
TP.HCM
HN
55105
23743
51355

21463
49413
20433

Nguồn: Sở du lịch TP.HCM, Cơ sở dữ liệu 2017

1.4. Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên và hệ thống sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ
phát triển nên TP.HCM trở thành đầu mối giao thông của cả miền Nam và một trong hai
thành phố có hệ thống trung chuyển lớn nhất cả nước.

14


Giao thông đường không: Sân bay Tân Sơn Nhất lớn nhất cả nước về diện tích và
cả cơng suất nhưng so với các sân bay quốc tế trong khu vực thì vẫn cịn yếu kém. Hệ
thống đang từng bước được hiện đại hóa nhưng chưa đồng bộ và xuống cấp nhanh, chất
lượng chuyến bay thường chưa thực sự tốt.
Giao thông đường sắt: Có hệ thống đường sắt nối liền Bắc-Nam, hai nhà ga lớn
chính là Sóng Thần và Sài Gịn, nhiều nhà ga nhỏ. Tuy nhiên hệ thống đường sắt cũ kĩ
khơng được nâng cấp dẫn đến tình trạng di chuyển lâu chi phí cao. Hệ thống đường sắt
chỉ chuyển trở 0,6% lượng khách du lịch.
Giao thông đường bộ: TP.HCM có có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở
các cửa ngõ ra vào, vận chuyển khách bằng đường bộ chiến tới 98%. Nhưng cũng như
các bến xe trong nước, sự xuống cấp, trả đón khách bừa bãi vẫn còn là điều đáng quan
ngại của thành phố.
1.5. Vốn
Theo Niên giám thống kê Việt Nam và TP. HCM, tổng vốn đầu tư xây dựng
TP.HCM chiến 15-18% tổng vốn đầu tư xây dựng cả nước trong những năm gần đây,
đối với huy động vốn thường có tỷ kệ cao hơn trung bình cả nước. Cho thấy ngồn vốn

thành phố khơng quá phục thuộc vào ngân sách nhà nước hay nước ngồi, nguồn vốn
lớn, dồi dào.
Tổng kết lại, phân tích nguồn lực du lịch TP.HCM cho thấy thành phố có đầy đủ
các tiềm quang quan trọng để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên lại thiếu tính ổn định,
khơng đủ để đáp ứng phát triển lâu dài trong tương lai.
2. Thực Trạng Du Lịch TP.HCM
2.1. Lượt khách đến
Trong những năm gần đây, TP.HCM ln có lượt khách đến cao nhất trong cả
nước. Lượng khách gia tăng nhưng chậm hơn so với tốc độ trung bình cả nước. Nếu
năm 2009 lượng khách đến thành phố HCM chiếm 70% cả nước thì năm 2015 chỉ
chiếm 48,6% (Niên giám thống kê, 2009). Sự sút giảm này báo hiệu sự vươn lên của các
thành phố khác cũng là dấu hiệu báo về sự dần mất lợi thế của TP.HCM nếu không tạo
ra được những lợi thế du lịch.

15


Khách nội địa đến thành phố thường chiếm 1/3 và mức tăng trưởng bình quân là
13.25%. Nếu so với khách nội địa của thành phố Hà Nội và tốc độ tăng trưởng thì
TP.HCM có vẻ yếu thế hơn. Lượng cầu đa dạng, phong phú cùng với khách có thu nhập
cao chiếm tỷ trọng lớn đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thanh phố nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Bảng 2. Lượt khách quốc tế đến VN và TPHCM giai đoạn 2005 - 2011

Năm
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011

Lượt khách
đến Việt
Nam (triệu
người)
3,48
3,58
4,23
4,24
3,77
5,05
6,01

Tỷ lệ tăng
trưởng
khách đến
VN

Lượt khách
đến
TP.HCM
2,00
2,35
2,70
2,80
2,66
3,10
3,50


3,05
18,03
0,15
10,94
33,86
19,09

Tỷ lệ tăng
trưởng
khách đến
TP.HCM

Tỷ lệ khách
đến HCM
so với VN

17,50
14,89
3,70
5,00
16,54
12,90

57,51
65,58
63,84
66,10
70,51
61,39

58,20

Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển du lịch (2012)

Bảng 3. Lượt khách nội địa đến VN và TPHCM giai đoạn 2005-2009

Năm
2005
2006
2007
2008
2009

Lượt
Tỷ lệ tăng
Tỷ lệ tăng
Tỷ lệ
khách đến
Lượt khách
trưởng
trưởng
khách đến
Việt Nam
đến
khách đến
khách đến
HCM so
(triệu
TP.HCM
VN

TP.HCM
với VN
người)
16,0
3,00
18,75
17,5
9,38
3,80
26,67
21,71
19,2
9,71
4,55
19,74
23,70
20,5
6,71
5,40
18,68
26,34
25,0
21,95
5,67
5,00
22,68
Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển du lịch (2012)

2.2. Thu nhập du lịch của TP.HCM
Hàng năm thành phố đón 60% khách quốc tế, 23% khách nội địa cả nước, Hà Nội

chỉ đón tầm 32% lượt khách quốc tế và 32% lượt khách nội địa. Nhưng thu nhập thành
phố tạo từ du lịch lại đứng sau Hà Nội và tốc độ tăng trưởng cũng sau Hà Nội và thâp
hơn trung bình cả nước. Nguyên nhân là do khả năng kích thích tiêu dùng du lịch của
thành phố hay do đã bỏ quên một số bộ phận khách hàng quan trọng? (Nguyễn Lan
Hương, 2013). Theo thống kê chi tiêu th phịng bình quân một ngày ở TP.HCM rẻ
hơn Hà Nội trong khi đó chi các khoản vui chơi, mua sắm, ăn uống lại cao hơn Hà Nội
16


vậy nguyên nhân có thể bắt đầu từ thành phố đã bỏ quên một bộ phận khách hàng nội
địa quan trọng.
Bảng 4. Thu nhập từ du lịch của VN, HN, TPHCM giai đoạn 2007-2009
Thu
nhập
của
Năm

Tỷ lệ
tăng
trưởng

du
của thu
lịch
nhập
Việt
du lịch
Nam VN(%)
2007 56000
2008 57000

14,29
2009 74000
9,38

Thu
nhập
của

Tỷ lệ
tăng
trưởng

Thu

Tỷ lệ tăng
trưởng của

Tỷ lệ
thu
nhập du

nhập của
du
của thu
thu nhập du
lịch
du lịch
lịch
nhập
lịch

TPHCM
TP.HCM

du lịch
TP.HCM(%)
so với
Nội
HN(%)
VN(%)
15000
24000
23800
58,67
31000
29,17
48,44
31000
30,25
30000
-3,23
42,86
Nguồn: Tổng cục thống kê (2010)

Thu nhập từ du lịch đóng góp một vào thu nhập thành phố 20,54% và có tốc độ
tăng trưởng ổn định, dự kiến sẽ trở thành một bộ phận quan trọng hơn trong tương lai.

17


III. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SỰ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TP. HỒ CHÍ MINH
1. Ảnh hưởng kinh tế
1.1. Tăng trưởng GDP của thành phố HCM
Xét toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam, du lịch là một trong những ngành kinh tế giữ
được sự tăng trưởng liên tục, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào sự phát triển
kinh tế. Với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn, ban hành nhiều chính sách để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển..
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành du lịch – lữ hành đóng góp trực tiếp
cho GDP Việt Nam 294 tỉ đồng chiếm 5,9% tổng GDP năm 2017, và dự đoán sẽ tiếp tục
tăng lên.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ngành du lịch đã và đang trở thành một
trong ba ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của TPHCM với doanh thu tăng trưởng mỗi
năm 15-16% và đến năm 2020 sẽ đạt đến 165.000-170.000 tỉ đồng, đóng góp trên 11%
trong cơ cấu GDP của thành phố.
Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của thành phố vẫn chưa được khai thác một cách
triệt để và hiệu quả. Với đặc điểm du lịch về thu nhâp từ du lịch và lượt khách đến đã đề
cập phần II phần nào đã chứng minh rõ điều này, dù Hồ Chí Minh là đầu tàu của nền
kinh tế nước ta song vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục để giữ vững tốc độ tăng
trưởng du lịch trong GDP thành phố
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những giải
pháp hàng đầu của TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu theo
hướng bền vững. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã chuyển
dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của
các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP.

18


1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế

Bảng 5. Cơ cấu GDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chia theo khu
vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2014 (tính theo giá thực tế)
Nơng nghiệp Tổng số
Năm

lâm nghiệp -

Cơng nghiệp -

Dịch vụ

xây dựng

thủy sản
Giá trị



Giá trị



Giá trị



Giá trị

(tỷ


cấu

(tỷ

cấu

(tỷ

cấu

(tỷ

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

Cơ cấu
(%)

2000


75.863 100,00

1.487

1,96

34.446 45,41

39.929

52,63

2001

84.852 100,00

1.592

1,88

39.190 46,19

44.067

51,93

2002

96.403 100,00


1.632

1,69

45.060 46,74

49.711

51,57

2003 113.326 100,00

1.821

1,62

55.668 49,56

55.837

49,71

2004 137.087 100,00

1.923

1,40

67.011 48,88


68.153

49,72

2005 165.297 100,00

2.121

1,28

79.538 48,12

83.638

50,60

2006 190.561 100,00

2.442

1,28

90.324 47,40

97.795

51,32

2007 243.783 100,00


3.060

1,26 110.832 45,46

129.891

53,28

2008 317.865 100,00

3.903

1,23 139.776 43,97

174.186

54,80

2009 383.457 100,00

4.395

1,15 165.941 43,27

213.121

55,58

2010 463.295 100,00


4.900

1,06 199.014 42,96

259.381

55,98

2011 576.225 100,00

5.946

1,03 237.228 41,17

333.051

57,80

2012 658.898 100,00

7.140

1,08 265.369 40,27

386.389

58,65

2013 764.561 100,00


7.769

1,02 310.640 40,63

446.152

58,35

2014 852.523 100,00

8.778

1,00 335.571 39,40

508.174

59,60

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh các năm 2000 – 2014

Trong giai đoạn 2000 – 2014, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã chuyển dịch
tích cực theo hướng, giảm dần tỷ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp –
thủy sản và công nghiệp – xây dựng, đồng thời tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ.
Sự chuyển dịch này đã và đang đi đúng hướng theo định hướng của Chính phủ và của
UBND TP. Hồ Chí Minh và sẽ là bước đệm để Thành phố từng bước trở thành trung
tâm thương mại, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo của khu vực.
19



Khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giảm dần từ 1,96% năm 2000,
xuống còn 1,00% năm 2014 vẫn còn cao so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Khu vực công nghiệp – xây dựng giảm từ 45,41% năm 2000
xuống còn 39,40% năm 2014. Khu vực dịch vụ tăng dần từ 52,63% năm 2000 lên
59,60% năm 2014. Như vậy, tính đến cuối năm 2014, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành
phố là dịch vụ – công nghiệp, xây dựng – nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. (Vương
Đức Hồng Quân 2016)
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2000 – 2014, ngành dịch vụ trung gian tài chính có bước phát
triển mang tính đột phá, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng cho toàn khu vực dịch vụ. Tỷ
trọng gia tăng đáng kể từ 3,18% năm 2000 lên 11,07% năm 2014 trong cơ cấu GDP dịch
vụ TP. Hồ Chí Minh… Dịch vụ khoa học – cơng nghệ, có tỷ trọng đóng góp vào GDP
trong khu vực dịch vụ giai đoạn 2000 – 2014 tăng cao.
Năm 2000, tỷ trọng từ 0,31%, tăng lên 5,5% GDP năm 2014 cho thấy, lĩnh vực
này đã nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư phát triển hơn so với thời gian trước đây.
Dịch vụ thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời có xu hướng ổn định qua
các năm trong giai đoạn 2000 – 2014. Thành phố hiện có hơn 350.000 cơ sở thương
mại, 243 chợ, 184 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, 475 cửa hàng tiện ích và 2.310 văn
phịng đại diện nước ngồi.
Dịch vụ vận tải – thông tin liên lạc cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các
năm, từ 8,82% năm 2000 lên 12,15% năm 2014. Giai đoạn 2011 – 2014, nhiều cơng
trình giao thơng đã hồn thành và đưa vào sử dụng; đồng thời, tiếp tục khởi công nhiều
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng khác…
Như vậy, tỷ trọng ngành phi nông nghiệp bao gồm du lịch và các loại hình dịch vụ
khác liên quan và hỗ trợ cho ngành cơng nghiệp khơng khói này ngày càng tăng, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

20


1.3. Rò rỉ thu nhập

Theo bảng 4 thực trạng du lịch thành phố HCM đã nêu ở phần 3 mục II, thu nhập
từ du lịch cũng như tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập theo du lịch của thành phố có xu
hướng giảm dần từ năm 2007-2009 cho thấy thu nhập bị rị rỉ.
Ngun nhân có thể xuất phát từ số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế và cơ sở
lưu trú có vốn từ nước ngồi chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước. Trong đó bao gồm cụ thể
các khách sạn lớn Renaissance Riverside, Ommi, Lengend,… đều có trang thiết bị nhập
khẩu hiện đại từ các nước tiên tiến. Điều này dẫn đến việc dù lượng khách du lịch nội
địa và quốc tế lớn nhưng việc lựa chọn tin dùng hàng hóa du lịch nội địa cịn bị hạn chế
do vấn đề như chất lượng.
1.4. Mức giá cả địa phương gia tăng
Rõ ràng rằng khi cầu du lịch (lượng khách du lịch) tăng dẫn đến cầu về hàng hóa
và dịch vụ thiết yếu tăng dẫn đến mức giá chung của địa phương đó đối với các loại
hàng hóa thiết yếu tăng.
Theo website cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng
6/2018 của thành phố tăng 0,55% so với tháng 5/2018 và tăng 3.47% so với cùng kỳ
năm trước trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.84%; văn hóa giải trí và du
lịch tăng 0,11%; nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,72%. Như vậy mức
giá chung của thành phố của giỏ hàng hóa và dịch vụ ở thành phố HCM có xu hướng
gia tăng
2. Ảnh hưởng xã hội
Mạng lưới Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World
Tourism Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải đáp
ứng được ba tiêu chí về kinh tế, mơi trường và xã hội. Trong đó, tiêu chí về văn hóa - xã
hội được thể hiện qua sự tơn trọng tính chất xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa
phương, bảo tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang
sống động, đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa. Về kinh tế: Đảm bảo sự
hoạt động kinh tế lâu dài, cung cấp lợi ích tới tất cả những người hưởng lợi và được
phân bổ công bằng, bao gồm cơ hội việc làm và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch
vụ xã hội cho các cộng đồng địa phương, đóng góp vào việc xóa đói, giảm nghèo tại địa
phương.

21


2.1. Ảnh hưởng tích cực
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao. Du lịch phát triển sẽ giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm,
nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn; từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế
và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn
minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát
triển ngành du lịch của TP. Hồ Chí Minh đã mang lại cho thành phố những ảnh hưởng
tích cực nhất định về mặt văn hóa - xã hội.
Một là, sự phát triển của du lịch góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho nhân
dân địa phương. Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đến nay, ngành du lịch đã tạo việc làm cho
khoảng 150.000 lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, chưa kể
đến 30 vạn lao động gián tiếp có thêm việc làm như sản xuất hàng lưu niệm, bán hàng,
các dịch vụ bổ trợ…Năm 1998 đã có trên 130 nghìn lao động, tăng trung bình hàng năm
khoảng 25% năm. Đối với TP. Hồ Chí Minh, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm
11,1% trong tổng mức, đạt 100.438 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2016. Doanh thu du
lịch và dịch vụ khác chiếm 31,2% trong tổng mức, đạt 282.643 tỷ đồng, tăng 14,2% so
với năm 2016.
Bảng 6. Cơ cấu cầu lao động theo khu vực kinh tế năm 2016 - 2017
(Đơn vị tính: %)

Khu vực kinh tế

Năm 2016

Nơng – Lâm – Ngư nghiệp


Năm 2017

2,21

2,36

Công nghiệp – Xây dựng

32,84

33,01

Dịch vụ

64,95

64,63

100,00

100,00

Tổng cộng

Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục thống kê và tính tốn của Trung tâm
Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế TP. Hồ Chí Minh với hơn 60% tổng lao
động. Nhờ sự phát triển của du lịch mà thu nhập của người dân địa phương cũng tăng

22


lên thông qua việc làm trực tiếp từ du lịch và gián tiếp do phát triển nền kinh tế tổng
quát. Năm 2017, thu nhập bình quân đầu người một tháng là 5.109 nghìn đồng, tăng
5,6% so với năm 2016 (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 2017). Xét đến tiềm
năng về cầu nhân sự ngành du lịch, TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều trường đại học, cao
đẳng đào tạo về ngành du lịch nhưng số sinh viên theo học cũng như đáp ứng được yêu
cầu của doanh nghiệp là chưa nhiều. Vì du lịch ngày trở nên phát triển và đa dạng nên
vấn đề tuyển dụng nhân sự trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vì sự chênh
lệch giữa các ứng viên tìm việc làm với các doanh nghiệp nên ngành du lịch vẫn chưa
đáp ứng được một nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động. Theo số liệu
thống kê, ngành du lịch cần tuyển dụng khoảng hơn 50.000 lao động nhưng số sinh viên
đầu ra ở các trường đại học, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 1/3, chưa kể đến số sinh viên
thực sự có chun mơn và kỹ năng là vơ cùng khan hiếm. Như vậy có thể thấy rằng, du
lịch tại TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh, đã giải quyết được một phần của bài toán tỉ lệ
thất nghiệp của thành phố và đồng thời cũng đang cần nguồn nhân lực dồi dào và chất
lượng hơn nữa để đáp ứng được lượng cầu du lịch.
Hai là, du lịch phát triển giải quyết vấn đề sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa
các vùng miền. Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Do công
nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước nên việc
xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại cho phù hợp với sự phát triển đó
là điều tất yếu. Bên cạnh những điểm tích cực, q trình đơ thị hóa đã đem lại nhiều hậu
quả cho xã hội. Dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở
các vùng quê, miền núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế
mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm
phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư khơng đồng đều được giảm hẳn. Do tài
nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, vì vậy để khai
thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi mặt: giao thơng, thơng tin liên lạc,
văn hóa, xã hội… Du lịch phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng miền.

Du lịch TP. Hồ Chí Minh trong năm 2017 phát triển mạnh và nhờ đó đã góp phần làm
cân bằng hơn tương quan kinh tế giữa các vùng miền. Thu nhập bình quân đầu người
trên tháng ở khu vực thành thị là 5.435 nghìn đồng, tăng 6,2%; khu vực nơng thơn là
3.910 nghìn đồng, tăng 9,3%. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 theo chuần nghèo đa
chiều của Thành phố là 1,1% (Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh 2017). Như vậy,

23


cùng với sự phát triển của du lịch, thành phố đang kéo gần được khoảng cách giàu
nghèo giữa các vùng miền và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách đáng kể.
Ba là, thông qua các hoạt động du lịch mà trình độ dân trí về văn hóa - xã hội
của người dân được nâng lên. Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những
phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải
nghiệm. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc
bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di
sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác
động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu
vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu.
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa ngày càng mở
rộng, cả hoạt động văn hóa và du lịch đều có tác dụng lớn và rất quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn hóa thể hiện vai trị là “mục tiêu và
động lực” ở chỗ tập trung xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ở
chỗ chăm lo vun đắp, bồi dưỡng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, lối sống,
tâm hồn, tình cảm, đồng thời tạo lập mơi trường văn hóa, xã hội vui tươi, lành mạnh,
phục vụ đắc lực công việc sản xuất, lao động, học tập của nhân dân.
Sự phát triển nền kinh tế du lịch của TP. Hồ Chí Minh đã mang lại cho thành phố
những chuyển biến tích cực trong nâng cao đời sống xã hội của người dân, giải quyết
các vấn đề việc làm, quá trình đơ thị hóa được đồng đều và nâng cao một phần trình độ
dân trí cho người dân ở địa phương.

2.2. Ảnh hưởng tiêu cực:
Trong bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch của Tổ chức Lao động
quốc tế (ILO) đã đề cập, sự tác động của du lịch tới văn hóa và xã hội là khơng tránh
khỏi. Trong đó, tác động tích cực được thể hiện rõ ở các mặt như nâng cấp cơ sở hạ
tầng, tăng cường khả năng tiếp cận các tiện ích về thông tin, truyền thông; xây dựng
năng lực và giáo dục; trao quyền; đẩy mạnh các thiết chế cộng đồng; công bằng giới;
tăng giá trị văn hóa; cải thiện bảo tồn và khơi phục các điểm di sản văn hóa; bán sản
phẩm thủ công địa phương, tăng niềm tự hào và niềm tin cho người dân địa phương…
Tuy nhiên, tác động tiêu cực cũng khơng phải ít, thể hiện ở việc mất tài ngun; xói
mịn giá trị văn hóa, xã hội địa phương; tội phạm, mại dâm và bóc lột trẻ em; gây thù
ghét của người dân địa phương khi không được hưởng thụ du lịch và tiện nghi cũng như
24


khi thấy chênh lệch về sự giàu có của khách du lịch… Sự tăng trưởng của du lịch tác
động đến nhiều mặt của văn hóa - xã hội của một khu vực. Đối với TP. Hồ Chí Minh, du
lịch phát triển ảnh hưởng nhiều nhất đến các giá trị văn hóa, các tệ nạn xã hội gia tăng
và cơng suất du lịch hạn chế với các tác động cụ thể:
Một là, sự phát triển du lịch ảnh hưởng đến văn hóa địa phương, sự du nhập
văn hóa và pha lẫn bản sắc khu vực, và mức độ của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa chính là tính co giãn
của nền văn hóa bản địa và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà không phải
hy sinh các giá trị truyền thống. Có thể kể đến một vài biến đổi dễ nhận diện như những
biến đổi trong trình diễn khiêu vũ, âm nhạc và các lễ hội đang thu hút nhiều sự quan tâm
ở mức độ quốc tế. Phần lớn du khách đều khơng có thời gian hoặc không đủ hứng thú
để để theo dõi một buổi biểu diễn truyền thống kéo dài; họ thường yêu cầu rút ngắn vở
diễn hoặc nghi lễ. Bên cạnh đó thì những buổi trình diễn hiện đại, mang xu hướng quốc
tế luôn thu hút khách du lịch hơn, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, dẫn đến việc các chương
trình văn hóa, văn nghệ truyền thống ln trong tình trạng bị lép vế và có xu hướng cắt
giảm dần trong các chương trình du lịch.

Hai là, tệ nạn xã hội gia tăng cùng với tốc độ tăng trưởng du lịch. Bên cạnh
những tác động tích cực làm tăng tầm hiểu biết và ý thức con người đối với nền văn hóa,
một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của ngành nghề, gây ra những ấn tượng
khơng tốt. Đó là việc tranh giành, lơi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các
lễ hội, các hình thức vui chơi có thưởng với mục đích lừa đảo hay kinh doanh cá loại
hình khơng lành mạnh trong nhà hàng khách sạn…. Nổi bật tại TP. Hồ Chí Minh là
các sự việc như trộm tiền của du khách, chặt chém giá lên đến 10 lần khi sử dụng các
dịch vụ như taxi hay xe ôm; đánh đập, dọa nạt hành khách khi tranh cãi về tiền cước
dịch vụ,... Hiện tượng trên diễn ra ngày càng nhiều khi lượng du khách đến thành phố
ngày càng gia tăng, là cơ hội để những người làm dịch vụ lợi dụng để kiếm lời. Bên
cạnh đó, mại dâm là một trong những tệ nạn nổi cộm ở TP. Hồ Chí Minh và ngày càng
diễn biến phức tạp. “Về mặt luật pháp thì mại dâm bị cấm tại Việt Nam, nhưng trên thực
tế, giới chức TP.Hồ Chí Minh thừa nhận có khoảng 3.000 phụ nữ đang hành nghề mại
dâm. Theo số liệu thống kê mới đây, có gần 4.600 người hành nghề mại dâm trong tổng
số hơn 7,5 triệu người dân. Song, theo một số nhà nghiên cứu, con số người hành nghề
mại dâm nói trên thấp hơn nhiều so với thực tế. Con số chính xác có thể phải là 11.000
người. Những người này có thể hành nghề tại các quán karaoke, các quầy bar,
25


trên đường phố hay thậm chí là các khách sạn sang trọng ở trung tâm thành phố.”
(M.Bruckmüller 2013)
Ba là, công suất cung hoạt động du lịch không đủ đáp ứng lượng cầu ngày
càng tăng nhanh. Tốc độ phát triển mạnh của du lịch toàn cầu đã mang lại cho các
quốc gia một nguồn lợi kinh tế lớn nhưng đồng thời cũng đặt nặng gánh nặng lên các
nguồn tài nguyên hiện có. Du lịch tiêu thụ một phần lớn tài nguyên thiên nhiên; càng
phát triển, nhu cầu du lịch càng tăng, vượt quá khả năng cung cấp của cơ sở hạ tầng hiện
có (như nước sạch, đất xây dựng). TP. Hồ Chí Minh cũng đang đối mặt với thực trạng
như vậy khi tồn tại sự lệch pha giữa tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng với độ co giãn dân
cư trong đô thị. Theo số liệu đến năm 2015 của Tổng cục Thống kê, TP. HCM có tổng

diện tích 2.095,5 km2, dân số 8.136,3 nghìn. Như vậy, mật độ dân số ở thành phố này là
3.888 người/km2, cao nhất cả nước. Tình trạng mật độ dân số cao và tăng nhanh của
thành phố dẫn đến hàng loạt hệ quả như sức ép về nhà ở, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi
trường, thiếu thốn cơ sở vật chất cho hoạt động vui chơi, giáo dục, du lịch,... Trong khi
tốc độ gia tăng dân số và tốc độ gia tăng lượng khách du lịch diễn ra quá nhanh trong
khi tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề về nguồn lực trong ngắn hạn
còn diễn ra quá chậm dẫn đến sự quá tải trong hoạt động du lịch là điều hiển nhiên.
Trong khi du lịch được ưu tiên, cư dân địa phương phải chịu phần thiệt thịi. Tại những
nơi du lịch phát triển theo một mơ hình phát triển biệt lập và sự giao tiếp giữa dân địa
phương và du khách bị hạn chế thì cảm giác bị xa lánh và bị tước đoạt quyền lợi càng
nặng nề hơn. Bên cạnh đó, khi có quá nhiều khách du lịch tại một địa điểm, cộng đồng
địa phương sẽ cảm thấy phải chịu sức ép nhiều hơn từ phía du khách và nhịp sống địa
phương có thể bị thay đổi. Việc mua sắm và đi lại trở nên khó khăn hơn; giá cả tăng
nhằm tranh thủ sự có mặt của du khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến cư dân bản địa.
(C.L.Jenkins 1997)
3. Ảnh hưởng môi trường
Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đang trên đà tăng trưởng bền vững, bao trùm,
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó,
ngành du lịch đã góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng cường giao lưu, hiểu
biết lẫn nhau giữa các dân tộc, sự thịnh vượng chung và kết nối trong khu vực.

26


3.1. Ảnh hưởng Tích cực
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu
các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – mơi trường,
tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác
định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng (trong đó có 16 vườn

quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử – mơi trường.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các
cơng viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi
trồng nhân tạo phục vụ du lịch. Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch
nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước,
thác nước nhân tạo.
Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các
điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường
cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công
cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện,
dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu
dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng . Đối với các làng
chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển. Tăng
hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả. Giảm
sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu
vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử
dụng. Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm sốt ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ mơi
trường.
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Tuy nhiên, bên cạnh mặt thuận lợi trong quá trình phát triển du lịch, Việt Nam
cũng đứng trước những thách thức khó khăn khơng nhỏ. Biến đổi khí hậu và nước biển
dâng đã tác động trực tiếp đến việc đầu tư, phát triển du lịch biển những năm qua. Bên
cạnh đó, tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển, đặc biệt là tại các vùng nước ven bờ, bãi
tắm đã và đang tiếp tục gia tăng, không chỉ gây áp lực đến mơi trường tự nhiên mà cịn
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

27


Biến đổi khí hậu là vấn đề mà tồn cầu đang phải đối mặt và đang diễn ra ngày

càng nghiêm trọng. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của Trái đất,
nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ, sóng thần, động đất,
hạn hán… đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, xã hội của con người.
Theo UNWTO (2013), Sự phát triển du lịch gây ra nhiều tác động tiêu cực tới mơi
trường và biến đổi khí hậu. Du lịch đóng 5% lượng khí thải nhà kính từ hoạt động của
các phương tiện vận chuyển du lịch và lưu trú. Bên cạnh đó, sự tác động của du lịch gây
ô nhiễm môi trường, xâm phạm tự nhiên… Một số hoạt động du lịch khơng được quy
hoạch tốt có thể ảnh hưởng xấu đến đa dạng sinh học và môi trường thiên nhiên hoang
dã.
Tuy nhiên, du lịch lại là ngành dễ bị tổn thương, nhạy cảm với sự thay đổi của
thiên nhiên, khí hậu. Khí hậu biến đổi ảnh hưởng tới điểm đến, mùa du lịch và chi phí
vận hành. Một số hiện tượng thời tiết cực đoan, khó dự báo khiến các chương trình du
lịch bị hủy bỏ, tạo tâm lý e ngại cho khách du lịch; nước biển dâng, sạt lở đất ảnh hưởng
lớn tới các khu du lịch ven biển.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, biến đổi khí hậu mạnh gây ra triều cường. Do đó, du
khách nói riêng và ngành du lịch nói chung phải có sự chuẩn bị và kế hoạch dự phịng
trước những biến động bất thường của thời tiết, đặc biệt là tình trạng bão, lũ ở khu vực
miền Trung. Đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung cũng
như nói riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh khi tác động của thời tiết ảnh hưởng xấu
và ngày càng ảnh hưởng mạnh hơn đến sự phát triển của ngành. Cụ thể hơn:
• Tài nguyên nước:
Xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập
mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình
trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ diệt,chất bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất bị
nhiễm độc bởi chất thải. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các cơng
trình và làm đường có thể gây ra xói mịn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nước mặt. Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải
ra một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.
Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các cơng trình du lịch Đất bờ bị
sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn,

28


vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng. Ô nhiễm nguồn nước xảy
ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải chưa được xử lí thải vào nguồn
nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacbon của các phương tiện giao thông thuỷ
(tàu, thuyền du lịch, ca nô…) Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm
nguồn nước như: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà…) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều
sinh vật gây bệnh hại cho sức khoẻ,đổ các chất lỏng ( chất hyđrocacbon khi bơi thuyền,
đi xe máy…), xăng dầu rơi vãi tạo các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất
lượng nước kém đi. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái,
thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh q trình xói mịn. Các hoạt động khác: giao thơng tấp
nập, có q nhiều du khách làm chất lượng khơng khí kém đi, các giá trị du lịch bị
xuống cấp.
• Tài ngun khơng khí
Tuy được coi là ngành “cơng nghiệp khơng khói”, nhưng du lịch có thể gây ơ
nhiễm khí thơng qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các
trọng điểm và trục giao thơng chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các
cơng trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất
hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. tăng
cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm
môi trường. trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ
giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm
du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài.
• Tài nguyên đất
Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và cơng trình dịch vụ
du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những
cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các
khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nơng nghiệp.
• Tài ngun sinh vật

Ơ nhiễm mơi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên,
những khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần
dần bị mất nơi cư trú.

29


×