Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tiểu luận kinh tế Vĩ Mô TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.69 KB, 49 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 Chính sách tiền tệ
1.1.1 Khái niệm
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do NHTW khởi thảo và
thực thi, thông qua các cơng cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu:
ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. Cụ thể,
chính sách tiền tệ là tổng hịa các phương thức mà NHTW thơng qua các
hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu KT – XH của đất nước trong một
thời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
chính sách kinh tế – tài chính vĩ mơ của chính phủ.
1.1.2 Phân loại
-

Chính sách tiền tệ mở rộng (chính sách tiền tệ nới lỏng): được áp dụng
trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái, thất nghiệp gia tăng. Trong trường
hợp này việc nới lỏng làm cho lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế tăng, tạo
công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất

-

kinh doanh.
Chính sách tiền tệ thu hẹp (chính sách tiền tệ thắt chặt): được áp dụng khi
nền kinh tế có sự phát triển quá nóng, lạm phát ngày càng gia tăng. Việc
thắt chặt làm giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, giúp kiểm sốt lạm
phát.

1.2 Vai trị của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế:


Trong nền kinh tế, tiền tệ là phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua
bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước.
Đối với nền kinh tế thị trường hiện đại, mọi vận hành đều được tiền tệ hóa, các
hoạt động kinh tế đó được diễn ra khi nhà nước thực hiện chức năng quản lý
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 1


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
nhà nước về mặt kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện q trình kinh doanh sản
xuất ở cơng ty và doanh nghiệp của mình, cá nhân thực hiện chi tiêu cho sản
xuất và đời sống hàng ngày, tất cả đều phải dùng tiền tệ để hạch tốn hiệu quả
chi phí bỏ ra và tiền thu lại. Tiền là công cụ được pháp luật quy định dùng để
hoạch toán giá trị, nộp thuế, phát triển thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế
thay thế các cơng cụ hạch tốn khác. Sức mạnh của nền kinh tế được thể hiện
như thế nào trên thị trường cũng như trên mặt khác, một nền kinh tế mạnh
phải là một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định và để đạt được
điều đó thì chính sách tiền tệ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn
định đồng tiền trong nước, ổn định tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua, giảm lạm
phát cũng như thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động
của doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, và các nguyên nhân, giải pháp
về tiền tệ, hoạt động ngân hàng lại được bàn đến nhiều nhất. Nhiều đề xuất
được đưa ra và đã có định hướng cần phải đánh giá tác động của chính sách
sách tiền tệ đến nền kinh tế thời gian qua cũng như hiện nay.
Mục tiêu cơ bản của điều hành chính sách tiền tệ đó chính là ổn định giá cả,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm trong xã hội. Các mục
tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Tuy nhiên để đạt
được các mục tiêu trên một cách hài hịa thì Ngân hàng trung ương cần phải

phối hợp chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác như chính
sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại…Một khi điều
hành các chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, nền kinh tế sẽ thoát ra khỏi
khủng hoảng và sớm đạt được mức tăng trưởng bền vững trong tương lai.

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 2


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

2. LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.1 Khái niệm lạm phát
Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận và định nghĩa lạm phát
- Theo Mác: “Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông
tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và
phân phối lại thu nhập quốc dân”.
- J.M Keynes và trường phái tiền tệ ở Đức và Mỹ thì quan niệm: “Lạm phát là
do sự vi phạm quá trình tái sản xuất năm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ…, là
sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên…”
- Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa
tiền và hàng trong nền kinh tế, điều này đã đẩy giá cả hàng hóa lên cao ở mọi
lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, Milton Friedman đã phát hiện ra những đặc trưng cơ bản của
lạm phát đó là: Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng lên quá mức, sự tăng giá cả
đồng bộ và liên tục theo sự mất giá của tiền giấy, sự phân phối lại giá cả, sự
bất ổn về kinh tế xã hội.
Và từ đó đưa ra một khái niệm về lạm phát được nhiều người chấp nhận:

“Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả
chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian dài.”
2.2 Phân loại lạm phát
Phân loại lạm phát dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau
2.2.1 Căn cứ vào tốc độ lạm phát
-

Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát vừa phải, tốc độ gia tăng giá cả

-

chậm (<10%/năm)
Lạm phát phi mã: là loại lạm phát hai hoạc ba con số (20%, 100%,
200%.../năm), đồng tiền bị mất giá nhanh chóng, lãi suất thực thường
âm. Ít người nắm giữ lượng tiền mặt quá mức tối thiểu cần thiết, hang

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 3


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
hóa được ưu chuộng. Thị trường tài chính có nguy cơ lụn bại do vốn bị
-

chảy ra nước ngoài.
Siêu lạm phát: là loại lạm phát trên bốn con số chỉ xảy ra vào thời kỳ có
chiến tranh hoặc khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế: đó là mức tăng giá hàng
năm tới 8-10 chữ số không trong 1 năm. VD: ở Bolivia (1985) 50000%, ở

Đức (1922-1923) 1000%...Giá cả tăng nhanh hơn cả tỉ lệ tăng của tiền,
hàng hóa khan hiếm.
2.2.2 Căn cứ vào tính chất chủ động – bị động từ phía chính phủ đối phó
lạm phát

-

Lạm phát cân bằng và có thể dự đốn trước: là loại lạm phát xảy ra hàng
năm trong một thời kỳ tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn.
Loại lạm phát này có thể dự đốn trước được tỷ lệ của nó trong các năm
tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và
đã có sự chuẩn bị trước, nên lạm phát này không gây ảnh hưởng đến đời

-

sống – kinh tế.
Lạm phát khơng cân bằng và khơng dự đốn trước: xảy ra đột biến mà có
thể từ trước đến giờ chưa xuất hiện. Loại lạm phát này ảnh hưởng đến
tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó, loại lạm phát
này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của người dân vào
chính quyền có phần giảm sút.
2.2.3 Căn cứ vào q trình bộc lộ lạm phát

-

Lạm phát ngầm: là lạm phát đang còn ở giai đoạn tiềm ẩn, bị kiềm chế về
tốc độ tăng giá, hoặc biểu hiện ở dạng giá cả khơng tăng nhưng ngày
càng khan hiếm hàng hóa hay giảm chất lượng hàng hóa hay dịch vụ

-


cung cấp.
Lạm phát cơng khai: có sự biểu hiện tăng phổ biến giá cả hàng hóa, dịch
vụ rõ nét trên thị trường…

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 4


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
2.3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
2.3.1 Lạm phát do cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế cao hơn tổng
cung trong cùng thời điểm đó, có thể do tổng cầu tăng nhưng tổng cung
không đổi, hoặc tổng cung cũng tăng nhưng không bằng tổng cầu. Khi đó,
thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hố, theo quy luật cung cầu
thì trong trường hợp này giá cả thị trường sẽ tăng lên, làm xuất hiện lạm
phát.
Phương trình tổng cầu: AD = C + I + G + X – M
Tổng cầu tăng có thể do các ngun nhân:
-

Các hộ gia đình tăng chi tiêu do thu nhập tăng, hoặc do được chính phủ

-

giảm thuế, tăng trợ cấp…
Chính phủ tăng các khoản chi tiêu cho an ninh quốc phịng, tăng đầu tư


-

chính phủ…
Các DN tăng đầu tư do xuất hiện nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
Kim ngạch XNK thay đổi theo hướng chênh lệch X – M ngày càng tăng do

-

đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, xuất khẩu tăng so với nhập khẩu…
NHTW thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, làm lãi suất giảm, các DN vay
tiền đầu tư nhiều hơn…

Y

P

Y1
Yp

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

0

Trang 5


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
2.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy:

Lạm phát loại này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc
năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm sút. Chi phí đầu vào tăng có thể do
giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Điều kiện khai thác
khó khăn hơn địi hỏi nhiều chi phí hơn, thiên tai làm mất mùa, lụt bão,
động đất làm giảm năng lực sản xuất… Các chi phí sản xuất tăng làm tăng
giá thành sản phẩm và buộc DN tăng giá bán để bù đắp chi phí. Giá bán của
các hàng hoá tăng – tạo lạm phát. Mặt khác, giá bán tăng kéo dài, theo quy
luật cung cầu làm giảm tổng cầu, các DN sẽ cắt giảm sản xuất, sa thải nhân
công. Hậu quả dẫn đến nền kinh tế lúc này vừa có lạm phát lại vừa bị suy
thối.
Nếu lạm phát cầu kéo ở mức vừa phải là một điều kiện rất tốt cho nền
kinh tế do nó kích thích đầu tư mở rộng sản xuất. Người ta cịn ví nó như
một chất dầu bơi trơn cho bộ máy kinh tế. Nhưng lạm phát chi phí đẩy thì
dù bất kỳ mức độ nào cũng đều khơng tốt, vì bản thân nó đã mang tính chất
làm cho mức giá trung bình của hàng hóa tăng lên.

P
P1

AS2

AD
Y

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 6


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT

TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

3. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SOÁT LẠM
PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY
3.1 Năm 2008
Năm 2008, kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp và biến động
nhanh chóng. Trong những tháng đầu năm hầu hết các nền kinh tế thế giới
phải tập trung đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để chống lạm phát do cơn bão
giá lan rộng trên toàn cầu. Trước bối cảnh đó NHTW hàng loạt nước phải
thực hiện thắt chặt tiền tệ, tăng cao lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Và
nền kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động ở mức độ khác nhau của kinh tế thế
giới, cộng với những nguyên nhân nội tại của nền kinh tế đất nước, thiên tai,
dịch bệnh nên trong những tháng đầu năm 2008 lạm phát tăng rất cao. Tính
riêng 3 tháng đầu năm 2008, chỉ số CPI đã tăng là 9.1% (đây là quý có mức
tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây) và đã vượt xa chỉ tiêu của Chính
phủ đặt ra cho cả năm 2008 là: GDP tăng từ 6.7 – 7% và giữ CPI thấp hơn
mức này. Mức tăng cao của lạm phát đã dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các
mặt hàng, sự mất giá của các khoản tiền tiết kiệm, khơng khuyến khích đầu
tư và làm hạn chế tăng trưởng kinh tế, từ đó có thể dẫn đến những vấn đề xã
hội. Điều đáng lo ngại là xu hướng tăng của lạm phát 3 tháng đầu năm 2008
không có dấu hiệu dừng. Đứng trước tình hình này, Chính phủ đã xác định
chống lạm phát là mục tiêu hàng đầu. Chính vì thế, ngay từ những tháng đầu
của năm 2008, Chính phủ đã ban hành một loạt các văn bản điều hành chính
sách tiền tệ như văn bản: số 75/TTg-KTTH ngày 15/01/2008 về biện pháp
kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008; số 319/TTg-KTTH ngày
03/3/2008 về tăng cường các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 và đặc
biệt là Nghị quyết 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 về 8 giải pháp đồng bộ để
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng
trưởng bền vững, trong đó nhấn mạnh các định hướng chủ đạo trong hoạt
động kiềm chế lạm phát là “…Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) một


GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 7


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
cách chặt chẽ, thận trọng và chủ động; sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các
cơng cụ CSTT theo ngun tắc thị trường để kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng tín
dụng và tăng tổng phương tiện thanh tốn một cách hợp lý nhằm đảm bảo ổn
định giá trị đồng tiền Việt Nam, góp phần thực hiện được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế ở mức cao, nhưng đồng thời đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm
phát dưới mức tăng trưởng kinh tế…và điều tiết có hiệu quả vốn khả dụng
của các tổ chức tín dụng (TCTD) và kiểm sốt tốc độ tăng tổng phương tiện
thanh toán và tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm”.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào tình hình
thực tế, từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành CSTT theo
hướng thắt chặt để kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và
kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng nhằm đảm bảo mức tăng tổng dư nợ
tín dụng của hệ thống ngân hàng khơng vượt quá 30%. Để thực hiện mục tiêu
này, NHNN đề ra những giải pháp và biện pháp cụ thể:
1. Chỉ đạo các TCTD kiểm soát chặt chẽ những lĩnh vực cho vay có rủi ro
cao như đầu tư kinh doanh chứng khốn, bất động sản thơng qua việc:
- Siết chặt lại các điều kiện được cho vay và khống chế tổng dư nợ cho
vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khốn khơng được
vượt q 20% vốn điều lệ của TCTD.
- Yêu cầu các TCTD khống chế tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho
vay bất động sản ở mức hợp lý so với tổng dư nợ và nguồn vốn cho vay.
- Ban hành mới cơ chế cho vay bằng ngoại tệ của TCTD theo hướng chặt

chẽ hơn nhằm hạn chế cho vay đối với nhu cầu không nhất thiết phải sử dụng
vốn ngoại tệ.
2. Sử dụng các công cụ của CSTT như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc (DTBB),

thị trường mở để điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng
thương mại (NHTM) và từ đó tác động lên khả năng cung vốn ngân hàng
ra thị trường theo mục đích đặt ra và thu hút mạnh tiền từ lưu thơng về,
Trang 8
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
cụ thể:
Lãi suất:



Biểu lãi suất cơ bản
Giá trị
(%/năm)
7.0

Văn bản quyết định
172/QĐ-NHNN 23/1/2009

Ngày áp dụng
01/02/2009

8.5


3161/QĐ-NHNN
19/12/2008

22/12/2008

10

2948/QĐ-NHNN
03/12/2008

05/12/2008

11

2809/QĐ-NHNN

21/11/2008

12

2559/QĐ-NHNN 3/11/2008

05/11/2008

13

2316/QĐ-NHNN
20/10/2008


21/10/2008

14

2131/QĐ-NHNN
25/09/2008

01/10/2008

14

1906/QĐ-NHNN 29/8/2008

01/09/2008

14

1434/QĐ-NHNN 26/6/2008

01/07/2008

14

1317/QĐ-NHNN 10/6/2008

11/06/2008

12

1257/QĐ-NHNN 30/5/2008


01/06/2008

12

1099/QĐ-NHNN 16/5/2008

19/05/2008

8.75

978/QĐ-NHNN 29/4/2008

01/05/2008

8.75

689/QĐ-NHNN 31/03/2008

01/04/2008

8.75

479/QĐ-NHNN 29/2/2008

01/03/2008

8.75

305/QĐ-NHNN 30/1/2008


01/02/2008

8.25

3096/QĐ-NHNN

01/01/2008

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biểu lãi suất chiết khấu

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 9


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

7.5%/năm
9,0%/năm
10%/năm
11%/năm

12.0%/năm

13,0%/năm


11,00%/năm

11%/năm

6.0%/năm

3159/QĐ-NHNN
19/12/2008
2949/QĐ-NHNN
3/12/2008
2810/QĐ-NHNN
2561/QĐ-NHNN
3/11/2008
2318/QĐ-NHNN
20/10/2008
1316/QĐ-NHNN
10/6/2008
1099/QĐ-NHNN
16/05/2008
1098/QĐ-NHNN
16/5/2008
306/QĐ-NHNN
30/1/2008

22/12/2008

05/12/2008
21/11/2008
05/11/2008


21/10/2008

11/06/2008

19/05/2008

19/05/2008

01/02/2008

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biểu lãi suất tái cấp vốn
9.5%/năm

3159/QĐ-NHNN
19/12/2008

22/12/2008

11,0%/năm

2949/QĐ-NHNN

05/12/2008

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 10



TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

03/12/2008
12,00%/năm

2810/QĐ-NHNN
20/11/2008

21/11/2008

13,00%/năm

2561/QĐ-NHNN
03/11/2008

05/11/2008

14,00%/năm

2318/QĐ-NHNN
20/10/2008

21/10/2008

15,00%/năm

1316/QĐ-NHNN
10/06/2008


11/06/2008

13,00%/năm

1099/QĐ-NHNN
16/05/2008

19/05/2008

7,50%/năm

306/QĐ-NHNN
30/01/2008

01/02/2008

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Qua biểu lãi suất trên, ta nhận thấy từ tháng những tháng đầu năm 2008
đến tháng 6/2008 các loại lãi suất chủ đạo của NHNN điều tăng cao hơn
trước, Lãi suất cơ bản tăng từ 8.25%/năm lên 14%/năm; Lãi suất tái cấp vốn
tăng từ 6.5%/năm lên 15%/năm; Lãi suất chiết khấu tăng từ 4.5%/năm lên
13%/năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN liên tục thay đổi các lãi suất cơ
bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo hướng tăng lên. Điều này
được thực hiện nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm
soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng bước đảm bảo lãi suất thực
dương cho người gửi tiền.
Thơng qua các cơng cụ chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát và giảm

thâm hụt mậu dịch thì những biện pháp trên bước đầu đã mang lại những
hiệu quả nhất định. Ở một góc độ khác, có ý kiến cho rằng, việc tăng các loại
lãi suất chỉ đạo hay việc tăng tỷ lệ DTBB trong một thời gian ngắn đã đặt các
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 11


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
doanh nghiệp và nền kinh tế đứng trước những khó khăn về nguồn vốn, đặc
biệt khi nhu cầu về vốn đang ở giai đoạn thời vụ và từ đó làm giảm tăng
trưởng kinh tế…v.v.
Khi đặt mục tiêu về kiểm soát mức tăng tổng dư nợ tín dụng thơng qua
chính sách lãi suất, NHNN hướng tới việc kiểm soát, hạn chế các đầu tư tín
dụng khơng hiệu quả. Bởi lẽ, việc tăng lãi suất cho vay sẽ buộc các doanh
nghiệp, các chủ đầu tư cân nhắc, tính tốn về hiệu quả kinh doanh và đầu tư.
Họ sẽ phải dãn, hoãn hay chấm dứt những hoạt động kinh doanh kém hiệu
quả để tập trung nguồn lực (bao gồm cả tiền vay) vào các dự án hay hoạt
động kinh doanh có hiệu quả. Và ở khía cạnh này thì việc tăng lãi suất là công
cụ hữu hiệu để phân bổ nguồn lực xã hội và sàng lọc giữa việc kinh doanh
hiệu quả và khơng hiệu quả. Cịn đối với các ngân hàng, chính sách siết chặt
nguồn cung tiền trong hệ thống sẽ buộc các ngân hàng phải chọn lọc và thẩm
định kỹ càng các dự án cho vay, đặc biệt là cho vay bất động sản và đầu tư
chứng khốn. Như vậy, chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN chỉ buộc các
ngân hàng phải tự điều chỉnh, lựa chọn các dự án vay vốn chứ không áp đặt
hay hạn chế các ngân hàng không được cho vay, đầu tư bất động sản hay
chứng khốn. Trên thực tế, các ngân hàng, ví dụ như ngân hàng Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vẫn tiếp tục tài trợ cho các dự án bất
động sản nhưng chỉ là những dự án thật sự có hiệu quả nằm tại thành phố Hồ

Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt, một trong những yêu cầu khắt khe mà BIDV
đưa ra để đánh giá năng lực khách hàng vay vốn là nhà đầu tư phải có ít nhất
50% vốn tự có của các dự án. Như vậy, những nhà đầu tư có năng lực tài
chính yếu kém sẽ không thể tiếp cận nguồn vốn từ BIDV. Hoặc theo báo cáo
của NHNN Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, các TCTD trên địa bàn thành
phố vẫn tiếp tục giải ngân theo tiến độ (ngoại trừ các dự án chưa giải toả đền
bù, dự án không khả thi) và tiếp tục cho vay các dự án đầu tư bất động sản
khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
Việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt các giải pháp trên đã góp phần đưa các
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 12


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
chỉ tiêu tiền tệ biến động theo định hướng đề ra: Tổng phương tiện thanh
toán được kiểm soát ở mức thấp; Tốc độ tăng trưởng đầu tư cho nền kinh tế
chậm dần, từ đó tác động kiềm chế mức tăng tổng cầu và giá tiêu dùng.
Lạm phát có xu hướng giảm dần, CPI các tháng là: tháng 1: 2,38%;
tháng 2: 3,56%; tháng 3: 2,99%; tháng 4: 2,2%; tháng 5: 3,91%; tháng
6:2,14%; tháng 7: 1,13%; tháng 8:1,56%; tháng 9: 0,18%), tăng trưởng kinh
tế đã có sự suy giảm mạnh so với năm 2007 (6 tháng đầu năm 2008 tăng
trưởng đạt 6,5%, giảm so với mức 7,9% cùng kỳ năm trước, giá trị sản suất
công nghiệp 8 tháng đầu năm 2008 tăng 16,3%, giảm so với mức 17,1% của 8
tháng 2007). Lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng
(tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 xuống các mức thấp hơn trong quý
3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ
cịn là 19,89%.
Sau khi đã thực hiện thành cơng vai trò kiềm chế lạm phát, NHNN đã

từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức
quan trọng. LSCB đã hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/08), 12% (từ
05/11/08) và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm
2008 (11% từ 21/11/08, 10% từ 05/12/08, 8,5% từ 22/12/08) trước khi giữ
ổn định ở mức 7% (từ 01/02/09) như hiện nay. Cùng với LSCB, LSTCK, LSTCV
cũng được điều chỉnh giảm; Lãi suất tái cấp vốn từ 15%/năm xuống
14%/năm 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ
13%/năm xuồng 12%/năm và 11%/năm, 9%/năm và 7,5%/năm, lãi suất
cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp
thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng thương
mại từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm.
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đồng thời mở
rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn và các TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn). Đã
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 13


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
tăng lãi suất tiền gửi DTBB bằng đồng Việt Nam đối với các TCTD từ
5%/năm lên 10%/năm và giảm 1% tỷ lệ DTBB đối với tiền nội tệ và 2% tỷ lệ
DTBB tiền gửi ngoại tệ áp dụng cho các TCTD
- Tiếp đến tháng 11 giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc xuống 7 %
và hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn mức 5% đối với Việt Nam đồng.
 Thị trường mở:


- Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN dưới
hình thức bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008. Thực hiện trả trước hạn tín
phiếu này theo yêu cầu của các TCTD kể từ ngày 21/10/2008.
Các công cụ trên đã tác động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức
cung tiền cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 2008 đạt ~ 23% (bằng gần ½
mức tăng của năm 2007), riêng 6 tháng đầu năm 2009 đạt ~ 17,1%, tăng ~
17,8% so với cùng kỳ 2008. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần chặn đà suy
giảm, ổn định kinh tế vĩ mô.
 Tỷ giá hối đoái:

Diễn biến tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay là hết
sức phức tạp. Trong quý 1/2008, có những lúc tỷ giá USD liên ngân hàng
xuống dưới 16.000VNĐ và tỷ giá thị trường tự do thậm chí cịn thấp hơn
trong ngân hàng. Nhưng chỉ qua đầu quý 2, tỷ giá lại tăng đến chóng mặt, có
lúc đã lên tới 19.500VNĐ. NHNN đã quyết định nới biên độ dao động từ +1%
lên +2% (từ ngày 26/06/08) đồng thời triển khai hàng loạt các biện pháp
khác: kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ, tăng cường truyền thông,
công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam (điều chưa hề có tiền lệ tại Việt Nam),
… Nhờ đó, tỷ giá đã dần dịu lại và duy trì ở mức ~ 16.500 VNĐ cho đến hết
quý 3/08. Ngày 6/11/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số
2635/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được phép hoạt động ngoại hối ấn định
tỷ giá mua, bán giao ngay giữa VND và USD trong biên độ 3% so với tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, tăng 1% so với mức 2% . Biên độ tỷ giá mới sẽ
Trang 14
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
được áp dụng từ ngày 07/11/2008.

Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày
09/10/2008, theo đó yêu cầu các TCTD áp dụng các biện pháp đảm bảo an
tồn, hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong đó chú trọng các biện pháp ngăn
ngừa rủi ro có thể xảy ra do tác động của khủng hoảng tài chính và dấu hiệu
suy thối kinh tế tồn cầu, chấp hành đúng quy định về các tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động kinh doanh; đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế trên
cơ sở khả năng huy động vốn trong và ngồi nước, đi đơi với kiểm sốt chặt
chẽ chất lượng tín dụng và tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng để tập trung
vốn cho các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt
hàng thiết yếu, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn…
Từ cuối năm 2008 đến nay, suy thoái kinh tế đã tác động mạnh đến
nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam; cộng thêm tâm lý găm giữ ngoại tệ của
dân cư và các thành phần kinh tế đã dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ,
làm cho tỷ giá ngoại tệ ln nóng, phố biến ở mức ~ 18.000. NHNN đã thêm
hai lần điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá (+3% từ 06/11/08 và +5% từ
23/03/09) và triển khai một số công cụ can thiệp khác. Vì vậy, tỷ giá ngoại tệ
đang dần ổn định, nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán những mặt hàng thiết
yếu được đáp ứng cơ bản đầy đủ.
Thông qua các động thái nới lỏng CSTT hơn mức đầu năm vào những
tháng cuối năm 2008 là nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế có thể xảy ra
trong năm 2009.
Như vậy, trong năm 2008, NHNN đã tập trung vào 2 mục tiêu chủ yếu là
kiểm soát tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý và kiểm soát dư nợ tín
dụng và tính đến hết tháng 10/ 2008 các chỉ tiêu này lần lượt đạt là 10,59%
(cùng kỳ năm ngoái tăng 32%) và 19,6% (cùng kỳ năm ngoái tăng 37%). Từ
việc kiểm soát 2 chỉ tiêu chủ yếu này, NHNN đã rút về một lượng lớn tiền mặt
khỏi lưu thơng và từ đó giảm bớt áp lực của sự tăng lạm phát. Việc rút bớt
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 15



TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
một lượng tiền mặt khỏi lưu thông được thực hiện thông qua việc siết chặt
các khoản vay không hiệu quả để tập trung tăng trưởng tín dụng cho sản
xuất, xuất khẩu, cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thơn, cho hộ
chính sách và đặc biệt là đối với các dự án dang dở có hiệu quả phải đầu tư
nhanh để phát huy hiệu quả. Đồng thời NHNN đã linh hoạt kịp thời nới lỏng
CSTT bằng cách hạ lãi suất cơ bản, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc… khi có dấu
hiệu giảm áp lực lạm phát và tăng trưởng khó khăn, nhất là khi tình trạng
suy thối kinh tế đang lan tỏa ra tồn cầu và có thể tác động mạnh đến nền
kinh tế Việt Nam trong năm 2009 nếu Việt Nam khơng có giải pháp ứng phó.
3.2 Năm 2009
Năm 2009, lạm phát ở mức thấp mặc dù tăng trưởng tín dụng và cung tiền
tăng khá mạnh kể từ mức đáy hồi đầu năm. Nếu cuối năm 2008, mục tiêu giữ lạm
phát dưới 15% đã là lý tưởng cho năm 2009 sau một năm lạm phát (CPI) xấp xỉ
tới 20% thì đến giữa năm chúng ta lại hồn toàn yên tâm là CPI sẽ dưới 7% và
thực tế con số đó là 6.52% so với tháng 12/2008 và bình quân cả năm chỉ tăng
6.88% so với năm trước. Có thể nói lạm phát năm 2009 nằm trong dự tính và
kiểm sốt được lạm phát là một thành cơng của Việt Nam trong năm này.
3.2.1 Lãi suất
Sau khi đã thực hiện thành cơng vai trị kiềm chế lạm phát năm 2008,
NHNN đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết
sức quan trọng. LSCB giữ ổn định ở mức 7%. Cùng với LSCB, LSTCK, LSTCV cũng
được điều chỉnh giảm; các NHTM được bán tín phiếu bắt buộc trước hạn; Tỷ lệ
dự trữ bắt buộc được nới lỏng dần đi kèm với việc điều chỉnh lãi suất DTBB. Các
công cụ trên đã tác động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức cung tiền, tăng
trưởng tín dụng cho nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng đã góp phần chặn đà suy
giảm, ổn định kinh tế vĩ mơ.


GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 16


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành: Lãi suất cơ bản bằng
đồng Việt Nam giảm từ 13%/năm xuống 7%/năm, đưa lãi suất cho vay tối đa
của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng từ 19.5%/năm xuống 10.5%/năm;
lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm xuống 8%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ
12%/năm xuống 6%/năm.
 Hỗ trợ lãi suất

Đầu năm 2009, Chính Phủ đã đưa ra gói kích cầu bao gồm các nhóm giải
pháp cơ bản: (i) Với doanh nghiệp: giảm, giãn thuế TNDN, hỗ trợ lãi suất ở
mức 4%; Với dân cư: trợ cấp người nghèo, giãn/miễn thuế TNCN, giảm VAT,
đào tạo lao động; (3) Về phía Chính Phủ: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng chi
tiêu công, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu.
Nổi bật và có tác động rõ rệt nhất là chính sách hỗ trợ lãi suất mà ở đó
vai trị của hệ thống ngân hàng và các cơng cụ chính sách tiền tệ một lần nữa
lại được phát huy mạnh mẽ.
Đến hết tháng 7/2009, tổng dư nợ cho vay HTLS của toàn hệ thống ngân
hàng đã đạt 389.107 tỷ đồng, trong đó dư nợ đối với các doanh nghiệp nhà
nước là 61.048 tỷ đồng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 259.454 tỷ đồng và
với hộ kinh doanh là 68.605 tỷ đồng.
Để đối phó với suy thối, Chính Phủ của hầu hết các nước đều đưa ra các
gói hỗ trợ lên tới hàng ngàn tỷ USD với cách thức chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp:
mua tài sản xấu, sở hữu vốn của các tập đồn tài chính và tập đồn cơng

nghiệp lớn; chi tiền cho người nộp thuế, người tiêu dùng; thưởng tiền cho
người hủy xe cũ, mua xe mới, … Gói hỗ trợ của Chính Phủ Việt Nam được định
lượng là 1 tỷ USD (trên 17.000 tỷ đồng) với cách làm rất sáng tạo, rất linh
hoạt, rất “made in Việt Nam”. Phần lớn tiền hỗ trợ không được chi trực tiếp mà
được hỗ trợ gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất. Bằng cách này chúng ta đã
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 17


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
kích thích tăng trưởng mạnh tín dụng, giúp các doanh nghiệp có được nguồn
vốn giá rẻ nên giảm được giá thành sản phảm, duy trì ổn định sản xuất, kích
thích được nhu cầu trong nước, …
Cũng đã có nhiều ý kiến trái chiều về chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính
Phủ rằng can thiệp như vậy sẽ làm méo mó hoạt động của các NHTM, làm như
vậy thực chất là kích cung chứ khơng phải kích cầu, nên hạ lãi suất thay vì “trợ
giá” qua lãi suất, nên hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và người dân, …. Và
cơng bằng mà nói, chính sách này cũng đã gây ra một số tác động không mong
muốn như: làm thay đổi cung cầu vốn ngoại tệ và VND (nhu cầu vay vốn VND
tăng mạnh, một số khách hàng trả nợ trước hạn, trả nợ vay ngoại tệ chuyển
sang vay bằng VND, …); tạo sức ép cho tỷ giá,…
Tuy nhiên, sau hơn nửa năm thực hiện hỗ trợ lãi suất, thực tệ ngày càng
minh chứng cho tính đúng đắn của cơng cụ này. Thứ nhất, số tiền hỗ trợ của
Chính Phủ có quy mơ khơng lớn, sẽ khơng có tác dụng đáng kể nếu chi hỗ trợ
trực tiếp cho doanh nghiệp và dân cư; chưa kể q trình thực hiện có thể phát
sinh nhiều tiêu cực. Thứ hai, nếu hạ lãi suất chúng ta có thể bị rơi vào “bẫy
thanh khoản”, các NHTM không huy động được và cũng không cho vay được.
Và rõ ràng là nếu khơng tăng được tín dụng cho nền kinh tế thì việc kích cầu

chẳng có ý nghĩa gì. Thứ ba, hỗ trợ lãi suất qua tín dụng sẽ khuyến khích thúc
đẩy sản xuất, kích thích tiêu dùng và vẫn đảm bảo các NHTM vẫn huy động
được. Thứ 4, số tiền hỗ trợ qua tín dụng được khuyếch đại lên nhiều lần (~ 32
lần) tạo ra một nguồn vốn lớn cho đầu tư và tiêu dùng xã hội.

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 18


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

3.2.2 Về tỷ giá
Từ cuối năm 2008 đến nay, suy thoái kinh tế đã tác động mạnh đến nguồn
cung ngoại tệ của Việt Nam; cộng thêm tâm lý găm giữ ngoại tệ của dân cư và
các thành phần kinh tế đã dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ, làm cho tỷ giá
ngoại tệ ln nóng, phố biến ở mức ~ 18.000. NHNN đã điều chỉnh biên độ dao
động tỷ giá +5% từ 23/03/09 và triển khai một số công cụ can thiệp khác nhằm
giúp tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung-cầu ngoại tệ trên thị
trường, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập
phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Vì vậy, tỷ giá ngoại tệ đang dần
ổn định, nhu cầu ngoại tệ trong thanh toán những mặt hàng thiết yếu được đáp
ứng cơ bản đầy đủ.
Chấn chỉnh các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối không
được sử dụng kết hợp các công cụ phái sinh nhằm mục đích mua bán đơla Mỹ
giao ngay với tỷ giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy định; tăng cường kiểm
tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm; chủ động áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm


GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 19


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, đảm bảo việc chu chuyển ngoại tệ lành
mạnh trong nền kinh tế; yêu cầu các NHTM đã được NHNN cho phép thực hiện
thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ chấm dứt thực
hiện nghiệp vụ này kể từ ngày 23/3/2009.
Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, chủ yếu là chào mua giấy tờ
có giá (đưa tiền ra lưu thông) để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn thanh toán với kỳ
hạn và lãi suất hợp lý.
3.2.3 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
NHNN 5 lần điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) đối với tiền gửi
VND khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ 11%-10%-8%-6%-5%-3%, kỳ
hạn 12 tháng trở lên điều chỉnh giảm từ 2% xuống 1%; 2 lần điều chỉnh giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ từ 11%-9%-7%.

3.3 Năm 2010
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính. Kinh tế
trong nước tăng trưởng cao (6.78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã
hội tăng 12.9%), xuất khẩu (tăng 25.5%) và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ tăng 24.5%); các chỉ tiêu kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm
bảo. Trong năm 2010, NHNN đã điều hành CSTT chủ động, linh hoạt và thận
trọng, phù hợp với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và bám sát tình
hình thực tế, góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Với
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, NHNN đã thực thi nhiều biện pháp điều hành
CSTT nhằm đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, kiềm chế lạm phát, chỉ đạo và

giám sát các đơn vị trong tồn Ngành thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đề ra.
Mục tiêu của năm 2010 vẫn là tăng trưởng ổn định và lạm phát được giữ ở mức
trung bình. Cụ thể như sau:
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 20


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
-

Điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ (nghiệp vụ thị trường mở, tái
cấp vốn, hoán đổi ngoại tệ, dự trữ bắt buộc) để tăng lượng tiền cung ứng bổ sung
cho lưu thông, đáp ứng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, với tốc độ tăng
23% so với năm 2009; tỷ trọng tiền mặt lưu thông trong tổng phương tiện thanh
toán giảm so với các năm trước. Những chính sách nổi bật là việc giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3%
xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với
khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi
ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho NHTM có quy mơ nhỏ nhằm ổn định
thị trường tiền tệ. Với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lượng tiền được đưa ra lưu

-

thông đã tăng lên, giúp tăng trưởng sản xuất kinh doanh, kích thích tiêu dùng.
Trong 10 tháng đầu năm, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn ổn định ở mức
8%/năm, kết hợp với điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở và giám sát
việc thực hiện các tỷ lệ an toàn của TCTD, đã điều tiết lãi suất huy động và cho
vay giảm dần theo chỉ đạo của Chính phủ (đến cuối tháng 10, lãi suất huy động

VND bình quân 10.44%/năm, cho vay 13.18%/năm). Hai tháng cuối năm, NHNN
điều chỉnh lãi suất cơ bản và tái cấp vốn tăng 1%/năm, kết hợp với điều hành
chặt chẽ lượng tiền cung ứng, quy định trần lãi suất huy động VND 14%/năm để
ổn định thị trường tiền tệ, đã làm tăng lãi suất thị trường và giảm cầu tín dụng
(cuối tháng 12, lãi suất huy động VND bình quân 12.44%/năm, cho vay
14.96%/năm, cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu 12-14%/năm; lãi suất

-

thị trường nội tệ liên ngân hàng 9.5 - 12%/năm).
Về hoạt động tín dụng, tính đến 31/12/2010 ước tăng 29.81% so với cuối năm
2009, trong đó, tín dụng VND tăng 25.3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49.3%. Nếu trừ
hư số do tỉ giá và giá vàng tăng thì tổng dư nợ tăng 27.6%, trong đó, tín dụng

-

VND tăng 25.3%, tín dụng ngoại tệ tăng 37.7%.
NHNN đã 2 lần điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng, điều
hành lãi suất phù hợp, giúp lãi suất huy động và cho vay VND của các NHTM
giảm dần (mức giảm khoảng 1%), đồng thuận lãi suất huy động không vượt quá
14%/năm.
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 21


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
-


Thực hiện các giải pháp kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng ngay từ đầu năm.
Đóng cửa sàn giao dịch vàng và chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước
ngoài; điều hành xuất - nhập khẩu vàng phù hợp với nhu cầu thị trường; ban
hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 thu hẹp huy động và cho
vay bằng vàng; phối hợp với các bộ, ngành chống đầu cơ, buôn lậu vàng. Giá vàng
trong nước tăng bám sát giá thế giới, hiện tượng tâm lý đám đông và đầu cơ có
xu hướng giảm.
Tuy nhiên, với những chính sách ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng như vậy, lạm
phát sau khi được ổn định ở 2 năm trước thì đến năm 2010 đã có cơ hội gia tăng
trở lại. Chịu tác động rất lớn từ những sự kiện như sự gia tăng mạnh của giá dầu
thế giới, đầu tư mạnh cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, lũ lụt gây thiệt
hại nặng nề ở miền Trung, giá vàng và USD liên tục leo thang,… nhưng những
chính sách tiền tệ vẫn chưa quan tâm đến kiềm chế chỉ số CPI một cách thoả
đáng, khiến lạm phát năm 2010 diễn biến xấu đi so với chỉ tiêu mong đợi từ đầu
năm. Mặc dù các tháng giữa năm CPI tăng nhẹ nhưng những biến động ở đầu và
cuối năm đã khiến chỉ số này gia tăng đột biến. Với nỗ lực kiềm chế lạm phát cả
năm ở mức 7 – 8% từ đầu năm thì rõ ràng, điều hành CSTT trong năm đã ưu tiên
nhiều cho tăng trưởng, không đạt được hiệu quả ổn định lạm phát như mong đợi,
dẫn đến lạm phát 2010 đạt mức 2 con số, lên tới 11.75%. Và con số này cũng đặt
ra áp lực rất lớn cho CSTT năm 2011 nhằm kéo chỉ số CPI trở lại mức thấp như

-

từng đạt được trong năm 2009.
Biến động chỉ số CPI trong năm 2010 như sau:
Tháng 1: +1.36%; tháng 2: +1.96%; tháng 3: +0.75%; tháng 4: +0.14%; tháng 5:
+0.27%; tháng 6: +0.22%; tháng 7: +0.06%; tháng 8: +0.23%, tháng 9: +1.31%,
tháng 10: +1.05%, tháng 11: +1.86%, tháng 12: +1.98%.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ: Biến động chỉ số CPI qua các tháng trong năm 2010


GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 22


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
3.4 Năm 2011
Năm 2011 lạm phát mục tiêu đề ra <7 %/năm, thấp hơn nhiều so với mức
lạm phát thực tế bình qn của 3 năm trước đó 2008-2010 (12.73%). Điều này
cho thấy kỳ vọng quá cao của chính phủ, muốn ổn định nhanh kinh tế vĩ mô. Do
vậy, NHNN bắt, buộc phải cắt giảm cung tiền và giảm tăng trưởng tín dụng đột
ngột gây ra các hệ quả khơng như mong muốn: lãi suất cho vay và nợ xấu tăng
cao, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng căng thẳng, thị trường chứng khoán
suy kiệt, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng lạm phát thực tế vẫn ở mức
quá cao 18.13%. Nguyên nhân của mức lạm phát năm 2011 quá cao so với mục
tiêu đề ra (<7%) là do những hệ quả tất yếu của việc mở rộng cung tiền q mức
và tăng trưởng tín dụng q nóng trong giai đoạn trước đó và một phần xuất
phát từ việc điều hành CSTT thiếu chủ động;
3.4.1 Đột biến thứ nhất: Tăng sau Tết
Liên tiếp tăng tốc và đạt đỉnh vào cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng
1/2011 bất ngờ giảm tốc nhẹ xuống mức tăng 1.74% so với tháng trước. Nhiều
nhận định khi đó đã lạc quan cho rằng, xu hướng này là tích cực, có thể là một
mở đầu thuận lợi cho một năm mà Chính phủ đặt quyết tâm kiềm chế lạm phát
ngay từ đầu, với chỉ tiêu “khắc nghiệt” chỉ có 7%.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1, tiền thưởng Tết về túi người tiêu
dùng, lượng kiều hối nhiều hơn, hay tổng tiền gửi giảm trên dưới 3% trong hai
tháng trước Tết… Bộ Tài chính khi đó nhìn nhận, sức mua của các tầng lớp dân
cư trong dịp Tết Tân Mão tăng khoảng 20% - 25% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng 2 ngay lập tức đảo chiều tăng 2.09% so với tháng trước đó. Căn
cứ vào mức tăng so với cuối năm trước đã ở mức gần 4%, tức là hết quá nửa
room của chỉ tiêu lạm phát cả năm, lo lắng lại thường trực. Thị trường chứng
khốn đón tin sớm từ giữa tháng 2 đã “đổ đèo” và lập đáy đầu tiên trong năm ở
mức VN-Index khoảng 452 điểm vào ngày 3/3.
Cũng cần nhắc đến một chuỗi sự kiện đáng nhớ gắn với giai đoạn lạm phát
GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 23


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
biến động này, liên quan đến thay đổi chính sách tiền tệ và tài khóa.
Ngày 11/2, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND tới
9.3%. Nỗ lực giữ ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước vào trước đó đã khiến
dự trữ ngoại hối tại thời điểm quý 1/2011 chỉ còn lại tương đương 3.5 tuần nhập
khẩu. Tuy nhiên, căng thẳng ngoại tệ không thuyên giảm, chênh lệch tỷ giá chính
thức và chợ đến lên đến 10% là nguyên nhân chính dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá
nói trên. Việc tăng như thế thì sẽ kích thích lạm phát và đẩy giá lên. Và khi mà
lạm phát tăng lên thì lãi suất cũng tăng lên.
Thêm vào diễn biến đáng quan ngại này, ngày 24/2, tại cuộc họp Chính phủ
với các địa phương, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng gần 20%, điện tăng
15.28%.
Nghị quyết 11 ra đời cùng ngay với hàng loạt chỉ tiêu được điều chỉnh lớn: với
tiền tệ, tăng trưởng tín dụng rút xuống mức dưới 20% thay vì 23%, tổng phương
tiện thanh tốn cũng áp chỉ tiêu mới ở mức khoảng 15-16%.
Lạm phát liên tiếp bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2.17% vào tháng 3. Chưa
kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào
tháng 4 ở mức 3.32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Lãi suất huy động tiền

gửi theo quy định của NHTW 14%/năm trong năm 2011, tuy nhiên điều này lại
khơng được thực thi hiệu quả, đã có nhiều NHTM tăng lãi suất huy động tiền gửi
lên 18-19% và có khi lên đến 21%/năm nên lãi suất cho vay của các ngân hàng bị
đẩy lên mức khá cao có khi lên đến 24-25%/năm. Cùng với sự leo thang của lãi
suất VND, lãi suất USD cũng liên tục nóng lên và tăng cao nhất vào tháng 3/2011.
Nhằm thực hiện chính sách chống đơ la hóa, ngày 09/4/2011, NHNN đã ban hành
Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng
USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD. Theo đó, phải đảm bảo lãi suất huy động vốn
tối đa bằng USD của tổ chức là 1.0%/năm và của cá nhân là 3.0%/năm. Sau quy
định này, lãi suất huy động USD đã giảm xuống trong những tháng đầu, trong khi
đó lãi suất cho vay USD vẫn ở mức cao. Tiếp tục kiên quyết với chủ trương ngày

GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 24


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
ngày 01/6/2011, NHNN đã ra Thông tư số 14/2011/TT-NHNN giảm trần lãi suất
USD xuống còn tương ứng 2% và 0.5%. Đồng thời, ngày 9/4/2011, NHNN ban
hành quyết định số 750/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ
đối với các TCTD thêm 2% thay thế quyết định 74 ngày 18/1/2010. Kể từ đầu
năm NHNN đã 2 lần nâng lãi suất chiết khấu từ 7% lên 13%/năm và 5 lần tăng
lãi suất tái cấp vốn với mức tăng 4% lên 15%/năm. Kèm theo đó, NHNN cũng
quy định về kéo giảm tăng trưởng tín dụng phi sản xuất về mức 22% trong
tháng 10/2011 và 16% trong năm 2011. Tác động chính sách kép này đã kiềm
chế được lạm phát nhưng lại khiến cho lãi suất cho vay đều tăng cao vượt
20% khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn


GVHD: Ts. Trần Thị Bích Dung

Trang 25


×