Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Du lịch mang
lại những tác động to lớn về Kinh tế - Xã hội cho mỗi địa phương đón tiếp khách du
lịch. Đặc biệt nguồn lợi thu được từ các khách du lịch góp phần mang lại thu nhập cho
người dân, cải thiện cán cân thanh toán và cải thiện hình ảnh quốc gia đến với bạn bè
khắp nơi trên thế giới. Là một trong những trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam
Á,Việt Nam hội tụ những điều kiện thuận lợi về cả thiên nhiên và con người lẫn đặc
điểm lịch sử,văn hóa,…để thu hút khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Với xu hướng
toàn cầu hóa hiện nay và việc du lịch ngày càng được chú trọng trong số các ngành kinh
tế, du lịch Việt Nam đang ngày càng chịu sự canh tranh gay gắt. Tuy ngành du lịch vẫn
tăng trưởng đều đặn qua hằng năm nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có và
chưa thực sự đưa Việt Nam trở thành đất nước có nền du lịch đứng đầu khu vực. Điều
này đòi hỏi phải có phân tích, nghiên cứu để xác định được các nhân tố tác động mạnh
đến tăng trưởng du lịch. Nhờ đó mà xác định được đúng chỗ cần cải thiện hiệu quả của
hoạt động thu hút khách du lịch. Với mong muốn nghiên cứu để xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng du
lịch Việt Nam, nhóm bọn em quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam”.

4


NỘI DUNG
I.

Tổng quan về tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam

I.1.

Cơ sở lý thuyết
a. Khái niệm du lịch:



Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con
người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du
lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan
niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization), du lịch
là những hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người khỏi nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005:
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những
hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này
sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ
cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa
bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc
điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

5


b. Tăng trưởng du lịch
Trải qua hai cuộc chiến tranh đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế suy sụp,
dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta. Trước tình hình đó nước ta

cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng
mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát
triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và
khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã
hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một
hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư
trung ương đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX).
I.2.

Tổng quan về tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam
a. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam

Trong những năm gần đây, ngành Du lịch đã có những đổi mới, từng bước phát triển
tạo điều kiện bước đầu thu hút khách nước ngoài và kiều bào về thăm Tổ quốc, giới
thiệu đất nước, con người và tinh hoa của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế; đáp ứng
một phần nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân trong nước, bước đầu đã
thu được kết quả nhất định về kinh tế.
Sự phát triển không ngừng của ngành Du lịch góp phần vào GDP Việt Nam, bao gồm
cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư công là 584.884 tỷ đồng (tương đương 13,9%
GDP). Trong đó, đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương
đương 6,6% GDP). Tổng đóng góp của du lịch vào lĩnh vực việc làm toàn quốc (gồm cả
việc làm gián tiếp) là hơn 6.035 triệu việc làm, chiếm 11,2%. Trong đó, số việc làm trực
tiếp do ngành Du lịch tạo ra là 2.783 triệu (chiếm 5,2% tổng số việc làm). Mặt khác, du
lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên,
khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá… Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong
xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành Du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ
của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong các loại hoạt động dịch vụ “xuất

khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn nhất, trên cả các ngành vận tải, bưu

6


chính viễn thông và dịch vụ tài chính. So sánh với xuất khẩu hàng hóa, doanh thu ngoại
tệ từ xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ đứng sau 4 ngành xuất khẩu hàng hóa là xuất khẩu
dầu thô, dệt may, giầy dép và thủy sản. Thêm nữa, với tư cách là hoạt động “xuất khẩu
tại chỗ”, du lịch lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo ra nhiều việc làm có thu
nhập cho xã hội mà hiện nay chưa tính toán hết được.
Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng
về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút khách du lịch.
Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hoá Huế,
phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá hang động Phong Nha-Kẻ
Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Quốc, Nha Trang... ngày càng thu hút được sự quan
tâm lớn của khách du lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã
trở thành những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, festival Huế,
carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt... Tuy nhiên, hầu như
chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An,
Mỹ Sơn là phát huy được tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo
khác cũng có sức hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải
Vân, khu vui chơi tổng hợp Đại Nam... Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào
Nam tiếp giáp với biển cũng tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà
Cổ, Bãi Cháy, Nha Trang, Vũng Tàu…
Mặc dù đã đạt được nhiều thành công nhất định, ta vẫn có thể nhìn thấy những hạn
chế trong ngành du lịch cần có những giải pháp mang tính quy mô để khắc phục như
công tác bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều thiếu sót, rác thải
ô nhiễm, tai nạn ảnh hưởng đến an toàn của khách du lịch tại các điểm du lịch, đặc biệt
vào các dịp lễ hội, mùa cao điểm du lịch, ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ
chức, cá nhân trong hoạt động du lịch chưa cao.

Nguyên nhân của tình trạng trên ngoài một số nguyên nhân chủ quan như: Hệ thống
chính chính sách, vai trò quản lý, năng lực đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu,... còn do
sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ
Trung ương đến địa phương chưa được phát huy đầy đủ; đầu tư du lịch còn hạn chế và
chưa mang lại hiệu quả như mong muốn; một số chính sách có liên quan đến du lịch còn
bất cập, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp du lịch để nâng cao khả năng

7


cạnh tranh và thu hút khách du lịch; vấn đề an ninh an toàn cho khách du lịch còn chưa
được đảm bảo…
b. Tăng trưởng ngành du lịch ở Việt Nam
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên
giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số
nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng
vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa
Châu Á. Vì thế, Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Nước ta có
tiềm năng lớn về nhiều mặt để phát triển du lịch, có điều kiện thiên nhiên phong phú, có
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều lễ hội,
phong tục tập quán tốt đẹp, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, giàu bản sắc nhân văn, nguồn
lao động dồi dào,…. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt
con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách.
Năm 2018, ngành Du lịch đã đón khoảng 15,6 triệu khách quốc tế đến, phục vụ trên
80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Các địa phương là
trung tâm du lịch lớn của cả nước có tốc độ tăng trưởng mạnh như: TPHCM đón 36,5
triệu lượt khách, trong đó đạt 7,5 triệu lượt khách quốc tế; Hà Nội đón khoảng 28 triệu
lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 5,5 triệu khách quốc tế, Quảng Ninh đón 12,5
triệu lượt khách, trong đó 5,3 triệu lượt khách quốc tế; Đà Nẵng đón 7,7 triệu lượt khách

du lịch, trong đó khách quốc tế đạt gần 3 triệu.... Nhiều địa phương khác cũng đón
lượng khách khá lớn, từ 6 triệu lượt khách trở lên: Khánh Hoà, Hải Phòng, Kiên Giang,
Lâm Đồng, Quảng Nam, Thanh Hoá...
Nửa đầu năm 2019 đã chứng kiến những sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch:

8


Cùng với kết quả trên, trong 6 tháng, ngành Du lịch đã thực hiện nhiều nhiệm vụ
quan trọng, triển khai các giải pháp duy trì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, nội
địa đạt mục tiêu theo kịch bài thi trưởng các ngành Du lịch năm 2019, đăng cai tổ chức
thành công Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2019 với hơn 50 sự kiện do Việt Nam chủ tri
hoặc phối hợp , quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ –
Triều Tiên; triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch và ứng
dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; tổ chức các sự kiện để xúc tiến, quảng
bá du lịch, xây dựng, sản phẩm du lịch, nhiều công trình hạ tầng quan trong hệ thống
đường cao tốc, cảng biển, sân bay đưa vào khai thác góp phần tích cực phát triển du
lịch, …
Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hôi, văn hoá, môi trường… thì việc phát
triển du lịch ở nước ta là điều rất cần thiết để phục vụ cho sự xây dựng và phát triển đất
nước trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát triển, hội
nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng những tiềm năng đó
như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta.
II.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam

II.1.


Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch:
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về điểm đến du lịch

Nhân tố giá cả: chi phí đi lại (vé máy bay), chi phí tour, chi phí ăn ở, chi phí giải trí,
mua sắm, tỷ giá (khách quốc tế); chênh lệch giá cả giữa các nước. Giá cả là một nhân tố
được sử dụng thường xuyên nhất trong các mô hình dự đoán về các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định đi du lịch của con người. Giá cả ở đây chính là giá cả hàng hóa và dịch
vụ ở nước đến. Khách du lịch khi đến một nước không tránh khỏi việc phải mua sắm,
chi tiêu cho các hoạt động của mình trong thời gian đi du lịch. Mọi hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế sẽ không khó có thể phát huy tác dụng nếu giá cả hàng hóa và
dịch vụ ở nước đến tăng cao. Rất nhiều các chỉ tiêu đã được sử dụng để đại diện cho giá
cả hàng hóa và dịch vụ của một địa phương. Một trong số chỉ tiêu được sử dụng phổ
biến là tỷ giá hối đoái của đồng tiền địa phương so với đồng đô la Mỹ (Khadaroo và
Seetanah, 2007).

9


b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về sản phẩm du lịch
Các yếu tố kinh tế
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, đặc biệt từ năm 1950, tại các nước công nghiệp đã
phục hồi kinh tế từ đó dẫn đến thu nhập và quỹ thời gian rảnh rỗi của những người dân
các nước này tăng lên. Đây là hai yếu tố cơ bản dẫn tới cầu du lịch tăng cao. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ tạo ra tăng trưởng từ 2% - 2.5% trong chi
tiêu cho du lịch. Đây cũng chỉ là một dự báo để tham khảo vì hoạt động du lịch bị ảnh
hưởng mạnh do các yếu tố khác như thiên tai, bệnh dịch, khủng hoảng kinh tế, giá dầu...
Vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến, các tổ chức quản trị kinh doanh
điểm đến cần xem xét, nghiên cứu và dự báo các yếu tố kinh tế không chỉ trong đất
nước mà cả khu vực và thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của các quỹ đầu tư, tín dụng quốc

tế trong năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định du lịch của người dân toàn
cầu. Mặc dù ngành du lịch đã tổ chức chương trình “Ấn tượng Việt Nam” nhưng kết quả
vẫn không được như mong muốn. Trong 4 tháng đầu năm 2009, TP.HCM đón được
990.000 lượt khách quốc tế, giảm 8% so với cùng kỳ. Theo thống kê của Tổng cục Du
lịch, trong 4 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã đón hơn 1.29 triệu lượt khách tới Việt
Nam, giảm 17.8% so với cùng kỳ, trong đó lượt khách Mỹ là trên 152 nghìn lượt, Trung
Quốc khoảng 141 nghìn lượt, Hàn Quốc là 134 nghìn lượt,…
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, càng ngày nhu cầu đi nghỉ dưỡng, du lịch của con
người nói chung và người dân Việt Nam nói riêng càng cao. Vì vậy, về lâu dài, du lịch
là một ngành béo bở cho những người làm trong ngành kinh tế. Tuy nhiên chúng ta vẫn
cần thường xuyên cập nhật nghiên cứu tình hình biến động của nền kinh tế, và cụ thể là
các nhân tố thuộc kinh tế như lạm phát, tỷ giá giữa các nước đặc biệt là giữa Việt Nam
với các nước có dân cư là du khách thường xuyên tới Việt Nam,...
Các yếu tố thuộc về công nghệ
Ngày nay, người ta thường nói về cuộc cách mạng 3T (Telecommucation – Transport
- Tourism), đó là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao thông vận tải để
thúc đẩy sự phát triển du lịch. Điều này được thể hiện trong việc áp dụng động cơ phản
lực trong ngành Hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử đã hỗ trợ việc tìm
kiếm thông tin trực tuyến... Các tiến bộ về công nghệ này đang làm thay đổi

10


hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thiết kế và
phân phối sản phẩm du lịch.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ thường
xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin và đặt dịch vụ du lịch. Hơn 85% khách du
lịch tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết, họ tìm kiếm thông tin về du lịch
Việt Nam đầu tiên trên internet/ báo điện tử, trước khi tham khảo người quen và bạn bè.
Điều đó cho thấy các doanh nghiệp du lịch lữ hành nếu không tận dụng được kênh

truyền thông này một cách hiệu quả sẽ rất dễ bỏ lỡ những khách hàng tiềm năng của
mình.
Biểu đồ: Khảo sát khách du lịch tại Việt Nam tháng 12/2018

Nguồn: Vietnam Report
Dù chưa khai thác được tối đa hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ thông tin đối với du
lịch, trong những năm gần đây, chính phủ cũng đã có những hoạt động quảng bá hình
ảnh của Việt Nam tới bạn bè thế giới. Một ví dụ điển hình, ngày 28/5/2019 đã diễn ra lễ
ký kết hợp tác giữa Hội du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC) và TikTok. Ông Nguyễn
Lâm Thanh, Giám đốc chính sách công TikTok Việt Nam cho biết, việc hợp tác nhằm
quảng bá các sản phẩm du lịch của thành viên VCTC tới cộng đồng du lịch trong và
ngoài nước thông qua nền tảng video dạng ngắn TikTok.
Tính toàn cầu hóa và địa phương hoá
Toàn cầu hóa được thể hiện ở việc đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc
gia. Trong lĩnh vực khách sạn, các tập đoàn khách sạn như: Hilton, Sharton, Sofitel
Metropole, JW Marriott..., đã có mặt tại Việt Nam và hệ thống đặt buồng ở hầu hết các

11


điểm đến du lịch lớn trên thế giới. Yếu tố này đang tác động không nhỏ đến hoạt động
du lịch tại nước ta. Sự xung đột giữa các yếu tố về bản sắc địa phương và các yếu tố
hiện đại đang là mâu thuẫn cơ bản trong quản lý du lịch ở mọi cấp độ khác nhau và họ
đang phải đi tìm một mô hình phát triển phù hợp cho từng cấp độ trên cơ sở tận dụng
các yếu tố tài nguyên và điều kiện văn hóa xã hội.
Một số mô hình phát triển du lịch ở một số nước trên thế giới đã cho kinh nghiệm
quý báu, muốn hạn chế sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính
địa phương hóa, có nghĩa là việc phát triển du lịch cần phải dựa vào việc sử dụng các
yếu tố tại chỗ và dịch vụ du lịch phải đảm bảo chất lượng mang tính toàn cầu.
Sự nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch

Việc xây dựng nhận thức về bảo vệ môi trường - xã hội cho khách du lịch cũng như
việc giám sát của cộng đồng địa phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm
đến du lịch là yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững.
Tại Việt Nam đã có nhiều điểm du lịch có những quy định riêng về việc bảo vệ môi
trường dành riêng cho du khách nhưng chủ yếu là các điểm du lịch lớn, thường xuyên
đón lượng lớn du khách trong nước cũng như nước ngoài hàng năm. Nhìn chung sự chú
trọng vấn đề môi trường và bảo tồn thiên nhiên song song với khai thác sản phẩm du
lịch chưa được chú ý nhiều và đồng bộ.
Marketing
Việc sử dụng các phương pháp và công cụ nghiên cứu thị trường hiện đại có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc cho ra đời một sản phẩm du lịch mới. Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho ra các kết quả chính xác hơn về các
nhu cầu và xu hướng trong du lịch của từng thị trường hoặc từng phân khúc thị trường
cụ thể để các nhà quản lý và kinh doanh du lịch có thể xây dựng được các sản phẩm du
lịch phù hợp.
Năm 2018, có gần 88.000 lượt khách Indonesia đến Việt Nam, tăng 8,5% so với năm
2017. Để tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch tại Indonesia, Tổng cục Du lịch Việt
Nam tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá tại đất nước này, một trong số đó là

12


chương trình Roadshow “Ấn tượng Việt Nam” được tổ chức vào chiều 3/5 tại thủ đô
Jakarta.
II.2.

Các nhân tố về con người, văn hóa, tài nguyên du lịch
a. Con người

Một trong những cơ sở, nền tảng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược phát triển

đó là nguồn lực con người. Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng, trong mọi giai
đoạn, con người là yếu tố đóng vai trò quyết định sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ
của xã hội. Đặc biệt, yếu tố con người có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển ngành du
lịch.
Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52 triệu người; hàng năm trung bình có
khoảng 1,5 đến 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. Một trong những ưu thế của
lao động Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực dồi dào. Đó là do quy mô dân số lớn, cơ
cấu dân số trẻ được coi là “cơ cấu vàng” nên số người lao động trong độ tuổi lao động
cũng lớn. Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được
nâng cao. Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù.
Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo
vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng
của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Đội ngũ nhân lực chất
lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các
ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng
như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó. Số lao động có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết
lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi
trường cạnh tranh công nghiệp.
b. Văn hóa
Môi trường văn hóa có vai trò hết sức quan trọng đối với ngành du lịch. Trình độ văn
hoá cao tạo điều kiên cho du lịch phát triển hơn.
Văn hóa của khách du lịch.
Phần lớn những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình
độ văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở thích

13


và nhu cầu đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn

hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên.Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn
hoá cao thì số người đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao.
Khách du lịch đã tích cực hơn trong việc tôn trọng tín ngưỡng của địa phương, dân
tộc khác, có ý thức công cộng, bảo vệ môi trường. Minh chứng cho điều này là du khách
thường tìm hiểu văn hóa của dân bản địa hay đất nước mình sẽ đến. Thái Lan là một đất
nước vương quyền và tín ngưỡng Phật giáo lớn trên thế giới. Tới đây khách du lịch phải
luôn kính trọng quốc vương, tôn trọng các nhà sư trong chùa. Khi vào đền hoặc chùa, du
khách phải cởi bỏ giày dép, đặt ngay ngắn ngoài cửa và đi chân không vào. Văn hóa của
khách du lịch càng tiến bộ thì càng giúp ngành du lịch của điểm đến phát triển mạnh
hơn.
Tuy nhiên, cũng có một phần lớn khách du lịch không có ý thức tốt khi đến tham
quan du lịch. Hiện nay một số thành phần du khách Trung Quốc đang bị chỉ trích nhiều
bởi thói quen ứng xử của họ, khách Trung Quốc bị cho là rất phiền nhiễu, ồn ào và có
thói quen khạc nhổ, vứt rác bừa bãi. Hay hành vi du lịch đáng lên án tại Lễ hội hoa Tam
giác mạch Hà Giang và trang trại hoa hướng dương Nghệ An. Du khách đến thưởng lãm
chụp hình với hoa nhưng lại vô cùng thiếu ý thức, bẻ ngắt hoa khiến các cảnh đồng hoa
hư hỏng và không còn giá trị sử dụng nữa.

Văn hóa của con người tại điểm đến du lịch
Bên cạnh đó, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý.
Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thông qua trí
tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lich. Những quốc gia
nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách du
lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững. Ngược lại, một quốc gia giàu có về
tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết
giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể”. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng đến
phát triển du lịch: tình trạng ăn xin, cướp giật, ép khách mua hang, bán hàng phá giá cho
khách du lịch….vẫn còn tồn động tại một số địa phương, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Vào tháng 1/2018, một khách Mỹ đi dạo ở phố cổ Hà Nội bị hai người tiếp cận, ép


14


sửa giày giá 260.000 đồng và mua 4 chiếc bánh rán giá 80.000 đồng. Chuyện chặt chém
khách quốc tế đến Việt Nam không còn là vấn đề mới, song sự việc gần đây du khách
Nhật bị thu 2,9 triệu tiền xích lô cho chuyến đi chỉ trong thời gian 5 phút tại TP.HCM
vừa qua đã nhận nhiều sự chỉ trích từ người dân trong nước và khách quốc tế. Qua đó ta
thấy được văn hóa của người dân Việt Nam chưa được nâng cao, và những hành vi trên
càng làm xấu hình ảnh con người Việt trong mắt khách quốc tế.
c.

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Tài
nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan
thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa
mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch. Xét dưới góc độ cơ cấu tài
nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên
*Địa hình
Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với
việc thu hút khách. Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi
tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi
hội tụ các nền văn minh của loài người. Một số khu du lịch sinh thái nằm ở đồng bằng
trên khắp cả nước như Suối Tiên, Đầm Sen, Thiên Đường Bảo Sơn, chùa Bái Đính,....
Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông
đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả
năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề, leo núi, du lịch sinh thái,….

Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan. Ở Việt
Nam, động Phong Nha (Bố Trạch – Quảng Bình) được coi là hang nước đẹp nhất thế
giới. Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long),
Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây),.… đang rất thu hút khách du
lịch. Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển. Do quá trình bồi tụ sông
ngòi, các đợt biểu tiến và lùi, thủy triều… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp. Ở Việt Nam hiện
có hơn 2.000km đường bờ biển, do quá trình chia cắt kiến tạo, do ảnh hưởng của chế độ
thủy triều và sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm

1
5


Sơn ( Thanh Hóa) , Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Nha Trang
(Khánh Hòa),… thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như
lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa). Bên cạnh đó, nước ta còn có
mạng lưới song ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ. Điều này thuận lợi cho
việc phát triển du lịch đi thuyền thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với
thưởng thức ẩm thực và liên hoan văn nghệ.
*Khí hậu
Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch. Khí hậu Việt
Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên
lãnh thổ nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ
22 C – 27 C, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.000 C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ.
Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong
nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt
Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ
du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.
*Hệ động thực vật
Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn khách du lịch.

Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới
động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống.
Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao
săn bắn. Nước ta có giới sinh vật phong phú về thành phần loài. Nguyên nhân là do vị
trí địa lý, nó như là một nơi gặp gỡ của các luồng di cư động và thực vật. Hiện nay
chúng ta có các vườn quốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình),
Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (Đắc
Lắc), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái Đầm Dơi
(Cà Mau), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp).

Tài nguyên du lịch nhân văn
*Di tích lịch sử văn hoá
Di tích lịch sử văn hóa là tài sản văn hoá quý giá của mỗ địa phương, mỗi đất nước
và của cả nhân loại. Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là những tàn tích, dấu vết

16


còn sót lại của quá khứ, là tài sản của các thế hệ trước để lại cho các thế hệ kế tiếp. Di
tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác
phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có gía trị văn hoá khác, hoặc liên
quan đến sự kiện lịch sử, quá trính phát triển văn háo xã hội. Một số di tích lịch sử nổi
tiếng như Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám,...

*Các bảo tàng
Là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, lưu trữ tài liệu, tri thức, tinh hoa truyền thống
dân tộc. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng
luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn hoá, xã hội mỗi quốc gia. Xây dựng nhằm phục
vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan. Chính các bảo tàng cũng là nơi thu
hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.


Tính đến năm 2019, hệ thống bảo tàng Việt Nam có 162 bảo tàng, trong đó có 126
bảo tàng công lập và 36 bảo tàng ngoài công lập. Các thiết chế văn hóa đặc biệt này
đang lưu giữ và phát huy giá trị của hơn 3 triệu hiện vật phản án toàn diện về đất nước
và con người Việt Nam trong trường kỳ lịch sử, trong đó có 101 hiện vật và nhóm hiện
vật đặc biệt quý hiếm, đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia
(trên tổng số 142 bảo vật quốc gia). Chúng ta có thể kể ra một số bảo tàng tiêu biểu như:
Bảo tàng Hồ Chi Minh, Bảo tàng lịch sự Việt Nam, Bảo tàng quân đội, Bảo tàng văn
hoá các dân tộc, Bảo tàng Hải dương học.

*Lễ hội
Lễ hội là kho tàng lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục tín
ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Lễ hội
còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Các lễ hội
có sức hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự văn hoá.

Theo thống kê 2019, hiện cả nước Việt Nam có gần 8000 lễ hội; trong đó lễ hội dân
gian là chủ yếu, chiếm 89%. L ễ hội dân gian đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng ngoạn
của khách du lịch. Khách du lịch ngày càng tìm đến những lễ hội dân gian nhiều hơn do
bản chất của du lịch là tìm đến những gì là mới và lạ để được thưởng ngoạn cảnh đẹp,
được khám phá cuộc sống hay những đặc sản địa phương và để vui chơi, giải trí. Một số

17


lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) – Phú Thọ,

lễ hội chùa

Hương – Hà Nội (Mỹ Đức, Hà Tây cũ), Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh,....

*Văn hóa ẩm thực
Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở nên phổ
biến. Ẩm thực Việt rất phong phú, dù tiếp thu đa dạng các món ăn nước ngoài nhưng
“hòa nhập mà không hòa tan”. Trải qua bao chặng đường lịch sử, ẩm thực Việt vẫn gìn
giữ và phát huy những đặc trưng vốn có, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của dân tộc. Ẩm
thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu, gia vị để
không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Du khách có thể thưởng thức món phở với loại
nước dùng bác học, chả cá Lã vọng (Hà Nội); thưởng thức cơm vua, bánh lọc trần ở cố
đô Huế; Bò tái cầu mống ở Quảng Nam; Bánh khọt, cơm dừa bến tre (miền Nam),… Tất
cả đều tạo hướng đi mới cho ngành du lịch trong việc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc
đáo phục vụ khách du lịch.

II.3.

Chính sách và quy định của chính phủ

Đường lối, chính sách và quy định đúng đắn của Nhà nước có tác động rất lớn tới
việc tăng trưởng ngành du lịch, sau đó là đến phát triển du lịch nước nhà. Sự tăng
trưởng có thể bị kìm hãm, chệch hướng nếu đường lối và chính sách sai với thực tế,
không áp dụng vào tình hình thực tế.

a. Hệ thống pháp luật
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, Nhà nước và các cơ quan pháp luật vẫn đang không
ngừng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản luật và các quy định, chính sách
giúp đất nước ngày càng tiến bộ. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung các điều luật, điều
khoản, đến năm 2017, về cơ bản, Luật du lịch 2017 đã giải quyết được khá nhiều vấn đề
bất cập còn tồn tại, làm giảm cản trở tăng trưởng ngành.
Luật du lịch sửa đổi truyền tải những nội dung đúng đắn và mới mẻ theo Nghị quyết
08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch. Nghị quyết 08- NQ/TW chỉ rõ “phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để

phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”.

18


Cụ thể, Luật Du lịch sửa đổi bổ sung và chỉnh sửa một số khái niệm, tài nguyên du lịch,
sản phẩm du lịch và hoạt động du lịch; quyền, nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch; cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động khác có liên
quan đến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch. Đối tượng áp dụng của Luật là các cơ
quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước
ngoài; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; các tổ
chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch, điều kiện của hướng dẫn viên
du lịch, sản phẩm du lịch, du lịch cộng đồng, xây dựng quỹ xúc tiến du lịch, phương án
xét cấp hạng sao, điều kiện kinh doanh lữ hành, điểm du lịch.
Trong điều kiện ngành du lịch nước ta tuy sở hữu nhiều tiềm năng và tài nguyên du
lịch nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về du lịch, việc kinh
doanh du lịch tự phát, manh mún hay vấn đề bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch… sự
ra đời của Luật du lịch sửa đổi là bước tạo đà cho sự đột phá của ngành du lịch nước ta.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ hoạt động đối ngoại ưu tiên trong thời gian gần đây của nước
ta đó là xây dựng môi trường và điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh, tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nước giúp Việt nam tìm kiếm được
nhiều quan hệ song phương, đa phương, tạo điều kiện ký kết các điều khoản, quy định
có lợi cho du lịch như vấn đề xuất nhập cảnh, lệ phí… tạo điều kiện thuận lợi, là động
lực để tăng trưởng ngành du lịch.
Ngoài ra, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 được tổ chức tại Hà Nội là
ví dụ tiêu biểu trong việc đăng cai tổ chức các hội nghị mang tầm cỡ khu vực hay quốc
tế, tổ chức các sự kiện văn hóa, kinh tế, thể thao quan trọng đã tạo cơ hội để quảng bá
hình ảnh Việt Nam đến với du khách quốc tế.
Đặc biệt, Thị thực Việt Nam là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Công dân Việt Nam mang hộ

chiếu Việt Nam không cần thị thực để ra vào lãnh thổ Việt Nam. Công dân nước ngoài
đến Việt Nam phải có thị thực hợp lệ được cấp bởi một trong các cơ quan đại diện ngoại
giao của Việt Nam hoặc Cục quản lý xuất nhập cảnh trừ khi họ đến từ một trong những
nước được miễn thị thực. Từ đó tác động tới tiềm năng du lịch của nước ta.

19


Tác động của chính sách Chính phủ tới ngành du lịch nước ta
Một trong những quan điểm xuyên suốt của Luật Du lịch 2017 là lấy khách du lịch
làm trung tâm của mọi hoạt động du lịch. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự
phát triển du lịch Việt Nam. Nhiều nội dung liên quan như quy định về quản lý khu,
điểm du lịch, kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, kinh doanh các dịch
vụ du lịch khác đều đã được điều chỉnh, bổ sung để bảo đảm an ninh, an toàn, quyền và
lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch tham quan,
du lịch.
Về chính sách phát triển du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng
mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về
ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; đồng thời Luật đã quy định một số chính sách đặc thù đối với
các hoạt động du lịch theo mức độ được ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách hoặc
được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ. Ngoài ra, Nhà nước có chính sách khuyến khích,
hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch; đầu tư
phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia
của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du
lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và các sản phẩm du lịch đặc thù khác.
Đặc biệt Luật Du lịch 2017 có 1 Điều (Điều 19) quy định về du lịch cộng đồng, đây
là một sản phẩm du lịch đặc thù trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa du lịch của địa
phương và tham gia, quản lý của cộng đồng dân cư. Phát triển du lịch cộng đồng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương còn nhiều khó khăn, mang lại lợi ích
trực tiếp cho đồng bào các dân tộc.

Nhờ có các quy định, chính sách liên tục đổi mới đáp ứng với nhu cầu thị trường của
Chính phủ, nền du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng
như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến
nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích
của du khách quốc tế.

20


Biểu đồ: Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tại Việt Nam
(đơn vị: nghìn lượt khách)

Nguồn: Viet Nam Report
Trước đó, ngành du lịch đã nhiều lần chứng kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam
tăng vọt nhờ áp dụng các chính sách miễn visa. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đột phá xuất
hiện khi Chính phủ tiếp tục miễn visa cho 5 nước Tây Âu và triển khai chính sách visa
điện tử. Ngay sau năm đầu tiên áp dụng chính sách này (1/7/2016), lượng khách quốc tế
đến từ 5 nước Tây Âu đã có sự tăng lên đáng kể. Năm 2016, theo thống kê ghi lại, số
khách đến từ 5 quốc gia Tây Âu đạt đến 780.886 lượt, tăng hơn 122.000 lượt và tăng
18,5%. Đến hết năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận gần 1.000.000 lượt khách quốc tế đến từ

những nước trên.
Hội đồng tư vấn du lịch TAB vừa đưa ra một tin mừng đối với ngành du lịch Việt
Nam thông qua ghi nhận trên bảng xếp hạng của WEF. Cụ thể, với Báo cáo năng lực
cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch 2019, Việt Nam đã tăng 4 bậc, từ 67/136 lên
63/140.
So với các nước ASEAN khác, Việt Nam đã tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, nếu
xếp về vị thứ, Việt Nam vẫn thấp hơn các nước như Singapore (vị thứ 17, giảm 4 bậc),
Malaysia (vị thứ 29, giảm 3 bậc), Thái Lan (vị thứ 31, tăng 3 bậc), Indonesia (vị thứ 40,
tăng 2 bậc).


21


II.4.

Các Nhân tố khác
a. Tình hình chính trị, trật tự xã hội của đất nước và các điều kiện an toàn
đối với du khách

Có thể nói, du lịch là một trong những nghành đặc biệt nhạy cảm với tình hình chính
trị-an ninh trật tự xã hội. Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng
hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hoạt động du lịch sẽ
không thể phát triển nếu như các điểm đến thường xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị,
làm cho sức khỏe và an toàn của khách du lịch bị đe dọa. Các hiện tượng như: ăn cắp,
cướp giật, khủng bố, bắt cóc con tin... tại các điểm đến du lịch sẽ làm cho khách du lịch
sợ hãi và họ sẽ không bao giờ đến, dù điểm đến đó có sức hấp dẫn cao. Cảm nhận về sự
an toàn của du khách là yếu tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và tiếp tục tăng trưởng
của ngành du lịch.
Theo báo cáo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (GPI) năm 2019 do Viện Kinh tế và Hòa
bình (IEP) mới công bố, Việt Nam đạt 1,877 điểm, đứng thứ 57/163 quốc gia và vùng
lãnh thổ và thuộc nhóm có chỉ số hòa bình cao, tăng 4 bậc so với năm 2018. Nhìn xung
quanh các “ hàng xóm” của Việt Nam thì có thể nhận ra các điểm bất ổn trong trật tự
chính trị xã hội, như: những vụ tấn công, khủng bố đẫm máu ở Bali phủ bóng đen lên
điểm du lịch rất nổi tiếng ở Đông Nam Á hay tình hình khủng hoảng chính trị ở Thái
Lan những năm 2009-2010 với các cuộc bạo động, biểu tình, ném bom,...Cho đến nay,
tình hình chính trị ở Thái Lan vẫn chưa ổn định, gây ảnh hưởng lớn tăng trưởng kinh tế
nói chung và sự phát triển nghành du lịch của nước này nói riêng. Ngoài ra, vẫn còn
xuất hiện những cuộc nổi loạn hồi giáo đang diễn ra tại các nước: Philipines, Malaysia,


Việt Nam là một quốc gia có tình hình chính trị, hòa bình rất ổn định, không xảy ra
các cuộc biểu tình, đình công hay có những cuộc bạo động vũ trang, các cuộc xung đột
sắc tộc tôn giáo nên điều đó đã khiến Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và thân
thiện, hấp dẫn khách du lịch không chỉ trong mà cả ngoài nước. Du lịch Việt Nam đang
trong đà tăng trưởng tốt, được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn, thân thiện
nhất trong khu vực và thế giới. Để duy trì và phát triển hình ảnh tốt đẹp của Du lịch Việt
Nam đối với du khách quốc tế và nội địa, tiếp tục giữ được đà tăng trưởng cao như hiện
nay, thì việc đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tại các điểm du lịch trong cả nước
cũng cần được chú trọng hơn nữa, tổ chức chặt chẽ và hợp lý.

22


b. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (exchange rate) là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một
số đơn vị tiền tệ nước kia hay tỷ giá hối đoái biểu hiện sức mua của đồng tiền này so với
đồng tiền kia. Do đó, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến quyết định điểm tới của du
khách khi đi du lịch nước ngoài. Tỷ giá hối đoái quyết định đến lượng sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà khách tiêu dùng hay nói cách khác chính là chi tiêu của du khách đối
với sản phẩm du lịch. Cùng một lượng tiền như nhau nhưng ở quốc gia này, du khách có
thể tiêu dùng nhiều dịch vụ, hàng hóa hơn quốc gia khác, tùy vào tỷ giá hối đoái cao hay
thấp.

Trang web Price of Travel mới đây cũng đưa ra top 137 thành phố du lịch rẻ nhất thế
giới, trong đó Việt Nam chiếm tới 3 thành phố trong top 10. Các con số này đều được
cập nhật tỷ giá hối đoái hàng ngày và đây là kết quả mới nhất được cập nhật vào tháng 1
năm 2019.

23



Có thể thấy sức mạnh của Việt Nam đồng tuy không mấy khả quan so với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới nhưng đây lại được xem như một yếu tố có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc thu hút du khách quốc tế đến du lịch. Bên cạnh đó, tỷ giá
cũng tác động cầu đi du lịch nước ngoài của người Việt. Sức mạnh đồng tiền kém, gây
ra sự “thiệt thòi” cho người dân khi đi du lịch nước ngoài. Do đó, người dân vẫn sẽ có
xu hướng lựa chọn du lịch trong nước hơn là đi du lịch nước ngoài.
Hiện nay, đi du lịch kiểu “Tây ba lô” là xu thế không thể phủ nhận của thế giới vì sự
bùng nổ về thông tin qua mạng internet đã giúp khách du lịch có thể tự thực hiện việc tự
thiết kế tour, tự đặt dịch vụ. Hầu hết những khách du lịch lựa chọn hình thức du lịch này
là những người xó mức sống trung bình, mức chi trả thấp. Nhờ sự chênh lệch giữa các
đồng tiền, Việt Nam đã trở thành điểm đến thu hút đối khách du lịch. Nếu so sánh các
nước châu Âu và Việt Nam, sự khác biệt giá cả là rất lớn. Khách Tây có thể dễ dàng
phượt với chi phí 25-35 USD/ngày ở Việt Nam.
Ngoài ra, những biến động của tiền tệ các nước trên thế giới cũng có tác động một
phần tới việc du lịch của du khách. Một ví dụ được đưa ra là lượng khách du lịch đến từ
Trung Quốc- thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lượng khách quốc tế đến
Việt Nam. Năm 2015, việc đồng Nhân dân tệ (NDT) bị phá giá kỷ lục trong thời gian
qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc lần lượt hạ tỷ giá tham chiếu với các mức 2%,
1,6% và 1,1 khiến cho du khách Trung Quốc đến Việt Nam tiếp tục giảm. Việc NDT mất
giá liên tiếp sẽ khiến người dân Trung Quốc hạn chế đi du lịch hoặc mua sắm ở nước
ngoài, do chi phí đắt đỏ hơn. Năm 2015, số lượt khách từ Trung Quốc đến Việt Nam đạt
1.780.918 lượt, giảm gần 200.000 lượt khách so với năm 2014. (Trong đó, số lượng du
khách từ Trung Quốc đến Việt Nam vào năm 2013 và 2014 lần lượt là 1.907.794 và
1.947.236 lượt). Mặc dù không có tác động quá lớn đến tổng thể tăng trưởng ngành du
lịch nhưng sự sụt giảm của lượng khách trên vẫn chứng minh rằng yếu tố về tỉ giá hối
đoái có tác động. Tuy không gây ảnh hưởng quá lớn đến tăng trưởng chung của ngành
Du lịch nhưng tình trạng đó cũng khiến cho doanh thu từ thị trường Trung Quốc bị giảm
đi.


24


III. Cơ hội và thách thức
III.1. Cơ hội của ngành du lịch Việt Nam
Kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh mẽ khi Việt Nam hội nhập càng
sâu và toàn diện.Việt Nam đã gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO).Toàn cầu
hóa lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác,vừa tăng sức ép cạnh
tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở
rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,môi trường và những vấn đề chung
hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ-Châu Á, Nhật BảnASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực.
Quan hệ ngoại giao của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư
vào ngành du lịch. Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang hỗ trợ tích cực Việt
Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó có dòng
FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng, Tính đến hết tháng 2/2013, ngành du
lịch Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 211 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 100 tỷ
USD. Một số liệu với rất nhiều nỗ lực của Việt Nam.
Hiệp hội du lịch Châu Á-Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu
điểm hơn.Việt Nam đang trở thành điểm đến, thị trường mới nổi với những lợi thế nhất
định trong hợp tác song phương và đa phương, thu hút các dòng vốn đầu tư và luồng
khách du lịch, trở thành hình tượng “ngôi sao đang lên”.
Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng
trưởng, du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn, du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng
nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất
và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các
quốc gia. Đặc biệt các nước đang phát triển vùng sâu vùng xa coi phát triển du lịch là
công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Có thể coi đây là cơ hội to lớn về
xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa
dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc

biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho
các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

2
5


Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong
tháng 8/2019 ước đạt 1.512.447 lượt, tăng 14,9% so với tháng 07/2019 và tăng 14,3% so
với cùng kỳ năm 2018. Khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 đạt
xấp xỉ 8,5 triệu lượt(tăng 7,5% so với cùng kì năm 2018); tổng thu từ khách du lịch đạt
338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018). Ta có thể thấy du lịch đóng một
phần không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà.
Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ được ứng dụng
ngày càng có hiệu quả và có sức lan tỏa vô cùng nhanh và rộng. Kinh nghiệm quản lí
tiên tiến, công nghê hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao làm thay đổi căn bản
phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng
mạnh trong hoạt động du lịch. Việt Nam, có cơ hội đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khi bắt
kịp xu hướng và nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới ứng dụng trong phát triển du lịch.
Các doanh nghiệp làm du lịch cũng ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin vào việc
kinh doanh lưu trú, bán tour, dịch vụ, bán vé máy bay… nhằm đáp ứng nhu cầu đang
ngày càng cao của du khách trong nước, quốc tế. Một số trang đặt phòng như Agoda,
Booking.com,… Nắm bắt được xu thế sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) mọi
lúc mọi nơi, gần như vật bất ly thân trong các chuyến đi của khách du lịch, đặc biệt với
các bạn trẻ, các doanh nghiệp về nền tảng du lịch trên điện thoại ở Việt Nam đang đẩy
mạnh phát triển để hoàn thiện, qua đó đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt
nhất qua công nghệ thực tế ảo (VR).
Du lịch Việt Nam có lợi thế vị trí địa lí gần với thị trường khổng lồ Trung Quốc và
các nước Đông Bắc Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc) với trêm 1,5 tỉ người tiêu dùng du lịch có
thu nhập cao và đang tăng mạnh. Cơ hội thu hút một phần thị trường khách du lịch đến

từ các quốc gia này mở ra cho Du lịch Việt Nam một chân trời rộng lớn.
III.2. Thách thức
Du lịch Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên sự phát triển
vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng và lợi thế vốn có. Theo đánh giá của Diễn đàn
kinh tế thế giới WEF, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh
tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN, năng lực cạnh tranh vẫn xếp dưới các nước
trong khu vực như Thái Lan, Singapore,… Nhìn nhận vào thực tế, ngành du lịch Việt
Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục

26


a. Về khai thác tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê, phân loại để
quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú
nhưng chưa khai thác được triệt để, việc khai thác còn bừa bãi, dừng ở bề nổi, dựa nhiều
vào những thứ sẵn có mà không phát triển hạ tầng
Trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp và người dân chưa rõ ràng dẫn tới sự
khai thác bừa bãi tài nguyên du lịch, nguy cơ suy thoái nhanh giá trị tài nguyên. Sự xung
đột về lợi ích kinh tế, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài
nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...
b. Về phát triển sản phẩm và thị trường
Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng và
phong phú được UNESCO công nhận nhưng sản phẩm du lịch của ta còn nghèo nàn,
đơn điệu. Khách du lịch quốc tế vẫn chủ yếu tập trung ở các địa điểm du lịch đã có
thương hiệu (Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc…), trong khi nhiều di sản mới (Cô Tô, Lý
Sơn…) lại chưa thu hút đông du khách, thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu của khách chưa
cao.
Việc nghiên cứu thị trường du lịch còn yếu kém. Thị trường chưa được phân khúc và
nghiên cứu bài bản, nguồn vốn cho việc phát triển sản phẩm còn hạn chế, thiếu sự dẫn

dắt, quan tâm cần thiết của cơ quan chức năng dẫn tới các sản phẩm du lịch chưa đánh
được vào đúng đối tượng, việc quảng bá xúc tiến từ đó cũng không có chiều sâu và
chiến lược lâu dài, chưa tạo được nét độc đáo và hấp dẫn cho từng địa điểm du lịch. Các
vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông, tệ nạn xã hội, vấn đề an toàn thực phẩm,…
chưa được kiểm soát cũng gây ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch Việt Nam

c. Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước
Công tác quản lý nhà nước về du lịch có sự đình trệ, Luật du lịch và các luật, pháp
lệnh liên quan còn thiếu đồng bộ, chưa huy động được các nguồn lực tiềm năng. Chính
quyền cũng chưa xây dựng được một hệ thống quy chuẩn chặt chẽ, phù hợp với chuẩn
khu vực và quốc tế. Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhiều chính sách chồng chéo, quản
lý lỏng lẻo.

27


Chưa có môi trường và chính sách ổn định; quản lý liên ngành, liên vùng còn yếu. Công
tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả, công tác
đảm bảo an ninh, văn minh du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa bền vững,
phù hợp.
d. Về cơ sở hạ tầng du lịch
Hạ tầng giao thông, đặc biệt là hạ tầng sân bay đang là thách thức lớn đối với phát
triển du lịch Việt Nam. Công suất các sân bay Việt Nam chỉ bằng một sân bay quốc tế
của Thái Lan, Malaysia hay Singapore. Hiện tại, chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2
cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có cảng biển đáp ứng yêu
cầu đón tàu du lịch. Công suất phục vụ của cảng hàng không là 75 triệu khách mỗi năm,
nhưng thực tế năm 2018, các sân bay phục vụ 95 triệu và năm nay dự kiến là 105 triệu.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn hạn chế. Hiện tại, hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch vẫn chưa kết nối thành mạng lưới, thiếu sự
thuận tiện và chất lượng chưa cao.

Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng quy
mô còn nhỏ lẻ, chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia. Doanh nghiệp
ngành du lịch còn yếu, 84% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với hạn chế về nguồn vốn và
công nghệ, liên kết giữa doanh nghiệp và chính quyền còn chưa chặt chẽ. Cùng với sự
gia tăng thu nhập, lượng khách du lịch trung và thượng lưu ngày càng nhiều, đòi hỏi cơ
sở vật chất - kỹ thuật cần phải cải thiện cả về lượng và chất, tuy nhiên thực tế số lượng
khách sạn cao cấp, dịch vụ phụ trợ, an ninh, môi trường… vẫn chưa đáp ứng được, gây
ảnh hưởng đến cảm nhận của khách du lịch.

e. Về nguồn nhân lực du lịch
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40000
lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyên ngành chỉ khoảng 15000 người/năm.
Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38%
đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. So
với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng
kịp về kỹ năng, ngoại ngữ, trình độ.

28


×