Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.45 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN
TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN MINH NGỌC

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN
TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên học viên: Nguyễn Minh Ngọc
Người hướng dẫn: PGS. TS Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội - 2019




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa
phương thức tại Việt Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý một cách trung thực, nội
dung trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này là thành quả lao động của tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn là PGS.TS. Vũ Thị Kim Oanh. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn khơng sao chép lại bất kì một cơng
trình nào đã có từ trước.
Tác giả


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam.
Tác giả luận văn: Nguyễn Minh Ngọc
Khóa: K23 Kinh doanh thương mại.
Người hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Kim Oanh.
Nội dung tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động vận chuyển hàng hóa ln đóng một vai trị quan trọng trong nền
kinh tế. Đối với thương mại quốc tế và nội địa của mỗi quốc gia, vận tải được coi
như một bộ phận không thể tách rời, một mắt xích trong lưu chuyển hàng hóa trên
phạm vi trong nước cũng như toàn cầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới,

sự mở rộng hợp tác và thương mại quốc tế, các phương thức, cách thức tổ chức vận
tải cũng ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu ln chuyển hàng hóa ngày càng
tăng. Thương mại quốc tế cùng với tác động của khoa học kỹ thuật, vận tải
container và công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển vận
tải đa phương thức quốc tế. Sự ra đời của vận tải đa phương thức quốc tế chính là
một bước tiến mới của quá trình phát triển của vận tải. Vận tải đa phương thức là
một loại hình vận tải hiện đại mà hiệu quả về mặt kinh tế của nó đang được các
nước ghi nhận và áp dụng. Nó tạo ra sự đổi mới trong cách thức kinh doanh vận tải:
đáp ứng phương thức giao hàng “door to door” - “từ cửa tới cửa”, giảm thời gian
lưu kho bãi, hạn chế những phiền toái về thủ tục và nâng cao chất lượng cũng như
an tồn trong vận chuyển hàng hóa.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước ta đã chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mơ hình kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước.Vận tải đa phương thức đã có lịch sử phát triển dài tại nước ta. Trong
những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2014-2018, nền kinh tế nước ta có
bước phát triển rất tốt và kéo theo đó là nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao. Vận
tải đa phương thức trong giai đoạn này cũng được chú trọng phát triển từ cả ở phía


iii
Nhà nước và phía doanh ngịch vụ này
tại Việt Nam. Thành viên của các hiệp hội này là người tham gia chủ yếu vào các
hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Từ đó ta có thể thấy Hiệp hội có vai
trị to lớn và quan trọng trong việc phát triển loại hình dịch vụ vận tải này tại nước
ta. Một số giải pháp nhằm phát huy vai trị của các hiệp hội ta có thể kể ra như:
Thiết lập các thủ tục và các tiêu chuẩn kinh doanh cho các hội viên, trên cơ sở đó


77
đảm bảo chất lượng của người kinh doanh vận tải đa phương thức; Bồi dưỡng đào

tạo các hội viên. Việc đào tạo ngành nghề đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc
phát triển chuyên môn. Đây là sự hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan Nhà nước trong
việc đào tạo phát triển ngành về vận tải đa phương thức quốc tế cũng như các luật
lệ, quy định có liên quan tới vận tải đa phương thức quốc tế và nội địa; tư vấn cho
các cơ quan Nhà nước về biện pháp và chính sách quản lý phát triển vận tải đa
phương thức; Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong quan hệ với nước ngồi,
thơng qua cơng tác tư vấn và thông tin nội bộ…
3.2.3 Các giải pháp đối với doanh nghiệp:
Các giải pháp đối với doanh nghiệp khá đa dạng và rộng. Tuy nhiên có hai giải
giáp chủ yếu ta có thể kể ra đó là giải pháp phát triển nguồn nhân lực và giải pháp nâng
cao năng lục cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ vận tải đa phương thức.
Đối với giải pháp phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của vận tải
đa phương thức: Việc phát triển nguồn nhân lực thực hiện vận tải đa phương thức là
một nhân tố rất quan trọng. Vì vận tải đa phương thức là một cơng nghệ vận tải
phức tạp và mang tính quốc tế cao, nên muốn kinh doanh có hiệu quả, chúng ta cần
phải đào tạo nắm vững về vận tải đa phương thức quốc tế, chứng từ vận tải và các
quy định pháp lý có liên quan về vận tải đa phương thức quốc tế, về giao nhận vận
tải, về tiếp vận trong hệ thống dây chuyền dịch vụ. Những năm gần đây, vận tải đa
phương thức tại nước ta chủ yếu tiến hành qua các lớp đào tạo ngắn hạn do các cơ
sở trong nước và một số ít tổ chức quốc tế. Tuy rằng đã có một số trường Đại học
và Cao đẳng đã mở ra chuyên ngành vận tải đa phương thức như: Trường đại học
Giao thông Vận tải có nhiều chuyên ngành khai thác vận tải (đường bộ, đường sắt,
vận tải đa phương thức); Đại học Công nghệ Giao thông vận tải với chuyên ngành
Logistics và Vận tải đa phương thức..nhưng số lượng cịn rất ít, việc kết hợp học và
thực hành còn rất hạn chế và trên lý thuyết nhiều. Để đào tạo nguồn nhân lực cho
vận tải đa phương thức quốc tế, chúng ta có thể thông qua sự hỗ trợ của các dự án
đào tạo vận tải đa phương thức quốc tế của ASEAN và sự hỗ trợ kỹ thuật của nước
ngồi. Cần có sự phối hợp tổ chức đào tạo của Bộ Giao thông vận tải và Hiệp hội
giao nhận kho vận Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam. Chúng ta có thể tổ chức



78
đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi nước ngoài, đào tạo của các công ty chuyên về giao nhận
vận tải sẽ bổ sung cho đào tạo của Nhà nước. Chúng ta có thể áp dụng một số biện
pháp như: Tổ chức các khoá học theo hướng chuyên sâu kết hợp với khả năng kinh
nghiệm nhiều phần việc liên quan; Thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh
chuyên ngành và vi tính để đảm bảo cập nhật kiến thức, cơng nghệ mới phục vụ cho
vận tải đa phương thức quốc tế; Tổ chức các khoá học về nghiệp vụ ngoại thương,
pháp luật… theo hình thức ngắn hạn và dài hạn; Cử cán bộ nghiệp vụ đi học ở nước
ngoài qua các liên doanh, các Hiệp hội mà các công ty vận tải tham gia để nâng cao
trình độ, thu nhập them kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội để các cán bộ của Cơng ty có
điều kiện cọ sát với thị trường quốc tế, tìm nguồn dịch vụ, tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Đối với giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp làm
dịch vụ vận tải đa phương thức của Việt Nam: Đây là một trong những chiến lược
quan trọng và ảnh hưởng sống còn của và hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ
mình cung cấp, lúc đó các doanh nghiệp vận tải đa phương thức nước ngoài sẽ
chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và kết quả là chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà. Vì
vậy, bản thân doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và của dịch
vụ mà mình cung cấp, bằng các giải pháp như: Nắm vững thông tin thị trường vận
tải đa phương thức quốc tế trong nước, khu vực và trên thế giới; Đào tạo một đội
ngũ cán bộ tinh thông về vận tải đa phương thức quốc tế; Cung cấp chất lượng phục
vụ tốt, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trên thị trường vận tải đa phương thức quốc
tế; Có chiến lược tiếp thị, tạo mối quan hệ tốt với các chủ phương tiện và các nhà
giao nhận vận tải trong nước và thế giới; Giá thành dịch vụ cạnh tranh; Áp dụng
cơng nghệ thơng tin vào q trình quản lý và khai thác vận tải đa phương thức quốc
tế; Đảm bảo thời gian giao hàng sớm nhất, đúng yêu cầu.
Về việc phát triển đội tàu container hiện đại, lớn mạnh: Đội tàu biển vận tải
có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng
của mỗi nước. Về mặt phát triển kinh tế, đội tàu có quan hệ mật thiết ở nhiều điểm

như: Hoạt động giao thương cả trong nước lẫn với nước ngồi khơng bị phụ thuộc
vào thị trường th tàu của nước ngồi, phát triển quan hệ bn bán trực tiếp với


79
nước ngồi, bảo vệ được lợi ích kinh tế chính trị của đất nước, chống lại chính sách
phân biệt đối xử, cấm vận, bao vây kinh tế; đáp ứng được nhu cầu vận chuyển xuất
nhập khẩu hàng hóa ngày càng tăng; cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế thơng qua
việc tăng thu và giảm chi ngoại tệ cho đất nước; có thể tham giao trực tiếp vào việc
cho thuê tàu giúp làm giảm cước thuê cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng
cao tính cạnh tranh…Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng đội tàu vận tải, nhất là
tàu chở container có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy nhanh q trình container hố
của nước ta và phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam. Hiện tại các doanh
nghiệp Việt Nam yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng tàu container. Một số
biện pháp ta có thể áp dụng để phát triển đội tàu biển của Việt Nam như: Phát triển
và hiện đại hoá ngành cơng nghiệp đóng tàu, dựa vào nội lực là chủ yếu, tiến lên tự
đóng được các loại tàu có trọng tải lớn và nhất là các tàu container; phát triển đội
tàu biển gồm các loại tàu chuyên dụng như tàu chở container, tàu chở dầu thô, tàu
chở hàng rời trọng tải trung bình lớn, thay thế các tàu có trọng tải nhỏ, tàu già; hỗ
trợ các doanh nghiệp vay vốn để mua và đóng các tàu container tải trọng lớn phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế; Cải tạo và hiện đại hóa hệ thống cảng biển hiện có, xây
dựng một số cảng hiện đại, nhất là các cảng nước sâu để có thể tiếp nhận các tàu có
trọng tải lớn, chủ yếu là tàu chở container.
Về việc phát triển đội tàu máy bay và các loại xe tải, xe đầu kéo: Về việc
phát triển đội tàu máy bay, Nhà nước đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp
Việt Nam thành lập các hãng hàng không mới. Gần đây nhất là hãng hàng không
Bamboo Airways mới được thành lập và đưa vào hoạt động với tổng số máy bay là
44. Với việc được hỗ trợ và khuyến khích từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp của
Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển. Việc phát triển được đội tàu bay sẽ
giảm sự phụ thuộc của nước ta vào việc vận chuyển hàng hóa của các hãng hàng

khơng nước ngồi, giảm chi phí và nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Việt. Để làm được việc này thì có một số giải pháp doanh nghiệp Việt Nam có thể
áp dụng: Nâng cao nguồn vốn của doanh nghiệp thơng qua các gói hỗ trợ của Chính
phủ cũng như các nguồn từ bên ngồi để có thể đầu tư được vào công nghệ và dây
truyền sản xuất, nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên thông qua đào tạo và


80
tập huấn thường xuyên, liên kết và hợp tác với các hãng hàng không giàu kinh
nghiệm trên thế giới để có thể nhanh chóng nắm bắt được cơng nghệ hiện đại và áp
dụng vào thực tiễn được luôn….Về việc phát triển xe tải, xe đầu kéo: Các phương
tiện vận tải tại Việt Nam đa dạng về chủng loại cũng như tải trọng. Tuy nhiên như
đã nêu ở trên, các phương tiện vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đồng
đều về số lượng, nhiều phương tiện không đáp ứng được yêu cầu khi lưu thông hoặc
thời gian sử dụng đã quá lâu dẫn tới việc mất an toàn khi tham gia giao thơng cũng
như làm tăng chi phí khi hoạt động. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng đầu tư để
hoàn thiện đội nghĩ phương tiện vận tải. Để làm được việc này các doanh nghiệp
phải mạnh dạn đầu tư ( bằng cả nguồn vốn tự có cũng như nguồn vốn đi vay), bên
cạnh đó doanh nghiệp cũng phải đào tạo để nâng cao trình độ đội ngũ lái xe, từ đó
mới chuyên nghiệp hóa được dịch vụ và đảm bảo an tồn khi tham gia lưu thơng.
Áp dụng được những giải pháp ở trên, doanh nghiệp vận tải đa phương thức
của Việt Nam mới nâng cao được năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp Việt Nam
đủ khả năng phát triển và vươn ra khu vực và thế giới.


81

KẾT LUẬN
Trong thời điểm hiện tại, với việc nền kinh tế toàn cầu đã mở rộng và hợp tác
hầu như khơng có ranh giới, thì việc phát triển giao thơng vận tải nói chung và vận

tải đa phương thức nói riêng có vai trị hết sức quan trọng. Nó thúc đẩy q trình
lưu thơng hàng hố, trao đổi thương mại quốc tế giữa các nước trong khu vực và
trên thế giới. Ngoài ra, vận tải đa phương thức quốc tế còn thúc đẩy sự hợp tác quốc
tế trong ngành vận tải cả về mặt chính sách, luật pháp và kinh nghiệm thực tiễn.
Vận tải đa phương thức là một phương thức vận tải tiên tiến, kết hợp được
ưu điểm của các phương thức vận tải khác nhau và đang được các nước áp dụng
rộng rãi. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vận tải đa phương thức, Việt Nam đã và
đang nỗ lực phát triển mơ hình vận tải tiên tiến này vào thực tiễn. Tuy nhiên, chiến
lược phát triển như thế nào để tận dụng được những ưu thế cả Việt Nam là một vấn
đề hết sức quan trọng.
Thông qua thực trạng cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất cho phát triển vận tải đa
phương thức, ta có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách
thức cho việc phát triển loại hình vận tải này tại Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể đề
ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành vận tải, từ đó giúp cho việc phát
triển kinh tế - xã hội. Một trong những yếu kém nhất mà chúng ta cần khắc phục đó
là cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu sự liên kết giữa các đơn vị vận tải trong nước.
Chúng ta cần đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng cũng như các vân tải cấu thành: xây
dựng, chấn chỉnh nhà kho, hệ thống vận tải trên bờ, hệ thống thông tin liên lạc; từng
bước nâng cấp đội tàu biển, cải tạo và xây mới các tuyến đường bộ, đường sắt giữa
các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, vấn đề đội ngũ cán bộ làm vận tải đa
phương thức cũng như hệ thống pháp luật cũng cần được quan tâm.
Với bờ biển trải dài, Việt Nam là nước có tiềm năng biển rất lớn. Một
số địa phương đủ điều kiện để chúng ta xây dựng những cảng biển, cảng trung
chuyển container tầm cỡ quốc tế. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng để
Việt Nam phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế.


82


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt:
1. Vũ Thế Bình (2000), Hồn thiện phương pháp lựa chọn container
trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại
học Giao thơng vận tải, Hà Nội.
2. Chính

phủ

Việt

Nam

(2009),

Nghị

định

của

Chính

phủ

số

Chính

phủ


số

87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức.
3. Chính

phủ

Việt

Nam

(2018),

Nghị

định

của

144/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 về sửa đổi, bổ sung các nghị định về vận tải
đa phương thức
4. Giáo trình: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương - trường Đại học Ngoại
thương – PGS.TS Nguyễn Hồng Đàm ( Chủ biên) – Nhà xuất bản giao thông
vận tải Hà Nội năm 2003.
5. Luận án tiến sĩ “Các giải pháp cơ bản hồn thiện cơng tác quản lý và khai thác
cảng container phục vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam” tác giả Nguyễn Thị
Phương (Đại học Hàng hải - 2008)
6. Nguyễn Hồng Vân (2007), Hoàn thiện thủ tục giao nhận hàng hóa
trong vận tải đa phương thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại

học Hàng hải, Hải Phòng.
7. Đinh Ngọc Viện, Đinh Xuân Trình, Vũ Trọng Lâm, Vũ Sĩ Tuấn,
Nguyễn Như Tiến (2002), Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, Nxb
Giao thơng vận tải, Hà Nội.
8. Bài trích “Thực trạng loại hình vận tải đa phương thức trong ngành Dịch vụ
logistics tại Việt Nam” TS Nguyễn Mạnh Tùng, TS Đinh Quang Toàn - báo
tapchigiaothong.vn ngày 17/10/2016
9. Báo cáo Logistics Việt Nam 2017 và báo cáo Logistics Việt Nam năm 2018 –
Nhà xuất bản Công thương.
10. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015


83
11. Bộ luật Thương mại năm Việt Nam 2005
12. Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và luật hàng không dân dụng
Việt Nam sửa đổi năm 2014
13. Luật đường sắt Việt Nam năm 2017
14. Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2006 và luật giao thông đường thủy nội
địa sửa đổi năm 2014
15. Luật giao thông đường bộ năm 2018
Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh:
16. Ho Thi Thu Hoa (2007), The development of intermodal transportation
on shipping routes for trade between the Asean+3 and the European
Union, Doctoral Dissertation, University of Economics in Bratislava,
Bratislava.
17. UNCTAD
Geneva.

secretariat


(2009)

Review

of

Maritime

Transport

2009,



×