Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập học kỳ Luật Hành chính Chứng minh việc phân cấp quản lý là biểu hiện của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước ? Ví dụ cụ thể ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.29 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp,
được thực hện bởi các chủ thể quản lý và dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhất
định. Một trong số đó là nguyên tắc tập trung – dân chủ, thuộc nhóm nguyên tắc
chính trị – xã hội trong quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc dân chủ vừa
tập trung quyền lực cho chủ thể quản lý, mở rộng dân chủ cho đối tượng quản lý,
vừa dung hòa được cả hai yếu tố tập trung và dân chủ. Biểu hiện của nguyên tắc
này rất đa dạng, trong đó nổi bật là sự phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Để
tìm hiểu rõ hơn về điều này, tôi xin chọn đề bài: “Chứng minh việc phân cấp
quản lý là biểu hiện của nguyên tắc tập trung – dân chủ trong quản lý hành chính
nhà nước ? Ví dụ cụ thể ?”

2


NỘI DUNG
1. Khái niệm cơ bản

Nguyên tắc tập trung dân chủ là tự do thảo luận nhưng thống nhất trong
hành động. Người dân có quyền tham gia xây dựng, giám sát hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thống nhất về tư
tưởng, đường hướng và cách thức hoạt động để vận hành và tổ chức bộ máy
hành chính nhà nước. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước và điều lệ của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Điều 8, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:
“1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý


xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân
dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến
và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”
Ở Việt Nam, việc sử dụng thuật ngữ phân cấp quản lý hành chính nhà
nước là tương đối khác so với thuật ngữ phân quyền hay tản quyền ở các nước
trên thế giới. Phân cấp quản lý không phải là phân quyền. Trong đó, phân quyền
là sự phân chia quyền lực, còn phân cấp quản lý là sự chuyển giao thẩm quyền từ
cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung
của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Quyền lực vẫn được đảm bảo tập
trung vào cấp trên, trung ương, còn cấp dưới, địa phương được trao một số thẩm
quyền mà họ có thể làm được để giảm bớt gánh nặng phải giải quyết nhiều vấn
đề của cấp trên, trung ương. Cấp trên, trung ương vẫn đảm bảo sự tập trung
3


quyền lực trong việc giao quyền, thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý những sai
phạm trong quản lý hành chính nhà nước. Khái niệm phân cấp quản lý hành
chính nhà nước đã được đề cập theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có ba khía
cạnh chủ yếu đó là: Thứ nhất, việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước là sự
xác định, phân chia các đơn vị hành chính, các cấp hành chính, lãnh thổ và xác
định, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm (thẩm quyền) cho
mỗi cấp hành chính lãnh thổ, mỗi cơ quan, đơn vị hành chính trong toàn bộ bộ
máy hành pháp, hành chính bằng văn bản luật, văn bản dưới luật cho phù hợp
với đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... của đất nước và địa phương;
phù hợp với mục đích, mục tiêu, yêu cầu quản lý. Ở khía cạnh này, phân cấp
quản lý hành chính nhà nước tương đồng với tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước, cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng phi tập trung hóa. Thứ hai,
phân cấp quản lý hành chính nhà nước là sự điều chỉnh, chuyển giao thẩm quyền

(chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm) giữa các cấp hành chính và giữa
các cơ quan, đơn vị hành chính các cấp cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Trong đó, chủ yếu chuyển giao một số thẩm quyền từ Chính phủ, các Bộ, cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên cho chính quyền địa phương hay cơ quan
hành chính nhà nước cấp dưới bằng các văn bản luật, nhằm phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo... của các cơ quan, đơn vị hành chính cấp dưới, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý. Ở khía cạnh này, phân cấp quản lý hành chính nhà
nước là quá trình thực hiện dân chủ, quá trình phi tập trung hóa trong quản lý
hành chính. Thứ ba, phân cấp quản lý hành chính nhà nước là sự chuyển giao
một phần thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, đơn vị hành chính nhà nước cho
các tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài nhà nước. Theo mô hình phân cấp này, trách
nhiệm của cơ quan nhà nước là xây dựng khuôn khổ pháp luật để mọi thành
phần, tổ chức kinh tế vận hành các hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho
xã hội trên cơ sở bảo đảm lợi ích chung trong khuôn khổ pháp luật quy định.
4


Đây là quá trình xã hội hóa hoạt động hành chính. Ví dụ như: Bộ Tư pháp, Sở
Tư pháp, địa phương chuyển chức năng công chứng của các cơ quan hành chính
tư pháp cho các tổ chức và cá nhân ngoài khu vực nhà nước. Việc chuyển giao
một phần thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước cho các tổ chức, cá nhân
bên ngoài nhà nước nằm trong nội dung phân cấp quản lý hành chính nhà nước.
Đó là quá trình xác định, phân định, điều chỉnh thẩm quyền của cơ quan hành
chính cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, đây là quá trình phức tạp,
đòi hỏi Nhà nước phải có sự quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của
pháp luật.
2. Việc phân cấp quản lý là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ

Phân cấp trong quản lý nhà nước gắn liền với nguyên tắc tập trung, dân
chủ. Vì vậy, phân cấp quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện của nguyên tắc

tập trung dân chủ khi có các yếu tố sau: Một là, việc phân cấp quản lý phải đảm
bảo cho trung ương có quyền quyết định trong những lĩnh vực then chốt, những
vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát
triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, bảo đảm sự quản lý tập trung và thống
nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. Hai là, mạnh dạn giao quyền cho
các địa phương, các đơn vị cơ sở. Đây được coi là biện pháp đảm bảo tập trung,
tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm công việc mang tính sự vụ thuộc
về chức trách của địa phương và cơ sở. Ba là, việc phân cấp quản lý phải thật cụ
thể, hợp lý trên những quy định của pháp luật. Việc ban hành các quyết định về
phân cấp quản lý cần phải có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, hợp lý, tránh đưa
ra những quyết định mang tính chung chung, tùy tiện. Tất cả các nội dung của
việc phân cấp quản lý bao giờ cũng phải thể hiện trong các văn bản pháp luật của
các cấp có thẩm quyền. Quản lý hành chính nhà nước là sự liên kết, phối hợp

5


hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống hành chính nhà
nước.
Xuất phát từ yêu cầu thống nhất quyền lực nhà nước, quyền lực hành
pháp, hành chính nhà nước mà các chủ thể quản lý dù có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn trách nhiệm cụ thể khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện quyền lực
nhà nước, đều hướng tới những mục tiêu chung, nhiệm vụ chung. Những mục
tiêu chung, nhiệm vụ chung liên quan gắn kết với vấn đề chủ quyền quốc gia,
toàn vẹn lãnh thổ... Do vậy, phân cấp quản lý hành chính nhà nước không phải
lĩnh vực nào cũng có thể phân cấp cho chính quyền địa phương các cấp. Để đảm
bảo quyền lực nhà nước thống nhất, một số lĩnh vực, một số thẩm quyền được
xem là đặc quyền của các cơ quan nhà nước ở Trung ương mà không thực hiện
phân cấp cho chính quyền địa phương. Nhìn chung, những loại việc không thuộc
chính quyền địa phương gồm: quốc phòng, đối ngoại, an ninh nội địa, quốc tịch,

quy hoạch, sử dụng và khai thác các tài nguyên thuộc sở hữu quốc gia như hải
đảo, thềm lục địa, bờ biển, tài nguyên dưới lòng đất. Một số thẩm quyền khi thực
hiện phân cấp cho cấp dưới hay cho chính quyền địa phương đòi hỏi cơ quan nhà
nước cấp trên phải có đủ năng lực kiểm soát việc thực hiện những thẩm quyền đó
của các cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Nguyên tắc dân chủ trong phân
cấp quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi các quyết định về phân cấp quản lý
hành chính nhà nước phải được xây dựng, thảo luận, quyết định một cách dân
chủ theo thẩm quyền. Bằng nhiều hình thức để người dân biết về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính và người đứng
đầu các cơ quan hành chính các cấp, để người dân có điều kiện thực hiện quyền
giám sát. Kết quả thực hiện các thẩm quyền, nhiệm vụ được giao của các cơ
quan hành chính các cấp cũng phải được nhân dân biết và giám sát thực hiện.

6


Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 28-11-2013 với những quy định mới quan trọng ở Chương
IX - “Chính quyền địa phương”. Tiếp theo đó, năm 2015, Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương được ban hành, thể hiện những đổi
mới quan trọng trong phân cấp, phân quyền hành chính nhà nước. Ngày 21-32016, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP về phân cấp
quản lý nhà nước giữa Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, trong đó có vấn đề phân quyền hành chính nhà nước, các văn bản
quy phạm pháp luật trên các lĩnh vực cũng phản ánh chính sách phân cấp, phân
quyền hành chính nhà nước trong mỗi lĩnh vực cụ thể. Chính sách phân cấp hành
chính nhà nước qua các văn bản pháp luật nói trên thể hiện quan điểm, mục tiêu,
nội dung và các giải pháp về phân cấp hành chính nhà nước. Các văn bản pháp
luật này tạo nên chính sách khung về phân cấp, phân quyền hành chính nhà
nước. Tinh thần của chế định chính quyền địa phương trong các văn bản nói trên
là đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, tạo

điều kiện hơn cho việc phân cấp quản lý của bộ máy hành chính nhà nước từ
Trung ương đến địa phương. Hiến pháp năm 2013 đã đặt nền tảng cho cơ chế
phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, thông qua quy định:
“Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên” (Điều 112). Trên tinh thần
đó, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương cùng
trong năm 2015 đã có bước tiến quan trọng trong việc phân cấp, phân quyền
hành chính nhà nước, thể hiện ở những điểm sau: Một là, lần đầu tiên, trong văn
bản pháp luật, Nhà nước ta khẳng định thẩm quyền của Chính phủ trong thực
hiện phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương (các quy định của Luật
Tổ chức Chính phủ năm 2001 chỉ dừng lại ở thẩm quyền phân công, phân cấp
7


mà chưa đề cập đến vấn đề phân quyền). Việc bổ sung thẩm quyền của Chính
phủ trong phân quyền cho chính quyền địa phương là một bước tiến mới trong
chính sách phân cấp, phân quyền ở nước ta. Hai là, Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015 quy định rõ thẩm quyền phân cấp, phân quyền của Chính phủ phải trên cơ
sở các quy định của Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 25). Điều 12, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 khi quy định về phân quyền cho chính quyền địa phương cũng
khẳng định: “Việc phân quyền cho mỗi cấp chính quyền địa phương phải được
quy định trong các luật”. Điều đó có nghĩa là việc phân cấp, phân quyền cho
chính quyền địa phương phải dựa trên khung pháp lý căn bản, bảo đảm nguyên
tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc phân cấp, phân quyền phải bảo đảm các
nguyên tắc và phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
nhà nước phân cấp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho
chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ
quan nhà nước phân cấp và cơ quan nhà nước được phân cấp. Ba là, các luật nói

trên đã quy định cụ thể, rõ ràng hơn yêu cầu và điều kiện thực hiện phân cấp,
phân quyền giữa Trung ương và địa phương cũng như giữa các cấp chính quyền
địa phương. Điều 13, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định
về phân cấp cho chính quyền địa phương đã khẳng định: “Căn cứ vào yêu cầu
công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ
quan nhà nước ở Trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính
quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục,
thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đồng thời, cơ quan nhà nước cấp
trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ
quan nhà nước cấp dưới phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc
8


thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp. Bốn là, các luật nói trên xác định
rõ cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước
phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ vào tình
hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp
cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp nhưng phải
được sự đồng ý của cơ quan nhà nước phân cấp. Cơ quan nhà nước cấp trên
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra
tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân
quyền cho các cấp chính quyền địa phương.
3. Ví dụ thực tiễn về phân cấp quản lý hành chính nhà nước

Vụ án cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng năm 2012 là vụ án về tranh chấp đất
đai giữa ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Vinh Quang cùng gia đình và Ủy ban

nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Vụ án thu hút dư luận Việt
Nam vì đây được coi là đỉnh điểm về xung đột về đất đai, của những bất cập về
cả pháp luật đất đai, việc thực thi pháp luật ở các cấp địa phương. Trong vụ việc
này, Chính phủ và thủ tướng chính phủ đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đã trực
tiếp xử lý những sai phạm về quản lý đất đai của Uỷ ban nhân dân huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng trong việc thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất đối
với đầm nuôi tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ra quyết định cách chức chủ
tịch, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, bãi
bỏ những quyết định trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện đưa ra đối với
trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn. Sự việc này cho chúng ta thấy rằng, trong
sự phân cấp quản lý hành chính nhà nước vẫn cần đảm bảo tập trung quyền lực
vào cấp trên, trung ương.
9


4. Một số ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện phân cấp quản lý hành

chính nhà nước và đề xuất một số giải pháp khắc phục
Về ưu điểm, việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước áp dụng theo
nguyên tắc tập trung – dân chủ tương đối triệt để, toàn diện, tạo điều kiện hiệu
quả trong quản lý hành chính nhà nước. Bằng chứng là việc đất nước đã phát
triển nhanh chóng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội,… Đời sống của nhân dân
ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống đã có những cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, việc áp
dụng phân cấp quản lý hành chính nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ
một cách máy móc đang làm cho bộ máy hành chính nhà nước trở nên nặng nề,
kìm hãm sự phát triển của đất nước, đẩy lùi bước tiến của xã hội. Làm cho cơ
quan quản lý hành chính cấp dưới trở nên ỉ lại, lạm quyền, ở nhiều nơi còn để
xảy ra tình trạng nhũng nhiễu nhân dân, tham nhũng, nhận hối lộ… còn cơ quan
quản lý hành chính cấp trên trở nên loay hoay, ‘trên bảo dưới không nghe’, tệ

quan liêu tham nhũng, chia bè phái trong bộ máy lãnh đạo, đổ lỗi, không chịu
trách nhiệm đối với những sai phạm trong quản lý hành chính… Điều đó đặt ra
vấn đề bức thiết trong việc cải cách hành chính để đảm bảo việc phân cấp quản
lý hành chính theo nguyên tắc tập trung – dân chủ trở lại ý nghĩa vốn có của nó.
Một số giải pháp nâng cao phân cấp quản lý hành chính nhà nước:
- Một là, thay đổi nhận thức về phân cấp quản lý hành chính nhà nước
giữa trung ương và địa phương về sự “ôm đồm” công việc ở các cơ quan hành
chính Trung ương. Trong xu thế cải cách hành chính trên thế giới đang ngày
càng phân chia, giao quyền hạn và trách nhiệm nhiều hơn cho chính quyền địa
phương thì ở Việt Nam cũng tôn trọng, vận dụng tốt xu thế này. Cơ sở thực tiễn
cho thấy, năng lực, nguồn lực và các điều kiện cần thiết để phân cấp mạnh mẽ
10


hơn nữa cho chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương là cần thiết; đồng
thời chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương cũng đủ khả năng để thực
hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong quản
lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền.
- Hai là, hoàn thiện thể chế về phân cấp quản lý hành chính nhà nước
giữa trung ương và địa phương trong lĩnh vực tổ chức bộ máy. Trong hệ thống
hành chính nhà nước của Việt Nam, Chính phủ giữ vai trò quyết định trong
nhiệm vụ xây dựng, ban hành hệ thống thể chế; bảo đảm cân đối vĩ mô. Hệ thống
thể chế được xây dựng đồng bộ, nhất quán là cơ sở pháp lý, là động lực số một
để phát huy mọi nguồn lực trong nước. Đồng thời, cũng là cơ sở để thực hiện có
hiệu quả và thống nhất việc phân cấp. Không có đầy đủ thể chế, việc phân cấp sẽ
không được thực hiện hoặc thực hiện tùy tiện, làm hỗn loạn trật tự xã hội. Ví dụ:
Trong phần xây dựng hệ thống danh mục các công việc cần phân cấp cho chính
quyền cấp tỉnh phải quan tâm đến những bất cập trong thực tế từ đó sửa đổi các
quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng thiếu và chậm ban hành văn bản
pháp luật, rà soát sửa đổi các quy định về nội dung phân cấp quản lý hành chính

nhà nước để bảo đảm thống nhất; Hoặc quy định cụ thể về phân cấp giữa trung
ương và địa phương cũng như giữa các cấp địa phương trong quản lý hành chính
nhà nước, theo hướng việc gì hoàn toàn thuộc thẩm quyền của trung ương thì các
cơ quan hành chính ở địa phương chỉ giữ vai trò phối hợp, giám sát.
- Ba là, cần phải thực hiện mạnh mẽ chỉ đạo của Đảng và Bộ chính trị
trong việc cải cách hành chính, lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá
trên tinh thần tinh giản bộ máy hành chính nhằm giải bớt các khâu trung gian và
những cơ quan hoạt động không hiệu quả. Công khai, minh bạch các thủ tục
hành chính để nhân dân được biết nhằm tránh tệ hách dịch, cửa quyền, xoá bỏ
văn hoá “phong bì” đã làm xấu hình ảnh của bộ máy hành chính nhà nước. Công
11


khai các hoạt động của Chính phủ và Ủy ban nhân dân trong hoạt động quản lý
hành chính trên mọi lĩnh vực để dân biết, dân kiểm tra.
- Bốn là, chính sách phân cấp, phân quyền trong hành chính nhà nước gắn
chặt với yêu cầu kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, vẫn chưa có những hành lang
pháp lý cụ thể về vấn đề này, nhất là những chế tài xử lý đối với các vi phạm về
phân cấp, phân quyền. Chẳng hạn, việc buông lỏng trách nhiệm hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước ở Trung ương và cấp trên đối
với cấp dưới trong thời gian qua đã dẫn đến tình trạng “phình to” bộ máy tổ chức
và biên chế ở cấp dưới. Việc kiểm soát, thanh tra, kiểm tra của chính quyền trung
ương đối với hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương trong quá trình
phân cấp, phân quyền chưa tốt dẫn đến nhiều địa phương lợi dụng việc phân cấp,
phân quyền để đưa ra các quyết sách vì lợi ích cục bộ, hoặc thực hiện quyết sách
theo hướng có lợi cho địa phương, thậm chí sẵn sàng vi phạm các quy định mà
cơ quan trung ương ban hành.

12



KẾT LUẬN

Tóm lại, việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước trong thời gian qua
đã có những bước tiến quan trọng, gắn kết giữa chính quyền trung ương và các
cấp chính quyền địa phương, luôn đảm bảo tính tập trung dân chủ… Tuy nhiên,
vẫn còn có những tồn tại và yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình thực hiện
phân cấp quản lý hành chính nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều
này, đòi hỏi Nhà nước cần quan tâm hoàn thiện để bảo đảm việc phân cấp thực
sự phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta trong các cấp ngành, địa phương từ
đó hướng đến phát huy năng lực của các cấp chính quyền, không ngừng nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước tại Việt Nam.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật hành chính việt Nam, đại học luật Hà Nội, 2012
2. Thư viện pháp luật
3. PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan: Quan niệm, mục đích, ý nghĩa của phân cấp

giữa trung ương và địa phương.
4. />
hanh_chinh_nha_nuocall.html
5. />
%C6%A0NG_THAM_KH%E1%BA%A2O_THI_MON_QLHCNN
6. />
Phan-cap-quan-ly-nha-nuoc
7. />

%A1ng_ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BA%A5t_%E1%BB%9F_Ti
%C3%AAn_L%C3%A3ng

14



×