Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

SLIDE QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THEO HƯỚNG CHUẨN HÓAMôn: Lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.23 KB, 30 trang )

QUI TRÌNH XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ
KĨ THUẬT BIÊN SOẠN CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THEO
HƯỚNG CHUẨN HÓA

Môn: Lịch sử

Báo cáo viên
GV. Trần Thị Oanh


NỘI DUNG TẬP HUẤN MÔN LỊCH SỬ

1.Qui trình xây dựng Ma trận đề kiểm tra, đánh giá.
2. Xác định các mức độ nhận thức trong câu hỏi
kiểm tra, đánh giá.
3. Kĩ thuật biên soạn câu hỏi trắc nghiệm KQ nhiều
lựa chọn
4. Phân biệt các mức độ của câu hỏi trắc nghiệm
KQ nhiều lựa chọn.


CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Môn:Lịch sử

Mức độ

Nhận
biết
(Bậc 1)



Thông
hiểu
(Bậc 2)

Mô tả

HS nhận biết, tái hiện, ghi nhớ, liệt
kê, trình bày được sự kiện, hiện
tượng lịch sử, kể tên nhân vật lịch
sử cụ thể, nêu diễn biến các cuộc
kháng chiến, chiến dịch…
HS hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng
lịch sử, giải thích được các nội dung
kiến thức lịch sử quan hệ giữa sự
kiện lịch sử

Động từ

Nêu,
liệt kê,
trình
bày,
kể tên,
v.v.
Giải thích,
lí giải, tại
sao, vì
sao.v.v.



CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Môn:Lịch sử

Mức
độ
Vận
dụng
(Bậc 3)

HS biết so sánh, Mô
phântảtích, tìm ra mối
liên hệ các nội dung kiến thức lịch sử
trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi
phân biệt sự giống và khác nhau.

Động
từ
Lập
niên
biểu, phân
biệt, phân
tích, so
sánh, chứng
minh, khái
quát...

Vận dụng
cao

(Bậc 4)

HS hiểu bản chất nội dung lịch sử để
đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm,
thái độ, biết lập luận, liên hệ vận dụng
để giải quyết các vấn đề học tập và thực
tiễn cuộc sống; biết rút ra những bài học
kinh nghiệm cho bản thân.

Bình luận,
nhận xét,
đánh giá, rút
ra bài học,
liên hệ với
thực tiễn
vv…


CÁC DẠNG CÂU HỎI TNKQ
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ







Câu hỏi đúng/sai
Câu hỏi điền khuyết/điền thế
Câu hỏi ghép đôi

Câu hỏi phân loại
Câu hỏi làm việc với đồ dùng trực quan
Câu hỏi nhiều lựa chọn


CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÂU HỎI
TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN
• Câu dẫn là một câu hỏi: Phải có từ để hỏi. Các phương án trả lời là
một câu độc lập nên được viết hoa ở đầu câu và có dấu chấm ở cuối
câu.
Ví dụ: Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực
nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.
B. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.
C. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
D. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.


CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÂU HỎI
TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN
* Câu dẫn là một mệnh đề chưa hoàn chỉnh (câu bỏ lửng)
thì nối với các phương án trả lời phái trở thành câu hoàn
chỉnh nên không viết hoa (trừ tên riêng, tên địa danh) ở đầu
câu và có dấu chấm ở cuối câu.
Ví dụ: Tính chất của cuộc Duy tân Minh trị năm 1868 của
Nhật Bản là
A. cách mạng tư sản
B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. cách mạng tư sản không triệt để.



CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÂU HỎI
TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN
* Câu dẫn là câu phủ định: phải in đậm từ phủ định để học
sinh xác định đúng câu trả lời.
Ví dụ: Chính sách nào Không nằm trong cải cách của vua
Rama V ở Xiêm?
A. Củng cố quyền lực cho giai cấp thống trị.
B. Cải cách hành chính, giáo dục, tài chính.
C. Ngoại giao mềm dẻo.
D. Nhân nhượng để giữ vững độc lập.


CÁCH THỨC XÂY DỰNG CÂU HỎI
TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN
* Câu điền thế: điền một chố

trỗng hoặc nhiều hơn một chố trống.
Chọn một câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư
liệu nói về nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng:
Ví dụ: Bản Hiệp ước 6-6-1884 (Hiệp ước Patơnốt) gồm 19
điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hácmăng, nhưng
được sửa chữa một số điều …… và mua chuộc thêm
những phần tử phong kiến đầu hàng.
Vì sao Pháp thay Hiệp ước Hác- măng bằng Hiệp ước Pa- tơnôt?
A. Khẳng định sức mạnh của Pháp.
B. Chấm dứt phong trào kháng chiến của nhân dân.
C. Để xoa dịu dư luận và mua chuộc nhà Nguyễn.

D. Loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh.


* Câu TNKQ sử dụng tranh ảnh:


Ví dụ:
Sự kiện “chè Bô-xtơn” được coi là ngòi nổ của
cuộc chiến tranh. Sự kiện này phản ánh điều
gì?
A. Nhân dân Bắc Mĩ phản kháng lại sự ngăn
cản sản xuất chè của thực dân Anh tại Bắc Mĩ.
B. Nhân dân Bắc Mĩ không ưa chuộng chè của
nước Anh.
C. Nhân dân Bắc Mĩ phản đối chính sách thuế
khóa nặng nề của chính phủ Anh.
D. Thổ dân da đỏ muốn được bình đẳng sản
xuất buôn bán với người da trắng.


CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI TNKQ
1.Câu hỏi mức độ nhận biết:
- Chỉ yêu cầu HS sử dụng những thao tác tư duy đơn
giản; chỉ đánh giá khả năng nhận biết, tái hiện, ghi nhớ
nội dung kiến thức lịch sử của HS.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong câu hỏi Tự
luận với các từ để hỏi là nêu, trình bày, tóm tắt, liệt kê,
Ví dụ: Cuộc cải cách Duy tân Minh trị được tiến hành trên
lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

B. Chính trị, quận sự, văn hóa- giáo dục và ngoại giao với Mĩ.
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục.
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.


CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI TNKQ
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu:
-Yêu cầu HS sử dụng những thao tác tư duy tương
đối đơn giản không quá phức tạp, trừu tượng như lí
giải, giải thích các nội dung kiến thức lịch sử cơ bản.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong câu hỏi
Tự luận có từ để hỏi là Giải thích, Lý giải, Như thế
nào? Tại sao, Vì sao?
Ví dụ: Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.
B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.
C. Để tiêu diệt Tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.


CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI TNKQ
3.Câu hỏi ở mức độ vận dụng:
- Yêu cầu HS sử dụng các thao tác tư duy cao hơn mức độ thông
hiểu như so sánh, phân tích, tổng hợp... nội dung kiến thức
lịch sử. Đây là câu hỏi khó hơn, ở mức độ hiểu, đòi hỏi học
sinh bước đầu phải biết suy luận bằng phân biệt sự giống và
khác nhau, phân tích, tổng hợp hệ thống kiến thức để lựa
chọn giữa các phương án; hoặc rèn luyện các kĩ năng thực hành
bộ môn.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong câu hỏi Tự luận có

từ để hỏi là so sánh, phân tích, tổng hợp, lập bảng thống kê
so sánh, đối chiếu các nội dung kiến thức lịch sử.

Ví dụ: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất
và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến
B. Quy mô của hai cuộc chiến tranh thế giới như nhau
C. Hậu quả chiến tranh nặng nề như nhau
D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản


CÁC MỨC ĐỘ CỦA CÂU HỎI TNKQ
4. Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao:
- Đây là câu hỏi ở mức độ cao nhất, yêu cầu đánh giá
khả năng sáng tạo, vận dụng kiến thức để đánh giá,
nhận xét nội dung kiến thức lịch sử, liên hệ kiến thức với
các vấn đề thực tiễn. Câu hỏi đề cập tới các nội dung
kiến thức sâu sắc và đòi hỏi khả năng tư duy cao.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong câu hỏi Tự
luận có từ để hỏi là bình luận, nhận xét, đánh giá, liên hệ
thực tiễn, rút ra bài học/kinh nghiệm…
Ví dụ: Em nhận xét thế nào về việc đầu hàng giặc Pháp
của nhà Nguyễn?
A. Sự bạc nhược và lún sâu vào con đường thỏa hiệp.
B. Chưa thấy hết sức mạnh của quần chúng nhân dân.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng.
D. Sự chủ quan của triều đình Huế.


YÊU CẦU XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN

1. Ý chính để hỏi phải nằm trong câu dẫn (tốt nhất nên
để ở đầu câu), không được đưa vào các đáp án.
2. Xác định rõ ràng nhiệm vụ cần giải quyết của câu hỏi
3. Phải có chắc chắn một câu trả lời đúng (có thể có
phương án đúng hoặc đúng nhất).
4 . Phương án trả lời không được gợi ý cho nhau, câu sau
không là đáp án của câu trước.
5. Không sử dụng xu hướng phương án đúng luôn dài
hơn các phương án còn lại
6. Những phương án nhiễu tránh quá khác biệt so với
phương án đúng.


YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN

7. Câu hỏi phải đánh giá nội dung nằm trong chương trình,
SGK;
8. Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách
giáo khoa;
9. Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với
mọi học sinh;
10. Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh
không nắm vững kiến thức;
11. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay
nhận thức sai lệch của học sinh;
12.Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng
của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;


YÊU CẦU CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN


13. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
14. Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc
“không có phương án nào đúng” hoặc có hai hoặc ba phương án
đúng.
15. Các phương trả lời nên có độ dài tương tự nhau. Nếu độ dài khác
nhau thì xếp thứ tự từ ngắn đến dài hoặc ngược lại, khi có các mốc
thời gian nên sắp xếp theo thứ tự thời gian (những phải thống nhất).
16. Không nên viết phương án trả lời câu sau là đáp án hoặc kết quả của
câu trước.
17. Các phương án đúng nên được đảo lộn và có thể lặp lại với số lần
tương đương nhau, phương án đúng không nên tập trung vào B hoặc
C…
18. Xây dựng đáp án đúng trước khi xây dựng các phương án nhiễu
19 . Câu hỏi không được vi phạm về đường lối chủ trương, quan điểm
chính trị của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử.


PHẦN
Kĩ thuật viết câu hỏi TNKQ

•I. MỘT SỐ LƯU Ý:
•1. Tập trung vào một vấn đề cụ thể (có thể là duy nhất):
•1 câu hỏi tự luận có thể KT được một vùng kiến thức khá rộng của 1
vấn đề. Tuy nhiên, đối với câu TNKQ, người viết cần tập trung vào 1 vấn
đề cụ thể hơn (hoặc là duy nhất).
•Ví dụ:
•- Với câu tự luận “Nêu tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước
năm 1868 có những điểm gì nổi bật?
•-Với câu TNKQ: “Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí

hiệp ước bất bình đẳng?”
•A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.
•B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
•C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
•D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
•Với câu hỏi này chỉ yêu cầu HS về một vấn đề nhỏ của “Một trong những
điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm
1868 về việc các nước tư bản phương Tây và Mĩ dùng áp lực quân sự để đòi
Nhật Bản phải mở cửa”. Hay nói cách khác: “Việc các nước tư bản phương Tây
và Mĩ dùng áp lực quân sự để đòi Nhật Bản phải mở cửa” là một trong nhiều
điểm nổi bật về tình hình của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm
1868.


• 2. Dùng từ vựng một cách nhất quán với nhóm
đối tượng được KT:
• Cần xác định đúng đối tượng để có cách diễn đạt
cho phù hợp.
• 3. Tránh việc một câu trắc nghiệm này gợi ý cho
một câu trắc nghiệm khác, giữ các câu độc lập
với nhau
• Các HS giỏi khi làm bài trắc nghiệm có thể tập hợp
đủ thông tin từ một câu trắc nghiệm để trả lời cho
một câu khác. Trong việc viết các bộ câu hỏi trắc
nghiệm từ các tác nhân chung, cần phải chú trọng
thực hiện để tránh việc gợi ý này.
• Đây là trường hợp dễ gặp đối với nhóm các câu hỏi
theo ngữ cảnh.



4.Tránh các kiến thức quá riêng biệt hoặc câu hỏi dựa trên ý
kiến cá nhân:
•Ví dụ: 
•Phong trào đấu tranh nào là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch
sử Trung Quốc?
•A. Nghĩa Hòa Đoàn
•B.Thái Bình Thiên Quốc
•C.Cuộc vận động Duy Tân
•D. Đại Cách mạng văn hóa vô sản.
• Ngoài việc câu trả lời còn nhiều điều phải tranh cãi thì các tiêu
chí để đánh giá "lớn nhất", “mốc thời gian” cũng không rõ
ràng.
•Nên sửa thành:
•Phong trào đấu tranh nào là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch
sử Trung Quốc từ giữa thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20?
•A. Nghĩa Hòa Đoàn
•B.Thái Bình Thiên Quốc
•C.Cuộc vận động Duy Tân
•D. Ngũ Tứ.


• 5. Tránh việc sử dụng sự khôi hài:
• - Các câu trắc nghiệm có chứa sự khôi hài có thể làm
giảm các yếu tố nhiễu có sức thuyết phục làm cho câu
trắc nghiệm dễ hơn một cách giả tạo.
• - Sự khôi hài cũng có thể làm cho HS xem bài trắc
nghiệm kém nghiêm túc hơn.

Ví dụ: Pháp chú trọng xây dựng các công trình giao thông
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam nhằm

• A. thực hiện khai hóa văn minh, phục vụ ăn chơi vui vẻ cho
nhân dân Việt Nam.
• B. phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân.
• C. phục vụ nhu cầu khai thác và đàn áp các cuộc nổi dậy của
nhân dân ta.
• D. phát triển kinh tế, văn hóa ở vùng sâu vùng xa.


• 6. Tránh viết câu KHÔNG phù hợp với thực tế:
• Ví dụ:
• Tại sao Pham Châu Trinh lại là đề ra xu hướng cải
cách?
• A. Phan Châu Trinh sớn tiếp thu những tư tưởng tiến
bộ trên thế giới.
• B. Do xu hướng giải phóng dân tộc bằng khởi nghĩa vũ
trang trước đó thất bại.
• C. Do thất bại của phong trào Đông du của Phan Châu
Trinh.
• D.Do xu thế “cải tổ” “cải cách, mở cửa” của thế giới
lúc bấy giờ tác tác động đến.


















II. KỸ THUẬT VIẾT PHẦN DẪN
1. Đảm bảo rằng các hướng dẫn trong phần dẫn là rõ ràng và việc sử
dụng từ ngữ cho phép HS biết chính xác họ được yêu cầu làm cái gì
Câu nên xác định rõ ràng ý nghĩa muốn biểu đạt, từ dùng trong câu phải rõ ràng,
chính xác, không có sai sót và không được lẫn lộn.
Ví dụ: Đông Kinh nghĩa thục còn có hoạt động gì?
A. Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, hồ hào mở kinh doanh công
thương, lên án bọn quan lại hủ bại…
B. Tổ chức các hoạt động về văn hóa, giáo dục.
C. Tổ chức phong trào chống thuế.
D. Tổ chức đưa yêu sách cho chính quyền thực dân Pháp đòi cải cách dân chủ.
* Sửa lại là:
Đông Kinh nghĩa thục ngoài giảng dạy chính thức còn có hoạt động gì?
A. Tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, hồ hào mở kinh doanh công
thương, lên án bọn quan lại hủ bại…
B. Tổ chức biểu tình chống chính quyền thực dân Pháp và tay sai.
C. Tổ chức phong trào chống thuế.
D. Tổ chức đưa yêu sách cho chính quyền thực dân Pháp đòi cải cách dân chủ


• 2. Tránh sự dài dòng trong phần dẫn:
• Phần dẫn phải rõ ràng , ngắn gọn dễ hiểu và phù hợp với các phương án
trả lời, tránh dài dòng. Ví dụ:

• Câu 10. Nội dung chủ yếu của những thành tựu văn học, nghệ
thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phản ánh nội dung gì?
• A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức.
• B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản.
• C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản.
• D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác
phẩm của mình.
• * Nên sửa thành:
• Câu 10. Những thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX của thế giới phản ánh nội dung gì?
• A. Phản ánh đời sống của nhân dân lao động bị áp bức.
• B. Phản ánh sự bóc lột của tư sản và các cuộc đấu tranh của giai cấp
vô sản.
• C. Phản ánh bản chất của chế độ tư bản.
• D. Phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong các tác
phẩm của mình.


×