Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.85 KB, 2 trang )

1. Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp
Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 9B của thầy Việt, có một học sinh đứng lên thắc mắc với thầy về kết quả
điểm thầy chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em
chỉ được có 5?”. Đặt vào tình huống của thầy Việt, bạn xử lý ra sao?
1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.
2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rất kỹ không có chuyện nhầm
lẫn.
3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thể thu lại hai bài làm đó để xem
xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thành thật xin lỗi trước các em và hứa chấm lại bài cho em đó.
Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm đúng thì nên giải thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình.
Trả lời với trích dẫn Cảm ơn
3. 31-10-2010 10:53 PM #2
frozenqn
o Xem hồ sơ
o Xem ca
́
c ba
̀
i viê
́
t
o Tin nhắn riêng
o vào trang chủ
o Xem bài viết ở trang chủ
o Add as Contact
Quản trị diễn đàn
Tham gia ngày
Sep 2010
Đến từ
Quy Nhơn
Bài gửi


246
Cảm ơn
5
Được cảm ơn 58 lần trong 49 bài viết
Trả lời: Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp
Bạn đã bao giờ phải xử lý một tình huống tương tự chưa? Quả thật là không mấy khi chúng ta nghĩ rằng có
học sinh nào lại “ngố” đến thế khi tự “lạy ông tôi ở bụi này”. Nếu là học sinh chúng ta sẽ chọn cách im lặng
dù ở trong tình thế là người chép, hay người cho chép thì không bị thầy phát hiện ra là “may mắn” rồi.
Nhưng sự thực lại có những khi xảy ra một số tình huống “trái khoáy” như thế đấy. Sự thắc mắc của học sinh
chắc chắn sẽ khiến bạn giật mình tự hỏi: “Tại sao mình chấm kỹ như thế mà lại không phát hiện ra việc này
nhỉ?”. Nhưng trấn tĩnh lại mình, bạn sẽ quả quyết rằng mình đã chấm kỹ rồi và không thể có sai sót. Tự tin là
tốt nhưng đôi khi quá tin tưởng vào sự cẩn thận của mình lại chưa chắc đã phải là cách ứng xử hay, nhất là
trong tình huống này. Bạn đã chấm bài với tinh thần trách nhiệm cao nhưng có ai dám chắc rằng phải chấm
nhiều bài của nhiều lớp bạn sẽ không bao giờ nhầm? Chính vì thế kiểm tra lại một cách cẩn thận trong mọi
tình huống là điều không bao giờ thừa.
Trước thái độ phản ứng của học sinh, bạn không thể trả lời cho qua chuyện mà phải có sự phân tích cặn kẽ.
Tốt nhất trong tình huống này để có thời gian kiểm chứng lại lời nói của em học sinh đó, bạn nên hẹn em
đến cuối giờ sẽ thu bài để xem lại. Khi đối chiếu hai bài và nhận ra sự thiếu sót của mình (một sự chênh lệch
không nhỏ: giữa 5 điểm và 8 điểm) bạn phải lập tức nhận lỗi về mình và chấm lại bài cho học sinh. Còn nếu
đã kiểm tra kỹ và hoàn toàn chắc chắn về kết quả mình chấm là chính xác, bạn cũng nên nhẹ nhàng giải
thích cho em đó hiểu.
Với thái độ thẳng thắn và đúng mực, chắc chắn những đánh giá của bạn về kết quả học tập sẽ được các em
tin tưởng và trân trọng, vì nó thể hiện trách nhiệm và tâm huyết của người thầy.

×