Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giải pháp nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.06 KB, 76 trang )


Trang 1


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Danh mục từ viết tắt /Danh mục bảng/ Danh mục biểu đồ
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC ...........................................................................................1
1.1 Khái niệm về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...............................1
1.2 Sự cần thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...........................1
1.3 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước....................................3
1.4 Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ..............................5
1.5 Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức
tín dụng khác.......................................................................................................5
1.6 Yêu cầu đối với công tác quản lý tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước .............................................................................................................6
1.7 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước................................8
1.7.1- Cho vay đầu tư ...................................................................................8
1.7.2 - Cho vay dự án theo hiệp đònh của Chính phủ..................................9
1.7.3 - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.................................................................10
1.7.4 - Bảo lãnh tín dụng đầu tư..................................................................10
1.8 Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới............................................11
1.8.1 - Hàn Quốc.......................................................................................11
1.8.2 - Trung Quốc....................................................................................13
1.8.3 - Đài Loan........................................................................................14

Trang 2
1.8.4 - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện tín


dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...................................................................15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN TẠI QUỸ HỖ TR PHÁT TRIỂN TPHCM...........................................17
2.1 Quỹ Hỗ trợ Phát triển với vai trò là tổ chức tài chính thực hiện chính sách
đầu tư phát triển của Nhà nước............................................................................17
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển ..................................................17
2.2.2 - Kết quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển sau 5 năm thành lập 20
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại chi nhánh
Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM .............................................................................27
2.2.1 - Nguồn vốn.........................................................................................27
2.2.2 - Cho vay đầu tư từ nguồn vốn trong nước..........................................29
2.2.3 - Cho vay lại vốn ODA........................................................................31
2.2.4 - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư..................................................................31
2.2.5 -
Bảo lãnh tín dụng đầu tư..................................................................33
2.2.6 - Tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu.................................................33
2.2.7 - Quản lý nguồn vốn cấp phát ủy thác................................................35
2.3 Đánh giá về hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát triển
TPHCM ................................................................................................................35
2.3.1 - Kết quả đạt được...............................................................................35
2.3.2 – Những tồn tại....................................................................................37
2.4 Các nguyên nhân cho những tồn tại trong hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước tại Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM ........................................39
2.4.1- Nguyên nhân chủ quan ......................................................................39
2.4.2 - Nguyên nhân khách quan..................................................................42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI QUỸ HỖ TR PHÁT TRIỂN TPHCM ...46

3.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ..................46
3.1.1 - Tình hình và kết quả xây dựng, phát triển kinh tế TPHCM.............46


Trang 3
3.1.2 - Phương hướng, nhiệm vụ phát triển TPHCM đến năm 2010 ...........47
3.2 Chính sách kinh tế vó mô ..............................................................................49
3.2.1
-
Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước .....49
3.1.2 - Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng ..............................54
3.1.3 - Kiến nghò với Thành phố, Bộ ngành và doanh nghiệp.....................54
3.3 Giải pháp cho Quỹ TW
3.3.1- Cải thiện môi trường hoạt động tín dụng trong hệ thống Quỹ Hỗ trợ
Phát triển..............................................................................................................55
3.3.2 - Hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ của hệ thống Quỹ Hỗ trợ
Phát triển ..............................................................................................................56
3.3.3 - Phân cấp mạnh hơn cho các Chi nhánh cấp dưới...........................58
3.3.4 - Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền chính sách tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...................................................................59
3.3.5 - Kiện toàn tổ chức bộ máy của toàn hệ thống ................................59
3.3.6 - Đầu tư mạnh mẽ cho năng lực công nghệ, từng bước hiện đại hóa,
tin học hóa công tác quản lý, điều hành của hệ thống Quỹ ................................59
3.4 Giải pháp cho Quỹ hỗ trợ phát triển TPHCM................................................60
3.4.1- Giải pháp tăng tính chủ động trong công tác huy động vốn ...........60
3.4.2 - Giải pháp đẩy nhanh tốc độ giải ngân của dự án...........................60
3.4.3 - Giải pháp đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nội bộ............................61
3.4.4 - Giải pháp thắt chặt kỷ luật tín dụng, tăng cường giám sát ............61
3.4.5 - Giải pháp nâng cao năng lực thẩm đònh.........................................62
3.4.6 - Giải pháp hiện đại hóa các hoạt động nhờ ứng dụng công nghệ tin
học hiện đại..........................................................................................................63
3.4.7- Giải pháp mở rộng đối ngoại ..........................................................63
3.4.8 - Giải pháp cải tiến thủ tục hành chính ...........................................65

3.4.9 - Giải pháp về công tác tổ chức - đào tạo cán bộ.............................66
Kết luận................................................................................................................66

Trang 4


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 – Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế .........................................20
Bảng 2.2 – Tỷ trọng cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo mặt hàng,
thò trường, loại hình doanh nghiệp ........................................ 25
Bảng 2.3 – Tổng hợp nguồn vốn hoạt động..............................................27
Bảng 2.4 – Tổng hợp cho vay, thu nợ vốn tín dụng trong nước.................29
Bảng 2.5 – Kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư............................32
Bảng 2.6 – Kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng ngắn hạn hỗ trợ
xuất khẩu ................................................................................33
Bảng 2.7 – Thực hiện kế hoạch giải ngân vốn tín dụng............................38
Bảng 2.8 – Theo dõi chi tiết nợ quá hạn....................................................39
Bảng 3.1 – Hệ số ICOR và tổng nhu cầu vốn đầu tư.................................39

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế .....................................20
Biểu đồ 2.2 – Tỷ trọng cho vay tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo mặt hàng
thò trường, loại hình doanh nghiệp .................................... 25
Biểu đồ 2.3 – Nguồn vốn hoạt động qua các năm .....................................27
Biểu đồ 2.4 – Cho vay, thu gốc, thu lãi, dư nợ vay....................................29
Biểu đồ 2.5 – Kế hoạch cấp và số thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư qua các năm....................................................................32
Biểu đồ 2.6 – Cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu .............. 33

Biểu đồ 2.7 – Tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân qua các năm ........38

Trang 5




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Quỹ TW : Quỹ Hỗ trợ Phát triển trung ương
GDP : tổng sản phẩm quốc nội
ODA : nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
HTLSSĐT : hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

















Trang 6

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chính sách đầu tư của Nhà nước trong những năm qua đã có những thay
đổi rất quan trọng, trong đó chủ yếu tập trung vào chính sách khuyến khích đầu
tư trong nước, chính sách sử dụng vốn đầu tư… Trong đó, chính sách vốn đầu tư
được hoàn thiện theo hướng tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế và
phát triển nhanh chóng những vùng kinh tế trọng điểm; xóa bỏ dần sự bao cấp
của Nhà nước trong đầu tư bằng việc chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cho
vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư phát triển thuộc các lónh vực cần khuyến
khích, dự án có khả năng thu hồi vốn.
Cùng với chính sách kinh tế khác, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
là một công cụ đắc lực, hữu hiệu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế vó mô,
thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước thông qua việc cung cấp tín dụng ưu đãi để phát triển các ngành, vùng,
lónh vực kinh tế – xã hội cần ưu tiên phát triển và cần có sự hỗ trợ của Nhà
nước.
Quỹ hỗ trợ phát triển với vai trò là tổ chức của Nhà nước thực thi chính
sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng khẳng đònh được vai trò
quan trọng của mình trong nền kinh tế. Yêu cầu cho đầu tư phát triển ngày càng
lớn và cấp bách trong bối cảnh hội nhập, điều này ngụ ý đặt ra cho Quỹ hỗ trợ
phát triển nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Vì thế, việc phát triển hệ thống Quỹ Hỗ
trợ Phát triển ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Để thực hiện được điều đó cần
thiết phải có những giải pháp cụ thể và đồng bộ, đặt trong một tổng thể chung
các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động tín dụng hỗ trợ phát triển
của Nhà nước, đó là các nhân tố về chính sách vó mô và môi trường kinh tế xã
hội, môi trường pháp lý; các nhân tố về phía chủ đầu tư và các nhân tố về phía

tổ chức thực thi đó là Quỹ hỗ trợ phát triển.
Từ những nhận đònh trên, qua nghiên cứu và tình hình công tác
thực tế của bản thân, tôi đã chọn đề tài cho luận văn thạc só là “Giải pháp
nâng hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ hỗ trợ phát
triển TPHCM”. Qua luận văn, tôi xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp

Trang 7
nhằm nâng cao hiệu hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh Quỹ
hỗ trợ phát triển TPHCM nói riêng và Quỹ hỗ trợ phát triển nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi
nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: những mặt mạnh, mặt còn tồn tại… từ đó
đưa ra các biện pháp phát huy các thế mạnh, hạn chế và khắc phục khó khăn,
nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Quỹ nói riêng và hệ thống
Quỹ Hỗ trợ Phát triển nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM. Trong đó, phần quan
trọng là đưa ra các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển tại Chi nhánh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng một số biện pháp nghiên cứu khoa học
như: phương pháp biện chứng, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dòch,
quy nạp ….. để phân tích tình hình thực tiễn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển tại Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có 66 trang gồm bảng, biểu đồ và 3 phần
phụ lục. Nội dung luận văn được cấu trúc gồm 3 chương lớn như sau:
Chương I : Tổng quan về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: 16

trang
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Quỹ Hỗ trợ
Phát triển TPHCM: 29 trang
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển tại Quỹ Hỗ trợ Phát triển TPHCM: 21 trang

----------

Trang 8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước


Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hình thức tín dụng Nhà nước
nhằm thực hiện mục tiêu đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; là
quan hệ vay – trả giữa một bên là Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân
trong xã hội; được Nhà nước quy đònh với mức lãi suất ưu đãi, nhằm thực hiện
mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển theo đònh hướng của Nhà nước.
Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ ra đời khi mục đích
của tín dụng Nhà nước chuyển từ chi tiêu sang đầu tư dưới dạng cho vay có hoàn
trả. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức tín dụng đặc biệt,
ở đó tính kinh tế của tín dụng nhà nước không phải là kinh tế đơn thuần. Thông
thường tính kinh tế của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có 2 đặc tính
sau:
- Tính kinh tế vó mô: tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ tập trung
vào các lónh vực then chốt, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
hoặc một ngành, một vùng, hay một khu vực.
- Tính xã hội: tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước sẽ tập trung vào các

lónh vực mà tín dụng thương mại với mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận có thể
không giải quyết được (do hiệu quả trực tiếp của nhà đầu tư không được đảm
bảo, hoặc qui mô nguồn vốn quá lớn, hay thời gian thu hồi vốn đầu tư quá dài)
để giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước: việc làm cho người lao động, xóa
đói giảm nghèo, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế vùng, ...
1.2 Sự cần thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Cơ chế kinh tế thò trường luôn có những khuyết tật cố hữu: sự phân hóa
giàu nghèo, khai thác tài nguyên nguồn lực một cách bừa bãi, sự ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến sức khoẻ dân cư, tính chu kỳ trong phát triển kinh tế… đôi
khi dẫn đến sự lầm đường lạc lối như khủng hoảng, độc quyền, lạm phát và thất
nghiệp. Vì vậy, cơ chế thò trường, bản thân nó không thể đảm bảo phát triển
kinh tế bền vững, chính Samuelson đã viết : “Điều hành một nền kinh tế không
có cả Chính phủ lẫn thò trường cũng như đònh vỗ tay bằng một bàn tay”. Để đối
phó với những khuyết tật này, nền kinh tế hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp giữa
thò trường - bàn tay vô hình và sự quản lý của Nhà nước - bàn tay hữu hình đang
ngày càng chiếm ưu thế, ở đây nền kinh tế thò trường gắn liền với vai trò điều
tiết kinh tế của Nhà nước.

Trang 9
Ở nước ta, hội nghò đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã nhấn
mạnh: “Tiếp tục xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế mới, kiên trì quá trình chuyển
đổi sang cơ chế thò trường đi đôi với tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước”.
Thực hiện vai trò điều tiết kinh tế, Nhà nước thường sử dụng các công cụ tài
chính vốn có như thuế, phí, chi ngân sách Nhà nước... Ngoài ra, Nhà nước còn
thành lập các doanh nghiệp Nhà nước và thông qua đó thực hiện việc đầu tư
theo mục tiêu của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Hoạt động của các doanh
nghiệp này thường nằm trong các lónh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế
hoặc những lónh vực hoạt động có tính chất xã hội. Đối với các doanh nghiệp
này, tùy theo điều kiện lòch sử, đặc điểm kinh tế từng thời kỳ và yêu cầu phát
triển kinh tế đất nước từng giai đoạn mà Nhà nước thường cung cấp vốn dưới

dạng cấp phát trực tiếp không hoàn lại hoặc tín dụng.
Như vậy, tín dụng đầu tư của Nhà nước là một đòi hỏi khách quan, tất yếu
trong đầu tư cơ bản của Chính phủ trong một giai đoạn lòch sử nhất đònh của quá
trình phát triển kinh tế ở mỗi nước.
Đối với nền kinh tế chuyển đổi hiện nay, Nhà nước sử dụng công cụ tín
dụng để tham gia hoạt động đầu tư phát triển là một vấn đề tất yếu. Việc chuyển
đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế hàng hóa đòi hỏi khu vực
sản xuất phải có khả năng cạnh tranh cao trong khi tiềm lực tài chính của các thể
chế kinh tế tài chính hầu như rất thấp, hạ tầng cơ sở khá lạc hậu. Do đó vai trò
điều tiết kinh tế của Nhà nước lúc này cần được tăng cường vì phải xây dựng các
nền tảng hạ tầng cơ sở cần thiết cho nền kinh tế và phần nào hỗ trợ các đơn vò
kinh tế đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ giá thành, nâng cao chất
lượng và tính cạnh tranh sản phẩm.
Để thực hiện được nhiệm vụ nặng nề trên, phạm vi cấp phát không hoàn
lại vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế phải thu hẹp,
thay thế vào đó là mở rộng diện tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các hoạt
động chi đầu tư phát triển của Nhà nước nhưng có khả năng thu hồi vốn. Đấy
chính là một trong những nội dung cải cách ngân sách Nhà nước ở các nước
chuyển đổi nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, cùng với việc cải tổ, sắp xếp và cơ
cấu lại, cần từng bước chuyển sang cơ chế tự chòu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong trường hợp này là một
hình thức mang tính quá độ để các doanh nghiệp làm quen dần với cơ chế tự
hạch toán, tự chòu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đối với một số
doanh nghiệp Nhà nước, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có thể là những
bước hỗ trợ chuyển tiếp để phát triển và sau đó có thể chuyển giao cho khu vực
ngoài quốc doanh thông qua cổ phần hóa.

Trang 10
Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế phát triển, để có

thể tham gia vào nền kinh tế thế giới, trong điều kiện các thể chế kinh tế - tài
chính của các nước đang phát triển chưa có thời gian tiếp cận khẳng đònh vò thế
trên thò trường quốc tế. Nhà nước của các nước đang phát triển luôn phải thực
hiện chức năng trung gian hoặc nhà bảo lãnh cho các hoạt động tài chính đối
ngoại. Thực tế, Nhà nước đã phải đứng ra thực hiện việc cho vay lại hoặc bảo
lãnh đối với các khoản tín dụng nước ngoài.
Như vậy, có thể khẳng đònh rằng, việc điều tiết kinh tế là một việc làm
thiết yếu của Nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp và tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước là một công cụ điều tiết kinh tế vó mô trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.3 Vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là công cụ trong việc lành
mạnh hóa nền tài chính - tiền tệ quốc gia. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước có tác dụng tích cực trong việc tạo dựng và phân bổ nguồn vốn một cách
hiệu quả cho các hoạt động đầu tư thuộc trách nhiệm của tài chính quốc gia, góp
phần làm lành mạnh hóa nền tài chính - tiền tệ. Tính chất đòn bẩy đi từ cơ chế
sử dụng nguồn vốn hiệu quả tới hoạt động huy động vốn. Việc tập trung và phân
bổ nguồn vốn luôn có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nhà nước
có thể tập trung một cách nhanh chóng một khối lượng vốn theo nhu cầu với thời
gian dài và chi phí không cao. Khả năng này sẽ giúp Nhà nước chủ động trong
việc điều tiết vó mô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự cải thiện tiềm lực
tài chính quốc gia.
Việc ra đời của cơ chế tín dụng Nhà nước còn là một tác nhân quan trọng
trên thò trường tài chính, đó là sự phát triển của thò trường chứng khoán và của
khu vực các thể chế tài chính phi ngân hàng. Trái phiếu Chính phủ với qui mô
lớn, tính thanh khoản cao đã trở thành một công cụ cơ bản trên thò trường chứng
khoán và lãi suất chứng khoán Chính phủ đã trở thành mức lãi suất chỉ đạo trên
thò trường tài chính.
Đối với lónh vực tiền tệ, vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước cũng hết sức quan trọng.Việc xóa bỏ cơ chế tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách

là nền tảng cho việc lành mạnh hóa khu vực tiền tệ - ngân hàng, góp phần duy
trì sự ổn đònh giá trò đồng nội tệ.
Cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ra đời là cơ sở để tách các
hoạt động tín dụng mang tính kinh tế - xã hội ra khỏi hoạt động có tính thương
mại của khu vực trung gian tài chính, chuyển hoạt động của các tổ chức trung
gian tài chính sang cơ chế hạch toán kinh doanh hoàn toàn. Việc tách bạch tín
dụng chính sách và tín dụng ngân hàng có tác dụng tích cực trong việc hạn chế

Trang 11
rủi ro về tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Vấn đề có ý nghóa sâu rộng hơn là sự phát triển tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước đã tạo ra một thò trường tài chính năng động, thực hiện tốt chức
năng chu chuyển, điều hòa các nguồn tài chính trong nền kinh tế - một vấn đề
thiết yếu đối với việc duy trì liên tục và mở rộng phát triển sản xuất hàng hóa.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước góp phần điều chỉnh cơ cấu
kinh tế. Cùng với các chính sách kinh tế khác như chính sách thuế, chính sách
tiền tệ... Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một công cụ đắc lực, hữu
hiệu của Nhà nước điều tiết nền kinh tế vó mô, thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu đặt ra đối với
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là thực hiện chức năng điều tiết vó mô
nền kinh tế, một mặt phải tập trung vào những lónh vực, ngành nghề cần thiết
cho phát triển kinh tế bền vững, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp phát triển các lónh
vực ngành nghề, điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Mặt khác, tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước sẽ tập trung vào những ngành nghề, lónh vực công nghệ mới, có
tác dụng thúc đẩy năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội, ... nhằm cải thiện
đời sống, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước, bảo đảm không tụt hậu
hoặc đi chệch xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, khu vực.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nâng cao hiệu quả đầu tư,
xóa bao cấp về đầu tư. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình
thức làm thay đổi cơ chế quản lý tài chính từ cơ chế bao cấp sang cơ chế mang

tính chất kinh doanh có ý nghóa ràng buộc về mặt kinh tế.
Trước hết, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước làm giảm đáng kể sự
bao cấp trực tiếp của Nhà nước đối với lónh vực đầu tư có khả năng hoàn vốn mà
trước đây vẫn được Nhà nước cấp không hoàn lại. Từ đó đã giảm đáng kể áp lực
về nguồn vốn đối với ngân sách Nhà nước. Đồng thời tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước cũng góp phần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư,
thúc đẩy huy động vốn đặc biệt là huy động vốn dài hạn trong mọi thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện chủ trương phát huy nội lực cho phát
triển kinh tế.
Bên cạnh đó, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn góp phần nâng
cao hiệu quả trong đầu tư. Các cơ chế, chính sách quản lý tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước được đưa ra chặt chẽ nhằm kiểm tra, giám sát trước và trong
quá trình đầu tư một cách nghiêm ngặt. Dưới các áp lực này, chủ đầu tư buộc
phải tăng cường công tác hạch toán kế toán, phải chứng minh và chòu sự giám
sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước về khả năng tạo ra nguồn thu nhập cao hơn chi phí đầu tư để không chỉ bù
đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra mà phải trả lãi cho khoản tín dụng Nhà

Trang 12
nước. Đây cũng là động lực mạnh mẽ tạo nên tư duy làm ăn có hiệu quả, là yếu
tố quan trọng trong việc động viên trí tuệ, sức lực của toàn dân nhằm phát huy
nội lực cho công cuộc xây dựng đất nước.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giúp các doanh nghiệp mở
rộng đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất kinh doanh. Khi được tiếp
nhận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc được bảo lãnh hay
hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, các doanh nghiệp thuộc đối tượng sẽ có cơ hội mở
rộng sản xuất kinh doanh dưới các hình thức đầu tư mới hoặc đổi mới thiết bò,
công nghệ, tăng qui mô phát triển sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ khuyến khích và lôi
kéo các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc tạo ra

các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất hoặc phát triển một số khâu nào đó của
quá trình sản xuất.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước góp phần tạo việc làm cho
người lao động, giữ vững an ninh chính trò, ổn đònh trật tự xã hội. Trong bối
cảnh hiện nay, việc giải quyết việc làm là vấn đề hết sức quan trọng, được Đảng
và Nhà nước rất quan tâm. Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển sản
xuất bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài ý nghóa về mặt
kinh tế là thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dòch
cơ cấu kinh tế…. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước còn gián tiếp góp phần
tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, giữ vững an ninh chính trò, ổn
đònh trật tự xã hội….
1.4 Đặc điểm của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có những đặc điểm sau:
- Tổ chức tín dụng Nhà nước được Nhà nước cấp vốn pháp đònh, hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và theo
điều lệ được Nhà nước phê duyệt.
- Cơ chế và các chính sách ưu đãi trong hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng Nhà nước do Nhà nước quy đònh, cụ thể:
+ Lãi suất cho vay do Nhà nước quy đònh, phù hợp với yêu cầu, mục tiêu
và đặc điểm phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Lãi suất có thể thay đổi theo từng đối tượng đầu tư trong lónh
vực hay ngành kinh tế mà Nhà nước thấy cần phải khuyến khích đầu tư.
+ Đối tượng cho vay được giới hạn, chủ yếu tập trung vào các lónh vực
then chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội hay chuyển
dòch cơ cấu kinh tế, hoặc các lónh vực mà các thành phần kinh tế khác không có

Trang 13
khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu suất sinh lợi thấp, vốn đầu
tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài… Về nguyên tắc, tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo chủ trương của Nhà

nước, nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước hàng năm.
+ Tổ chức quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Nhà
nước thành lập và chỉ đạo về cơ chế, nghiệp vụ cũng như tổ chức hành chính,
nhân sự.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ dành để cho vay
đầu tư dự án, không cho vay vốn lưu động.
1.5 Phân biệt tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với các hình thức tín
dụng khác:
So với các hình thức tín dụng khác (tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng, tín dụng quốc tế) tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng hoạt động
với nguyên tắc vay - trả. Tuy nhiên, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với
bản chất riêng luôn có những đặc thù so với các loại hình tín dụng khác, cụ thể:
- Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gắn với việc điều tiết kinh tế vó
mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước.
- Tín dụng đầu tư của Nhà nước có tính lòch sử, thường tồn tại và phát
triển trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế thò trường
phát triển, các nhà đầu tư đã quen với hoạt động cạnh tranh….thì vai trò can
thiệp, điều tiết kinh tế của Nhà nước giảm, nên phạm vi tín dụng đầu tư của Nhà
nước thu hẹp lại để chuyển sang tín dụng thương mại.
- Đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tập trung
vào các lónh vực then chốt, cần thiết, có tác động đến tăng trưởng kinh tế, nhưng
theo cơ chế thò trường các thành phần kinh tế khác không đảm nhận được vì các
lý do như mức độ sinh lời thấp, nhu cầu vốn lớn, thời hạn đầu tư dài ... nên
thường phải gắn với những ưu đãi nhất đònh. Chẳng hạn lãi suất thường thấp hơn
lãi suất thò trường cùng kỳ, qui mô cho vay lớn hơn, thời gian vay vốn dài hơn và
các điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn…
- Đối tượng cho vay của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Nhà
nước xác đònh và được bố trí thông qua kế hoạch đầu tư của Nhà nước.
1.6 Yêu cầu đối với công tác quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo yêu cầu hoàn vốn
và có hiệu quả. Đây là yêu cầu xuyên suốt , cơ bản đặt ra trong toàn bộ quá trình
quản lý hoạt động của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Hoàn vốn là yêu

Trang 14
cầu cơ bản nhất của hoạt động tín dụng nói chung và đối với tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước cũng vậy. Hiệu quả của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước, do tính chất đặc biệt của nó, có khác so với loại hình tín dụng khác ở chỗ
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đặt lợi ích của quốc gia lên trên, đó
chính là hiệu quả về kinh tế - xã hội mà dự án đem lại cho đất nước. Như vậy,
mục đích để Nhà nước xem xét cho vay thực hiện dự án đầu tư là sự phát triển
ổn đònh, bền vững của đất nước, sau đó mới là hiệu quả tài chính của chính hành
vi tín dụng đó đem lại.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một thực thể hoạt động trong
tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, quản lý tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước không chỉ bò chi phối bởi các nguyên tắc của cơ chế thò trường,
theo pháp luật của Nhà nước, mà còn phải tuân thủ các yêu cầu của Nhà nước
về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển trong từng giai đoạn phát triển của nền
kinh tế đất nước.
Huy động vốn phải đảm bảo tính cân đối trong nền tài chính tiền tệ quốc
gia. Quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đảm bảo
phù hợp và cân đối trong tổng nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. Việc huy động
vốn của Nhà nước phải chòu các ràng buộc chung của chính sách tài chính tiền tệ
quốc gia. Huy động vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đặt trong
mối quan hệ ràng buộc và tương tác với các kênh huy động khác, đảm bảo sự
cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối trong mối quan hệ điều tiết tiền –
hàng, đảm bảo cho sự ổn đònh và phát triển của một thò trường tài chính lành
mạnh.
Việc huy động nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát triển của Nhà nước có
thể thực hiện bằng nhiều hình thức,nhưng phải thực hiện theo cơ chế thò trường,

với lãi suất, thời gian vay trả do thò trường quyết đònh.
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ các dự án đúng đối
tượng, đúng mục đích và phù hợp với tiến độ đầu tư của dự án. Tín dụng đầu tư
phát triển chỉ hỗ trợ các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lónh vực, chương
trình kinh tế lớn và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư; đối tượng sử
dụng vốn vay phải do Nhà nước quy đònh.
Để duy trì mục tiêu điều tiết vó mô nền kinh tế và đảm bảo cho dự án đầu
tư có hiệu quả, cần sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và phù hợp với tiến độ
đầu tư của dự án. Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn sai đối tượng sẽ làm mất cơ
hội đầu tư vào các lónh vực cần điều tiết của Nhà nước, và vì nguồn vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước là có hạn, việc phân bổ nguồn vốn không đúng
dự toán hoặc chậm so với tiến độ thực hiện sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng xấu tới
kết quả đầu tư của dự án.

Trang 15
Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và bù đắp được chi phí quản lý. Bên
cạnh việc làm cần thiết bắt buộc là thẩm đònh hiệu quả kinh tế – xã hội thì việc
thẩm đònh phương án tài chính, phương án vay vốn và phương án trả nợ của dự
án được xem là điều kiện tiên quyết khi xem xét quyết đònh cho vay vốn đối với
một dự án. Trong quá trình đầu tư và sau đầu tư, thì việc kinh tế giám sát thường
xuyên là việc làm hết sức cần thiết, giúp tránh được thất thoát tiền vốn và tài
sản của Nhà nước.
1.7 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Chính phủ thành lập Quỹ Hỗ trợ Phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển của Nhà nước. Hiện nay, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước được điều chỉnh bởi nghò đònh số 106/2004/NĐ-CP ngày
01/04/2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Một số nội dung chính về tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước theo nghò đònh này là:
Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển là hỗ trợ các dự án đầu tư phát

triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lónh vực quan trọng,
chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dòch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển:
- Hỗ trợ cho những dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc
một số ngành, lónh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có hiệu quả kinh tế –
xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.
- Một dự án có thể đồng thời được hỗ trợ theo hình thức cho vay đầu tư
một phần và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hoặc đồng thời được cho vay đầu tư một
phần và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Tổng mức hỗ trợ theo các hình thức trên cho một dự án không quá 85%
vốn đầu tư của dự án đó.
- Dự án vay vốn đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư phải được Quỹ Hỗ
trợ Phát triển thẩm đònh phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay trước khi
quyết đònh đầu tư hoặc trước khi quyết đònh bảo lãnh (đối với dự án bảo lãnh)
- Chủ đầu tư phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; trả nợ gốc và lãi vay
theo hợp đồng tín dụng đã ký.
1.7.1 - Cho vay đầu tư:
Cho vay đầu tư là việc Quỹ Hỗ trợ Phát triển cho các chủ đầu tư vay vốn
để thực hiện đầu tư dự án.

Trang 16
+ Đối tượng: là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc danh mục dự
án chương trình do Chính phủ quyết đònh cho từng thời kỳ.
Danh mục các dự án, chương trình được chi tiết theo từng đối tượng, thời
hạn áp dụng ưu đãi và do Bộ Tài Chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
liên quan trình Chính phủ quyết đònh (xem thêm phụ lục 1).
+ Điều kiện cho vay đầu tư:
- Dự án thuộc đối tượng cho vay đầu tư
- Chủ đầu tư là tổ chức và cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Đối với dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bò chủ
đầu tư phải có tình hình tài chính đảm bảo khả năng thanh toán
- Có phương án sản xuất kinh doanh có lãi
- Được Quỹ Hỗ trợ Phát triển thẩm đònh phương án tài chính, phương án trả
nợ và chấp thuận cho vay trước khi quyết đònh đầu tư.
- Thực hiện các quy đònh về bảo đảm tiền vay của Quỹ Hỗ trợ Phát triển.
Đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc thì
chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại
công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
+ Mức vốn cho vay đầu tư: mức vốn cho vay đối với từng dự án do Quỹ Hỗ trợ
Phát triển quyết đònh, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư của dự án. Số vốn còn
lại, chủ đầu tư phải xác đònh được nguồn và các điều kiện tài chính cụ thể, bảo
đảm tính khả thi của dự án.
+ Thời hạn cho vay: tối đa 12 năm, một số dự án đặc thù tối đa 15 năm
+ Lãi suất cho vay: hiện tại là 6,6%/ năm. Khi lãi suất thò trường có sự biến động
từ 15% trở lên thì Bộ Tài Chính quyết đònh điều chỉnh lãi suất cho vay.

+ Đảm bảo tiền vay: tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản bảo đảm tiền vay.
1.7.2 - Cho vay dự án theo hiệp đònh của Chính phủ
+ Đối tượng: là các dự án đầu tư bằng nguồn viện trợ của Chính phủ Việt Nam
cho các nước đã có hiệp đònh được ký kết.
+ Điều kiện cho vay đầu tư:
- Các dự án phải mua các sản phẩm hoặc thiết bò của Việt Nam sản xuất,
sử dụng các chuyên gia hoặc lao động của Việt Nam để thực hiện dự án
- Các điều kiện vay khác thực hiện theo quy đònh cụ thể tại Hiệp đònh
được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam (hoặc người được uỷ quyền) với Chính
phủ (hoặc người được uỷ quyền) nước nhận vốn vay.

Trang 17
1.7.3 - Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư

Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Quỹ Hỗ trợ Phát triển hỗ trợ một phần
lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi
dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay.
+ Đối tượng: là các dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy đònh nhưng
mới được vay một phần hoặc chưa được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước.
Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lónh vực và đòa bàn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy đònh hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối
tượng vay vốn đầu tư và không được bảo lãnh tín dụng đầu tư của Quỹ Hỗ trợ
Phát triển.
+ Điều kiện được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư:
- Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
- Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng và đã hoàn trả được vốn vay
+ Nguyên tắc: chủ đầu tư được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với số vốn vay của
tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố đònh và trong phạm vi tổng số vốn đầu tư
tài sản cố đònh của dự án. thời gian tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là thời gian
thực vay vốn trong hạn của dự án.
+ Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được tính như sau:
- Đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam: mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
của dự án được tính bằng nợ gốc thực trả nhân (x) với 50% lãi suất tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước, nhân (x) với thời hạn thực vay (quy đổi sang năm)
của số nợ gốc thực trả.
- Đối với khoản vay vốn bằng ngoại tệ thì mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
của dự án được xác đònh bằng nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm, nhân (x) với
35% lãi suất vay vốn ngoại tệ theo hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, nhân
(x) với thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả.
1.7.4 - Bảo lãnh tín dụng đầu tư
Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ Hỗ trợ Phát triển với tổ chức
tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong

trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ
Hỗ trợ Phát triển sẽ trả nợ thay cho bên đi vay.
+ Đối tượng: dự án thuộc đối tượng vay vốn đầu tư theo quy đònh nhưng mới
được vay một phần hoặc chưa vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Trang 18
Các dự án theo danh mục ngành nghề thuộc lónh vực và đòa bàn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy đònh hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi
hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) nhưng không thuộc đối
tượng vay vốn đầu tư và không được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Quỹ Hỗ trợ
Phát triển.
+ Thời hạn bảo lãnh: được xác đònh phù hợp với thời hạn vay vốn theo thỏa
thuận của chủ đầu tư với tổ chức tín dụng cho vay.
+ Mức bảo lãnh: không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố đònh được
duyệt của dự án.
+ Phí bảo lãnh: chủ đầu tư được bảo lãnh nhưng không phải trả phí bảo lãnh cho
Quỹ Hỗ trợ Phát triển
+ Thực hiện hợp đồng bảo lãnh: trường hợp chủ đầu tư không trả được nợ vay
cho tổ chức tín dụng thì Quỹ Hỗ trợ Phát triển chòu trách nhiệm trả nợ thay cho
phần vốn đã nhận bảo lãnh. Chủ đầu tư phải nhận nợ bắt buộc với Quỹ Hỗ trợ
Phát triển về số tiền Quỹ Hỗ trợ Phát triển trả nợ thay với lãi suất phạt bằng
150% lãi suất đang vay của tổ chức tín dụng.
1.8 Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới
1.8.1 - Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc bắt đầu cất cánh từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước.
Năm 1962, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất, nền kinh tế
Hàn Quốc đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân mức tăng GDP hàng
năm khoảng 9%, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế giới cùng thời
gian. Công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, trong đó công nghiệp chế biến

có tốc độ tăng trên 20% và khu vực dòch vụ tăng 14% hàng năm.
Vào cuối giai đoạn “cất cánh”, Hàn Quốc trở thành một nước công
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng đó có hai yếu tố quan trọng góp phần, một là
chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, hai là chính sách tạo nguồn vốn hợp
lý. Nhà nước đã sử dụng nhiều công cụ để huy động các nguồn lực, trong đó có
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đầu tư của Nhà nước nói chung của tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ các ngành kinh tế phục vụ chiến lược phát triển trong thời kỳ này.
Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ các nguồn tài chính thông qua Quỹ đầu
tư quốc gia để hỗ trợ cho các ngành được khuyến khích đầu tư. Các chính sách
được áp dụng cho vay có chọn lọc, ưu tiên lãi suất cho phát triển những ngành
công nghiệp có mục tiêu quốc gia. Từ năm 1973, Hàn Quốc chuyển sang phát

Trang 19
triển các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp sắt, thép, kim loại màu… và
công nghiệp hoá chất như phân bón, sơn, chất dẻo…. bằng cách cho vay ưu đãi
với lãi suất thấp. Trong những năm 1970 - 1981, đầu tư trực tiếp từ ngân sách
Nhà nước cho các ngành này cũng có xu hướng tăng, chiếm 14,5% trong tổng chi
ngân sách cho đầu tư phát triển.
Để quản lý, sử dụng có hiệu quả các Quỹ đầu tư, ngày 30/12/1958, Hàn
Quốc đã ban hành “Những quy đònh về việc sử dụng Quỹ trong khu vực tài
chính”. Với quy đònh này, các cơ quan tài chính khi cho vay phải căn cứ vào
danh mục các lónh vực được ưu tiên vay theo mục đích của Chính phủ. Tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước được áp dụng rộng rãi ở Hàn Quốc và luôn được
điều chỉnh theo nhu cầu phát triển theo mỗi thời kỳ. Ví dụ năm 1962, Nhà nước
ưu tiên tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các doanh nghiệp sản xuất
hàng thay thế nhập khẩu, thì năm 1964 ưu tiên cho vay đối với ngành công
nghiệp được khuyến khích phát triển ...
Đến cuối năm 1973, Chính phủ thành lập Quỹ đầu tư quốc gia bằng cách
hợp nhất tất cả các Quỹ khác của Chính phủ và phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư

Quốc gia để huy động vốn. Những khoản cho vay của Quỹ đầu tư quốc gia được
phân bổ cho ngành xuất nhập khẩu, điện lực, công nghiệp sơ cấp, cơ khí chế tạo,
các ngành công nghiệp quan trọng và chủ chốt như luyện thép, kim loại màu,
hóa chất, máy móc và công nghiệp đóng tàu.
Chính phủ đã hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu thông qua các biện pháp chủ
yếu như: cấp tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, trợ cấp trực tiếp cho xuất
khẩu một số sản phẩm quan trọng, cho vay với lãi suất ưu dãi với lãi suất ưu dãi
đẻ sản xuất hàng xuất khẩu, cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu khẩu nguyên
liệu thô và thiết bò để sản xuất hàng xuất khẩu, cho vay để chuyển đổi nhà máy
sang sản xuất hàng xuất khẩu,…..
Sự hỗ trợ của Chính phủ căn cứ vào kết quả xuất khẩu thực tế đạt được.
Các nhà xuất khẩu chỉ nhận được hỗ trợ khi kim ngạch xuất khẩu hàng năm của
họ đã vượt mức qui đònh. Do vậy, để nhận được ưu đãi lớn hơn các nhà xuất
khẩu phải nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thò trường
trong nước và Quốc tế. Bằng cách đó, Chính phủ đã phân bổ và sử dụng nguồn
lực có hiệu quả hơn.
Trong những năm 70, Hàn Quốc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và
công nghiệp hóa chất. Để thực hiện được mục đích đó, bên cạnh các biện pháp
ưu đãi về thuế, Chính phủ đã cấp tín dụng đầu tư ưu đãi từ quỹ đầu tư quốc gia
cho các ngành này để mua sắm máy móc, thiết bò. Tỷ lệ vốn từ quỹ đầu tư quốc
gia trong tổng số cho vay mua sắm thiết bò đã lên đến 70% vào cuối những năm
70. Quỹ này đã cung cấp tín dụng để mua sắm thiết bò phục vụ công nghiệp

Trang 20
điện, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của điện năng, phục vụ xây dựng ngành
công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.
Trong giai đoạn cuối những năm 70, mức độ và qui mô ưu tiên tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước cho xuất khẩu có giảm xuống. Biện pháp trợ cấp
trực tiếp cho xuất khẩu đã bò bãi bỏ. Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước phục vụ cho xuất khẩu đã tăng lên. Chính phủ đã đầu tư trực tiếp vào các

ngành sản xuất công nghiệp mang tính chiến lược cho phát triển kinh tế.
Từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80 đã xuất hiện những dấu hiệu
phát triển mất cân đối buộc Chính phủ phải điều chỉnh chính sách phát triển.
Trước hết, Chính phủ giảm hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay xuất khẩu, tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cấp cho các Công ty lớn, cũng như một số
Công ty thuộc diện được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho
xuất khẩu với lãi suất thấp. Mặt khác, Nhà nước chuyển sang khuyến khích phát
triển doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước được ưu tiên phân bổ cho khu vực này. Như vậy, từ đầu thập kỷ 80, vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được
điều chỉnh, ưu tiên cho khu vực bất lợi trước đây, đồng thời tăng cường kiểm
soát tín dụng và khống chế đầu tư đối với các tập đoàn lớn nhằm giảm bớt ưu
đãi về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đối với các tập đoàn này.
Tóm lại, sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Hàn Quốc trong 4 thập kỷ liên
tiếp phần lớn nhờ thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu và công ngiệp
hóa chất với sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ ngân sách Nhà nước và tín dụng đầu
tư Nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã duy trì được môi trường cạnh tranh
bằng cách gắn mức độ trợ giúp với hiệu quả kinh doanh đối với từng ngành, từng
cơ sở.
1.8.2 - Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Trung
Quốc
Cùng với công cuộc cải tổ nền kinh tế, Trung Quốc đã cải tổ hệ thống tín
dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng đầu
tư Nhà nước ngày càng được hoàn thiện, thể hiện trên các mặt:
Huy động vốn: trong việc tạo lập nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước, trái
phiếu kho bạc giữ vai trò chính. Để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thò trường
và bảo đảm giá trò của các khoản tiền mua trái phiếu, Trung Quốc đã phát hành
rất nhiều loại trái phiếu. Tính đến năm 1990, ngoài trái phiếu kho bạc thông
thường, Trung Quốc còn phát hành trái phiếu xây dựng, trái phiếu vay tài chính
và trái phiếu với lãi suất được điều chỉnh theo chỉ số giá. Bên cạnh việc đẩy

mạnh việc huy động nguồn vốn dưới hình thức trái phiếu trên thò trường trong

Trang 21
nước, Trung Quốc cũng đã tiến hành huy động vốn dưới hình thức phát hành trái
phiếu quốc tế.
Ngoài việc huy động vốn cho đầu tư nhà nước dưới hình thức phát hành
trái phiếu, hiện tại Trung Quốc cho phép ngân hàng kiến thiết phát triển Trung
Quốc mua bán vốn từ khu vực ngân hàng thương mại để tạo nguồn vốn hoạt
động. Nguồn vốn mua buôn này chiếm khoảng 85% nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng kiến thiết phát triển Trung Quốc.
Quản lý và sử dụng vốn: việc đổi mới quản lý và sử dụng vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước tại Trung Quốc tập trung chủ yếu trên các nội
dung:
Đối tượng đầu tư: một trong các nội dung của công cuộc cải cách cơ chế
quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Trung quốc là xác đònh rõ phạm vi đầu
tư từ ngân sách và, phân biệt ranh giới danh mục các công trình dự án đầu tư
công cộng và các công trình dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn. Trung Quốc
chủ đònh thu hẹp dần quy mô đầu tư Nhà nước trên cơ sở chú trọng đầu tư vào
những danh mục các công trình, dự án công ích và đầu tư cơ bản, hạn chế dần
việc đầu tư nguồn vốn nhà nước vào danh mục các dự án có khả năng sinh lợi.
Danh mục những công trình dự án này nhường cho khu vực doanh nghiệp và khu
vực tư nhân đầu tư.
Các hình thức của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: cho vay đầu
tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo hiểm tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Đầu mối quản lý tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: v
iệc thực
hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước do các ngân hàng chính sách của Trung Quốc
bao gồm: Ngân hàng kiến thiết phát triển Trung Quốc, Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc. Việc phân

đònh ranh giới giữa các Ngân hàng được xác đònh trên cơ sở phạm vi hoạt động,
Ngân hàng phát triển nông nghiệp Trung Quốc chuyên về lónh vực nông nghiệp,
Ngân hàng kiến thiết phát triển chuyên về lónh vực xây dựng cơ bản và Ngân
hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc chuyên về lónh vực xuất nhập khẩu. Trong ba
ngân hàng này chỉ có Ngân hàng kiến thiết phát triển là ngân hàng chính sách
thuần tuý, hai ngân hàng còn lại hoạt động có tính lưỡng chế, vừa kinh doanh
đồng thời vừa tiếp nhận và quản lý nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho từng lónh vực.
1.8.3 - Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Đài Loan
Chính phủ Đài Loan có vai trò khác nhau trong các giai đoạn phát triển.
Nhưng nhìn chung thì Chính phủ chủ động tham gia vào nhiều vấn đề của hoạt
động kinh tế trong giai đoạn phát triển đầu hơn là giai đoạn phát triển sau này.

Trang 22
Trong những năm 1959 đến 1972, Nhà nước thực hiện vai trò hỗ trợ cho
các ngành công nghiệp nhẹ có đònh hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Đài loan đã cải cách tỷ giá, thành lập khu
chế xuất, đề ra các biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp. Trong đó có
biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước là cấp tín dụng đầu tư với lãi suất thấp.
Tuy nhiên, trong suốt những năm 80, yếu tố nhân công rẻ ở Đài Loan đã được
tận dụng hết, vai trò Nhà nước lúc này là ủng hộ việc hoàn thiện cơ cấu kinh tế
theo hướng sử dụng nhiều kiến thức, công nghệ và vốn.
Để lựa chọn các ngành công nghiệp chắp cánh cho phát triển đất nước,
Chính phủ sử dụng tiêu thức “hai cao, hai rộng và hai thấp”. Nói cách khác, các
ngành công nghiệp chiến lược phải được hiểu là các ngành công nghệ cao, giá
trò tăng cao, tiềm năng rộng, thò trường rộng, mức tiêu thụ năng lượng thấp và
mức ô nhiễm thấp. Năm 1982 có 151 sản phẩm công nghiệp đáp ứng tiêu thức
này. Trong số đó, 87 sản phẩm thuộc công nghiệp chế tạo máy và 64 sản phẩm
thuộc ngành công nghiệp điện tử. Hiện nay có hơn 200 sản phẩm thuộc danh
mục chiến lược. Chế độ ưu đãi đối với các công ty tham gia phát triển các ngành
công nghiệp chiến lược bao gồm :

- Sự trợ giúp vốn của Nhà nước: Các công ty đáp ứng được tiêu thức trên
có thể đề nghò sự giúp đỡ từ phía Chính phủ khi tiêu thức xác đònh các công ty
được phân hạng và Chính phủ có thể trợ giúp khoảng 50% số vốn của toàn bộ
chương trình hỗ trợ;
- Cho vay với lãi suất thấp: Năm 1982, Chính phủ đã lập quỹ với số tiền
250 triệu USD để đảm bảo các khoản cho vay với lãi suất thấp đối với các công
ty trong ngành công nghiệp chiến lược. Tổng mức quỹ đã tăng lên cùng với thời
gian và đến năm 1997 đã lên tới 12,5 tỷ USD. Các khoản vay với lãi suất thấp
được các công ty dùng để mua máy móc, thiết bò là chủ yếu.
1.8.4 - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thực hiện
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước ở các nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, chúng ta có
thể rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu cho việc thực hiện tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước ở Việt Nam là:
- Thứ nhất, các biện pháp hỗ trợ tài chính cho đầu tư được thực hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong đó bên cạnh hình thức cấp phát trực tiếp từ
ngân sách là cấp tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Để quản lý hiệu quả
nguồn vốn này, cần huy động các tổ chức tín dụng, ngân hàng tham gia vào việc
huy động vốn để cho vay theo các đối tượng được Nhà nước quy đònh hoặc Nhà

Trang 23
nước hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng đầu tư và quản lý thống nhất thông qua
một đầu mối.
Thứ hai, để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, cần thành lập một tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền để điều
hòa vốn và quản lý chung.
Thứ ba, hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được áp dụng
rộng rãi và luôn được điều chỉnh theo nhu cầu phát triển trong mỗi thời kỳ.
Thứ tư, lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thấp hơn lãi suất

vay vốn trên thò trường tự do. Lãi suất vay vốn thấp là công cụ quan trọng của
Nhà nước trong hỗ trợ vốn dài hạn để phát triển một số ngành công nghiệp then
chốt cần nhiều vốn trong thời kỳ đầu của giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao.
Thứ năm, điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo các ngành, lónh vực, vùng kinh tế
phục vụ chiến lược phát triển của Chính phủ.
Thứ sáu, đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
không nên quá rộng, làm cho các doanh nghiệp ỷ lại, giảm khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp và tăng khoản nợ của Chính phủ.
Thứ bảy, bên cạnh hỗ trợ đầu tư thông qua tín dụng đầu tư phát triển, Nhà
nước còn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp hỗ trợ khác.
Thứ tám, để có đủ nguồn vốn cho vay đầu tư phát triển cần đa dạng hóa
các hình thức huy động. Bên cạnh trái phiếu kho bạc thông thường nên tổ chức
phát hành thêm các loại trái phiếu khác : trái phiếu công trình, trái phiếu xây
dựng, trái phiếu vay tài chính, trái phiếu với lãi suất được điều chỉnh theo chỉ số
giá. Mặt khác, cùng với việc đẩy mạnh huy động nguồn vốn dưới hình thức trái
phiếu trên thò trường trong nước, chúng ta cũng nên khẩn trương tiến hành huy
động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu Quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước: khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như sự cần
thiết của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đồng thời, luận văn cũng
tham khảo kinh nghiệm tổ chức và quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Việt Nam.


Trang 24
CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
TẠI QUỸ HỖ TR PHÁT TRIỂN TPHCM
2.1 Quỹ Hỗ trợ Phát triển với vai trò là tổ chức tài chính thực hiện chính
sách đầu tư phát triển của Nhà nước
2.1.1 - Quá trình hình thành và phát triển
Đầu những năm 1990, đường lối cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước
ngày càng được khẳng đònh rõ nét và đi vào thực tiễn sâu rộng. Trong lónh vực
đầu tư và xây dựng đã từng bước có những thay đổi quan trọng theo hướng tiến
bộ. Nhiều chủ trương chính sách mới nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thuộc
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đã được ban hành để thu hút vốn đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Lúc này, vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản được
thực hiện thông qua hai kênh là: cấp phát trực tiếp cho dự án đầu tư theo hình
thức không hoàn lại và cho vay ưu đãi có hoàn trả theo kế hoạch Nhà nước. Thời
kỳ này đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã
hội. Do vậy, vốn đầu tư thực hiện thời kỳnày tăng cả về quy mô lẫn tốc độ, cơ
cấu nguồn vốn huy động theo xu hướng tiến bộ.
Trong thời gian này chỉ có một đầu mối cho vay tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994, khi
thành lập Tổng cục Đầu tư Phát triển thì có hai đầu mối cho vay cùng tồn tại.
Năm 1996 và 1997, có thêm 3 ngân hàng thương mại khác cũng được giao làm
đầu mối cho vay đầu tư: ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra,
một số doanh nghiệp còn trực tiếp ký hợp đồng vay vốn với cơ quan tài chính đối
ngoại thuộc Bộ Tài Chính theo các dự án ODA. Như vậy, thực tế có 6 đầu mối
cho vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Thực hiện chương trình cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng, ngày
08/07/1999, Chính phủ đã ban hành Nghò đònh số 50/1999/NĐ-CP về tổ chức
hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Phát triển (tên giao dòch quốc tế là The Development
Assistance Fund, viết tắt là DAF). Theo đó, Quỹ Hỗ trợ Phát triển là đầu mối

quản lý tập trung mọi nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển được thành lập từ 01/01/2000 trên cơ sở tổ chức lại
hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia. Với vai trò
là một công cụ tài chính của Chính phủ, Quỹ được Chính phủ giao nhiệm vụ thực

Trang 25
thi chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và một số nhiệm vụ khác
theo yêu cầu điều hành của Chính phủ.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển hoạt động theo điều lệ do Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt và chế độ tài chính do Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết đònh.
Quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế tập trung, có vốn điều lệ,
có bảng cân đối, có con dấu riêng và có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các
ngân hàng trong nước và ngoài nước. Trụ sở chính của Quỹ Hỗ trợ Phát triển đặt
Hà Nội, Quỹ có 64 chi nhánh hoặc 2 văn phòng giao dòch đặt tại hầu hết các
tỉnh, thành phố trên cả nước.
Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã và đang thực hiện chủ trương của Chính phủ là
tách bạch chức năng thực hiện cho vay theo chính sách với chức năng kinh doanh
của các ngân hàng thương mại, một mặt làm giảm sự can thiệp của Chính phủ
vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho các
ngân hàng tăng tính tự chủ, tập trung vào nghiệp vụ kinh doanh của mình, mặt
khác Quỹ đã thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng ưu tiên, thuộc các
chương trình mục tiêu, đònh hướng phát triển của Chính phủ.
Trong các năm qua, Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã cung ứng một lượng vốn
đầu tư đáng kể cho nhu cầu phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào nhiều
chương trình kinh tế lớn, nhiều dự án trọng điểm cụ thể là các dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng như hàng không, đường sắt, năng lượng, xi măng, trồng rừng, giấy,
chương trình cơ khí, chương trình xuất khẩu, đánh bắt xa bờ…. Từ đó góp phần
tích cực vào tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam trên thò trường trong nước và quốc tế, tạo công ăn
việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội và góp phần vào công

cuộc xóa đói giảm nghèo.
Với 2970 dự án (trong nước 2805 dự án và ODA là 165 dự án), dư nợ
20.082 tỷ đồng (trong nước 6.138 tỷ đồng; vốn ODA cho vay lại 13.944 tỷ đồng)
nhận bàn giao từ Tổng Cục đầu tư phát triển, sau 5 năm hoạt động, số dự án
được Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước là 6.606 dự án (trong nước 6.354 dự án và ODA là 252 dự án), với
tổng số dư nợ trên 70.000 tỷ đồng (vốn trong nước trên 35.000 tỷ đồng, ODA
35.000 tỷ đồng), tăng 122 % về số dự án và 298% về số dư nợ so với 1/1/2000.
Có thể nói, Quỹ Hỗ trợ Phát triển là công cụ quan trọng của Chính phủ để
điều hành chính sách vó mô, hoạt động của Quỹ đã tác động lớn vào việc chuyển
dòch cơ cấu nền kinh tế và thực hiện được chính sách của Chính phủ vào các lónh
vực, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, làm bật dậy tiềm năng của đất nước
để đuổi kòp trình độ các nước trong khu vực và thế giới.

×