Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bước đầu đánh giá một số tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai sau cấy 6 tháng đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.94 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 117 - 121, 2018

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG PHỤ
CỦA THUỐC CẤY TRÁNH THAI
SAU CẤY 6 THÁNG ĐẦU
Hà Duy Tiến, Đào Văn Thụ, Phan Thành Nam
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Từ khóa: Thuốc cấy tránh thai,
Implanon NXT, tác dụng phụ.
Keywords: Contraceptives
implant, Implanon, side effect.

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số tác dụng phụ của khách hàng sử dụng
thuốc cấy tránh thai trong 6 tháng đầu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 120 khách hàng đến
cấy thuốc cấy tránh thai tại Trung tâm Tư vấn sức khoẻ sinh sản – Kế
hoạch hoá gia đình (SKSS – KHHGĐ), bệnh viện Phụ sản Trung ương
từ 01/06/2017 đến 31/08/2017, theo dõi khách hàng trong thời gian 6
tháng đến 28/02/2018.
Kết quả: 4 khách hàng có kinh nguyệt bình thường (3,3%), 51 người
(42,5%) vô kinh, 25% rong kinh rong huyết. Tác dụng phụ thường gặp
nhất không liên quan đến kinh nguyệt là thay đổi cân nặng, chiếm
32,6%, tăng cân ít nhất là 1 kg, nhiều nhất là 10 kg, trên 5 kg là 8,3%.
Số khách hàng phải đến tháo thuốc cấy tránh thai trong 6 tháng đầu
chiếm tỷ lệ 7,5%, sớm nhất là sau 2 tháng. Tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử
dụng sau 6 tháng là 92,5%.
Kết luận: Thuốc cấy tránh thai là một biện pháp tránh thai tạm thời đạt
hiệu quả cao, tỷ lệ hài lòng của khách hàng cao, tỷ lệ tác dụng phụ thấp.


Từ khoá: Thuốc cấy tránh thai, Implanon NXT, tác dụng phụ.

Abstract

PRELIMINARY SURVEY SIDE EFFECTS OF
CONTRACEPTIVES IMPLANT AFTER IMPLANTING
SIX MONTHS

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Phan Thành Nam,
email:
Ngày nhận bài (received): 02/04/2018
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
02/04/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 27/04/2018

Objective: To assess side effects during the first 6 months of
using Implanon.
Methods: A prospective study involing 120 clients who have
implantation in the centre for reproductive health consultation and family
planning, National Hospital of Obstetrics and Gynecology from 1 June
2017 to 31 August 2017, followed up for six month to 28 Feb 2018.
Result: Four of 120 customers had normal periods (3.3%), 51 (42.5%)
were amenorrhoeic and 25% were menorrhagia or hemorrhage. The

117



PHỤ KHOA

HÀ DUY TIẾN, ĐÀO VĂN THỤ, PHAN THÀNH NAM

most common non-menstrual side effect was weight changes (32.6%), gain from 1 to 10 kg, ≥ 5 kg
was 8.3%. During the study period, Implanon was removed by 9 patients (7.5%), the earliest was
after 2 months. 92.5% of cases continued using Implanon after 6 months.
Conclusions: Contraceptives implant is a highly cost-effective long-term reversible contraception,
the high rate of clients’ satisfaction, the low rate of side effect.
Keywords: Contraceptives implant, Implanon, side effect.

1. Đặt vấn đề

Thuốc cấy tránh thai là một biện pháp tránh thai
tạm thời có chứa progestin, gồm loại 1 nang cấy,
chứa 68 mg lenorvogestrel (Implanon NXT) và loại
2 nang cấy, mỗi nang chứa 75 mg etonogestrel
(Femplant). Đây là biện pháp tránh thai có hiệu
quả cao, có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số
tác dụng phụ không mong muốn [1].
Theo Đoàn Thị Ái năm 2000, Trần Thị Phương
Mai đã tiến hành nghiên cứu đánh giá về hiệu quả,
tác dụng phụ của thuốc cấy tránh thai tại Bệnh viện
Phụ Sản Trung ương [2].
Hiện nay, Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản
và kế hoạch gia đình (SKSS – KHHGĐ) Bệnh viện
Phụ Sản Trung ương, khách hàng lựa chọn thuốc
cấy tránh thai Implanon NXT ngày càng tăng lên,

từ 308 trường hợp năm 2014 đến năm 2017 là
407 trường hợp. Điều này cho thấy thuốc cấy tránh
thai có nhiều ưu điểm và thêm một sự lựa chọn cho
khách hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy
có một tỷ lệ nhỏ khách hàng cảm thấy rắc rối vì
gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng. Những
tác dụng phụ này thường gặp trong 6 tháng đầu.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Bước
đầu đánh giá một số tác dụng phụ của thuốc cấy
tránh thai sau cấy 6 tháng đầu” để đánh giá về
các tác dụng phụ mà khách hàng gặp phải trong 6
tháng đầu sử dụng.

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

118

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả khách hàng đến cấy thuốc tránh thai
Implanon NXT tại Trung tâm Tư vấn SKSS - KHHGĐ

Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ 01/06/2017
đến 31/08/2017. Khách hàng sẽ được theo dõi
định kỳ sau khi cấy thuốc 3 tháng, 6 tháng (đến
tháng 2 năm 2018).
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu theo
dõi dọc.
Các khách hàng cấy thuốc cấy tránh thai
Implanon NXT, đồng ý tham gia nghiên cứu, được
phát phiếu theo dõi sau khi cấy thuốc tránh thai.
Thông tin theo dõi bao gồm:
+ Biến chứng tại chỗ cấy thuốc: tím, sưng, đau.
+ Kinh nguyệt:
• Rong kinh: ra máu đúng chu kỳ nhưng kéo
dài trên 7 ngày.
• Rong huyết: ra máu không đúng chu kỳ, kéo
dài trên 7 ngày
• Vô kinh: không có kinh nguyệt trên 3 tháng
với người có vòng kinh đều và trên 6 tháng với
người có vòng kinh không đều.
• Kinh ít: lượng kinh ra ngắn ngày, chỉ thấm
băng vệ sinh.
+ Cân nặng: thay đổi cân nặng của khách hàng
sau khi cấy so với trước khi cấy.
+ Nổi mụn.
+ Khô âm đạo, giảm ham muốn.
+ Đau đầu; không sờ thấy thuốc cấy.

3. Kết quả và bàn luận

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Độ tuổi của khách hàng đến cấy
thuốc cấy tránh thai trung bình là 32,3 tuổi. Tỷ lệ
khách hàng trong độ tuổi 25 đến 34 là chủ yếu
(65,9%) vì đây là độ tuổi sinh đẻ chính. Khách

hàng lớn nhất là 43 tuổi. Kết quả này cũng tương


Số người
5
23
56
30
6
15
82
23
55
65

Tỷ lệ %
4,2
19,1
46,7
25,0
5,0
12,5
68,3
19,2
45,8
54,2

đương với nghiên cứu của Asmah Mastor và cs tại
Malaysia là 34,7 tuổi [3]. Trong nghiên cứu của
Đoàn Thị Ái thì độ tuổi trung bình là 29,68 [2].

Đối tượng nghiên cứu của Amanda Smith và cs có
độ tuổi trung bình là 24 tuổi [3]. Sự khác biệt này
theo chúng tôi là do địa điểm và thời gian nghiên
cứu khác nhau.
Tỷ lệ khách hàng dùng biện pháp cấy thuốc
cấy tránh thai chủ yếu là đã có đủ con, chiếm tỷ
lệ 87,5%. Điều này cũng tương ứng với nghiên cứu
của Đoàn Thị Ái với tỷ lệ khách hàng đủ con là
80% [2]. Nghiên cứu của Asmah Mastor và cs cũng
cho thấy khách hàng đủ con chiếm tỷ lệ chủ yếu
[4]. Đây là đối tượng đã đủ con, có nhu cầu tránh
thai thực sự.
Khách hàng có tiền sử mổ lấy thai sử dụng biện
pháp tránh thai này chiếm tỷ lệ cao hơn. 55,2%.
Khách hàng đẻ đường âm đạo chiếm tỷ lệ 47,8%.
3.2. Các biện pháp tránh thai được sử
dụng trước lần cấy thuốc này

bại cao. Tỷ lệ khách hàng từng sử dụng thuốc cấy
tránh thai nay sử dụng lại chiếm tỷ lệ 18,3%. Điều
này cho thấy có một tỷ lệ nhất định khách hàng tin
tưởng biện pháp tránh thai này sau khi đã sử dụng.
3.3. Kinh nguyệt trước và sau khi cấy
thuốc cấy tránh thai
Bảng 2. Lượng kinh của khách hàng trước và sau khi cấy
Trước cấy (n = 120)
Kinh nguyệt
n
%
Bình thường

74
61,8
Ít
23
19,1
Nhiều
23
19,1
Vô kinh
0
0
Rong kinh, rong huyết
0
0

Sau cấy (n = 120)
n
%
4
3,3
35
29,2
0
0
51
42,5
30
25,0

Tỷlệ%


Nhận xét: Trước khi sử dụng thuốc cấy tránh
thai, tỷ lệ khách hàng có lượng kinh bình thường
trong 1 kỳ kinh chiếm tỷ lệ 61,8%. Lượng kinh ít
và nhiều có tỷ lệ tương đương nhau là 19,1%.
Nghiên cứu của Đoàn Thị Ái cũng cho thấy tỷ lệ
khách hàng có lượng kinh bình thường chiếm chủ
yếu là 77,1% [2].
Sau khi cấy thuốc, tỷ lệ khách hàng vô kinh
là chủ yếu, 42,5%. Lượng kinh nguyệt của khách
hàng cũng giảm xuống so với lúc trước khi cấy
thuốc. Tỷ lệ khách hàng kinh ít là 29,2%, kinh
nhiều không có trường hợp nào. Kết quả này
cũng tương đương với nghiên cứu của Gegzinc
K. và cs khi tỷ lệ khách hàng vô kinh sau cấy
thuốc là 41,25% [5]. Nghiên cứu của Đoàn Thị
Ái cho thấy tỷ lệ khách hàng vô kinh là 29,2%,
kinh nguyệt bình thường là 60,7% [2]. Sự khác
biệt này có thể là do nghiên cứu của Đoàn Thị Ái
40
35
35
thực hiện trong thời gian dài hơn nên kinh nguyệt
30
của khách hàng đã trở lại ổn định.
25
18.3
17.5
16.7
20

Như vậy, chúng ta thấy rằng thuốc cấy tránh
12
15
10
thai có tác dụng làm giảm lượng máu kinh cho
5
khách hàng khi sử dụng. Tuy nhiên, việc không
0
Truyềnthống Baocaosu Dụngcụtử Thuốcuống Thuốccấy
có kinh hay kinh ra ít cũng làm cho một số khách
cung
tránhthai
tránhthai
hàng cảm thấy lo lắng, sợ có bất thường do cấy
Cácbiệnpháptránh thai
thuốc. Vì vậy, chúng ta cần tư vấn kỹ cho khách
Biểu đồ 1. Biện pháp tránh thai đã sử dụng
hàng điều này là bình thường để khách hàng
Biểu đồ 1. Biện pháp tránh thai đã sử dụng
lệ khách
hàng
biện(xuất
pháp
không lo lắng.
Nhận xét: TỷNhận
lệ kháchxét:
hàngTỷ
sử dụng
biện pháp
tránh sử

thaidụng
truyền thống
tinh ngoài
âm đạo, tránh
tính ngàythai
tránhtruyền
thai, vô kinh
cho con
bú) chiếm
lệ cao nhất,
thống
(xuất
tinh tỷngoài
âm 35,0%,
đạo,kết quả Tỷ lệ rong kinh rong huyết trong nghiên cứu của
này tương
đồngngày
với nghiên
cứu thai,
của Đoàn
Ái [2].
Đâycon
là biện
tránh thai
tính
tránh
vôThị
kinh
cho
bú)pháp

chiếm
tỷ không
chúng tôi là 25%, cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu
được khuyến
khích

tỷ
lệ
thất
bại
cao.
Tỷ
lệ
khách
hàng
từng
sử
dụng
thuốc
cấy
tránh
lệ cao nhất, 35,0%, kết quả này tương đồng với của Đoàn Thị Ái (10,1%) [2].
thai nay nghiên
sử dụng lạicứu
chiếm
tỷ lệĐoàn
18,3%. Thị
Điều Ái
này [2].
cho thấy

có một
tỷ lệ nhất
định khách 3.4. Điều trị rối loạn kinh nguyệt
của
Đây
là biện
pháp
hàng tin tránh
tưởng biện
phápkhông
tránh thaiđược
này saukhuyến
khi đã sử dụng.
thai
khích vì tỷ lệ thất
Nhận xét: Số khách hàng phải điều trị do bất

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 117 - 121, 2018

Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của đối tượng
≤ 24
25 – 29
Tuổi
30 – 34
35 – 39
≥ 40
1
Số con
2

≥3
Đẻ thường
Cách đẻ
Mổ lấy thai

Bảng 2. Lượng kinh của khách hàng trước và sau khi cấy
Kinh nguyệt

Trước cấy (n = 120)

Sau cấy (n = 120)

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

3.3. Kinh nguyệt trước và sau khi cấy thuốc cấy tránh thai

119


PHỤ KHOA

HÀ DUY TIẾN, ĐÀO VĂN THỤ, PHAN THÀNH NAM

Bảng 3. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt sau cấy thuốc
Điều trị
Cách điều trị
Kinh nguyệt Số người
Có Không Thuốc Tư vấn
Vô kinh

51
0
51
0
51
Kinh ít
35
0
35
0
35
Bình thường
4
0
4
0
4
Rong kinh
30
18
12
18
0

Tốt
51
35
4
11


Kết quả
Không
0
0
0
7

thường về kinh nguyệt đều là do rong kinh rong
huyết, 18 trường hợp trong tổng số 30 trường
hợp. 12 trường hợp còn lại là khách hàng nhận
thấy rong kinh rong huyết là vẫn có thể chấp nhận
được. Các trường hợp được điều trị thuốc nội tiết
(progynova, novynette, marvelon), thuốc cầm
máu (transamine). Số đợt điều trị thường là 1-2
đợt, có 2 trường hợp phải điều trị 4 đợt thuốc. Có
11 trường hợp điều trị thành công, 7 trường hợp
không thành công phải tháo thuốc cấy tránh thai
do khách hàng không muốn tiếp tục điều trị, tỷ lệ
5,9%, sớm nhất là sau 2 tháng.
3.5. Các tác dụng phụ khác xảy ra với
khách hàng

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

Bảng 4. Các tác dụng phụ khác xảy ra sau khi cấy thuốc
Không

Tác dụng phụ
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %

Thay đổi cân nặng (tăng, giảm cân)
81
67,4
39
32,6
Khô âm đạo
89
74,2
31
25,8
Giảm ham muốn
88
73,3
32
26,7
Tại vị trí cấy (tím, đau, sưng)
71
59,2
49
40,8
Nổi mụn (mặt, lưng, tay)
101
84,2
19
15,8
Nhức đầu
106
88,3
14
11,7

Buồn nôn
116
96,7
4
3,3
Triệu chứng khác
104
86,7
16
13,3

120

Nhận xét:
Tác dụng phụ hay gặp nhất là tại vị trí vết cấy,
chiếm tỷ lệ 40,8%, thường là tím, sưng, đau tại vị
trí cấy que. Những điều này sẽ mất đi sau khoảng
2 tuần mà không cần điều trị gì, liên quan chủ yếu
đến kỹ thuật cấy thuốc cấy tránh thai.
Sự thay đổi về cân nặng, chiếm tỷ lệ 32,5%,
tăng cân chủ yếu là 1 - 3 kg, cá biệt có khách
hàng tăng 10 kg sau 6 tháng cấy thuốc. Tuy
nhiên, có 3 trường hợp bị sụt cân. Tỷ lệ tăng
cân ≥ 5kg là 8,3%, tương đương với nghiên cứu
của Pushpa B. và cs là 7,5% [6]. Việc thay đổi
cân nặng này chưa có báo cáo nào cho thấy có
sự liên quan đến cấy thuốc cấy tránh thai song
được ghi nhận do khách hàng tăng cảm giác
thèm ăn và ăn ngon hơn. Tuy nhiên, cũng có 1


khách hàng đến tháo thuốc cấy vì tăng cân 8 kg
sau 4 tháng.
Tác dụng phụ khô âm đạo và giảm ham muốn
tình dục cũng hay gặp với tỷ lệ 25,8%, 26,7%. Tuy
nhiên, tác dụng phụ này vẫn được khách hàng
chấp nhận và chưa có trường hợp nào phải đi
tháo thuốc cấy.
Các tác dụng phụ khác (nổi mụn, nhức đầu, sạm
da…) chiếm tỷ lệ 10 – 15%. Đây cũng là những tác
dụng phụ mà khách hàng có thể chấp nhận được,
không phải tháo thuốc cấy. Qua nghiên cứu, phần
lớn khách hàng đều quan tâm đến tác dụng chính
là tránh thai và tính tiện lợi của biện pháp này. Các
tác dụng phụ có thể xảy ra vẫn được khách hàng
chấp nhận vì họ biết rằng mọi biết pháp tránh thai
đều có những tác dụng không mong muốn (chỉ là
ít hay nhiều) và họ chấp nhận được khi sử dụng.
Có 1 trường hợp sau cấy thuốc bị nhiều tác dụng
phụ kết hợp (vô kinh, tăng cân, nổi mụn, giảm ham
muốn) phải đến tháo thuốc cấy.
Sau 6 tháng sử dụng, chưa có trường hợp nào
mất dấu sự hiện diện của thuốc cấy tại vị trí cấy
dưới da.
Nghiên cứu của Gezginc K. và cs về các tác
dụng phụ cho thấy tỷ lệ các tác dụng phụ thấp
hơn hẳn so với chúng tôi: nổi mụn 10%, giảm ham
muốn 2,5%, đau đầu 3,75% [5]. Tỷ lệ nổi mụn trong
nghiên cứu của Yildizbas B. và cs là 26,8%, cao gấp
1,7% nghiên cứu của chúng tôi [7]. Sự khác biệt này
có thể là do chủng tộc, cỡ mẫu, thời gian.

Nghiên cứu của Yildizbas B. và cs cho thấy tỷ lệ
tháo Implanon là 19,5%, trong đó 6 trường hợp là
ra máu bất thường, 1 trường hợp phải điều trị trầm
cảm, 1 trường hợp tăng cân [7].
Tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng biện pháp
tránh thai này sau 6 tháng là 92,5%. Tỷ lệ này
tương đương với nghiên cứu của Pushpa Bhatia và
cs tại Ấn Độ (92%) [6] và gần tương đương nghiên
cứu của Amanda Smith và cs tại 2 trung tâm ở
Anh là 88% [4]. Nghiên cứu của Asmah Mastor tại
Malaysia không có trường hợp nào phải tháo thuốc
cấy sau 6 tháng sử dụng [3].

4. Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu chúng tôi có một
số nhận xét


Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thuốc cấy tránh thai, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phần kế hoạch hoá gia đình và phá thai an
toàn. 2017:39-44.
2. Đoàn Thị Ái. Nghiên cứu khả năng chấp nhận - Hiệu quả và tác dụng
phụ của thuốc cấy tránh thai Implanon tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn tốt
nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y – Dược Huế. 2008.
3. Asmah Mastor, Si Lay Khaing, Siti Zawiah Omar. Users’ perspectives
on Implanon in Malaysia, a multicultural Asian country. Open Access
Journal of Contraception. 2011(2):79-84.

4. Amanda Smith, Simone Reuter. An assessment of the use of

• Các tác dụng phụ khác của thuốc cấy tránh
thai là thay đổi cân nặng (32.5%), 2 trường hợp
phải tháo thuốc. Tiếp đến là khô âm đạo và giảm
ham muốn, chiếm tỷ lệ là 25,8% và 26,7%. Các tác
dụng phụ này tuy tỷ lệ khá cao nhưng vẫn trong
giới hạn khách hàng chấp nhận được.
• Tỷ lệ chấp nhận của khách hàng sau 6 tháng
sử dụng là 92,5%.

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 117 - 121, 2018

• Thuốc cấy tránh thai Implanon là một biện
pháp tránh thai tạm thời có hiệu quả cao.
• Thuốc cấy tránh thai làm giảm lượng máu
kinh.
• Tỷ lệ rong kinh rong huyết là 25%. Tỷ lệ phải
điều trị là 15% (18 trường hợp), điều trị thành công
là 11 trường hợp, chiếm 61,1%, 7 trường hợp phải
tháo thuốc.

Implanon® in three community services. The Journal of Family Planning
and Reproductive Healthcare. 2002; 28(4):193-6.
5. Gezginc K, Balci O, Karatayli R. Colakoglu MC. Contraceptive efficacy
and side effect of Implanon®. Eur J Contracept Reprod Health Care. 2007
Dec; 12(4):362-5.
6. Pushpa Bhatia, Sangita Nangia, Shivani Aggarwal and Chitra Tewari.
Implanon: Subdermal single rod contraceptive implant. J Obstet Gynaecol
India. 2011; 61(4):422-5.

7. Yildizbas B, Sahin HG, Kolusari A, Zeteroglu S, Kamaci M. Side effect
and acceptability of Implanon. Eur J Contracept Reprod Health Care. 2007
Sep; 12(3):248-52.

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

121



×