Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết cục thai kỳ các trường hợp thai nhỏ so với tuổi thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.27 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU

SẢN KHOA

Kết cục thai kỳ các trường hợp thai nhỏ so với tuổi thai
Trương Mỹ Ngọc1, Đỗ Thị Minh Nguyệt1, Hồ Viết Thắng2, Trần Nhật Thăng2, Vương Thị Ngọc Lan2
1
Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
2
Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
doi:10.46755/vjog.2020.1.771
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Trương Mỹ Ngọc, email:
Nhận bài (received) 05/12/2019 - Chấp nhận đăng (accepted) 20/04/2020

Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kết cục thai kỳ các trường hợp thai nhỏ so với tuổi thai được chẩn đoán từ 28 đến 36 tuần
tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ và khảo sát các yếu tố liên quan đến kết thúc thai kỳ trước 37 tuần và các kết
cục xấu ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca thực hiện từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả phụ nữ mang thai từ 28 đến 36 tuần, được chẩn đoán thai nhỏ hơn so với tuổi thai. Thai
nhỏ so với tuổi thai được định nghĩa khi có ít nhất một lần siêu âm mà ước lượng cân nặng thai dưới bách phân vị thứ
10 so với tuổi thai.
Kết quả: Có 103 thai phụ được nhận vào nghiên cứu. Mổ lấy thai chiếm tỉ lệ 73,3% (95% KTC 64 - 82) với nguyên nhân
chính là suy thai (59,5%). Tuổi thai trung bình lúc sinh là 36 1/7 tuần. Cân nặng lúc sinh trung bình 2.039 ± 562 g. Tỷ lệ
trẻ sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai là 72,8% (95% KTC 0,64 - 0,82), tỷ lệ trẻ nhập khoa Hồi sức sơ sinh 34,0% (95% KTC
25 - 43), bệnh lý sơ sinh tổng hợp 41,0% (95% KTC 30 - 50), tỷ lệ thai chết trong tử cung 1,0%, tỷ lệ trẻ chết sau sinh 1,0%.
Các yếu tố liên quan kết thúc thai kỳ trước 37 tuần và kết cục thai kỳ xấu ở trẻ sơ sinh gồm thời điểm xuất hiện, mức độ
thai nhỏ so với tuổi thai, có kết hợp thiểu ối và bệnh lý rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở mẹ.
Kết luận: Thai nhỏ so với tuổi thai có kết cục thai kỳ không thuận lợi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho quản lý thai các
trường hợp thai kỳ nguy cơ, đồng thời cung cấp thông tin cho công tác tư vấn thai phụ.


Từ khóa: Thai nhỏ so với tuổi thai, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, kết cục thai kỳ, ước lượng cân thai, chấm dứt
thai kỳ

Obstetric and neonatal outcomes of small for gestational age pregnancy
Truong My Ngoc1, Do Thi Minh Nguyet1, Ho Viet Thang2, Tran Nhat Thang2, Vuong Thi Ngoc Lan2
1
Can Tho Obstetrics and Gynecology Hospital
2
University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city

Abstract
Objectives: To describe the obstetric and neonatal outcomes of small for gestational age (SGA) pregnancy diagnosed
from 28 to 36 weeks at Can Tho OB/GYN Hospital and to investigate the associated factors for pregnancy termination
before 37 weeks and neonatal adverse outcomes.
Methods: This was a case-series performed from October 2018 to June 2019. Eligible patients were pregnant women
who had SGA fetus diagnosed within their 28 to 36 weeks prenatal visits. Small for gestational age is defined as there
is at least one sonographic report showing estimated fetal weight (EFW) is below the 10th percentile.
Results: A total of 103 pregnant women were enrolled to the study. Cesarean section was performed in 73.3% (95% CI
64 - 82) of cases with the primary indication of fetal distress (59.5%). The mean gestational age at delivery was 36 1/7
weeks. The mean birth weight was 2039 ± 562 g. The percentage of SGA newborns was 72.8% (95% CI 0.64 - 0.82);
NICU admission was 34% (95% CI 25 - 43), neonatal composite adverse events was 41% (95% CI 30 - 50), stillbirth was
1%, and neonatal mortality was 1%. The associated factors of pregnacy termination before 37 weeks and neonatal
adverse events were timing of SGA detection, severity of SGA, oligohydramnios and maternal hypertension disorder.
Conclusions: Small for gestational age pregnancy resulted in unfavorable outcomes. Data from this study provides
evidence for the appropriate management of these high-risk pregnancies and patient counseling.

Keywords: Small for gestational age, Intrauterine growth restriction, obstetric outcome, estimated fetal weight, pregnany termination

32


Trương Mỹ Ngọc và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):32-37. doi: 10.46755/vjog.2020.1.771


1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tiêu chuẩn nhận mẫu: tại một thời điểm khám thai bất

Thai nhỏ so với tuổi thai (TNSVTT) là một khái niệm

kỳ từ 28 0/7 tuần đến 36 0/7 tuần, thai phụ được chẩn

mô tả tình trạng thai nhi có ước lượng cân nặng dưới

đoán thai nhỏ so với tuổi thai. Các thai phụ được tư vấn về

bách phân vị thứ 10 (BPV10) so với tuổi thai [1]. Định

nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.

nghĩa này, vốn được Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn loại trừ: thai mang dị tật bẩm sinh, được

(ACOG) đề xuất, thật ra không được đồng thuận trên

chẩn đoán TNSVTT có liên quan đến nhiễm trùng bào thai,

phương diện toàn cầu, và có thể không giúp phân biệt

không xác định được tuổi thai (từ siêu âm quý 1), mất dấu,


thai nhỏ do thể trạng (với sự phát triển thai phù hợp với

không thu thập đủ các số liệu về yếu tố liên quan và kết

kích thước cha, mẹ và chủng tộc) với thai với tăng trưởng

cục thai, thai phụ có rối loạn tâm thần.

trong tử cung bị giới hạn (thai phát triển nhưng không đạt

Phương pháp tiến hành:

được tiềm năng theo di truyền).

Từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019, kết quả siêu âm

Tuy vậy, trong chăm sóc thai kỳ, nhiều bằng chứng

thai được trích lục từ lần khám hoặc nhập viện của tất cả

cho thấy thai nhỏ so với tuổi thai liên quan đến 28 - 45%

thai phụ đến BVPSCT. TNSVTT được chẩn đoán khi trong

thai chết lưu không rõ nguyên nhân. Sự suy giảm chức

khoảng tuổi thai từ 28 0/7 đến 36 0/7 tuần, có ít nhất một

năng bánh nhau góp phần đáng kể trong sinh lý bệnh của


lần siêu âm mà ước lượng cân thai dưới bách phân vị thứ

thai nhỏ so với tuổi thai, làm gia tăng kết cục chu sinh bất

10 (ước lượng theo công thức Shinozuka và tham chiếu

lợi [2, 3]. Ngay cả khi thai kỳ gần ngày, tỷ lệ tử vong của sơ

cân nặng theo biểu đồ Shinozuka) [6].

sinh nhỏ so với tuổi được sinh ở tuần 38 là 1% so với 0,2%

Thai phụ khi chẩn đoán TNSVTT được xác định lại

ở trẻ có cân nặng khi sinh trong giới hạn bình thường [4].

chính xác tuổi thai (so sánh với sổ khám và kết quả siêu

Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ (BVPSCT) tiếp nhận

âm quý 1), thăm khám lâm sàng để loại ra các trường hợp

khoảng 14.500 ca sinh trong năm 2017, tỷ lệ trẻ sơ sinh

không phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu. Những thai phụ thỏa

nhẹ cân đủ tháng < 2.500 g là 9,44% [5]. Tại Thành phố

tiêu chí chọn mẫu được trình bày về nghiên cứu, nếu đồng ý


Cần Thơ, tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết

tham gia nghiên cứu, sẽ ký giấy đồng ý tham gia và bắt đầu

cục sản khoa của thai kỳ TNSVTT, nhất là từ khi chúng

buổi phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn khoảng 10 - 15 phút

tôi sử dụng bảng tham chiếu Shinozuka (năm 1987) để

đối với mỗi thai phụ, bao gồm hỏi bệnh sử, tiền căn bệnh lý

định bách phân vị cân thai. Để giúp Bác sĩ sản khoa có

nội khoa; tiền căn sản khoa, đặc biệt tiền căn liên quan đến

thêm bằng chứng y khoa, quản lý và kết thúc thai đúng

kết cục thai kỳ xấu ở các lần mang thai trước và kết quả các

thời điểm những trường hợp này, đánh giá biến chứng chu

lần khám thai.

sinh, đồng thời tạo cơ sở cho những nghiên cứu chi tiết

Các trường hợp được nhận vào nghiên cứu được tiếp

hơn xác định thời điểm và phương thức theo dõi - xử trí


tục theo dõi khám thai định kỳ theo phác đồ bệnh viện.

thích hợp, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Kết cục thai kỳ

Theo đó, thai phụ được theo dõi và làm các đánh giá sức

trong những trường hợp thai nhỏ so với tuổi thai tại Bệnh

khỏe thai, bao gồm đo non-stress test, siêu âm thai với

viện Phụ sản thành phố Cần Thơ”.

đánh giá Doppler nhiều lần trước khi kết thúc thai kỳ. Thời

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kết cục thai kỳ các trường

điểm kết thúc thai kỳ được xử trí theo phác đồ bệnh viện,

hợp thai nhỏ so với tuổi thai được chẩn đoán từ 28 đến

tùy thuộc vào tình trạng thai phụ và sức khỏe của thai

36 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ. Khảo sát các yếu

nhi. Nghiên cứu quan sát và chỉ ghi nhận lại kết cục bao

tố liên quan đến kết thúc thai kỳ trước 37 tuần và kết cục

gồm thời điểm kết thúc thai kỳ, phương pháp sinh, lí do


xấu của trẻ sơ sinh: Apgar 5 phút dưới 7 điểm, nhập khoa

mổ lấy thai, biến chứng sau sinh của mẹ, bên cạnh đó là

Hồi sức sơ sinh, bệnh lý sơ sinh tổng hợp.

tình trạng trẻ sau sinh: tuổi thai, điểm Apgar, cân nặng,
giới tính, nhập khoa NICU, thời gian nằm viện, bệnh lý sơ

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu báo cáo loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu là thai phụ từ 18 tuổi, đến khám
thai tại BVPSCT, mang đơn thai sống.

sinh kèm theo.
Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Đạo đức Đại học
Y Dược TPHCM và Hội đồng khoa học Bệnh viện Phụ sản
thành phố Cần Thơ.

Trương Mỹ Ngọc và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):32-37. doi: 10.46755/vjog.2020.1.771

33


3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 10/2018 đến 6/2019, có tổng cộng 103 thai kỳ tuổi thai từ 28 0/7 – 36 6/7 tuần được quan sát trong
nghiên cứu này.
Bảng 1. Đặc điểm nền của đối tượng tham gia nghiên cứu

Đặc điểm

Tổng (n = 103)

Tỷ lệ (%)

Tuổi mẹ
< 35 tuổi
≥ 35 tuổi

82
21

79,6
20,4

Tăng huyết áp mạn

3

2,9

Bệnh lý tim mạch

1

1,0

Bệnh lý tuyến giáp


5

4,8

Tiền căn tiền sản giật

1

1,0

Đa số thai phụ trong độ tuổi sinh sản (< 35 tuổi), trung
bình 29,3 ± 5,5 tuổi (thấp nhất 18 tuổi, cao nhất 42 tuổi).
Có 01 trường hợp thai phụ có bệnh tim bẩm sinh nặng

(biến chứng suy tim, tăng áp động mạch phổi, NYHA độ
III) và 01 thai phụ có tiền căn sản khoa xấu (tiền sản giật
nặng được kết thúc thai kỳ ở tuổi thai 28 tuần).

Bảng 2. Đặc điểm thai kỳ tại thời điểm chẩn đoán thai nhỏ so với tuổi thai.
Tổng
(n = 103)

Tỷ lệ
(%)

Hoàn cảnh phát hiện
Khám thai định kỳ
Tăng huyết áp
Chuyển dạ sinh
Thai máy ít

Thiểu ối
Nhau tiền đạo ra huyết

52
23
16
8
3
1

50,5
22,3
15,5
7,8
2,9
1,0

Tuổi thai chẩn đoán TNSVTT
< 32 tuần
≥ 32 tuần

19
84

18,4
81,6

Mức độ TNSVTT
Trung bình
Nặng


93
10

90,3
9,7

Thiểu ối
Không


88
15

85,4
14,6

Bất thường động mạch rốn
Không
Tăng trở kháng
AREDV

75
26
2

72,8
25,2
2,0


Bất thường động mạch não giữa
Không


76
27

73,8
26,2

Chỉ số CPR dưới bách phân vị thứ 5
Không


67
36

65,1
34,9

Bất thường siêu âm khác
Không
Nhau tiền đạo
Nhau bong non
U xơ tử cung
Dây rốn 1 động mạch
Ngôi mông

84
4

3
3
1
8

81,5
3,9
2,9
2,9
1,0
7,8

Xử trí TNSVTT
Theo dõi tiếp thai kỳ
Kết thúc thai kỳ

86
17

83,5
16,5

Đặc điểm

34

Trương Mỹ Ngọc và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):32-37. doi: 10.46755/vjog.2020.1.771


Hoàn cảnh ghi nhận TNSVTT đa số là trong quá trình

khám thai định kỳ. Khi đó, có thể đã có biểu hiện tăng
huyết áp (14 trường hợp biểu hiện tiền sản giật không
dấu hiệu nặng, 04 trường hợp có dấu hiệu nặng, 04
trường hợp xuất hiện kèm hội chứng HELLP, 01 trường
hợp sản giật ngoại viện). Có 15,5% thai phụ chuyển dạ
sinh và được ghi nhận TNSVTT tại thời điểm nhập viện.
TNSVTT trước 32 tuần được chẩn đoán chiếm 18,5%.
Tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, ước lượng cân nặng thai
được tính theo công thức Shinozuka và so với bảng tham
chiếu tương ứng. TNSVTT nặng dưới bách phân vị thứ
3 chiếm tỷ lệ thấp (9,7%), so với các trường hợp còn lại
từ bách phân vị thứ 3 - 10 (Bảng 2). Kèm theo cân nặng,
thai kỳ được đánh giá các tiêu chí khác như: kèm thiểu
ối (14,6%), siêu âm Doppler thai bất thường (27,1%). Nếu
dùng chỉ số não nhau (CPR) để đánh giá, tỷ lệ siêu âm
Doppler thai bất thường gia tăng lên 34,9% ở thời điểm
chẩn đoán TNSVTT. Các bất thường siêu âm thai kèm
theo khi chẩn đoán TNSVTT bao gồm: nhau tiền đạo,
nhau bong non, mẹ có u xơ tử cung, ngôi mông và dây
rốn 1 động mạch. Cả 3 trường hợp nhau bong non đều
xuất hiện trong bệnh cảnh mẹ có tiền sản giật.
Đa số thai kỳ được tiếp tục theo dõi theo phác đồ
bệnh viện. Tỷ lệ kết thúc thai kỳ ngay khi chẩn đoán TNSVTT là do suy thai, chuyển dạ sinh, thiểu ối và vết mổ lấy
thai kèm theo bất thường, với tuổi thai dao động từ 30
5/7 tuần đến 35 5/7 tuần.
Khi tiếp tục theo dõi, đa số thai kỳ kết thúc bằng mổ
lấy thai (chỉ có 101 trường hợp sinh tại BVPSCT). Nguyên
nhân mổ lấy thai chiếm tỷ lệ cao nhất là suy thai, tiếp đến
là vết mổ lấy thai cũ, ngôi mông kèm theo bất thường,
tiền sản giật nặng, thiểu ối.

Bảng 3. Kết cục thai kỳ liên quan đến mẹ
Tổng
(n = 103)

Tỷ lệ
(%)

Phương pháp sanh
Mổ lấy thai
Sanh ngả âm đạo

74
29

73,3
26,7

Băng huyết sau sanh

1

1,0

Nhiễm trùng sau sanh

2

2,0

Đặc điểm


Bảng 4. Đặc điểm thai kỳ ở thời điểm kết thúc thai kỳ
Tổng
(n = 101)

Tỷ lệ
(%)

Thiểu ối

19

18,8

Bất thường động
mạch rốn
- Tăng trở kháng
- AREDV

18
4

17,8
4,0

Bất thường động
mạch não giữa

40


39,6

Giảm CPR

37

36,6

Biểu đồ tim thai
- Bất thường
- Không làm

36
4

35,6
4,0

Liệu pháp Corticoid

49

47,6

Trung bình
16,9 ± 17,6

ngắn nhất 0,
dài nhất 78


Đặc điểm

Thời gian theo dõi
(ngày)

Tại thời điểm kết thúc thai kỳ, các biểu hiện đi kèm
của TNSVTT gia tăng như thiểu ối (18,8%), bất thường
Doppler thai (39,6%), biểu đồ tim thai bất thường…
Bảng 5. Kết cục thai kỳ liên quan đến con
Đặc điểm
Tuổi thai kết thúc thai
kì (tuần)
Cân nặng sơ sinh
(gram)
Phân nhóm tuổi thai
lúc sinh
< 32 tuần
32 tuần – 36
tuần 6 ngày
> 37 tuần

Tổng
(n = 103)

Tỷ lệ
(%)

Trung bình 36,1 ± 2,1 tuần
(28,4 – 40,6 tuần)
Trung bình 2039 ± 562

(800 – 3100)
8
55
40

7,8
53,4
38,8

49
54

47,6
52,4

Thai chết trong tử
cung

1

1,0

Tử vong sau sanh

1

1,0

Giới tính
Nam

Nữ

Dù tỷ lệ thai kỳ được kết thúc non tháng cao, chúng
tôi cũng ghi nhận được 2 trường hợp thai quá ngày dự
sanh (40 6/7 tuần). Bệnh cạnh đó, không nhiều trẻ sơ
sinh rất non < 32 tuần, chiếm 7,8%. Khi dùng chuẩn Intergrowth 21st cho cân nặng lúc sinh (phân theo giới tính),
có tới 72,8% đạt tiêu chuẩn trẻ nhẹ cân so với tuổi.

Trương Mỹ Ngọc và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):32-37. doi: 10.46755/vjog.2020.1.771

35


Trong 100 thai kỳ sinh sống, chúng tôi ghi nhận tỷ lệ
trẻ sơ sinh nhập NICU và các bệnh lý sơ sinh tổng hợp,
được định nghĩa là có một trong các vấn đề sau: nhiễm
trùng huyết, đặt nội khí quản 24 giờ, hồi sức tim - phổi,
hạ đường huyết, loạn sản phế quản phổi, sử dụng surfactant, cơn thở nhanh thoáng qua của trẻ sơ sinh, viêm ruột
hoại tử, tăng áp phổi, co giật, bệnh não thiếu máu cục bộ
thiếu oxy, tử vong sơ sinh.

Bảng 6. Kết cục thai kỳ của trẻ sơ sinh tại bệnh viện
Tổng số
(n = 100)

Tỷ lệ
(%)

Apgar 5 phút
< 7 điểm


13

13,0

Nhập NICU

34

34,0

Bệnh lý sơ sinh
tổng hợp

41

41,0

Đặc điểm

KTC
95%
0,06 - 0,12
0,25 - 0,43
0,3 - 0,5

Bảng 7. Phân tích các đặc điểm liên quan chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai < 37 tuần
Đặc điểm

CDTK < 37 tuần


Giá trị kỳ vọng

HR

KTC 95%

p**

Thời điểm chẩn đoán TNSVTT
Trước 32 tuần
Sau 32 tuần

15
48

6,04
56,9

1
0,18

0,095 - 0,36

< 0,001

Mức độ TNSVTT
Trung bình
Nặng


9
54

2,81
60,19

1
2,59

1,13 - 5,9

0,025

Thiểu ối
Không


49
14

57,4
5,6

1
2,4

1,2 - 4,8

0,014


Rối loạn huyết áp trong thai kỳ
Không


36
27

54,6
8,4

1
4,8

2,6 - 8,8

< 0,001

** HR: Harzard ratio. Mô hình hồi quy Cox
Để khảo sát các yếu tố liên quan đến nguy cơ kết thúc thai kỳ non tháng cũng như kết cục sơ sinh xấu, chúng tôi
tiến hành phân tích đơn biến và phân tích đa biến bằng hồi quy Cox để đánh giá tác động của các đặc điểm thai kỳ
lên những kết cục này.

Hình 1. Các yếu tố liên quan đến kết cục xấu ở trẻ sơ sinh.
4. BÀN LUẬN
Trong mức độ nghiên cứu quan sát rất hạn chế,
chúng tôi nhận thấy TNSVTT là một vấn đề vẫn thời sự
hiện nay. Hoàn cảnh phát hiện đa số là tình cờ. Việc sử
dụng siêu âm ước lượng cân thai, theo dõi cân nặng
trên biểu đồ tăng trưởng và các chỉ số Doppler thai ngày


36

càng nhiều có thể giúp gia tăng ghi nhận TNSVTT, tuy
vậy cần được sử dụng với bảng tham chiếu phù hợp cho
dân số địa phương. Chúng tôi sử dụng chuẩn Shinozuka
tại BVPSCT và nghiên cứu này đã cho thấy những khác
biệt so với thực hành áp dụng chuẩn Hadlock tại nhiều

Trương Mỹ Ngọc và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):32-37. doi: 10.46755/vjog.2020.1.771


địa phương khác. Điều này có thể cho thấy kỳ vọng của
chuẩn Hadlock tại một thời điểm tuổi thai lớn hơn nhiều
Shinozuka, và có thể không phù hợp. Nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Trang [7] đã ghi nhận điều này trước đây
trên dân số khám thai bình thường của bệnh viện Từ Dũ.
So với nghiên cứu của Thạch Thảo Đan Thanh - Bệnh
viện Từ Dũ hay của Lê Thị Kiều Trang tại Bệnh viện Hùng
Vương (đều áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán thai chậm
tăng trưởng là khi cân nặng thai dưới bách phân vị thứ
10 theo Hadlock), tỷ lệ nhóm TNSVTT nặng (dưới bách
phân vị thứ 3) cao hơn nhiều nghiên cứu của chúng tôi
(lần lượt là 45,4% và 67,7%) [8, 9]. Tỷ lệ trẻ sơ sinh thật sự
nhẹ cân so với tuổi khá cao ở nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy, nếu nghiên cứu này được phát triển thành một
đoàn hệ tiến cứu cỡ mẫu đủ lớn, chúng tôi có thể chứng
minh được khả năng dự đoán tốt hơn trẻ sơ sinh nhẹ cân
khi khám và theo dõi thai với biểu đồ chuẩn Shinozuka.
Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận nhóm thai phụ từ
35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp. Điều này tương đồng với

một số nghiên cứu thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh
thời gian qua. Có thể thấy, vấn đề TNSVTT không giới
hạn về độ tuổi cũng như vùng cư trú. Đồng thời số liệu từ
nghiên cứu này có thể góp phần nói lên thực trạng cho
dân số vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phương pháp kết thúc thai kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất là
mổ lấy thai (73,3%), tiếp đến là chuyển dạ tự nhiên chiếm
25,7%. Tỷ lệ mổ lấy thai trong nghiên cứu chúng tôi khá
cao so với các nghiên cứu ở Việt Nam, và cao hơn so với
tỷ lệ mổ lấy thai trong dân số chung tại BVPSCT năm
2018 (46,6%). Điều này phản ánh mặt khác của việc ghi
nhận TNSVTT có thể làm gia tăng can thiệp mổ lấy thai
cuối thai kỳ. Tuy nhiên, khi nhìn vào tỷ lệ thai kỳ có biểu
hiện kèm theo bất thường Doppler thai và/hoặc thiểu
ối ở cả khi bắt đầu ghi nhận thai nhỏ lẫn kết thúc thai
kỳ, chúng tôi có thể tạm lý giải lý do liên quan đến biến
chứng thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, vốn đã ghi
nhận nhiều trong các nghiên cứu theo dõi lớn trong và
ngoài nước trên đối tượng này.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các yếu tố liên
quan đến kết thúc thai kỳ trước 37 tuần và kết cục thai kỳ
xấu ở trẻ sơ sinh gồm thời điểm xuất hiện, mức độ TNSVTT, có kết hợp thiểu ối và bệnh lý rối loạn tăng huyết áp
thai kỳ ở mẹ. Bên cạnh đó, chúng tôi ghi nhận điểm số
Apgar thấp có thể liên quan việc TNSVTT được nhận ra
hay khởi phát muộn, gợi ý có thể việc không phát hiện
được hình thái tăng trưởng này kịp thời có thể làm xấu đi
việc quản lý và kết thúc một thai kỳ nguy cơ.
Hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ,
dù chúng tôi đã áp dụng các phép kiểm thích hợp về
thống kê nhưng đây chưa phải là nghiên cứu có thiết

kế mạnh để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết cục

chấm dứt thai kỳ non tháng và kết cục xấu trên trẻ sơ
sinh. Thực tế, các trường hợp TNSVTT không nhiều và
hạn chế về thời gian thực hiện, chúng tôi buộc chọn
thiết kế nghiên cứu báo cáo loạt ca. Chúng tôi quan sát
một cách khách quan về cách xử trí cũng như kết cục
thai kỳ và không phải là người đưa ra y lệnh trực tiếp
điều trị
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy thai nhỏ so với tuổi thai có kết
cục thai kỳ không thuận lợi, bao gồm sinh non, nhẹ cân
so với tuổi thai, với Apgar xấu, nguy cơ nhập NICU điều
trị, bệnh lý sơ sinh tổng hợp… Những thông tin này bước
đầu giúp bác sĩ tại BVPSCT tư vấn phù hợp cho thai phụ
và gia đình nguy cơ trẻ sơ sinh có thể gặp phải, sự cần
thiết quản lý theo dõi cũng như lựa chọn thời điểm và
phương pháp kết thúc thai kỳ thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cunningham, Leveno, Bloom, Spong & Dash. Williams
obstetrics; 25e; Mcgraw-hill 2018.
2. Chauhan, Suneet P., et al. Neonatal morbidity of smalland large-for-gestational-age neonates born at term in
uncomplicated pregnancies. Obstetrics and Gynecology
2017; 130.3: 511.
3. Figueras, Francesc; Gratacos, Eduard. Stage‐based
approach to the management of fetal growth restriction. Prenatal Diagnosis, 2014, 34.7: 655-659.
4. Gabbe, Niebyl, Simpson, Landon, Galan, Jauniaux &
Grobman; Obstetrics: normal and problem pregnancies;
Elsevier Health Sciences; 2016.

5. Lâm Đức Tâm. Nghiên cứu tỉ lệ và yếu tố liên quan trẻ
sơ sinh nhẹ cân đủ tháng tại bệnh viện Phụ sản thành phố
Cần Thơ năm 2017. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ.
6. Shinozuka, Norio, et al. Formulas for fetal weight estimation by ultrasound measurements based on neonatal
specific gravities and volumes. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 1987, 157.5: 1140-1145.
7. Nguyễn Xuân Trang. Xây dựng biểu đồ phát triển thai
nhi trong tử cung qua các số đo siêu âm. Tạp chí Y học,
Đại học Y Dược TP. HCM. 2013. 15(1), 71-80.
8. Lê Thị Kiều Trang. Kết cục thai kỳ thai suy dinh dưỡng
từ 34 tuần nhập viện bệnh viện Hùng Vương. 2018. Tạp
chí Y học 22(1), 55-59.
9. Thạch Thảo Đan Thanh. Kết cục thai chậm tăng trưởng
trong tử cung có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện
Từ Dũ. 2017. Tạp chí Y học 21(1).

Trương Mỹ Ngọc và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(1):32-37. doi: 10.46755/vjog.2020.1.771

37



×