BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
MAI THỊ HOA
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH
CỦATHÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2020
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu .................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................17
4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................18
6. Phương pháp nghiên cứu. ..............................................................................19
7. Đóng góp của luận án .....................................................................................19
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH
MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................21
1.1. Tổng quan về minh bạch thông tin trên BCTC .........................................21
1.1.1. Minh bạch thông tin .............................................................................21
1.1.2. Thông tin trên Báo cáo tài chính ..........................................................22
1.1.3. Minh bạch thông tin trên BCTC ...........................................................23
1.2. Vai trò của minh bạch thông tin trên BCTC .............................................23
1.3. Tiêu chí đánh giá và đo lường mức độ minh bạch thông tin trên Báo cáo
tài chính ...................................................................................................25
1.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC ...................25
1.3.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC ...............................27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC 29
1.4.1. Một số lý thuyết nền tảng .....................................................................30
1.4.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC ... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................39
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...............40
2.1. Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp phi tài chính niêm yết...............40
2.1.1. Doanh nghiệp niêm yết ........................................................................40
2.1.2. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết ....................................................44
2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết ...................................................................................................45
2.2.1. Hệ thống báo cáo tài chính ..................................................................45
2.2.2. Quy định về lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK Việt Nam .........................................................47
2.2.3. Đặc điểm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
...........................................................................................................51
2.3. Khái quát thực trạng về lập, trình bày và công bố thông tin trên Báo cáo
tài chính của doanh nghiệp phi tài chinh niêm yết. ...............................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................58
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................59
3.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................59
3.1.1. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................59
3.1.2. Mô hình nghiên cứu. ............................................................................61
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và quy trình thực hiện trong nghiên cứu
định tính ...................................................................................................83
3.2.1. Thu thập dữ liệu...................................................................................83
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính .................................83
3.2.1.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính ..........................................84
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu định lượng......84
3.3.1. Thu thập dữ liệu...................................................................................84
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng .................................................87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................93
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................94
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính .....................................................................94
4.1.1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các tiêu chí đo lường tính minh bạch thông tin
...........................................................................................................94
4.1.2.Tổng hợp ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng ............................94
4.1.3. Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về thực trạng minh bạch thông tin
trên BCTC của các DNPTCNY. ..........................................................95
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ..................................................................95
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................95
4.2.2. Kết quả thống kế mô tả về thực trạng mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY ..................................................................96
4.2.3. Thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY ......................................................98
4.2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................99
4.2.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..........................................103
4.2.6. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy bội .....................................112
4.2.7. Kết quả kiểm định giả thuyết..............................................................117
4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch của
thông tin trên Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính
niêm yết ..................................................................................................119
4.3.1. Kiểm soát nội bộ ................................................................................119
4.3.2. Hội đồng quản trị ..............................................................................119
4.3.3. Ban giám đốc .....................................................................................121
4.3.4. Ban kiểm soát ....................................................................................122
4.3.5. Nhân viên kế toán ..............................................................................124
4.3.6. Môi trường pháp lý ............................................................................125
4.3.7. Kiểm toán độc lập ..............................................................................132
4.3.8. Về phần mềm kế toán .........................................................................133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................134
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH
MINH BẠCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BCTC CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN ............................................................................................................135
5.1. Kết luận......................................................................................................135
5.1.1. Kết luận về tính minh bạch thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp
phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.......................................135
5.1.2. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt
Nam ..................................................................................................136
5.2. Khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết. ...........................138
5.2.1. Đối với các DNPTCNY ......................................................................138
5.2.2. Đối với nhân viên kế toán ..................................................................144
5.2.3. Đối với Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Bộ tài chính.....................147
5.2.4. Đối với các công ty kiểm toán độc lập ...............................................153
5.2.5. Đới với Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo .............................................154
5.2.6. Đối với các nhà đầu tư.......................................................................156
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..............157
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .................................................................................159
KẾT LUẬN.......................................................................................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................161
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC....................28
Bảng 1.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch ..............................38
Bảng 3.1. Thang đo tính minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY ..............66
Bảng 3.2. Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch ................78
thông tin trên BCTC của các DNPTCNY ...............................................................78
Bảng 3.3. Số lượng các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam tính đến 18.5.2018 ......85
Bảng 3.4. Mã hóa các đặc tính đo lường mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
của các DNPTCNY................................................................................................87
Bảng 3.5. Mã hóa các thuộc tính đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tính..............89
minh bạch thông tin trên BCTC của các DNPTCNY..............................................89
Bảng 4.01: Mức độ minh bạch thông tin trên BCTC tại các DNPTCNY ................96
Bảng 4.02: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của
thông tin BCTC tại các DN ...................................................................................98
Bảng 4.03. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng thang đo tính MBTT trên
BCTC và các yếu tố ảnh hưởng ...........................................................................100
Bảng 4.04. Kiểm định tính thích hợp của EFA .....................................................103
Bảng 4.05. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát ............................103
Total Variance Explained .....................................................................................103
Bảng 4.06. Ma trận xoay các yếu tố .....................................................................104
Bảng 4.07. Ma trận hệ số tưương quan Pearson...................................................113
Bảng 4.08. Tóm tắt mô hình.................................................................................114
Bảng 4.09. Phân tích ANOVA .............................................................................114
Bảng 4.10. Bảng hồi quy......................................................................................115
Bảng 4.11 Thứ tứ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc ....................116
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ..............117
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ...........................................................60
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................62
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
BIG 4
Nội dung
BTC
Báo cáo tài chính
Bốn doanh nghiệp kiểm toán hàng đầu thế giới gồm: KPMG, PWC
(PricewaterhouseCoopers), E&Y (Ernst&Young), Deloitte
Bộ tài chính
BKS
CBTT
CĐKT
CTKT
Ban kiểm soát
Công bố thông tin
Cân đối kế toán
Doanh nghiệp kiểm toán
DN
DNNY
DNPTCNY
FASB
BGĐ
HĐQT
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp niêm yết
Doanh nghiệp niêm yết
Hội đồng chuẩn mức Kế toán tài chính Mỹ
Ban Giám đốc
Hội đồng quản trị
HNX
Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE
HSX
IASB
IFC
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế
Tổ chức Tài chính Quốc tế
IFRS
KQKD
KTV
KTĐL
KSNB
MBTT
International Financial Reporting Standards (Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế)
Kết quả kinh doanh
Kiểm toán viên
Kiểm toán độc lập
Kiểm soát nội bộ
Minh bạch thông tin
MBTTTC
MĐMB
MTPL
NCS
NVKT
NDT
OECD
PMKT
Minh bạch thông tin tài chính
Mức độ minh bạch
Môi trường pháp lý
Nghiên cứu sinh
Nhân viên kế toán
Nhà đầu tư
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Phần mềm kế toán
QTCT
ROE
SFC
SET
SGDCK
SLH
TTCK
TGNY
TVHDQT
TTTC
UBCK
Quản trị doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Ủy ban chứng khoán nhà nước Hồng Kông
Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan
Sở giao dịch chứng khoán
Số lần họp
Thị trường chứng khoán
Thời gian niêm yết
Thành viên hội đồng quản trị
Thông tin tài chính
Ủy ban chứng khoán
UBCKNN
U.S GAAP
VAA
VACPA
VN
VSH
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
United State Generally Accepted Accounting Principles
Hội kế toán viên hành nghề Việt Nam
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
Việt Nam
Vốn sở hữu
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp về tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Có thể
coi BCTC là sản phẩm của quá trình lập, trình bày và cung cấp thông tin của một
đơn vị kế toán. Trong đó, tính công khai, minh bạch thông tin trên BCTC của các
doanh nghiệp niêm yết (DNNY) được quan tâm từ nhiều nhóm đối tượng khác
nhau, không chỉ là ban lãnh đạo doanh nghiệp mà BCTC còn được quan tâm đặc
biệt từ các nhà đầu tư, các chuyên gia phân tích, các đối tác, các cơ quan quản lý….
Công khai, minh bạch là phương tiện hữu hiệu để các đối tượng quan tâm có được
sự nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là thực
trạng tài chính khi đưa ra các quyết định kinh tế. Tuy nhiên, thông tin trên BCTC
được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng vẫn
còn khoảng cách tương đối lớn giữa thực tế và kỳ vọng. Song, tính công khai minh
bạch của thông tin trên BCTC phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tạo lập, trình
bày và công bố thông tin của các doanh nghiệp, quá trình này chịu ảnh hưởng của
nhiều các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay trên
thế giới và Việt Nam, vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Một số công trình trên thế giới khi nghiên cứu nhận thức của nhà đầu tư về
thông tin trên BCTC, kết quả cho thấy đa số các nhà đầu tư đều đánh giá BCTC là
nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định so với các nguồn
thông tin khác. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng phản hồi rằng tính công khai, minh
bạch của BCTC bị hạn chế do thiếu thông tin công khai hoặc có công khai nhưng
rất khó hiểu.
Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, theo đó các quy
định về pháp lý liên quan ngày càng được bổ sung hoàn thiện. Đặc biệt là các quy
định liên quan đến lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC. Các quy định này
được hoàn thiện theo hướng ngày càng nâng cao tính công khai, minh bạch của
thông tin. Song, một số quy định còn mang tính định hướng chưa thực sự cụ thể, rõ
ràng, chưa có sự ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý. Điều này, dẫn đến khả năng
vận dụng quy định pháp luật vào thực tiễn ở mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau nhất
định. Bên cạnh, các DNNY đã có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật
2
trong việc lập, trình bày và công bố BCTC vẫn còn không ít số lượng doanh nghiệp
chưa chú trọng đến tính công khai, minh bạch của thông tin trên BCTC. Các thông
tin công bố còn nặng về hình thức, mới chỉ dừng lại ở yêu cầu công khai chứ chưa
chú trọng đến tính minh bạch, vẫn còn phổ biến các tình trạng như: Công bố BCTC
không kịp thời, số liệu trước và sau khi kiểm toán có sự chênh lệch tương đối lớn;
giao dịch với các bên liên quan chưa được thuyết minh đầy đủ; trình bày các chỉ
tiêu trên BCTC chưa đầy đủ, chưa đúng quy định của chuẩn mực kế toán và một số
quy định liên quan; một số khoản mục trọng yếu trên BCTC chưa được trình bày
đầy đủ, chi tiết và rõ ràng… làm ảnh hưởng đến khả năng đọc hiểu thông tin cũng
như ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng khi sử dụng thông tin trên BCTC của
các DNNY để đưa ra quyết định kinh tế.
Tuy nhiên, tính công khai, minh bạch của thông tin trên BCTC không dễ
dàng đánh giá và nhận biết. Đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới cũng chưa có bộ
chỉ số chính thức nào được sử dụng để đánh giá tính minh bạch của các thông tin
trên BCTC của các DNNY. Do vậy, các tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông
tin trên BCTC của các nghiên cứu trước vẫn còn rời rạc, chưa nhất quán, chưa đồng bộ.
Để đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC là việc không dễ dàng, song làm
thế nào để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC
càng khó hơn. Bởi vì, chỉ khi hiểu rõ, nắm vững và kiểm soát được các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC mới giúp nhà quản lý doanh nghiệp,
các cơ quan quản lý xác định được các giải pháp phù hợp để nâng cao tính minh
bạch thông tin trên BCTC. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên
BCTC có thể xuất phát từ bên trong và bên ngoài, có thể từ phía các DNNY với vai
trò là người cung cấp thông tin, từ phía các công ty kiểm toán trong việc phát hiện
và báo cáo các sai phạm trọng yếu trên BCTC, hay từ phía môi trường pháp lý liên
quan, hay do một yếu tố nào khác. Mặt khác, số lượng các doanh nghiệp phi tài
chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DNNY trên TTCK VN (khoảng 90%),
đa dạng về lĩnh vực kinh doanh như: Xây dựng, sản xuất, thương mại, dịch vụ,…có
vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, đối tượng sử dụng thông
tin trên BCTC của các DNPTCNY cũng rất đa đạng bao gồm Ban lãnh đạo doanh
nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, các đối tác, cơ quan quản lý Nhà nước, công ty kiểm
toán và các chuyên gia phân tích chứng khoán…Do đó, sự minh bạch thông tin trên
BCTC của các DNPTCNY có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các đối tượng
sử dụng thông tin. Để có thể đưa ra những khuyến nghị và giải pháp một cách phù
3
hợp, mang tính khả thi cao nhằm đảm bảo và nâng cao tính minh bạch thông tin trên
BCTC của DNPTCNY yết trên TTCK Việt Nam, cần thiết phải xác định được các
yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến tính minh bạch của thông tin trên
BCTC, đặc biệt là thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
trên thị trường chứng khoán.
Ở Việt Nam tính đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, chưa có nghiên cứu
chính thức nào xác định các yếu tố, cũng như lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến tính minh bạch của các thông tin trên BCTC của DNPTCNY trên thị
trường chứng khoán (TTCK) dưới góc độ người cung cấp thông tin, mặc dù vấn đề
này đang nhận được sự quan tâm không chỉ từ các nhà nghiên cứu mà còn từ các
nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý, nhà đầu tư, công ty kiểm toán…. Đây
được coi là phương pháp kiểm soát tính minh bạch thông tin trên BCTC từ gốc.
Từ những lý do trên, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của thông tin trên BCTC của các doanh
nghiệp phi tài chính niêm yết (DNPTCNY) trên TTCK Việt Nam” với mong muốn
góp phần làm sáng tỏ vấn đề đang được quan tâm, đồng thời là cơ sở để tác giả đề
xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu và nhận diện khoảng trống nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu về đánh giá tính minh bạch thông tin và tính minh bạch
thông tin trên báo cáo tài chính.
Đánh giá tính minh bạch thông tin nói chung, minh bạch thông tin trên
BCTC nói riêng là một việc không hề dễ dàng. Cho đến nay, các công trình nghiên
cứu về tính minh bạch thông tin trên BCTC có thể chia theo hai hướng tiếp cận khác
nhau: Một số công trình nghiên cứu cho rằng minh bạch thông tin đồng nghĩa với
mức độ công bố thông tin, trong khi đó có những công trình nghiên cứu lại cho rằng
minh bạch thông tin phải được xem xét theo các đặc tính của thông tin công bố. Do
vậy, các tiêu chí đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC cũng dựa trên những
cơ sở khác nhau.
Với các công trình nghiên cứu cho rằng minh bạch thông tin trên BCTC
đồng nghĩa với mức độ công bố thông tin, thường xuất phát từ quan điểm của người
sử dụng thông tin đặc biệt là từ cảm nhận của nhà đầu tư để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin trên BCTC. Trong các nghiên cứu này, để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin, các nhà nghiên cứu thường dựa trên bộ tiêu chí đánh giá tính minh
4
bạch của các tổ chức có uy tín như OECD, S&P, CIFAR. Theo Robert Bushman và
cộng sự (2001) nghiên cứu về minh bạch thông tin tài chính ở góc độ công ty cho
rằng minh bạch thông tin tài chính là sự sẵn có của thông tin cho các đối tượng sử
dụng, tác giả sử dụng chỉ số CIFAR để đo lường mức độ minh bạch thông tin tài
chính của công ty. Trong đó, chỉ số CIFAR là chỉ số được Trung tâm phân tích và
nghiên cứu tài chính quốc tế (IAAT – International Accounting and Auditing
Trends) xây dựng năm 1995, chỉ số này gồm 90 khoản mục thông tin tài chính và
phi tài chính được công bố trên các báo cáo thường niên của các công ty niêm yết.
Bộ chỉ số này bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá có hay không việc công bố thông
tin chứ chưa tập trung vào việc đánh giá chất lượng của thông tin công bố.
Theo Mine Aksu and Arman Kosedag (2005) nghiên cứu minh bạch thông
tin quản trị và thông tin trên BCTC với mẫu nghiên cứu là 52 doanh nghiệp tại Thổ
Nhĩ Kỳ, tác giả đã vận dụng chỉ số minh bạch và công bố thông tin của Standard
and Poor’s (S&P) dựa trên BCTC bằng 109 câu hỏi chia thành 3 nhóm trong đó có
35 câu hỏi liên quan đến công khai minh bạch thông tin tài chính và tính hình kinh
doanh. Các câu hỏi khảo sát cũng tập trung đánh giá sự tuân thủ các quy định về
công bố thông tin chứ chưa tập trung vào đánh giá tính minh bạch thông tin theo các
đặc tính chất lượng của thông tin công bố. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ
công khai và minh bạch thông tin tài chính của 52 doanh nghiệp chỉ đạt ở mức trung
bình 6/10 điểm. Tuy nhiên, chỉ số của S&P chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem các
doanh nghiệp niêm yết có công bố các thông tin liên quan hay không mà ít có các
câu hỏi khác để phân biệt mức độ minh bạch thông tin của từng nội dung của chỉ số
(như: thực hiện đúng quy định, thực hiện tốt quy định…) và chưa đánh giá được
mức độ minh bạch thông tin một cách toàn diện.
Nghiên cứu của Chueng và cộng sự (2005) cho rằng minh bạch thông tin là
mức độ công bố thông tin tài chính và thông tin quan trị công ty, nghiên cứu này sử
dụng bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD do Hiệp
hội các giám đốc Viện Thai Institute of Director (IOD)’s thực hiện đánh giá mức độ
minh bạch thông tin của các công ty niêm yết. Ở Việt Nam, Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội cũng đã công khai bộ tiêu chí đánh giá công bố thông tin và minh
bạch thông tin được xây dựng trên cơ sở tham khảo bộ nguyên tắc quản trị công ty
của OECD với 70 câu hỏi chia thành 2 nhóm: Một là nhóm gồm 41 câu hỏi về việc
tuân thủ các quy định pháp lý. Hai là nhóm gồm 29 câu hỏi về thông lệ quốc tế.
Điểm được đánh giá theo thang điểm 0-1-2. Tổng điểm tối đa mà một DNNY có thể
5
đạt được là 97 điểm. Để đảm bảo nhất quán về phương pháp đánh giá từ góc nhìn
của nhà đầu tư, trong quá trình đánh giá dù doanh nghiệp niêm yết có áp dụng các
quy định pháp lý và thông lệ tốt nhưng không công bố ra thị trường vẫn sẽ không
được tính điểm.
Đối với nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự (Năm 2007), đã dựa trên chỉ
số “hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và CBTT - ITDRS” để đánh giá mức độ
minh bạch thông tin của các DNNY. Đây là chỉ số đánh giá xếp hạng về sự minh
bạch và CBTT của các DNNY được xây dựng ở Đài Loan. Chỉ số này bao gồm 88
khoản mục công bố được phân chia thành 5 nội dung: (1) Sự tuân thủ với các quy
định về công bố, (2) Sự kịp thời của các báo cáo, (3) Sự công bố các dự báo tài
chính, (4) Sự công bố báo cáo thường niên, (5) Sự CBTT trên website của công ty.
Bên cạnh những ưu điểm trong việc xếp hạng của ITDRS, thì nghiên cứu của YuChil Lin đưa ra nhận định rằng, xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin của
ITDRS chỉ đánh giá được mức độ công bố thông tin của các công ty mà không thể
xem xét được chất lượng thông tin đi kèm với những công bố này.
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên, cho thấy khi đứng trên
quan điểm của người sử dụng thông tin để đánh giá mức độ minh bạch thông tin
trên BCTC thì chỉ tập trung đánh giá về có hay không việc công bố thông tin trên
BCTC chứ chưa tập trung đánh giá mức độ minh bạch thông tin một cách toàn diện,
đầy đủ dẫn đến trường hợp những thông tin được công bố nhưng lại chưa chắc đã
đảm báo tính minh bạch và ngược lại có những thông tin đảm bảo tính minh bạch
nhưng không được công bố. Do vậy, có nhiều công trình nghiên cứu đã lựa chọn
cách tiếp cận thứ hai là đánh giá tính minh bạch thông tin thông qua các đặc tính
của thông tin công bố. Các tác giả cho rằng dù khách quan hay chủ quan thì các
thông tin trên BCTC là sản phẩm của quá trình lập, trình bày và cung cấp thông tin
nên để đảm bảo tính minh bạch thì các thông tin đó nên được kiểm soát từ quá trình
này. Theo Tara Vishwanath và Daniel Kaufmann (2001), Minh bạch thông tin tài
chính là việc cung cấp và miêu tả các thông tin tài chính, kinh tế một cách kịp thời
và có chất lượng cho những đối tượng quan tâm, bao gồm các đặc tính: Đầy đủ, kịp
thời, trung thực và có thể so sánh.
Theo Raymond S. Kulzick (2003), Blanchet (2002) & Prickett (2002) nghiên
cứu sự minh bạch thông tin tài chính, cho rằng, tính minh bạch thông tin trên báo
cáo tài chính bao gồm các đặc tính hữu ích của thông tin như: Chính xác, đầy đủ,
kịp thời, nhất quán.
6
Theo Bert J. Zarb (2006), dưới góc độ nghề nghiệp của kế toán viên công
chứng với vai trò là xác minh về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên
BCTC của các DN khách hàng, tác giả cho rằng để thông tin tài chính hữu ích và
kịp thời, thì thông tin tài chính cũng phải đáng tin cậy, có thể so sánh được, nhất
quán và minh bạch. Một cách để đạt được tính minh bạch trong báo cáo tài chính là
thông tin phải được thiết lập với một bộ nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi
và có chất lượng cao. Trong một thị trường toàn cầu, một bộ các báo cáo tài chính
đã được chuẩn bị sử dụng các chuẩn mực kế toán của một quốc gia không có nghĩa
là chúng sẽ có thể so sánh được với các quốc gia khác. Hơn nữa, các phép đo kế
toán được sử dụng trong các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi của một
quốc gia có thể không được sử dụng hoặc có thể không quen thuộc với người dùng
ở một quốc gia khác. Nếu báo cáo tài chính có thể được thiết lập bằng cách sử dụng
một bộ chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi, thì sự hiểu biết của của người
sử dụng thông tin có thể được mở rộng cho vô số người dùng ở các quốc gia khác
nhau. Nhiệm vụ để có được một bộ tiêu chuẩn như vậy là bộ tiêu chuẩn báo cáo tài
chính quốc tế (IFRS) do Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành và
IFRS đang có ảnh hưởng đến bối cảnh quốc tế hiện nay.
Theo Gheorghe, Mironela (2009) nghiên cứu về minh bạch thông tin trên
BCTC và trách nhiệm giải trình, tính minh bạch đề cập đến nguyên tắc tạo ra một
môi trường thông tin dễ tiếp cận, dễ hiểu đối với tất cả các bên tham gia thị trường
trong việc ra các quyết định kinh tế. Trách nhiệm giải trình đề cập đến nhu cầu sử
dụng thông tin các thành viên tham gia thị trường. Nghiên cứu này cho rằng thông
tin trình bày trên BCTC hữu ích cho người dùng phải mang các đặc tính cơ bản là:
Sự phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được, dễ hiểu, kịp thời, có lợi ích so với chi phí
bỏ ra. Các nhà cung cấp thông tin phải tuân thủ yêu cầu về chất lượng thông tin và
công bố thông tin để đạt được sự cân bằng các đặc tính định tính trên trong một môi
trường cụ thể.
Theo nghiên cứu của Ferdy van Beest và G.B, ‘Suzanne Boelens (2009), tác
giả cho rằng tính minh bạch của thông tin tài chính được đo lường thông qua các
tiêu chí đánh giá chất lượng của thông tin trên BCTC, bao gồm các đặc tính: Sự phù
hợp, Sự trung thực khách quan, sự dễ hiểu, so sánh được và kịp thời.
Theo Nguyễn Đình Hùng (2010) nghiên cứu về hệ thống kiểm soát tính minh
bạch thông tin tài chính của các DNNY, cho rằng thông tin trên BCTC phải được
trình bày và công bố theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán và các quy định về công
7
bố thông tin hiện hành. Trong nghiên cứu của minh tác giả cũng đưa ra quan điểm
về tính minh bạch thông tin tài chính bao gồm các đặc tính như: Kịp thời, đầy đủ,
chính xác, nhất quán và thuận tiện.
Theo Xuan QI, Dan LIU (2012), nghiên cứu về tính minh bạch của thông tin
kế toán của các DNNY tại Trung Quốc, theo quan điểm của tác giả tính minh bạch
thông tin kế toán là phản ánh mức độ công bố thông tin tự nguyện và thông tin bắt
buộc cả về số lượng và chất lượng nhằm cung cấp thông tin ữu ích của những đối
tượng quan tâm.
Theo MarianaMan, Maria Ciurea (2016), nghiên cứu về tính minh bạch của
thông tin kế toán, tác giả cho rằng minh bạch thông tin kế toán phải đảm bảo về số
lượng và chất lượng của thông tin được công bố. Chất lượng thông tin kế toán phải
đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ( IFRS) của IASB.
Theo Nguyễn Trọng Nguyên (2016) và Phạm Quốc Thuần (2016) nghiên
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC. Tác giả cho rằng
thông tin tài chính có chất lượng thì phải bao gồm các đặc tính như: Thích hợp,
trung thực, so sánh, dễ hiểu và kịp thời. Để đánh giá chất lượng thông tin trên
BCTC tác giả đã tham khảo các thuộc tính đo lường chất lượng thông tin trên
BCTC của FASB & IASB 2010, đồng thời kế thừa phương pháp đo lường của
Ferdy van Beest & công sự (2009) để đo lường các đặc tính chất lượng thông tin
theo thang đo likert.
Như vậy, với cách tiếp cận minh bạch thông tin thông theo các đặc tính của
thông tin công bố, các tác giả đều cho rằng tính minh bạch của thông tin trên BCTC
không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn đảm bảo về chất lượng thông tin. Do vậy,
bộ chỉ số đo lường đánh giá tính minh bạch thông tin theo đặc tính của thông tin
thường được căn cứ theo khuôn mẫu IAS, IFRS của các tổ chức kế toán quốc tế như
IASB, FASB sẽ đầy đủ hơn, bao quát hơn, qua đó mức độ minh bạch thông tin trên
BCTC giữa các DN sẽ được phân biệt rõ nét hơn. Ngoài ra, các tác giả cũng cho
rằng để nâng cao tính minh bạch thông tin trên BCTC thì phải xác định và kiểm soát
được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo lập và cung cấp thông tin trên BCTC.
Quá trình này được thực hiện bởi chính các doanh nghiệp niêm yết- người cung cấp
thông tin.
2.2. Các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của
thông tin trên BCTC.
Đến nay, đã có nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
8
đến tính công khai, minh bạch thông tin nhưng phạm vi nghiên cứu khác nhau, có
công trình nghiên cứu ở phạm vi xuyên quốc gia, có công trình nghiên cứu ở phạm
vi doanh nghiệp hay có những công trình chỉ nghiên cứu trong phạm vi giới hạn ở
các báo cáo kế toán của một doanh nghiệp (như: báo cáo thường niên, báo cáo quản
trị, báo cáo tài chính). Do vậy, các yếu tố ảnh hưởng ở mỗi công trình nghiên cứu
cũng chưa thống nhất về cả số lượng các yếu tố và nội dung. Hơn nữa, tùy vào cách
tiếp cận khái niệm minh bạch thông tin của mỗi công trình, dẫn đến các yếu tố ảnh
hưởng đến tính minh bạch thông tin cũng khác nhau. Qua tổng quan, có thể hệ
thống hóa các yếu tố ảnh hưởng theo các nhóm yếu tố sau:
Các yếu tố thuộc về đặc điểm tài chính
Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến mức độ minh bạch và công bố thông tin
trên BCTC là các yếu tố được đo lường bởi các số liệu thứ cấp lấy từ BCTC của các
DNNY như là các yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử
dụng tài sản, lợi nhuận, tài sản đảm bảo,…Điển hình về việc nghiên cứu các yếu tố
này, có thể khái quát như sau:
Quy mô doanh nghiệp
Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến quy mô có ảnh hưởng đáng kể
đến công bố thông tin (CBTT) của các DNNY. Hầu hết các nghiên cứu đều cho
rằng các DN có quy mô lớn thì minh bạch hơn DN nhỏ. Nhận định này được rút ra
từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác giả: Wallace. (1994), Meek.
(1995), Ahmed and Courtis (1999), và Zarzeski (1996), Robert Bushman và cộng sự
(2001), Archambault (2003), Khanna và cộng sự (2004). Ngoài ra, kết quả này cũng
được khẳng định qua báo cáo chương trình đánh giá chất lượng “Công bố thông tin
và minh bạch của các DNNY trên sàn GDCK HN năm 2015-2016” do SGDCK HN
thực hiện. Các nghiên cứu trên đưa ra lý do giải thích cho mối quan hệ giữa quy mô
doanh nghiệp và mức độ minh bạch thông tin là do nhu cầu công khai thông tin hay
có thể là các doanh nghiệp lớn công bố nhiều thông tin hơn để giảm áp lực chính trị
hoặc các doanh nghiệp lớn thường có nhiều nguồn lực sản xuất nên công khai thông
tin nhiều hơn. Cụ thể, một số nghiên cứu (Robert Bushman và cộng sự, 2001;
Archambault, 2003) cũng cho rằng, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường có
nhiều nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thông tin do họ công bố thường
nhạy cảm hơn với sự giám sát nhiều hơn từ công chúng, nhà đầu tư và chính phủ.
Đòn bẩy tài chính
Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây cho rằng, doanh nghiệp có đòn
9
bẩy tài chính cao sẽ công bố nhiều thông tin tài chính hơn các doanh nghiệp có đòn
bẩy tài chính thấp. Khi các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì sẽ chịu sự
giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan (Ahmed và Courtis, 1999; Archambault,
2003). Các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm
bảo lợi ích của họ. Nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cho vay bằng
việc CBTT nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay. Đồng thời, thông qua lý thuyết đại
diện, có thể thấy rằng, đây là cách để nhà quản lý giảm chi phí đại diện. Tăng cường
mức độ công bố thông tin và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất đối xứng
thông tin giữa các chủ nợ và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện. Ngoài ra,
Jaggi và Low (2000) nhận thấy rằng mức độ CBTT sẽ gia tăng ở các doanh nghiệp
có đòn bẩy tài chính cao đối với các quốc gia theo trường phái thông luật, ngược lại,
ở quốc gia mà hệ thống pháp luật theo luật La Mã thì lại không có mối quan hệ nào
giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT. Các công trình nghiên cứu trong nước,
cũng cho thấy, tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa đoàn bẩy tài chính với mức độ công
khai minh bạch thông tin (Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014).
Hiệu quả sử dụng tài sản
Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng, các doanh nghiệp có hiệu quả sử
dụng tài sản cao thường công bố thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn để duy trì lợi thế
cho nhà quản lý (người đại diện) và để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư về tính hiệu
quả trong công tác quản trị nói chung và việc sử dụng tài sản nói riêng của người
đại diện (Stephen Yan-Leung Cheung và cộng sự, 2005). Đây cũng là cách phát tín
hiệu cho nhà đầu tư hiện tại và tương lai thấy được triển vọng phát triển trong tương
lai của của doanh nghiệp.
Lợi nhuận
Các doanh nghiệp có lợi nhuận tốt công bố nhiều thông tin hơn để nhà quản
lý có cơ hội được hưởng các khoản lợi ích nhiều hơn từ cổ đông hay nhận được
khen thưởng từ cổ đông hoặc để duy trì vị thế của mình (Stephen Yan-Leung
Cheung và cộng sự, 2005; Robert M. Bushman và Abbie J. Smith; Jouini Fathi,
2013). Ngoài ra, theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, trên TTCK, các DNNY có
tình hình tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh tốt và có dự án đầu tư triển vọng
thường chủ động trong việc CBTT ra bên ngoài (Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng,
2008; Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Lợi nhuận là cách mà các DNNY phát tín hiệu ra thị
trường, để các nhà đầu tư phân biệt được chứng khoán tốt và xấu nhằm hạn chế tình
trạng lựa chọn bất lợi (Michael Spence, 1973). Các doanh nghiệp có lợi nhuận cao
10
thường công bố nhiều thông tin nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường và các nhà
đầu tư, từ đó giá trị cổ phiếu của họ được gia tăng. Trong khi đó, doanh nghiệp có
lợi nhuận thấp thường công bố ít thông tin hay công bố không rộng rãi nhằm che
dấu những lý do hay tình trạng hoạt động kém hiệu quả nếu lợi nhuận thấp (Lang và
Lundholm, 1993 và Khanna & cộng sự , 2004).
Tài sản đảm bảo
Một số nghiên cứu cho rằng doanh nghiệp có giá trị tài sản đảm bảo cao thì
sẽ CBTT cho nhà đầu tư bên ngoài nhiều hơn nhằm giúp cho nhà đầu tư ra các
quyết định đầu tư (nhóm tác giả Cheung và cộng sự, 2005) khi thực nghiệm tại
TTCK Hồng Kông). Tuy nhiên, ngược với kết quả nghiên cứu trên là kết quả
nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) lại cho rằng công ty có tài sản nhiều lại
ít có nhu cầu công bố thông tin tài chính vì họ lo ngại người cho vay có thể nắm giữ
quyền sở hữu tài sản của công ty nếu công ty bị phá sản.
Các yếu tố thuộc về đặc điểm quản trị công ty
Quản trị công ty được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu
doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông), nhưng để công ty
tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của hội đồng quản trị (HĐQT), sự điều hành
của Ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động. Những người này không phải
lúc nào cũng có chung ý chí, lợi ích và quyền lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một
cơ chế để nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan đến doanh nghiệp có thể kiểm
soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nhiều nghiên cứu đã
tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả công ty. Một số nghiên cứu cho
thấy quản trị công ty tốt dẫn đến CBTT và minh bạch tốt hơn (Mitton 2002; Lins
2003). Tuy nhiên không có sự bảo đảm nào việc công bố và minh bạch tốt hơn sẽ
dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số đặc điểm về quản trị công ty đến tính minh
bạch thông tin thông qua các yếu tố như sau:
Quy mô hội đồng quản trị
Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của HĐQT. Jensen (1983)
cho rằng, quy mô HĐQT lớn hơn dẫn đến thảo luận ít chân thật hơn về các vấn đề
quan trọng, từ đó làm cho việc giám sát của HĐQT sẽ không tốt, dẫn đến hệ thống
CBTT trong công ty cũng yếu kém hơn. Yermack (1996) trích trong Chueng và
cộng sự (2005) đã tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô HĐQT và giá trị
công ty trong các công ty có quy mô lớn ở Mỹ. Một nghiên cứu khác của Huther
11
(1997) thực hiện trên mẫu các công ty dịch vụ tiện ích công cộng của Mỹ với kết
quả cho thấy quy mô HĐQT càng lớn thì hiệu quả hoạt động của công ty càng thấp.
Năm 1998, nghiên cứu của nhóm tác giả Eisenberg và cộng sự về mối quan hệ giữa
quy mô HĐQT và lợi nhuận của các công ty nhỏ ở Thụy Điển. Kết quả cho thấy
quy mô HĐQT càng lớn thì lợi nhuận của các công ty nghiên cứu càng thấp.
Sự kiêm nhiệm giữa chủ tich HĐQT và Giám đốc
Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra những bằng chứng cho thấy những doanh
nghiệp khi kiêm nhiệm hai chức danh thì công bố ít thông tin hơn (Gul và Leung,
2004). Theo lý thuyết ủy nhiệm, việc kết hợp hai chức năng này sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến chức năng kiểm soát của HĐQT. Theo nghiên cứu của Bader Al Shammari
(2010), việc kiêm nhiệm này dẫn đến việc xu hướng che dấu những thông tin bất lợi
của doanh nghiệp đến với cổ đông. Tính minh bạch thông tin sẽ gia tăng chỉ khi
tách hai chức năng Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT (Jouini Fathi, 2013). Mặt
khác, theo nghiên cứu thực nghiệm của David B. Farber (2004) xem xét 87 doanh
nghiệp trước và sau thời điểm phát hiện gian lận tại Hoa kỳ, Ông kết luận những
doanh nghiệp có sự kiêm nhiệm hai chức năng thì số lượng gian lận nhiều hơn. Tuy
nhiên, theo Cheng và Courtenay (2004) nghiên cứu 104 doanh nghiệp niêm yết tại
Singapore thì việc kiêm nhiệm hai chức danh không có mối tương quan đến mức độ
minh bạch thông tin tài chính.
Tại Việt Nam, có nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Lê Thị Mỹ
Hạnh (2015) cũng cho rằng sự bất kiêm nhiệm giữa hai chức danh này sẽ góp phần
làm gia tăng tính minh bạch thông tin.
Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập
Thành viên HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập giúp nâng cao vai trò
giám sát của HĐQT (Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996). Họ có thể
giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý (Kelton và Yang,
2008). Theo David B. Farber (2004), Ienciu (2012) tỷ lệ thành viên độc lập trong
HĐQT càng cao thì tỷ lệ gian lận và phù phép gian lận càng thấp. Mặt khác,
Mohamed Akhtaruddin và các cộng sự (2009); Eugene C.M. Cheng, Stephen
M.Courtenay (2006), Chiraz Ben Ali (2009), Nurwati Ashikkin Ahmad Zaluki
(2009) Ienciu (2012) cho rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì
mức độ công bố các thông tin tự nguyện cũng như các thông tin phi tài chính càng
nhiều (> 50% thì mức độ công bố tự nguyên cao hơn những doanh nghiệp không có
thành viên HĐQTĐL). Bên cạnh đó, thành viên HĐQTĐL còn giúp nâng tinh minh
12
bạch của thông tin trên BCTC công bố.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016),
Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) cũng cho rằng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng
cao thì mức độ công khai minh bạch thông tin càng cao.
Ban kiểm soát (BKS)
BKS của doanh nghiệp bao gồm các chuyên gia về tài chính và các thành
viên không điều hành có trách nhiệm giám sát tình hình tài chính doanh nghiệp, tính
hợp pháp trong các hoạt động của các thành viên HĐQT, Tổng giảm đốc/giám đốc
điều hành, sự phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT và Tổng giám đốc/giám đốc
điều hành với cổ đông và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ
doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và cổ đông.
Nhiệm vụ chủ yếu của BKS là giám sát quá trình lập và trình bày BCTC của Ban
giám đốc, đồng thời tiến hành giám sát kiểm toán độc lập BCTC nhằm gia tăng tính
minh bạch của BCTC. Theo luật doanh nghiệp Việt nam (2005), BKS có trách
nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong tổ chức công tác kế toán
và lập BCTC. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đình
Hùng (2010); Nguyễn Trọng Nguyên (2016); Phạm Quốc Thuần (2016) cho rằng
BKS có số lượng thành viên độc lập, số thành viên có chuyên môn, trưởng ban kiểm
soát có chuyên môn thì sự minh bạch thông tin trên BCTC càng cao.
Ban giám đốc
Barnea và các tác giả (1985), chứng minh rằng khi nhà quản lý của công ty
sở hữu những thông tin quan trọng hoặc mang tính chất bí mật thì sẽ dẫn đến thông
tin bất cân xứng, điều này sẽ dẫn đến rủi ro về đạo đức, các lựa chọn sai lệch và do
đó giảm sự minh bạch của thông tin. Nghiên cứu của Zhara và các tác giả (2000),
cho thấy số lượng các thành viên của Ban giám đốc càng am hiểu về hệ thống chuẩn
mực kế toán và các quy định liên quan đến công bố thông tin sẽ làm gia tăng tính
minh bạch thông tin trên BCTC. Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Đình Hùng (2010) cho thấy mối tương quan giữa Ban giám đốc và sự minh bạch
thông tin trên BCTC.
Kiểm soát nội bộ
Theo COSO (Committee of Sponsoring Organization of the Treadway
Commission), kiểm soát nội bộ là một quá trình (bao gồm các thủ tục và quy định),
ảnh hưởng bởi các nhà quản lý, cá nhân, được thiết lập nhằm cung cấp mức độ đảm bảo
lợp lý liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trên các khía cạnh:
13
- Kiểm soát hoạt động (Sử dụng nguồn lực hiệu quả)
- Kiểm soát báo cáo tài chính (Các báo cáo tài chính công bố là đáng tin cậy)
- Kiểm soát tuân thủ (tuân theo các quy định nội bộ và luật pháp hiện hành)
Kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với báo cáo tài chính rất cần thiết cho một
công ty để quản lý một cách hiệu quả việc kinh doanh và đáp ứng được nghĩa vụ
của công ty đối với các nhà đầu tư. Bởi vì nhà quản lý của công ty, chủ công ty, các
nhà đầu tư và các đối tượng khác đều phải dựa trên các thông tin tài chính được
công bố của doanh nghiệp để ra các quyết định. Kiểm soát nội bộ vững mạnh cũng
cung cấp các cơ hội tốt hơn trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận (Zinatul
Iffah Binti Abdullah và các công sự, 2015). Ví dụ, rất nhiều gian lận dẫn đến sự
trình bày sai trên báo cáo tài chính do khả năng nhân viên có thể khai thác các điểm
yếu trong kiểm soát nội bộ. Trong tình huống như vậy, báo cáo về kiểm soát nội bộ
có thể lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư bằng cách cải thiện sự hiệu quả của
kiểm soát nội bộ để giảm phạm vi ảnh hưởng của các gian lận (Nguyễn Đình Hùng, 2010).
Năng lực của nhân viên kế toán
Năng lực chuyên môn sẽ được thể hiện trong quá trình làm việc bao gồm khả
năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài
chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh
nghiệp…Đặc biệt, kế toán trong các DNNY thì đòi hỏi phải có năng lực chuyên
môn cao hơn do các DNNY có quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh phức tạp, hình
thức sở hữu đa dạng, sức ép về công bố thông tin và minh bạch thông tin từ các cổ
đông.Theo nhiều nghiên cứu trước như của He, TJ.Wong, Young (2012), Zehri &
Chouaibi (2013), Bewley, Graham and Peng (2013) cho thấy trình độ của nhân viên
kế toán có mối quan hệ với tính minh bạch thông tin trên BCTC.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) cho rằng Năng lực
nhân viên kế toán là một nhóm các yếu tố có liên quan đến kỹ năng, kiến thức của
nhân viên trong công tác kế toán cho phép họ hoàn thành trách nhiệm về công việc
kế toán của mình nhằm đảm bảo tính minh bạch của thông tin trên BCTC.
Các yếu tố bên ngoài.
Kiểm toán độc lập
Nhiều nghiên cứu cho rằng tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi các công ty kiểm toán độc lập (Kết quả
nghiên cứu của Fargher và cộng sự, 2001; Archambault, 2003). Lý giải thêm điều
này, lý thuyết thông tin hữu ích khẳng định rằng, do đặc điểm mất cân đối về mặt
14
thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, trên TTCK
những đối tượng bên ngoài, thường là các nhà đầu tư có xu hướng dựa vào thông tin
trên BCTC như một tài liệu quan trọng cho việc ra các quyết định kinh tế. Nếu
BCTC được kiểm toán bởi các doanh công ty kiểm toán lớn, có uy tín sẽ được
những đối tượng sử dụng thông tin tin cậy hơn. Hơn nữa, người trực tiếp thực hiện
cuộc kiểm toán chính là các kiểm toán viên nên chất lượng kiểm toán sẽ phụ thuộc
phần lớn vào năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán
viên. Các công ty kiểm toán có uy tín thì họ sẽ khắt khe hơn trong việc tuyển dụng
và đào tạo nhân viên. Việc tìm đến công ty kiểm toán có uy tín như là một lời khẳng
định với cổ đông về tính minh bạch trong kết quả kiểm toán và độ tin cậy của
BCTC mà DNNY công bố. Có nhiều công trình trong và ngoài nước đã nghiên cứu
sự ảnh hưởng của kiểm toán độc lập đến chất lượng thông tin trên BCTC cũng như
ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của các DNNY, điển hình
như: Nguyễn Trọng Nguyên (2016), Phạm Quốc Thuần (2016), Zinatul Iffah Binti
Abdullah (2015), Nguyễn Đình Hùng (2010), Eccher và Healy (2000), Hu (2002) và
Wu và các tác giả (2005), Lang và Lundholm (1993) và Khanna & cộng sự (2004),
Bùi Thị Thủy (2014).
Môi trường pháp lý
Năm (2006) nhằm chứng minh việc cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc
được thừa nhận khi soạn lập BCTC nhằm gia tăng sự minh bạch khi soạn lập BCTC
có nghiên cứu của Bert J. Zarb với tên gọi “The Quest for Transparency in
Financial Reporting: Certified Public Accountant” đăng trên CPA Journal 76.9.
Trong nghiên cứu này, tác giả cho rằng để đạt được sự minh bạch trong BCTC thì
trước hết thông tin cần trình bày phải được chuẩn bị và thiết lập theo các nguyên tắc
kế toán và chuẩn mực kế toán. Làm được điều đó, thông tin BCTC sẽ được sử dụng
rộng rãi cho người sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào. Ngoài ra, tác giả tin rằng cách
tiếp cận tốt nhất là nên sử dụng IFRS kết hợp với US GAAP khi soạn lập BCTC và
US GAAP nên hội tụ dần với IFRS.
Năm 2010, nhằm xem xét quan điểm soạn lập BCTC, nghiên cứu của
Thomas J. Phillips et el. đăng trên Academy of Accounting and Financial Studies
Journal 14.4 với tựa đề “Transparency in financial reporting: a look at rules- based
versus principles-based standards”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà quản lý
doanh nghiệp có mong muốn thiết lập BCTC dựa trên các chuẩn mực kế toán, trong
khi các nhà đầu tư và chủ nợ lại nghiêng về quan điểm nên thiết lập BCTC dựa trên
luật lệ.
15
Một môi trường pháp lý đầy đủ nghĩa là đảm bảo bao quát hết tất cả các vấn
đề liên quan đến việc lập, trình bày và công bố thông tin trên BCTC của các DNNY
trên thị trường chứng khoán. Theo Nguyễn Thị Thanh Loan (2017) chuẩn mực kế
toán Việt Nam chưa có “ Báo cáo vốn chủ sở hữu”, có báo cáo lại chi tiết quá (Bảng
cân đối kế toán, Bảng thuyết minh báo cáo), có báo cáo lại cô đọng quá (Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh). Mặc dù Bảng thuyết minh BCTC khá chi tiết nhưng
cách trình bày lại chưa rõ ràng, không có nhiều số liệu để so sánh, đánh giá, không
có thêm thông tin ngoài thước đo giá trị, không sử dụng các công cụ để phân tích
luôn trên các báo cáo, các nội dung công khai trên BCTC của Việt nam ít hơn so với
chuẩn mực quốc tế.
Hơn nữa, một môi trường pháp lý hoàn thiện đòi hỏi phải có sự phù hợp tức
là phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải cập nhật để phù hợp với xu thế
phát triển, không lạc hậu, lỗi thời. Nếu các quy định và hướng dẫn chưa phù hợp
hoặc không phù hợp với thực tế dẫn đến việc các công ty kiểm toán cũng như DNNY
có những cách hiểu và áp dụng không thống nhất đối với cùng một vấn đề làm hạn chế
đến chất lượng kiểm toán qua đó sẽ ảnh hưởng tính minh bạch BCTC của các DNNY.
Ngoài ra, chế tài xử phạt và chất lượng của các bên liên quan cũng là yếu tố quan
trọng giúp cho môi trường pháp lý hoàn thiện. Riêng đối với các DNNY trên thị
trường chứng khoán thì thông tin trên BCTC có rất nhiều đối tượng quan tâm, do vậy
một chế tài xử phạt đủ mạnh và quy định rõ trách nhiệm pháp lý cho các bên liên sẽ
đảm bảo được quyền lợi cho những đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu
tư làm cho thị trường chứng khoán ngày càng minh bạch và hiệu quả (Nguyễn Đình
Hùng, 2010). Theo nghiên cứu của Eccher và Healy (2000), Hu (2002) và Wu và
các tác giả (2005) đều cho kết luận: số liệu kế toán dựa trên Chuẩn mực kế toán
quốc tế cũng không mang lại thêm giá trị so với số liệu kế toán dựa trên Chuẩn mực
kế toán Trung quốc, sở dĩ có kết quả này là do thiếu cơ chế kiểm soát và giám sát
chứ không phải là do bản chất của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều đó cho thấy,
nếu chuẩn mực kế toán tốt chưa đủ mà còn cần các quy định bắt buộc liên quan đến
công bố báo cáo tài chính thì mới mang lại sự minh bạch và hiệu quả cho các thông
tin trên BCTC.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến luận án.
Tác giả thấy rằng:
Minh bạch thông tin nói chung hay minh bạch của thông tin trên BCTC nói
16
riêng là một khái niệm khá trừu tượng và khó đo lường một cách trực tiếp và đầy
đủ. Do vậy, cách tiếp cận của các công trình trước cũng chưa rõ ràng, nhất quán.
Một số công trình tiếp cận dưới góc độ người sử dụng thông tin, cho rằng minh
bạch thông tin đồng nghĩa với công bố thông tin. Trong khi đó, một số công trình
khác xem xét tính minh bạch thông tin thông qua quá trình soạn lập và cung cấp
thông tin. Do vậy, để đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC, các nhà
nghiên cứu thường đánh giá qua các đặc tính của thông tin công bố như: Thích hợp,
tin cậy, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh.
Từ cách tiếp cận khái niệm minh bạch thông tin khác nhau dẫn đến việc áp
dụng các phương pháp đo lường, đánh giá mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
cũng khác nhau. Có những công trình vận dụng bộ tiêu chí được công bố từ các tổ
chức trên thế giới như S&P, CIFAR, OECD, IDTRS…để đánh giá mức độ minh
bạch thông tin và công bố thông tin, song những bộ tiêu chí này chủ yếu tập trung
vào số lượng thông tin công bố, ít quan tâm đến chất lượng thông tin. Bên cạnh đó,
có những nghiên cứu đã thiết lập bộ tiêu chí đánh giá mức độ minh bạch thông tin
theo các đặc tính của thông tin trình bày và công bố trên BCTC dựa trên các khuôn
mẫu nhất định như IAS, IFRS. Bộ tiêu chí đo lường theo cách tiếp cận này có ưu
điểm không những đánh giá tính minh bạch thông tin dựa trên số lượng thông tin
được công bố mà còn chú trọng đến chất lượng của thông tin, giúp cho kết quả đánh
giá chính xác, đầy đủ hơn. Cho đến nay cũng chưa có bộ tiêu chí chính thức nào về
đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC được công bố áp dụng tại Việt Nam,
mà chủ yếu là vận dụng trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu của nước ngoài, tùy
vào phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận mà bộ tiêu chí đánh giá của mỗi
công trình cũng chưa được nhất quán, vẫn còn rời rạc. Do vậy, việc nghiên cứu để
xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá tính minh bạch thông tin trên BCTC của các
DNNY mang tính hệ thống bao hàm đầy đủ các đặc tính minh bạch của thông tin
trên BCTC là rất cần thiết.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, hầu hết
các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc
điểm tài chính và đặc điểm quản trị của doanh nghiệp (DN) nhằm đánh giá mức độ
ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên BCTC, rất ít các công trình nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình soạn lập và công bố thông tin trên BCTC. Mặt
khác, mặc dù chất lượng hay tính minh bạch của thông tin trên BCTC có ý nghĩa
quan trọng đối với người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư. Song, người