Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Corticosteroid và biến chứng đứt gân gót: Tường thuật 01 ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.13 KB, 4 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

CORTICOSTEROID VÀ BIẾN CHỨNG ĐỨT GÂN
GĨT: TƯỜNG THUẬT 01 CA
BS. Triệu Thanh Tùng
Khoa Ngoại CTCH,
BV ĐK TƯ Cần Thơ

TĨM TẮT
Nhiều thập niên trước, vài tác giả cho rằng tiêm corticosteroid tại chỗ có thể được
dùng để điều trò viêm gân Achilles. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra
rằng những mũi tiêm này có thể dẩn đến đứt gân. Chúng tôi cũng muốn tường thuật
chi tiết một trong những ca bò đứt hoàn toàn gân Achilles mà được cho là liên quan tới
tiêm tại chỗ corticosteroid. Mặc dù bệnh nhân đã được tiêm nhiều lần và biến chứng
này đã xảy ra đối với cô ấy nhưng chúng tôi vẫn chưa thể khẳng đònh corticosteroid là
nguyên nhân gây đứt gân. Nhiều y văn đã tin tưởng vào vấn đề này.
Từ khóa: Gân Achilles, Corticosteroid, đứt gân.

CORTICOSTEROID AND ACHILLES TENDON RUPTURE: A CASE
REPORT
Trieu Thanh Tung, MD
Trauma - Orthopaedie
Department, Can
Tho Central General
Hospital, Viet Nam

ABSTRACT
For decades, some authors suggested local corticosteroid injections were used to treat
Achilles tendinitis. However, many researches recently showed that these injections could
lead to tendon rupture. We also want to report detailing one of some cases have got a full
Achilles tendon rupture that be associated with local corticosteroid injection. Althought


the patient was injected more times and this complication was occured on her, we could
not confirm that corticosteroid was the cause of tendon rupture. Many literatures has
believed on this problem.
Key Words: Achilles, Corticosteroid, rupture.

Đặt vấn đề:
Gân Achilles là gân lớn nhất và khỏe nhất của cơ
thể người. Tổn thương đứt gân Achilles thường do
ngun nhân chấn thương, hiếm trường hợp gân bị
đứt do bệnh lý gây nên. Gần đây nhiều tác giả tường
thuật các ca lâm sàng gân Achilles đứt liên quan đến
việc tiêm Corticosteroid tại chổ. Chúng tơi cũng
muốn trích dẩn một trong những bệnh nhân gặp phải
biến chứng này.

184

Tường thuật ca lâm sàng: Bệnh nhân nữ, 50 tuổi,
thường xun đau sau gót chân phải, đến một phòng
khám tư nhân tiêm thuốc vào nơi gót đau mỗi tuần một
lần, liên tục trong 09 tuần. Năm ngày trước nhập viện
bệnh nhân đang đi nghe ” rắc” sau gót phải, vấp bàn
chân và té. Sau tai nạn đau, tê bì nơi tiêm thuốc cũ,
khơng thể bật chân phải bước đi được. Khám lâm sàng
thấy mất liên tục gân gót phải, Thompson’ s test dương
tính. MRI thấy gân gót chân phải bị đứt hồn tồn.


Hình ảnh MRI đứt gân gót
Bệnh nhân được chỉ định phẩu thuật khâu tạo hình gân

gót phải. Quan sát đại thể khi mổ thấy gân gót đứt gần nơi
chổ bám vào xương, mỏm cụt gân mụn nát, quanh bao gân
lắng đọng thuốc (không rõ loại).
Bàn luận: Đây là một trong số nhiều bệnh nhân đứt
gân gót không do chấn thương được phẫu thuật tại khoa
chúng tôi, tất cả có viêm đau mặt sau dọc theo gân gót
trước đó và được tiêm thuốc tại chổ điều trị. Quá trình phẫu
thuật quan sát đại thể thấy có lắng đọng thuốc (không rõ
loại) và mỏm cụt gân mụn nát, chứng tỏ có sự hoại tử gân
trước khi bị đứt. Điều này không phù hợp với đứt gân gót
do viêm gân gót đơn thuần gây ra. Vấn đề khó của chúng
tôi là không thể phân tích được dược chất lắng đọng nơi
phẩu trường. Tuy nhiên, dựa vào các dấu chứng lâm sàng
trên chúng tôi vẫn nghĩ rằng bệnh nhân này bị đứt gân gót
có liên quan đến vấn đề tiêm thuốc gây ra. Đặc biệt là vấn
đề tiêm thuốc corticosteroid tại chổ để điều trị viêm gân
gót phổ biến như hiện nay.
Năm 1950, Hench và cộng sự [1] tường thuật
hiệu quả một hormone vỏ thượng thận là dehydrocorticosterone trên khớp, và đoạt giải Nobel y học. Năm
1951, Hollander [2] cho rằng hydrocortisone tiêm tại chổ
hiệu quả trong bệnh lý viêm màng hoạt dịch. Giả thuyết
của Mason [3], 1951: hydrocortisone là kháng viêm chính
trong bệnh lý viêm mô mềm. Suốt 1 thời kỳ tiếp theo thì
hydrocortisone đã bắt đầu kỷ nguyên mới và được xem
như là thần dược trong điều trị bệnh “viêm”. Năm 1958,
Chandler and Wright [4] đã tường thuật 10 ca diển tiến
thoái hóa khớp nhanh sau khi tiêm khớp hydrocortisone.
Năm 1966, Mankin and Conger [5] đưa ra bằng chứng teo
sụn khớp khi tiêm corticoid khớp gối thỏ. Từ đây nhiều tác
giả đã kết tội vai trò steroid làm thoái hóa khớp thứ phát,

hoại tử vô trùng, đứt gân. Đặc biệt nhất là đứt gân gót sau
tiêm steroid.
Lee, HB [6], 1957, là người đầu tiên tường thuật một
trường hợp đứt gân gót do tiêm corticoid tại chổ. Williams

[11,12], 1973, đưa ra phân loại lâm sàng sang thương gân
gót: viêm gân gót, thoái hóa dọc trục, đứt một phần, đứt
hoàn toàn. Nghiên cứu của Burry [12], 1973, chỉ ra vai trò
của tiêm corticoid tại chổ làm thoái hóa trung tâm gân gót
gây đứt gân. Ông lý giải rằng một mũi tiêm quanh gân làm
giảm tưới máu nuôi gân. Tác giả Balasubramaniam [13]
cũng đồng ý và chỉ ra rằng corticoid tại chổ tác dụng trực
tiếp gây hoại tử gân. Denstad and Roaas [7], 1979, phân
tích 58 trường hợp đứt bán phần gân gót được can thiệp
phẫu thuật thì có 32 bệnh nhân liên quan trực tiếp đến tiêm
corticoid tại chổ. Jonh F.Haines, 1982, đưa ra bằng chứng
3 bệnh nhân đứt gân gót 2 bên liên quan trực tiếp đến việc
sử dụng corticoid toàn thân. A. Chechick [9],1982, tường
thuật đứt gân gót ở 1 cầu thủ bóng đá sau 10 ngày tiêm
3 liều corticoid. Kleinmann and Gross [8], 1983, tường
thuật 3 trường hợp đứt gân gót ở bệnh nhân trung niên
bị viêm gân gót mạn tính. Tất cả đều được điều trị tiêm
corticoid tại chổ.
Một số kỹ thuật điều trị đứt gân gót:
1. Đứt mới:
- Kỹ thuật Kessler cải biên.
- Kỹ thuật Lynn.
- Kỹ thuật Krackow.
- Kỹ thuật Lindholm.
- Kỹ thuật Teuffer

- Kỹ thuật Turco – Spinella.
2. Đứt cũ:
- Kỹ thuật Teuffer cải biên.
- Kỹ thuật Bosworth
- Kỹ thuật V-Y Abraham-Pankovich

Phần 3. Phần chấn thương chung
185


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2012

Kỹ thuật Bosworth

Kỹ thuật Wapner

186

Kỹ thuật V - Y


Tài liệu tham khảo
1.

Hench PS, Kendall FC. The effect of the adrenal cortex
and of pituitary adrenocorticosterone hormone on RA:
preliminary report. Proceedings of the Staff Meetings of
the Mayo Clinic 1949; 24: 181.

2.


Hollander JL, Brown EM, Jessar RA. Hydrocortisone
and cortisone injected into arthritic joints. JAMA 1951;
147:1629-35.

3.

Mason HL. Urinary excretion of steroids during
administration of ACTH. In: Mote JR, ed. Proceedings
of the First Clinical ACTH Conference. Philadelphia,
USA: Blakiston, 1950: 168-76.

7.

Denstad F, Roaas A. Surgical treatment of partial
Achilles tendon rupture. Am J Sports Med 1979; 7: 1517.

8.

Kleinmann M, Gross AE. Achilles tendon rupture
following steroid injection. J Bone Joint Surg 1983; 65A:
1345-7.

9.

A. Chechick, Recurrent rupture of the Achilles tendon
induced by corticosteroid injection. Brjsmed002500019

10. Williams JGP. Lesions of tendon attachments.
Rheumatol Rehabil 1973; 12: 182-6.


4.

Chandler GN, Wright V. Deleterious effect of intraarticular hydrocortisone. Lancet 1958; ii: 661.

5.

Mankin HJ, Conger KA. The acute effects of intraarticular hydrocortisone on articular cartilage in rabbits.
J Bone Joint Surg 1966; 48A: 1383.

12. Burry HC, Pool CJ. Central degeneration of the Achilles
tendon. Rheumatol Rehabil 1973; 12: 177-81.

6.

Lee HB. Avulsion and rupture of the tendo calcaneus
after injection of hydrocortisone. Br Med 1 1957; ii: 395.

13. Balasubramaniam P. Prathap K The effect of iniection
of hydrocortisone into rabbit calcaneal tendons. J Bone
Joint Surg 1972; 54: 729-34.

11. Williams JGP. Achilles tendon lesions in sport. Sports
Med 1986; 3: 114-35.

Phần 3. Phần chấn thương chung
187




×