Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện các vạt da có cuống mạch liền tại Bệnh viện Đa khoa Thống nhất Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.53 KB, 6 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC VẠT DA CÓ
CUỐNG MẠCH LIỀN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Nguyễn Tường Quang và cộng sự

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vết thương phần mềm lộ gân, xương, khớp, TK, để
lại di chứng nghiêm trọng: nhiễm trùng, hoại tử gân –
xương, biến dạng, co rút cơ quan vận động, cứng khớp,
làm mất chức năng vận động của chi thể ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để làm giảm bớt những biến chứng và di chứng cho
BN, chúng tôi tiến hành làm vạt da cuống mạch liền che
phủ .
Lịch sử sử dụng vạt da cuống mạch liền
- 1862 John Wood mô tả vạt da bẹn
- 1995 Masquelet A.C,Gilbet A mô tả vạt hiển cuống
ngoại vi
- 1991 Ngô Văn Đăng NC giải phẩu, ứng dụng lâm
sàng vạt da mu chân
- 2003 Mai Trọng Tường vạt da sural ngược dòng
Để đánh giá kết quả điều trị các vạt da có cuống
mạch liền đã làm được chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài : “Đánh giá kết quả thực hiện các vạt da có cuống

mạch liền tại Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai
từ tháng 01/2016 – đến tháng 10/2016 ” nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các loại vạt da có cuống mạch liền
đã thực hiện
2. Xác định tỷ lệ thành công của các vạt da có cuống
mạch liền đã thực hiện



II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trước đây, để che phủ khuyết hổng phần mềm cơ thể
người ta sử dụng vạt xoay ngẫu nhiên tại chỗ, vạt hình
trụ, vạt bắt chéo chi hoặc ghép da mỏng…
Những nghiên cứu sâu về giải phẫu vạt da đã
tìm ra những vạt da có cuống mạch hằng định, có sức
sống tốt đã mở ra cơ hội mới trong điều trị các khuyết
hổng phần mềm.
Vậy vạt da có cuống là gì ? là một phần da, tổ chức
dưới da .. được nuôi dưỡng bởi một hoặc vài nhóm
mạch nhất định.
Hình 1: vạt da có cuống

Phần 4: Phẫu thuật vi phẫu
315


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

Hình 2: Cơ sở khoa học của vạt da có cuống

Sơ đồ phân loại mạch máu nuôi da theo Nakajima H.

Nơi cho vạt

Và đưa vạt từ nơi cho tới nơi nhận.
Sơ đồ bóc vạt theo Masquelet A. C. và cộng sự

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng
- Tất cả các bệnh nhân có vết thương khuyết hổng
phần mềm ở chi lộ gân, xương, khớp, thần kinh có chỉ
định làm vạt da che phủ tại khoa ngoại CTCH – Bỏng
BVĐK Thống Nhất Đồng Nai từ tháng 10/2014 đến
10/2016.
A, Tiêu chuẩn chọn bệnh:
- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán khuyết hổng
phần mềm vùng chi thể do tất cả các nguyên nhân khác
nhau có chỉ định sử dụng vạt da – cân để che phủ
- Thời gian: từ 10/2014 đến 10/2016
316

B, Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có viêm loét và xơ dính vùng da chuyển vạt.
- Có vết thương, tổn thương mạch máu nơi cho vạt
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca
3.2.1. Phương pháp chọn bệnh nhân
- Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, xác định
hình thái và mức độ thương tổn, vị trí và mức độ khuyết
phần mềm, tình trạng nhiễm trùng của vết thương, các
tổn thương phối hợp kèm theo, đánh giá tổng trạng bệnh
nhân và tình trạng được điều trị trước đó. Qua đó chọn
kế hoạch phẫu thuật thích hợp


Các vạt da có cuống được chọn trong mẫu nghiên
cứu:

a) Chi trên:



- Vạt diều bay



- Vạt liên cốt sau

Kết quả gần: sau mổ 2 tuần
- Tốt: Vạt sống hoàn toàn, liền sẹo thì đầu.
- Vừa: Phù nề hoặc chết lớp thượng bì nhưng vạt vẫn
sống và che phủ được khuyết hổng mà không cần phải
ghép da bổ sung.




- Xấu: Vạt nhiễm trùng, hoại tử một phần phải cắt
lọc và ghép da bổ sung (diện tích ghép da < 1/3 diện tích
vạt).

b) Chi dưới:
- Vạt Sural
- Vạt trên mắt cá ngoài

- Thất bại: Vạt chết hoàn toàn phải cắt bỏ hoặc sống
< 1/3 diện tích vạt phải thay đổi phương pháp để làm
lành thương tổn.


- Vạt gan chân trong
- Vạt da mu chân ngược dòng
C, vạt da vùng thân mình

Kết quả xa: sau 3 tháng

- Vạt da cơ mông lớn

- Tốt: Vạt sống hoàn toàn, đảm bảo chức năng thẩm
mỹ và che phủ tốt, không viêm dò.

- Vạt da xuyên ngực
3.2.2. Qui trình phẫu thuật như sau
Tùy theo diện tích khuyết hổng phần mềm mà lựa
chọn hợp lí các vạt ngẫu nhiên tại chổ hay vạt có cuống
mạch tại chổ
3.2.3. Kỹ thuật bóc vạt:
Sử dụng kỹ thuật bóc vạt da - cân có cuống mạch
theo qui trình thông thường.
3.2.4. Chăm sóc sau mổ

- Vừa: Vạt sống, còn phù nề hoặc co kéo nhẹ, không
ảnh hưởng nhiều tới chức năng cổ - bàn - ngón tay; thẩm
mỹ bệnh nhân chấp nhận được.
- Xấu: vạt phù nề nhiều, viêm dò ảnh hưởng nhiều
tới chưc năng, phải phẫu thuật lại hoặc thay đổi phương
pháp điều trị khác.
- Thất bại: viêm dò tái phát nhiều lần, bệnh nhân
không chấp nhận và yêu cầu đoạn chi đó.


- Dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chống
phù nề, sử dụng kháng đông (nếu cần thiết).

IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

- Thay băng chăm sóc vết mổ, đánh giá tình trạng vạt
hàng ngày.

Tổng cộng chúng tôi đã thực hiện 33 ca vạt da có
cuống mạch liền, kết quả như sau:

3.2.4. Đánh giá kết quả sau mổ

1. Giới tính

Theo tiêu chuẩn của tác giả Oberlin-C với các mức
độ: tốt, vừa, xấu, thất bại



Giới tính

Giới tính
Nam

- Tỷ lệ nam/nữ = 3,7. Như vậy nam bị thương tích mất
da chi thể nhiều hơn nữ, điều này phù hợp vì nam giới tham

Nữ


gia các công việc nặng nhọc và nguy hiểm hơn nữ giới.

Phần 4: Phẫu thuật vi phẫu
317


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

2. Độ tuổi

tuổi, độ tuổi trung bình là 41,27 tuổi

- Độ tuổi thấp nhất là 20 tuổi, độ tuổi cao nhất là 81

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân

318

Nguyên nhân cao nhất là do tai nạn giao thông
45,45%, tiếp đến là nguyên nhân do TNLĐ 27,27 %.
Điều này là phù hợp với nhiều nghiên cứu khác, cũng
phù hợp với độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong

nghiên cứu đa phần là bệnh nhân trẻ trong độ tuổi lao
động và tham gia giao thông nhiều.

- Các tổn thương tại tứ chi chiếm tỷ lệ cao hơn các

tổn thương tại thân mình. Tay chân liên quan mật thiết
trong quá trình lao động và sinh hoạt nên các tổn thương
tại tứ chi nhiều hơn thân mình là điều phù hợp. Giữa chi

trên và chi dưới thì các tổn thương tại chi dưới lại chiếm
tỷ lệ nhiều hơn có thể điều này liên quan tới việc nguyên
nhân do tai nạn giao thông chiếm đa số.

4. Vị trí các vết thương trên cơ thể

5. Tỷ lệ các loại vật da thực hiện tại khoa


- Có loại 03 vạt da chi dưới được làm nhiều nhất
19/33 ca (61,51%). Trong đó vạt da Sural 10 ca (30,3%),
kế đến là vạt da mu chân 7/33 (21,21%). Nguyên nhân
là do vị trí tổn thương tại chi dưới chiếm tỷ lệ cao nhất
dẫn đến các vạt da tại chi dưới được làm nhiều nhất

- Có hai loại vạt da chi trên được làm là vạt liên cốt
sau và vạt da diều bay 6/33 (18,18%)

- Tỷ lệ biến chứng chung là 3 /33 = 9,09 %, trong
đó vạt da sural có 01 ca biến chứng, vạt da gan chân
trong có 01 ca biến chứng, vạt da diều bay có 01 ca biến

chứng, những vạt da còn lại không có biến chứng nào

- Vùng thân mình có 02 loại vạt da được làm là vạt
da liên sườn và vạt da cơ mông lớn 7/33 (21.21%)

6. Biến chứng

7. Kết quả

- So với nghiên cứu gân thì kết quả nghiên cứu xa có tỷ lệ tốt cao hơn 93,92% so với 87,87%, chúng tôi có 3,04
% thất bại.

Phần 4: Phẫu thuật vi phẫu
319


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2016

V. KẾT LUẬN
- Trong nghiên cứu của chúng tôi nam nhiều hơn nữ
tỷ lệ nam/ nữ = 3,7
- Độ tuổi thấp nhất là 20 tuổi, độ tuổi cao nhất là 81
tuổi, độ tuổi trung bình là 41,27
- Nguyên nhân gặp nhiều nhất là do TNGT chiếm
45,45%

320

-Vị trí tổn thương nhiều nhất là chi dưới chiếm 60,6%
- Có 8 loại vạt da được làm tại khoa, loại vạt da được
làm nhiều nhất là những vạt da ở chi dưới chiếm tỷ lệ
61,51%
- Tỷ lệ biến chứng là 9,07%
- Kết quả phẫu thuật tốt đạt 93,92% ( theo dõi 3
tháng sau mổ ), tỷ lệ thất bại 3,04 %




×